Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 202 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

TRẦN NGỌC PHÚ

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
VỐN VÀ TÀI SẢN TẠI CÁC TỔNG CÔNG TY
THUỘC BỘ XÂY DỰNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ: 9580302

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
1. PGS.TS. TRẦN VĂN TẤN
2. GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG HẠC

HÀ NỘI - NĂM 2020
2


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận án xin cam đoan đây là công trình khoa học độc lập của cá nhân.
Những số liệu và nội dung được đưa vào trình bày trong luận án là trung thực. Nội
dung của luận án chưa từng được công bố ở trong nước và ngoài nước.
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2020
Tác giả luận án

Trần Ngọc Phú




ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn và tài sản
tại các tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng” tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,
hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các cơ quan, ban
ngành, đồng nghiệp và bạn bè.
Tới nay luận án đã được hoàn thành, lời đầu tiên tác giả xin chân thành cảm ơn
và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Tấn và GS.TS. Nguyễn Đăng
Hạc – Người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ về chuyên môn trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng đã
tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường Đại học
Xây dựng, Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế & Quản lý xây dựng, các cơ
quan, ban ngành, các nhà khoa học đã tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình học
tập, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thành đề tài luận án.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên, khuyến khích tác giả hoàn thành
luận án.
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2020
Tác giả luận án

Trần Ngọc Phú


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................... v
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ........................................................................... 3
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 4
7. Cấu trúc của Luận án ........................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................................. 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước .......................................... 5
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu của nước ngoài ................................. 14
1.3. Tổng hợp nhận xét về các công trình nghiên cứu có liên quan ở trong nước
và của nước ngoài ................................................................................................... 18
1.4. Xác định khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề cần đi sâu nghiên cứu19
1.4.1. Xác định khoảng trống nghiên cứu ............................................................ 19
1.4.2. Xác định những vấn đề cần đi sâu nghiên cứu .......................................... 20
1.5. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ................................................................... 20
1.6. Trình tự nghiên cứu ......................................................................................... 20
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN VÀ
TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG ............................................................ 23
2.1. Vốn và tài sản của doanh nghiệp xây dựng .................................................... 23
2.1.1. Vốn của doanh nghiệp xây dựng ............................................................... 23
2.1.2. Tài sản của doanh nghiệp xây dựng........................................................... 27

2.1.3. Mối quan hệ giữa vốn và tài sản của doanh nghiệp xây dựng ................... 33


iv

2.2. Quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp xây dựng ...................................... 33
2.2.1. Khái niệm về quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp xây dựng............. 33
2.2.2. Nội dung quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp xây dựng ................... 34
2.2.3. Đánh giá hiệu quả và trình độ sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp xây
dựng.. .................................................................................................................. 48
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp xây
dựng……………………………………………………………………………54
2.2.5. Một số đặc điểm quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty .................... 58
2.3. Một số cơ sở pháp lý trong quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty ......... 63
2.4. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả quản lý vốn và tài sản của doanh
nghiệp xây dựng và bài học đối với Việt Nam ....................................................... 65
2.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp
xây dựng ở một số quốc gia ............................................................................... 65
2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam ........... 69
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TẠI CÁC TỔNG
CÔNG TY THUỘC BỘ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2016-2019 ................................... 71
3.1. Tổng quan về các tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng ....................................... 71
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các tổng công ty ........................... 71
3.1.2. Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổng công ty ........... 73
3.1.3. Cổ phần hóa và tái cơ cấu tại các tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng ......... 74
3.1.4. Tổng hợp kết quả kinh doanh chính của các tổng công ty thuộc Bộ Xây
dựng. .................................................................................................................. 78
3.2. Thực trạng quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc Bộ Xây
dựng……………………………………………………………………………….79
3.2.1. Thực trạng áp dụng cơ chế chính sách về quản lý vốn và tài sản .............. 79

3.2.2. Thực trạng quản lý vốn kinh doanh của các tổng công ty ......................... 80
3.2.3. Thực trạng quản lý vốn cố định và tài sản cố định của các tổng công
ty………………………………………………………………………………85
3.2.4. Thực trạng quản lý vốn lưu động và tài sản lưu động trong các tổng công
ty….. .................................................................................................................. 90
3.2.5. Đánh giá tổng hợp thực trạng quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty
thuộc Bộ Xây dựng .......................................................................................... 103


v

Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TẠI CÁC
TỔNG CÔNG TY THUỘC BỘ XÂY DỰNG...............................................................110
4.1. Định hướng phát triển của các tổng công ty đến năm 2025, tầm nhìn
2030………………………………………………………………………………110
4.2. Căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sản của các tổng
công ty .................................................................................................................... 111
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các tổng công ty
thuộc Bộ Xây dựng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ............................................. 111
4.3.1. Nhóm giải pháp về tái cơ cấu các tổng công ty ....................................... 112
4.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn cố định và tài sản cố định ........ 122
4.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn lưu động và tài sản lưu động ... 126
4.3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ cán bộ
quản lý vốn và tài sản của các tổng công ty .................................................... 132
4.3.5. Nhóm giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ vào quản lý vốn và tài
sản… ................................................................................................................ 135
4.4. Kiến nghị......................................................................................................... 140
4.4.1. Kiến nghị đối với Bộ Xây dựng ............................................................... 140
4.4.2. Kiến nghị đối với Nhà nước .................................................................... 142
KẾT LUẬN..........................................................................................................................148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................151
Tiếng Việt ............................................................................................................... 151
Tiếng Anh .............................................................................................................. 153
PHỤ LỤC 1: SỐ LIỆU TÀI CHÍNH 10 TỔNG CÔNG TY THUỘC BỘ XÂY
DỰNG GIAI ĐOẠN 2016-2019…………………………………………………….PL1
PHỤ LỤC 2: BẢNG CHỈ TIÊU TRUNG BÌNH NGÀNH GIAI ĐOẠN 20162019…………………………………………………………………………………..PL2
PHỤ LỤC 3: BẢNG TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU CHƯƠNG 3……………….PL3


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS

Bất động sản

CC1
CNTT

Tổng công ty Xây dựng số 1 – CTCP
Công nghệ thông tin

COMA
CPH

Tổng công ty Cơ khí xây dựng – CTCP
Cổ phần hóa


CPSH
CTCP
DIC
DLT

Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng
Công ty cổ phần
Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng
Công nghệ sổ cái phân tán

DN

Doanh nghiệp

DNNN
DNXD
DNXDNN
ĐHCĐ
ERP
FDI
FICO
GVHB

Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp xây dựng
Doanh nghiệp xây dựng nhà nước
Đại hội cổ đông
Phần mềm kế toán và giải pháp quản lý doanh nghiệp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 – CTCP

Giá vốn hàng bán

HANCORP
HĐQT
HSSD
HSSDTS
HUD
IDICO
KSE
LICOGI
LILAMA

Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP
Hội đồng quản trị
Hiệu suất sử dụng
Hiệu suất sử dụng tài sản
Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị
Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp
Việt Nam – CTCP
Sàn chứng khoán Karachi (Karachi Stock Exchange )
Tổng công ty xây dựng và Phát triển hạ tầng – CTCP
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam – CTCP

NCS
SCIC
SXKD

TCT

Nghiên cứu sinh

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
Sản xuất kinh doanh
Tập đoàn
Tổng công ty


vii

TFP

Năng suất nhân tố tổng hợp (Total-factor productivity)

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ
VCĐ

Tài sản lưu động
Vốn cố định

VĐL
VICEM

Vốn điều lệ

Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam

VIWASEEN
VLĐ
VLXD

Tổng công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam –
CTCP
Vốn lưu động
Vật liệu xây dựng

VNCC

Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP

XD
XHCN
WCM

Xây dựng
Xã hội chủ nghĩa
Phân tích quản lý vốn lưu động


viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Hệ số điều chỉnh tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo thời
gian


Trang 40

Bảng 3.1 Tình hình cổ phần hóa và tái cơ cấu của các TCT đến
12/2019

Trang 75

Bảng 3.2 Tình hình hoạt động SXKD của các TCT giai đoạn 20162019

Trang 79

Bảng 4.1 Các cấp độ của hệ thống thông tin quản lý vốn và tài sản
tại các TCT

Trang 135


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1

Trình tự nghiên cứu của luận án

Trang 21

Hình 2.1

Phân loại vốn của doanh nghiệp xây dựng


Trang 25

Hình 2.2

Phân loại tài sản lưu động

Trang 32

Hình 2.3

Nội dung quản lý vốn lưu động và TSLĐ

Trang 43

Hình 2.4

Mô hình tổ chức, quản lý của các TCT - CTCP

Trang 61

Hình 2.5

Mô hình tổ chức, quản lý của các TCT – Công ty TNHH

Trang 62

Hình 3.1

Biến động hiệu suất sử dụng vốn của các TCT giai đoạn

2016 – 2019

Trang 82

Hình 3.2

Chỉ số ROE trung bình của các TCT thuộc lĩnh vực xây
lắp so với trung bình ngành xây dựng

Trang 83

Hình 3.3

Chỉ số ROE trung bình của các TCT thuộc lĩnh vực kinh
doanh BĐS so với trung bình ngành BĐS

Trang 83

Hình 3.4

Chỉ số ROE trung bình của các TCT thuộc lĩnh vực sản
xuất VLXD so với trung bình ngành VLXD

Trang 83

Hình 3.5

Chỉ số ROA trung bình của các TCT thuộc lĩnh vực xây
lắp so với trung bình ngành xây dựng


Trang 84

Hình 3.6

Chỉ số ROA trung bình của các TCT thuộc lĩnh vực sản
xuất vật liệu so với trung bình ngành vật liệu xây dựng

Trang 84

Hình 3.7

Chỉ số ROA trung bình của các TCT thuộc lĩnh vực kinh
doanh BĐS so với trung bình ngành BĐS

Trang 85

Hình 3.8

Hiệu suất sử dụng TSCĐ trung bình của các TCT thuộc
lĩnh vực xây lắp so với trung bình ngành xây dựng

Trang 88

Hình 3.9

Hiệu suất sử dụng TSCĐ trung bình của các TCT thuộc
lĩnh vực sản xuất VLXD so với trung bình ngành VLXD

Trang 88


Hình 3.10

Hiệu suất sử dụng TSCĐ trung bình của các TCT thuộc
lĩnh vực kinh doanh BĐS so với trung bình ngành BĐS

Trang 88

Hình 3.11

Biến động hàm lượng VCĐ của các TCT giai đoạn 2016
– 2019

Trang 89

Hình 3.12

Hệ số nợ trung bình của các TCT thuộc lĩnh vực xây lắp
so với trung bình ngành xây dựng

Trang 93

Hình 3.13

Hệ số nợ trung bình của các TCT thuộc lĩnh vực sản xuất
VLXD so với trung bình ngành VLXD

Trang 93

Hình 3.14


Hệ số nợ trung bình của các TCT thuộc lĩnh vực kinh
doanh BĐS so với trung bình ngành BĐS

Trang 93

Hình 3.15

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn trung bình của các TCT
thuộc lĩnh vực xây lắp so với trung bình ngành xây lắp

Trang 94


x

Hình 3.16

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn trung bình của các TCT
thuộc lĩnh vực sản xuất VLXD so với trung bình ngành
VLXD

Trang 94

Hình 3.17

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn trung bình của các TCT
thuộc lĩnh vực kinh doanh BĐS so với trung bình ngành
BĐS

Trang 95


Hình 3.18

Hệ số thanh toán nhanh trung bình của các TCT thuộc
lĩnh vực xây lắp so với trung bình ngành xây dựng

Trang 96

Hình 3.19

Hệ số thanh toán nhanh trung bình của các TCT thuộc
lĩnh vực sản xuất VLXD so với trung bình ngành VLXD

Trang 96

Hình 3.20

Hệ số thanh toán nhanh trung bình của các TCT thuộc
lĩnh vực kinh doanh BĐS so với trung bình ngành BĐS

Trang 96

Hình 3.21

Hệ số thanh toán tức thời trung bình của các TCT thuộc
lĩnh vực xây lắp so với trung bình ngành xây dựng

Trang 97

Hình 3.22


Hệ số thanh toán tức thời trung bình của các TCT thuộc
lĩnh vực sản xuất VLXD so với trung bình ngành VLXD

Trang 97

Hình 3.23

Hệ số thanh toán tức thời trung bình của các TCT thuộc
lĩnh vực kinh doanh BĐS so với trung bình ngành BĐS

Trang 97

Hình 3.24

Vòng quay khoản phải thu trung bình của các TCT thuộc
lĩnh vực xây lắp so với trung bình ngành xây dựng

Trang 100

Hình 3.25

Vòng quay khoản phải thu trung bình của các TCT thuộc
lĩnh vực sản xuất VLXD so với trung bình ngành VLXD

Trang 100

Hình 3.26

Vòng quay khoản phải thu trung bình của các TCT thuộc

lĩnh vực kinh doanh BĐS so với trung bình ngành BĐS

Trang 100

Hình 3.27

Số vòng quay hàng tồn kho trung bình của các TCT
thuộc lĩnh vực xây lắp so với trung bình ngành xây dựng

Trang 102

Hình 3.28

Số vòng quay hàng tồn kho trung bình của các TCT
thuộc lĩnh vực sản xuất VLXD so với trung bình ngành
VLXD

Trang 102

Hình 3.29

Số vòng quay hàng tồn kho trung bình của các TCT
thuộc lĩnh vực kinh doanh BĐS so với trung bình ngành
BĐS

Trang 102

Hình 4.1

Sơ đồ các nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài

sản

Trang 111

Hình 4.2

Sơ đồ nhóm giải pháp tái cơ cấu các TCT sau cổ phần
hóa

Trang 112

Hình 4.3

Sơ đồ nhóm giải pháp nâng cao quản lý VCĐ và TSCĐ

Trang 122

Hình 4.4

Sơ đồ nhóm giải pháp nâng cao quản lý VLĐ và TSLĐ

Trang 126


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để tiến hành SXKD, mỗi DN cần nhiều nguồn lực khác nhau trong đó không thể
thiếu vốn và tài sản. Vốn và tài sản là hai khái niệm, hai thực thể khác nhau nhưng lại

luôn gắn kết với nhau. Vốn được đầu tư để hình thành các tài sản phục vụ cho vận hành
DN. Quản lý vốn và tài sản là một nội dung rất quan trọng trong quản lý tài chính nói
riêng và quản lý DN nói chung. Quản lý vốn và tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
hoạt động SXKD, quyết định đến sự thành bại của DN nên luôn được các nhà quản lý
quan tâm. Với các DNNN hoặc DN có vốn nhà nước thì quản lý vốn và tài sản không
chỉ là trách nhiệm của DN mà còn là trách nhiệm với bộ chủ quản và Nhà nước. Quản lý
vốn và tài sản nhà nước tại DN là nhiệm vụ quan trọng của quá trình đổi mới, nâng cao
hiệu quả hoạt động DNNN ở nước ta, đặc biệt trong bối cảnh Đảng, Chính phủ đang
đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN. Thực hiện Nghị quyết số 42/2009/QH12 ngày 27/11/2009
của Quốc hội về nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử
dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, TCT nhà nước đã được cụ thể hóa và thực
hiện sâu rộng đến các bộ, ban, ngành từ Trung ương tới các địa phương.
Bộ Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về XD, VLXD, nhà ở và công
sở, kiến trúc, quy hoạch XD đô thị, quy hoạch XD nông thôn, hạ tầng kỹ thuật đô thị,
quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà
nước tại DN có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định
của pháp luật. Với chủ trương thí điểm thành lập các tập đoàn kinh doanh, một số DN
thuộc Bộ Xây dựng cũng thuộc diện thí điểm này. Trong 7 tập đoàn thí điểm thì hai tập
đoàn thuộc lĩnh vực XD. Đến năm 2012 theo quyết định số 1428/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 02/10/2012 về việc kết thúc thí điểm hình thành Tập đoàn Công
nghiệp Xây dựng Việt Nam và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam, các TCT
thuộc hai tập đoàn này đã được chuyển về cho Bộ Xây dựng quản lý nên kể từ năm
2012 Bộ Xây dựng trực tiếp quản lý 16 TCT và 2 công ty.
Các TCT thuộc Bộ Xây dựng đều sử dụng lượng vốn lớn do Nhà nước đầu tư.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của các TCT, trong giai đoạn 2016 - 2017 - 2018 mỗi
TCT sử dụng (theo thứ tự) khoảng 8100 - 9100 - 8700 tỷ đồng tiền vốn trong đó tỷ lệ
vốn chủ sở hữu của nhà nước cũng tăng qua các năm: năm 2016 khoảng 34,8%; năm
2017 khoảng 37,5% và năm 2018 khoảng 40,1%. Vì vậy quản lý vốn và tài sản tại các
TCT thuộc Bộ Xây dựng đang thu hút được sự quan tâm chung của xã hội, là những vấn
đề gây nhiều tranh luận tại nhiều hội nghị, hội thảo của các Bộ, ngành, địa phương, kể

cả tại diễn đàn của Quốc Hội mà chưa có hồi kết.
Bên cạnh đó, hầu hết các công ty và TCT thuộc Bộ Xây dựng vẫn đang phải đối
mặt với rất nhiều thách thức, khó khăn do những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng
kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế trong nước, đầu tư công liên tục cắt giảm, thị


2

trường BĐS vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục rõ nét, phạm vi và quy mô của XD bị thu
hẹp. Tất cả những yếu tố đó đều tác động đến kinh doanh của các TCT thuộc Bộ Xây
dựng làm cho kinh doanh bị đình trệ, nợ xấu, thua lỗ…. Nhiều TCT gặp khó khăn về tài
chính do nguồn vốn chủ sở hữu thấp, chi phí tài chính và chi phí kinh doanh cao, dư nợ
từ các hoạt động đầu tư và sản xuất thể hiện qua lượng sản phẩm tồn kho rất lớn. Điều
này cho thấy vấn đề quản lý vốn và tài sản tại các TCT thuộc Bộ Xây dựng đang thu hút
được sự quan tâm chung của xã hội.
Với thực trạng như vậy, việc quản lý vốn và tài sản tại các TCT hiện nay đang là
vấn đề được Chính phủ và xã hội đặc biệt quan tâm. Cụ thể, sau khi các TCT thuộc Tập
đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam
được chuyển về cho Bộ Xây dựng trực tiếp quản lý đã đặt ra yêu cầu mới cho sự thay
đổi về quản lý và sử dụng vốn, tài sản trong các TCT nhằm nâng cao hiệu quả, tăng khả
năng cạnh tranh và đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong nền kinh tế thị trường, hội nhập
quốc tế.
Nhằm góp phần giải quyết những bất cập, khó khăn trong quản lý vốn và tài sản
của các TCT thuộc Bộ Xây dựng cần thiết phải có những nghiên cứu khoa học đầy đủ
để có những đánh giá khách quan. Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về từng khía
cạnh liên quan nhưng vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ, hệ thống từ lý luận đến
đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các TCT
thuộc Bộ Xây dựng. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn
và tài sản tại các tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp có tính khoa học và khả
thi để hoàn thiện công tác quản lý vốn và tài sản của các TCT thuộc Bộ Xây dựng nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản tại các TCT này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý vốn và tài sản của các TCT.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu về công tác quản lý vốn và tài sản của
các TCT thuộc Bộ Xây dựng, trong đó chủ yếu là nghiên cứu về quản lý sử dụng vốn và
tài sản, các nội dung khác của công tác quản lý vốn và tài sản được đề cập ở mức độ
nhất định.
+ Phạm vi về không gian: Đề tài lựa chọn nghiên cứu về công tác quản lý vốn và
tài sản của 10 tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng đại diện cho 3 lĩnh vực hoạt động chủ
yếu của các DN thuộc Bộ Xây dựng là kinh doanh xây lắp, kinh doanh BĐS và sản xuất
VLXD. Cụ thể: đại diện cho nhóm kinh doanh xây lắp gồm 6 TCT: Sông Hồng,
COMA, VIWASEEN, HANCORP, LILAMA, CC1; đại diện nhóm kinh doanh BĐS
gồm 2 TCT: HUD, IDICO; đại diện nhóm kinh doanh sản xuất VLXD gồm 2 tổng công
ty: VIGLACERA, FICO. Trên thực tế các TCT này cũng thực hiện chính sách đa dạng


3

hóa sản phẩm cho nên mỗi TCT đều tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh nhưng vẫn giữ
lĩnh vực kinh doanh chủ đạo. Ví dụ VIGLACERA tham gia cả kinh doanh BĐS nhưng
lĩnh vực kinh doanh sản xuất VLXD là chủ đạo.Vì vậy việc Luận án xếp các TCT vào
từng nhóm là căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của TCT đó. Đây là các TCT lớn
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Xây dựng trước khi CPH. Sau khi CPH thì phần vốn
nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng chi phối và Bộ Xây dựng vẫn phải có trách nhiệm quản lý
phần vốn này.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu về công tác quản lý vốn và tài sản của
các TCT trên trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2019, đề xuất giải pháp để hoàn

thiện công tác quản lý vốn và tài sản cho các TCT cho giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn
đến 2030.
4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu, luận án đã sử dụng các cơ sở khoa học sau:
Cơ sở lí luận về quản lý vốn và tài sản của DNXD: Luận án làm rõ khái niệm,
phân loại về vốn và tài sản của DNXD, nội dung quản lý vốn và tài sản của DNXD.
Luận án hệ thống hóa và tập hợp các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả, trình độ quản lý sử
dụng vốn và tài sản của DNXD nhằm đánh giá được kết quả quá trình quản lý, sử dụng
vốn và tài sản của DNXD.
Cơ sở pháp lý: Luận án đã tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong
công tác quản lý vốn và tài sản nhằm đánh giá tình hình thực hiện và chấp hành chính
sách pháp luật của nhà nước trong quản lý vốn và tài sản tại các TCT thuộc Bộ Xây
dựng.
Cơ sở thực tiễn: Thông qua đánh giá thực tiễn tổ chức, triển khai công tác quản lý
vốn và tài sản của các TCT nhằm xác định được các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
của tồn tại hạn chế trong công tác quản lý vốn và tài sản tại các TCT thuộc Bộ Xây
dựng.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận: Luận án làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý vốn và tài sản
của DNXD, vận dụng lý luận này để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn
và tài sản của 10 TCT được lựa chọn, chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong công tác
quản lý vốn và tài sản của các TCT, phân tích các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế,
yếu kém này. Việc phân tích, đánh giá trực trạng được kết hợp giữa hoạt động khảo sát
thực tế của tác giả với việc phân tích các báo cáo tài chính qua các năm của các TCT,
trong đó việc phân tích các báo cáo tài chính giữ vai trò rất quan trọng do việc khảo sát
thực tế gặp nhiều khó khăn. Từ những kết quả phân tích, đánh giá thực trạng công tác
quản lý vốn và tài sản của các TCT, Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác
này cho các TCT và kiến nghị một số giải pháp cho Bộ Xây dựng và Nhà nước để hỗ
trợ cho việc quản lý vốn và tài sản của các TCT thực hiện được tốt hơn, đáp ứng yêu
cầu về tái cơ cấu các TCT này và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của các



4

TCT.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Về mặt phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của Triết học
Mác - Lênin bao gồm phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy
vật lịch sử.
+ Về phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Luận án sử dụng phương pháp sưu tầm,
thu thập, phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận từ các tài liệu, các công trình khoa
học trong và ngoài nước.
+ Về phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Luận án sử dụng phương pháp khảo sát
trực tiếp tình hình thực tiễn tại các TCT, thu thập các số liệu, dữ liệu có liên quan, các
báo cáo tài chính của các TCT, kết hợp phân tích định tính với phân tích định lượng các
báo cáo, số liệu, dữ liệu thu thập được và tổng hợp, khái quát hóa vấn đề.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học của đề tài: Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ
sung và làm phong phú thêm lý luận về quản lý vốn và tài sản của DNXD.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu được lựa chọn xuất phát từ thực tiễn quản
lý vốn và tài sản trong các TCT thuộc Bộ Xây dựng có những bất cập gây thất thoát,
lãng phí vốn và tài sản nhà nước. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tài sản, từ đó nâng cao hiệu quả SXKD
của các TCT, góp phần chống thất thoát, lãng phí cho Nhà nước và các TCT.
7. Cấu trúc của Luận án
Luận án được trình bày trong 149 trang bao gồm cả hình vẽ và bảng biểu. Nội
dung chính của luận án, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
(trình bày trong 18 trang).
Chương 2: Cơ sở lý luận, pháp lý, thực tiễn về quản lý vốn và tài sản của doanh

nghiệp xây dựng (trình bày trong 48 trang).
Chương 3: Thực trạng quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc Bộ Xây
dựng giai đoạn 2016-2019 (trình bày trong 39 trang).
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc
Bộ Xây dựng (trình bày trong 38 trang).
Luận án cũng có một phần Phụ lục trình bày các số liệu, dữ liệu thu thập được, các
báo cáo tài chính của các TCT và các bảng tính toán, phân tích do NCS thực hiện.


5

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
(1) Luận án tiến sĩ kinh tế, Quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con
trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (2014), Nguyễn Minh Dũng. [11]
Luận án đã làm rõ hơn những điểm khác biệt giữa tập đoàn kinh tế của Việt Nam
so với các tập đoàn kinh tế trên thế giới, mô hình công ty mẹ - công ty con và quản lý
vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong tập đoàn kinh tế.
Nội dung luận án đã đánh giá thực trạng về vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư của
công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam giai
đoạn 2008 - 2013 với các nội dung như: thực trạng vốn đầu tư, cơ chế quản lý vốn đầu tư
và hiệu quả vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính
viễn thông Việt nam.
Nghiên cứu của luận án cũng đánh giá thực trạng, chỉ ra các kết quả đạt được và
những hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó. Tác giả cũng đã chỉ ra sự
cần thiết phải thay đổi về cơ chế quản lý vốn đầu tư đứng cả ở góc độ người đại diện vốn
theo uỷ quyền, công ty mẹ và chủ sở hữu nhà nước.
(2) Luận án tiến sĩ kinh tế, Quản lý vốn nhà nước tại các DN sau cổ phần hóa DN

nhà nước (2009), Nguyễn Thị Thu Hương [23] tìm hiểu sâu thực trạng quản lý vốn của
các DN nhà nước sau khi cổ phần hóa.
Nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả sử dụng vốn thấp và chưa hợp lý trong cơ cấu
vốn của các DN này. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quản lý từ các đại diện vốn
chủ sở hữu nhà nước và của chủ DN là lý do chính làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
(3) Luận án tiến sĩ kinh tế Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại TCT
Hóa chất Việt Nam (2005) của Vũ Đình Hiển. [16]
Luận án đã đánh giá thực trạng quản lý tài chính của TCT Hóa chất Việt Nam nói
riêng và DN nhà nước nói chung còn nhiều bất cập, chung chung, khó phân định mạnh
yếu, quản lý chưa khoa học và vẫn chủ yếu theo lối cũ, chưa cập nhật kiến thức mới,
trong đó vấn đề vốn, tài sản, tài chính là chủ yếu.
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định: nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác và huy
động vốn là rất cần thiết để làm lớn mạnh DN, tăng sức cạnh tranh và thích ứng với môi
trường kinh doanh mở hiện nay.
(4) Luận án tiến sĩ kinh tế, Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của các DN nhà nước ngành nhựa Việt Nam (2003), Trần Hồ Lan. [26]
Nội dung luận án đã phân tích rõ thực trạng hiệu quả sử dụng vốn trong các DN


6

ngành nhựa. Tác giả luận án chỉ rõ hiệu quả SXKD và hiệu quả sử dụng vốn là hai
phạm trù khác nhau, các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn được phân tích như:
chỉ tiêu sức sản xuất của vốn, hệ số tỷ suất lợi nhuận của vốn, chỉ tiêu khả năng sinh lời
của vốn, hệ số doanh lợi của vốn, hệ số vòng quay của vốn lưu động.
(5) Luận án tiến sĩ kinh tế, Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng
niêm yết ở Việt Nam (2012), Phan Hồng Mai. [28]
Luận án đi sâu vào quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng được
niêm yết tại Việt Nam. Tác giả hệ thống hóa các cơ sở lý luận cơ bản về quản lý tài sản
tại DNXD, các công việc chi tiết với việc bắt đầu và kết thúc quản lý tài sản. Khái niệm

quản lý tài sản tại các DN ngành xây dựng được đưa ra cụ thể là quá trình tổ chức, điều
hành việc hình thành và sử dụng tài sản của DNXD nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
Quản lý tài sản dựa trên hình thái tồn tại của tài sản, bao gồm tiền, các khoản phải thu,
hàng tồn kho và tài sản cố định hữu hình.
Từ các mô tả và đánh giá thực trạng quản lý tài sản tại các DN ngành xây dựng,
tác giả đã chỉ ra nguyên nhân chính dẫn tới việc quản lý tài sản chưa chặt chẽ và khoa
học.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã đề xuất nhóm giải pháp trực tiếp ứng dụng
mô hình Miller-Orr để quản lý ngân quỹ, nhóm giải pháp bổ trợ (nguồn nhân lực, huy
động vốn, phương tiện quản lý, tổ chức quản lý) và kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý
tài sản trong các DNXD.
(6) Luận án tiến sĩ kinh tế, Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với các TCT
91 phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam (2006), Nguyễn Xuân Nam.
[30]
Nội dung luận án đề cập đến “Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với các
TCT 91 phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam”.
Tác giả luận án đề xuất là các TCT cần đặt trọng tâm nhiều hơn vào quản lý vốn
đầu tư vào các tài sản cố định (TSCĐ). Trong công tác quản lý vốn, tác giả đề xuất các
TCT phát triển kinh doanh đa ngành, đa sở hữu trong công tác quản lý vốn và tài sản.
(7) Luận án tiến sĩ kinh tế, Đổi mới cơ cấu vốn của các DN nhà nước Việt Nam
hiện nay (2006), Trần Thị Thanh Tú. [52]
Luận án quan tâm tới vấn đề thu hút vốn cho DN. Tác giả đề cập tới các rào cản
kinh tế, khó khăn của DN khi tiếp cận vay vốn từ các ngân hàng. Các rào cản này đã
làm cho DN ngày càng khó khăn hơn khi duy trì và phát triển mở rộng SXKD.
(8) Luận án tiến sĩ kinh tế, Hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các TCT xây
dựng giao thông (2015), Nguyễn Ngọc Sơn. [34]
Thông qua nội dung luận án cho thấy các TCT XD giao thông có vai trò quan


7


trọng trong hệ thống DNXD công trình giao thông và hệ thống DN nhà nước. Nâng cao
hiệu quả SXKD của các TCT có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố sức mạnh của
cộng đồng DN XD giao thông, củng cố sức mạnh của DN nhà nước. Nghiên cứu hoàn
thiện công tác quản lý vốn và tài sản của các TCT XD giao thông cho phù hợp với sự
thay đổi trong sở hữu và mô hình hoạt động của các TCT trở thành một đề tài có tính
cấp thiết và là một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả SXKD, nâng cao năng lực
cạnh tranh của các TCT XD giao thông trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Bằng phương pháp tiếp cận hệ thống, với sự trợ giúp của các phương pháp nghiên
cứu khoa học thích hợp, luận án đã đi từ nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên
cứu có liên quan với đề tài đến nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý vốn và tài sản
của các TCT XD giao thông. Qua đó cho thấy còn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu
về quản lý vốn và tài sản trong các TCT XD giao thông trong điều kiện có những thay
đổi về sở hữu và mô hình hoạt động, công tác quản lý vốn và tài sản của các TCT XD
giao thông còn hạn chế, cần có các giải pháp hoàn thiện theo hướng nâng cao hiệu quả
quản lý vốn và tài sản, tạo động lực cho sự phát triển của các TCT.
Luận án đã đề xuất 4 nhóm giải pháp với các TCT XD giao thông, đó là: hoàn
thiện quản lý vốn lưu động và tài sản lưu động; hoàn thiện quản lý vốn cố định và tài
sản cố định; hoàn thiện quản lý nguồn vốn; tái cơ cấu TCT. Luận án cũng chỉ ra các
điều kiện để có thể thực hiện các giải pháp đề xuất.
(9) Luận án tiến sĩ kinh tế, Quản trị vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp xây
dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2017), Ngô Thị Kim Hòa. [17]
Nội dung luận án cho thấy do tác động không nhỏ của khủng hoảng kinh tế thế
giới và khu vực, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, các DNXD nói chung và
các DNXD niêm yết nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong nhiều
nguyên nhân dẫn đến những khó khăn thách thức thì một nguyên nhân quan trọng là
hiệu quả quản trị vốn kinh doanh của các DNXD còn hạn chế. Quản trị vốn kinh doanh
hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng nhất và cơ bản nhất để giúp DN phát triển biền vững.
Đặc biệt là đối với các DNXD có đặc thù riêng biệt và là một ngành sử dụng lượng vốn
lớn trong kinh doanh.

Qua việc đánh giá thực trạng quản trị vốn kinh doanh trong các DNXD niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam, luận án đã đưa ra các giải pháp như: chủ động
trong việc xác định nhu cầu VLĐ; nâng cao hiệu quả công tác quản trị vốn bằng tiền; tổ
chức tốt công tác quản trị các khoản phải thu; tăng cường công tác quản trị hàng tồn
kho; thực hiện tốt công tác định mức, giảm thiểu thất thoát, hao hụt nguyên vật liệu, vật
tư trong quá trình thi công; đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị , áp dụng kỹ thuật tiên
tiến; áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ hợp lý, và quản lý tốt quỹ khấu hao TSCĐ;


8

thực hiện định kỳ phân tích tình hình tài chính nhằm phát hiện tình trạng sử dụng vốn
kinh doanh kém hiệu quả; phòng ngừa rủi ro trong XD.
(10) Luận án tiến sĩ, Quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công
ty 319 (2018), Hà Quốc Thắng. [36]
Tác giả luận án trình bày: quản trị VLĐ ngày càng có vai trò quan trọng trong
quản trị tài chính DN vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản, rủi ro, giá trị và
khả năng sinh lời của DN. Vì vậy, nghiên cứu về quản trị VLĐ luôn được các nhà khoa
học, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Từ đó cho thấy luận án đã thể hiện được vai trò
quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của việc quản lý
VLĐ. Tuy nhiên, vấn đề về quản lý VLĐ lại chưa được quan tâm đúng mức, chưa được
xem xét, đánh giá có hệ thống.
Luận án đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị VLĐ như:
xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp trực tiếp, lấy nhu cầu VLĐ của từng công
trình làm cơ sở; đẩy mạnh quản trị VLĐ các DN sau cổ phần hóa; xây dựng và quản lý
kế hoạch lưu chuyển tiền tệ gắn với dự toán các công trình trúng thầu và tiến độ thi
công các công trình.
(11) Luận án tiến sĩ, Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị nhằm tăng cường
quản trị chi phí xây lắp trong các DN thuộc TCT Sông Đà (2018), Hoàng Thị Huyền.
[21]

Nội dung luận án thể hiện rằng hệ thống thông tin kế toán là một trong những
thành phần quan trọng của hệ thống thông tin hiện đại, đóng vai trò quan trọng đối với
công tác quản lý và quá trình ra quyết định kinh doanh. Nhà quản trị cần các thông tin
hữu ích cho việc lập kế hoạch và điều hành hoạt động kinh doanh nói chung và quản trị
chi phí nói riêng. Từ đó đặt ra yêu cầu các DN phải tổ chức hệ thống thông tin kế toán
quản trị nhằm phục vụ quản trị chi phí.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản
trị nhằm quản trị chi phí xây lắp trong các DN thuộc TCT Sông Đà, luận án đề xuất một
số các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thu thập, xử lý và phân tích thông tin kế toán
quản trị trong các DN thuộc TCT Sông Đà.
(12) Luận án tiến sĩ, Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
xây dựng ở Việt Nam (2015), Cao Văn Kế [24]
Trong luận án, tác giả đã đưa ra được một số nội dung như: Các DNXD đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, tuy nhiên hoạt động của các DN này vẫn
còn thấp và chưa được như mong muốn. Việc quản lý, kiểm tra, giám sát đánh giá quá
trình sử dụng vốn kinh doanh trong các DNXD chưa được quan tâm đúng mức. Hình
thức thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước trong quản lý, điều hành, chi phối vốn bộc lộ


9

nhiều bất cập. Việc thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước còn bị phân tán, bộc lộ
nhiều hạn chế ở cả quá trình thực hiện và con người thực hiện.
Từ các nội dung đó, tác giả đã trình bày một số giải pháp nhằm đổi mới hoạt động
quản lý và sử dụng vốn tại DNXD như: Hoàn thiện cơ chế đầu tư, quản lý sử dụng vốn
kinh doanh, hoàn thiện hình thức đại diện chủ sở hữu vốn kinh doanh; đổi mới cơ chế
kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn kinh doanh;
hoàn thiện hình thức đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp…
(13) Đề án Tài chính - Tiền tệ, Nguồn vốn và quản lý nguồn vốn của ngân hàng
thương mại (2013), Mạc Nguyên Đoan Hạnh. [15]

Trong khuôn khổ đề tài “Nguồn vốn và quản lý nguồn vốn của ngân hàng thương
mại” đã chỉ ra sự phát triển của thị trường tài chính. Các DN tài chính mà cụ thể là ngân
hàng thương mại đã có những phát triển vượt bậc về vốn, dư nợ tín dụng, mạng lưới chi
nhánh. Tác giả đặt ra trong đề án 3 vấn đề:
- Lý luận về nguồn vốn và quản lý nguồn vốn;
- Xem xét tình hình nguồn vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam;
- Đưa ra các giải pháp tạo lập, thu hút vốn và quản lý vốn. Các giải pháp đưa ra
nhằm tiếp tục duy trì, củng cố và mở rộng thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh và
tiềm năng của các ngân hàng.
(14) Đề tài nghiên cứu khoa học, Hoàn thiện cơ cấu vốn nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn của DNXD giao thông (2005), Nguyễn Quỳnh Sang, [31]
Nội dung đề tài gồm những nghiên cứu sâu sắc về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
trong các DNXD nói chung và DNXD giao thông nói riêng. Tác giả đã rút ra được kết
luận về hiệu quả sử dụng vốn thấp tại các DNXD giao thông cũng như các nhân tố
khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.
Tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản tại các
DNXD giao thông như: hoàn thiện tái cơ cấu tài sản ngắn hạn, xác định tỷ trọng các
khoản trong tài sản ngắn hạn, giữ tiền ở mức đủ thanh toán các khoản chi thường xuyên
cho hoạt động, chỉ nên đầu tư ngoài ngành khi có dư thừa vốn….
(15) Trên Tạp chí Tài chính số 10/2014, Quản lý, sử dụng nguồn vốn nhà nước tại
DN: thực trạng và một số kiến nghị, Phạm Thị Vân Anh. [1]
Nghiên cứu của tác giả đã đưa ra rất nhiều số liệu thực trạng sử dụng vốn nhà
nước tại DN. Hoạt động SXKD của khối các tập đoàn, TCT dù trong thời gian gần đây,
tăng trưởng chậm hơn nhưng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động của các DN nhà
nước trên toàn quốc. Vốn nhà nước đầu tư vào DN tăng từ 136.000 tỷ đồng trước năm
2006 lên đến trên 912.000 tỷ đồng vào năm 2012. Trong đó, vốn đầu tư vào các công ty
mẹ là 857.000 tỷ đồng. Các DN nhà nước tiếp tục giữ vai trò nòng cốt trong nền kinh tế,


10


là công cụ quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy vậy sử dụng vốn của khu vực DN nhà nước so với các thành phần kinh tế
khác là kém hiệu quả hơn. Tác giả đã đưa ra những số liệu so sánh định lượng cụ thể
như:
- Doanh nghiệp nhà nước phải sử dụng tới 2,2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh
thu, trong khi DN tư nhân là 1,2 đồng vốn và DN FDI là 1,3 đồng vốn;
- Một số tập đoàn, TCT nhà nước có nhiều lợi thế kinh doanh nhưng trong nhiều
năm (tại thời điểm nghiên cứu của tác giả Vân Anh), tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn
vốn của khu vực DN nhà nước chỉ ở mức xấp xỉ 6%, trong khi các DN FDI luôn ở mức
khoảng trên 10%/năm.
(16) Tạp chí Tài chính số tháng 10/2014, Giải pháp tổng thể cho quản lý, sử dụng
vốn tại DN, Lê Xuân Hải. [14]
Qua các số liệu tổng kết của tác giả cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chưa cao trong
các DN nhà nước. Các số liệu định lượng cụ thể là:
- Với 846 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, các DN nhà nước có tổng
tài sản là 2.569.433 tỷ đồng, tỷ trọng TSCĐ bình quân chiếm 45% tổng tài sản, trong
đó, khối các tập đoàn, TCT, công ty mẹ - con chiếm 85%;
- Các DN nhà nước có vốn chủ sở hữu là 1.019.578 tỷ đồng, trong đó, khối các tập
đoàn, TCT, công ty mẹ - con là 921.638 tỷ đồng;
- DN nhà nước nắm giữ lượng vốn lớn, có giá trị tổng tài sản cao, đóng góp nguồn
thu lớn cho ngân sách nhà nước nhưng hiệu quả hoạt động SXKD vẫn chưa tương xứng
với nguồn lực, doanh thu chỉ đạt 1.709.171 tỷ đồng và lợi nhuận là 166.941 tỷ đồng.
(17) Tạp chí Kinh tế phát triển, số tháng 10/2005, Bàn về điều kiện thiết lập cơ cấu
vốn mục tiêu của DN Việt Nam hiện nay, Đàm Văn Huệ. [19]
Tác giả bài viết đã phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của DN và
các điều kiện xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho DN Việt Nam. Các điều kiện được phân
tích chủ yếu dựa trên các vấn đề lý thuyết, không dựa trên bộ số liệu thực tế.
(18) Tạp chí Tài chính số tháng 9/2012, Cơ chế giám sát tài chính, đầu tư vốn nhà
nước tại DN: Những vấn đề đặt ra, Nguyễn Duy Long. [27]

Nội dung bài viết nêu các ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách gồm:
- Ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào SXKD;
- Tổ chức chỉ đạo các tập đoàn, TCT nhà nước xây dựng đề án tái cơ cấu DNNN
theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày
17/7/2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, TCT nhà
nước giai đoạn 2011- 2015”;
- Sớm thành lập Tổng cục Quản lý, giám sát tài chính DN thuộc Bộ Tài chính để


11

tăng cường công tác quản lý giám sát tài chính DN, đảm bảo chỉ đạo tập trung thống
nhất của Nhà nước về tài chính DN.
(19) Trên Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 12/2008 - Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh, bài viết “Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động DN của các công ty niêm yết trên
Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, Trần Hùng Sơn. [32]
Tác giả đã phân tích mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động của DN với cơ cấu vốn
của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của DN bị tác động bởi cơ cấu vốn như:
- Hiệu quả hoạt động của DN có tương quan dương với cơ cấu vốn;
- Hiệu quả hoạt động của DN có mối liên hệ bậc hai và bậc ba chặt chẽ với cơ cấu
vốn của DN khi tỷ lệ nợ dưới 100%. Hiệu quả hoạt động của DN có tương quan âm với
cơ cấu vốn khi tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu lớn hơn 1,812, hiệu quả hoạt động của DN có
tương quan dương với cơ cấu vốn khi tỷ lệ nợ/vốn chủ sở nằm trong khoảng 0,9755 và
2,799.
Từ những phân tích định lượng, tác giả đưa ra một số gợi ý như sau:
Thứ nhất, từ hàm bậc 2 cho thấy, hiệu quả hoạt động của DN có tương quan âm
với cơ cấu vốn khi tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu lớn hơn 1,812. Khi tỷ lệ này dưới 1,812 thì
kết quả ngược lại. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu bình quân của các DN niêm yết tại Thành
phố Hồ Chí Minh là 0,9286, thấp hơn so với mức 1,812, nên hiệu quả hoạt động DN có

tương quan thuận với cơ cấu vốn. Vì vậy, các DN có thể tăng sử dụng nợ để gia tăng lợi
nhuận và từ đó có thể làm gia tăng giá trị DN.
Thứ hai, tỷ lệ sở hữu nhà nước tác động âm đến hiệu quả hoạt động của DN có thể
giải thích là do có quá nhiều lãi suất ưu đãi trong nền kinh tế: lãi suất cho vay vốn giải
quyết việc làm, lãi suất cho vay trồng rừng nguyên liệu, cơ chế miễn giảm lãi suất cho
một số DN nhà nước và chương trình của Chính phủ, giảm 100% lãi vay đối với một số
chương trình kinh tế của tỉnh, thành phố…Việc tồn tại quá nhiều lãi suất ưu đãi vừa làm
bóp méo thị trường tiền tệ, vừa tạo ra cơ chế xin cho, tâm lý ỷ lại của các DN nên hiệu
quả đầu tư chưa cao. Vì thế, chi phí sử dụng vốn không còn mang tính chất bao cấp hay
phi thương mại như hiện nay mà phải được xác định trên cơ sở lãi suất thị trường sao
cho đúng với chi phí vốn chủ sở hữu, được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận kỳ
vọng đạt được của vốn chủ sở hữu. Điều này đảm bảo cho các DN nhà nước có được
những dự án có khả năng sinh lời cao nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước.
Nghiên cứu này đã đạt được những kết quả có giá trị, giúp các nhà quản lý, các nhà
khoa học có được những bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến hiệu quả
hoạt động của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh.


12

Tuy nhiên, nghiên cứu này còn một số hạn chế, cụ thể như:
- Do hạn chế về thông tin và số liệu nên chỉ đo lường hiệu quả hoạt động của DN
bằng chỉ tiêu lợi nhuận kế toán mà chưa thể đo lường hiệu quả hoạt động của DN bằng
các biến số liên quan đến giá trị thị trường của công ty. Đây cũng là một vấn đề quan
trọng trong quản trị tài chính DN;
- Chưa nghiên cứu cấu trúc vốn tối ưu của DN dựa trên mối quan hệ với hiệu quả
hoạt động của DN;
- Chưa phân tích được đặc điểm của từng loại hình DN và cơ cấu vốn của đặc thù
từng ngành tác động đến hiệu quả hoạt động của DN như giá trị thị trường của DN;

- Các biến xem xét vẫn chủ yếu là các biến thuộc nội tại của DN mà chưa xem xét
đến các biến số môi trường bên ngoài DN. Những hạn chế vừa nêu trên cũng là những
gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo của NCS.
(20) Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 36 tháng 10/2010,“Hoàn thiện cơ chế quản lý
nhà nước với các TCT 90-91 theo hướng hình thành tập đoàn kinh tế”, Lê Hồng Tịnh.
Nội dung bài viết tìm hiểu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các TCT 90 - 91
theo hướng thành lập tập đoàn kinh tế. Sự chuyển đổi TCT thành tập đoàn sẽ dựa trên
biến đổi lớn về cơ cấu vốn. Nội dung cơ chế tài chính của tập đoàn kinh tế gồm các vấn
đề như cơ chế huy động vốn, điều hòa vốn; cơ chế quản lý tài sản; quản lý doanh thu,
chi phí và lợi nhuận; quản lý đầu tư; kiểm soát tài chính. [40]
(21) Tạp chí Tài chính, số 9/2012, “Kinh nghiệm các nước về quản lý, giám sát
vốn nhà nước tại DN”, Phạm Thị Tường Vân và Nguyễn Thị Hải Bình. [53]
Tác giả bài viết đã chỉ ra việc quản lý vốn tại các DN rất được chú trọng. Các nước
trên thế giới có cách quản lý, giám sát riêng, nhưng chủ yếu vẫn thông qua các đầu mối
là cơ quan chức năng có thẩm quyền (bộ, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ) và có sự
tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu. Từ kinh nghiệm
của Trung Quốc, Hungari, Singapore, Maroc, Canada, Thụy Điển,… các tác giả cũng
đúc rút sáu bài học cho Việt Nam là:
- Việc quản lý giám sát phần vốn nhà nước đối với DNNN cần xem xét trên giác
độ chủ sở hữu, tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu
phần vốn nhà nước tại DN;
- Mức độ quản lý, giám sát của Nhà nước phụ thuộc vào mức độ đầu tư vốn nhà
nước nhiều hay ít, tính chất hoạt động của DN là công ích hay kinh doanh vì mục tiêu
lợi nhuận;
- Quốc hội, Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ... là các chủ thể thực hiện
quyền của chủ sở hữu nhà nước ở các mức độ khác nhau và có sự phân cấp. Cơ chế
giám sát chủ yếu thông qua thực hiện chế độ báo cáo và minh bạch hoá thông tin;


13


- Để đảm bảo việc giám sát có hiệu quả phần vốn nhà nước tại DN và nâng cao
quyền tự chủ của DN, Chính phủ cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý với các quy định
rõ ràng, minh bạch, làm cơ sở cho quản lý và giám sát phần vốn nhà nước tại các DN
được hiệu quả, xây dựng các chỉ tiêu để quản lý kết quả hoạt động kinh doanh của DN
và phù hợp với nhiều loại hình DN khác nhau;
- Việc thành lập một cơ quan giám sát và quản lý phần vốn nhà nước tại DN là cần
thiết, nhằm giúp cho chủ sở hữu nhà nước giám sát tình hình hoạt động của DN liên
quan đến phần vốn của Nhà nước đầu tư vào DN và tách bạch với chức năng quản lý
của Nhà nước;
- Thực hiện cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động của người đại diện phần vốn nhà
nước tại DN để đảm bảo phát huy được năng lực, hiệu quả của người đại diện, bảo toàn
và phát triển phần vốn nhà nước trong các DN.
(22) Trong quyển sách “Hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường” (1998)
của Ngô Thị Cúc và các cộng sự [9] do Nhà xuất bản Thống kê xuất bản đã chỉ ra
những mối quan hệ về huy động và sử dụng vốn trên thị trường vốn và thị trường chứng
khoán. Đặc biệt tài liệu này cũng đưa ra các kinh nghiệm hoạt động của các DN ở nước
Pháp.
(23) Trong bài báo “Hoàn thiện các chỉ tiêu giám sát tài chính tại các DN có vốn
đầu tư nhà nước” (2012) đăng trên Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số 11/2012 của Phạm
Thị Thanh Hoà. [18]
Nội dung chỉ ra rằng tuy Nhà nước thông qua Bộ Tài chính đã có những hướng
dẫn giám sát tài chính DN nhà nước nhưng các DN chỉ mới sử dụng được một số chỉ
tiêu, vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.
Tác giả bài viết đã đề xuất nên tập trung sử dụng các chỉ tiêu liên quan tới giám sát
tài chính như kết cấu tài sản, hệ số cơ cấu nợ, các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh, các chỉ
tiêu về bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, các chỉ tiêu về năng lực tự tài trợ, các chỉ
tiêu về hiệu quả hoạt động của DN.
(24) Bài nghiên cứu “Quản lý tài sản nhà nước tại DN” (2011) đăng trên báo
Saigon Times của Luật sư Trần Minh Sơn. [33]

Nội dung bài viết đánh giá quản lý tài sản nhà nước tại DN đã chỉ ra về mặt pháp
lý, Nhà nước ta đã thiết lập được 4 cơ chế quản lý vốn, tài sản nhà nước tại DN, bao
gồm:
- Cơ chế phân công, phân cấp cho Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành thực
hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DN nhà nước;
- Cơ chế người đại diện trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà
nước tại DN;


14

- Cơ chế minh bạch hóa hoạt động của DN nhà nước;
- Cơ chế giám sát, kiểm tra hoạt động của DN nhà nước. Tuy nhiên, nhìn chung,
việc thực hiện các cơ chế nêu trên còn chưa thực sự hiệu quả, mang tính hình thức, thiếu
chế tài bảo đảm thi hành.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu của nước ngoài
(1) Trong Luận án tiến sĩ, “Phân tích quản lý vốn lưu động và tăng trưởng năng
suất của ngành sản xuất ở Pakistan”, năm 2012 (Analyzing the Working Capital
Management and Productivity Growth of Manufacturing Sector in Pakistan), Abdul
Raheman. [64]
Abdul Raheman đã phân tích quản lý VLĐ và sự gia tăng năng suất của khu vực
sản xuất ở Pakistan. Quản lý VLĐ và tăng trưởng năng suất đóng một vai trò quan trọng
trong kết quả thực hiện và tạo ra giá trị của một công ty. Để phân tích chi tiết hai vấn đề
đó cho những công ty sản xuất ở Pakistan, các mục tiêu của nghiên cứu là:
- Phân tích quản lý VLĐ và lợi nhuận của các ngành sản xuất;
- Phân tích thực nghiệm ảnh hưởng của quản lý VLĐ đến kết quả thực hiện của
các công ty sản xuất được niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi, ước tính và so
sánh ảnh hưởng đó trên cơ sở ngành;
- Uớc tính tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp theo ngành và phân tích sự tăng
trưởng năng suất nhân tố tổng hợp đối với thay đổi kỹ thuật và hiệu quả.

Phạm vi nghiên cứu về thời gian của luận án là 10 năm từ 1998 đến 2007 cho các
đối tượng nghiên cứu là công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi.
Dữ liệu thứ cấp được lọc từ báo cáo hàng năm của 204 công ty được chọn thuộc
24 lĩnh vực sản xuất. Ảnh hưởng của quản lý VLĐ đến hiệu suất của các công ty sản
xuất và cũng trên cơ sở ngành được kiểm tra bằng việc sử dụng mẫu hiệu ứng bảng dữ
liệu cố định.
Phạm vi nghiên cứu định lượng về tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp và các
nguồn của nó được dự đoán bởi hệ số Malmquist (hệ số đo lường sự thay đổi của tổng
đầu ra so với đầu vào) dựa trên phi tham số, các tiếp cận phân tích bao dữ liệu.
(2) Trong cuốn “Những điều cần biết về tài chính DN”, năm 1996 (Essentials of
corporate finance), Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield, Bradford D.Jordan [65]
đã sử dụng các mô hình kinh tế lượng trong nghiên cứu vốn của DN. Các tác giả này đã
xây dựng một số mô hình kinh tế lượng để chỉ ra ảnh hưởng của các nhân tố đến cơ cấu
vốn của các DN.
(3) Trên Tạp chí tài chính số 4 , trong bài “Tâm lý nhà đầu tư và mặt cắt ngang
của lợi nhuận chứng khoán”, năm 2006 (Investor sentiment and the cross-Section of
stock return), Malcolm Baker and Jeffrey Wurgler. [54]


×