Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.15 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------------------------------

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN NĂNG LỰC
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: LL & PPDH bộ môn Sinh học
Mã số: 62.14.01.11

Người dự tuyển
Người hướng dẫn khoa học

: Khưu Thuận Vũ
: GS.TS. Đinh Quang Báo

Hà Nội, tháng 06 năm 2020
1


Đề tài
RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN NĂNG LỰC
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
* MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định nội dung, phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá KQHT; xác
định cấu trúc của năng lực đánh giá KQHT của HS trong dạy học Sinh học; xây
dựng quy trình và thiết kế các bài tập rèn luyện cho sinh viên năng lực đánh giá


KQHT của HS trong dạy học Sinh học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh
viên ngành Sư phạm Sinh học.
* GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác định được cấu trúc của năng lực đánh giá KQHT và xây dựng – sử
dụng được quy trình rèn luyện năng lực đó bằng các công cụ phù hợp thì sẽ giúp
sinh viên phát triển được năng lực đánh giá KQHT.
* NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan các nghiên cứu về hình thành và phát triển các kĩ năng, năng
lực dạy học cho sinh viên sư phạm; nghiên cứu cơ sở lí luận về kiểm tra – đánh giá
KQHT và năng lực đánh giá KQHT trong dạy học.
2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về các vấn đề liên quan đến đề tài: tìm hiểu
thực trạng của việc kiểm tra – đánh giá KQHT trong dạy học Sinh học THPT và
thực trạng của việc rèn luyện cho sinh viên năng lực đánh giá KQHT trong dạy học
Sinh học THPT.
3. Nghiên cứu đề xuất các nội dung, phương pháp, hình thức, quy trình kiểm
tra – đánh giá KQHT của HS trong dạy học Sinh học.
4. Xác định cấu trúc của năng lực đánh giá KQHT trong dạy học Sinh học,
được xem xét toàn diện trên các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ.
5. Xây dựng quy trình rèn luyện năng lực đánh giá KQHT cho sinh viên sư phạm.
6. Thiết kế và đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống các bài tập rèn luyện năng
lực đánh giá KQHT cho sinh viên.
7. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực đánh giá KQHT.
8. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết.

2


NHIỆM VỤ 4. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC


CẤU TRÚC NĂNG LỰC TRÊN LÀ CĂN CỨ ĐỂ LỰA CHỌN, XÂY DỰNG
NỘI DUNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
1. Nguyên tắc xây dựng nội dung rèn luyện
- Đi từ xác định cấu trúc năng lực, biểu hiện của năng lực đến xác định nội
dung, phương pháp và hình thức đào tạo để SV đạt được những năng lực đó.
- Đảm bảo các nội dung cơ bản: Hệ thống kiến thức lí luận làm nền tảng
nhận thức, quy trình đánh giá KQHT được phân tích trên cơ sở các thao tác, hành vi
đã xác định theo cấu trúc năng lực. Các nội dung lí thuyết và thực hành trong
chương trình được bố trí lồng ghép, xen kẽ với nhau theo trình tự: cơ sở lí thuyết –
quy trình thực hiện kĩ năng – thực hành kĩ năng.
- Đảm bảo tính linh hoạt, có thể được chuyển hóa cấu trúc phù hợp để áp
dụng cho các phương thức tổ chức đào tạo khác nhau ở các trường sư phạm.
2. Khái quát các nội dung rèn luyện
Căn cứ vào những nguyên tắc trên, chúng tôi đã tổ chức những nội dung cơ
bản của chương trình rèn luyện năng lực đánh giá KQHT trong dạy học Sinh học
thành 5 chủ đề học tập. Các nội dung này hoàn toàn có thể được sử dụng để xây dựng
nội dung cho các chuyên đề, học phần chuyên biệt, hoặc có thể được tái cấu trúc,
chuyển hóa nhằm tích hợp vào các học phần, nội dung giáo dục khác trong chương
trình đào tạo và rèn luyên nghiệp vụ sư phạm.
3


Chủ đề 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
* Mục tiêu của chủ đề:
Về kiến thức
Khi học tập chủ đề này SV sẽ
- Nêu được khái niệm đánh giá KQHT và chỉ ra được mối
quan hệ của đánh giá với các thuật ngữ liên quan khác (kiểm

tra, đo lượng, định giá…).
- Liệt kê được các chức năng của đánh giá trong dạy học, phân
tích mối quan hệ giữa các triết lí đánh giá: đánh giá vì sự phát
triển học tập, đánh giá là phương thức học tập và đánh giá ghi
nhận KQHT.
- Chỉ ra được đặc trưng và nêu được ví dụ về biểu hiện của các
loại hình đánh giá trong dạy học.
- Trình bày được quy trình thực hiện và các nguyên tắc cần tuân
thủ trong hoạt động đánh giá.
- Trình bày được khái quát về các lĩnh vực của mục tiêu dạy
học (theo định hướng phát triển năng lực HS);
- Trình bày đặc điểm, phân tích ưu điểm, hạn chế của các
phương pháp đánh giá cơ bản trong dạy học và kể tên được các
công cụ đánh giá tương ứng.

Về kĩ năng
SV được rèn
luyện năng lực
tự học – tự
nghiên
cứu,
hoạt động tập
thể và hoạt
động nhóm.

Về thái độ
SV có thái độ
học tập tích
cực, có ý thức
về các yêu cầu

kĩ năng cần có
để phục vụ việc
đánh giá và
tuân thủ các yê
cầu, nguyên tắc
khi đánh giá.

* Cấu trúc nội dung của chủ đề:
1.1 Những vấn đề cơ bản về đánh giá KQHT trong dạy học Sinh học
1.1.1 Các khái niệm cơ bản về đánh giá KQHT
1.1.2. Vai trò, chức năng của đánh giá đối với quá trình dạy học
- Vai trò của đánh giá (đối với người dạy, người học và các cấp quản lí giáo dục).
- Các chức năng của đánh giá (định hướng, dự báo, cải tiến quá trình dạy học, xác nhận
KQHT, sàng lọc – lựa chọn HS, kich thích – tạo động lực học tập cho HS).
- Triết lí đánh giá hiện đại phân biệt các mục đích chính của đánh giá theo thứ tự ưu
tiên: đánh giá vì sự phát triển học tập, đánh giá là phương thức học tập và đánh giá
ghi nhận KQHT.
1.1.3 Các loại hình đánh giá cơ bản
1.1.4 Quy trình thực hiện hoạt động đánh giá
- Giai đoạn chuẩn bị đánh giá: Lên kế hoạch, thiết kế các hoạt động đánh giá.
- Giai đoạn triển khai đánh giá: Thu thập, phân tích và giải thích thông tin đánh giá.
- Giai đoạn sau khi đánh giá: sử dụng kết quả đánh giá để xác nhận KQHT hoặc hỗ trợ
– phát triển học tập.
1.1.5 Yêu cầu, nguyên tắc đánh giá
1.2 Nội dung đánh giá (mục tiêu học tập) trong dạy học Sinh học
1.2.1 Các lĩnh vực mục tiêu học tập cơ bản trong dạy học Sinh học
1.2.2 Các mục tiêu học tập môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực
1.3 Các phương pháp và công cụ đánh giá trong dạy học Sinh học
1.3.1 Các phương pháp đánh giá cơ bản
1.3.2 Các công cụ đánh giá cơ bản


4


1.4. Định hướng đổi mới kiểm tra – đánh giá trong dạy học Sinh học trong Chương
trình Giáo dục phổ thông mới
Chủ đề 2: LẬP KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
* Mục tiêu của chủ đề:
Về kiến thức
Khi học tập chủ đề này SV sẽ
- Trình bày được nội dung kế hoạch đánh giá
và chỉ ra được vai trò định hướng của việc lập
kế hoạch đánh giá.
- Phân tích được mối quan hệ giữa hệ thống
mục tiêu học tập, kế hoạch giảng dạy và kế
hoạch đánh giá, vận dụng được mối quan hệ đó
để xác định các căn cứ lập kế hoạch đánh giá.
- Phân tích và vận dụng được mối quan hệ của
các triết lí đánh giá, đặc trưng của các loại
hình đánh giá quá trình và đánh giá định kì –
tổng kết khi xác định mục đích của hoạt động
đánh giá KQHT của HS trong dạy học.
- Phân tích và vận dụng được mối quan hệ quy
định giữa nội dung đánh giá (mục tiêu học
tập), phương pháp đánh giá và công cụ đánh
giá trong xây dựng kế hoạch đánh giá.

Về kĩ năng
- Khi học tập chủ đề này, SV
được rèn luyện về kĩ năng thiết

lập và trình bày kế hoạch đánh
giá KQHT: Dự kiến số lượng,
thời điểm của các hoạt động đánh
giá; xác định mục đích, nội dung,
phương pháp – công cụ, dự kiến
về cách tổ chức tiến hành, cách
phân tích và phản hồi kết quả ở
từng hoạt động đánh giá.
- SV được bồi dưỡng thêm về kĩ
năng xây dựng hệ thống các mục
tiêu học tập trong dạy học.
- SV được rèn luyện năng lực tự
học – tự nghiên cứu, hoạt động
tập thể và hoạt động nhóm.

Về thái độ
SV được rèn
luyện tinh thần
làm việc khoa
học, cẩn thận, tỉ
mỉ khi xây
dựng kế hoạch
đánh giá, có ý
thức đảm bảo
kế hoạch đánh
giá phải có tính
toàn diện, các
hoạt động đánh
giá vừa có tính
xác nhận, vừa

có tính giáo dục
và phát triển.

* Cấu trúc nội dung của chủ đề:
2.1 Khái quát về kế hoạch đánh giá
- Khái niệm kế hoạch đánh giá.
- Nội dung của kế hoạch đánh giá.
- Ý nghĩa của việc lập kế hoạch đánh giá.
2.2 Các căn cứ xây dựng kế hoạch đánh giá
2.2.1. Mối quan hệ giữa hệ thống mục tiêu học tập, kế hoạch tổ chức dạy học và kế
hoạch đánh giá
2.2.2 Hệ thống mục tiêu học tập
- Vai trò của hệ thống mục tiêu học tập với việc xây dựng kế hoạch đánh giá.
- Cách viết và yêu cầu khi thể hiện mục tiêu học tập.
- Xây dựng và trình bày hệ thống mục tiêu học tập (của một giai đoạn nhất định).
2.2.3 Kế hoạch tổ chức giảng dạy
- Mối quan hệ thống nhất giữa kế hoạch tổ chức giảng dạy và kế hoạch đánh giá.
2.3 Xây dựng kế hoạch đánh giá
- Xác định số lượng, thời điểm các hoạt động đánh giá
- Xác định mục đích, loại hình đánh giá.
- Xác định nội dung (năng lực) cần đánh giá.
- Dự kiến phương pháp, công cụ đánh giá.
- Dự kiến hình thức tổ chức đánh giá, người đánh giá.
- Dự kiến phương thức phân tích và giải thích thông tin đánh giá.
- Dự kiến thời điểm, hình thức phản hồi kết quả đánh giá.
5


Chủ đề 3: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
* Mục tiêu của chủ đề:

Về kiến thức
Khi học tập chủ đề này SV
sẽ
- Phân biệt và chỉ ra được
mối quan hệ giữa mục tiêu
dạy học và tiêu chí đánh giá.
- Trình bày được một số kĩ
thuật đánh giá quá trình trong
lớp học thông dụng.
- Trình bày được đặc điểm và
cách xây dựng một số công cụ
đánh giá cơ bản.
- Trình bày được một số tiêu
chí cơ bản trong kiểm nghiệm
công cụ đánh giá, trình bày
được một số biện pháp nâng
cao độ giá trị, độ tin cậy của
công cụ đánh giá.

Về kĩ năng
- Khi học tập chủ đề này, SV được rèn
luyện kĩ năng thiết kế hoạt động đánh giá
KQHT:
+ Phân tích và hệ thống hóa các mục
tiêu/ tiêu chí đánh giá.
+ Thiết kế các công cụ đánh giá (gồm
công cụ chuyển giao nhiệm vụ và công cụ
hướng dẫn xác định kết quả).
+ Bước đầu xem xét, điều chỉnh bộ công
cụ đánh giá (nói chung) và phân tích kết

quả thử nghiệm (đối với câu hỏi trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nói
riêng) và đề xuất phương án điều chỉnh hợp
lí.
- SV được rèn luyện năng lực tự học – tự
nghiên cứu, hoạt động tập thể và hoạt
động nhóm.

Về thái độ
- SV được rèn luyện
tinh thần làm việc
khoa học, thái độ cẩn
thận, tỉ mỉ, có khi xây
dựng mục tiêu, tiêu
chí đánh giá và thiết
kế các công cụ đánh
giá, đảm bảo công cu
đánh giá có tính quy
chuẩn, xác nhận và
đảm bảo toàn diện.
- SV được bồi dưỡng
thái độ khách quan,
chủ động, hợp tác khi
trao đổi, xem xét về
tiêu chí – cách tiến
hành đánh giá.

* Cấu trúc nội dung của chủ đề 3:
3.1 Quy trình chung thiết kế hoạt động đánh giá KQHT
- Khái niệm thiết kế hoạt động đánh giá KQHT

- Ý nghĩa của việc thiết kế hoạt động đánh giá KQHT
- Quy trình chung:
+ Phân tích, hệ thống hóa các mục tiêu học tập và tiêu chí đánh giá.
+ Thiết kế công cụ đánh giá chuyển giao nhiệm vụ.
+ Thiết kế công cụ đánh giá xác định kết quả.
+ Xem xét, kiểm nghiệm bộ công cụ đánh giá.
+ Điều chỉnh và hoàn thiện bộ công cụ đánh giá.
3.2 Phương pháp phân tích, hệ thống hóa các mục tiêu học tập và tiêu chí đánh giá
3.2.1 Phân biệt mục tiêu và tiêu chí đánh giá
3.2.2 Phân tích mục tiêu và tiêu chí đánh giá năng lực nhận thức sinh học
3.2.3 Phân tích mục tiêu và tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới sống
3.2.4 Phân tích mục tiêu và tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức – kĩ năng
3.2.5 Các mục tiêu và tiêu chí đánh giá các năng lực chung
3.3 Thiết kế công cụ đánh giá chuyển giao nhiệm vụ
3.3.1 Đối với năng lực nhận thức sinh học
- Trắc nghiệm khách quan
- Trắc nghiệm tự luận
- Một số kĩ thuật đánh giá thường xuyên khác
3.3.2 Đối với năng lực tìm hiểu thế giới sống
6


- Câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực thực nghiệm
- Bài tập thực hành
- Dự án, đề tài nghiên cứu khoa học
3.3.3 Đối với năng lực vận dụng kiến thức – kĩ năng
- Bài tập thực tiễn
- Bài tập dự án
- Một số kĩ thuật đánh giá thường xuyên khác
3.4 Thiết kế công cụ đánh giá xác định kết quả

3.4.1 Công cụ xác định kết quả theo nội dung trình bày
3.4.2 Công cụ xác định kết quả theo tiêu chí thực hiện
- Khái niệm về thang đo, checklist và rubric
- Phương pháp xây dựng rubric đánh giá theo tiêu chí.
3.5 Thiết kế bài kiểm tra đánh giá tổng hợp các năng lực chuyên môn
- Lập ma trận mục tiêu đánh giá
- Thiết kế câu hỏi – bài tập cho bài kiểm tra
- Thiết kế bản hướng dẫn chấm điểm, nhận xét bài kiểm tra.
3.6 Khái quát về hồ sơ học tập
3.7 Kiểm nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ đánh giá
3.7.1 Độ giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ đánh giá
(khái niệm, căn cứ xác định, các biện pháp nâng cao độ giá trị, độ tin cậy)
3.7.2 Phân tích chất lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan (độ khó, độ phân biệt)

7


Chủ đề 4: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
* Mục tiêu của chủ đề:
Về kiến thức
Khi học tập chủ đề này SV sẽ
- Nêu được vai trò của các thao tác thông báo
HS về hoạt động đánh giá, thu thập thông tin
đánh giá, phân tích và giải thích thông tin
đánh giá.
- Phân biệt được vai trò, cách sử dụng hai
nhóm công cụ đánh giá khi thu thập thông tin.
- Trình bày được hai phương pháp phân
tích định tính và định lượng, chỉ ra được
khả năng áp dụng của chúng trong thực

tiễn dạy học, vận dụng được hai phương
pháp này để phân tích kết quả đánh giá.
- Trình bày ý nghĩa của việc phân tích hồ sơ
học tập, trình bày cách tổng hợp kết quả
đánh giá từ hồ sơ học tập để nhận xét mức
độ phát triển năng lực của HS.
- Phân biệt được việc tổ chức hoạt động đánh
giá trong các trường hợp chỉ có GV đánh giá,
GV tổ chức HS tự đánh giá và đánh giá đồng
đẳng.

Về kĩ năng
- Khi học tập chủ đề này,
SV được rèn luyện kĩ năng
tiến hành hoạt động đánh
giá KQHT:
+ Thông báo về kế hoạch,
hoạt động đánh giá đến HS.
+ Tổ chức thu thập thông
tin đánh giá.
+ Phân tích và giải thích
thông tin từ mỗi hoạt động
đánh giá.
+ Tổng hợp thông tin qua
hồ sơ học tập của HS, nhận
xét và giải thích về sự phát
triển năng lực của HS qua
giai đoạn học tập nhất định.
- SV được rèn luyện năng
lực tự học – tự nghiên cứu,

hoạt động tập thể và hoạt
động nhóm.

Về thái độ
- SV có ý thức về
nguyên tắc công khai
trong đánh giá.
- SV có thái độ
nghiêm túc, trách
nhiệm khi tổ chức
hoạt động đánh giá.
- SV có thái độ khách
quan, công bằng khi
phân tích và tổng hợp
kết quả đánh giá, có
sự nhìn nhận tích cực
về ưu điểm, sự tiến bộ
của HS.
- SV được rèn đức tính
sâu sắc, tỉ mỉ, cẩn
trọng khi phân tích
nguyên nhân tạo nên
những hạn chế của
HS.

* Cấu trúc nội dung của chủ đề
4.1 Thông báo đến người học về kế hoạch và hoạt động đánh giá
4.2 Thu thập thông tin đánh giá
4.3 Phân tích và giải thích thông tin đánh giá
4.3.1 Phương pháp phân tích định tính và định lượng thông tin đánh giá

- Phương pháp phân tích định tính
- Phương pháp phân tích định lượng
4.3.2 Phân tích và giải thích thông tin đánh giá trong lớp học
- Phân tích và giải thích thông tin từ mỗi hoạt động đánh giá
- Tổng hợp thông tin qua hồ sơ học tập của HS.
4.3.3 Khái quát về phân tích và giải thích thông tin đánh giá trên diện rộng
- Giới thiệu một số phần mềm phân tích kết quả đánh giá trên diện rộng
- Ví dụ phân tích và diễn giải thông tin về KQHT của HS qua kết quả bài kiểm tra
chuẩn hóa
4.4 Tổ chức các hoạt động tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng
4.4.1 Khái niệm
4.4.2 Ý nghĩa, vai trò của hoạt động tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng
4.4.3 Hướng dẫn tổ chức tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng
- Trong khâu thông báo kế hoạch và hoạt động đánh giá đến người học
- Trong khâu thu thập thông tin đánh giá
- Trong khâu phân tích, giải thích thông tin từ hoạt động đánh giá
- Trong khâu tổng hợp thông tin qua hồ sơ học tập.
8


Chủ đề 5: SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
* Mục tiêu của chủ đề:
Về kiến thức
Khi học tập chủ đề này SV sẽ
- Phân biệt được các mục đích sử dụng kết quả
đánh giá dựa trên các triết lí đánh giá: đánh giá
vì sự phát triển học tập, đánh giá là phương
thức học tập và đánh giá ghi nhận KQHT.
- Phân tích vai trò của việc thu nhận và xử lí
thông tin phản hồi trong quá trình dạy học.

- Trình bày ý nghĩa và cách tiến hành việc phản
hồi kết quả đánh giá đến HS và định hướng,
theo dõi HS điều chỉnh quá trình học tập.
- Trình bày được một số quy định cơ bản
trong việc sử dụng kết quả đánh giá để xếp
loại HS.

Về kĩ năng
- Khi học tập chủ đề này, SV
được rèn luyện kĩ năng sử
dụng kết quả đánh giá để phát
triển học tập:
+ Phản hồi kết quả đến HS
và định hướng, hướng dẫn
HS điều chỉnh hoạt động học
tập.
+ Lên kế hoạch điều chỉnh
hoạt động dạy học của GV.
- SV tiếp tục rèn luyện năng
lực tự học – tự nghiên cứu,
hoạt động tập thể và hoạt
động nhóm.

Về thái độ
- SV có ý thức lựa
chọn cách phản
hồi kết quả đánh
giá phù hợp đảm
bảo tính giáo dục,
tính phát triển.

- SV có thái độ
khách quan, trách
nhiệm, thận trọng
khi ra quyết định
điều chỉnh đối với
hoạt động dạy
học, đối với HS.

* Cấu trúc nội dung của chủ đề:
5.1 Các mục đích sử dụng kết quả đánh giá
5.2 Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học
5.2.1 Đối với hoạt động dạy (về phía GV)
5.2.2 Đối với hoạt động học (về phía HS)
- Phản hồi kết quả đánh giá đến HS
- Phản hồi trong trường hợp tổ chức tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
- Định hướng và theo dõi HS tự điều chỉnh quá trình học tập
5.3 Khái quát về sử dụng kết quả đánh giá trong xếp loại và báo cáo

9


NHIỆM VỤ 5. XÂY DỰNG QUY TRÌNH RÈN LUYỆN NĂNG LỰC
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC SINH HỌC
1. Nguyên tắc xây dựng quy trình rèn luyện
- Đảm bảo quy trình có quan hệ biện chứng chặt chẽ, mang tính hệ thống với
quy trình đánh giá KQHT của HS.
- Đảm bảo quy trình rèn luyện phù hợp với đặc điểm về tâm lí, nhận thức và
năng lực của đối tượng SV sư phạm.
- Đảm bảo xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở đại học, có khả năng áp

dụng và triển khai hiệu quả ở các trường đại học sư phạm.
- Phải đảm bảo cân đối thời lượng giữa học lí thuyết và thực hành vận dụng
kĩ năng, phát huy khả năng tự học của SV.
- Phải đảm bảo thiết kế các hoạt động tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng trong
quá trình rèn luyện để giúp SV rèn luyện các năng lực đó và vận dụng chúng trong
thực tiễn dạy học trên đối tượng HS phổ thông.
2. Mô tả quy trình
Nội dung 1:
Định hướng chung – hình thành kiến thức cơ bản về
đánh giá KQHT
Nội dung 2:
Hình thành và rèn luyện các năng lực thành phần
của năng lực đánh giá KQHT
HT – RL
năng lực
lập kế hoạch
ĐG

HT – RL
năng lực
thiết kế
hoạt động ĐG

HT – RL
năng lực
tiến hành
hoạt động ĐG

HT – RL
năng lực

sử dụng
kết quả ĐG

Bước 1

Bước 1

Bước 1

Bước 1

Bước 2

Bước 2

Bước 2

Bước 2

Bước 3

Bước 3

Bước 3

Bước 3

Nội dung 3:
Rèn luyện tổng hợp năng lực đánh giá KQHT
Bước 1 – Trang bị kiến thức lí thuyết và tìm hiểu quy trình thực hiện kĩ năng


10


Bước 2 – Củng cố kiến thức lí thuyết và luyện tập kĩ năng
Bước 3 – Thực hành rèn năng lực (vận dụng phối hợp kiến thức và kĩ năng)
3. Áp dụng quy trình xây dựng kế hoạch dạy học các chủ đề đã xây dựng
Áp dụng quy trình trên, chúng tôi tiến hành thiết kế kế hoạch dạy học đối với
các chủ đề đã xây dựng. Sau đây là một số ví dụ về kế hoạch dạy học các chủ đề.
3.1. Ví dụ 1: Dạy học chủ đề 1 (dạy lí thuyết)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Chủ đề 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC
SINH HỌC (6 tiết)
I - Mục tiêu dạy học
1. Về kiến thức: Khi học tập chủ đề này SV sẽ
- Nêu được khái niệm đánh giá KQHT và chỉ ra được mối quan hệ của đánh giá với các
thuật ngữ liên quan khác (kiểm tra, đo lượng, định giá…).
- Liệt kê được các chức năng của đánh giá trong dạy học, phân tích mối quan hệ giữa các
triết lí đánh giá: đánh giá vì sự phát triển học tập, đánh giá là phương thức học tập và đánh giá ghi
nhận KQHT.
- Chỉ ra được đặc trưng và nêu được ví dụ về biểu hiện của các loại hình đánh giá trong dạy
học.
- Trình bày được quy trình thực hiện và các nguyên tắc cần tuân thủ trong hoạt động đánh giá.
- Trình bày được khái quát về các lĩnh vực của mục tiêu dạy học (theo định hướng phát
triển năng lực HS);
- Trình bày đặc điểm, phân tích ưu điểm, hạn chế của các phương pháp đánh giá cơ bản trong
dạy học và kể tên được các công cụ đánh giá tương ứng.
2. Về kĩ năng:
SV được rèn luyện năng lực tự học – tự nghiên cứu, hoạt động tập thể và hoạt động nhóm.
3. Về thái độ:

SV có thái độ học tập tích cực, có ý thức về các yêu cầu kĩ năng cần có để phục vụ việc
đánh giá và tuân thủ các yê cầu, nguyên tắc khi đánh giá.
II – Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Diễn giảng kết hợp với vấn đáp.
- Tổ chức hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để tóm tắt và phân tích tài liệu.
III – Phương tiện và trang thiết bị dạy học
- Giáo án, đề cương bài giảng, bài giảng điện tử.
- Tài liệu tham khảo: Chương trình giáo dục phổ thông – môn Sinh học (2018).
- Tư liệu về một số mẫu công cụ đánh giá, hình ảnh về các loại hình đánh giá.
IV – Tiến trình dạy và học
Hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của GgV
Hoạt động của SV
* Giới thiệu học phần và chủ đề
- Giới thiệu khái quát về - Ghi chú các nội dung cần
mục tiêu, nội dung, thời chú ý để phục vụ việc học
lượng, tài liệu của môn tập.
học.
- Giới thiệu mục tiêu, nội - Định hướng khái quát
dung chủ đề, trao đổi về toàn bộ chủ đề.
phương pháp học tập chủ
đề.
* Nghiên cứu nội dung chủ đề
1.1 Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về

11


đánh giá KQHT trong dạy học Sinh học

1.1.1 Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về
đánh giá KQHT
- Khái niệm đánh giá và mối quan hệ với
các khái niệm: kiểm tra, đo lường, trắc
nghiệm, định giá trị.
- Khái niệm kết quả học tập.
- Khái niệm đánh giá KQHT.
1.1.2. Tìm hiểu vai trò, chức năng của
đánh giá trong dạy học
- Vai trò của đánh giá
- Các chức năng của đánh giá.
- Triết lí đánh giá hiện đại phân biệt các
mục đích chính của đánh giá theo thứ tự
ưu tiên: đánh giá vì sự phát triển học tập,
đánh giá là phương thức học tập và đánh
giá ghi nhận KQHT.
1.1.3 Tìm hiểu các loại hình đánh giá cơ
bản
- Phân loại theo thời điểm đánh giá.
- Phân loại theo tham chiếu đánh giá.
- Phân loại theo đối tượng tham gia đánh
giá.
- Phân loại theo quy mô, tính chất câu hỏi,
phương pháp phân tích kết quả…
- Đánh giá xác thực và đánh giá sáng tạo.
1.1.4 Tìm hiểu về quy trình thực hiện hoạt
động đánh giá
1.1.5 Tìm hiểu về các yêu cầu, nguyên
tắc đánh giá
1.2 Tìm hiểu về nội dung đánh giá (mục

tiêu học tập) trong dạy học Sinh học
1.2.1 Tìm hiểu các lĩnh vực mục tiêu học
tập cơ bản trong dạy học Sinh học
- Khái niệm.
- Vai trò.
- Các mục tiêu học tập cơ bản:
+ Mục tiêu về kiến thức
+ Mục tiêu về kĩ năng
+ Mục tiêu về thái độ
1.2.2 Tìm hiểu các mục tiêu học tập môn
Sinh học theo định hướng năng lực
- Khái quát về năng lực
- Các năng lực chung: năng lực tự chủ –
tự học, năng lực giao tiếp – hợp tác, năng
lực giải quyết vấn đề – sáng tạo.
- Năng lực sinh học với các năng lực
thành phần: nhận thức sinh học, tìm hiểu

- Đưa ra ví dụ, trao đổi,
vấn đáp làm rõ các khái
niệm
- Giảng, phân tích các khái
niệm KQHT.
- Yêu cầu SV rút ra khái
niệm đánh giá KQHT.

- Trao đổi ý kiến, theo dõi
và ghi chú các thông tin bổ
sung từ GgV để tổng kết
kiến thức.


- Hướng dẫn SV sơ đồ hóa
các nội dung lí thuyết.
- Tổ chức thảo luận, yêu
cầu SV phân biệt các khái
niệm: đánh giá vì sự phát
triển học tập, đánh giá là
phương thức học tập và
đánh giá ghi nhận KQHT,
đánh giá quá trình và đánh
giá tổng kết.
- Vấn đáp, trao đổi: việc
thay đổi quan điểm đánh
giá KQHT sang đánh giá
vì sự phát triển học tập có
ý nghĩa gì?

- Tự nghiên cứu, khái quát
hóa các nội dung.

- Hướng dẫn SV tự nghiên
cứu tài liệu.

- Ghi chú nội dung tự học.

- Trao đổi, hướng dẫn SV
phân biệt các lĩnh vực mục
tiêu học tập cơ bản (nội
dung đã học phần lí luận
đại cương)


- Tái hiện kiến thức, tự bổ
sung, nâng cao nội dung lí
thuyết theo sự phân tích
của GgV.

- Tổ chức thảo luận:
+ Phân tích bản chất khái
niệm “năng lực”, mối
quan hệ giữa mục tiêu
năng lực với các mục tiêu

- Thảo luận, báo cáo kết
quả, ghi chú tóm tắt các
thông tin bổ sung từ GgV.

12

- Thảo luận, báo cáo kết
quả, ghi chú tóm tắt các
thông tin bổ sung từ GgV.

- Trao đổi ý kiến với GgV,
tự tổng kết kiến thức dựa
trên sự phân tích, giảng
giải bổ sung của GgV.


thế giới sống, vận dụng kiến thức – kĩ
năng đã học.


1.3 Tìm hiểu về các phương pháp và
công cụ đánh giá trong dạy học Sinh
học
1.3.1 Tìm hiểu các phương pháp đánh
giá cơ bản
- Phương pháp kiểm tra viết tự luận.
- Phương pháp trắc nghiệm khách quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp quan sát (hoạt động và sản
phẩm học tập của HS).
1.3.2 Tìm hiểu một số công cụ đánh giá
cơ bản
- Khái niệm công cụ đánh giá.
- Mỗi phương pháp đánh giá cần bộ công
cụ đánh giá đặc thù để hỗ trợ.
- Tùy thuộc chức năng, công cụ đánh giá
gồm 2 loại:
+ Công cụ chuyển giao nhiệm vụ.
+ Công cụ xác định kết quả.
1.4. Tìm hiểu về định hướng đổi mới
kiểm tra – đánh giá trong dạy học Sinh
học trong Chương trình Giáo dục phổ
thông mới

trên.
+ Phân tích biểu hiện các
năng lực trong CTGDPT
môn Sinh học (2018), xác
định các yêu cầu kiến

thức, kĩ năng, thái độ cấu
thành các năng lực đó.

- Tổ chức thảo luận: so
sánh, đánh giá các phương
pháp đánh giá (ưu – nhược
điểm, phạm vi áp dụng)

- Thảo luận, báo cáo kết
quả, ghi chú tóm tắt các
thông tin bổ sung từ GgV.

- Trao đổi, phân tích mối
quan hệ phương pháp –
công cụ.
- Cung cấp tư liệu, yêu cầu
SV phân loại công cụ theo
chức năng và phương
pháp đánh giá tương ứng.
- Tổ chức thảo luận: +
Phân tích những quan
điểm đổi mới cơ bản về
đánh giá trong dạy học
Sinh học (về mục đích, nội
dung, phương pháp, hình
thức đánh giá…).
+ Ý nghĩa của sự đổi mới
đó.
* Kết thúc chủ đề
- Giới thiệu sơ đồ tóm tắt

toàn bộ nội dung chủ đề.
- Yêu cầu SV tự ôn tập
theo hướng dẫn cuối
chương và chuẩn bị trước
các nội dung của chủ đề 2:
+ Mối quan hệ mục tiêu
học tập – kế hoạch dạy
học – kế hoạch đánh giá.
+ Xây dựng và trình bày
mục tiêu.
+ Các thông tin cần có
trong kế hoạch đánh giá.
V – Rút kinh nghiệm trong tổ chức dạy học

- Nghiên cứu tài liệu, thực
hiện nhiệm vụ, báo cáo,
theo dõi thông tin bổ sung
và tổng kết kiến thức.

13

- Thảo luận, báo cáo kết
quả

- Quan sát, khái quát
nhanh toàn bộ nội dung
chủ đề.
- Tự học theo định hướng
của GgV.



3.2. Ví dụ 2: Dạy học chủ đề 2 (dạy lí thuyết và thực hành)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Chủ đề 2: LẬP KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
(4 tiết LT + 2 tiết TH)
I - Mục tiêu của chủ đề
1. Về kiến thức: Khi học tập chủ đề này SV sẽ
- Trình bày được nội dung kế hoạch đánh giá và chỉ ra được vai trò định hướng của việc lập
kế hoạch đánh giá.
- Phân tích được mối quan hệ giữa hệ thống mục tiêu học tập, kế hoạch giảng dạy và kế
hoạch đánh giá, vận dụng được mối quan hệ đó để xác định các căn cứ lập kế hoạch đánh giá.
- Phân tích và vận dụng được mối quan hệ của các triết lí đánh giá, đặc trưng của các loại
hình đánh giá quá trình và đánh giá định kì – tổng kết khi xác định mục đích của hoạt động đánh giá
KQHT của HS trong dạy học.
- Phân tích và vận dụng được mối quan hệ quy định giữa nội dung đánh giá (mục tiêu học tập),
phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá trong xây dựng kế hoạch đánh giá.
2. Về kĩ năng:
- Khi học tập chủ đề này, SV được rèn luyện về kĩ năng thiết lập và trình bày kế hoạch
đánh giá KQHT: Dự kiến số lượng, thời điểm của các hoạt động đánh giá; xác định mục đích, nội
dung, phương pháp – công cụ, dự kiến về cách tổ chức tiến hành, cách phân tích và phản hồi kết
quả ở từng hoạt động đánh giá.
- SV được bồi dưỡng thêm về kĩ năng xây dựng hệ thống các mục tiêu học tập trong dạy học.
- SV được rèn luyện năng lực tự học – tự nghiên cứu, hoạt động tập thể và hoạt động nhóm.
3. Về thái độ:
SV được rèn luyện tinh thần làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ khi xây dựng kế hoạch đánh
giá, có ý thức đảm bảo kế hoạch đánh giá phải có tính toàn diện, các hoạt động đánh giá vừa có
tính xác nhận, vừa có tính giáo dục và phát triển.
II – Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Diễn giảng kết hợp với vấn đáp.
- Tổ chức hoạt động nhóm để tìm hiểu quy trình thực hiện kĩ năng.

- Tổ chức củng cố, luyện tập kĩ năng theo cá nhân.
- Tổ chức thực hành rèn năng lực theo nhóm.
III – Phương tiện và trang thiết bị dạy học
- Giáo án, đề cương bài giảng, bài giảng điện tử.
- Tư liệu tham khảo: một số mẫu mục tiêu dạy học, kế hoạch dạy học và kế hoạch đánh giá
(thuộc các chủ đề học tập môn Sinh học).
IV – Tiến trình dạy và học
Hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của GgV
Hoạt động của SV
* Giới thiệu chủ đề
- Trao đổi về mục tiêu, nội - Định hướng khái quát
dung, phương pháp học toàn bộ chủ đề.
tập chủ đề.
* Nghiên cứu lí thuyết và tìm hiểu kĩ
năng (3 tiết)
2.1 Tìm hiểu khái quát về kế hoạch đánh
giá
- Khái niệm kế hoạch đánh giá.
- Cung cấp ví dụ, yêu cầu - Nghiên cứu ví dụ, thực
- Nội dung (các thông tin cơ bản) trong kế SV nghiên cứu, phân tích, hiện yêu cầu, tự khái quát
hoạch đánh giá)
trao đổi để thống nhất nội các kiến thức cơ bản.
- Ý nghĩa của việc lập kế hoạch đánh giá.
dung.
2.2 Tìm hiểu về các căn cứ xây dựng kế
hoạch đánh giá

14



2.2.1. Mối quan hệ giữa hệ thống mục
tiêu học tập, kế hoạch tổ chức dạy học và
kế hoạch đánh giá

2.2.2 Hệ thống mục tiêu học tập
- Vai trò của hệ thống mục tiêu học tập với
việc lập kế hoạch đánh giá.
- Cách viết và yêu cầu khi thể hiện mục
tiêu học tập.
- Xây dựng và trình bày hệ thống mục tiêu
học tập (của một giai đoạn nhất định).
2.2.3 Kế hoạch tổ chức giảng dạy
- Mối quan hệ giữa kế hoạch giảng dạy và
kế hoạch đánh giá.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức giảng dạy
(thiết kế giáo án).
2.3 Xây dựng kế hoạch đánh giá
Các bước tiến hành
- Xác định số lượng, thời điểm các hoạt
động đánh giá
- Xác định mục đích, loại hình đánh giá.
- Xác định nội dung (năng lực) cần đánh
giá.
- Dự kiến phương pháp, công cụ đánh giá.
- Dự kiến hình thức tổ chức đánh giá,
người đánh giá.
- Dự kiến phương thức phân tích và giải
thích thông tin đánh giá.

- Dự kiến thời điểm, hình thức phản hồi kết
quả đánh giá.
* Củng cố lí thuyết – hình thành kĩ năng
(1 tiết)
Bài tập 1. Nhận biết, phân loại mục tiêu
học tập theo năng lực, thành tố, mức độ
nhận thức.
Bài tập 2. Nhận xét cách diễn đạt mục tiêu,
nhận xét hệ thống mục tiêu của chủ đề cho
trước, chỉnh sửa và bổ sung một cách hợp
lí.
Bài tập 3. Bổ sung, hoàn chỉnh thông tin
cho kế hoạch đánh giá chưa hoàn chỉnh.
Bài tập 4. Luyện tập phân tích mục tiêu và
dự kiến các nội dung đánh giá của một chủ
đề cho trước.
* Thực hành rèn năng lực (2 tiết)
Bài tập thực hành: Xây dựng hệ thống
mục tiêu học tập và lập kế hoạch đánh giá

- Yêu cầu SV nghiên cứu,
thuyết minh sơ đồ, rút ra
kết luận về các căn cứ xây
dựng kế hoạch đánh giá.

- Trao đổi trước tập thể và
GgV, ghi chú các thông tin
bổ sung từ GgV.

- Thuyết giảng, phân tích

các yêu cầu khi xây dựng
mục tiêu.
- Phân tích ví dụ, yêu cầu
SV khái quát quy trình xây
dựng hệ thống mục tiêu học
tập.

- Quan sát, ghi chú thông
tin liên quan.

- Thuyết giảng, nêu dẫn
chứng nhanh về vai trò
của giáo án đối với kế
hoạch đánh giá.

- Quan sát, ghi chú thông
tin liên quan.

- Yêu cầu SV nghiên cứu
lại ví dụ đầu buổi học,
thảo luận: Cần xác định
các thông tin trong bản kế
hoạch theo trình tự nào?
Giải thích ý kiến?
- Hướng dẫn SV rút ra quy
trình chuẩn khi xâ dựng
nội dung cho kế hoạch
đánh giá.
- Nêu một số lưu ý khi
thực hiện kĩ năng.


- Nghiên cứu ví dụ, thảo
luận, thực hiện nhiệm vụ
và báo cáo kết quả.

- Tóm tắt toàn bộ nội dung
lí thuyết chủ đề.
- Giao bài tập, tổ chức SV
hoạt động cá nhân hoàn
thành lần lượt các bài tập.
- Cung cấp đáp án (hoặc
gợi ý), trao đổi về những
ưu điểm, hạn chế của SV
và những lưu ý để khắc
phục, nâng cao kĩ năng
cho SV.

- Tự khái quát lại các nội
dung lí thuyết.
- Làm các bài tập theo
định hướng GgV; báo cáo
kết quả; nhận xét, đánh giá
lẫn nhau.
- Rút kinh nghiệm trong
các thao tác thực hiện kĩ
năng.

- Trước buổi thực hành:
+ Giao trước bài tập, yêu


- Trước buổi thực hành:
+ Làm bài tập, báo cáo

15

- Nghiên cứu ví dụ, thực
hiện yêu cầu, báo cáo và
thống nhất kết quả.

- Trao đổi với GgV và tập
thể lớp để thống nhất quy
trình.
- Ghi chú những lưu ý khi
thực hiện kĩ năng.


cho một chủ đề trong chương trình sinh
học THPT.

* Hướng dẫn chuẩn bị chủ đề 3

cầu SV làm việc nhóm
chuẩn bị và báo cáo kết
quả sơ bộ.
+ Nhận xét kết quả sơ bộ
của các nhóm.
- Trong khi thực hành:
+ Tổ chức các nhóm
trình bày, nhận xét kết quả
bài tập của nhau.

+ Nhận xét kết quả bài
tập các nhóm, yêu cầu
chỉnh sửa bài tập.
- Sau buổi thực hành: Yêu
cầu các nhóm chỉnh sửa
kết quả lần cuối, nộp sản
phẩm.
- Yêu cầu SV chuẩn bị
trước các nội dung của
chủ đề 2:
+ Khái niệm tiêu chí đánh
giá, cách xác định các tiêu
chí đánh giá.
+ Các công cụ đánh giá
đã học ở chủ đề 1, thử xâ
dựng một số công cụ đánh
giá.

V – Rút kinh nghiệm trong tổ chức dạy học

16

kết quả sơ bộ.
+ Bổ sung, hoàn thiện
theo yêu cầu GgV.
- Trong khi thực hành:
+ Báo cáo, lắng nghe các
nhận xét của các nhóm
khác.
+ Ghi chú các nhận xét,

đóng góp, bổ sung theo
yêu cầu của GgV.
- Sau buổi thực hành: Bổ
sung, hoàn thiện bài tập,
nộp sản phẩm hoàn chỉnh
cho GgV.
- Tự học theo định hướng
của GgV.



×