Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

NHỮNG NẤC THANG TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG JIMMY CARTER (1977 – 1981)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.97 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ
----------

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM

NHỮNG NẤC THANG TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ
DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG JIMMY CARTER (1977 – 1981)

Sinh viên thực hiện

: ĐINH THỊ LINH

Mã sinh viên

: 685602026

Lớp

: Sử K68 CLC

Giảng viên hướng dẫn

: LÊ HOÀNG LINH

Hà Nội, tháng 8 năm
2020
1



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
người giảng viên – TS. Lê Hoàng Linh người đã dạy dỗ, chỉ bảo chúng em trong
học phần “Lịch sử ngoại giao Việt Nam” vừa qua. Thời gian diễn ra học phần, do
tiến độ gấp rút của quá trình học kì hè và ảnh hưởng của dịch Covid 19, nên việc
dạy và học diễn ra nhanh chóng và gấp rút. Tuy nhiên thầy vẫn dành thời gian
đáng kể cho việc vừa giảng bài kết hợp cho các bạn thuyết trình, đảm bảo bám sát
nội dung môn tín chỉ và khả năng tự học của sinh viên. Chúng em luôn nhận được
sự chỉ bảo sát sao, nhiệt tình của thầy không chỉ qua việc truyền tải nội dung học
phần và những góp ý, câu hỏi của thầy trong các buổi thuyết trình, những ý kiến
đánh giá, góp ý của đó sẽ là những hướng mới cho chúng em tiếp cận và sửa đổi
để bài của mình được khách quan và đa chiều nhất có thể. Thầy luôn tạo điều kiện
để chúng em có thể học tập một cách tốt nhất.
Em rất trân trọng cảm ơn những sự dạy bảo tâm huyết, nhiệt tình của thầy
dành cho lớp chúng em. Em kính chúc thầy sẽ luôn mạnh khoẻ, thành công và luôn
giữ được sự nhiệt huyết trong nghề. Em cũng hi vọng, trong các học phần tiếp theo
chúng em sẽ tiếp tục được thầy chỉ bảo, dạy dỗ!
Về bài tiểu luận này, do hạn chế về thời gian, kiến thức của bản thân nên
bài còn nhiều thiếu sót, hạn chế… Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để
bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đinh Thị Linh

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................4
NỘI DUNG...............................................................................................9

CHƯƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM –
HOA KỲ SAU NĂM 1975..........................................................................9
1.1. Bình thường hoá quan hệ là nhu cầu của cả Việt Nam và Hoa Kỳ 9
1.1.1. Về phía Hoa Kỳ........................................................................9
1.1.2. Về phía Việt Nam....................................................................11
1.2. Tiến trình bình thường hoá giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chịu sự tác
động, cản trở của nhiều yếu tố khác biệt..........................................14
1.3. Cục diện quan hệ quốc tế và những ảnh hưởng bất lợi đến quan
hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau năm 1975.................................................16
1.4. Tâm lí Việt Nam và Hoa Kỳ sau khi cuộc chiến tranh khép lại....17
CHƯƠNG 2. NHỮNG NẤC THANG TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ
DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG JIMMY CARTER (1977 -1981) - KHI CƠ HỘI BỊ
BỎ LỠ...................................................................................................20
2.1. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Gerald Ford
(1975 – 1977).....................................................................................20
2.2. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter
(1977 – 1981).....................................................................................23
2.2.1. Tổng thống Jimmy Carter và cơ hội mới cho quan hệ Việt – Mỹ
........................................................................................................23
2.2.2. Khi cơ hội bị bỏ lỡ và quan hệ Việt – Mỹ căng thẳng trở lại...29
Chương 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ
(1975 – 1981).......................................................................................34
3.1. Đánh giá về chính sách của đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa
Kỳ từ năm 1975 - 1981......................................................................34
3.2. Bài học kinh nghiệm từ quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ (1975 – 1981)
...........................................................................................................36
KẾT LUẬN..............................................................................................37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................38

3



4


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Quan hệ giữa hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ là một mối quan hệ rất đặc
biệt, trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử. Xuất phát từ các tầng sâu văn hoá, từ
cơ duyên địa – chính trị, kinh tế khiến cả hai nước có sự tương giao từ rất sớm. Tuy
nhiên, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lại gắn với những lần tác hợp lỡ làng trong lịch
sử và thay vào đó là những năm tháng đau thương, nhiều mất mát. Sau khi cuộc
kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam giành được thắng
lợi, Mỹ đã biến mình thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam. Cuộc chiến
tranh Mỹ - Việt kéo dài hơn 20 năm (1954 – 1975) đã để lại những trang sử bi
thương cho cả hai dân tộc. Khép lại quá khứ bi thương đó, sau năm 1975 cả Mỹ và
Việt Nam đều có nhu cầu bình thường hoá và thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau
năm 1975, đặc biệt là dưới thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (1977 – 1981) tiến
trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ gắn liền với sự thay đổi chính
sách của hai nước để phù hợp với bối cảnh lịch sử mới. Nghiên cứu về quan hệ
Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn này góp phần tìm hiểu thêm chính sách đối ngoại
của Mỹ và Việt Nam, cũng như sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ sau chiến tranh.
Không những thế nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn này còn
làm rõ những bước thăng trầm, những nấc thang trong tiến trình bình thường hoá
và ảnh hưởng của mối quan hệ này tới lợi ích của từng nước, từng khu vực, để lại
những bài học kinh nghiệm quý báu cho việc hoạch định chính sách ngoại giao để
phù hợp với tình hình lịch sử. Thông qua đó, góp phần phát triển quan hệ ngoại
giao giữa hai nước trong tương lai.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ thời cận đại đến nay, đặc biệt là tiến trình

bình thường hoá và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước sau chiến tranh là
5


một đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu hai nước cũng như nước
ngoài. Tuy nhiên có khá ít công trình nghiên cứu sâu và cụ thể về tiến trình bình
thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ giai đoạn sau chiến tranh đến năm 1981.
Hầu hết các công trình đều chỉ khái quát về giai đoạn này trong tiến trình bình
thường hoá quan hệ nói chung giữa Việt Nam và Mỹ. Có thể kể đến một số công
trình sau:
Đầu tiên là các công trình khái quát chung về các giai đoạn ngoại giao Việt
Nam như cuốn Ngoại giao Việt Nam (1945 – 2000) của tác giả Nguyễn Đình Bin;
cuốn Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940 – 2010) của tác giả Vũ Dương
Ninh hay cuốn Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (1945 – 1995) của tác giả Lưu
Văn Lợi. Các công trình đều khái quát được bối cảnh lịch sử mới tác động đến việc
điều chỉnh chính sách đối ngoại của cả hai nước cùng những khả năng để ngỏ cho
việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, các công trình này đều viết
khá khái quát về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1977 – 1981 trong tiến
trình chung của quan hệ hai nước.
Trong chuyên khảo Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ của Đỗ Đức Định,
NXB Thế giới, Hà Nội, 2000 tác giả đã phân tích quan hệ kinh tế thương mại và
đầu tư của hai nước trong 3 thời kỳ chính: thời kỳ chiến tranh (1954 – 1975), thời
kỳ cấm vận, trừng phạt (1975 – 1995) và thời kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao (1995
– 1998). Công trình này đã nói khá kĩ đến chính sách bao vây, cấm vận của Hoa Kỳ
đối với Việt Nam giai đoạn sau năm 1975, tuy nhiên công trình chỉ viết riêng về
khía cạnh về quan hệ kinh tế, thương mại mà chưa đề cập đến các lĩnh vực khác.
Các công trình Quan hệ Việt – Mỹ thời kì sau Chiến tranh Lạnh (1990 –
2000) của tác giả Lê Văn Quang hay Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ - Thực trạng và
triển vọng của tác giả Trần Nam Tiến đều viết khái quát về quan hệ Việt – Mỹ giai
6



đoạn sau chiến tranh để làm nền tảng phân tích mối quan hệ này sau thời kì Chiến
tranh Lạnh.
Một tài liệu chưa được xuất bản chính thức nhưng được nhiều người tìm
đọc, ghi lại nhiều dữ kiện quan trọng về quá trình đàm phán với Hoa Kỳ đó là cuốn
Hồi ức và suy nghĩ của tác giả Trần Quang Cơ. Ông là nhân chứng lịch sử cũng là
người trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán giữa Việt Nam – Hoa Kỳ thời kỳ
này với tư cách là Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Bộ ngoại giao. Vì vậy, cuốn hồi kí này
cung cấp những sự kiện đầy đủ, chi tiết về quá trình đàm phán giữa hai nước thời
gian này. Đây là những sự kiện được tác giả “mắt thấy tai nghe”, được giữ kín và
chưa bao giờ phổ biến, có tính mới so với những tài liệu chính thống trước đây.
Tác giả cũng đưa ra quan điểm cá nhân cùng những suy nghĩ sâu sắc về hệ quả và
bài học của việc bỏ lỡ cơ hội trong quá trình đàm phán với Mỹ. Tuy nhiên, đây là
tài liệu chưa được xuất bản chính thức, không mang tính chính thống, còn gây
nhiều tranh cãi. Là cuốn Hồi kí nên tài liệu này còn mang tính chủ quan của tác
giả.
Đặc biệt phải nói đến công trình Quá trình bình thường hoá và phát triển
quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ (1976 – 2006) của tác giả Nguyễn Anh Cường đã viết
khá chi tiết và đầy đủ những sự kiện của quá trình bình thường hoá quan hệ Việt
Nam và Mỹ sau khi cuộc chiến tranh giữa hai nước khép lại. Tuy nhiên, công trình
này chưa phân tích sâu về những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối
với Việt Nam khi Tổng thống Mỹ Carter lên cầm quyền vào năm 1977.
Trong quá trình tìm hiểu, sưu tầm tài liệu, bản thân tôi nhận thấy có khá ít
công trình của các tác giả Việt Nam nghiên cứu sâu và chi tiết về tiến trình bình
thường hoá quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ sau chiến tranh, đặc biệt là
dưới thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (1977 – 1981). Đồng thời, chưa có tài liệu
nào nghiên cứu riêng về giai đoạn này với góc nhìn phân tích từ cả hai phía Việt
7



Nam và Mỹ. Đây có lẽ là một khoảng trống lớn cần phải khoả lấp. Trên cơ sở kế
thừa các công trình đã công bố, tôi chọn đề tài “Những nấc thang trong quan hệ
Việt Nam – Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter (1977 – 1981)” cho bài
tiểu luận của mình.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Về đối tượng:
- Đối tượng mà bài tiểu luận tìm hiểu là những nhân tố tác động và tiến
trình bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ sau năm 1975, đặc biệt là trong
giai đoạn 1977 – 1981 dưới thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter.
- Bài tiểu luận tập trung lí giải nguyên nhân vì sao chính quyền mới dưới
thời Carter lại thay đổi chính sách đối ngoại với Việt Nam, đồng thời chỉ ra
những cơ hội mà Việt Nam bỏ lỡ trong quá trình đàm phán, từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cụ thể.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Xét trên tiêu chí thời gian bài tiểu luận tập trung tìm hiểu về quan hệ Việt
– Mỹ sau năm 1975, cụ thể là từ năm 1977 – 1981 dưới thời kỳ cầm quyền
của Tổng thống Mỹ Carter.
- Xét về không gian bài tiểu luận tập trung khai thác quan hệ Việt – Mỹ
thông qua những chính sách đối ngoại của cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ.
Đồng thời, bài tiểu luận cũng khai thác các yếu tố trên các lĩnh vực tự nhiên,
chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội và cục diện thế giới tác động đến quan hệ
hai nước giai đoạn này.
4. BỐ CỤC BÀI TIỂU LUẬN
Bài tiểu luận bao gồm 3 chương:
8


Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau
năm 1975

Trình bày những nhân tố thuận lợi và những cản trở về tự nhiên, lịch sử,
kinh tế, văn hoá – xã hội và cục diện quốc tế đã tác động đến quan hệ Việt Nam và
Hoa Kỳ sau năm 1975.
Chương 2: Những nấc thang trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ dưới thời
Tổng thống Jimmy Carter (1977 -1981) - khi cơ hội bị bỏ lỡ
Chương 2 đi sâu vào việc phân tích chính sách đối ngoại từ hai phía Việt
Nam và Hoa Kỳ từ sau năm 1975. Đặc biệt, chương 2 tập trung lí giải nguyên nhân
chính quyền của Tổng thống Carter thay đổi chính sách đối ngoại với Việt Nam từ
năm 1977. Trong chương này cũng phân tích cụ thể về cơ hội bị bỏ lỡ và sự rạn vỡ
trong tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước giai đoạn này.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm từ quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ (1975 – 1981)
Đánh giá chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ từ năm 1975 – 1981
và rút ra bài học kinh nghiệm cho nền ngoại giao Việt Nam.

9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ
SAU NĂM 1975
1.1. Bình thường hoá quan hệ là nhu cầu của cả Việt
Nam và Hoa Kỳ
Từ những năm 1970, tình hình thế giới diễn ra với những biến động lớn trên
các mặt chính trị, kinh tế, quan hệ quốc tế, mở màn cho những phát triển và biến
đổi có tính chất bước ngoặt trong những thập niên cuối thế kỉ XX. Những thành
tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tác động sâu sắc đến mọi mặt
đời sống xã hội, kể cả các mối quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của các
nước.
Quan hệ quốc tế những năm 1970 đang chuyển dần từ căng thẳng sang hoà

dịu. Các nước lớn có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoại, cục
diện quan hệ giữa các nước lớn cũng diễn biến phức tạp. Từ đầu những năm 1970,
với “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức” và những
cuộc thương lượng giữa Liên Xô và Mỹ nhằm hạn chế vũ khí chiến lược, được coi
là những sự kiện mở đầu cho xu thế hoà hoãn giữa hai phe. Năm 1975, Liên Xô
thúc đẩy kí Định ước Helsinki, kết thúc 30 năm đối đầu ở châu Âu. Điều này đã tác
động rất lớn đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thời điểm này, cả hai nước
đều có nhu cầu và mong muốn bình thường hoá quan hệ ngoại giao.
1.1.1. Về phía Hoa Kỳ

Sau chiến tranh tại Việt Nam, Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á lục địa, nền
chính trị thế giới bước vào thời kỳ “sau Việt Nam”. Sau thất bại nặng nề ở Việt
Nam, ảnh hưởng quốc tế của Mỹ bị giảm sút. Các khối quân sự do Mỹ cầm đầu trở
10


nên lỏng lẻo và tan rã. Ở Đông Nam Á, tổ chức quân sự SEATO giải tán. Mỹ cũng
mất dần ảnh hưởng ở Iran, khu vực Mỹ Latinh và châu Phi. Thời gian này, do tác
động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1973 và hậu quả của tình trạng đối đầu, chạy
đua vũ trang với Liên Xô trong nhiều năm, nước Mỹ bị suy giảm thế và lực, khủng
hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội. Người Mỹ gọi những năm 70 là “thập
niên suy thoái”, “thập niên lạm phát”, “thập niên thất nghiệp”. Tây Âu và Nhật Bản
vươn lên, trở thành các trung tâm kinh tế của thế giới, cạnh tranh với Mỹ. Nước
Mỹ luôn trong tình trạng nhập siêu nghiêm trọng, trong kim ngạch xuất khẩu luôn
đứng sau Nhật Bản và Tây Đức. Trước tình hình đó, Mỹ đã tiến hành điều chỉnh
chiến lược: giảm cam kết ở bên ngoài, thúc đẩy hoà hoãn các đối thủ của chính, tập
trung ưu tiên giải quyết các vấn đề trong nước để củng cố lại địa vị trong hệ thống
tư bản chủ nghĩa.
Việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam cũng nằm trong sự điều chỉnh
chiến lược của Mỹ, bởi trong con mắt của người Mỹ vùng đất này gắn liền với

những lợi ích đáng kể.
Lợi ích địa – chính trị là yếu tố xuyên suốt trong chính sách của Mỹ đối với
Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Điều này xuất phát từ vị trí địa –
chính trị quan trọng của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Số đông những nhân
vật trong Quốc hội và Chính phủ Mỹ đánh giá Việt Nam có tầm quan trọng xứng
đáng ở Đông Dương và Đông Nam Á, là quốc gia tuy nhỏ, song có vị trí quan
trọng ở khu vực. Về mặt chiến lược Việt Nam án ngữ con đường biển huyết mạch
từ Bắc Á xuống Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, gần trung tâm Đông Nam Á nên
là đầu mối giao thông quan trọng. Đồng thời, Việt Nam có lợi thế về quân sự khi
có quân cảng Cam Ranh. Người Mỹ đánh giá rằng đây là một cảng quan trọng, từ
đó có thể khống chế được một phần lớn vùng biển Đông Nam Á.

11


Về tâm lí, việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam thời kì này giúp cho
nước Mỹ vượt qua tình trạng “hội chứng Việt Nam” đã và đang tác động nặng nề
và sâu sắc đến nền chính trị và xã hội Mỹ, từng bước khắc phục tâm lí mặc cảm do
đã gây chiến và thất trận ở Việt Nam. Đồng thời, bình thường hoá quan hệ có thể
giúp Mỹ giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam (MIA) –
một vấn đề nhạy cảm mà các tổng thống Mỹ từ sau năm 1975 đều coi là ưu tiên
quốc gia.
Về chính trị và ý thức hệ, mục tiêu lâu dài của Mỹ là muốn chuyển hoá chế
độ chính trị của Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa, lôi kéo Việt Nam vào
quỹ đạo của Mỹ.
Thêm vào đó, sau năm 1975, quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô ngày càng
được tăng cường. Chính vì thế, Mỹ lo sợ đây là một nguy cơ lớn, đe doạ vai trò, vị
thế của mình tại khu vực Đông Nam Á. Mỹ cho rằng việc quan hệ với Việt Nam sẽ
giúp họ thực hiện được chiến lược cân bằng lực lượng và bảo vệ được những
quyền lợi của Mỹ tại khu vực này. Ngoài ra, tạo được chỗ đứng ở Việt Nam sẽ giúp

Mỹ phần nào kiềm chế được ý đồ bành trướng của các nước lớn trong khu vực và
giúp Mỹ mở rộng ảnh hưởng ra toàn bộ Đông Dương và Đông Nam Á, tăng cường
vị thế ở một địa bàn mà họ đã buộc phải rút lui vào năm 1975. Có thể thấy việc
bình thường hoá quan hệ với Việt Nam trước hết là xuất phát từ lợi ích của Mỹ.
Chính vì những lí do trên, sau chiến tranh số đông người Mỹ đều muốn bình
thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
1.1.2. Về phía Việt Nam

Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mùa xuân
năm 1975, một kỉ nguyên mới mở ra cho đất nước Việt Nam: hoà bình, độc lập, thống
nhất, cả nước đi lên xây dựng và phát triển đất nước, quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Từ một nước thuộc địa, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân
12


Việt Nam giành được độc lập, tự do, thống nhất đã từng bước khẳng định vị thế của
mình trên thế giới. Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đã
trở thành một trong những thắng lợi vĩ đại của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
giữa thế kỷ XX. Uy tín và địa vị quốc tế của Việt Nam ngày càng nâng cao1. Tranh thủ
tình hình quốc tế thuận lợi đối với Việt Nam sau chiến tranh, Đảng và Nhà nước Việt
Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế với nước ngoài nhằm thu hút
vốn, thiết bị kĩ thuật phục vụ công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại
đất nước. Đến ngày 19/8/1976, Việt Nam đã lập quan hệ ngoại giao với 97 quốc gia
trên thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế, khu vực đã đặt quan hệ với Việt Nam. Từ năm
1975 – 1977, Việt Nam đã thiết lập thêm quan hệ ngoại giao với 23 nước.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam
(12/1976) đã đề ra nhiệm vụ đối ngoại cho đất nước: “ra sức tranh thủ những điều
kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, khôi
phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, khoa học, kỹ thuật, củng cố quốc
phòng, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đồng

thời tiếp tục kề vai sát cánh với các nước xã hội chủ nghĩa anh em và tất cả các dân
tộc trên thế giới đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã
hội…”2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam khi đó là: “Thiết lập và mở rộng quan
hệ bình thường giữa nước ta với tất cả các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập,
chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi”. Bình thường hoá quan hệ với Mỹ cũng nằm
trong chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam thời
gian này.
Tuy nhiên, cũng từ sau năm 1975, Việt Nam gặp nhiều khó khăn chồng chất,
vừa phải khôi phục nền kinh tế nhiều năm bị chiến tranh tàn phá nặng nề, vừa phải
1 Nguyễn Trọng Phúc (2003), Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các Đại hội và
Hội Nghị Trung ương 1930 – 2002, NXB Lao Động, Hà Nội.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Sự thật, Hà Nội, tr. 178.

13


xây dựng đường lối công nghiệp hoá trong bối cảnh viện trợ của các nước xã hội
chủ nghĩa có xu hướng giảm đi. Trong khi đó, chính sách cấm vận của Mỹ đối với
Việt Nam lúc này ngày càng tăng lên. Chính sách cấm vận của Mỹ bắt đầu từ năm
1964 nhằm chống lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sau năm 1975 được áp
đặt lên toàn bộ nước Việt Nam thống nhất. Mỹ thực hiện cấm vận các quan hệ đi
lại, giao lưu của công dân hai nước; cấm các quan hệ buôn bán, đầu tư kinh doanh;
phong toả các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF),… trong quan hệ kinh tế, tài chính với Việt Nam. Đồng thời, Mỹ
phong toả tài sản của chính quyền Sài Gòn trước đây. Mục tiêu bao quát của Mỹ
khi thực hiện chính sách cấm vận và trừng phạt là làm cho Việt Nam kiệt quệ về
kinh tế và cô lập với thế giới bên ngoài, để cuối cùng phải tuân theo những điều
kiện áp đặt về “dân chủ hoá và nhân quyền cơ bản” theo quan niệm của Mỹ 3. Cấm
vận đã gây ra những ảnh hưởng khá mạnh, càng làm cho Việt Nam bị cô lập hơn

trên trường quốc tế và ngày càng lún sâu vào khủng hoảng kinh tế - xã hội ở trong
nước. Cấm vận và trừng phạt của Hoa Kỳ ngăn cản Việt Nam tiếp cận với các
nguồn hỗ trợ từ bên ngoài và kích động phá rối từ bên trong. Do đó, việc đấu tranh
phá bỏ bao vây cấm vận tiến tới bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ là một đòi hỏi
khách quan của quá trình phát triển đất nước.
Có thể thấy, rõ ràng sau năm 1975 nhu cầu bình thường hoá quan hệ giữa hai
nước xuất hiện ở cả hai phía. Lợi ích của việc bình thường hoá là hiển hiện. Do đó,
cả Mỹ và Việt Nam đều có những nỗ lực nhất định để tiến tới bình thường hoá
quan hệ giữa hai nước. Chính những lí do trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho những
đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ trong giai đoạn này.

3 Trần Hữu Đính, Lê Trung Dũng (1997), Quan hệ Việt – Mỹ trong Cách mạng tháng Tám, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 100-102.

14


1.2. Tiến trình bình thường hoá giữa Việt Nam và Hoa
Kỳ chịu sự tác động, cản trở của nhiều yếu tố khác biệt
Trước hết, Việt Nam và Mỹ có những cách biệt lớn về khoảng cách địa lí.
Đây là yếu tố tự nhiên tạo ra những bất lợi trong quan hệ giữa hai nước ngay từ
những thời kỳ đầu tiên.
Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử hàng nghìn năm kháng chiến
chống quân xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam có một nền văn hoá
phương Đông đặc sắc, chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Khổng giáo và Phật giáo.
Tuy nhiên do phải chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại
xâm diễn ra liên tiếp nhau nên Việt Nam vẫn là một quốc gia nghèo nàn, còn nhiều
lạc hậu. Nền kinh tế Việt Nam thời gian này đang trong quá trình chuyển đổi từ nền
kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, Mỹ là quốc gia có hơn 2năm lịch sử với nền

văn hoá hỗn hợp được xây dựng trong một quốc gia liên bang đa chủng tộc. Nền
kinh tế Mỹ là một nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển nhất thế giới.
Người Mỹ khá thẳng thắn, không rào đón ngoại giao và muốn thấy ngay kết quả, vì
vậy thường gây áp lực với đối tác bằng lối ngoại giao áp đặt của một nước lớn.
Việt Nam và Mỹ có hai chế độ chính trị đối lập nhau, đứng ở hai phía đối
đầu nhau trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Việt Nam là một nước với thể chế chính trị
theo con đường xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản.
Còn Mỹ theo thể chế chính trị tư sản, tam quyền phân lập, có chế độ chính trị đa
đảng với hệ giá trị, hệ thống pháp luật và cơ chế quản lí xã hội rất khác Việt Nam.
Nước Mỹ luôn đòi hỏi các nước khác phải thay đổi để phù hợp với giá trị và chuẩn
mực của mình. Mỹ nhiều lần công khai kêu gọi Việt Nam chấp nhận đa nguyên, đa
đảng, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp Việt Nam4.
4 Nguyễn Anh Cường (2009), Quá trình bình thường hoá và phát triển quan hệ Việt Nam –
Hoa Kỳ (1976 – 2006), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 134.

15


Ở Việt Nam, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước được thi hành từ
Trung ương đến địa phương thì ở Mỹ đặc điểm của chủ nghĩa liên bang cũng là
một cản trở cho quan hệ song phương. Các tiểu bang, các quận và thành phố có
quyền tự chủ rất cao. Các bộ, ngành và toà án ở Mỹ cũng có sự tự chủ và độc lập
tương đối với nhau. Đây là bất lợi lớn trong tiến trình bình thường hoá quan hệ
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ giai đoạn này được biểu hiện rất rõ ràng qua vấn đề bồi
thường chiến tranh cho Việt Nam.
Đồng thời, trong khi nhân dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn sẵn sàng
khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tiến tới bình thường hoá và thiết lập quan hệ
ngoại giao với Hoa Kỳ thì ở quốc gia này luôn có sự phân hoá. Sau chiến tranh,
trong chính quyền Mỹ xuất hiện hai lập trường trái ngược nhau về việc hoạch định
một chính sách thống nhất. Trong khi nhiều nhân vật trong Quốc hội và Chính phủ

Mỹ, giới kinh doanh và những người theo chủ nghĩa tự do đánh giá Việt Nam có
tầm quan trọng ở Đông Dương và Đông Nam Á, đưa ra chủ trương đường lối mềm
dẻo, ủng hộ việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam thì một số tổ chức, nhóm
cựu binh Mỹ lại cho rằng Việt Nam không còn quan trọng với Mỹ, nhất là từ sau
năm 1975. Lí do họ đưa ra rằng Việt Nam quá xa và nhỏ bé với Mỹ, nơi đây đã gắn
liền với cuộc chiến làm mất danh dự của người Mỹ hơn bất kì một cuộc chiến tranh
nào. Bởi vậy, bình thường hoá quan hệ với Việt Nam không có quá nhiều ý nghĩa.
Những yếu tố khác biệt trên đã gây ra những cản trở trong tiến trình bình thường
hoá quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn này.
1.3. Cục diện quan hệ quốc tế và những ảnh hưởng
bất lợi đến quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau năm 1975
Từ cuối những năm 70 cục diện quan hệ giữa các nước lớn diễn ra phức tạp.
Liên Xô giành được thế cân bằng về vũ khí chiến lược với Mỹ, ngày càng tăng
cường mở rộng ảnh hưởng ở Mỹ Latinh, châu Á, châu Phi, đặc biệt là ở các nước
16


thuộc khối thuộc địa của Bồ Đào Nha mới giành được độc lập và quan tâm nhiều
hơn tới Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương. Phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Tình hình thế giới thay đổi có chiều hướng có lợi
cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Chiến lược toàn cầu của Mỹ bị đảo lộn nghiêm trọng. Vị thế và ảnh hưởng
của Mỹ ngày càng suy giảm. Để có thể thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh
tế, giành lại thế mạnh về quân sự và tầm ảnh hưởng của mình, Mỹ đã điều chỉnh
chiến lược, ra sức chạy đua vũ trang, bắt tay với Trung Quốc để chống lại Liên Xô
và phong trào cách mạng thế giới. “Sau khi bị gáo nước lạnh ở Việt Nam, Mỹ lo
tháo chạy khỏi Đông Nam Á, song lại sợ tạo ra một khoảng trống có lợi cho các
đối thủ của mình. Một mặt sợ Liên Xô thừa thế mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam
Á và thế giới, mặt khác lo Trung Quốc phát huy vai trò nước lớn châu Á để lấp chỗ
hổng đó nên Mỹ vừa tìm cách khai thác mâu thuẫn Xô – Trung, vừa muốn có một

nước Việt Nam độc lập với cả Trung Quốc lẫn Liên Xô để duy trì thế cân bằng
chiến lược giữa 3 nước lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương” 5. Tình hình
thế giới ngày càng căng thẳng, phức tạp.
Thời gian này, Trung Quốc bắt đầu triển khai thực hiện các chương trình cải
cách, hiện đại hoá và mở cửa nền kinh tế. Để thực hiện những mục tiêu phát triển
kinh tế, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây
khác. Đồng thời, Trung Quốc tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước trong thế giới
thứ ba, chú trọng cải thiện quan hệ với các nước ở Đông Nam Á.
Có thể thấy, thời kỳ này quan hệ tam giác Mỹ – Xô – Trung bắt đầu chuyển từ
hình thái đối đầu từng đôi một sang hình thái Mỹ - Trung cấu kết với nhau để chống
Liên Xô. Mâu thuẫn Xô – Mỹ ngày càng trở nên gay gắt. Vì thế, khi quan hệ giữa Việt
5 Nguyễn Quang Cơ (2003), Hồi ức và suy nghĩ, truy cập ngày 19/8/2020, tr.7.

17


Nam và Liên Xô ngày càng được tăng cường thì quan hệ Việt Nam – Trung Quốc rơi
vào cục diện căng thẳng. Quá trình tiến tới bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và
Mỹ diễn ra trong bối cảnh ba nước Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc đều muốn dùng vấn đề
Campuchia để phục vụ việc điều chỉnh chiến lược của mình. Cục diện này đã tác động
bất lợi đến tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Quá trình đàm
phán giữa Việt Nam và Mỹ liên tiếp bị gián đoạn bởi tác động của mối quan hệ phức
tạp với hai nước láng giềng là Campuchia và Trung Quốc.
1.4. Tâm lí Việt Nam và Hoa Kỳ sau khi cuộc chiến
tranh khép lại
Sau khi chiến tranh kết thúc, việc bình thường hoá quan hệ giữa hai đối thủ
vừa mới bước ra khỏi cuộc chiến tranh là một vấn đề khó khăn, phức tạp do so
sánh lực lượng, những yếu tố tâm lí, chính trị, kinh tế. Đặc biệt, cuộc chiến tranh
Việt Nam là một cuộc chiến tranh giữa một siêu cường với một nước nhỏ yếu hơn,
mang màu sắc ý thức hệ, một cuộc chiến tranh mà kết thúc lại là sự thất bại đầu

tiên của một siêu cường thì vấn đề bình thường hoá quan hệ giữa hai bên lại càng
khó khăn, phức tạp.
Việt Nam là nơi chứng kiến sự thất bại của chính quyền Mỹ trong nỗ lực
ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Nam Á, một cuộc chiến mà
Mỹ phải chịu nhiều tổn thất nặng nề, gây tác động lớn đến đời sống kinh tế, chính
trị, xã hội của toàn nước Mỹ. Đây là cuộc chiến với cái giá khủng khiếp phải trả
bằng sinh mạng mà tới giờ vẫn không thể đo đếm chính xác con số thương vong:
gần 60.000 quân nhân Mỹ và hơn 3 triệu người Việt Nam ở cả hai phía 6. Thêm vào
đó là vô số tổn thất cả về vật chất lẫn tinh thần đối với hai nước. Quá khứ đó khiến
cả Việt Nam và Mỹ rất khó để vượt qua những mâu thuẫn, tiến tới hợp tác với
nhau.
6 National Defense University, National War College (1994), Normalization of U.S. – Vietnam
relations regional security policy paper, tr.2.

18


Như đã nói ở trên, sau chiến tranh trong chính quyền Mỹ xuất hiện hai lập
trường trái ngược nhau. Trong khi một lập trường ủng hộ việc bình thường hoá
quan hệ với Việt Nam thì một lâp trường khác lại theo đuổi đường lối cứng rắn,
khước từ việc bình thường hoá quan hệ với Hà Nội trên cơ sở thi hành các điều
khoản của Hiệp định Paris và đề nghị của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng
tháng 9/1975. Lập trường này cho rằng Việt Nam đã vi phạm Hiệp định Paris khi
dùng sức mạnh quân sự lật đổ chính quyền Sài Gòn.
Về phía Việt Nam, những gì người Mỹ đã gây ra trong cuộc chiến tranh đã
để lại những hậu quả nặng nề về người và của. Tâm lí nghi ngại, những tổn thương,
mất mát khiến cho thời gian này trong tiềm thức, chúng ta vẫn coi Mỹ là kẻ thù về
cơ bản và lâu dài. Tại Đại hội đại biểu lần thứ IV của Đảng (12/1976) bên cạnh đề
ra nhiệm vụ mở rộng quan hệ đối ngoại, bình thường hoá quan hệ với các nước, đại
hội cũng nhấn mạnh: “Kiên quyết cùng các nước anh em và nhân dân tiến bộ trên

thế giới tiếp tục chung sức đấu tranh chống chính sách xâm lược và gây chiến của
bọn đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ”7
Tiểu kết
Với việc kí kết hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở
Việt Nam (27/1/1973) và tiếp đó là chiến thắng mùa xuân năm 1975 đã khép lại
một cuộc chiến khốc liệt, chính thức mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ Việt
Nam – Hoa Kỳ: Giai đoạn sau chiến tranh. Những diễn biến của cục diện thế giới,
sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam và Hoa
Kỳ đã tạo ra những nhân tố thuận lợi cũng như những cản trở trong quá trình đàm
phán tiến tới bình thường hoá quan hệ giữa hai nước sau năm 1975.
7

Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Sự thật, Hà Nội, tr. 180.

19


20


CHƯƠNG 2.
NHỮNG NẤC THANG TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ DƯỚI THỜI
TỔNG THỐNG JIMMY CARTER (1977 -1981) - KHI CƠ HỘI BỊ BỎ LỠ
2.1. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống
Gerald Ford (1975 – 1977)
Có thể nói những hành động sớm nhất thể hiện thiện chí hoà giải tới từ Việt
Nam. Ngay sau khi giải phóng miền Nam, ngày 28/5/1975 Việt Nam nhờ Liên Xô
chuyển cho Mỹ một thông điệp miệng: “Lãnh đạo VNDCCH tán thành việc có
quan hệ tốt trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Trên tinh thần đó, phía Việt Nam đã tự

kiềm chế trong khi giải phóng, tạo cơ hội cho người Mỹ không bị cản trở trong
việc tiến hành di tản nhân viên của họ. Phía Việt Nam đã cố gắng làm mọi sự cần
thiết để không làm xấu đi quan hệ với Mỹ trong tương lai. Không có sự thù địch
đối với Mỹ ở Việt Nam và Việt Nam cũng không muốn thấy như vậy ở phía Mỹ”8.
Ngày 03/07/1975, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tuyên bố Việt Nam mong muốn
bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Tuyên bố này nhất quán với định hướng về ngoại giao
trong lời tiên liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi cuộc chiến còn chưa kết thúc: “Chúng
tôi trải thảm đỏ cho Mỹ rút khỏi Việt Nam. Khi chiến tranh kết thúc, các vị được hoan
nghênh trở lại vì các vị có công nghệ và chúng tôi cần sự hợp tác của các vị”9.
Thái độ thiện chí của Việt Nam ngay sau khi cuộc chiến kết thúc là sự kế thừa
truyền thống hàng nghìn năm đấu tranh quân sự và ngoại giao bảo vệ Tổ quốc. Đó là nền
ngoại giao linh hoạt dựa trên hoàn cảnh thực tế từng thời kỳ, đề cao lợi ích dân tộc. Việc
duy trì thái độ hận thù trong chiến tranh với Mỹ sẽ chỉ làm cho nước Việt Nam mới thống
nhất thêm khó khăn hơn. Bởi lẽ, dù thất bại trong cuộc chiến tại Việt Nam, nhưng trên
8 Nguyễn Quang Cơ (2003), Hồi ức và suy nghĩ, truy cập ngày 19/8/2020, tr.8.
9 Phan Hoà (2005), Quan hệ Việt – Mỹ: Tiềm năng phát triển, truy cập ngày 19/8/20/20.

21


quy mô toàn cầu , Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường, có ảnh hưởng lớn trong quan hệ quốc
tế.
Thêm vào đó, Điều 21 của Hiệp định Paris đề cập tới việc Mỹ sẽ tham gia hàn gắn
vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam. Việc cải thiện
quan hệ với Mỹ sẽ tạo điều kiện để phía Hoa Kỳ thực hiện điều khoản này, qua đó tạo lực
đẩy cho quá trình khôi phục và phát triển kinh tế nước ta.
Tuy nhiên đáp lại thiện chí của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là phản ứng thù địch
của chính quyền Tổng thống Ford. Một mặt, Hoa Kỳ để ngỏ khả năng cải thiện quan hệ
với Việt Nam bằng việc tỏ ý sẵn sàng đàm phán, khẳng định sẽ không ủng hộ bất kì
chính phủ lưu vong nào của Việt Nam, đặc biệt ngày 12/6/1975, chính quyền của Tổng

thống Ford gửi đến sứ quán của Việt Nam tại Paris bức thông điệp: “Về nguyên tắc Mỹ
không thù hằn gì Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và sẵn sàng nghe bất cứ gợi ý nào của
Việt Nam”10. Mặt khác, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thực hiện chính sách thù địch với Việt Nam.
Ngay sau ngày 30/4/1975, Hoa Kỳ đã tuyên bố: không thiết lập quan hệ ngoại giao với
nước Việt Nam thống nhất, tiến hành phong toả tài sản của chính phủ Sài Gòn cũ. Ngày
15/5/1975, Mỹ tuyên bố cấm vận thương mại, mở rộng phạm vi áp đặt lệnh cấm vận ra
toàn lãnh thổ Việt Nam, phủ quyết việc Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc. Nhiều
người cho rằng: “Nước Mỹ đã tiếp tục cuộc chiến (chống Việt Nam) bằng những
phương tiện khác. Chính sách ngoại giao cấm vận chống Việt Nam có thể gói gọn
là sự kéo dài một cuộc chiến tranh chưa từng được chính thức phát động và chưa
từng được chính thức kết thúc”. Chính sách này được thể hiện rõ nét dưới thời
Tổng thống Gerald Ford.
Trước việc Việt Nam yêu cầu phải thực hiện điều khoản 21 của Hiệp định
Paris, chính quyền của Tổng thống Ford đã bác bỏ yêu cầu của Việt Nam về vấn đề
10 Nguyễn Quang Cơ (2003), Hồi ức và suy nghĩ, truy cập ngày 19/8/2020, tr.8.

22


viện trợ với lí do Hà Nội đã vi phạm thô bạo Hiệp định Paris khi đã tiến hành cuộc
tiến công quân sự lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. Tổng thống Ford đã
tuyên bố: “Tôi không hề nói chúng ta sẽ tìm kiếm việc bình thường hoá các quan
hệ hoặc thừa nhận Bắc Việt Nam” 11. Thực chất lập trường này không xuất phát từ
việc Việt Nam đã vi phạm Hiệp định Paris mà chính là vấn đề những quân nhân
Mỹ bị mất tích trong chiến tranh (MIA). Theo đó, người Mỹ tố cáo rằng Chính phủ
Hà Nội còn giữ lại nhiều người Mỹ đang mất tích. Từ đó đưa ra điều kiện Việt Nam
phải hành động trước trong vấn đề MIA, sự tích cực của Việt Nam sẽ là điều kiện để phía
Mỹ cân nhắc quyết định có đóng góp khoản tiền tái thiết Việt Nam sau chiến tranh hay
không.
Cuộc tiếp xúc đầu tiên sau chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ diễn ra tại Paris

ngày 10/7/1975 chủ yếu bàn về vấn đề MIA, phía Mỹ xin được trao trả một số hài
cốt phi công Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc. Hai tháng sau trong cuộc gặp gặp tiếp theo,
phía Việt Nam đồng ý giao cho Mỹ ba bộ hài cốt phi công bị bắn rơi.
Bước sang năm 1976, Mỹ khẳng định không thực hiện Điều 21 của Hiệp định
Paris về việc hàn gắn vết thương chiến tranh cho Việt Nam với số tiền 3,25 tỷ USA như
lời hứa của Tổng thống Mỹ Nixon trong công hàm gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày
01/02/1973. Trước khẳng định đó của Mỹ, Chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh sẽ
không có nỗ lực nào trong việc giải quyết vấn đề MIA chừng nào phía Mỹ chưa thực
hiện cam kết. Chính vì thế, thời gian này đàm phán giữa ta và Mỹ không đạt được nhiều
kết quả do cả hai bên đều kiên quyết lập trường của mình.
Thực chất “hòn đá tảng” cản trở quan hệ Việt – Mỹ không phải là những nguyên
cớ từ vấn đề tù binh, lính Mỹ mất tích trong chiến tranh (POW/MIA) hay việc bồi thường
chiến tranh mà về bản chất đó là tâm lí sau chiến tranh, tư duy thời chiến vẫn chưa về
11 Granto Ivanxo – Kevin Roulay (1999), Chân lí thuộc về ai, NXB Quân đội Nhân dân, Hà
Nội, tr. 59.

23


thay đổi. Với những vết thương và thiệt hại nặng nề, cả hai bên đều ứng xử đề phòng,
chưa thể gạt bỏ những bất đồng để hoà giải với nhau.
Thêm vào đó, trong cục diện Chiến tranh Lạnh và sự đối đầu giữa hai cực, hai
phe, cả Việt Nam và Mỹ khi đó đều coi phía bên kia như kẻ đối địch với mình. Nguyên
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên từng nhấn mạnh: “Tâm lí Việt Nam vào thời
điểm đó là như vậy. Ngay cả giải thưởng Nobel cho Lê Đức Thọ và Kissinger, Việt Nam
cũng từ chối vì cho rằng như thế là đánh đồng kẻ xâm lược và người bị xâm lược”
Mặt khác, đằng sau những hành động này, có thể thấy những người hoạch định
chính sách của Mỹ thời điểm đó đã coi vấn đề quan hệ với Việt Nam như một cái giá để
mặc cả trong việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc và ngăn chặn việc mở rộng
ảnh hưởng của Liên Xô tại Đông Nam Á.

Trước việc Liên Xô ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng, Mỹ đẩy mạnh xúc
tiến cải thiện quan hệ với Trung Quốc để cùng tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Liên Xô.
Nếu cải thiện quan hệ với Việt Nam khi đó, thì quan hệ của Mỹ và Trung Quốc sẽ xấu đi,
mà đối với chính giới Washington quan hệ với Bắc Kinh có tầm chiến lược quan trọng
hơn nhiều. Mỹ cũng xác định trước việc duy trì chính sách trừng phạt và bao vây, cấm
vận sẽ khiến Việt Nam liên kết mạnh mẽ hơn với Liên Xô. Nhưng theo quan điểm của
Kissinger, đây là cái giá có thể chấp nhận được cho việc cải thiện quan hệ với Trung
Quốc.
Xuất phát từ những lí do trên nên các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ dưới
thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Gerald Ford không đạt được nhiều kết quả. Cơ hội
đầu tiên để cải thiện quan hệ giữa hai nước xuất hiện ngay sau khi cuộc chiến tranh khép
lại cũng nhanh chóng bị gạt sang một bên.

24


2.2. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống
Jimmy Carter (1977 – 1981)
Mỹ

2.2.1. Tổng thống Jimmy Carter và cơ hội mới cho quan hệ Việt –

Jimmy Carter là Tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ, cầm quyền tại Nhà Trắng từ
năm 1977 đến năm 1981. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1976, Carter là ứng
cử viên đại diện của Đảng Dân chủ, đã vượt qua Tổng thống đương nhiệm Gerald
Ford trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Vị Tổng thống mới đã mang lại những hi
vọng về việc cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau hai năm kể từ khi
cuộc chiến giữa hai nước khép lại.
Ngay khi vừa trúng cử Tổng thống vào năm 1977, chính quyền mới của
Tổng thống Carter đã có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách ngoại giao

với Việt Nam. Khác với chính sách cô lập của những người tiền nhiệm, chính
quyền mới có quan điểm và thái độ mềm mỏng hơn đối với Việt Nam. Những
người lãnh đạo mới của nước Mỹ cho rằng việc bình thường hoá quan hệ với Việt
Nam: “Sẽ mang lại cho nước Mỹ những cơ hội để gia tăng ảnh hưởng tại một quốc
gia mà hiển nhiên là sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai phát triển của Đông
Nam Á”12.
Ngày 01/01/1977, tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ mới của Hoa Kỳ là Andew
Young đã tuyên bố với các nhà báo rằng: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
thể trở thành một nước Nam Tư của châu Á, một nước cộng sản hùng mạnh, độc
lập với cả Liên Xô lẫn Trung Quốc… Hoa Kỳ sẽ có lợi khi có quan hệ chặt chẽ với
một nước như vậy”13.

12 Oliver Babson (2002), Diplomacy of Isolation US Unilateral Saction Policy and 1975 –
1995, tr.4.
13 Thông tấn xã Việt Nam (1977), Quan hệ Mỹ - Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt.

25


×