Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Chuyên đề kĩ NĂNG BIỂU đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.59 MB, 47 trang )

Chuyên đề: NHẬN DẠNG, VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ
Buổi 1: NHẬN DẠNG, VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ TRÒN, MIỀN
A. MỤC TIÊU
 Nhận dạng được bài tập vẽ biểu đồ tròn, biểu đồ miền.
 Biết cách vẽ biểu đồ tròn, biểu đồ miền.
 Biết cách nhận xét bài tập biểu đồ tròn, biểu đồ miền.
 Rèn luyện kĩ năng phân tích, tìm hướng làm và trình bày lời giải.
 Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, trung thực và hợp tác.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Tổ chức: kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra
 Theo em, trong môn địa lý có những dạng bài tập nào?
III. Bài giảng
 Lý thuyết:
1/ Biểu đồ tròn
a) Cách vẽ Biểu đồ tròn

 Dấu hiệu nhận biết:
- Bạn sẽ sử dụng biểu đồ tròn khi đề yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần
trong một tổng thể.
- Để ý xem đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa
chọn biểu đồ tròn. Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”.

 Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn:
 Bước 1: Xử lí số liệu (Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ đồng, triệu
người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %).
 Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn. Lưu ý: Bán kính của hình tròn cần phù hợp
với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ.Trong trường hợp phải
vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phải tính toán bán kính
cho các hình tròn.
 Bước 3: Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành


phần có trong đề bài cho. Lưu ý: toàn bộ hình tròn là 360 độ, tướng ứng với tỉ lệ
100%. Như vậy, tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn. Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu
từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ. Thứ tự các
thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh.
 Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ, tiếp ta sẽ chọn kí
hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải, cuối cùng ta ghi tên biểu đồ).


Trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phải tính
toán bán kính cho các hình tròn
 Các dạng biểu đồ tròn:
- Biểu đồ tròn đơn.
- Biểu đồ tròn có các bán kính khác nhau.
- Biểu đồ bán tròn (hai nửa hình tròn thường thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu).
b) Cách nhận xét
- Khi chỉ có một vòng tròn: Ta nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất là cái nào, nhì là,
ba là… và cho biết tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau bao
nhiêu %), đặc biệt là yếu tố lớn nhất so với tổng thể có vượt xa không?
 Lưu ý: Tỷ trọng có thể giảm nhưng số thực nó lại tăng, vì thế cần ghi rõ.
 Ví dụ: Xét về tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm… không ghi trống kiểu ngành nông
nghiệp giảm … vì như thế là chưa chính xác, có thể bị trừ hay không được cho điểm.
- Khi có từ hai vòng tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình tròn cho một bài): Nhận xét
cái chung nhất (nhìn tổng thế): Tăng/ giảm như thế nào? Nhận xét tăng hay giảm
trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng (giảm) bao
nhiêu? Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba … của các yếu tố trong từng năm, nếu
giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần)
- Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.
- Giải thích về vấn đề.
2/ Biểu đồ miền
a) Cách vẽ Biểu đồ miền

 Dấu hiệu nhận biết:
- Thường hay nhầm lẫn giữa vẽ biểu đồ miền và biểu đồ tròn, tuy nhiên 2 loại này sẽ
có những dấu hiệu nhận biết nhất định.
- Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu
và động thái phát triển của các đối tượng.


-

Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông), trong đó được chia thành các
miền khác nhau. Chọn vẽ biểu đồ miền khi cần thể hiện cơ cấu tỉ lệ.
- Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ
tới 4 hình tròn như thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền).
- Vậy số liệu đã cho cứ trên 3 năm mà thể hiện về cơ cấu thì vẽ biểu đồ miền.
- Dấu hiệu: Nhiều năm, ít thành phần
 Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ miền:
 Bước 1: Vẽ khung biểu đồ. Khung biểu đồ miễn vẽ theo giá trị tương đối thường là
một hình chữ nhật.
- Trong đó được chia làm các miền khác nhau, chồng lên nhau. Mỗi miền thể hiện
một đối tượng địa lí cụ thể.
- Các thời điểm năm đầu tiên và năm cuối cùng của biểu đồ phải được năm trên 2
cạnh bên trái và phải của hình chữ nhật, là khung của biểu đồ. C
- hiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ
thường thể hiện thời gian (năm).
- Biều đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối thể hiện động thái, nên dựng hai trục – một
trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối (dạng này ít, thông thường chỉ
sử dụng biểu đồ miền thể hiện giá trị tương đối).
 Bước 2: Vẽ ranh giới của miền. Lấy năm đầu tiên trên trục tung, phân chia khoảng
cách năm theo tỉ lệ tương ứng.
 Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ. Ghi số liệu vào đúng vị trí từng miền trong biểu đồ


Toàn bộ biểu đồ miền là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông), trong đó được chia thành
các miền khác nhau
 Một số dạng biểu đồ miền thường gặp:
- Biểu đồ miền chồng nối tiếp


- Biểu đồ chồng từ gốc tọa độ
- Lưu ý: Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau, ta vẽ tuần tự từng miền
theo thứ tự từ dưới lên trên.Việc sắp xếp thứ tự của các miền cần lưu ý sao cho có ý
nghĩa nhất đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu
đồ. Khoảng cách các năm trên cạnh nằm ngang cần đúng tỉ lệ. Thời điểm năm đầu tiên
nằm trên cạnh đứng bên trái của biểu đồ.
- Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô (số liệu tuyệt đối) thì trước khi vẽ cần xử lí
thành số liệu tinh (số liệu theo tỉ lệ %).
b) Cách nhận xét
- Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: Nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số liệu.
- Nhận xét hàng ngang trước: Theo thời gian yếu tố a tăng hay giảm, tăng giảm như thế
nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố b tăng hay giảm … yếu tố c (mức chênh
lệch)
- Nhận xét hàng dọc: Yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay
không?
- Tổng kết và giải thích.
 Bài tập:
Câu 1. Cho bảng số liệu sau:
Dân số các châu lục năm 1950 và năm 2000
(Đơn vị: triệu người)
Năm
Châu Á
Châu Âu

Châu Đại Dương
Châu Mĩ
Châu Phi

1950
2000
1402
3683
547
729
13
30,4
339
829
221
784
(Nguồn: trang 16 SGK Địa lí 8, NXB Giáo dục, 2014)

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số các châu lục năm 1950 và năm 2000.
b) Nhận xét về số dân và cơ cấu dân số các châu lục giai đoạn 1950 - 2000.
Gợi ý làm bài
a) Biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu dân số các châu lục năm 1950 và năm 2000
(Đơn vị: %)
Năm
Châu Á

1950

55,6

2000
60,8


Châu Âu
Châu Đại Dương
Châu Mĩ
Châu Phi
+ Tính bán kính đường tròn

 r1950 , r2000  :

21,7
0,5
13,4
8,8

12,0
0,5
13,7
13,0

• r1950  1, 0 đvbk


r2000 

6055, 4

=1,55 đvbk
2522

- Vẽ:
Biểu đồ cơ cấu dân số các châu lục năm 1950 và năm 2000

b) Nhận xét
Giai đoạn 1950 - 2000:
- Số dân các châu lục trên thế giới đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau: châu Phi
có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là châu Á, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Âu có tốc
độ tăng chậm nhất (dẫn chứng).
- Cơ cấu dân số:
+ Về cơ cấu:
 Trong cơ cấu dân số các châu lục năm 1950, chiếm tỉ trọng cao nhất là châu Á, tiếp đến
là châu Âu, châu Mĩ, châu Phi và cuối cùng là châu Đại Dương (dẫn chứng).
• Trong cơ cấu dân số các châu lục năm 2000, chiếm tỉ trọng cao nhất là châu Á, tiếp đến
là châu Mĩ, châu Phi, châu Âu và có tỉ lệ thấp nhất là châu Đại Dương (dẫn chứng).


+ Về sự chuyển dịch cơ cấu:
Trong giai đoạn trên, cơ cấu dân số các châu lục có sự thay đổi theo hướng:
 Tỉ trọng dân số châu Á, châu Mĩ, châu Phi tăng (dẫn chứng).
Tỉ trọng dân số châu Âu giảm, tỉ trọng dân số châu Đại Dương không thay đổi (dẫn
chứng).
 Châu Á có tỉ trọng tăng nhanh nhất, tiếp đến là châu Phi, châu Mĩ (dẫn chứng).
Câu 2. Cho bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế
của Nhật Bản năm 1990 và năm 2010
(Đơn vị: tỉ USD)
Khu vực kinh tế

Năm 1990
Năm 2010
Nông - lâm - thủy sản
65,2
66,0
Công nghiệp và xây dựng
1164,0
1505,6
Dịch vụ
1874,8
3923,4
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của
Nhật Bản năm 1990 và năm 2010.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo
khu vực kinh tế của Nhật Bản trong giai đoạn 1990 - 2010.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực
kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và năm 2010
(Đơn vị: %)
Khu vực kinh tế
Nông - lâm - thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
+ Tính bán kính hình tròn

 r1990 , r2010  :


Năm 1990
2,1
37,5
60,4

Năm 2010
1,2
27,4
71,4


• r1990  1, 0 đvbk


r2010 

5495
1,33 đvbk
3104

-Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực
kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và năm 2010

b) Nhận xét
- Trong cơ câú tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1990
và năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, tiếp đến là khu vực công nghiệp và
xây dựng và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông - lâm - thủy sản (dẫn chứng).
- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế

của Nhật Bản có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 2,1% xuống còn 1,2%, giảm 0,9%.
+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 37,5% xuống còn 27,4%, giảm 10,1%.
+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 60,4% lên 71,4%, tăng 11,0%.
Câu 21. Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất nhập khẩu của Hàn Quốc năm 1990 và năm 2010
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu

1990
73,7
76,6

2010
530,6
504,4


(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hàn Quốc năm 1990 và năm
2010.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hàn Quốc
trong giai đoạn 1990 - 2010.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hàn Quốc năm 1990 và năm 2010

(Đơn vị: %)
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
+ Tính bán kính hình tròn

 r1990 , r2010  :

1990
49,0
51,0

2010
51,3
48,7

 r1990  1, 0 đvbk


r2010 

1035, 0
 2, 6 đvbk
150, 3

- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hàn Quốc
năm 1990 và năm 2010 (%)

b) Nhận xét



- Năm 1990, giá trị nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao hơn giá trị xuất khẩu (51,0% so với
49,0%). Năm 2010, giá trị xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao hơn (51,3% so với 48,7%).
- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hàn Quốc có sự thay đổi
theo hướng:
+ Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng từ 49,0% (năm 1990) lên 51,3% (năm 2010), tăng 2,3%.
+ Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm từ 51,0% (năm 1990) xuống còn 48,7% (năm 2010), giảm
tương ứng 2,3%.
Câu 10. Cho bảng số liệu sau:
Sự phân bố dân cư giữa các châu lục giai đoạn 1650 - 2000
(Đơn vị: %)
Các châu lục
1650
1750
1850
2000
Á
53,8
61,5
61,1
60,7
Âu
21,5
21,2
24,2
12,0

2,8
1,9

5,4
13,6
Phi
21,5
15,1
9,1
13,2
Đại dương
0,4
0,3
0,2
0,5
a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự phân bố dân cư giữa các châu lục giai đoạn 1650 - 2000.
b) Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng dân cư theo các châu lục. Giải thích.
Gợi ý làm bài
a) Biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sự phân bố dân cư giữa các châu lục giai đoạn 1650 - 2000


b) Nhận xét và giải thích
Trong giai đoạn 1650 - 2000 giữa các châu lục có sự thay đổi trong bức tranh phân bố dân
cư:
- Số dân châu Á là đông nhất, vì đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại,
có tốc độ gia tăng tự nhiên cao và ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa.
- Dân số châu Âu tương đối ổn định trong thời gian giữa thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XVIII,
sau đó dân số tăng lên vào giữa thế kỉ XIX do bùng nổ dân số, rồi bắt đầu giảm đột ngột,
một phần vì xuất cư sang châu Mĩ và châu Đại Dương, nhưng chủ yếu vì mức gia tăng giảm
liên tục cho đến nay.
- Dân số châu Phi giảm mạnh từ giữa thế kỉ XVII cho tới giữa thế kỉ XIX liên quan tới các
dòng xuất cư sang châu Mĩ, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 2000, dân số bắt đầu tăng lên do

mức gia tăng tự nhiên rất cao.
- Dân số châu Mĩ tăng lên đáng kể nhờ các dòng nhập cư liên tục từ châu Phi và châu Âu.
Riêng châu Đại Dương, số dân rất nhỏ so với tổng số dân thế giới, có tăng lên ít nhiều sau
khi có dòng nhập cư từ châu Âu tới.
Câu 6. Cho bảng số liệu sau:
Tỉ trọng tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực
kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010
(Đơn vị: %)


Khu vực kinh tế
1990
2000
2005
2010
Nông, lâm, thủy sản
27,2
15,1
12,1
10,0
Công nghiệp và xây dựng
41,3
45,9
47,4
46,6
Dịch vụ
31,5
39,0
40,5
43,4

(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của
Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo
khu vực kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn trên.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực
kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010

b) Nhận xét
- Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc giai
đoạn 1990 - 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng, tiếp đến là
khu vực dịch vụ và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông, lâm, thủy sản (dẫn chứng).
- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế
của Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Tỉ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản giảm liên tục từ 27,2% (năm 1990) xuống còn 10,0%
(năm 2010), giảm 17,2%.


+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 41,3% (năm 1990) lên 46,6% (năm
2010), tăng 5,3%, nhưng không ổn định, thể hiện ở chỗ: từ năm 1990 đến năm 2005 tăng
liên tục, từ năm 2005 đến năm 2010 giảm (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng liên tục từ 31,5% (năm 1990) lên 43,4% (năm 2010), tăng
11,9%.
IV. Củng cố
- Củng cố các kĩ năng vẽ biểu đồ
- Cách nhận xét biểu đồ
- Cách phân tích tìm dạng biểu đồ
- Cách trình bài lời giải bài tập

V. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc bài
- Xem lại các bài tập đã làm
- Hoàn thiện các bài tập còn lại

Chuyên đề: NHẬN DẠNG, VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ
Buổi 2: NHẬN DẠNG, VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CỘT
A- MỤC TIÊU
 Nhận dạng được bài tập vẽ biểu đồ cột
 Biết cách vẽ biểu đồ tròn, biểu đồ cột.
 Biết cách nhận xét bài tập biểu đồ cột
 Rèn luyện kĩ năng phân tích, tìm hướng làm và trình bày lời giải.
 Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, trung thực và hợp tác.
B- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Tổ chức: kiểm tra sĩ số


II. Kiểm tra
 HS 1: Kiểm tra kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ tròn.
 HS 2: Kiểm tra kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ miền.
III. Bài giảng
 Lý thuyết:
1/ Biểu đồ cột
a) Cách vẽ Biểu đồ cột

 Dấu hiệu nhận biết:
 Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng
địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
 Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích… của 1 số tỉnh (vùng, nước) hoặc vẽ biểu
đồ so sánh sản lượng (lúa, ngô, điện, than…) của 1 số địa phương qua 1 số năm.

 Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, so sánh tương quan về độ lớn các
đại lượng của các thành phần (hoặc qua mốc thời gian).
 Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình cột
 Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp
 Bước 2: Kẻ hệ trục vuông góc (trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng, trục
ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau)
 Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy
 Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (ghi các số liệu tương ứng vào các cột tiếp theo vẽ kí hiệu
vào cột và lập bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ)
 Một số dạng biểu đồ hình cột thường gặp
- Biểu đồ cột đơn
- Biểu đồ cột chồng
- Biểu đồ cột đơn gộp nhóm (loại này gồm 2 loại cột ghép cùng đại lượng và cột ghép
khác đại lượng)
- Biểu đồ thanh ngang
- Lưu ý: Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau.Tùy
theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng
tỉ lệ thời gian. Cần lưu ý là ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao của các cột là
điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt vì qui mô số lượng giữa các
năm hoặc các đối tượng cần thể hiện. Còn về khoảng cách các năm, nhìn chung cần
theo đúng tỉ lệ. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp có thể vẽ khoảng cách các cột bằng
nhau để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ.
Biểu đồ thể hiện sản lượng cá khai thác ở Nhật Bản giai đoạn 1985 – 2003


Ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao của các cột là điều quan trọng hơn cả, các cột
chỉ khấc nhau về độ cao còn chiều ngang các cột phải bằng nhau
b) Cách nhận xét:
 Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố)
- Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay

giảm? Và tăng giảm bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay
chia cho cũng được)
- Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay
không liên tục? (lưu ý năm nào không liên tục)
- Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu
không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục. Kết luận và giải thích qua về xu
hướng của đối tượng.
 Trường hợp cột đôi, ba (ghép nhóm) … (có từ hai yếu tố trở lên)
- Nhận xét xu hướng chung.
- Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn)
- Kết luận (có thể so sánh, hay tìm yếu tố liên quan giữa hai cột) Có một vài giải thích
và kết luận
 Trường hợp cột là các vùng, các nước…
- Nhìn nhận chung nhất về bảng số liệu nói lên điều gì.
- Tiếp theo hãy xếp hạng cho các tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì… thấp nhất (cần chi tiết).
- Rồi so sánh giữa cái cao nhất và cái thấp nhất, giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa
miền núi với miền núi.
- Một vài điều kết luận và giải thích.
 Trường hợp cột là lượng mưa. (biểu đồ khí hậu)
- Mưa tập trung vào mùa nào? Hay mưa dàn trải đều trong các tháng. Mùa mưa, mùa
khô kéo dài từ tháng nào đến tháng nào, (khu vực nhiệt đới tháng mưa từ 100 mm trở
lên được xem là mùa mưa, còn ở ôn đới thì chỉ cần 50 mm là được xếp vào mùa
mưa).


-

Nêu tổng lượng mưa (cộng tổng tất cả lượng mưa các tháng trong năm) và đánh giá
tổng lượng mưa.
- Tháng nào mưa nhiều nhất, lượng mưa bao nhiêu mm và tháng nào khô nhất, mưa

bao nhiêu?
- So sánh tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất (có thể có hai tháng mưa nhiều và
hai tháng mưa ít).
- Đánh giá biểu đồ thể hiện vị trí địa điểm thuộc miền khi hậu nào? (căn cứ vào mùa
mưa tập trung; tháng mưa nhiều hay dàn trải, tháng mưa ít; kết hợp cùng sự biến thiên
nhiệt độ để xác định vị trí).
 Bài tập:
Câu 1. Cho bảng số liệu sau:
Dân số châu Á giai đoạn 1990 - 2011
(Đơn vị: triệu người)
Năm
1990
2000
2005
2008
2010
2011
Số dân
3172,7
3692,0
3919,2
4051,6
4139,5
4183,6
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1900 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện dân số châu Á giai đoạn 1990 - 2011.
b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết. Giải thích tại sao tỉ lệ gia tăng dân số
châu Á giảm nhưng quy mô dân số châu Á vẫn tiếp tục tăng?
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện dân số châu Á giai đoạn 1990 - 2011

b) Nhận xét và giải thích


* Nhận xét
Giai đoạn 1990- 2011:
- Dân số châu Á tăng liên tục (dẫn chứng).
- Tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
* Giải thích
Tỉ lệ gia tăng dân số châu Á giảm nhưng quy mô dân số châu Á vẫn tiếp tục tăng là do
quy mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.
Câu 2. Cho bảng số liệu:
Diện tích, dân số thế giới và các châu lục, thời kì 1995 - 2005
Châu lục

Diện tích

Dân số (triệu người)
1995
2005

(triệu km2)
Châu Đại Dương
8,5
28,5
33
Châu Á (trừ LB Nga)
31,8
3458

3920
Châu Âu (kể cả LB Nga)
23,0
727
730
Châu Mĩ
42,0
775
888
Châu Phi
30,3
728
906
Toàn thế giới
135,6
5716
6477
a) Tính mật độ dân số toàn thế giới và từng châu lục vào các năm 1995 và 2005.
b) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sự thay đổi mật độ dân số giữa hai năm trên.
c) Nhận xét mật độ dân số các châu lục trên thế giới
Gợi ý làm bài
a) Tính mật độ dân số
Mật độ dân số của thế giới và các châu lục năm 1995 và năm 2005
Châu lục
Châu Đại Dương
Châu Á (trừ LB Nga)
Châu Âu (kể cả LB Nga)
Châu Mĩ
Châu Phi
Toàn thế giới

b) Biểu đồ

Mật độ dân số (người/km2)
1995
2005
3
4
109
123
32
32
19
21
24
30
42
48

Biểu đồ mật độ dân số thế giới và các châu lục năm 1995 và năm 2005


c) Nhận xét
Giai đoạn 1995- 2005:
- Mật độ dân số không đều giữa các châu lục:
+ Châu Á có mật độ dân số cao nhất, tiếp đến là châu Âu, châu Phi, châu Mĩ (dẫn chứng).
+ Châu Đại Dương có mật độ dân số trung bình thấp nhất (dẫn chứng).
- Châu Á có mật độ dân số cao gấp hơn 2,5 lần mật độ dân số trung bình toàn thế giới. Các
châu lục còn lại có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của thế giới (dẫn chứng).
- Mật độ dân số trung bình thế giới và các châu lục đều tăng (trừ châu Âu - mật độ dân số
không thay đổi trong giai đoạn trên) (dẫn chứng).

Câu 3. Cho bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người)
của các nước Cô-oét, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, năm 2001
(Đơn vị: USD)
Quốc gia
Cô-oét
Hàn Quốc
Trung Quốc
Lào
GDP/người
19040,0
8861,0
911,0
317,0
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người)
của các nước Cô-oét, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, năm 2001.
b) Nhận xét và giải thích.
Gợi ý làm bài


a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người
(GDP/người) của Cô-oét, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào năm 2001

b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) có sự chênh lệch rất lớn giữa
các nước.
- Cô-oét có GDP/người cao nhất (19040 USD), tiếp đến là Hàn Quốc (8861 USD), Trung
Quốc (911 USD) và sau đó là Lào (317 USD).

- GDP/người của Cô-oét gấp 2,15 lần GDP/người của Hàn Quốc, gấp 20,9 lần GDP/người
của Trung Quốc và gấp hơn 60 lần GDP/người của Lào. Hàn Quốc có GDP/người gấp 9,73
lần GDP/người của Trung Quốc, gấp gần 28 lần GDP/người của Lào. Trung Quốc có
GDP/người gấp 2,87 lần GDP của Lào.
* Giải thích
- Cô-oét do có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế
biến, trở thành nước giàu nên có GDP/người cao.
- Hàn Quốc là nước công nghiệp mới, có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh nên có
GDP/người đạt ở mức trung bình trên.
- Trung Quốc là nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh; tập trung phát triển
dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nên
có GDP/người ở mức trung bình dưới.


- Lào là nước đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đời sống nhân dân
gặp nhiều khó khăn nên GDP/người đạt ở mức thấp.
Câu 4. Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng dầu mỏ khai thác và tiêu dùng ở một số nước châu Á năm 1998
(Đơn vị: triệu tấn)
Quốc gia
Khai thác
Tiêu dùng
Trung Quốc
161
173,7
Nhật Bản
0,45
214,1
In-đô-nê-xi-a
65,48

45,21
A-rập Xê-út
431,12
92,4
Cô-oét
103,93
43,6
Ấn Độ
32,97
71,5
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng dầu mỏ khai thác và tiêu dùng ở một số nước châu Á
năm 1998.
b) Tính lượng dầu mỏ chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng ở một số nước châu Á
năm 1998.
c) Từ biểu đồ đã vẽ và kết quả tính toán, hãy rút ra nhận xét cần thiết.
Gợi ý làm bài
a) Biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu mỏ khai thác và tiêu dùng
ở một số nước châu Á năm 1998


b) Tính lượng dầu mỏ chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng ở một số nước châu Á năm
1998
(Đơn vị: triệu tấn)
Quốc gia
Khai thác
Tiêu dùng
Chênh lệch
12, 7
Trung Quốc

161
173,7
213, 65
Nhật Bản
0,45
214,1
In-đô-nê-xi-a
65,48
45,21
20,27
A-rập Xê-út
431,12
92,4
338,72
Cô-oét
103,93
43,6
60,53

38, 53
Ấn Độ
32,97
71,5
c) Nhận xét
Trong các quốc gia châu Á đề cập ở bảng trên (năm 1998):
- A-rập Xê-út có sản lượng dầu mỏ khai thác lớn nhất, tiếp đến là Cô-oét, In-đô-nê-xi-a, Ấn
Độ, Trung Quốc và thấp nhất là Nhật Bản.
- Nhật Bản có sản lượng dầu mỏ tiêu dùng nhiều nhất, tiếp đến là Trung Quốc, A-rập Xê-út,
Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Cô-oét.
- Trung Quốc, Ấn Độ có sản lượng dầu mỏ khai thác ít hơn sản lượng dầu mỏ tiêu dùng,

nhất là Nhật Bản, đã dẫn đến thiếu hụt dầu mỏ, phải nhập từ nước ngoài.
- A-rập Xê-út, Cô-oét, In-đô-nê-xi-a có sản lượng dầu mỏ khai thác lớn hơn sản lượng dầu
mỏ tiêu dùng, nên có lượng dầu mỏ dư để xuất khẩu thu ngoại tệ, nhất là A-rập Xê-Út.
Câu 5. Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng của châu Á
giai đoạn 1990 - 2010.
(Đơn vị: nghìn thùng/ngày)
Năm
Dầu thô khai thác
Dầu thô tiêu dùng
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội

1990
2000
2005
2010
22471
29821
32066
32845
16897
25869
30002
34726
các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 -

2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng của
châu Á giai đoạn 1990 - 2010.
b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết.

Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ


Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô
tiêu dùng của châu Á giai đoạn 1990 - 2010

b) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Sản lượng dầu thô khai thác tăng liên tục từ 22471 nghìn thùng/ngày (năm 1990) lên 32845
nghìn thùng/ngày (năm 2010), tăng 10374 nghìn thùng/ngày (tăng gấp 1,46 lần).
- Lượng dầu thô tiêu dùng tăng liên tục từ 16897 nghìn thùng/ngày (năm 1990) lên 34726
nghìn thùng/ngày (năm 2010), tăng 17829 nghìn thùng/ngày (tăng gấp 2,06 lần).
- Lượng dầu thô tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn sản lượng dầu thô khai thác (dẫn
chứng).
- Các năm 1990, 2000, 2005, sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn lượng dầu thô tiêu dùng.
Năm 2010, lượng dầu thô tiêu dùng lớn hơn sản lượng dầu thô khai thác (dẫn chứng).
Câu 6. Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm
1990
2000
Xuất khẩu
319,3
514,6
Nhập khẩu
291,1
446,1
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ


2005
654,4
590,0
trên thế giới giai

2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Tính cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.

2010
833,7
768,0
đoạn 1990 -


b) Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất - nhập khẩu
của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010.
c) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết.
Gợi ý làm bài
a) Cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản
Năm
Cán cân xuất nhập khẩu (tỉ USD)
b) Vẽ biểu đồ

1990
28,2

2000
68,5


2005
64,4

2010
65,7

Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân
xuất - nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010

c) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục từ 610,4 tỉ USD (năm 1990) lên 1601,7 tỉ USD
(năm 2010), tăng 991,3 tỉ USD (tăng gấp 2,63 lần).
- Giá trị xuất khẩu tăng liên tục từ 319,3 tỉ USD (năm 1990) lên 833,7 tỉ USD (năm 2010),
tăng 514,4 tỉ USD (tăng gấp 2,61 lần).
- Giá trị nhập khẩu tăng liên tục từ 291,1 tỉ USD (năm 1990) lên 768,0 tỉ USD (năm 2010),
tăng 476,9 tỉ USD (tăng gấp 2,64 lần).
- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giá trị xuất khẩu.
- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập
khẩu, còn giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.


- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các
giai đoạn (dẫn chứng).
- Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân xuất nhập khẩu
luôn dương.
- Giá trị cán cân xuất nhập khẩu tăng từ 28,2 tỉ USD (năm 1990) lên 65,7 tỉ USD (năm
2010), tăng 37,5 tỉ USD (tăng gấp 2,33 lần), nhưng không ổn định (dẫn chứng).
IV. Củng cố
- Củng cố các kĩ năng vẽ biểu đồ

- Cách nhận xét biểu đồ
- Cách phân tích tìm dạng biểu đồ
- Cách trình bài lời giải bài tập
V. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc bài
- Xem lại các bài tập đã làm
- Hoàn thiện các bài tập còn lại

Chuyên đề: NHẬN DẠNG, VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ


Buổi 3: NHẬN DẠNG, VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG
A- MỤC TIÊU
 Nhận dạng được bài tập vẽ biểu đồ đường
 Biết cách vẽ biểu đồ tròn, biểu đồ đường.
 Biết cách nhận xét bài tập biểu đồ đường
 Rèn luyện kĩ năng phân tích, tìm hướng làm và trình bày lời giải.
 Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, trung thực và hợp tác.
B- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Tổ chức: kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra
 HS 1: Kiểm tra kĩ năng vẽ biểu đồ cột
 HS 2: Kiểm tra kĩ năng nhận xét biểu đồ cột.
III. Bài giảng
 Lý thuyết:
4/ Biểu đồ đường
a) Cách vẽ Biểu đồ đường

 Dấu hiệu nhận biết:
 Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các

mốc thời gian.
 Các bước vẽ biểu đồ đường
 Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng
như số người, sản lượng, tỉ lệ %.. còn trục nằm ngang thể hiện thời gian)
 Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục (chú ý tương quan giữa độ cao của trục
đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và
mĩ thuật)
 Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định đẻ tính toán và đánh
giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang
cần chú ý đến tỉ lệ (cần đúng tỉ lệ cho trước). Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục
đứng
 Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (ghi số liệu vào bản đồ, nếu sử dụng kí hiệu thì cần có
bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ)
 Lưu ý: Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần
dùng 1 kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo
+ Nếu vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau thì vẽ 2 trục đứng ở 2 bên biểu đồ, mỗi
trục thể hiện 1 đơn vị
+ Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau
thì phải tính toán để chuyển số liệu thô (số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau) sang
số liệu tinh (số liệu tương đối, với cùng đơn vị thông nhất là đơn vị %). Ta thường lấy số


liệu năm đầu tiên là ứng với 100%, số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm
đầu tiên. Sau đó ta sẽ vẽ đường biểu diễn
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng giấy, bìa sản xuất, gỗ dán,
phân hóa học, xi măng, phôi thép của châu Á giai đoạn 1990 - 2010

Biểu đồ đường là biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số
năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng
 Các loại biểu đồ dạng đường:

- Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.
- Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối.
b) Cách nhận xét
 Trường hợp thể hiện một đối tượng:
- So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: đối tượng
cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu
năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được)
- Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm nào không liên
tục) Hai trường hợp: nếu liên tục: thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào
tăng chậm nếu không liên tục: thì năm nào không còn liên tục
- Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.
 Trường hợp cột có hai đường trở lên:
- Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: đường
a trước, rồi đến đường b, rồi đến c, d
- Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mối liên hệ giữa các đường biểu diễn.
- Kết luận và giải thích.

 Bài tập:


×