Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

SKKN một số BIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục đạo đức học SINH CHƯA NGOAN ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.75 KB, 37 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
TÊN SÁNG KIẾN :
MỘT SỐ BIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
HỌC SINH CHƯA NGOAN Ở TRƯỜNG THPT
Bộ môn : Vật lí

1

Năm học 2019
1 – 2020


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh
chưa ngoan ở trường THPT”
2. Lĩnh vực áp dụng:
* Đối tượng nghiên cứu: Học sinh ở trường THPT
* Phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách ở học
sinh.
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Vân

Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 10.01.1984
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Vật lý
Chức vụ: Giáo viên vật lý


Đơn vị công tác: Trường THPT Hà Đông
Điện Thoại: 0987737500
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Trường THPT Hà Đông – Thanh Hà – Hải
Dương. Điện thoại : 0320 3 816 120.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường THPT Hà Đông – Thanh Hà –
Hải Dương.

HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Vân

2

2


Phần một: TÓM TẮT SÁNG KIẾN
"Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người"
Đó là lời căn dặn của Bác với sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước. Đất
nước đã qua bao thăng trầm, việc " trồng người" luôn là sứ mệnh của gia đình,
nhà trường và xã hội. Bác cũng luôn nhắc nhở chúng ta:
"Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó
Có tài mà không có đức là người vô dụng"
Ngay từ khi cắp sách tới trường qua từng bài giảng của thầy cô, lời Bác lúc
nào cũng văng vẳng bên tai, thôi thúc tôi phải học tập rèn luyện sao cho có thể
đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho đất nước.

Bước chân vào ngành giáo dục tôi luôn ý thức được nhiệm vụ của bản thân, 15
năm gắn bó với nghề tôi chưa bao giờ lơ là với lời dặn của Bác. Qua từng bài
học, qua từng nhiệm vụ công tác tôi luôn kết hợp hài hòa giữa việc hình thành tri
thức và giáo dục đạo đức học sinh. Đặc biệt khi nhận chủ nhiệm lớp tôi lại càng
thấy vai trò của mình trong việc hình thành nhân cách em.
Trong lớp chủ nhiệm, học sinh ngoan có, chưa ngoan có, mỗi em một tính
cách, mỗi em một hoàn cảnh, mỗi em một cách suy nghĩ khác nhau, nhưng tất cả
đều cảm nhận được sự quan tâm, sự chân thành của giáo viên. Muốn hiểu, muốn
chia sẻ, cảm hóa các em chúng ta phải thật sự hiểu, tâm tư, nguyện vọng của các
em , phải thật sự tận tâm với nghể vì chỉ có trái tim mới chạm tới trái tim.
Thực tế, học sinh THPT đang lứa tuổi vị thành niên, đang có rất nhiều cám dỗ,
thích khám phá, là lứa tuổi bắt đầu sẽ có những va vấp trong cuộc sống. "Ba
năm THPT quyết định đến cả cuộc đời học sinh" tôi vẫn từng nói với các em
như thế vì vậy là người đi cùng các em chặng đường không phải quá dài nhưng
là chặng đường quan trọng tôi luôn ý thức bản thân hãy là người bạn đồng hành,
là người chỉ đường dẫn lối cho các em. Hình thành kiến thức cũng như hình
thành tri thức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, quan trọng hơn nữa phải
giáo dục được đạo đức học sinh chưa ngoan, để các em trở thành con ngoan trò
giỏi.
3

3


1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
 Giúp cho bản thân tự trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực giáo dục đạo đức học
sinh. Là tài liệu tham khảo, trao đổi với đồng nghiệp.
Giúp cho học sinh hình thành và phát triển nhân cách trở thành những công dân
có ích cho xã hội
 Giúp học sinh giải quyết được những khúc mắc về vấn đề đạo đức, giúp các em

có kỹ năng xử lí các tình huống đạo đức
 Đề xuất ý kiến để nâng cao tính chủ động sáng tạo trong việc hình thành nhân
cách của học sinh
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
2.1. Điều kiện :
 Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn và sự hợp tác
nhiệt tình các giáo viên trong Tổ.
 Học sinh tích cực, hứng thú tìm hiểu, tham gia.
 Sự chuẩn bị chu đáo về kiến thức, tài liệu
2.2. Thời gian :
 Sáng kiến được áp dụng trong khoảng 3 năm học.
2.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến :
 Học sinh trong trường THPT.
3. Nội dung sáng kiến.
 Phần một: MỞ ĐẦU (Thông tin chung về sáng kiến).
 Phần hai: NỘI DUNG (Mô tả sáng kiến).
+ Lý do chọn đề tài.
+ Cơ sở lý luận.
+ Nội dung, biện pháp thực hiện.
+ Hiệu quả của đề tài.
 Phần ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
4

4


Giáo dục đạo đức học sinh trong trưởng THPT có vai trò quan trọng trong
việc hình thành những con người vừa có đức vừa có tài trong công cuộc xây
dựng đất nước. Là khởi điểm để bắt đầu một nhiệt huyết lớn đối với toàn bộ quá

trình hình thành nhân cách người học
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng và mở rộng sáng kiến.
Để học sinh ngày càng có ý thức học tập, tích cực hình thành nhân cách của
mình thiết nghĩ đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức học sinh chưa ngoan ở trường THPT” là một hoạt động chuyên môn bổ
ích, lý thú và có tính khả thi. Vì vậy việc sử dụng đề tài cần linh hoạt, tùy từng
đối tượng học sinh, nhưng cần thường xuyên để mang lại hiệu quả cao trong quá
trình học.
Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng sáng kiến bản thân tôi, kết hợp với việc
trao đổi lấy ý kiến từ đồng nghiệp tôi nhận thấy. Nội dung sáng kiến không chỉ
có thể áp dung tại đơn vị tôi đang công tác, mà hoàn toàn có thể áp dụng chung
cho các đơn vị khác trong huyện, tỉnh.

5

5


Phần hai: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh trí tuệ của dân
tộc. Giáo dục đạo đức học sinh là cơ sở ban đầu, rất quan trọng cho sự phát triển
toàn diện của thế hệ trẻ Việt Nam trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay.
Giáo dục không chỉ cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học,
tiến bộ của loài người mà còn góp phần đặc biệt quan trọng để hình thành nhân
cách, phẩm chất đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh THPT.
Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan là một trong những nhiệm vụ thiết
yếu trong trường THPT. Việc giáo dục tốt học sinh chưa ngoan góp phần quan
trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường. Thế

nhưng thực tế trong các trường THPT hiện nay chưa được quan tâm đúng mức.
Chúng ta đang thực hiện việc đổi mới toàn diện giáo dục, theo định hướngphát
triền năng lực, phẩm chất học sinh. Do đó mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp cũng cần
đổi mới một cách mạnh mẽ về phương pháp, tư duy trong quá trình giáo dục đạo
đức học sinh. Nhằm phát triển năng lực phẩm chất của học sinh đáp ứng yêu cầu
mới của xu thế phát triển mới của xã hội. Và để có những thế hệ con người Việt
Nam đáp ứng được yêu cầu của xã hội thì giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò đặc
biệt quan trọng.
Sau 15 năm công tác, đặc biệt trong nhiều năm tôi làm công tác chủ nhiệm
lớp. Tôi đã quan sát một cách có hệ thống về học sinh chưa ngoan hay còn gọi là
học sinh cá biệt ở các lớp bậc THPT, bản thân tôi gặp không ít đối tượng học
sinh cá biệt nhưng mỗi em một vẻ cá biệt khác nhau, đòi hỏi trong quá trình giáo
dục phải có nhiều sáng tạo mới có hiệu quả được.
Qua tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo phương pháp giáo dục trên các
tạp chí giáo dục, trên truyền hình, vận dụng vào quá trình công tác chủ nhiệm
6

6


lớp. Tuy nhiên sau qúa trình giáo dục có những em tôi thấy có sự tiến bộ, nhưng
cũng có em chưa thực sự tiến bộ. Qua giáo dục những em học sinh chưa ngoan
đó bản thân tôi cũng rút ra được một vài kinh nghiệm. Trong phạm vi đề tài này
tôi xin được trao đổi với các bạn đồng nghiệp: “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan ở trường THPT”Tôi rất
mong muốn được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp giúp tôi có những biện pháp
hợp lý để giáo dục tốt những học sinh chưa ngoan từ đó nâng cao hơn nữa chất
lượng giáo dục hiện nay.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học

- Khi chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức học sinh chưa ngoan ở trường THPT” để nghiên cứu đề tài này tôi đã
xác định được cho mình một số mục đích cụ thể như sau:
- Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm tôi có điều kiện thuận lợi để thâm nhập
thì thấy rằng vấn đề giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT nói chung còn
gặp nhiều khó khăn đặc biệt là chưa ngoan. Chính vì thế tôi triển khai thực hiện
đề tài này nhằm trao đổi thêm với các bạn đồng nghiệp những phương pháp giáo
dục học sinh chưa ngoan thông qua đó tự rèn luyện khả năng làm công tác chủ
nhiệm cho chính bản thân mình.
- Từ việc thâm nhập thực tế nghiên cứu vấn đề “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan ởtrường THPT” nhằm thu
thập những thông tin về chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, chú ý vào những
học sinh chưa ngoan. Từ đó có những tổng kết, đưa ra những giả thuyết khoa
học nhằm mục đích đưa ra những lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan
ởtrường THPT”. Để góp phần thực hiện đào tạo học sinh thành những con
người vừa có tài, vừa có đức. Biết vận dụng những kiến thức kỹ năng đã học để
giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Với đề tài này nhằm đáp ứng một vấn đề mà nhiều đồng nghiệp đang băn
khoăn trong việc làm thế nào để giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan cho
7
7


hợp lý, hiệu quả. Đồng thời đây cũng là một tài liệu để các đồng nghiệp tham
khảo trong làm công tác chủ nhiệm lớp.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu biện pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan ở trường THPT
đối với giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Việc giáo dục nhân cách cho học sinh, đặc biệt là công tác giáo dục đạo đức

học sinh , là việc làm không thể thành công trong một sớm một chiều, bởi giáo
dục là cả một quá trình. Quá trình này phải thực hiện xuyên suốt từ các cấp học:
Bậc mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là môn đạo đức, bậc trung học là
môn giáo dục công dân. Thế nhưng vấn đề đạo đức học sinh hiện nay đang là sự
lo lắng, bức xúc của toàn xã hội.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Vận dụng tư tưởng tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong kết hợp các phương pháp giáo dục học sinh.
- Đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu trong giáo dục học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm là “Người bạn lớn” của học sinh.
Hiệu quả của đề tài: Hạn chế số lượng học sinh có đạo đức chưa tốt của
lớp chủ nhiệm. Qua đó góp phần kéo giảm tỷ lệ học sinh vi phạm đạo đức ở nhà
trường đến ngoài xã hội. Đồng thời cũng qua nghiên cứu này nhằm nâng cao
nghiệp vụ công tác của bản thân và cũng để chia sẻ kinh nghiệm với đồng
nghiệp.

8

8


2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Cơ sở lí luận.
Giáo dục là một quá trình liên tục, giáo dục suốt đời, giáo dục THCS có tính
chất nền tảng trong hệ thống giáo dục, nhằm chuẩn bị cho học sinh, thanh niên
trực tiếp bước vào đời. Đối với học sinh, không phải em nào cũng ngoan ngoãn
nghe theo lời của thầy, cô giáo, có những em đến trường không tuân theo nội
quy của nhà trường, thiếu lễ phép, gây mất trật tự trong lớp học … Những
học sinh này số lượng không nhiều, nhưng nó lại là vấn đề cần phải quan tâm.
Nhiều lúc tôi đã trăn trở tìm những biện pháp tác động tới các em.

Giáo dục đạo đức học sinh là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác
chủ nhiệm. Tôi hiểu rằng đạo đức học sinh trong lớp quyết định nề nếp thi đua
và chất lượng học tập của lớp. Và quan trọng hơn là giáo dục đạo đức cho các
em quyết định tới sự hình thành nhân cách của mỗi em trong hiện tại và sự phát
triển trong tương lai.
Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chính trong công tác giáo dục đạo đức học
sinh, là người không chỉ quản lý các em về mặt hành chính, mà quan trọng hơn
là quản lý về mặt giáo dục cụ thể: “GVCN thay mặt hiệu trưởng quản lý tập thể
lớp một cách toàn diện, có vai trò tập hợp các em HS thành một tập thể đoàn
kết thống nhất, là người tổ chức các hoạt động đa dạng để giáo dục các em, có
vai trò cố vấn đắc lực cho hoạt động của đoàn Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, là
người chủ đạo trong công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục.”
2.2 Cơ sở thực tiễn.
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, mỗi giáo viên cần xác
định nhiệm vụ chủ yếu đối với học sinh là giáo dục, giáo dưỡng. Trong quá
trình giảng dạy ta không nên coi nhẹ hai nhiệm vụ đó, bởi giáo dục và giáo
dưỡng mới đào tạo được một học sinh toàn diện theo yêu cầu của nền giáo dục
mới. Có giáo dục tốt từng học sinh cá biệt trong lớp thì tập thể mới đi lên ,
mới vững mạnh, mới tạo ra thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất – nhân cách mới
xứng đáng là những con người trong xã hội tương lai. Đấy chính là điều mà tất
cả chúng ta phải trăn trở trước thực trạng hiện nay, vì thế tôi xin đưa ra một số
9
9


vấn đề về “Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan” để chúng ta cùng nhau
trao đổi nghiên cứu. Bỡi lẽ, điểm tựa vững chắc nhất của các em là gia đình và
nhà trường, trong đó đặc biệt quan trọng là giáo viên chủ nhiệm.
2.2.1 Khách quan
Ở lứa tuổi các em, lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lý, việc

các em mong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có sự hiểu biết
tương ứng cộng với hoàn cảnh sống mỗi em một khác nhau, có em may mắn
nhận được sự tư vấn kịp thời của cha mẹ khi ở trong trang thái thiếu cân bằng
ấy, có em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lại được quá chiều
chuộng... Từ sự khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng cá biệt trong học
sinh và chính một bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên
chủ nhiệm lớp. Những biểu hiện chưa ngoan của học sinh lại rất khác nhau về
mặt hình thức cũng như mức độ nên GVCN lớp, cũng như giáo viên bộ môn gặp
rất khó khăn trong việc phát hiện và có biện pháp giáo dục thích hợp đối với các
trường hợp này.
Không ít giáo viên cho rằng việc giáo dục học sinh chưa ngoan quả là một việc
vô cùng khó, có lúc cho rằng đó là bản chất của các em. Nên đã không thực sự
chú ý tìm hiểu đối tượng học sinh và kiên trì đưa ra các biện pháp giáo dục
những em học sinh được gọi là chưa ngoan. Do đó, các em sẽ càng trở lên mất
phương hướng và vi phạm những chuẩn mực đạo đức nhiều hơn.
2.2.2 Chủ quan
2.2.2.1 Nguyên nhân về phía gia đình
Phải nói rằng thời gian mà các em sống với gia đình là khoảng thời gian dài
nhất, chính vì thế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các
em, những thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình sẽ hình thành cho các em
nền móng để các em tiếp xúc ngoài xã hội. Những em thiếu may mắn sinh ra
trong gia đình cha mẹ bất hoà, cách cư xử của cha mẹ thô bạo, rượu chè bê bết...
đã tạo cho các em một ấn tượng không tốt điều đó có thể dẫn đến tình trạng HS
trở nên lầm lì ít nói, có em ảnh hưởng những thói quen không tốt đó cũng có
10

10


những hành vi cử xử không tốt với mọi người....Hình thành nên tính cách đạo

đức không chuẩn mực ở các em.
Địa phương tôi đang công tác là một xã thuần nông, kinh tế còn rất nhiều khó
khăn, lên bố mẹ nhiều em đi làm ăn xa các em ở nhà với ông bà, có nhiều em bố
mẹ sống không hạnh phúc…
2.2.2.2 Nguyên nhân về phía nhà trường
Đây là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gửi gắm niềm tin vào
việc giáo dục con em của họ, từ đây các em được học tập, được hiểu biết, được
lớn lên về mọi mặt. Nhưng để đạt được đúng những điều vừa nêu cũng không
phải là dễ, trong thực tế do nhiều nguyên nhân, như về mặt con người hay nhiều
nguyên nhân khác lên nhà trường chưa thực sự là ngôi nhà thứ hai của các em.
2.2.2.3 Nguyên nhân về phía môi trường xã hội
Ngoài môi trường gia đình và nhà trường ra, học sinh còn phụ thuộc rất lớn vào
môi trường xã hội. Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của
mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hoá khác nhau
đã ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như
Internet, trượt patin... đã lôi kéo không ít học sinh vào đam mê những trò chơi
vô bổ. Hiện tượng học sinh trốn học để chơi điện tử, trượt patin là chuyện
thường ngày, có cả em hết tiền nảy sinh hành vi trộm cắp... Đặc biệt là tình trạng
bạo lực học đường ngày càng gia tăng ở các cấp học với nhiều hình thức khác
nhau cũng ảnh hưởng không nhỏ tới ý thức học sinh.
2.2.2.4 Nguyên nhân chủ quan về phía bản thân các em.
Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, lứa tuổi mà nhiều người cho rằng: "Ăn
chưa no, lo chưa đến", suy nghĩ còn non nớt, nhận thức hạn chế chính vì thế các
em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều không thể tránh khỏi.
Những học sinh chưa ngoan thường gặp phần lớn là những em có năng lực học
tập yếu kém, điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nhận thức của các em kém
cũng dễ dẫn đến hành động không tốt nếu không được giáo dục kịp thời. Việc
hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười biếng, chán
nản, muốn phá phách, nhất là đối với học sinh nam. Xét ở một khía cạnh khác
11

11


thì cũng có thể các em vì tự ái về sự chê cười của thầy cô và bè bạn, các em
muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng mình học không tốt nhưng mình có
thể nổi trội hơn về mặt khác, hoặc các em muốn thầy cô chú ý mình hơn chẳng
hạn, chính vì thế mà các em có những hành động vượt ra khỏi những quy định
chung.
*Kết quả điều tra đầu năm học lớp 10B
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
Khá TB Yếu Giỏi
Khá
TB
Yếu
Đầu năm 40
23
11
6
0
3
22
15
0
Từ việc nghiên cứu các em học sinh chưa ngoan và những nguyên nhân dẫn đến
Sĩ số

tình trạng ấy, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để từng bước cảm hoá giáo
dục các em. Sau đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục

học sinh cá biệt mà tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp qua đề tài “Một số biện
pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan ở trường
THCS ”
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm sau khi nhận lớp chủ nhiệm
- Trước ngày khai giảng, tôi nhận sự phân công của BGH nhà trường nhận lớp
chủ nhiệm. Sau khi có danh sách học sinh, tôi cố gắng nhớ tên học sinh trong
lớp. Đây là điều rất quan trọng bởi con người, ai cũng muốn mình là người quan
trọng đối với người khác, là người được người khác tôn trọng. Học sinh sẽ rất
vui, bất ngờ vì việc này. Chính việc này sẽ giúp người giáo viên chủ nhiệm
nhanh chóng để lại ấn tượng của mình trong các em. Điều quan trọng là các em
cảm nhận được sự tôn trọng của GVCN đối với mỗi học sinh. Khi vào lớp, tôi
gọi tên những học sinh mà tôi biết mặt để hỏi thăm tình hình trong dịp nghỉ hè
và tâm trạng của các em khi lên lớp trên. Trước việc làm đó học sinh đã rất bất
ngờ và thích thú về điều đó. Và ngay từ những buổi tập trung lao động đầu
nămtôi cho các em làm lí lịch học sinh, trên cơ sở đó tôi sẽ nắm bắt được một số
thông tin về hoàn cảnh gia đình học sinh đặc biệt là số điện thoại của phụ huynh
để có thể liên lạc kịp thời khi cần thiết.
12

12


- Còn nếu nhận lớp chủ nhiệm từ giáo viên khác, tôi đã gặp giáo viên chủ
nhiệm cũ kết hợp với buổi học nội quy, buổi lao động đầu năm của các em để
nắm bắt tình hình chung, tình hình của một số học sinh trong lớp (như học sinh
giỏi, học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, …) và cũng cho các em
hoàn thiện bản sơ yếu lí lịch.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC SINH
Năm học: ……………
Họ và tên học sinh:………………………………………Nam/nữ:................
Ngày, tháng ,năm sinh:………………………………………………………
Nơi sinh:………………………………..........................................................
Chỗ ở hiện tại:……………………………………………….........................
Điện thoại liên lạc:…………………………………………………………..
Họ và tên bố:………………..……….Tuổi:…….Nghề nghiệp:…………….
Họ và tên mẹ:………………………..Tuổi:…….Nghề nghiệp:…………….
Hoàn cảnh gia đình (hộ nghèo, hộ cận nghèo, con thương binh, gia đình liệt sỹ,
gia đình có công với cách mạng…):……………………………………...
Sở thích (năng khiếu) của học sinh:…………………………………………
………….., ngày….tháng ….năm…..
Người viết lý lịch
Chữ ký mẫu của bố:
Chữ ký mẫu của mẹ:
Khi mới nhận lớp chủ nhiệm, tôi không áp đặt ngay những quy định của lớp,
buộc các em vào khuôn khổ ngay lập tức mà cùng các em thảo luận và đề ra
được một số quy định riêng cho lớp nhưng vẫn đảm bảo được có kỷ luật chặt
chẽ, có qui định, nội qui rõ ràng, được học sinh tôn trọng và tự giác chấp hành
như :
+ Xếp hạnh kiểm theo tuần, theo tháng, theo kì.
13
13


+ Vi phạm nội quy sẽ phải trực nhật.
+ Bài kiểm tra điểm kém yêu cầu phụ huynh kí vào bài và nộp lại cho giáo viên.
+ Cuối tuần cho học sinh tự nhận xét bản thân có những ưu điểm, khuyết điểm
gì.

+ Giáo viên chủ nhiệm viết giấy thông báo các lỗi vi phạm của học sinh về cho
gia đình hoặc gọi điện thông báo cho phụ huynh.
Việc giáo dục các đối tượng học sinh cá biệt không đơn thuần là nhìn nhận
những biểu hiện bên ngoài của các em mà cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn
đến các hành động thiếu chuẩn xác, khi đã xác định được nguyên nhân chúng ta
mới tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp.
2.3.2. Xây dựng môi trường giáo dục(lớp học)
Thực chất của xây dưng lớp tự quản là quá trình từng bước chuyển hóa tâm
huyết, nhiệt tình của thầy cô thành ý thức tự quản tự giác đầy trách nhiệm và
thích thú của học sinh, cũng có nghĩa là biến lớp học của những cá nhân học
sinh thành một tập thể học sinh biết tự quản dưới sự quản lí, chỉ đạo của GVCN.
Mỗi học sinh trong lớp là một chủ thể có tính tự giác cao. Ban cán sự lớp triển
khai và tổng kếthoạt động trong tuần, tháng, GVCN đóng vai trò tham mưu khi
cần thiết. Để làm tốt, GVCN cần tiến hành các khâu then chốt.
2.3.2.1. Thiết lập, cơ cấu bộ máy tự quản
- Lớp trưởng->các lớp phó->các tổ trưởng->các cán sự bộ môn.Hình thành đội
ngũ cán bộ tự quản trên cơ sở cơ cấu tổ chức lớp đã được thiết lập (các tổ chức
có thể là cố định, có thể là tạm thời nhưng cần thiết) để đạt được kết quả hoạt
động chung, mục tiêu của tập thể. Lựa chọn đội ngũ cán bộ tự quản theo quan
điểm: Chọn đúng người, giao đúng việc dựa trên sự lựa chọn dân chủ, bình
đẳng, khuyến khích sự ứng cử với những cương lĩnh, kế hoạch hành động phù
hợp với từng vị trí.

14

14


- Đảm bảo mỗi em được bồi dưỡng phương pháp lập kế hoạch, tổ chức công
việc, ghi chép...thông qua hướng dẫn của GVCN, phát huy tối đa sự chủ động,

sáng tạo của từng em và thường xuyên rút kinh nghiệm qua thực tiễn công việc.
- Đảm bảo luân phiên vai trò tự quản của học sinh sao cho nhiều học sinh có cơ
hội thể hiện khả năng và rèn luyện kĩ năng quản lí, gương mẫu đối với các bạn,
đồng thời qua đó học sinh nào cũng được trải nghiệm đầy đủ các vị thế. Đây
cũng chính là một biện pháp hình thành, giáo dục kỉ luật đối với học sinh.
Phân công trách nhiệm cho từng vị trí trong bộ máy tự quản:
Lớp trưởng: là người chịu sự điều hành quản lí trực tiếp của giáo viên chủ
nhiệm lớp. Chịu trách nhiệm trước GVCN điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt
động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể:
+ Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy
định của nhà trường.
+ Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh quy chế, quy
định, nội quy về học tập và sinh hoạt của nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề
nếp tự quản trong học sinh.
+ Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập rèn luyện, bình xét thi
đua, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân học sinh trong lớp,
tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần, tháng.
Lớp phó học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung, đôn đốc, nhắc nhở việc
hoàn thành nhiệm vụ học tập của các bạn và tổng hợp để đánh giá hoạt động học
tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần, tháng.
Lớp phó lao động:Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao động,vệ sinh lớp
và khu vực, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần,tháng.
Lớp phó văn thể: Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ, tập các bài hát
truyền thống cho lớp vàotiết sinh hoạt và tổng hợp đánh giá và cuối tuần, tháng.
Bí thư: Theo dõi, đôn đốc các bạn về việc thực hiện nền nếp theo quy định của
Đoàn trường.
Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp
trưởng, lớp phó. Theo dõi, ghi chép điểm thi đua của các thành viên trong tổ
15
15



thông qua phiếu điểm, tổng hợp, báo cáo kết quả cho lớp trưởng vào thứ 7 hàng
tuần để xếp loại thi đua.
Tổ phó: Kết hợp với tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ khi
tổ trưởng đivắng.
Các cán sự chức năng:
+ Cán sự bộ môn: Liên hệ với giáo viên bộ môn, đề đạt nguyện vọng củalớp,
xin ý kiến giáo viên bộ môn...nhằm giúp lớp học bộ môn có hiệu quả.
+ Cán sự tài chính chịu trách nhiệm thu, giữ quỹ lớp, quản lí chi tiêu các hoạt
động chung của lớp, phối hợp với ban cán sự lớp trong việc cơ cấu giải thưởng
và chuẩn bị phần thưởng cho các thành phần được khen thưởng ở cuối tháng.
2.3.2.2. Bồi dưỡng đội tự quản lớp
Sự trưởng thành của mỗi tập thể lớp gắn liền với chức năng tự quản của tập thể
đó. Một tập thể học sinh chỉ vững mạnh trước hết chọn ra được lực lượng cốt
cán (gồm đội ngũ cán bộ lớp, tổ trưởng,...). GVCN cần cókế hoạch bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ tự quản thông qua thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động.
Để ban cán sự lớp có thể theo dõi chặt chẽ các mặt hoạt động của học sinh
trong lớp, GVCN cần có sự chuẩn bị cho ban cán sự lớp một số sổ sách với các
tiêu chí cần thiết cho từng chức danh để các em có thể ghi chép những công việc
diễn ra hàng ngày và báo cáo cho GVCN vào cuối tuần.
Trong giai đoạn đầu hình thành tập thể GVCN cần thường xuyên đối thoại với
đội ngũ cốt cán. Cứ mỗi cuối tuần, GVCN lại tổ chức một cuộc “đối thoại nóng”
với cán bộ lớp, vừa để nắm được một cách cụ thể, chi tiết hơn tình hình của
từng học sinh trên lớp, đánh giá và rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời, vừa
tạo cơ hội để các cán bộ lớp thể hiện tâm tư nguyệnvọng.
GVCN là người cố vấn và bồi dưỡng hỗ trợ đội ngũ tự quản, giúp các em phân
tích, đánh giá, khái quát hóa kinh nghiệm hoạt động tự quản, khắc phục khó
khăn, xây dựng và giữ gìn uy tín. GVCN không được khoán trắng cho đội ngũ
tự quản, hoặc biến đội ngũ cán bộ lớp tự quản thành công cụ quản lý lớp, tạo ra

16

16


sựđối lập giữa đội ngũ tự quản với các thành viên khác trong tập thể.Kinh
nghiệm thực tế của một số GVCN cho thấy: đã có thể phân cấp cho đội ngũ.
cán bộ lớp những trách nhiệm to lớn như:
+ Tổ chức cho lớp tham gia đầy đủ các phong trào của đoàn trường và nhà
trường tổ chức.
+ Giải quyết những vướng mắc tồn tại, những việc phát sinh khác của lớp,giữ
vững đoàn kết nội bộ trong lớp.
+ Thường xuyên liên hệ phối hợp với giáo viên giảng dạy các môn học đốivới
lớp để nắm tình hình học tập, rèn luyện của các bạn tronglớp.
+ Báo cáo kịp thời với giáo viên chủ nhiệm về tình hình chung cũng nhưviệc
bất thường của lớp, đề xuất các giải pháp hợp lý.Nếu đội ngũ cán bộ lớp đảm
nhận được những trách nhiệm này thì có thể thấy GVCN chỉ giữ vai tròcố vấn,
quản lý gián tiếp tập thể lớp mà thôi. GVCN quản lý thông qua chức năng cố
vấn hoạt động tự quản của học sinh. Phát huy sự tham gia và quyền ra quyết
định cho học sinh. Lúc này GVCN không trực tiếp tham gia điều hành công việc
của lớp mà ủy quyền cho đội ngũ cán bộ lớp, tổ tự quản và tổ chức mọi hoạt
động của học sinh.
Bằng cách đó GVCN đã đào tạo được kĩ năng quản lý, ý thức tự giác cho học
sinh ngay từ khi các em còn đang ngồi trên ghế nhà trường và sẽ là hành trang
rất hữu ích cho các em bước vào đời sau này.
2.3.2.3. Lập sơ đồ tổ chức lớp học
Thực hiện chức năng tổ chức, quản lý GVCN còn phải quan tâm đến việc lập
sơ đồ tổ chức lớp học, mà cụ thể hơn là bố trí và luân chuyển vị trí ngồi học của
các thành viên trong tập thể lớp. Việc phân công chỗ ngồi và luân chuyển vị trí
ngồi học cũng là một công việc rất quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho từng

học sinh trong lớp học tập, trao đổi kiến thức, giúp đỡ những học sinh học yếu,
kém góp phần xây dựngđược một tập thể lớp đoàn kết, thân thiện, gắn bó với
nhau, tạo động lực cho các thành viên tự phấn đấu và cố gắng hoàn thiệnmình.
17

17


GVCN cần linh hoạt bố trí để: Học sinh học yếu, chậm tiến ngồi trước; học sinh
khá ngồi sau. Học sinh thấp ngồi bàn trước, cao ngồi sau, học sinh mắt yếu ngồi
gần bảng, ban cán sự lớp đan xen ngồi ở giữa và sau. Trong một học kì GVCN
cần điều chỉnh đổi luân phiên từ 2 đến 3 lần. Mỗi lần thay đổi là một lần thiết
lập lại sơ đồ lớp để trên bàn giáo viên để giáo viên bộ môn kết hợp tổ chức hoạt
động trong mỗi tiết cho phù hợp. Những em trong ban cán sự lớp ngồi sau có thể
quản lý, theo dõi, nhắc nhở các bạn khác trong các giờ học. Những em học sinh
yếu, kém ngồi đầu sẽ được giáo viên bộ môn quan tâm theo dõi và giúp đỡ kịp
thời, như thế mỗi em có cơ hội để thể hiện mình bằng cách từ bỏ thói quen thụ
động, trông chờ, ỷ lại trong học tập.
2.3.2.4. Phân công nhiệm vụ kiêm nhiệm cho cán bộ lớp
- Lớp trưởng:
+ Theo dõi, nắm bắt các hoạt động của lớp, chi đội để có những chỉ đạo hoàn
thành nhiệm vụ do nhà trường và Liên đội đềra.
+ Chủ động đề xướng, triển khai các hoạt động có tính xung kích, tình nguyện
trong đội viên.
+ Trực, nắm bắt, triển khai những thông báo, kế hoạch, chỉ đạo của Liên đội,
nhà trường cho chi đội.
+ Điều hành quản lý tất cả các hoạt động của lớp và từng thành viên tronglớp.
+ Tổ chức, động viên, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong học
tập, sinh hoạt và rèn luyện.
+ Chịu sự điều hành và quản lý trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm.

- Các lớp phó học tập:
+ Đôn đốc các bạn đi học đúng giờ, đầy đủ, đảm bảo học tập nghiêm túc.
+ Điểm danh, ghi sổ đầu bài chính xác, kịp thời, đầy đủ.
+ Lập các biểu mẫu thống kê, báo cáo.
+ Tổ chức và quản lý trực nhật, lao động và các hoạt động do Liên đội và
trường tổ chức.
18

18


+ Động viên, thăm hỏi những học sinh đau ốm, gia đình gặp chuyện
khôngmay.
- Các cá nhân học sinh giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của ban cán sự lớp,
báo cáo với GVCN nếu phát hiện cán bộ lớp làm việc thiếu tinh thần trách
nhiệm, che dấu khuyết điểm của bạnkhác.
2.3.3. Tổ chức giờ sinh hoạt lớp
Tổ chức có chất lượng giờ sinh hoạt hàng tuần và các buổi sinh hoạt tập thể, với
mô hình lớp tự quản, đây là những cơ hội rất có ý nghĩa để thử thách và rèn
luyện ý thức và khả năng tự quản của các em. Ngoài việc động viên tổ chức cả
lớp tự giác tích cực tham gia sôi nổi buổi sinh hoạt lớp. Với tinh thần tự quản,
nội dung sinh hoạt một tiết thường diễn ra như sau: Lớp trưởng mời các tổ
trưởng và các lớp phó lần lượt báo cáo, nhận xét, tuyên dương kịp thời, phê bình
đối với các thành viên trong tổ, trong lớp một cách công khai. Trên cơ sởviệc
theo dõi thực hiện nội qui, đến tiết sinh hoạt cuối tháng, tổ trưởng và bán cán sự
lớp tiến hành bình bầu hạnh kiểm, thi đua của từng bạn trong lớp. Lớp có phần
thưởng để động viên các bạn có thành tích cao. Trên cơ sở nắm bắt kế hoạch
hành động của Liên đội hàng tuần/ tháng, ban cán sự lớp tiến hành xây dựng kế
hoạch hành động thích ứng, cụ thể. Những kế hoạch này được thảo luận dân chủ,
cởi mở, được đông đảo thành viên trong lớp tích cực góp ý kiến, đề xuất nội

dung lẫn giải pháp thực hiện và được biểu quyết nhất trí thông qua. Hễ còn gì
băn khoăn thì cả lớp tìm cách tháo gỡ để đạt được sự đồng thuận cao nhất. Cuối
cùng công bố trọng tâm công việc tuần tới. Giáo viên chủ nhiệm chỉ góp ý và
định hướng.
Hòa chung với phong trào thi đua học tập, nề nếp do Đoàn trường phát động
vào các dịp lễ lớn như chào mừng 20/11, 8/3,… GVCN cùng với ban cán sự
lớp phát động phong trào thi đua giữa các tổ như: Thi đua phát biểu xây dựng
bài, thi đua làm việc tốt, thi đua làm đồ dùng học tập, thi đua điểm tốt...Khi phát
động lớp chuẩn bị sổ thi đua để các tổ và các cá nhân đăng kí, tạo sự nghiêm túc
19

19


và sự phấn khởi trong học sinh. Sau đợt thi đua, GVCN cùng bàn với ban cán sự
lớp tổ chức khen thưởng, động viên trong giờ sinhhoạt.
* Với các bước như trên sẽ xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, có tinh
thần yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.
- Gần gũi, thương yêu,trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng
xu hướng sở thích của học sinh, giúp các em nêu ra “điều em muốn nói”.
- Tạo môi trường thân thiện để các em thấy được "mỗi ngày đến trường là
một niềm vui".
- Khiêu gợi và từng bước phát huy tinh thần làm chủ tập thể của học sinh,
cùng thi đua giúp đỡ lẫn nhau.
- Biết động viên thăm hỏi kịp thời khi bạn đau ốm, hay gặp khó khăn, hoạn
nạn.
2.3.4. Biện pháp giáo dục bằng tâm lý
Quan hệ thầy trò vốn là mối quan hệ tách biệt từ ngàn xưa. Trong nền giáo dục
hiện tại, quan hệ đó đã được thay đổi, thầy trò ngày nay có tình cảm thân mật
gắn bó hơn, có như vậy thì chúng ta mới thực hiện tốt được nhiệm vụ giáo dục

toàn diện được. Bởi có quan hệ gần gũi thì mới biết được những tâm tư nguyện
vọng của các em chúng ta mới có những biện pháp giáo dục thích hợp được.
Đối với học sinh chưa ngoan việc gần gũi với các em quả là một vần đề không
đơn giản, nếu GVCN thiếu tế nhị thì khó có thể gần gũi với các em được, chẳng
hạn thường xuyên phê bình, dùng nhiều lời xúc phạm đến các em ... đều có thể
làm tổn thương đến mối quan hệ này. Hơn nữa vì các em thường xuyên vi phạm
nên các em càng lẩn tránh tiếp xúc với giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm
lớp.
Để thấy được hết cá tính của học sinh, GVCN cần tạo đựơc mối quan hệ gần
gũi với các em, thật sự là chỗ dựa đáng tin cậy nhất sau cha mẹ của các em. Chú
ý khi giao tiếp với các em ta phải luôn cởi mở, chân tình, vui vẻ dễ cảm hóa
được các em, khi có được mối quan hệ tốt các em sẽ thổ lộ những tâm tư tình
cảm với GVCN mà không một chút ngần ngại. Những lời khuyên răn dạy bảo
của chúng ta sẽ có tác dụng lớn đối với các em.
20
20


Ví dụ: Em Trần Thị Kim Chi do tôi chủ nhiệm là một học sinh học rất yếu, em
thường xuyên không thuộc bài cũ và điểm rất kém ở các bài kiểm tra, em chán
nản và có ý định bỏ học nhưng vì gia đình ép nên em đành phải đi học.
Thấy vậy tôi tìm cách gần gũi em cho em thấy rằng tôi sẵn sàng chia sẻ và giúp
đỡ em. Sau đó trước khi họp phụ huynh tôi đã cho các em tự do nêu ra những gì
mình muốn và đặc biệt từ phía gia đình của mình. Và tôi đã nhận được sự chia
sẻ của các em trong đó có em Chi. Em tâm sự với tôi rằng: “Em học yếu, đó là
điều em luôn mặc cảm, việc học đối với em như một gánh nặng, gia đình em
chẳng ai giúp được gì cho em, bố mẹ chỉ lo đi làm ăn, không hỏi han gì tới việc
học của em. Dù em học kém nhưng em rất mong bố mẹ đi họp phụ huynh cho
em để em thấy rằng bố mẹ quan tâm tới em...”
Biết được tâm tư, nguyện vọng của em, tôi động viên em học, trong các giờ

học tôi thường xuyên quan tâm em nhiều hơn, trao đổi với giáo viên bộ môn tạo
điều kiện tốt hơn để em tự tin trong học tập, phân công các em học sinh giỏi ở
gần nhà đến giúp đỡ. Và đặc biệt trong buổi họp phụ huynh tôi ta đã nêu lên
nguyện vọng chính đáng của các em mong muốn ở bố mẹ các em. Để phụ huynh
thấy rõ hơn vai trò của mình đối với các em. Và tôi cũng đã tìm gặp riêng phụ
huynh của em Chi để trao đổi và đã nhận được sự công tác của gia đình. Và sau
đó em đã chịu khó học hơn và điểm các môn học cũng thay đổi rõ rệt.
Trường hợp em Tuấn Anh là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, cha mất sớm,
một mình mẹ nuôi hai chị em ăn học, vất vả vì công việc, thu nhập ít, đời sống
vô cùng chật vật, không có thời giờ để quan tâm nhiều đến em. Vì vậy em sống
khép kín, ít nói, mặc cảm với bạn bè và không tham gia các phong trào của lớp.
Sau khi theo dõi và tìm hiểu phân tích hoàn cảnh của em, tôi gặp riêng em sau
giờ học cuối cùng của ngày thứ bảy, cả lớp đã ra về tôi gọi em ở lại để tâm sự.
Tôi bắt đầu từ việc hỏi thăm gia đình em, mẹ em thế nào? hiện nay còn đi bán
hàng không?... trước sự quan tâm chân tình của tôi, với bản tính lương thiện của
trẻ em- em nói chuyện với tôi chân tình. Khi thấy em không ngần ngại gì trong
tâm sự cùng tôi, tôi bắt đầu gợi ý nói chuyện về biểu hiện của em ở lớp. Em im
lặng một hồi rồi khẽ nói với tôi: em hứa sẽ cố gắng thay đổi ạ. Từ đó tôi thường
21
21


xuyên trao đổi với em, mỗi lần trao đổi riêng, tôi đều tìm cách khen ngợi những
tiến bộ của em.
Một trường hợp khác, gia đình kinh tế khá giả, cha mẹ buôn bán, lo việc kinh
doanh không quan tâm đến việc học tập của con em, như gia đình em Nguyễn
Trường Giang. Em là một học sinh học khá từ những năm tiểu học, lên THCS
em theo bạn bè hay bỏ học, được cha mẹ thường xuyên cho tiền nên em tha hồ
chơi điện tử, thường xuyên bỏ học ... Với Giang, tôi dùng biện pháp khác tôi
theo dõi em nhiều hơn, hễ em có vi phạm gì là tôi biết ngay và mỗi lần trao đổi

với em tôi đều đưa ra những chi tiết rất chính xác, ví dụ hôm nay em bỏ học tiết
2, 3 đi chơi điện tử ở quán.... với em..., sáng thứ ba em xin nghỉ học với lý do bị
đau bụng nhưng cô biết em chơi điện tử với bạn...lớp ....Tất cả việc làm của em
cô đều biết, em biết vì sao cô biết nhiều về em như vậy không? em biết vì sao cô
quan tâm tới em nhiều không? Cha, mẹ bận bịu công việc cốt tạo sự nghiệp và
cũng là tạo điều kiện để em ăn học, lo cho tương lai của em, nhiều bạn gia đình
vất vả mà các bạn vẫn cố gắng học tốt như bạn Thành, bạn Hương... còn em có
điều kiện tốt mà không lo học tập. Chơi bời với các bạn thời gian rồi sẽ chán, em
có thể chơi cả đời được không? nếu bây giờ không lo học thì sau này em có thể
làm được gì? rồi cha mẹ em sẽ ra sao? có xấu hổ với mọi người vì đã có một đứa
con như em không? Dần dần em thấy được cái sai của mình và em cũng đã có
nhiều tiến bộ.
2.3.5. Biện pháp giáo dục bằng tập thể
Ở tuổi các em, bạn bè có một vị trí rất lớn trong mối quan hệ xã hội của các
em, thường ở lứa tuổi này các em chưa ý thức được việc nào là cần thiết hơn,
chính vì thế đa phần trong quan hệ với thầy cô giáo các em thường có biểu hiện
bao che cho nhau, nhất là những khi đề cập tới các đối tượng học sinh chưa
ngoan, mặc dù biết việc làm của bạn là sai, tuy vậy khi hỏi đến phần lớn các em
đều trả lời một câu chung nhất( không biết). Đối với những em có quan hệ gần
gũi với HS chưa ngoan, cũng có thể các em ngại không dám nói ra sự thật vì sợ
sự đe doạ của các bạn... Nhưng phải nói rằng tất cả những suy nghĩ, những việc
22

22


làm của các em chưa ngoan thì chính các em học sinh cùng lớp, cùng khối là
biết rõ nhất.
Về vấn đề này GVCN cần khéo léo trong cách điều tra, có thể là điều tra bằng
cách giao nhiệm vụ theo dõi tìm hiểu cho ban cán sự lớp hoặc một đối tượng HS

đáng tin cậy nhất nào đó và sẽ trao đổi với các em bằng cách bảo mật thông tin.
Thường thì những em này sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn tin chính xác nhất.
Sau khi nắm được thông tin, phân tích tình hình, tôi hướng dẫn các em gần gũi
và giúp đỡ bạn, nên tạo được quan hệ tốt và nhất là tạo cho những em cá biệt có
niềm tin với mình. Phải nói rằng trong quan hệ bạn bè các em sẽ bộc lộ rõ cá
tính không e ngại. Tôi thường xuyên giữ mối quan hệ với các em này tìm hiểu
những khó khăn khi phải thuyết phục HS chưa ngoan để tháo gỡ khó khăn cho
các em, thường xuyên gần gũi, động viên kịp thời những biến động tích cực của
HS, tạo cho các em có niềm tin giúp các em tiến bộ.
Trong biện pháp này cũng có thể dùng cách (lấy tập thể, dư luân trong lớp để
giáo dục). Qua các hoạt động của lớp, GVCN cần theo dõi kỹ, qua từng hoạt
động các em có những biểu hiện như thế nào: say mê, hứng thú, nhiệt tình, tích
cực hay qua loa chiếu lệ, đùn đẩy, ...Hoạt động này em thích dẫn đến nhiệt tình,
hoạt động kia không thích thì né tránh..
Từ việc theo dõi trên GVCN có biện pháp phát huy sở trường của từng em lấy
đó làm đòn bẩy để tiến hành ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực khác nảy sinh ở
các em.
Ví dụ: Em Bắc là học sinh thường xuyên nói chuyện riêng trong lớp, khi ban
cán sự lớp phê bình là em hăm doạ đánh bạn. Để vừa ngăn chặn được sự mất
đoàn kết trong lớp đồng thời xây dựng nề nếp tiết học tốt tôi phân em theo dõi
các bạn chưa nghiêm túc trong lớp đồng thời trước lớp tôi quy định những em
cán sự lớp phải luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, nếu vi phạm thì
hình thức kỷ luật sẽ nặng hơn. Khi nhận nhiệm vụ, Bắc rất thích, tuần đầu tiên
em có tiến bộ nhưng vẫn còn một vài lần bị phê bình là nói chuyện riêng, cuối
tuần nhận xét tình hình chung của lớp tôi nói "Tuy rằng trong tuần qua bạn Bắc
vẫn còn sai sót - có vi phạm kỷ luật, nhưng so với các tuần trước nề nếp của lớp
23
23



ta tuần này tiến bộ hơn và bản thân Bắc cũng có tiến bộ, vì sự tiến bộ của lớp ta
có thể cho bạn cơ hội để khẳng định vai trò của mình ở tuần học tiếp theo". Về
sau Bắc đã ý thức được trách nhiệm của mình và không còn vô kỷ luật như trước
nữa.
Đối với những đối tượng thích gây rối tập thể, nghịch ngợm (lớp bị phê bình là
niềm vui của các em)... Đối với đối tượng này tôi dùng cách đẩy mạnh các hoạt
động của lớp để các em thấy được những việc làm của mình không có tác dụng
gì khi cả lớp đều có chung một sự quyết tâm nỗ lực vươn lên, làm cho các em bị
tách ra khỏi tập thể, không thể gây rối tập thể được và vô hiệu hoá những hành
động nghịch ngợm của các em. Không làm hại được tập thể lại bị tách ra khỏi
tập thể, các em tự khắc thấy mình như bị hụt hẫng, xấu hổ. Từ đó chính em đó
có mong muốn được sống chung trong một tập thể đoàn kết. Khi các em học
sinh này thấy được những lỗi lầm của mình, GVCN lớp cần động viên học sinh
đó và yêu cầu các em học sinh trong lớp gần gũi khích lệ để em học sinh đó hoà
nhập với tập thể.
2.3.6. Kết hợp với phụ huynh học sinh
Có thể trao đổi qua các cuộc họp phụ huynh học sinh chung của lớp, GVCN
báo cáo kết quả rèn luyện của từng em và có thể mời phụ huynh các em chưa
ngoan này ở lại để trao đổi riêng, tránh sự mặc cảm của phụ huynh.
Có thể trao đổi qua việc đến thăm gia đình học sinh. Một phụ huynh không
quan tâm đến việc học của con em, hoặc không dám đối diện với sự thật về
những sai phạm của con mình...thường những phụ huynh này ít tham gia vào các
cuộc họp chung kể cả những lúc có giấy mời riêng cũng không đến. Đối với
những phụ huynh này GVCN cần nhiệt tình hơn, có thể đến thăm gia đình để
tìm hiểu điều kiện sinh hoạt của gia đình và nắm được tình hình của các em ở
nhà, thường những đối tượng này họ ngại nói những điều sai của con em họ vì
thế tôi tổng hợp những điểm tốt mà các em có được dù đó chỉ là một việc không
đáng kể để khen ngợi các em, sau đó tôi lồng một vài khuyết điểm của các em;
tránh nêu hoàn toàn hoặc một loạt khuyết điểm thì phụ huynh sẽ có sự mặc cảm,
24


24


hoặc nảy sinh sự tiêu cực, buông xuôi, ngại nói ra những điều mà ta cần tìm
hiểu, trao đổi.
Có thể trao đổi bằng điện thoại. Đầu năm tôi đề nghị phụ huynh ghi đầy đủ
thông tin, ghi số điện thoại và ký tên. Nên có việc cần thiết tôi liên hệ ngay với
phụ huynh để kịp thời giáo dục, chấn chỉnh những sai phạm của các em.
Có thể trao đổi qua giấy thông báo của giáo viên chủ nhiệm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG BÁO CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
Kính gửi : Ông (bà): ………………………………………………………
Là phụ huynh của học sinh : …………………………………………… Lớp ....
Thôn : …………………………………………………………………………….
Tôi là : ……………, Giáo viên chủ nhiệm lớp 11B thông báo tới phụ huynh tình
hình học tập, rèn luyện của em : ……………………cụ thể như sau :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Đề nghị phụ huynh :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………….., ngày……. tháng …….. năm 201….
Ý kiến và chữ kí của phụ huynh

Giáo viên chủ nhiệm


……………………………………………
……………………………………………
…………………….…………..…………
……………………………………………
25

25


×