Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

KẾT QUẢ tạo HÌNH đốt SỐNG BẰNG bơm XI MĂNG KHÔNG BÓNG điều TRỊ BỆNH NHÂN xẹp THÂN đốt SỐNG có LOÃNG XƯƠNG tại BỆNH VIỆN e

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THANH TÙNG

“KẾT QUẢ TẠO HÌNH ĐỐT SỐNG BẰNG BƠM
XI MĂNG KHÔNG BÓNG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN
XẸP THÂN ĐỐT SỐNG CÓ LOÃNG XƯƠNG
TẠI BỆNH VIỆN E”

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THANH TÙNG

“KẾT QUẢ TẠO HÌNH ĐỐT SỐNG BẰNG BƠM
XI MĂNG KHÔNG BÓNG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN
XẸP THÂN ĐỐT SỐNG CÓ LOÃNG XƯƠNG
TẠI BỆNH VIỆN E”
Chuyên ngành: Ngoại khoa


Mã số: CK 62720725
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HÀ KIM TRUNG

HÀ NỘI – 2020
LỜI CẢM ƠN
2


Trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Bác sỹ
chuyên khoa II này, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học Y Hà Nội;
Bộ môn Ngoại - Trường Đại học Y Hà Nội;
Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện Bệnh viện E
Khoa Phẫu thuật Thần Kinh Bệnh viện Đại học E;
Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện E.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hà Kim Trung, thầy
hướng dẫn đã dành thời gian, công sức, trực tiếp hướng dẫn và góp ý cho tôi
trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này. Thầy là người
nghiêm khắc nhưng độ lượng, đã chỉ dạy cho tôi về tinh thần làm việc nghiêm
túc, trung thực và tận tụy.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Tiến sỹ trong Hội đồng đánh
giá đề cương và hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã dành nhiều thời gian
quý báu để kiểm tra, góp ý, giúp tôi sửa chữa những thiếu sót trong luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp trong khoa
phẫu thuật thần kinh bệnh viện E luôn giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn động viên giúp
đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong suốt những năm học vừa qua.

Cám ơn tất cả những người bạn thân thiết đã luôn bên tôi!
Hà Nội, tháng 10 năm 2020.

Nguyễn Thanh Tùng

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thanh Tùng, học viên lớp Chuyên khoa II, khóa 32.
Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Ngoại khoa, xin cam đoan:
1

Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của thầy hướng dẫn PGS.TS. Hà Kim Trung

2

Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.

3

Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, tháng 10 năm 2020

Học viên

Nguyễn Thanh Tùng

4


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

5

BN

Bệnh nhân

CHT

Cộng hưởng từ

CLVT

Cắt lớp vi tính

cs

Cộng sự

CSTL

Cột sống thắt lưng


MĐX

Mật độ xương

SD

Độ lệch chuẩn

THĐSQD

Tạo hình đốt sống qua da

VAS

Visual Analog Scale

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

XĐS

Xẹp đốt sống


MỤC LỤC

6



DANH MỤC BẢNG

7


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

8


DANH MỤC HÌNH

9


10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương là sự giảm khối lượng và chất lượng của hệ thống xương
dẫn đến giảm sức chống đỡ và chịu lực, làm xương mỏng dần, dễ gãy, dễ lún
xẹp, đặc biệt là các vị trí chịu lực của cơ thể như đốt sống, cổ xương đùi, đầu
xương quay… Lún xẹp cột sống là một biến chứng hay gặp của loãng xương.
Lún xẹp cột sống có loãng xương thường không gây tử vong nhưng gây
lên những tổn thương nặng nề về sức khỏe, kinh tế cũng như chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân.
Theo nghiên cứu về loãng xương cột sống ở Châu Âu (EVOS), ở tuổi
75-79, tỷ lệ xẹp thân đốt sống do loãng xương mỗi năm là 13,6 trên 1000
người đối với nam, và 29,3 đối với nữ. Ở Mỹ, mỗi năm phải bỏ ra một khoản
chi phí khổng lồ (khoảng 17,9 tỷ đô la) để điều trị gãy xương do loãng xương,

còn tại Anh quốc là khoảng 1,7 tỷ bảng Anh. Ở Việt Nam, trong một nghiên
cứu 4200 người tại thành phố Hồ Chí Minh có 45% người trên 50 tuổi, trong
số này có tới 14% nữ và 5% nam được chẩn đoán loãng xương.
Triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau lưng cấp tính, đau khi thay đổi tư
thế từ nằm ngửa sang nằm nghiêng hoặc ngược lại, từ nằm chuyển sang ngồi
và thường đau sẽ đỡ dần sau khi ổn định tư thế. Tình trạng này làm BN đau
đớn, mất ngủ , trầm cảm. Ngoài ra, còn có thể gây lên biến dạng gù cột sống,
chèn ép tủy sống, rối loạn đại tiểu tiện, mất khả năng làm việc, lệ thuộc thuốc
giảm đau… Cho đến nay, điều trị bảo tồn cho những BN lún xẹp đốt sống có
loãng xương là: bất động tại chỗ, dùng thuốc giảm đau, mặc áo nẹp và điều trị
loãng xương. Tuy nhiên người cao tuổi nằm bất động lâu sẽ lại dẫn đến các
biến chứng như loét vùng tỳ đè, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm tắc
tĩnh mạch… Phẫu thuật điều trị di chứng của xẹp đốt sống cũng là thách thức
vô cùng lớn. Các phương pháp phẫu thuật chủ yếu vẫn là cố định cột sống

10


11

bằng nẹp vít, chỉnh gù cắt thân đốt sống giải ép thần kinh… Do chất lượng
xương quá kém làm tăng nguy cơ thất bại trong cố định: nhổ vít, không liền
xương. Ngoài ra, việc phẫu thuật trên bệnh nhân cao tuổi, thể trạng yếu nhiều
bệnh lý phối hợp có thể gây lên nhưng biến chứng không mong muốn khi gây
mê và sau mổ.
Năm 1984, tại Pháp, Herve Deramond đã đánh dấu bước tiến lớn trong
điều trị xẹp thân đốt sống khi đề ra phương pháp tạo hình đốt sống bằng bơm
xi măng sinh học. Với phương pháp này một lượng xi măng sinh học sẽ được
đưa vào trong thân đốt sống, xi măng sẽ giúp hàn gắn lại các gãy xương siêu
nhỏ từ đó làm vững lại cột sống, giúp bệnh nhân đỡ đau và khôi phục vận

động sớm hơn so với điều trị bảo tồn. Ở Việt Nam, nhờ sự giúp đỡ của Giáo
sư Herve Deramond, khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai là đơn vị
đầu tiên áp dụng kỹ thuật này. Đến nay kỹ thuật đã được triển khai rộng rãi ở
nhiều nước trên thế giới và các trung tâm, bệnh viện lớn tại Việt Nam và
mang lại hiệu quả rõ rệt. Tại bệnh viện E, tạo hình đốt sống bằng bơm xi
măng qua da cũng đã được thực hiện từ năm 2016 và bước đầu cho kết quả rất
tốt. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Kết quả tạo hình thân đốt sống
bằng bơm cement không bóng điều trị bệnh nhân xẹp đốt sống có loãng
xương tại bệnh viện E” với mục tiêu:
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân xẹp thân đốt sống
có loãng xương được bơm xi măng.
2. Đánh giá kết quả điều trị xẹp thân đốt sống có loãng xương bằng
phương pháp bơm xi măng không bóng tại bệnh viện E.

11


12

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Thế giới
-

Lần đầu tiên, cố định chỏm xương đùi nhân tạo vào thân xương được bác sỹ
phẫu thuật chỉnh hình người Anh – Sir John Charnley thực hiện vào năm 1960.
Sau đó, vào những năm 70, cement hóa học được sử dụng nhiều trong phẫu thuật
để làm đầy các hốc xương trong khi mổ và làm cột sống giả 6.


-

Năm 1984, Pierre Galibert, một nhà phẫu thuật thần kinh người Pháp, lần
đầu tiên đã thực hiện bơm cement hóa học vào thân đốt sống trong khi mổ
7

-

.

Lần đầu tiên, sử dụng kỹ thuật THĐSQD bằng bơm cement vào thân C2 bị
phá hủy một phần do u máu thân đốt sống tiến triển để giảm đau lâu dài được
Hervé Deramond, một nhà điện quang thần kinh người Pháp và Pierre
Galibert thực hiện vào năm 1985. Sau đó THĐSQD còn được ứng dụng để
điều trị các trường hợp LĐS do loãng xương 7.

-

Vào thập niên 90, các nhà điện quang học ở Mỹ đã thực hiện THĐSQD thành
công cho nhiều trường hợp LĐS thứ phát do loãng xương, u tủy cột sống, di
căn thân đốt. Đến năm 2000, trên thế giới đã có khoảng 200 trường hợp
THĐSQD được báo cáo trong Y văn 8.
- Năm 2009, Matthew J.M và cộng sự 9 đã tiến hành nghiên cứu dựa
trên những bằng chứng đã có. Tác giả xem xét một cách hệ thống 74 báo cáo
khoa học về kết quả điều trị THĐSQD từ 1980-2008. Từ đó, tác giả đã có đủ
bằng chứng để khẳng định THĐSQD giúp giảm đau và phục hồi khả năng vận
động nhanh chóng so với điều trị nội khoa đơn thuần, chỉ trong 3 tháng sau
bơm cement.

12



13

1.1.2. Việt Nam
-

Từ tháng 8/2002 đến tháng 1/2008, Phạm Minh Thông và cộng sự đã
THĐSQD bằng bơm cement hóa học để điều trị 31 bệnh nhân: 12 trường hợp
LĐS do loãng xương, 10 trường hợp do u máu đốt sống, 3 trường hợp di căn
đốt sống, với kết quả tốt là 66,7% 10.

-

Năm 2008, Nguyễn Văn Thạch và cộng sự khoa Phẫu thuật cột sống Bệnh
viện Việt Đức đã thực hiện thành công kỹ thuật THĐSQD bằng bơm cement
sinh học cho những bệnh nhân bị XĐS do loãng xương và chấn thương cột
sống.

-

Năm 2010, Võ Văn Nho và cộng sự tại Bệnh viện Chuyên khoa Ngoại khoa Thần
kinh TP HCMI đã tiến hành tạo hình đốt sóng bằng bơm cement không bóng cho
37 bệnh nhân bị loãng xương với kết quả bước đầu rất khả quan 7.
1.2. Giải phẫu học cột sống lưng, thắt lưng và các ứng dụng 11
Cột sống của cơ thể người gồm 33 đốt sống liên kết với nhau, bao gồm:
7 đốt sống cổ, 12 đốt sống lưng, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 3-4
đốt sống cụt. Chúng được sắp xếp tuần tự, được các hệ thống dây chằng và hệ
thống cơ vững chắc giúp tạo thành các cột trụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Cột
sống có ba chức năng chính là chức năng mang tải trọng lực, chức năng bảo

vệ tủy sống và chức năng vận động.

Hình 1.1 Giải phẫu đốt sống 12

13


14

1.2.1. Đặc điểm chung của đốt sống
Mỗi đốt sống gồm 3 thành phần chính là thân đốt sống, cung đốt sống,
các mỏm đốt sống và lỗ đốt sống.
1.2.1.1. Thân đốt sống
- Thân đốt sống có hình trụ dẹt, có hai mặt gian đốt sống và một vành
chung. Hai mặt nằm ngang, một phía trên và một phía dưới. Cả hai mặt đều
lõm ở giữa, có viền xung quanh bằng tổ chức xương đặc. Các mặt này tiếp
khớp với các đốt sống trên và dưới qua các đĩa gian đốt sống.
- Vành là diện vây quanh thân đốt sống. Vành hơi lõm lòng máng ở phía
trước và hai bên, phía sau vành lõm sâu hơn tạo nên thành trước của ống sống.
- Thân đốt sống, nhất là phía sau có nhiều lỗ cho mạch máu chui vào
nuôi xương. Thân đốt sống có kích thước tăng dần từ đốt trên tới đốt dưới, phù
hợp với sự tăng dần từng phần cơ thể và lực tác dụng lên các đốt phía dưới.
1.2.1.2. Cung đốt sống
Cung đốt sống tính từ rìa phần vành của mặt sau thân đốt sống hai bên
quay vào nhau hình thành lỗ đốt sống. Cung đốt sống bao gồm cuống cung
đốt sống phía trước và mảnh cung đốt sống phía sau.
-

Cuống cung đốt sống là hai cột xương, một ở bên phải, một ở bên trái. Cuống
dẹt theo bề ngang. Bờ trên và bờ dưới của cuống lõm vào gọi là khuyết đốt

sống. Khuyết dưới của đốt sống hợp cùng với khuyết trên của đốt sống ở ngay
dưới thành một lỗ gọi là lỗ gian đốt, nơi đi qua của dây thần kinh sống và các
mạch máu.

-

Mảnh cung đốt sống là hai mảnh xương nối từ hai cuống đến mỏm gai tạo nên
thành sau của lỗ đốt sống. Mảnh hình dẹt bốn cạnh, có hai mặt trước và sau,
hai bờ trên và dưới. Ở mặt trước của mảnh có một chỗ gồ ghề là nơi bám của
dây chằng vàng. Mặt sau của mảnh liên quan với khối cơ chung.
14


15

1.2.1.3. Mỏm đốt sống và lỗ đốt sống
-

Các mỏm đốt sống đi ra từ cung đốt sống, có hai mỏm ngang hai bên, hai
mỏm khớp trên, hai mỏm khớp dưới và một mỏm ngang phía sau, trong đó
mỏm khớp nằm ở điểm tiếp nối giữa cuống, mảnh và mỏm ngang. Trên mặt
sau của nền mỗi mỏm ngang có một củ nhỏ gọi là mỏm phụ. Trên và trong
mỏm phụ có mỏm vú.

-

Eo là phần cung sau thắt lại nối cuống, gai ngang, mảnh và hai mỏm khớp
trên và dưới của mỗi thân đốt sống.

Hình 1.2: Giải phẫu cung đốt sống và các mỏm đốt sống 12

-

Lỗ đốt sống do cung đốt sống từ hai phía tạo nên. Các lỗ đốt sống xếp với
nhau theo tuần tự hình thành nên ống sống, là nơi chứa tủy sống bên trong.
1.2.2. Giải phẫu ứng dụng

15


16

Kích thước của thân đốt sống và cuống sống tăng dần từ đoạn cổ đến
đoạn thắt lưng. Do vậy, khi chọc đốt sống người ta thường dùng Troca 11G đối
với đốt sống thắt lưng và ngực thấp, dùng Troca 13 cho các đốt sống ngực cao.
-

Các rễ thần kinh và mạch máu nằm ở góc trên của lỗ gian đốt sống, vì vậy khi
chọc qua cuống thì đường đi của Troca phải ở nửa trên của cuống sống, tránh
gây tổn thương rễ thần kinh và mạch máu.

-

Khi áp dụng đường chọc sau bên, đối với đoạn cột sống ngực, điểm chọc của
Troca phải luôn luôn nằm phía trong đường gấp của màng phổi, tránh gây tràn
khí màng phổi. Ở đoạn cột sống thắt lưng, do đường đi của Troca xuyên qua cơ
thắt lưng chậu, cần theo dõi tụ máu trong cơ thắt lưng chậu.
1.3. Loãng xương và xẹp đốt sống do loãng xương
1.3.1. Định nghĩa và phân loại loãng xương
Loãng xương là bệnh được đặc trưng bởi sự giảm khối xương, tổn hại đến
vi cấu trúc của mô xương dẫn đến ròn xương và nguy cơ gẫy xương tăng 13

Năm 1993, Meunier P.J và Riggs B.L

14

qua nghiên cứu dịch tễ học,

triệu chứng lâm sàng, những thay đổi về hormon, sự liên quan của loãng
xương với tuổi và tình trạng mãn kinh, đã đưa ra hai loại loãng xương khác
nhau và được công nhận:
- Loại thứ nhất: Loãng xương xuất hiện khoảng 20 năm sau mãn kinh.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là XĐS hoặc gãy đầu dưới xương quay (kiểu
Colles) do mất chất xương chủ yếu ở phần bè xương. Sự giảm estrogen là
nguyên nhân chính, ngoài ra có sự giảm chức năng của hormone cận giáp.
- Loại thứ hai: loãng xương gặp ở những phụ nữ và nam giới tuổi từ 7075 trở lên, với biểu hiện chủ yếu là gãy cổ xương đùi. Sự mất chất xương ở bè
xương và vỏ xương tương đương nhau. Nguyên nhân chính là do tuổi già và
cường hormon cận giáp thứ phát.
Hai cách phân loại về loãng xương trên được thể hiện bằng các tỷ lệ sau 14:
16


17

+ Từ 51-65 tuổi, tỷ lệ XĐS giữa nữ và nam là 6:1
+ Sau tuổi 75, tỷ lệ gãy cổ xương đùi giữa nữ và nam là 2:1
+ Tỷ lệ phụ nữ có XĐS hoặc gãy đầu dưới xương quay sau mãn kinh
cao gấp 5 lần tỷ lệ phụ nữ gãy cổ xương đùi.
+ Tỷ lệ người có gãy cổ xương đùi tăng từ từ theo tuổi. Vào những năm
cuối của cuộc đời, tỷ lệ này tăng dần theo cấp số mũ.
Từ tuổi 85 trở lên, tỷ lệ XĐS và gãy cổ xương đùi là 1:1.
Hai loại trên gọi là gãy xương tiên phát, chiếm khoảng trên 80% các

trường hợp loãng xương 15.
- Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy một số bệnh và một số thuốc
cũng là nguyên nhân gây loãng xương như: chấn thương cột sống, đái tháo
đường, cường tuyến giáp, cường cận giáp, viêm khớp dạng thấp, các bệnh liên
quan đến rối loạn hấp thu (cắt dạ dày, ruột), bệnh phổi mãn tính, bệnh gan
mãn tính, bệnh thận, đa u tủy xương, ung thư xương…, việc sử dụng heparin,
corticoid, thuốc chống động kinh. Loãng xương do những nguyên nhân trên
được xếp vào loại thứ 3 là loãng xương thứ phát. 16.
1.3.2. Sinh bệnh học của gãy xương và XĐS do loãng xương
XĐS do loãng xương có những đặc điểm không giống với những gãy
xương khác.Theo Robbins S.L

17

XĐS do loãng xương là trạng thái gãy

xương siêu nhỏ trong đốt sống (vi chấn thương), do lún xẹp ép các thân đốt
sống gây nên bởi tình trạng mất chất xương từ từ, kín đáo.
Cơ chế sinh bệnh của gãy xương và XĐS do loãng xương rất phức tạp,
có sự tham gia của nhiều yếu tố, gây nên giảm mật độ xương. Khối xương
giảm phụ thuộc vào hai yếu tố: đỉnh cao của khối xương đạt được khi trưởng
thành và sự mất chất xương sau này do lớn tuổi, mãn kinh, lối sống. Hoặc là
do kết hợp cả hai yếu tố trên.
17


18

- Đỉnh cao của khối xương đạt được mức tối đa khi trưởng thành:
Gilsanz và cộng sự


18

cho rằng đỉnh cao của khối xương đạt được vào trước

tuổi 20.
- Tốc độ mất chất xương: Tuổi bắt đầu có sự mất chất xương chưa được
biết chắc chắn. Người ta cho rằng ở khoảng tuổi 30 đối với cả 2 giới.
Buchanan và cộng sự

18

cho rằng sau khi đạt đỉnh cao của khối xương ở thời

kỳ trưởng thành, tốc độ mất chất xương ở nam thấp hơn khoảng 3-5% trong
10 năm.
- Sự mất chất xương ở bè xương dẫn đến loãng xương cột sống và lún
đốt sống 14. Đối với phụ nữ ở tuổi 65, có 2 yếu tố quyết định sự mất chất
xương ở phần bè xương: yếu tố liên quan đến tuổi và yếu tố liên quan đến
mãn kinh.
Mất chất xương liên quan đến tuổi diễn biến chậm, liên tục suốt đời.
Mất chất xương liên quan đến mãn kinh diễn biến nhanh sau mãn kinh
một thời gian ngắn, do sự giảm estrogen nhanh chóng theo cấp số mũ dẫn đến
khối lượng xương mất khoảng 20%. Sau đó là thời kỳ mất chất xương từ từ
như thời gian trước mãn kinh.
Thân đốt sống chứa đựng lớp vỏ xương mỏng và tổ chức xương xốp
nằm bên trong. Mặc dù lớp vỏ xương này cứng hơn gấp 10 lần tổ chức xương
xốp, tuy nhiên tổ chức xương xốp lại chiếm đến 90% tải trọng của toàn bộ
thân đốt sống. Trong tiến trình xẹp đốt sống, lớp vỏ xương bị oằn xuống và
rạn nứt, trong khi đó tổ chức xương xốp ở trung tâm bị xẹp xuống và lèn chặt.

Bằng cách ấy, toàn bộ chiều cao và thể tích thân đốt sống bị giảm xuống.
Đôi khi, những trường hợp xẹp cấp tính có thể xẹp lớn hơn 40% thân
đốt, tương tự như xẹp mãn tính. Hơn thế nữa, các tổn thương XĐS có thể
quan sát rõ ràng hoặc không phát hiện được trên phim X-quang đơn thuần.
18


19

Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng việc tăng tải trọng lên thân đốt sống
có thể làm giảm 50% độ cứng và cuối cùng là khả năng chịu lực của đốt sống
đó. Sự suy giảm này có thể xây ra kín đáo mà không quan sát được các biến
dạng trên phim X-quang. Do đó, mặc dù những tổn thương cơ học có thể xảy
ra một cách có ý nghĩa mà vẫn không bị phát hiện, dẫn đến các đốt sống có
nguy cơ bị xẹp biến dạng về sau, và dễ bỏ sót. Khi hình thái đốt sống bị thay
đổi sẽ dẫn đến đốt sống ngày càng bị lùn ép, biến đổi đường cong cột sống
tăng dần, như quá gù hoặc quá ưỡn cột sống...
1.3.3. Phân loại XĐS
Năm 1992, Kannis và cộng sự đã mô tả XĐS ba dạng 19:
- Loại 1: Xẹp hình chêm là dạng hay gặp nhất, giảm chiều cao bờ trước
từ 20% trở lên so với chiều cao bờ sau của thân đốt sống.
- Loại 2: Xẹp hình lõm hai mặt trên và dưới, có giảm chiều cao phần
giữa thân đốt sống từ 20% trở lên so với bờ trước và sau
- Loại 3: Lún xẹp khi chiều cao toàn bộ thân đốt sống giảm từ 20% trở
lên so với đốt sống kề cận.

Loại 1

Loại 2
Hình 1.3. Phân loại xẹp đốt sống


1.4. Chẩn đoán lún xẹp đốt sống.
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng của lún xẹp đốt sống 22

19

Loại 3


20

- Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất trong XĐS bệnh lý là đau cột
sống khu trú tại vùng tổn thương, đau có tính chất cơ năng, đau dai dẳng tăng
dần. Đối với đau cột sống do nguyên nhân loãng xương, bệnh nhân thường
đáp ứng với thuốc giảm đau. Mức độ đau lưng được đánh giá bằng thang
điểm VAS.
- Những bệnh nhân XĐS thường có hạn chế vận động do đau lưng. Có
những bệnh nhân không thể ngồi, đứng dậy và đi lại được, đặc biệt là sau khi
bị chấn thương cột sống.
- Giảm chiều cao thường gặp trong trường hợp XĐS, với tổn thương
trên nhiều đốt sống, mức độ lún thường lớn.
- Biến dạng cột sống: Thường XĐS chủ yếu ở nửa trước thân đốt, do
vậy cột sống thường cong ra trước, dễ gây nguy cơ gù, vẹo cột sống, trượt đốt
sống…
- Khi XĐS mức độ nặng, bệnh nhân đến muộn, có thể gây tổn thương
vào tủy sống hay rễ thần kinh.
- Với bệnh nhân bị loãng xương, khi gặp chấn thương cột sống nhẹ có
thể gây nên XĐS, với biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau tại nơi tổn thương.
1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng của lún xẹp thân đốt sống
1.4.2.1. X quang thường quy

Phim X quang thường quy cột sống ở hai tư thế thẳng và nghiêng cho
phép đánh giá: Vị trí đốt sống bị lún, phân loại XĐS, chấn thương cột sống
các tổn thương ở cuống sống, những biến dạng cột sống kèm theo như gù vẹo
cột sống, trượt đốt sống. Ngoài ra phim X quang cũng cho cái nhìn chung về
mức độ loãng xương của cột sống.

20


21

Hình 1.4: Xẹp đốt sống trên phim x quang quy ước
1.4.2.2. Chụp cắt lớp vi tính
- Cắt lớp vi tính có độ nhậy cao hơn X quang thường quy, có tác dụng
khẳng định những tổn thương phát hiện trên phim X quang, phát hiện những
tổn thương nhỏ mà X quang thường quy không phát hiện được.
- CT scanner là phương pháp tốt nhất để đánh giá các tổn thương xương
ở thân đốt và cung sau, cho phép đánh giá mức độ phồng của tường sau thân
đốt sống, mức độ vỡ, phá hủy tường sau thân đốt, tình trạng tổn thương của
cuống sống.

Hình 1.5: Hình ảnh tổn thương đốt sống trên phim cắt lớp vi tính
21


22

1.4.2.3. Chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ không chỉ giúp xác định vị trí XĐS, mà còn phản
ánh tình trạng phù nề thân đốt sống. Trên phim cộng hưởng từ đốt sống xẹp

mới giảm cường độ ở thì T1, tăng cường độ ở thì T2. Hình ảnh phù nề đốt
sống bị xẹp trên T2 là tiêu chuẩn vàng để khẳng định đây là tổn thương mới.
Đây chính là nguyên nhân chính gây đau cho bệnh nhân, và có chỉ định
THĐSQD. Có những trường hợp bệnh nhân bị XĐS mà không gây phù nề
thân đốt, thường do tổn thương cũ, ít gây đau lưng. Ngoài ra phim cộng
hưởng từ cũng cho phép đánh giá các tổn thương phối hợp gây chèn ép tủy
sống, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống…

Hình 1.6: Hình ảnh phù thân đốt sống trên phim cộng hưởng từ
1.4.2.4. Đo mật độ xương
Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định bệnh nhân loãng xương,
thông qua đo mật độ khoáng trong xương. Theo WHO có 4 loại 23:
Phân loại
Bình thường
Thiếu xương
Loãng xương
Loãng xương nặng

T-score
-1 hoặc cao hơn
Từ -1 đến -2,5
-2,5 hoặc thấp hơn
-2,5 hoặc thấp hơn và có gãy xương do loãng xương.

Quá trình THĐSQD chỉ thực hiện với bệnh nhân có T-score ≤ -2,5.
1.5. Các phương pháp điều trị lún xẹp thân đốt sống do loãng xương

22



23

1.5.1. Điều trị nội khoa 3
Trước đây, XĐS thường được điều trị nội khoa với các liệu pháp: nghỉ
ngơi, nằm bất động, dùng thuốc giảm đau, liệu pháp calcitonine và estrogen
cho điều trị loãng xương, chất kích thích tạo xương (fluoride). Tuy nhiên điều
trị nội khoa cho loãng xương mới chỉ đạt hiệu quả làm giảm mất chất xương,
tăng khối xương, chưa phục hồi lại cấu trúc xương. Hơn thế nữa, nằm bất động
lâu dài lại càng làm tăng nguy cơ mất chất khoáng của xương, gây nên những
biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu… đặc biệt ở người cao tuổi.
Song song với điều trị xẹp đốt sống do loãng xương, điều trị bệnh lý
loãng xương cũng được đặt ra. Điều trị nội khoa bệnh lý loãng xương bao gồm:
bổ sung Calci, Vitamin D, các thuốc chống hủy xương ( làm giảm hoạt tính của
tế bào hủy xương như : Nhóm Bisphosphonat ( Alendronat 70mg hoặc
Alendronat 70mg + Cholecalciferol 2800UI ), Calcitonin, liệu pháp sử dụng
các chất giống hormone.
1.5.2. Phẫu thuật
Với trường hợp XĐS nặng gây gù cột sống có thể mổ chỉnh gù bằng kỹ
thuật cắt bỏ đốt sống hình chêm, rồi nắn chỉnh, cố định cột sống.
Những bệnh nhân bị chấn thương cột sống gây XĐS, mất vững, có mảnh
rời chèn ép vào ống tủy sẽ được mổ cố định cột sống, mở cung sau giải ép.
Vấn đề phẫu thuật cho bệnh nhân bị XĐS do loãng xương còn rất nan
giải. Do mật độ xương giảm, nên khi bắt vít cố định cột sống sẽ không vững,
ảnh hưởng lớn đến quá trình liền xương sau này. Ngoài ra, khi phẫu thuật
nguy cơ chảy máu trong mổ rất cao, làm cho quá trình hậu phẫu nặng nề, đặc
biệt với bệnh nhân cao tuổi, thể trạng kém. Chính vì vậy, chỉ định phẫu thuật
cho bệnh nhân XĐS do loãng xương rất hạn chế.

23



24

1.5.2.1. Tạo hình đốt sống qua da 24
* Cơ chế tác dụng
- Tác dụng giảm đau: Người ta cho rằng, XĐS tạo ra những gãy xương
siêu nhỏ nội tại trong thân đốt sống (vi chấn thương). Nguyên nhân gây đau là
do sự trượt lên nhau của các bè xương tác động vào các thụ cảm thần kinh.
Bơm cement sinh học có tác dụng hàn gắn lại các gãy xương siêu nhỏ.
Do cement sinh học có tính chất gần giống chất xương nên nó tạo ra những
cầu nối giữa các xương gãy.
- Tác dụng làm vững cột sống: XĐS bệnh lý là do giảm mật độ xương
hay quá trình tiêu xương tạo thành các hốc hủy xương trong thân đốt sống.
Phản ứng trùng hợp của Methylmethacrylate monomer tạo ra một vật liệu
vững chắc nằm trong các hốc xương sẽ làm cho thân đốt sống cứng và vững
chắc hơn, tạo thuận lợi cho quá trình hàn gắn tự thân. Độ vững của cột sống
sẽ đạt mức tối đa một tuần sau bơm. Như vậy, cement sinh học là chất gần
giống với xương, phù hợp với đặc tính sinh học, thích hợp với cơ thể sống 5.
H. Deramond nghiên cứu 144 đốt sống từ T6 đến L5 lấy từ 12 xác chết
của phụ nữ bị loãng xương. Các đốt sống được xác định mức độ cứng
(stiffness) và sức bền (strength) trước bơm. Tác giả bơm vào mỗi nhóm đốt
sống từ 2, 4, 6, 8 ml cement. Xác định lại độ cứng và sức bền sau bơm. Kết
quả cho thấy sức bền của tất cả các đốt sống được phục hồi với chỉ 2ml
cement. Để phục hồi độ cứng đối với các đốt sống ngực cần phải bơm 4ml,
còn vùng thắt lưng cần tới 6ml 25.
Theo nghiên cứu của Tohmed và cộng sự cho thấy độ cứng của đốt
sống là như nhau cho dù chỉ chọc một cuống sống (bơm 6ml cement) hay
chọc cuống sống cả hai bên (mỗi bên bơm 5ml cement) 24.

24



25

Chỉ định và chống chỉ định 26
* Chỉ định
- XĐS do loãng xương ở các đốt sống lưng, thắt lưng gây đau lưng từ
mức độ trung bình đến trầm trọng, tương ứng với vị trí tổn thương, không hoặc
đáp ứng ít với điều trị nội khoa, trên MRI có hình ảnh phù nề thân đốt sống.
- XĐS do chấn thương mức độ nhẹ trên bệnh nhân bị loãng xương, đốt
sống vững, không hoặc có tổn thương một phần tường sau đốt sống, không có
biểu hiện tổn thương thần kinh, trên MRI có hình ảnh phù nề thân đốt sống.
* Chống chỉ định 27.
- Tường sau thân đốt sống bị phá hủy hoàn toàn.
- Xẹp lớn hơn 66% chiều cao thân đốt sống.
- XĐS do chấn thương mức độ nặng, cột sống mất vững, có mảnh rời
chèn ép tủy sống, có biểu hiện tổn thương thần kinh.
- XĐS mà trên MRI không có hình ảnh phù nề thân đốt sống
- Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, bị suy hô hấp nặng.
- Bệnh nhân đang trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết, viêm đĩa đệm
hay viêm tủy xương tại đốt sống cần bơm cement.
* Tai biến và cách phòng tránh 26
- Tai biến do chọc dò:
+ Chọc qua cuống sống: tai biến chủ yếu là do tổn thương vỏ xương
phía bên trong của cuống sống, tai biến này có thể tránh được bằng cách chọn
kim đúng kích cỡ và kiểm soát cẩn thận đường đi của đầu kim dưới màn tăng
sáng. Với đốt sống ngực cao, do cuống sống bé, nên chọn kim với đường kính
nhỏ (13-15G).
+ Chọc theo đường sau bên: ở vùng ngực, nguy cơ quan trọng nhất là
chọc vào màng phổi gây tràn khí màng phổi. Ở vùng thắt lưng, nguy cơ chọc

vào thận, gây tụ máu trong cơ thắt lưng chậu.

25


×