Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ CẨM NHUNG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN LƯƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


TÓM TẮT
Thẻ thanh toán là công cụ thanh toán hiện đại đã và đang được sử dụng ngày
càng rộng rãi trong nền kinh tế. Tại Việt Nam, việc sử dụng thẻ để rút tiền mặt đã
đã trở nên quá quen thuộc với người dân. Việc sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa,
dịch vụ tuy xuất hiện sau nhưng cũng đã có những bước phát triển đáng kể vì những
lợi ích ưu việt của nó. Vì vậy, việc phát triển dịch vụ thanh toán thẻ của các Ngân
hàng trong nước hiện nay rất cần thiết trong giai đoạn hội nhập. Ngoài việc giảm
lương tiền mặt trong lưu thông trong nền kinh tế, thanh toán thẻ là phương thức
thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn do đó, đẩy mạnh loại hình dịch vụ này sẽ


góp phần rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Dựa trên lý thuyết về thẻ Ngân hàng và dịch vụ thanh toán thẻ, đồng thời nhận
thấy tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, luận văn đề xuất các
phương án giúp Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam đẩy
mạnh hiểu quả hoạt động cung ứng dịch vụ thẻ, đặc biệt là thanh toán thẻ. Bằng
những đánh giá về thực tiễn quá trình hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ của Ngân
hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2010-2015 trên cơ
sở áp dụng các phương pháp phân tích, thống kê, mô tả, so sánh, khảo sát, luận văn
đã đạt được kết quả nhất định. Bên cạnh những thành tựu đạt được, luận văn đã tìm
ra những điểm hạn chế và các nguyên nhân gây ra chúng. Trên cơ sở đó, luận văn
xây dựng hệ thống giải pháp chi tiết, lộ trình áp dụng cụ thể góp phần phát triển
dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt
Nam.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: TRẦN THỊ CẨM NHUNG
Sinh ngày 02 tháng 10 năm 1989 – tại: Quảng Trị
Nơi ở hiện tại: Số 06, đường DX038, phường Phú Mỹ, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương.
Là học viên cao học khóa 15 của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh. Mã số học viên: 020115130065
Cam đoan đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam”, Chuyên ngành Kinh tế tài chính, ngân
hàng - Mã số chuyên ngành: 60 34 02 01.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Lương
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước

đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan
của tôi.
TP.HCM, ngày tháng năm 2016
Tác giả

Trần Thị Cẩm Nhung


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn, TS.
Nguyễn Văn Lương về sự giúp đỡ chân thành và những ý kiến đóng góp có giá trị của
thầy đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Ngân
hàng TP. Hồ Chí Minh, cùng quý thầy cô đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành
khóa học. Trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn thạc sỹ, nhà trường và
quý thầy cô đã tạo môi trường thuận lợi cũng như truyền đạt kiến thức hữu ích bổ sung
thêm hành trang vững chắc giúp tôi tiếp bước trên con đường nghiên cứu và làm việc
trong ngành Tài chính- Ngân hàng.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên
khích lệ, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa học và luận văn.


MỤC LỤC
Tóm tắt
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình

PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI......................................................................................................................................................... 1
1.1 Dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại ............................................. 1
1.1.1 Khái niệm dịch vụ thanh toán thẻ ............................................................................ 1
1.1.2 Các chủ thể tham gia trong quy trình thanh toán thẻ .............................................. 1
1.1.3 Các hình thức thanh toán thẻ ................................................................................... 4
1.1.4 Quy trình thanh toán thẻ .......................................................................................... 5
1.1.5 Vai trò của dịch vụ thanh toán thẻ ........................................................................... 6
1.1.6 Rủi ro trong thanh toán thẻ ...................................................................................... 8
1.2 Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ trong ngân hàng thương mại .................... 10
1.2.1 Khái niệm .............................................................................................................. 10
1.2.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ......................................... 10
1.2.3 Điều kiện để phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ...................................................... 13
1.3 Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ của một số nước trên thế giới và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................................................... 18
1.3.1 Dịch vụ thanh toán thẻ của một số quốc gia ......................................................... 18
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho phát triển dịch vụ thanh toán thẻ Việt Nam ................. 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 24


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM .......................................25
2.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển dịch vụ thẻ ở Việt Nam ................. 25
2.1.1 Hoạt động phát hành thẻ ........................................................................................ 25
2.1.2 Hoạt động thanh toán thẻ....................................................................................... 26
2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ
phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 .......................................... 28
2.2.1 Vài nét về Ngân hàng thương mại cổ phần


Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

(Eximbank) ..................................................................................................................... 28
2.2.2 Dịch vụ thanh toán thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam ............................................................................................................................... 29
2.2.3 Tình hình phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 2011 – 2015 ....................................................................... 33
2.2.4 Khảo sát điều kiện phát triển dịch vụ thanh toán thẻ của Ngân hàng thương mại
cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam .............................................................................. 48
2.3 Đánh giá kết quả hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam giai đoạn 2011-2015 ................................ 60
2.3.1 Kết quả đạt được.................................................................................................... 60
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế .......................................................................... 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM. ......................................69
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ............................................................................... 69
3.1.1 Quan điểm phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam .............................................................................................................. 69
3.1.2 Mục tiêu phát triển dịch vụ thanh toán thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ............................................................................................ 70


3.1.3 Kế hoạch phát triển dịch vụ thanh toán thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ............................................................................................ 71
3.2 Các giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam........................................................................... 73
3.2.1 Các giải pháp đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam........ 73
3.2.2 Kiến nghị: .............................................................................................................. 93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................................98

KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Agribank
ATM
BIDV
DSSD
DSTT
DV TTT
ĐVCNT
EDC
Eximbank
EIB
HĐTT
mPOS
NHĐL
NHNN
NHPHT
NHTM
NHTTT
POS
PTTT
STB
Sacombank
TCT
Techcombank
TCB

Vietcombank
VCB
Vietinbank
DongA Bank
DAB
EMV

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Automatic teller Merchine – Máy giao dịch tự động
Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam
Doanh số sử dụng
Doanh số thanh toán
Dịch vụ thanh toán thẻ
Đơn vị Chấp nhận thẻ
Electronic Data Capture – Thiết bị đọc thẻ điện tử
Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
Hoạt động thanh toán
“m”: Mobile – Chấp nhận thanh toán thẻ qua thiết bị di động
Ngân hàng đại lý
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng phát hành thẻ
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thanh toán thẻ
Point of Sale – Thiết bị chấp nhận thẻ
Phương tiện thanh toán
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín
Tổ chức thẻ
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
Chuẩn thẻ thanh toán thông minh do 03 tổ chức thẻ thế giới là
Europay, MasterCard và Visa đưa ra


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ Eximbank 2011-2015 ............. 34
Bảng 2.2: Vị thế hoạt động thanh toán thẻ Eximbank 2011-2015 ................................. 43
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng bình quân các chỉ tiêu DV TTT 2011- 2014.................. 46
Bảng 2.4: Hiệu quả thanh toán tại POS của Eximbank và Ngân hàng khác 2015......... 47
Bảng 2.5: So sánh doanh số thanh toán bình quân một số NHTM Việt Nam 2015 ...... 48
Bảng 2.6: Giao dịch thanh toán nội địa theo phương tiện thanh toán (PTTT) .............. 53
Bảng 3.1: Kế hoạch phát triển dịch vụ thẻ 2016 ............................................................ 72
Bảng 3.2: Kế hoạch phát triển tiện ích, sản phẩm DV TTT 2016-217 .......................... 73
Bảng 3.3: Đề xuất chương trình khuyến khích bán hàng ............................................... 78
Bảng 3.4: Đề xuất các chương trình khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ ................. 81
Bảng 3.5: Đề xuất lộ trình thực hiện các giải pháp phát triển DV TTT ........................ 92


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình thanh toán thẻ................................................................................... 5
Hình 2.1: Mạng lưới POS, ATM giai đoạn từ 2008 đến 06/2015 ................................. 27
Hình 2.2: Doanh số hoạt động thẻ giai đoạn 2008-2015 ............................................... 28
Hình 2.3: Tỷ trọng ĐVCNT theo loại hình kinh doanh ................................................ 36
Hình 2.4: Tỷ trọng DSTT theo loại thẻ tại ĐVCNT và ATM Eximbank 2015 ............. 38
Hình 2.5: Tỷ trọng doanh số sử dụng các loại thẻ do Eximbank phát hành 2015 ......... 39
Hình 2.6: HĐTT thẻ nội địa Eximbank qua Ecommerce 2011-2015 ............................ 40
Hình 2.7: Lợi nhuận DV TTT 2011-2015 ...................................................................... 42
Hình 2.8: Thị phần hoạt động thanh toán thẻ 6 tháng đầu 2015 .................................... 45



i

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học:
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với Thế giới, nền kinh tế cũng có nhiều
biến đổi sâu sắc. Việc hội nhập với nền kinh tế Thế giới ngoài những ưu điểm như giúp
Việt Nam tiếp cận được với sự phát triển công nghệ kỹ thuật, kinh tế thì còn đòi hỏi
chúng ta cần có một sự chuyển mình nhất định để đáp ứng kịp thời với sự phát triển
chung của Thế giới. Một trong số đó là việc thay đổi thói quen thanh toán tiền mặt, một
hình thức thanh toán được xem như là lạc hậu trong hiện nay. Điều này càng được thể
hiện rõ trong những năm gần đây khi Chính phủ nước ta đang đặt ra nhiều chính sách
hơn cho việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Trong giao thương quốc tế,
các hình thức thanh toán điện tử, phi tiền mặt như thẻ thanh toán, séc,… đang trở nên
thông dụng hơn. Muốn hòa nhập với Thế giới, chúng ta buộc phải làm quen và sử dụng
các hình thức thanh toán này. Với tính ưu việt của mình, phương thiện thanh toán
(PTTT) thẻ đang trở nên phổ biến hơn trong nền kinh tế. Thanh toán thẻ (TTT) đã và
đang trở thành một phương thức giao dịch phổ biến hàng ngày ở Việt Nam, do đó, đẩy
mạnh phát triển dịch vụ thanh toán thẻ (DV TTT) để đáp ứng với nhu cầu sử dụng
ngày càng cao, cũng như tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ là vấn đề
đang được quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
2. Sự cần thiết của đề tài:
Phát triển và đa dạng hóa các PTTT đang là nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển
của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bên cạnh các PTTT truyền
thống thì thanh toán bằng các phương tiện điện tử hiện đại đang ngày càng phổ biến và
trở nên cần thiết hơn. Với sự phát triển của hệ thống thanh toán việc thanh toán không
dùng tiền mặt đang trở thành xu hướng chung và lan rộng ở Việt Nam và các nước
đang phát triển. Ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ và một số nước châu Âu,



ii

châu Mỹ, việc thanh toán không dùng tiền mặt – trong đó phổ biến là sử dụng thẻ đã
trở thành một thói quen hàng ngày.
Việc mở cửa nền kinh tế, gia nhập các tổ chức thương mại, tổ chức kinh tế lớn
trên Thế giới đã tạo ra tiền đề đòi hỏi việc phát triển DV TTT ngày càng trở nên cấp
thiết hơn. Rõ ràng, việc hội nhập giúp các ngân hàng trong nước dễ dàng tiếp cận sự
tiến bộ của công nghệ hiện đại để ứng dụng vào DV TTT trong nước. Tuy nhiên, điều
này cũng đã tạo nên một môi trường cạnh tranh khốc liệt về việc cung cấp dịch vụ thẻ
trên thị trường.
Trong những năm gần đây, việc mỗi người dân đều nắm trong tay vài tấm thẻ
ngân hàng không còn xa lạ. Nhận biết xu hướng đó, hầu hết các ngân hàng thương mại
(NHTM) hiện nay đều đang cố gắng cho ra đời nhiều hơn các sản phẩm thẻ nhằm đáp
ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, để
đẩy mạnh việc sử dụng thẻ thay thế cho việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế không
thể chỉ dừng lại ở việc phát triển các sản phẩm thanh toán. Bởi nếu chỉ có thật nhiều
loại thẻ thanh toán mà tiện ích sử dụng thanh toán còn hạn chế, hoạt động chấp nhận
TTT không phát triển kịp thời để đáp ứng nhu cầu sử dụng thì việc gia tăng số lượng
và loại thẻ phát hành không còn có ý nghĩa. Xuất phát từ lý do này, người viết lựa chọn
đề tài “Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất
nhập khẩu Việt Nam” để cùng với các nghiên cứu trước đây đóng góp thêm các ý kiến
nhằm hoàn thiện hơn cho việc phát triển dich vụ thẻ của Eximbank nói riêng, NHTM
nói chung.
3. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu tổng quát: Thông qua việc phân tích DV TTT của Ngân hàng thương
mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015, người viết đề xuất hệ
thống giải pháp nhằm góp phần phát triển hoạt động kinh doanh DV TTT , hạn chế rủi


iii


ro từ nghiệp vụ TTT, đẩy mạnh các nguồn thu trong hoạt động thẻ của Eximbank trong
những năm tiếp theo.
Mục tiêu cụ thể:
Tổng hợp, khái quát các kiến thức chung về dịch vụ thẻ: Các khái niệm, hình
thức, phân loại, vai trò của thẻ thanh toán, tổng quan về nghiệp vụ TTT: chủ thể tham
gia, quy trình thanh toán, hình thức thanh toán, vai trò của DV TTT và các yếu tố ảnh
hưởng,..
Tổng hợp, phân tích thực trạng DV TTT tại Eximbank giai đoạn 2011-2015: Giới
thiệu hoạt động thẻ Eximbank, các sản phẩm dịch vụ; sử dụng các số liệu thống kê để
đánh giá tình hình phát triển DV TTT của Eximbank; khảo sát các điều kiện phát triển
DV TTT của Eximbank. Dựa vào các yếu tố trên để đánh giá lại hoạt động thanh toán
thẻ của Eximbank để tìm kiếm các hạn chế và nguyên nhân của nó;
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DV TTT của Eximbank trong những năm
tiếp theo dựa trên các yếu tố về nguyên nhân gây ra hạn chế cho sự phát triển DV TTT
của Eximbank, mục tiêu phát triển DV TTT của Eximbank để từ đó đưa ra các giải
pháp đưa ra phù hợp với đường lối phát triển của Eximbank đã đặt ra cho những giai
đoạn tiếp theo.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu đặt ra, các câu hỏi
nghiên cứu được đề xuất như sau:
Vai trò của DV TTT trong nền kinh tế? Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, việc
phát triển ở DV TTT có còn trở nên cần thiết hay không? Nếu có, cần phát triển DV
TTT như thế nào?
Tình hình phát triển DV TTT trong thời gian qua ở Việt Nam như thế nào? Tình
hình phát triển DV TTT ở Eximbank?


iv


Các điều kiện để phát triển DV TTT của Eximbank?
Những yếu tố nào gây khó khăn sự phát triển của DV TTT ở Eximbank ? Hạn chế
trong DV TTT tại Eximbank là gì?
Các hạn chế đó có thể khắc phục được hay không? Khắc phục bằng cách nào? Có
phù hợp với định hướng phát triển mà Eximbank đã đặt ra hay không?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Gồm DV TTT, các yếu tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến
hoạt động cung cấp DV TTT tại Eximbank.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình hoạt động của DV TTT tại Eximbank
từ năm 2011 đến 2015 cụ thể:
-

Không gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu về DV TTT, thực trạng và điều

kiện ứng phát triển DV TTT của Eximbank.
-

Thời gian: Dữ liệu về hoạt động kinh doanh thẻ từ năm 2011 đến 2015

Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số dữ liệu tham khảo từ các NHTM khác, từ
Hiệp hội thẻ các ngân hàng Việt Nam nhằm làm rõ thông tin thực trạng phát triển trên
thị trường thẻ, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm đối với Eximbank.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu luận văn này là thực hiện phân tích, tổng
hợp, mô tả, so sánh, đối chiếu, kết hợp lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ nội dung
nghiên cứu. Các số liệu sử dụng trong thống kê, mô tả, tổng hợp được thu thập từ các
báo cáo định kỳ về dịch vụ thẻ Eximbank, Hiệp hội thẻ các ngân hàng Việt Nam.
Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp điều tra khảo sát để tăng tính
khách quan cho Luận văn: Tác giả tiến hành khảo sát để thăm dò ý kiến khách hàng sử
dụng DV TTT của Eximbank thông qua phiếu khảo sát điều kiện phát triển cũng như

chất lượng DV TTT của Eximbank.


v

Xuất phát từ các kiến thức lý luận cơ bản và thực tiễn hoạt động thẻ những năm
qua của Eximbank, thị trường thanh toán thẻ trong nước, các quy định pháp luật của
Nhà nước về hoạt động kinh doanh thẻ, các quy định của Tổ chức thẻ mà Eximbank là
thành viên và tổng hợp ý kiến của khách hàng người viết phân tích đánh giá, tìm ra
điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động cung cấp DV TTT ở Eximbank, từ đó đề xuất các
giải pháp phù hợp.
7. Đóng góp của đề tài
DV TTT hiện nay đã có sự phát triển tương đối rõ rệt. Hầu hết các NHTM Việt
Nam hiện nay đều cung cấp dịch vụ này ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, đa số các
NHTM mới chỉ chú trọng đến các giao dịch thanh toán truyền thống là thanh toán mua
bán hàng hóa dịch vụ qua POS đặt tại các điểm mua hàng. Chỉ một số ít ngân hàng
phát triển thêm hình thức thanh toán qua ATM (thanh toán hóa đơn điện, nước,…) và
thanh toán qua mạng Internet. Như đã trình bày ở trên, hiện nay, công nghệ thông tin
có sự phát triển mạnh mẽ, bên cạnh TTT thì hình thức thanh toán điện tử mới đã ra đời
(Internet Banking, Mobile Banking,…). Nắm bắt được điều này, một số ngân hàng,
trong đó có Eximbank đã tiên phong cung cấp thêm các DV TTT qua mạng với các yếu
tố bảo mật cao. Việc đa dạng hóa dịch vụ thanh toán nói trên đã giúp cho thẻ thanh
toán trở nên tiện dụng hơn với nhu cầu của khách hàng, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa
vai trò của thẻ thanh toán trong sự phát triển nền kinh tế.
Đa số các bài nghiên cứu trước đây mới chỉ đề cập đến việc phát triển DV TTT
thông qua việc phát triển kinh doanh, mở rộng mạng lưới ĐVCNT nhằm mục đích
“khách hàng có thể thanh toán thẻ ở bất cứ điểm bán hàng nào”. Điều này vừa gia tăng
doanh số thanh toán cho các ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán (từ đó làm tăng lợi
nhuận), vừa tạo sự tiện lợi cho khách hàng sử dụng thẻ, đồng thời phù hợp với mục tiêu
chung của Chính phủ là hạn chế sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu chỉ

gia tăng số lượng và mạng lưới ĐVCNT thì chưa đáp ứng hết được nhu cầu khách


vi

hàng đồng thời làm giảm tính cạnh tranh của thẻ thanh toán so với các phương tiện
thanh toán không dùng tiền mặt khác. Điện thoại thông minh, mạng viễn thông được sử
dụng phổ biến hơn, DV TTT cũng cần được chú trọng hơn đến đa dạng hóa dịch vụ để
gia tăng hơn nữa tiện ích cho khách hàng sử dụng. Đây là hướng đi mới của đề tài
nhằm đóng góp thêm các biện pháp phát triển hoạt động cung cấp DV TTT ở
Eximbank và các NHTM nói chung.
8. Hạn chế của Luận văn:
Thời gian nghiên cứu tương đối ngắn, điều kiện tiếp xúc phỏng vấn hạn chế nên
công tác khảo sát ý kiến khách hàng còn hạn chế ở đối tượng là khách hàng sử dụng
thẻ của Eximbank, do đó phạm vị phân tích của luận văn còn khá hạn hẹp. Vì vậy, luận
văn chưa đủ cơ sở, điều kiện để so sánh hiệu quả phát triển DV TTT của Eximbank với
các NHTM khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Điều này khiến những đánh giá
của luận văn đối với nghiệp vụ TTT Eximbank còn mang tính chủ quan.
Cơ sở dữ liệu và hệ thống báo cáo của Eximbank chưa cho phép bóc tách dữ liệu
chi tiết các mảng nghiệp vụ. Do đó, luận văn chưa thể phân tích một cách chính xác
hiệu quả xét về mặt lợi nhuận của DV TTT qua các năm của Eximbank.
9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu:
Trước nhu cầu phát triển ngày càng cao của dịch vụ thẻ, đã có nhiều nghiên cứu
trong nước về lĩnh vực này, cụ thể:
 Các nghiên cứu nước ngoài:
 Radu, Cristian năm 2002:
Nghiên cứu của Tác giả tập trung chủ yếu vào công nghệ thẻ Chip – EMV, một
sản phẩm thẻ an toàn và phổ biến nhất cho đến thời điểm hiện nay. Theo đó, nội dung
nghiên cứu tập trung vào các vấn đề chính sau:
Nghiên cứu đưa ra các vấn đề tổng quan về thẻ, vai trò, vị trí, mối quan hệ các

chủ thể tham gia trong giao dịch TTT, quy trình thực hiện (back-office) về giao dịch
TTT, quá trình cấp phép giao dịch và các vấn đề liên quan.


vii

Nguồn: Radu, Cristian, 2002
Nội dung nghiên cứu còn đề cập đến thẻ Chip-EMV, quy trình giao dịch chi tiết,
cơ sở công nghệ cho phát hành và thanh toán loại thẻ này.

Nguồn: Radu, Cristian, 2002
Ngoài ra, tác giả cũng có những nghiên cứu về các dịch vụ tiện ích gia tăng, đặc
biệt là dịch vụ thanh toán trực tuyến (Ecommerce), mối liên hệ kỹ thuật giữa thanh
toán trực tuyến qua mạng (E-Ecommerce) và qua điện thoại (m-Ecommerce).
 David S. Evans và Richard Schmalensee, năm 2005.


viii

Nghiên cứu của các tác giả này chủ yếu đề cập đến thanh toán bằng thẻ, vai trò
của các chủ thể trong quá trình thanh toán. Hướng tiếp cận vấn đề nghiên cứu của tác
giả là đi vào vai trò cụ thể của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình TTT. Tác giả sử
dụng nguồn số liệu nghiên cứu từ thống kê của Visa và thị trường thẻ Mỹ. Ngoài ra,
nghiên cứu cũng đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển, quá trình hoạt
động của TTT, phân biệt các dịch vụ E – commerce, E – payment, M – commerce.
 David S. Evans và Richard Schmalensee, năm 2009
Nghiên cứu này đề cập lại các vấn đề cơ bản như nghiên cứu năm 2005 của đồng
tác giả. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu có các điểm mới khi tác giả đi vào phân tích
thực trạng, xu hướng phát triển các hình thức thanh toán, phương tiện thanh toán điện
tử. Nội dung nghiên cứu cũng hướng đến phân tích hành vi tiêu dùng, xu hướng dịch

chuyển sang sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử hiện đại hơn. Rõ ràng, các
hình thức thanh toán điện tử hiện đại mới như thẻ (thẻ tín dụng, thẻ trả trước, thẻ ghi
nợ), thanh toán bù trừ tự động (ACH - Automated Clearing House) dần thay thế các
hình thức thanh toán truyền thống như tiền mặt hay séc,…

Nguồn: David S. Evans và Richard Schmalensee, 2009


ix

Ngoài ra, nhóm tác giả cũng có hướng tiếp cận mới khi phân tích sâu các thị
trường trong quá trình thực hiện một giao dịch thẻ.

Nguồn: David S. Evans và Richard Schmalensee,2009
Bên cạnh đó, nghiên cứu mới này của nhóm tác giả cũng bàn đến sự cạnh tranh
trong chính sách phát hành thẻ để thu hút khách hàng, dự báo, kỳ vọng cho nền công
nghiệp thanh toán tiêu dùng.
 Các nghiên cứu trong nước:
Ở thời điểm thị trường thẻ mới bắt đầu có sự phát triển ở Việt Nam, thì đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về thị trường thẻ và đưa ra các giải pháp phát triển cho thị
trường thẻ Việt Nam trong giai đoạn đầu hoạt động như:
 Luận án: “Những giải pháp góp phần nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ
ngân hàng ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Danh Lương, bảo vệ tại hội đồng
chấm luận án cấp Nhà nước tại trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 2003.
 Luận án: “Giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường thẻ ngân hàng tại Việt
Nam”, của nghiên cứu sinh Trần Tấn Lộc bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Nhà
nước tại trường Đại học kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, năm 2004.
 Bài báo: “Phát triển thanh toán thẻ tại Việt Nam, thách thức và cơ hội”, của tác
giả Trần Mai Ước, số 8- tháng 1-2/2006, báo Công nghệ ngân hàng (trang 39).



x

 Luận văn: “Dịch vụ thanh toán thẻ ATM tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam” của Hồ Thị Như Quỳnh ,bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ trường Đại học kinh tế Tp.Hồ Chí Minh năm 2007. Luận văn đã tập trung phân
tích thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ATM tại ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thực trạng đó. Từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ATM tại
ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, thời
điểm thực hiện luận văn, thị trường thẻ ở Việt Nam chưa thực sự phát triển mạnh mẽ.
Các loại thẻ sử dụng chỉ mới tập trung ở thẻ nội địa là chủ yếu. Hình thức thanh toán
thẻ phổ biến mới chỉ là rút tiền qua ATM, do đó luận văn chưa đề cập đến các vấn đề
về dịch vụ thanh toán thẻ.
Khi thị trường thẻ đã có nhiều bước tiến hơn, đa dạng và phong phú hơn về các
sản phẩm thẻ phát hành, đã có thêm nhiều công trình nghiên cứu để bổ sung thêm các
lý luận và thực tiễn mà các công trình nghiên cứu trước còn thiếu sót như:
 Luận văn của Nguyễn Xuân Thanh Trúc với đề tài: “Kinh doanh thẻ tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam”, bảo vệ tại hội đồng chấm Luận
văn thạc sĩ trường Đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh năm 2012. Luận văn đã đề cập
được các kiến thức lý luận về thẻ. Đây là giai đoạn thị trường thẻ Việt Nam có nhiều
chuyển biến tích cực. Tác giả tập trung vào việc phân tích thị trường thẻ ở thời điểm
2010-2011, tính năng các sản phẩm và hoạt động kinh doanh, tiếp thị thẻ. Nội dung
luận văn chú trọng đến hoạt động phát hành và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ.
Đối với dịch vụ thanh toán thẻ, tác giả mới chỉ chú trọng đến các hình thức thanh toán
truyền thống là qua ATM/POS.
 Luận văn của Nguyễn Thị Ngọc Hân với đề tài: “Phát triển dịch vụ thẻ tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam”, bảo vệ tại hội đồng chấm
Luận văn thạc sĩ trường Đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh năm 2013. Luận văn đã
đề xuất được các biện pháp phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu cho dịch vụ thẻ. Có



xi

sự học hỏi kinh nghiệm từ việc phát triển kinh doanh thẻ của NHTM cổ phần khác
trong nước. Hướng đi của luận văn không tập trung vào từng nghiệp vụ cụ thể của phát
hành hay các phương thức thanh toán mà tác giả chú trọng vào việc phát triển hoạt
động kinh doanh thẻ.
 Bài viết: “ Phát triển dịch vụ thẻ, góp phần thúc đẩy mở rộng thanh toán không
dùng tiền mặt trong nền kinh tế”, của Thạc sĩ Lê Văn Hải, đăng trên số 6, tháng 3 năm
2011, Tạp chí ngân hàng. Bài viết có cái nhìn đa chiều hơn về thẻ thanh toán. Tác giả
đi sâu phân tích cả mảng phát hành và thanh toán thẻ ở Việt Nam và đề xuất các giải
pháp nhằm phát triển thị trường thẻ, góp phần thực hiện mục tiêu hạn chế sử dụng tiền
mặt trong nền kinh tế mà Chính phủ đặt ra trong giai đoạn này.
Trong những năm gần đây, việc mỗi người dân đều nắm trong tay vài tấm thẻ
Ngân hàng không còn là xa lạ. Nhận biết xu hướng đó, hầu hết NHTM cổ phần hiện
nay đều đang cố gắng cho ra đời nhiều hơn các sản phẩm thẻ nhằm đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách hàng. Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, để đẩy mạnh việc
sử dụng thẻ thay thế cho việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế không thể chỉ dừng lại
ở việc phát triển các sản phẩm thanh toán. Bởi nếu chỉ có thật nhiều loại thẻ thanh toán
với đầy đủ các tính năng ưu việt mà DV TTT không phát triển kịp thời để đáp ứng nhu
cầu sử dụng thì việc gia tăng số lượng và loại thẻ phát hành không còn có ý nghĩa.
Xuất phát từ lý do này, người viết lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam” để cùng với các
nghiên cứu trước đây đóng góp thêm các ý kiến nhằm hoàn thiện hơn cho việc phát
triển dich vụ thẻ của Eximbank nói riêng, các NHTM nói chung.
10. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan về dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại



xii

Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại
cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại
cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam.


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm dịch vụ thanh toán thẻ
Thanh toán thẻ là việc sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ và sử
dụng các dịch vụ khác do NHPHT, tổ chức thanh toán thẻ cung ứng. Theo đó, DV TTT
của các NHTM là việc các NHTM cung ứng các sản phẩm dịch vụ thanh toán, tiện ích
thanh toán phục vụ cho nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng.
Mỗi sản phẩm thanh toán thẻ là một cơ chế thanh toán mô tả các giao thức của
giao dịch thanh toán giữa khách hàng và ĐVCNT, cũng như thể hiện vai trò của
NHTTT, TCT, NHPHT thông qua quá trình xử lý giao dịch thanh toán.1 (Implementing
Electronic Card Payment Systems, Radu và Cristian, 2002, trang 16).
Thực tế, những năm trước đây, thẻ ngân hàng chỉ được sử dụng chủ yếu cho các
giao dịch rút tiền mặt hoặc chuyển khoản. Ngày nay khi công nghệ phát triển, thói
quen sử dụng tiền mặt đã ít nhiều thay đổi, các sản phẩm thẻ thanh toán phong phú
hơn, DV TTT do đó cũng được hình thành và trở nên đa dạng hơn. Việc sử dụng thẻ để
thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các điểm bán hàng, thanh toán hóa đơn điện nước qua

mạng, tại ATM ngày càng trở nên quen thuộc hơn với người sử dụng. Để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng, các NHTM đã phát triển nhiều hơn các DV TTT để
phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
1.1.2 Các chủ thể tham gia trong quy trình thanh toán thẻ
1.1.2.1 Ngân hàng phát hành thẻ

Nguyên bản: “Each payment product implies a payment mechanism that describes the
protocol of the payment transaction between the consumer and the merchant, as well as the
processing performed by the acquirer, the card association, and the issuer on the payment
message generated by this transaction.”.
1


2

Tham gia thị trường với tư cách là người tạo ra hàng hóa (sản phẩm thẻ). Để có
thể hoạt động trên thị trường, đòi hỏi NHPHT phải được NHNN cho phép thực hiện
hoạt động phát hành thẻ ra thị trường.
Ngoài ra, đối với thẻ quốc tế các NHTM phải là thành viên của TCT quốc tế hoặc
được bảo lãnh phát hành bởi một Tổ chức khác (thường là các NHTM khác) là thành
viên của TCT quốc tế.
NHPHT có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ của khách hàng, xử lý và phát
hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ của chủ thẻ, đồng thời chịu trách nhiệm về việc
thanh toán thẻ đó.
1.1.2.2 Ngân hàng thanh toán thẻ
Tham gia thị trường với vai trò trung gian, hoạt động như là đại lý của NHPHT,
đồng thời cũng là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết của TCT quốc tế (đối
với thẻ quốc tế).
NHTTT có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng dưới sự
ủy quyền của NHPHT. NHTTT là ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với các cơ sở chấp

nhận thẻ để tiếp nhận và xử lý các giao dịch về thẻ tại các ĐVCNT, cung cấp các dịch
vụ hỗ trợ cho ĐVCNT và sẽ được hưởng khoản phí hoa hồng từ NHPHT và ĐVCNT.
Trường hợp NHTTT và NHPHT là một, khi đó Ngân hàng sẽ nhận được tối đa các
khoản hoa hồng từ việc cung cấp dịch vụ.
1.1.2.3 Chủ thẻ
Chủ thẻ tham gia thị trường với tư cách là người mua hàng hóa trên thị trường.
Chủ thẻ là người có tên trên thẻ do NHPHT cấp và được quyền sử dụng tất cả
những tiện ích mà thẻ mang lại như: thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị
chấp nhận thanh toán, rút tiền mặt, kiểm tra số dư…


3

Chủ thẻ có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ (đối với thẻ tín dụng) và trả các
khoản phí cho ngân hàng (phí thường niên, phí rút tiền mặt…) khi sử dụng những tiện
ích của dịch vụ thanh toán qua thẻ mà ngân hàng đã cung cấp.
1.1.2.4 Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ hay Đơn vị chấp nhận thẻ
Là những đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ có ký hợp đồng với NHTTT để chấp nhận
thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ như: cửa hàng, khách sạn, nhà hàng…
ĐVCNT tham gia thị trường thẻ nhằm tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ
khác do đã đa dạng hóa hình thức thanh toán tại đơn vị mình cũng như đáp ứng nhu
cầu của khách hàng muốn sử dụng thẻ.
ĐVCNT được NHTTT trang bị những máy móc thiết bị cần thiết để tiếp nhận thẻ
thanh toán thay cho tiền mặt và phải trả cho NHTTT một khoản chi phí dịch vụ khi sử
dụng tiện ích này.
1.1.2.5 Tổ chức thẻ quốc tế hoặc Liên minh thẻ trong nước
Tham gia thị trường với tư cách là người tổ chức thị trường. Những tổ chức này
đứng ra liên kết với các thành viên, đặt ra các quy định bắt buộc các thành viên phải áp
dụng và tuân theo thống nhất thành một hệ thống toàn cầu đối với thị trường thẻ quốc
tế hoặc trong phạm vi quốc gia đối với thẻ nội địa.

Theo đó, các tổ chức này sẽ cấp giấy phép hoạt động thanh toán và/hoặc phát
hành các sản phẩm thẻ mang thương hiệu của tổ chức/Liên minh. Bất cứ ngân hàng nào
hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thẻ thanh toán quốc tế đều phải gia nhập vào một
TCT quốc tế và một Liên minh thẻ trong nước.
Các chủ thể tham gia trong thị trường thẻ có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với
nhau, tất cả đều hoạt động dưới sự kiểm soát, quản lý của các TCT quốc tế và cơ quan
quản lý của mỗi quốc gia nhằm giúp cho hoạt động trên thị trường thẻ diễn ra lành
mạnh, góp phần tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa tiền tệ được thực hiện một
cách nhanh chóng, hiệu quả.


×