Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP GIÁO dục học SINH cá BIỆT ở TRƯỜNG THPT võ TRƯỜNG TOẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT Võ Trường Toản
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG THPT
VÕ TRƯỜNG TOẢN

Người thực hiện: Nguyễn Đức Thẩm
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
1



Ở TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và văn hóa với thế giới, con người vừa tiếp thu
được nhiều tinh hoa văn hóa của nhân loại lại vừa phải chịu sự tác động của nhiều
yếu tố độc hại, tiêu cực trong lĩnh vực văn hóa, đạo đức, lối sống. Do đặc điểm tâm lý
lứa tuổi nên học sinh là đối tượng chịu ảnh hưởng của những tiêu cực đó một các dễ
dàng và nhanh chóng.
Mặc dù mục tiêu giáo dục là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”. Nhưng trong thực tế vẫn còn hiện tượng các nhà trường quá coi trọng việc dạy
tri thức khoa học cho học sinh, quá coi trọng thành thích dạy- học và vì chạy đua theo
thành tích học tập mà chưa quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ cao cả của nghề dạy
học là giáo dục đạo đức, lối sống và nhân cách cho các em. Điều này cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến việc “tăng sức đề kháng” của học sinh trước những biểu hiện
tiêu cực đang diễn ra trong đời sống, xã hội.
Trong các nhà trường, bên cạnh những em học sinh chăm ngoan, lễ phép thì
cũng có không ít những em ham chơi, lười học, hỗn láo với cha, mẹ, thầy cô giáo và
người lớn tuổi… Những học sinh đó thường được coi là học sinh “cá biệt”. Việc giáo
dục học sinh “cá biệt” là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao
chất lượng dạy- học và giáo dục của nhà trường, nhằm đào tạo ra những công dân
“vừa hồng, vừa chuyên” cho tương lai đất nước. Tuy nhiên, công tác giáo dục, “cảm
hóa” học sinh “cá biệt” trong nhiều nhà trường hiện nay chưa đồng bộ, chưa thật sự
đem lại hiệu quả. Nhiều giáo viên chủ nhiệm, nhất là những giáo viên có tuổi đời,
tuổi nghề còn ít đã gặp vô vàn khó khăn trong công. Nhiều giáo viên không quan tâm
tới những học sinh cá biệt làm cho các em có nhiều mặc cảm, tự ti trước bạn bè và
càng ngày càng sai phạm nhiều hơn.
Làm thế nào để giúp học sinh “cá biệt” xóa bỏ được mặc cảm, tự ti và cố gắng,
nỗ lực vươn lên trong học tập? Đây là câu hỏi lớn mà nhiệm vụ trả lời thuộc về cả

những người làm công tác Quản lý giáo dục lẫn đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên
chủ nhiệm.
Là một một cán bộ quản lý, một giáo viên đứng lớp trong nhà trường phổ
thông cùng với việc không ngừng trau dồi nghiệp vụ để đem đến cho các em những
2


tri thức quý báu, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ: làm thế nào để nâng cao việc giáo dục
toàn diện cho học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng nhằm góp phần giáo
dục thế hệ trẻ phát triển về mọi mặt để trở thành một người công dân tốt cho xã hội.
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, quản lý tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục
học sinh cá biệt ở trường THPT Võ Trường Toản” để nghiên cứu.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Khái niệm
Một cách chung nhất: Học sinh cá biệt là những học sinh có cá tính khác biệt
so với số đông học sinh bình thường.
Trong thực tế, học sinh cá biệt (HSCB) là thuật ngữ thường dùng của nhà
trường, thầy cô giáo chỉ những học sinh thường xuyên có các biểu hiện: không chấp
hành quy định về nhiệm vụ học sinh, gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học, không chấp
hành nội qui nhà trường, vô lễ với các thầy cô hoặc lôi kéo của bạn bè về phía mình
nhằm thỏa mản cá tính hoặc thỏa mản nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh
của bản thân mình.
HSCB là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, theo đó, các em dễ bị
lôi cuốn, dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tình trạng bỏ học giữa
chừng và có nguy cơ phạm tội.
Với nghĩa đó, HSCB và giáo dục HSCB thực sự là nỗi day dứt của nhà trường,
gia đình và xã hội.
2. Phân loại và những biểu hiện của học sinh cá biệt
2.1. Những đối tượng cá biệt về học lực
Một là những em có trí tuệ và khả năng nhận thức bình thường nhưng rất lười

biếng, lêu lổng, học kiểu “tài tử” dẫn đến hổng kiến thức, hay quay cóp trong học tập.
Kết quả học tập thất thường, sút kém, luôn xếp “đội sổ”, dẫn đến chán học.
Hai là những em thiểu năng về trí tuệ: Là những trẻ trông hình thức bề ngoài
bình thường, hơi có vẻ đần độn, trong học tập thì dạy mãi, học mãi chẳng nhập tâm
được cái gì (hay nói cách khác là thuộc diện “chậm hiểu”).
Ba là những em thuộc diện khuyết tật (nói ngọng hoặc không nói được, khuyết
tật về mắt, tai, tay, chân…) dẫn dến không đủ giác quan, phương tiện để học tập bình
thường như những bạn khác.
2.2. Những đối tượng cá biệt về hạnh kiểm
Những học sinh cá biệt hay:
3


Chốn học đi chơi điện tử, lừa dối cha mẹ, thầy cô, giả tạo chữ kí của bố mẹ
trong sổ liên lạc hoặc giấy xin phép nghỉ học, chặc các tin nhắn điện thoại từ nhà
trường về cho PHHS.
Càn quấy, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thích “chơi trội” theo kiểu con nhà đại
gia giàu có cụm lại với nhau đối lập với tập thể lớp. Họ thích ăn chơi phá phách hơn
là học hành tử tế; Dọa nạt bạn bè thậm chí đánh nhau; lảng tránh các hoạt động tập
thể; tiêu sài các khoản phí của bố mẹ cho để đóng góp với nhà trường; thậm chí còn
có cả ăn cắp, ăn trộm, “cắm quán” tài sản không chỉ của mình mà còn lừa “mượn”
của bạn.
Xem thường, trêu ngươi, khiêu khích trước thầy cô, bạn bè nhằm thỏa mãn
những nhu cầu tinh nghịch được xắp sẵn trong đầu óc chúng; Khéo léo, nhanh trí
trong việc giở những trò tinh nghịch với thầy cô, bạn bè; Có cách nói năng, ăn mặc,
đi đứng hành động khác thường để gây sự chú ý.
Có biểu hiện thích yêu đương, phân tán tư tưởng, thích trưng diện, hay cãi lí
với bố mẹ và thầy cô; sẵn sàng bỏ học đi chơi cùng bạn bè…
3. Nguyên nhân
Có nhiều yếu tố làm cho HS trở thành HSCB, ở đây chỉ nêu một số nguyên

nhân tác động trực tiếp đến HS làm nảy sinh những tư tưởng, tình cảm không lành
mạnh làm ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và làm hạn chế đến năng lực học
tập của các em.
Từ nhà trường: Nhà trường chưa có biện pháp phù hợp trong việc quản lí giáo
dục học sinh; chưa quan tâm đúng mức tới những HS có hoàn cảnh đặc biệt (có em
quá đầy đủ về vật chất, được chiều chuộng ngược lại có em quá khó khăn thiếu thốn
về vật chất hoặc những em có hoàn cảnh éo le, những em có cá tính khác thường…);
Hiện nay một số trường chưa tạo ra môi trường thân thiện thực sự khi các em đến
trường, làm cho các em thấy nhàm chán khi đến trường, có nhu cầu muốn tự thay đổi
và làm mới môi trương sống; từng giáo viên nhất là GVCN chưa trở tành chỗ dựa về
tinh thần, nơi các em muốn trao đổi mỗi lúc gặp khó khăn, giáo viên còn ngại khó,
ngại khổ, ngại va chạm, sợ bị xúc phạm khi đối diện với học sinh hư, thiếu tâm huyết
với nghề, chưa quan tâm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi lệch lạc của
HS…
Từ gia đình: Là con của gia đình khá giả, ít con; con của cán bộ, công chức có
địa vị; con mồ côi hoặc gia đình ly tán; con gia đình nghèo khó, cha mẹ thiếu quan
tâm; học sinh có tâm – sinh - lý không được bình thường.
4


Từ bản thân học sinh: Học sinh THPT là giai đoạn tâm sinh lý có nhiều biến
đổi. Từ tuổi thiếu niên chuyển sang tuổi thanh niên, các em muốn khẳng định mình
bằng sự hiểu biết chưa hoàn thiện của mình; có thể do bản năng hoặc bệnh a dua đua
đòi hay bệnh lấy lệ. Thậm chí có em còn nghĩ mình làm như vậy là không sai. Khi
đạo đức yếu kém thì học lực của các em cũng tỉ lệ thuận với nó. Điều này sẽ dẫn đến
hệ quả không tốt, các em kiến thức bị hổng dẫn đến mất căn bản; điểm kiểm tra thấp
so với các bạn cùng lớp làm các em mặc cảm đưa đến hiện tượng sợ bị kiểm tra, chán
học và cuối cùng nảy sinh bỏ học.
Từ xã hội: Thực trạng những mặt xấu của xã hội; Trong điều kiện xã hội hiện
nay từng giờ từng ngày những cám dỗ, ảnh hưởng tiêu cực của xã hội dội vào nhà

trường và tác động đến học sinh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Trong quá trình làm việc tại trường THPT Võ Trường Toản cũng gặp rất nhiều
học sinh cá biệt. Để quá trình giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả trong những năm
học vừa qua ở nhà trường, đưa ra một số giải pháp như sau:
1. Giải pháp 1: Đối với nhà trường
1.1. Xây dựng nội quy - khung xử lý kỷ luật
Muốn học sinh thực hiện tốt nề nếp của nhà trường thì nội quy phải được xây
dựng trên cơ sở Điều lệ trường trung học (những quy định đối với học sinh) và đảm
bảo ngắn gọn, rõ ràng. Muốn vậy việc xây dựng nội quy trường học cần được đưa ra
bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến rộng rãi trong Hội đồng Sư phạm nhà trường,
trong Ban Đại diện Cha mẹ học sinh, cho học sinh tham gia đóng góp ý kiến. Đồng
thời cũng cần xây dựng “Bảng quy định những lỗi vi phạm - khung kỷ luật và mức độ
hình phạt” tương thích với những lỗi vi phạm mà học sinh thường mắc phải. Tổ chức
cho học sinh học tập và chỉ đạo GVCN sinh hoạt kỹ lưỡng ở lớp nhiều lần vào đầu
năm học. Nội quy và “Bảng quy định những lỗi vi phạm - khung kỷ luật và mức độ
hình phạt” được niêm yết công khai ở ngay khu hành lang nơi học sinh mới bước vào
trường, ở mỗi lớp để học sinh xem hàng ngày và tự nhắc nhở nhau, tự hạn chế lỗi vi
phạm.
1.2. Tổ chức họp PHHS định kỳ - giữ mối quan hệ thường xuyên giữa Nhà
trường và gia đình
Để kênh thông tin trao đổi giữa nhà trường và PHHS được thông suốt và quy
định cách làm việc giữa nhà trường, GNCN và PHHS được thống nhất, hợp lý, nhà
trường tổ chức họp PHHS định kỳ 3 lần/năm học (đầu năm, cuối HK1 và cuối năm).
5


Ở lần họp đầu năm, GVCN sinh hoạt những vấn đề chung của nhà trường đến
PHHS, đặc biệt GVCN cần tổ chức xin số điện thoại, chữ ký của PHHS và địa chỉ
liên hệ khi cần của tất cả PHHS trong lớp (có thể nhờ số điện thoại của nhà lân cận,

khi cần thiết, nếu gia đình chưa có điện thoại) để tiện việc liên hệ và thông tin những
vấn đề có liên quan đến việc học tập, hạnh kiểm của con em. GVCN cho PHHS số
điện thoại của GVCN, Quản sinh và văn phòng để phụ huynh có thể liên lạc lúc cần
thiết. Ngoài ra, GVCN cũng thông báo cho PHHS được biết kênh thông tin trao đổi
giữa nhà trường với HS thông qua tin nhắn của VNPT.
1.3. Đối với Ban giám hiệu
Học sinh rất sợ Ban giám hiệu mời lên gặp nên khi được phân công phụ trách
mảng ngoài giờ và quản lý học sinh, ngay từ đầu năm tôi đã cho thăm dò tất cả học
sinh cá biệt có nguy cơ bỏ học. Sau đó, phối hợp với GVCN, bố trí một số học sinh
ngoan trong lớp theo dõi và giúp đỡ về học tập cũng như các vấn đề khác. Bên cạnh
đó, mỗi tháng bố trí gặp học sinh cá biệt hai lần vào lúc ra chơi giữa giờ để nắm bắt
tình hình, tìm hiểu và giúp đỡ các em khi các em gặp khó khăn. Qua làm việc hàng
tháng như vậy thấy sự tiến bộ của học sinh dù nhỏ cũng động viên các em kịp thời
như tuyên dương dưới cờ, bố trí những em có tiến bộ tham gia đội cờ đỏ của trường
… bên cạnh đó cũng nhắc nhở những em chưa tiến bộ, nếu còn tái phạm sẽ phạt lao
động dọn cỏ 1 buổi.
1.3. Đối với Ban quản sinh
Ngay từ đầu năm lãnh đạo nhà trường chỉ đạo ban quản sinh, GVCN lớp thống
kê những học sinh cá biệt của năm học trước, những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt,
những em nghiện game, những em ở trọ để nhà trường nắm bắt phân loại và phân
công người theo dõi quản lý và giúp đỡ cho phù hợp.
Xây dựng đội ngũ học sinh cốt cán ở các lớp về việc theo dõi nề nếp của học
sinh, nếu các bạn trong lớp có biểu hiện lạ như nghỉ học, hay đi trễ, hay vi phạm nội
quy của nhà trường thì báo ngay cho quản sinh hoặc ban giám hiệu nhà trường để có
biện pháp xử lý kịp thời.
1.4. Xử lý học sinh vi phạm
Nếu có học sinh vi phạm Nội quy đã được học tập rộng rãi thì GVCN sẽ làm
việc với học sinh đó, theo các bước như sau:
Trước tiên, GVCN yêu cầu học sinh tường trình lại vụ việc vi phạm, GVCN
cần phân tích những tình tiết dẫn đến sai sót hoặc khuyết điểm để giúp học sinh nhận

thấy được lỗi lầm của mình.
6


Sau đó, yêu cầu học sinh viết bản tường trình nêu rõ cụ thể từng tình tiết của
những lỗi đã mắc phải, tự nhận xét việc đã làm với mức độ đúng sai như thế nào, bản
thân học viên tự đối chiếu với khung hình phạt đã được niêm yết ở lớp, tự nhận mức
kỷ luật hình phạt và làm bản cam kết không tái phạm. Viết xong, GVCN yêu cầu học
sinh phải đọc lại một cách to, rõ để nhập tâm. Chỗ nào câu văn viết mơ hồ, ý tứ, tình
tiết chung chung, tránh tội thì GVCN hướng dẫn và buộc học sinh phải viết lại cho
thật cụ thể, chính xác thực tế. Đã gây ra lỗi thì phải can đảm trình bày hết các lỗi lầm,
có như thế mới “nhập tâm” mà tự sửa chữa, tự phòng tránh sau này. GVCN lưu bản
tường trình và cam kết vào hồ sơ Chủ nhiệm lớp.
Trong tiết Sinh hoạt lớp, GVCN cho học sinh đọc lại bản tường trình về những
lỗi đã vi phạm cho tập thể lớp nghe, theo dõi và giúp đỡ bạn để không mắc phải
những lỗi lầm nữa, GVCN có ý kiến và công bố việc xếp loại Hạnh kiểm tháng đối
với học sinh sai phạm, đồng thời điện thoại báo trực tiếp cho PHHS biết lỗi sai phạm,
để nhờ PHHS cùng giáo dục hoặc kiểm tra theo dõi con em mình. Nếu xét thấy lỗi
nặng thì báo cáo xin ý kiến của ban giám hiệu cách xử lý.
Những học sinh đưa Hội đồng kỷ luật xét xử, nếu bị mức kỷ luật từ khiển trách
trở lên đều được công bố trong buổi Sinh hoạt dưới cờ cho toàn trường đều biết. Nhắc
nhở học sinh khác giúp đỡ bạn và không được có hành vi chọc ghẹo bạn mình bị kỷ
luật. Qua nhắc nhở dưới cờ các em cũng tự rút kinh nghiệm cho bản thân và giáo dục
dăn đe học sinh khác.
1.5. Xử lý học sinh tái phạm
Nếu xảy ra tình trạng học sinh tái phạm lỗi cũ hoặc vi phạm lỗi khác thì GVCN
cũng thực hiện trình tự như thế. Yêu cầu học sinh viết bản tường trình lần 2, viết
xong GVCN đưa ra bản tường trình vi phạm lần 1 và bắt học sinh đọc lại to rõ cả 2
bản tường trình trước mặt GVCN và trước lớp.
GVCN lưu vào hồ sơ Chủ nhiệm và cảnh báo với học sinh (lỗi nhẹ) nếu còn tái

phạm thì sẽ mời PHHS và chuyển giao toàn bộ các bản tường trình lên cho Lãnh đạo
nhà trường.
Trường hợp lỗi nặng thì xin ý kiến của Lãnh đạo nhà trường để xử lý kỷ luật.
Sau công đoạn này thì rất ít học sinh vi phạm dám tái phạm.
Nếu có học sinh tái phạm (trường hợp thật sự cá biệt) thì GVCN cung cấp các
sự kiện liên quan, các loại hồ sơ đã vi phạm đến Lãnh đạo nhà trường, đồng thời gởi
Giấy mời PHHS đến và bắt buộc học sinh lần lượt đọc lại các bản tường trình sai
phạm (lần 1, lần 2…) to rõ trước mặt Lãnh đạo nhà trường, GVCN, PHHS cùng
nghe, đồng thời yêu cầu học sinh có ý kiến tự nhận xét về những việc làm vi phạm
7


của mình và tự nhận mức hình thức kỷ luật. Trong buổi họp kỷ luật, céc em được
nghe sự giáo dục của cả hội đồng kỷ luật của nhà trường, đặc biệt trong cuộc họp
luôn có mặt của một GVCN có uy tín trong trường cũng đóng góp ý kiến cho các em.
Để việc công tác giáo dục mang nặng tính giáo dục hơn tính trừng trị thì cả
giáo viên chủ nhiệm lẫn lãnh đạo nhà trường cũng cần nắm rõ hoàn cảnh gia đình của
học sinh, chú ý đến công việc làm ăn kinh tế thường ngày của cha mẹ (hoặc người
trực tiếp nuôi dưỡng), những khó khăn gian khổ, những ước mơ, niềm tin yêu của cha
mẹ dối với con cái, để Nhà trường tác động đến sự nhận thức, đến tình cảm, đến bổn
phận, đến trách nhiệm, đến sự tỉnh ngộ của các em.
Với tình cảm thương yêu như vậy, chắc chắn sẽ tác động đến sự suy nghĩ sai trái, cá
biệt trong tư tưởng các em, xoá đi mặc cảm bị mọi người ghét bỏ, là người không ra
gì, là kẻ quậy quạng… yêu cầu các em nói lên sự cam kết, hứa hẹn trước sự chứng
kiến của Lãnh đạo nhà trường, GVCN, PHHS về việc quyết tâm sửa chữa sai lầm và
quyết tâm làm lại từ đầu để trở thành người tốt, xứng đáng với niềm tin yêu của gia
đình, của Thầy Cô. Từ đó, tuỳ thuộc vào sự hối cải, nhận thức được lỗi lầm, mức độ
thành thật nhận lỗi vi phạm mà có hình thức kỷ luật phù hợp, nhưng cần phải có sự
khoan dung và độ lượng.
Nếu trình tự kiểm điểm học sinh cá biệt vi phạm như thế thì PHHS và cả học

sinh không thể nào trách cứ nhà trường quá khắt khe, không tạo cơ hội cho các em
sửa chữa, không tạo điều kiện cho các em tiến bộ.
Nhà trường cần tổ chức cho học sinh học tập và quán triệt “những lỗi vi phạm
và khung hình phạt”, yêu cầu những học sinh nếu có vi phạm dựa vào khung kỷ luật
để tự nhận mức xử lý kỷ luật tương xứng. Xử lý như thế thì mới “tâm phục, khẩu
phục” và ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra. Người thầy đừng bao giờ quên
là khi xử lý học sinh có lỗi là người thầy phải luôn có cái “tâm” và có “lòng khoan
dung” khi các em đã biết hối lỗi.
Qua kinh nghiệm thực tế, bản thân tôi được phân công phụ trách mảng kỷ luật
học sinh trong nhà trường, tôi đã từng xử lý kỷ luật nhiều học sinh sai phạm, đặc biệt
là học sinh cá biệt, hầu hết đều mang lại kết quả rất thành công. Chưa thấy một học
sinh bị xử lý kỷ luật có lời lẽ oán trách hoặc hành vi thiếu tôn trọng với tôi trong lúc
đang học cũng như lúc đã rời ghế nhà trường. Ngoài ra, trước khi tổ chức kỷ luật
những em học sinh vy phạm, tôi đi thăm gia đình các em học sinh cá biệt để nắm bắt
được điều kiện và hoàn cảnh của các em để từ đó có mức xử lý kỷ luật cho hợp tình,
hợp lý. Điều làm tôi ngạc nhiên hơn là khi gặp lại những học sinh cũ từng bị xử lý kỷ
luật, các em không có biểu lộ mặc cảm gì mà thường vui vẻ nhắc lại chuyện lỗi lầm
8


thời học sinh và nói nhờ Thầy mà bây giờ em mới được chững chạc, mới được tốt
như thế này.
Là con người, không ai là không có lỗi. Trẻ càng nhỏ thì càng dễ mắc nhiều lỗi
do suy nghĩ, nhận thức còn non kém. Người không có lỗi giúp người có lỗi thấy được
lỗi lầm và tạo cơ hội để sửa chữa lỗi lầm mới là người tốt. Đặc biệt, với thiên chức là
thầy cô giáo thì việc giáo dục đào tạo con người không cho phép thầy cô giáo đào tạo
ra phế phẩm. Thầy cô giáo có “Tâm” là phải giúp các em hình thành nhân cách đúng
đắn. Làm người ai cũng vậy, một khi đã chấp nhận ngồi vào ghế nhà trường thì mọi
người đi học đều muốn được mở rộng kiến thức hiểu biết, luôn hướng tới chân, thiện,
mỹ trong cuộc sống. Sống có ích để phụng sự xã hội ngày càng tốt đẹp, nên các quyết

định kỷ luật của Thầy giáo càng không cho phép người Thầy có định kiến đối với học
sinh vi phạm, nhất là học sinh dạng cá biệt.
2. Giải pháp 2: Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất lớn trong công tác giáo dục ý thức đạo đức
cho học sinh nhất là đối với những học sinh cá biệt, vì giáo viên chủ nhiệm là người
quản lý toàn diện học sinh của lớp được phụ trách, là cầu nối giữa Ban giám hiệu với
các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể lớp, là người cố vấn tổ
chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời là người đứng ra phối hợp các lực
lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường.
Xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường, việc đưa ra các biện
pháp giúp giáo viên chủ nhiệm định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp
với tình hình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo
dục ý thức đạo đức đối với học sinh cá biệt trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất: Tiến hành tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh từng gia đình học sinh của lớp
mình trong đó có học sinh “cá biệt” như là: thu nhập hàng ngày của gia đình, quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình như thế nào? Có êm ấm hạnh phúc hay không? Có
nhiều thành kiến gây ra xào xáo bất đồng, mức độ quan tâm đến việc học của gia đình
đối với học sinh... mục đích là để hiểu rõ từng đối tượng học sinh để có biện pháp
giáo dục phù hợp.
Thứ hai: Ghi chép đầy đủ các hoạt động của lớp, của từng học trong sổ chủ
nhiệm. Đối với học sinh, yêu cầu mỗi em phải có một cuốn “Sổ liên lạc giữa GVCN
với gia đình”, trong giờ sinh hoạt tự học sinh ghi vào để biết các công việc của tuần
tới, biết những sai phạm tuần qua, gia đình biết những ưu khuyết của con và của lớp,
9


biết những khoản đóng góp được phổ biến, biết những buổi học phụ đạo các môn.…
Qua sổ liên lạc phụ huynh cũng nắm bắt kịp thời những vi phạm của co mình để nhắc
nhở điều chỉnh kịp thời, biết sự tiến bộ của con em mình cùng động viên khuyến

khích để các em có động lực phát huy tốt hơn.
Thứ ba: Thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học
sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh, nhất là những học sinh “cá biệt”.
Điều quan trọng phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác là giáo viên như là một
người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe chia sẻ ý kiến của mình, khi mình
vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi mình khó khăn trong gia
đình, bế tắc trong học tập.
Thứ tư: Trong quá trình chủ nhiệm, cần thường xuyên và hướng dẫn cụ thể
những thắc mắc khó khăn mà học sinh hỏi, đối xử công bằng giữa các em học sinh
trong lớp tránh để học sinh cá biệt cảm thấy mình lạc lõng, cảm giác vì mình học dở,
quậy phá nên không ai quan tâm, ai cũng khinh rẻ mình, không ai thèm chơi, để ý đến
mình.
Thứ năm: Chú trọng việc giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc
nhỏ. Chẳng hạn khuyên các em phải thức sớm một chút để không phải đi trễ, mình
học yếu thì nên chịu khó, siêng làm bài tập hơn các bạn, khi nào làm bài tập, mệt thì
nên giải lao để tinh thần thoải mái rồi làm tiếp, không nên cố gắng quá sức. Điều nên
tránh là không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh
cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là
những học sinh “cá biệt”, tính tình ương ngạnh, tâm lý nặng nề, hay lo. Phân công
các bạn học giỏi và ngoan trong lớp kèm cặp, giúp đỡ các bạn học yếu, hay quậy phá
trong lớp.
Thứ sáu: Việc tác động vào động cơ học tập của những học sinh này cũng cần
được thực hiện thường xuyên, nhằm để các em này thấy rõ tầm quan trọng của việc
học. Có khi đưa ra một số tranh ảnh, những câu chuyện về nạn thất học - chỉ mới mấy
tuổi đầu không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại
bị bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Hay những tấm
gương về sự vượt khó trong học tập ....
GVCN muốn thực hiện được tốt các nội dung trên thì bản thân người GVCN
cần có:


10


Phải là tấm gương sáng biết tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình.
Người GVCN hơn ai hết cần phải có trí tuệ, có lương tâm, có uy tín,sống mẫu mực,
tự trọng và biết giữ chữ tín.
Người GVCN phải có tinh thần trách nhiệm cao yêu nghề, yêu thương học sinh
và luôn luôn xác định phương châm “Vì sự nghiệp trăm năm trồng người” và “Tất cả
vì học sinh thân yêu”
Hiểu biết tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp mình chủ nhiệm. Cuộc sống nội tâm
của học sinh ở lứa tuổi này còn nhiều mặt dễ biến đổi. Do các quá trình tâm lý chưa
ổn định và sự tác động rất lớn của xã hội, hoàn cảnh sống....
Biết sự kiềm chế, bình tĩnh trong mọi tình huống, kiên định thực hiện thiên
chức và nhiệm vụ của người giáo viên.
Có sự nhạy cảm sư phạm biết dùng yếu tố tình cảm như một nghệ thuật sư
phạm để cảm hóa học sinh cá biệt.
Bên cạnh đó GVCN cần lưu ý:
Những điều nên làm:
Đối với học sinh cá biệt, người GVCN phải biết nhìn bằng con mắt của tình
thương và sự thông cảm thật sự xem học sinh như người thân của mình, GVCN nên
có cái hiền từ bao dung của người mẹ, người cha cái gần gũi cảm thông của người
anh, người chị và cái thân thiết của một người bạn.
Nhẹ nhàng phân tích những mặt ưu, hạn chế, đúng sai trong nhận thức, suy
nghĩ của các em... Giúp các em nhận biết những ưu điểm, hạn chế của mình và biết
khuyến khích các em phát huy mặt mạnh của mình. Trước tập thể lớp hoặc khi gặp
riêng các em không nên nói những câu phũ phàng như “Ở em chẳng có điểm nào tốt
cả”, “Người như em thật chẳng ra gì”, “cuộc đời em rồi chẳng có ra làm sao đâu”...
Giúp học sinh cá biệt khắc phục sửa chữa những sai phạm của mình và chú ý
theo dõi, động viên khích lệ kịp thời. GVCN phải luôn nghĩ rằng một lời khen học
sinh cá biệt sẽ có tác dụng hơn là một bản tự kiểm. Và chúng ta cũng biết : quá cứng

thì dễ gãy, quá mềm thì khó uốn. Trong sự nghiệp trồng người thì học sinh cá biệt
giống như cái cây không mộc thẳng. Đối với loại cây này người GVCN phải gia công
nhiều hơn, mất thời gian nhiều hơn. Thành công trước mắt là học sinh ra trường với
học lực khá giỏi, hạnh kiểm tốt. Nhưng lâu dài thì sau học sinh ra trường khi gặp lại
mình còn biết gật đầu chào, biết nói một lời thăm hỏi, biết nhắc lại những sai phạm
11


xưa kia như những gì nông nổi của một thời tuổi trẻ. Khi người học sinh chưa ngoan
của mình biết nhận lỗi một cách thành khẩn thì có nghĩa là biện pháp giáo dục của
mình phần nào đó đã thành công.
Khi có điều kiện cần tâm tình, gặp gỡ, trao đổi với các em, với gia đình, người
thân của học sinh...
Những điều nên tránh:
Không cô lập học sinh cá biệt đối với tập thể; Không xúc phạm và làm tổn
thương danh dự của học sinh trước tập thể.Một lời nói nhận xét cũng cần phải thận
trọng.
Không quá khắt khe xử lý mạnh tay bằng những hình thức kỷ luật nặng nề, đe
dọa, thành kiến không dùng lời lẽ nặng nề dao to búa lớn để dăn dạy học sinh cá biệt.
Một điều tôi nghĩ là tối kỵ đối với học sinh cá biệt đó là không được đánh học
sinh, dù chỉ là một cái tát tay. Không bỏ mặc và phủ nhận những chuyển biến của học
sinh cá biệt. Những thay đổi theo chiều hướng tích cực của học sinh, dù nhỏ cũng
đáng trân trọng và phải ghi nhận và tuyên dương các em trước tập thể lớp. Một lời
động viên khích lệ kịp thời khi các em chỉ có một việc làm tốt rất nhỏ cung đủ làm
cho các em thấy tự tin hơn, thấy mình thực sự có ích. Hãy mạnh dạn giao việc cho
các em, hướng dẫn các em để chúng làm theo định hướng của mình nhưng vẫn phải
để “Đất” cho các em thể hiện tính sáng tạo, tuyệt đối không được áp đặt, máy móc.
Nói tóm lại, góp phần hình thành nhân cách học sinh, đặc biệt là học sinh cá
biệt là nhiệm vụ quan trọng của người GVCN lớp đó không chỉ là nhiệm vụ trong
một năm học, một cấp học mà là thiên chức đối với một đời người, một thế hệ.

3. Giải pháp 3: Đối với giáo viên bộ môn
Giáo viên bộ môn là người truyền thụ kiến thức chuyên môn cho học sinh. Do
vậy khi giáo viên lên lớp phải nắm bắt được đối tượng học sinh để truyền thụ kiến
thức cho phù hợp. Việc truyền đạt kiến thức và kết hợp giáo dục đạo đức cho học
sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt đòi hỏi cao ở người thầy, cô giáo về mặt uy tín, về
thái độ nhiệt tình, về tính kiên trì, lòng độ lượng bao dung thầy cô phải làm tấm
gương cho học sinh noi theo. Đối với học sinh, bản thân các em là ngọn đuốc và
người thầy chính là người thắp sáng cho những ngọn đuốc đó bùng cháy. Nói như
vậy có nghĩa là sự lớn lên về tình cảm của học sinh một phần tuỳ thuộc sâu sắc vào
tấm lòng, tâm hồn và lẽ sống của thầy. Khi thầy lên lớp phải để lại ấn tượng tốt đẹp
cho học sinh , tạo bầu không khí thoải mái, học sinh mong muốn được tiếp xúc tâm
12


sự, giãi bày những băn khoăn của mình; học sinh có niềm tin vững chắc vào lời dạy
bảo của thầy cô và cảm nhận thấy sự tiến bộ trong học tập, trong quan hệ với mọi
người sau mỗi lần tiếp xúc với thầy cô.
Việc giáo dục HS “cá biệt” thực sự là một cuộc thử thách về trình độ, về bản
lĩnh, về năng lực sư phạm, về lòng yêu nghề và tình yêu thương con người của người
thầy. Chỉ có những người thầy có tính kiên nhẫn, có lòng yêu nghề, yêu thương học
sinh hết mực thì mới có thể cảm hóa được những HS “cá biệt”. Trước hết, người thầy
cần phải tìm hiểu kĩ hoàn cảnh của từng em, để có biện pháp giáo dục cho thích hợp,
sinh động, sáng tạo, tránh sự đơn điệu lặp đi lặp lại nhiều lần như phạt chép bài, phạt
viết kiểm điểm. Có nhiều giáo viên phạt hoài, phạt hoài nhưng HS vẫn cứ lì lợm,
không hề tiến bộ. Xử lí các tình huống phải có tính nghệ thuật sư phạm cao. Có khi
phải hòa mình vào các em, cùng trao đổi, cùng chơi,... với các em để cảm hóa các em.
Tránh thành kiến, nóng giận như khi có sự việc xảy ra, chưa biết rõ nguyên nhân đã
mắng chửi, hăm dọa học sinh. Cần kiên nhẫn giáo dục các em. Để bỏ được một tật
xấu thì cần phải có thời gian dài chứ không thể một sớm một chiều. Cần quan tâm
đến việc học tập của HS, tận tình giải đáp những chỗ các em chưa hiểu. Cần sắp xếp

các em ngồi cạnh những HS có ý thức học tập tốt và ở những vị trí dễ kiểm soát.
Động viên, mạnh dạn giao việc cho các em khi thấy các em có chút ít tiến bộ. Làm
như vậy các em sẽ cảm thấy tự tin, thấy mình cũng có những điểm tốt được thầy cô
tin tưởng. Các em sẽ dần cảm mến thầy cô mà tiến bộ. Tuyệt đối không nên đuổi các
em ra khỏi lớp học khiến các em không hiểu bài, giờ sau các em sẽ tiếp tục quậy phá.
Cần phối hợp tốt với phụ huynh, bàn biện pháp giáo dục các em ở gia đình như lập
thời gian biểu cụ thể, nhắc nhở kiểm tra các em ở nhà,...Không nên hăm dọa gửi thư
mời đến gia đình mỗi khi các em mắc lỗi. Hãy đến gia đình gặp gỡ trực tiếp phụ
huynh để trao đổi, tìm biện pháp tốt nhất để giáo dục các em. Tránh làm cho các em
lo sợ không dám về nhà, không dám đi học. Điều đó sẽ rất tai hại. Hãy yêu thương
các em, làm cho các em cảm nhận được tình thương của thầy cô dành cho mình.
Người thầy giáo phải vừa là thầy vừa là bạn tâm tình để các em thổ lộ mọi suy nhĩ, là
chỗ dụa đáng tin cậy mỗi khi các em gặp khó khăn. Thái độ vừa dịu mềm, vừa
nghiêm khắc, dám chấp nhận mọi hành vi cá biệt của HS để tìm phương pháp giáo
dục cảm hóa. Nếu làm được như vậy chắc chắn thầy cô sẽ thành công
4. Giải pháp 4: Đối với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường
Với các em học sinh các biệt thì vui chơi là các em rất thích. Nên nhà trường
đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động tập thể, xây dụng môi trường thân thiện, xây
dựng CSVC, khu vui chơi giải trí, thể thao. Tổ chức các buổi hoạt động tham quan dã
13


ngoại để lôi cuốn các em đến trường, làm cho các em thực sự thấy “ Mỗi ngày đến
trường là một ngày vui”.
Sưu tầm và đưa các trò chơi dân gian, có thể sáng tạo các trò chơi dân gian cho
phù hợp với thời đại ngày nay vào trong nhà trường.
Tăng cường đưa giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe vị
thành niên, giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường để các em có đủ hành trang bước
vào cuộc sống, không bị bỡ ngỡ, bất ngờ. Khi gặp phải những tình huống bất ngờ các
em biết bình tĩnh xử lí hiệu quả nhất. Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt

động xã hội để lôi cuốn học sinh tham gia hưởng ứng, qua đó giáo dục các em tinh
thần tương thân tương ái, biết sẻ chia và giúp đỡ mọi người.
Trường luôn lồng ghép các bộ môn như giáo dục công dân, giáo dục quốc
phòng, giáo dục thể chất, ngữ văn,… để giáo dục nhận thức cho học sinh. Các môn
học xã hội cũng như tự nhiên không ép học sinh học nhiều, làm nhiều. Trong các giờ
dạy, các thầy cô luôn đặt ra các tình huống sư phạm, tình huống đời thường để học
sinh giải quyết. Phương pháp nhà trường là gắn thực tiễn vào bài học, phát huy khả
năng tư duy độc lập, tập cho học sinh làm quen với những kỹ năng mềm trong cuộc
sống.”
Kịp thời tuyên dương khen thưởng những học sinh có nhiều đóng góp, cũng
như học tập giỏi. “Các em học sinh cá biệt tuy học lực yếu nhưng bù lại lại có những
năng khiếu đặc biệt như văn nghệ, thể dục, thể thao, vi tính,… Những khả năng này,
nhà trường có thể phát huy để các em có thể góp sức vào phong trào hoạt động của
nhà trường và từ đó có thể định hướng cho các em theo đúng sở trường… Giáo dục
học sinh cá biệt chỉ có thể “Bớt lời, nới tay” mới hiệu quả.”
Nhiều khi, các việc làm nhỏ nhất như lau bảng, giặt khăn, chính các thầy cô
cũng phải tự thân làm. Chính những việc làm giản đơn này sẽ dần dần hình thành ý
thức tự giác trong mỗi em học sinh. Và trong giờ học cũng thế, mỗi khi những em
học sinh này đùa nghịch thì thầy cô không phải dùng gậy gộc hay lời mắng chửi cay
cú mà thay vào đó là lời nói nhỏ nhẹ, tình cảm như những người bạn.
Bên cạnh đó, nhà trường còn thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, cắm
trại, ngoại khóa, tạo nên sân chơi bổ ích cho học sinh toàn trường.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Công tác giáo dục giáo dục học sinh các biệt trường THPT Võ Trường Toản đã
thu được một số thành công. Nhà trường đã nhận thức được việc giáo dục học sinh cá
biệt trong môi trường thực tiễn phối hợp giáo dục là hết sức cần thiết. Năm học 201514


2016 nhờ định hướng tốt, nhà trường đã có sự tiến bộ rõ rệt trong việc giáo dục học
sinh cá biệt. Tình trạng bỏ học, vi phạm nội quy vẫn còn, tuy vậy đã hạn chế được rất

nhiều, học sinh đến trường trong sự đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau học tập và tu
dưỡng, không có hiện tượng bè phái trong tập thể các lớp. Các hoạt động giáo dục,
trong đó có giáo dục học sinh cá biệt cũng đi vào trọng tâm hơn, học sinh cá biệt
cũng tham gia các hoạt động của nhà trường, của lớp cũng nhiệt tình hơn. Có được
những kết quả như vậy thật đáng mừng, đó là do sự chỉ đạo của BGH, sự cố gắng
trong công việc của các GVCN, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các ban
ngành đoàn thể, và sự ủng hộ hết lòng của phụ huynh học sinh cho các hoạt động của
nhà trường.
Tổ chức tốt công tác giáo dục học sinh cá biệt, nâng cao được chất lượng
chuyên môn cũng như hạnh kiểm từ đó cũng khắc phục hạn chế được học sinh bỏ
học:
Bảng thống kê sĩ số học sinh:
Khối 10

Khối 11

Khối 12

Năm học

Sĩ số

Số
lớp

Sĩ số

Số lớp

Sĩ số


Số lớp

Sĩ số

Số lớp

2014-2015

1473

42

479

14

424

13

570

15

2015-2016

1321

42


480

15

450

14

391

13

Bảng thống kê số lượng học sinh nghỉ hoc:
Năm học 2014-2015

Năm học 2015-2016

77

39

Bảng thống kê xếp loại đạo đức:
Tốt

Khá

Trung bình

Năm học


SL

%

SL

%

SL

%

2014-2015

1287

87.37

140

9.50

46

3.12

2015-2016

1149


86.98

139

10.52

33

2.5

15

Yếu
SL

Kém
%

SL

%


Bảng thống kê Học lực:
Giỏi

Khá

Trung bình


Yếu

Kém

Năm học

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2014-2015

128


8.69

709

48.13

556

37.75

79

5.36

1

0.07

2015-2016

163

12.34

658

49.81

463


35.04

34

2.57

3

0.23

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Đối với nhà trường
- Bồi dưỡng thêm về nhận thức, nâng cao nghiệp vụ và năng lực tổ chức công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh nhất là giáo dục học sinh cá biệt cho toàn thể giáo viên
của trường.
- Chỉ đạo tổ chức thí điểm và sau đó nhân rộng điển hình ra phạm vi toàn
trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đối với công tác giáo dục học sinh cá
biệt.
- Phối, kết hợp với địa phương và các lực lượng xã hội khác. Đầu tư trang thiết
bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong điều kiện cho phép để nâng cao dần chất
lượng giáo dục toàn diện , trong đó có giáo dục học sinh cá biệt của trường.
2. Đối với gia đình phụ huynh học sinh
Cần quan tâm hơn nữa đến việc học hành, rèn luyện của con em mình, tạo mối
liên hệ hai chiều với nhà trường để cùng phối hợp giáo dục học sinh cá biệt.
3. Đối với xã hội
- Có trách nhiệm trong việc xây dựng một môi trường học tập và vui chơi lành
mạnh cho HS.
- Phối hợp tốt cùng nhà trường trong giáo dục các mặt, tạo ra phong trào xã hội

hoá giáo dục, hướng dư luận vào việc lên án và ngăn chặn các hành vi vi phạm đạo
đức, pháp luật,...
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anton Makarenko - Bậc thầy về giáo dục học sinh cá biệt - Elena Kuzmich
và Daniel Schugurensky Toronto, 2009.

16


2. Bài giảng “Nhà trường và quản lý nhà trường” – Nguyễn Thị Hoàng Trm và
Vũ Thị Lan Hương – Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh –
2009.
3. Luật giáo dục 2005 và luật giáo dục sửa đổi năm 2009.
4. Tạp chí Thế giới trong ta – số 74+75 năm 2008 - Hội khoa học tâm lý giáo
dục Việt Nam.
5. Tài liệu BDTX cho giáo viên THPT chu kỳ 3(2004-2007) môn GDCD- vụ
giáo dục trung học.
6. Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD & ĐT ban
hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.
7. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/3/2011 của Bộ GD & ĐT ban
hành “Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học”.
8. Google.com

VII. PHỤ LỤC
1. Danh mục ký hiệu các chữ viết tắt
STT

Ký hiệu

Nghĩa đầy đủ


1

BGH

Ban giám hiệu

2

CSVC

Cơ sở vật chất

3

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

4

HS

Học sinh

5

HSCB

Học sinh cá biệt


6

PHHS

Phụ huynh học sinh

7

THPT

Trung học phổ thông
17


2. Hình ảnh hoạt động

18


Học sinh trải nghiệm và làm nghiên cứu khoa học.

19


Học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa của trường

Học sinh tự tổ chức vui chơi, tự khẳng định mình trước cô giáo và tập thể lớp

20



Học sinh tham gia các hoạt động xã hội do trường tổ chức
Cẩm Mỹ, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Đức Thẩm
MỤC LỤC
I. Lý do chọn đề tài ………………………………………………….. Trang 1
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn ……………………………………….. Trang 2
III. Tổ chức thực hiện và các giải pháp ……………………………. Trang 4
IV. Hiệu quả của đề tài ....…………………………………………... Trang 14
V. Đề xuất và khuyến nghị khả năng áp dụng …………………….. Trang 15
VI. Danh mục tài liệu tham khảo …………..………………….…… Trang 16
VII. Phụ lục ………………………………………………………….. Trang 17

21


22



×