Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Google bussiness model

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.08 KB, 34 trang )

Trường đại học kinh tế quốc dân
Khoa quản trị kinh doanh

Bài tập nhóm
Môn: Quản trị kinh doanh 1
Lớp tín chỉ: QTKD 1(219)_ 52
Thời gian học: tiết 5,6,7 thứ 6
Tên nhóm: Nhóm 1
Tên công ty trình bày: Google

Mục lục :


Mục lục : 2
LỜI NÓI ĐẦU

3

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH GOOGLE

4

I.

PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG

4

1.

Các tiêu chí phân khúc khách hàng của Alphabet (Google)(phụ)



4

2.

Các nhóm khách hàng và phân đoạn thị trường

5

II.

MỤC TIÊU GIÁ TRỊ

7

1.

Mục tiêu giá trị

7

2.

Các dịch vụ sản phẩm cung cấp cho khách hàng mục tiêu:

8

III.

CÁC KÊNH TIẾP CẬN CỦA GOOGLE


12

IV.

QUAN HỆ KHÁCH HÀNG

12

1.

Sự tự động hóa

12

2.

Các đội nhóm tận tình dành cho các khách hàng lớn

13

V.

DÒNG DOANH THU

14

1.

Doanh thu từ Quảng cáo và Tìm kiếm


14

2.

Doanh thu từ bán các sản phẩm doanh nghiệp

15

3.

Nguồn doanh thu khác

15

VI.

NGUỒN LỰC CHÍNH

16

1.

Thuật toán và các trung tâm dữ liệu

16

2.

Nguồn lực con người


16

3.

Bằng sáng chế, thương hiệu và Ips

17

VII.

HOẠT ĐỘNG CHÍNH

18

1.

Quản lí và duy trì hệ thống

18

2.

Nghiên cứu và phát triển

18

VIII.

ĐỐI TÁC CHÍNH


18

1.

Các nhà làm nội dung, sản xuất tin tức

19

2.

Liên minh thiết bị cầm tay mở (OHA)

19

3.
Devices).

Các nhà sản xuất phụ tùng gốc OEMs ( dành cho Chrome OS
20

IX.

CƠ CẤU CHÍ PHÍ

21

1.

Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D)


21

2.

Chi phí vận hành các trung tâm dữ liệu ( data center operations ) 21


3.

Chi phí thâu tóm lưu lượng ( traffic acquisition cost )

21

4.
Chi phí bán hàng, tiếp thị (sales & marketing) và chi phí chung và
hành chính ( general & administrative )
22
MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA GOOGLE

22

CHỈ RA YẾU TỐ MẤU CHỐT QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG TRONG MÔ
HÌNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
23
PHÂN TÍCH PHONG CÁCH QUẢN TRỊ CỦA 1 NHÀ QUẢN TRỊ TIÊU BIỂU
CỦA GOOGLE
26

LỜI NÓI ĐẦU


Hội nhập kinh tế toàn cầu là một xu thế tất yếu mà bất kỳ một quốc gia nào
muốn tồn tại và phát triển đều phải chấp nhận và thực hiện. Khi các chính phủ bắt
đầu mở cửa hội nhập nền kinh tế là cơ hội để các công ty, các tập đoàn lớn không
chỉ giới hạn việc sản xuất kinh doanh trong nước mà còn có thể mở rộng thị trường
trên quy mô quốc tế để tìm kiếm cơ hội và gia tăng doanh thu, lợi nhuận. Điển hình
cho công ty đa quốc gia thành công trên thế giới – đặc biệt ở lĩnh vực Công nghệ
thông tin không thể không nhắc đến gã khổng lồ GOOGLE
Google LLC là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ, chuyên về các dịch
vụ và sản phẩm liên quan đến Internet, bao gồm các công nghệ quảng cáo trực
tuyến, công cụ tìm kiếm, điện toán đám mây, phần mềm và phần cứng. Đây được
coi là một trong những công ty công nghệ Big Four, cùng với Amazon, Apple và
Facebook.

Google được thành lập vào năm 1998 bởi Larry Page và Sergey Brin trong khi
họ là nghiên cứu sinh đã có bằng tiến sĩ tại Đại học Stanford ở California. Họ cùng
nhau sở hữu khoảng 14% cổ phần và kiểm soát 56% quyền biểu quyết của cổ đông


thông qua cổ phiếu ưu đãi. Họ đã hợp nhất Google thành một công ty tư nhân vào
ngày 4 tháng 9 năm 1998. Một đợt chào bán công khai lần đầu (IPO) diễn ra vào
ngày 19 tháng 8 năm 2004 và Google chuyển đến trụ sở chính tại Mountain View,
California với tên Googleplex. Vào tháng 8 năm 2015, Google đã công bố kế
hoạch tổ chức lại công ty với tư cách là một tập đoàn có tên là Alphabet Inc.
Google là công ty con hàng đầu của Alphabet và sẽ tiếp tục là công ty ô dù vì lợi
ích Internet của Alphabet. Sundar Pichai được bổ nhiệm làm CEO của Google,
thay thế Larry Page trở thành CEO của Alphabet.

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH GOOGLE


I.

PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG

1. Các tiêu chí phân khúc khách hàng của Alphabet (Google)(phụ)
Loại phân khúc
Địa lý
Nhân khẩu học

Tiêu chí phân khúc
Vùng miền
Mật độ dân số
Tuổi tác
Giới tính
Tình trạng hôn nhân

Nhóm khách hàng mục tiêu
Quy mô toàn cầu
Thành thị và nông thôn
Người có độ tuổi từ 12 tuổi trở lên
Tất cả các giới tính
 Sinh viên, Cử nhân trẻ; người trẻ
độc thân
 Cặp vợ chồng trẻ mới cưới, chưa
có con
 Full Nest I –cặp vợ chồng trẻ có
con nhỏ dưới 6 tuổi
 Full Nest II –cặp vợ chồng trẻ có
con trên 6 tuổi
 Full Nest III –cặp vợ chồng lớn

tuổi có con sống cùng bố mẹ


 Empty Nest I – cặp vợ chồng lớn
tuổi không có con
 Empty Nest II –cặp vợ chồng lớn
tuổi, đã nghỉ hưu và không sống
cùng con
 Người độc thân trong lực lượng
lao động
 Người độc thân đã nghỉ hưu
Nghề nghiệp
Mức độ trung thành

Sinh viên, nhân viên, chuyên gia…
Đặc điểm hành
Nhóm nòng cốt trung kiên
vi
Nhóm người mới sử dụng, chưa hình
thành sự trung thành
Lợi ích tìm kiếm
Luôn cập nhật, tìm kiếm thông tin
mới
Nhân cách, tính cách
Dễ tính, quyết đoán và tham vọng,…
Trạng thái người dùng Người chưa dùng lần nào; người
dùng tiềm năng; người mới dùng lần
đầu và người dùng thường xuyên.
Tâm lý học
Giai tầng

Tầng lớp dưới, tầng lớp lao động,
tầng lớp trung lưu và tầng lớp
thượng lưu
Lối sống
Tham vọng; chủ đạo; lãnh đạo; đấu
tranh…
 Từ bảng trên, có thể thấy Google là mô hình kinh doanh phục vụ đa phân khúc,
không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp hay địa lý vùng miền.

2. Các nhóm khách hàng và phân đoạn thị trường
Với tham vọng là bá chủ thế giới tìm kiếm, Google đã chia người dùng thành nhiều
phân khúc nhỏ để từ đó tìm ra những nhu cầu và hành vi đặc trưng riêng của từng nhóm
để đưa ra những giải pháp phù hợp nhất với họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi nhóm
đều có những nhu cầu và hành vi khác nhau. Đặc biệt với 2 nhóm khách hàng chính yếu
là người dùng tìm kiếm miễn phí và các nhà quảng cáo trả phí- 2 nhóm khách hàng có
phần trái ngược nhau nhưng Google đã khéo léo tận dụng dữ liệu của người dùng để hỗ
trợ phân phối quảng cáo cho các nhà quảng cáo, rồi lấy nguồn doanh thu để xây dựng và
phát triển các công cụ tìm kiếm hỗ trợ người dùng .
Để làm được điều nói trên, ngay từ ban đầu Google đã xây dựng nhiệm vụ thương
hiệu là phục vụ người dùng tìm kiếm thông tin trên Internet. Điều này giúp Google có


một lợi thế cạnh tranh hơn hẳn các đối thủ có chiến lược thương hiệu khác với họ. Phân
tích kết quả nghiên cứu trên, Google nhận ra dù cho các nhóm khách hàng có khác nhau
về nhu cầu và hành vi, tuy nhiên họ đều có điểm chung là cần tìm kiếm thông tin. Chính
vì vậy, Google mạnh dạn chỉ tập trung vào các nhu cầu và hành vi của nhóm khách hàng
chính và thiết kế giao diện người dùng xoay quanh điểm chung đó cũng như loại bỏ tối đa
những điểm không giống nhau giữa các nhóm người dùng. Từ đó hệ thống trở nên tiện lợi
cho người dùng và tạo ra môi trường giúp người dùng thấm nhuần nhiệm vụ thương hiệu
mà Google đặt ra.

a) Nhóm người dùng có nhu cầu tìm kiếm trực tuyến
 Theo số liệu thống kê vào tháng 7/2019, thế giới hiện có 4,333 tỷ người dùng
Internet, chiếm tỷ lệ 56% dân số trên toàn thế giới.
 95% người dùng Internet đều sử dụng các công cụ tìm kiếm.
 Công cụ tìm kiếm là nguồn chính yếu chiếm 80% lưu lượng truy cập đến các
website.
 Hơn 70% khách hàng sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm hiểu và nghiên cứu các
sản phẩm, dịch vụ.
b) Nhóm khách hàng có nhu cầu quảng cáo trực tuyến
Xu hướng người sử dụng Internet ngày càng tăng được xem là cơ hội tuyệt vời để
các cá nhân và doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch quảng cáo trực tuyến như: Google
Adwords, Facebook hay Youtube… để đưa hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm tới các
khách hàng tiềm năng trên thế giới. Trong khi để làm được điều này bằng hình thức
marketing truyền thống (tivi, báo in, đài phát thanh…), doanh nghiệp sẽ phải tiêu tốn một
khoản tiền không nhỏ mà hiệu quả chưa chắc đã đạt được như mong muốn.




Quảng cáo định hướng: Yếu tố quan trọng nhất của quảng cáo tìm kiếm là khả
năng định hướng quảng cáo của bạn đến những khách hàng tiềm năng nhất.
Bên cạnh chức năng định hướng bằng ngôn ngữ và vị trí địa lý giúp bạn quảng
cáo chính xác đến thị trường mà mình nhắm đến, quảng cáo tìm kiếm còn là
hình thức quảng cáo định hướng theo từ khóa. Chiến dịch quảng cáo tìm kiếm
chuyển tải thông điệp của bạn đến chính xác những ai đang có nhu cầu.
Quảng cáo tiết kiệm: Với cách tính theo CPC (Cost-Per-Click), quảng cáo tìm
kiếm hiện là hình thức quảng cáo tiết kiệm nhất với chỉ số ROAS (Chỉ số hiệu
quả của chi phí quảng cáo) cao nhất. Bạn chỉ phải trả tiền cho những khách
hàng tiềm năng nhất, những người đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của
bạn – khi họ đã được kết nối với bạn. Hơn nữa, Google Ads còn cung cấp 2 hệ

thống giảm chi phí là Adwords Discounter và Smart Pricing Adjustment. Hai
hệ thống này sẽ đảm bảo bạn chỉ phải trả số tiền tối thiểu để quảng cáo và duy
trì thứ hạng vị trí mẩu quảng cáo của mình.


Với khả năng tiếp cận khách hàng trên phạm vi toàn cầu, tiếp cận chính xác nhóm
khách hàng tiềm năng theo từng phân khúc đã được xác định trước, quảng cáo trực tuyến
được xem là lựa chọn hoàn hảo để các doanh nghiệp bứt phá về doanh thu và nâng tầm
thương hiệu.
Vì vậy, có thể kết luận Google có 3 nhóm khách hàng chính đó là







II.

Người dùng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Google.
Nhà quảng cáo là nhóm người trả phí để sử dụng các dịch vụ
quảng cáo online hoặc offline của Google để hiển thị thông điệp đến Người
dùng.
Nhóm thứ ba là Google Network Members and Other Content
Providers (thành viên trong mạng hiển thị Google và các nhà sản xuất nội
dung cùng sử dụng Google Adsense)
Ngoài ra còn một phân khúc mở rộng khác có thể bao gồm người
dùng và nhà sản xuất thiết bị di động cùng với những người lập trình viên và
các doanh nghiệp


MỤC TIÊU GIÁ TRỊ

1. Mục tiêu giá trị
Mục tiêu của Google là tạo ra các giá trị cho khách hàng trong việc tìm kiếm thông
tin, quảng cáo thông điệp, xây dựng hệ thống phát triển nền tảng trực tuyến. Các nguyên
tắc tổng quan đó được rút ra từ lời tuyên bố sứ mệnh phát triển quản lý hệ thống thông tin
toàn cầu, mở ra kỷ nguyên thông tin kỹ thuật số để mọi người được kết nối và chia sẻ. Cụ
thể:


Với các khách hàng là người dùng internet, Google sẽ cung cấp những
thông tin sẵn có đáng tin cậy và phù hợp nhất: Để giúp bạn tìm thông tin bạn
cần, Google đã cân nhắc nhiều yếu tố, bao gồm cả các từ bạn dùng trong câu
hỏi, nội dung của trang, tính chuyên môn của nguồn thông tin, cũng như ngôn
ngữ và vị trí của bạn. Để đánh giá liệu mọi người có tiếp tục thấy các kết quả
tìm kiếm có liên quan và đáng tin cậy hay không, Google áp dụng một quy
trình nghiêm ngặt bao gồm các chương trình kiểm tra mở rộng và hàng nghìn
cá nhân trên khắp thế giới tham gia đánh giá chất lượng Tìm kiếm.




Tối đa hóa khả năng tiếp cận thông tin: Sứ mệnh của Google là sắp xếp thông
tin của thế giới, làm cho thông tin trở nên có ích và có thể truy cập được trên
khắp toàn cầu. Đó là lý do mà Google Search (Tìm kiếm) giúp người dùng dễ
dàng khám phá vô vàn các loại thông tin từ nhiều nguồn. Một số thông tin chỉ
đơn thuần là dữ kiện, chẳng hạn như chiều cao của tháp Eiffel… Đối với những
chủ đề phức tạp hơn, Tìm kiếm là một công cụ để khám phá nhiều góc nhìn, từ
đó giúp người dùng hình thành nhận thức về thế giới quan của riêng mình.


 Giúp những người chạy quảng cáo, liên kết quảng cáo tiếp cận với những
người khách hàng của Google theo quảng cáo tìm kiếm, hiển thị: Google
Ads là sản phẩm quảng cáo giúp khách hàng khám phá các sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp thông qua quảng cáo trên Google Tìm kiếm và Google Maps.
Khi mọi người trong khu vực lân cận của doanh nghiệp tìm kiếm sản phẩm
hoặc dịch vụ DN cung cấp, các quảng cáo của DN có thể xuất hiện bên cạnh
kết quả tìm kiếm của họ, cùng với địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại và biểu
tượng quảng cáo để giúp thông điệp của doanh nghiệp nổi bật và dễ dàng kết
nối với nhóm khách hàng tiềm năng.
 Giúp người sáng tạo thành công trong môi trường Internet: Để hỗ trợ một
môi trường web bền vững với nhiều nội dung mới và hữu ích bằng tất cả các
ngôn ngữ trên thế giới, Google giúp người dùng, các nhà xuất bản và các doanh
nghiệp ở mọi quy mô thành công trong môi trường Internet và dễ dàng được
người dùng khác tìm thấy.

2. Các dịch vụ sản phẩm cung cấp cho khách hàng mục tiêu:

II.1. Với người dùng tìm kiếm miễn phí


Google Search: Google Search (Google Tìm kiếm) là dịch vụ cung cấp chính và
quan trọng nhất của công ty Google. Dịch vụ này cho phép người truy cập tìm
kiếm thông tin trên Internet bằng cách sử dung công cụ tìm kiếm Google, bao
gồm các trang web, hình ảnh và nhiều thông tin khác. Để tìm kiếm, người sử
dụng gõ vào ô tìm kiếm một hoặc một vài cụm từ gọi là từ khóa tìm kiếm
(keywords). Dựa trên từ khóa tìm kiếm này, Google Search sẽ thực hiện tìm kiếm
và hiển thị ra kết quả cho người sử dụng. Google Search cũng cho phép người sử
dụng khai báo trang web của họ với máy chủ của google, sau đó các máy chủ này



sẽ sắp xếp thời gian để tạo chỉ mục cho các trang web được khai báo, điều đó
giúp Google xây dựng cơ sở dữ liệu tìm kiếm cho các máy chủ của mình, khi có
người truy cập và thực hiện tìm kiếm, kết quả tìm kiếm sẽ được lấy ra từ đây.


Gmai: Gmail là một dịch vụ email miễn phí hỗ trợ quảng cáo, gửi thư/ tệp và lưu
trữ thông tin do Google phát triển. Người dùng có thể truy cập vào Gmail trên
web hoặc thông qua các ứng dụng dành cho thiết bị di động trên Android và iOS.
Khi khởi động, Gmail có dung lượng lưu trữ ban đầu là 1 GB cho mỗi người
dùng, có dung lượng lớn hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh được cung cấp
vào thời điểm đó. Ngày nay, dịch vụ này đi kèm với 15 GB dung lượng miễn phí.
Người dùng có thể nhận email với dung lượng lên đến 50 MB, bao gồm tệp đính
kèm, trong khi họ có thể gửi email đến 25 MB. Để gửi các tệp lớn hơn, người
dùng có thể chèn tệp từ Google Drive vào thư.



Google+: được hiểu đơn giản nhất đây chính là nền tảng mạng xã hội đã tích
hợp sẵn các yếu tố tương tác xã hội thực tế tại môi trường web. Người dùng sử
dụng Google+ để chia sẻ nội dung truyền thông phương tiện và giao tiếp với mọi
người. Với Google+, Google hy vọng có thể thay đổi hoạt động chia sẻ thông qua
Circles, thúc đẩy chat video qua Hangouts, mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho
người dùng. Những tính năng của Google+:
 Tính năng Circles của Google+ giúp bạn tách biệt danh bạ thành các
nhóm khác nhau, giống hệt những gì bạn làm trong cuộc sống thực
tế. Các nhóm danh bạ có thể là bạn bè ở trường học, bạn bè đồng
nghiệp, hàng xóm, hay người thân gia đình,…. Qua tính năng này có
thể tương tác với người khác, chia sẻ thông tin cá nhân. Đây được
đánh giá là khái niệm mới mẻ bởi Google muốn làm tốt hơn điều
này, hơn cả những gì mang xã hội facebook đã làm được.

 Tính năng Sparks giúp người dùng phát triển những điều họ quan
tâm. Truyện tranh, chụp ảnh, chia sẻ thông tin,… cho đúng đối
tượng họ mong muốn. Từ nền tảng của Google với khả năng tìm
kiếm thông tin hiệu quả mang tới cho người dùng mạng xã hội
Google+ mạnh mẽ và lý tưởng nhất. Tính năng này là một công cụ
tìm kiếm, chia sẻ tìm kiếm hữu ích thông qua một số liên kết đặc
trưng nhằm mang lại hiệu quả cao cho người dùng.
 Tính năng Instant Upload là tính năng mở rộng của Google+. Mỗi
ứng dụng của Google+ cho Android sẽ chụp hình ảnh trên điện thoại
vào thư mục riêng tại nền tảng đám mây. Bạn có thể chia sẻ hình ảnh
này cho những người khác dễ dàng. Để tính năng Instant Upload trên
Google+ phát triển hơn thì ứng dụng dành cho iOS sẽ được phát triển
trong tương lai gần.
 Tính năng Huddles trên Google+ là tính năng chat nhóm. Từ tính
năng này Google muốn tạo ra nhóm trò chuyện để hỗ trợ chat theo


nhóm mà người dùng thiết lập. Nó khá giống với công cụ IM ngày
nay được sử dụng. Google hy vọng thông qua tính năng này mỗi
người sẽ sử dụng Google+ hiệu quả hơn. Khả năng hoạt động tốt,
có thể tương tích với mọi trình duyệt web phổ biến giúp người dùng
dễ dàng tiếp cận.
 Tính năng Hangouts là ý tưởng hay nhất của Google trên Google+.
Qua Hangouts có thể giới thiệu những gì bạn làm, trò chuyện với
mọi người, chat video lên tới 10 người, có khả năng hiển thị nhân vật
đang nói chuyện vào ô hiển thị ở chính giữa,… Tính năng này khá
thú vị, giúp nâng cao tiện ích, hiệu quả sử dụng Google+ lên rất
nhiều.

II.2. Với các nhà quảng cáo; các thành viên mạng Google và các nhà cung

cấp kháccó trả phí



Google AdWords – Mục tiêu quảng cáo với chi phí tiết kiệm (CPC): Google
cung cấp những quảng cáo bằng văn bản có mục đích nhằm tới các đối tượng
khách hàng trên toàn cầu qua Internets bằng dịch vụ có tên AdWords - tự phục vụ
“đấu giá” cho các từ khóa tìm kiếm, nghĩa là từ khóa càng phổ biến thì cái giá nhà
quảng cáo phải trả cho nó càng cao. Tại đây, những nhà quảng cái có thể đăng tải
quảng cáo và tài trợ chi phí cho các đường dẫn trên các trang tìm kiếm của
Google. Hơn nữa, Google Ads còn cung cấp 2 hệ thống giảm chi phí là Adwords
Discounter và Smart Pricing Adjustment. Với cách tính theo CPC (Cost-PerClick), quảng cáo tìm kiếm hiện là hình thức quảng cáo tiết kiệm nhất với chỉ số
ROAS (Chỉ số hiệu quả của chi phí quảng cáo) cao nhất. Bạn chỉ phải trả tiền cho
những khách hàng tiềm năng nhất, những người đang quan tâm đến sản phẩm,
dịch vụ của bạn – khi họ đã được kết nối với bạn.



Google Adsense – Mở rộng các chiến dịch quảng cáo với Adsense: Google đã
thiết kế một dịch vụ thứ 3 cho phép các nhà quảng cáo được hiển thị trên cả
những trang mạng khác không được thiết lập bởi Google – dịch vụ AdSense. Điều
này cho phép bên thứ 3 tiếp nhận một phần doanh thu của Google khi họ hiển thị
các quảng cáo của Google lên trang web của mình. AdSense sẽ tự động phân tích
nội dung của một trang web thành viên và hiển thị các văn bản, hình ảnh cho
khách tham quan. Giải pháp giá trị cho những bên thứ 3 – các bên sở hữu những
trang mạng này, cho phép công ty này có thể gia tăng được doanh thu từ nội dung
của mình. Các thành viên mạng Google sẽ nhận được một phần doanh thu quảng
cáo.



 Hiển thị dịch vụ quảng cáo: Google cung cấp dịch vụ quảng cáo hiển thị thông
qua công nghệ quảng cáo DoubleClick. Doubleclick for Publishers với tính năng
Real Time Bidding (RTB – Đấu giá thời gian thực) giúp cho nhà quảng cáo có thể
tối ưu hóa hiệu quả và ngân sách cho chiến dịch quảng cáo của mình. Quảng cáo
hiển thị bao gồm video, văn bản, hình ảnh và các quảng cáo tương tác khác.
Quảng cáo hiển thị xuất hiện trên các trang web thành viên YouTube, Google
Finance và Google Network.

II.3. Với các doanh nghiệp


Lưu trữ trên web với Google Apps: Google Apps là một bộ ứng dụng của
Google kết hợp nhiều dịch vụ cần thiết để trợ giúp doanh nghiệp. Đây là dịch vụ
được lưu trữ trên máy chủ cho phép doanh nghiệp, trường học và các tổ chức sử
dụng nhiều sản phẩm đa dạng của Google trên một tên miền duy nhất. Bộ trình
ứng dụng Google bao gồm 6 công cụ:
-

Gmail là nền tảng email của Google và cung cấp cho người sử dụng 25GB
lưu trữ

-

Google Calendar là một công cụ quản lý dạng chương trình nghị sự, cho
phép người sử dụng sắp xếp và chia sẻ lịch trực tuyến và được đồng bộ hóa
với thiết bị di động của người sử dụng

-

Google Docs là một nhóm các công cụ giúp người sử dụng tạo mới văn bản,

bảng biểu, đồ thị và các bài thuyết trình

-

Google Groups là các nhóm do người sử dụng tạo ra, cho phép người sử
dụng tạo và quản lý các danh sách thư, chia sẻ nội dụng và tạo các lưu trữ
có thể tìm kiếm được

-

Google Sites là một công cụ chp phép tạo mới các trang web dành cho
mạng nội bộ và các trang được quản lý theo nhóm.

-

Google Video là công cụ chia sẻ video được bảo mật.

II.4. Với những nhà sản xuất thiết bị di động và những người lập trình viên:



Chrome OS: Chrome OS là hệ điều hành đám mây, được Google phát triển, mọi
thao tác sử dụng, truy cập dữ liệu, ứng dụng đều được thực hiện trên môi trường
trình duyệt web. Google tạo nền tảng để giúp những người lập trình tạo ra phần
mềm ứng dụng để kinh doanh với nó trên Android – Chrome. Google đã phát
triển Android - một nền tảng phần mềm di động nguồn mở - có thể được các nhà
sản xuất điện thoại sử dụng để cài đặt trên thiết bị của họ và bởi các nhà phát
triển để tạo ứng dụng cho thiết bị di động. Google cung cấp trình duyệt Chrome



OS để duyệt web và làm việc với một số OEM (Nhà sản xuất thiết bị gốc) để
đưa máy tính chạy Chrome trên hệ điều hành. Google đã phát triển dịch vụ
Search của mình, khai thác vào không gian di động, cố gắng truy cập vào hệ
điều hành và đã xây dựng các dịch vụ cho doanh nghiệp.

III.

IV.

CÁC KÊNH TIẾP CẬN CỦA GOOGLE
 Đội ngũ hỗ trợ và bán hàng toàn cầu: Hiện tại Google có khoảng 114.000
nhân viên trên toàn cầu với một đội ngũ nhân viên hỗ trợ và bán hàng hùng
hậu. Vì vậy, họ luôn có mặt mọi lúc để sẵn sàng trợ giúp và xử lý ngay các
vấn đề của khách hàng về sản phẩm.
 Cách thức bán hàng đa sản phẩm: Google là công ty sở hữu một số lượng
ấn tượng các sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và liên tục đưa ra
những sản phẩm mới với nhiều tiện ích và gia tăng giá trị cho khách hàng,
chẳng hạn như video, dịch vụ mail, calendar (lịch), blog và rất nhiều các
công nghệ tìm kiếm khác trong đó có tin tức (news), công việc (jobs), bản
đồ (maps), nhóm (groups) và bằng sáng chế (patents).
QUAN HỆ KHÁCH HÀNG

Theo khách quan quan hệ khách hàng được xem là quan hệ người bán - người mua phát
triển từ quá trình ra quyết định mua sắm, tiếp tục trong suốt quá trình thoả thuận mua bán
và vận tải cho đến dịch vụ sau bán và đặt lại đơn hàng. Mối quan hệ khách hàng thực sự
là tài sản của doanh nghiệp mặc dù xác định giá trị của nó có thể là công việc khó khăn.
Google có 3 phân khúc khách hàng chính là người dùng trực tuyến (người dùng free)
các nhà quảng cáo, thành viên trong mạng hiển thị Google và các nhà sản xuất nội
dung cùng sử dụng google adsense. Do đó có thể phân tích quan hệ khách hàng của
Google theo 2 mối quan hệ chính là quan hệ với người dùng Free và quan hệ với các

nhà quảng cáo trả phí để từ đó dễ hình dung ra được dòng doanh thu từ các phân khúc
khách hàng.
1. Sự tự động hóa


Hướng đến việc hỗ trợ người dùng trong việc tìm kiếm thông tin một cách tối ưu
nhất, Google xây dựng hệ thống các công cụ tìm kiếm online một cách dễ dàng,nhanh
chóng, đồng thời quảng cáo và những thông tin có nội dung không liên quan sẽ bị loại
hoàn toàn.Bên cạnh đó, mọi công cụ hỗ trợ, tiện ích của Google vẫn miễn phí và rất thân
thiện, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng chúng. Tuy luôn thay đổi và cập nhật
những ứng dụng mới, giao diện mới nhưng Google lại không làm cho khách hàng bị rối
khi sử dụng các ứng dụng mới của mình.
Google có mối quan hệ chặt chẽ với cả khách hàng và nhà quảng cáo, tạo Cộng đồng
người dùng ảo trong đó người dùng có thể tương tác và trao đổi thông tin hoặc dịch
vụ.Tài khoản Google của người dùng cho phép họ có nhiều lợi ích như E-mail, Lịch để tổ
chức, nền tảng xã hội và nhiều hơn nữa.Cụ thể về những chương trình ưu đãi mà Google
cung cấp, rất có lợi cho những người đăng ký Google, đặc biệt là các đối tác là những nhà
quảng cáo, phát triển nội dung:
 Bán hàng và hỗ trợ:
Google tin rằng một cơ sở hạ tầng hỗ trợ và bán hàng mạnh mẽ là rất quan trọng để thành
công hơn. Họ xây dựng mối quan hệ trong thế giới quảng cáo theo nhiều cách khác nhau
như các kênh bán hàng trực tiếp, từ xa và trực tuyến. Công nghệ và tự động hóa được tích
hợp bất cứ nơi nào có thể để nâng cao trải nghiệm của khách hàng và dễ sử dụng và cho
mục đích hiệu quả chi phí.

 Tổ chức hỗ trợ toàn cầu:
Google nỗ lực tập trung các nguồn lực giúp các nhà quảng cáo và thành viên mạng
Google tận dụng tối đa mối quan hệ chặt chẽ với chính Google.

 Tài khoản Google:

Tạo Tài khoản Google là miễn phí và có rất nhiều thứ để cung cấp cho người dùng cuối.
Các sản phẩm miễn phí như G-mail, IGoogle, Google Chrome, Google Maps, Google Site
và nhiều công cụ hữu ích khác..
Có thể nói, với hệ thống các công cụ tìm kiếm online và ứng dụng dành cho người dùng
được tích hợp công nghệ và sự tự động đã đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

2. Các đội nhóm tận tình dành cho các khách hàng lớn
 Nhân viên của Google với tinh thần sẵn sàng phục vụ tối đa mọi lợi ích của khách
hàng. Đồng thời, Larry Page - Serget Brin, hai ông chủ đồng sáng lập Google, đã
thực hiện đúng với châm ngổn của Sam Walton: “Nếu bạn không lắng nghe khách
hàng của mình, chắc chấn sẽ cố đối thủ khác làm điều ấy”. Vì thế, mọi sáng tạo của
Google đều xoay quanh những nhu cầu, lợi ích của khách hàng.


 Google xây dựng mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp bằng cách cung cấp nhiều
dịch vụ sáng tạo không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên web. Google có các
chương trình chứng nhận và hội thảo đào tạo trực tuyến miễn phí và cung cấp rất
nhiều thông tin hữu ích. Thông qua Google Engage, các doanh nghiệp được
khuyến khích học hỏi và trực tiếp hưởng lợi từ kiến thức và thậm chí các chứng từ
tốt cho không gian quảng cáo miễn phí thông qua Google Adwords.
 Các lợi ích và tính năng chính của Google
- Hộp tìm kiếm đơn giản để người dùng có thể nhập tất cả truy vấn của mình
- Câu trả lời được cung cấp gần như ngay lập tức
- Người dùng có thể chọn tìm kiếm các trang web, hình ảnh, tin tức, bản đồ
và nhiều hơn thế nữa
- Google sẽ đưa ra gợi ý cho các cụm từ tìm kiếm thay thế nếu bạn viết sai
một từ hoặc tên.
- Người dùng có thể thực hiện tìm kiếm chỉ ở một địa điểm hoặc trên toàn thế
giới.


V.

DÒNG DOANH THU
Google có nhiều cách tạo doanh thu ngoài những đầu tư tư nhân hoặc việc bán cổ
phiếu. Google hợp tác với các thương nhân và nhà quảng cáo qua các tính năng
như Google Pay, Google Ads, Google AdSense hay Google Analytics,…

1. Doanh thu từ Quảng cáo và Tìm kiếm

 AdWord:
 Khi sử dụng Google để tìm kiếm thông tin,kết quả cho được là một danh
sách các kết quả được tạo bởi thuật toán Google. Thuật toán cố gắng cung
cấp các kết quả phù hợp nhất cho truy vấn của bạn và cùng với các kết quả
này, bạn có thể tìm thấy các trang được đề xuất có liên quan từ một nhà
quảng cáo.
 Tích hợp quảng cáo AdWords chạm vào hầu hết tất cả các thuộc tính web
của Google. Để có được vị trí hàng đầu trong quảng cáo Google, các nhà
quảng cáo phải trả giá cao hơn nhau. Giá thầu cao hơn di chuyển lên danh
sách trong khi giá thầu thấp thậm chí có thể không được hiển thị.
 Các nhà quảng cáo trả tiền cho Google mỗi khi khách truy cập nhấp vào
quảng cáo. Một nhấp chuột có thể có giá trị ở bất cứ đâu từ vài xu đến hơn










50 đô la cho các cụm từ tìm kiếm cạnh tranh cao, bao gồm bảo hiểm, khoản
vay và các dịch vụ tài chính khác.
AdSense Network
 Chương trình Google AdSense cho phép các trang web không phải của
Google kết hợp quảng cáo hiển thị của Google trên các trang của họ.Khi
khách truy cập nhấp vào quảng cáo trên trang web khác mà không phải của
Google nhưng được họ phê duyệt thì,một phần doanh thu được trả cho chủ
sở hữu trang web trong khi Google giữ một phần phí.
AdMob
 Cũng giống như AdSense ngoại trừ nó dành cho các ứng dụng di động.
Youtube
 Hầu hết doanh thu quảng cáo của YouTube đến từ quảng cáo thương hiệu,
trong khi quảng cáo phản hồi trực tiếp đang tăng lên. Quảng cáo phản hồi
trực tiếp dẫn đến bán hàng, tải xuống và các hành động tiêu dùng ngay lập
tức khác.
Google Maps
 Họ cung cấp API cho các tập đoàn lớn như Uber,Grab,Pokemon Go,...Họ sẽ
trả 1 số tiền hàng tháng để bù đắp chi phí sử dụng.
 Hợp tác với các công ty thuê xe taxi như Lyft, nơi những chiếc taxi có sẵn
và giá của chúng có thể được phát hiện trên ứng dụng Google Maps.

2. Doanh thu từ bán các sản phẩm doanh nghiệp

 Android
 Doanh thu từ việc bán bản quyền sử dụng hệ điều hành Android cho các nhà
sản xuất di động như Samsung, Xiaomi, Vismart, …
 Các nhà phát triển (tìm kiểu cách kiếm tiền từ kiến thức của họ
bằng các ứng dụng Android trong một loại mã hóa 2.0)

 Từ các thiết bị sản xuất của Google

 Google sản xuất và bán các sản phẩm bao gồm Pixel, Pixel Slate,
Chromebook, Chromecast, Home và Wifi. Công ty đã tận dụng hình ảnh
thương hiệu hiện có của mình và trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn với
những người chơi khác như Amazon, Apple và Oneplus.


 Các OEM (google có được thỏa thuận IP với các OEM di động,
được trả tiền để kiểm tra và sử dụng máy chủ của họ làm kho lưu
trữ để tải xuống ứng dụng, v.v.)

3. Nguồn doanh thu khác
 Người dùng (xem người tìm kiếm miễn phí, email miễn phí, bản đồ
miễn phí và thanh toán cho một số dịch vụ cao cấp như email bổ
sung và các tính năng của Google Earth, dịch vụ đám mây, dịch vụ
thanh toán).

 Giao dịch thương mại điện tử (google shopping, google shopping
express), …
 Google nổi tiếng là một công ty quảng cáo lớn, nhưng thực tế
doanh thu của Google lại không phải hoàn toàn dựa vào quảng cáo.
Bên cạnh việc quảng cáo, google đang đẩy mạnh phát triển kinh
doanh điện toán đám mây.

4. Số liệu doanh thu
 Trong đợt công bố doanh thu quý VI/2019 , lợi nhuận của
Alphabet trong quý IV/2019 tăng 19% so với cùng kỳ năm 2018,
đạt gần 10,7 tỷ USD, khi doanh thu tăng 17%, lên 46 tỷ USD.
Doanh thu từ dịch vụ điện toán đám mây của Google trong cùng
kỳ đạt 2,6 tỷ USD, tăng 53% so với một năm trước đó, còn
doanh thu từ quảng cáo trên Youtube tăng 31%, đạt 4,7 tỷ USD.

Riêng đối với Youtube, doanh thu từ phí thuê bao và các dịch vụ
không quảng cáo là khoảng 750 triệu USD.
 . Thu nhập trên cổ phiếu (EPS): 15,35 USD so với kì vọng 12,53
USD.
 - Doanh thu: 46,08 tỉ USD so với kì vọng 46,94 tỉ USD, theo
Refinitiv


 - Chi phí mua lại lưu lượng truy cập (TAC): 8,50 tỉ USD so với
ước tính 8,50 tỉ USD của StreetAccount.
 Đây là lần đầu tiên Alphabet công bố doanh thu từ YouTube và
mảng điện toán đám mây. Doanh thu từ quảng cáo YouTube
trong quí IV là 4,72 tỉ USD; trong cả năm là 15,15 tỉ USD.
Doanh thu mảng điện toán đám mây trong năm 2019 là 8,92 tỉ
USD, riêng quí IV đạt 2,61 tỉ USD, cao hơn so với cùng kì năm
trước.
 Tổng doanh thu quảng cáo của Google đạt 37,93 tỉ USD trong
quí IV/2019, tăng so với mức 33,91 tỉ USD quí trước và 32,63 tỉ
USD quí IV năm ngoái. Quảng cáo vẫn chiếm phần lớn doanh
thu của Alphabet.

 Cập nhập doanh thu từ quý 1/2020. Doanh thu google sau dịch
Covid19 vẫn “tăng nhẹ” 13% hiện đã đạt tới 41,2 tỷ USD dựa
trên việc sử dụng các dịch vụ Google Search, YouTube và nền
tảng đám mây của Google.. Về Android, người dùng dành nhiều
thời gian sử dụng các ứng dụng hơn và số lượng người tải các
ứng dụng trên Google Play Store cũng tăng 30% so với tháng 2.
Hiện, Google đang có tới 2,5 tỷ người dùng các thiết bị có tích
hợp Google Play.
 “Về các công cụ, thiết bị học tập và làm việc, nhu cầu sử dụng

Chromebook tăng 400% so với năm ngoái. Công cụ giáo dục
trực tuyến Classroom của Google ghi nhận số người dùng cao kỷ
lục đạt 400% so với năm ngoái. Sự tăng trưởng này đã giúp cho
Google trụ vững trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát
mạnh, doanh thu của Google vẫn tăng 13% đạt 41,2 tỉ USD trong
quý 1”


VI.

NGUỒN LỰC CHÍNH

1. Thuật toán và các trung tâm dữ liệu
 Tài nguyên quan trọng cho phép Google vượt trội so với các đối thủ ban đầu của
mình như một công cụ tìm kiếm là PageRank khéo léo nhưng tương đối đơn giản,
từ đó nền tảng Google đã phát triển để chứa nhiều thuật toán cực kỳ tinh vi cho
phép nó hoạt động như một tìm kiếm tốt hơn và một nền tảng quảng cáo tốt hơn
so với các đối thủ của nó.
 Trung tâm xử lý dữ liệu của Google phải xử lý trung bình 40 triệu lượt tìm kiếm
mỗi giây hay 3,5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày . Google có tổng cộng 15 trung tâm
dữ liệu khổng lồ trên toàn cầu, trong đó có 8 đặt tại Mỹ, một ở Nam Mỹ, 4 tại
châu Âu và hai ở châu Á là Đài Loan và Singapore. Vì vậy mà các trung tâm dữ
liệu này là một trong những trung tâm lớn nhất trên thế giới và là một nguồn tài
nguyên quan trọng vô cùng cần thiết cho hoạt động hàng ngày của Google.
2. Nguồn lực con người
 Một trong những nguồn lực quan trọng đã đưa Google đến vị thế ngày hôm nay
chính là đội ngũ nhân viên nhiệt huyết và xuất sắc. Đã là một nhân viên của
Google, họ cần đáp ứng được 5 đặc điểm sau:
 Khả năng nhận thức: Không phải chỉ là sự thông minh, nhận thức còn bao
gồm cả khả năng học hỏi, khả năng xử lý tình huống và khả năng tổng hợp, sắp

xếp và phân tích thông tin dữ liệu. Đây đều là những kĩ năng cần thiết với bất
kỳ nhân viên nào để làm tốt công việc được giao.


 Khả năng lãnh đạo: Làm nhân viên không có nghĩa là chỉ cần an phận thủ
thường là được, nhân viên cũng cần có tố chất lãnh đạo để điều hành một nhóm
nhỏ. Theo Bock, “Lãnh đạo truyền thống là, bạn có từng làm chủ tịch câu lạc
bộ cờ tướng? Bạn từng là phó tổng giám đốc tiếp thị? Bạn thăng tiến nhanh nhờ
đâu? Chúng tôi không quan tâm mấy chuyện đó. Điều chúng tôi quan tâm là,
khi phải đối diện với một vấn đề và bạn là thành viên trong một nhóm, vào thời
điểm thích hợp, bạn có nhảy ra và dẫn dắt hay không? Và cũng quan trọng
không kém, bạn có biết lùi lại, ngưng dẫn dắt, và để người khác lãnh đạo
không? Bởi vì để làm một nhà lãnh đạo hữu hiệu trong môi trường này, quan
trọng là bạn phải biết từ bỏ quyền lực”.
 Tinh thần trách nhiệm trong công việc: Một nhân viên giỏi không phải người
làm giỏi công việc nào đó, mà là người luôn hoàn thành tất cả công việc được
giao với hiệu quả tốt nhất, thậm chí là xuất sắc. Khi tuyển dụng hãy đặc biệt
chú ý đến điều này, vì dù giỏi đến đâu nhưng nếu nhân viên ấy lười biếng cũng
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình công việc của bạn.
 Khiêm tốn: Trong tập thể cần sự đồng lòng, không cần một cá nhân có cái tôi
quá lớn hay sự tự tin thái quá đến mức tự kiêu. Làm việc cùng mọi người thì
nhân viên đó phải biết lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác, tự phân tích
rồi chỉnh sửa cho hợp lý.
 Kiến thức chuyên môn: Dĩ nhiên, Google không tuyển những kẻ nhiệt tình
nhưng vô dụng, cũng như doanh nghiệp của bạn thôi, thế nên yếu tố kiến thức
chuyên ngành là không thể thiếu. Bạn có thể kiểm tra năng lực của ứng viên
thông qua phỏng vấn hoặc qua một số bài test kĩ năng cơ bản.

3. Bằng sáng chế, thương hiệu và IPs
 IPs và các tài nguyên khác như bằng sáng chế,giấy phép tài liệu cũng là những

nguồn lực quan trọng giúp phát triển Google

VII. HOẠT ĐỘNG CHÍNH
1. Quản lí và duy trì hệ thống


 Xây dựng và củng cố hệ thống tìm kiếm.
 Cung cấp thông tin sẵn có đáng tin cậy và phù hợp nhất
 Tối đa hóa khả năng tiếp cận thông tin
 Bảo vệ quyền riêng tư của người dùng
 Giúp người sáng tạo thành công trong môi trường Internet
 Trình bày thông tin theo cách hữu ích nhất
 Quản lí 3 dịch vụ quảng cáo chính: DoubleClick, AdSense và AdWords.
 Quản lý sự vận hành của dịch vụ
 Sửa các lỗi xảy ra

2. Nghiên cứu và phát triển
Google đầu tư rất nhiều cho bộ phận R&D để phát triển các sản phẩm mới và đây là
hoạt động tạo nên nhiều khác biệt giữa Google với các đối thủ của mình, đưa Google trở
thành một trong các công ty sáng tạo nhất thế giới.Các hoạt động chính của R&D là :

 Mở rộng hoạt động của các trụ sở tại các nước
 Phát triển nền tảng/ mạng để việc tìm kiếm thông tin cũng như các dịch vụ trực
tuyến khác nhanh hơn và tốt hơn.
 Goolge vận hành một hệ thống trung tâm dữ liệu với tổng số máy chủ ước tính
lên tới khoảng 1 triệu máy, một con số khổng lồ.
 Liên tục cải tiến , cập nhập và tối ưu các sản phẩm của mình để đem đến cho
người dùng trải nghiệm tốt nhất.
 Tiếp tục nghiên cứu và cải tạo các dự án công nghệ.
 Cải tiến, cập nhập hệ điều hành Android giúp cải thiện trải nghiệm của người

dùng trên các thiết bị thông minh
 Hợp tác với các OEM để phát triển công nghệ xe tự hành.
 Hợp tác với các nhà mạng di động và các công ty sản xuất thiết bị thông minh
để phát triển trợ lí ảo Google Assistant.

VIII.

ĐỐI TÁC CHÍNH

Hoạt động kinh doanh của Google xoay quanh quảng cáo tìm kiếm và các hoạt
động khác như Google Services và hệ điều hành Android. Với nguồn lợi nhuận khổng lồ
thu từ các hoạt động kinh doanh trên, Google có những chính sách đồng hành và hợp tác
cùng các đối tác quan trọng. Các đối tác ở đây, không ai khác chính là các nhà làm nội
dung, sản xuất tin tức, liên minh thiết bị cầm tay mở (OHA) và các OEMs ( dành cho
Chrome OS Devices).
1. Các nhà làm nội dung, sản xuất tin tức


Google cần các nhà xuất bản để duy trì lượng người tìm đến công cụ tìm kiếm của
mình, và các vị trí quảng cáo của các nhà xuất bản thúc đẩy việc kinh doanh quảng cáo
hiển thị của công ty này. Để khích lệ và hỗ trợ những người đang hoạt động trong các lĩnh
vực này , Google đã đưa ra cách công cụ tiện ích như
 Tháng 2-2010: Doubleclick for Publishers (DFP) để giúp các nhà xuất bản
trực tuyến bán vị trí quảng cáo.
 Tháng 6-2015: News Lab, một website gồm các công cụ và nguồn đào tạo
cho các nhà báo
 Tháng 2-2016: Accelerated Mobile Pages (AMP) , một sáng kiến nguồn mở
để đẩy nhanh tốc độ của các trang mobile web.
 Tháng 4-2016: Digital News Initiative , một sang kiến tin tức với các nhà
xuất bản tin tức Châu Âu , trong đó có Die Zeit, Guadian và La Stampa. Nỗ

lực này bao gồm việc thành lập một nhóm chuyên viên và tài trợ cho các dự
án nghiên cứu của các cơ quan báo chí.

Những nỗ lực như vậy được thực hiện vì Google đã dành nhiều thời gian hơn để lắng
nghe các nhà xuất bản. Google nhận ra rằng quy mô của công ty và việc họ có đầy đủ các
loại sản phẩm có thể thu hút một số lượng khổng lồ người tìm kiếm thông tin sử dụng
dịch vụ của họ và tất nhiên, tìm kiếm luôn những quảng cảo của các đối tác Google. Bên
cạnh đó, thông qua các trang tin tức, nội dung, Google có thể thu thập rất nhiều thông tin
về người dùng. Những thông tin giá trị này giúp công ty con của Alphabet đưa quảng cáo
tiếp cận đúng với đối tượng hơn, tất nhiên cho họ nhiều doanh thu hơn. Từ đây, ta thấy
mối quan hệ mật thiết giữa Google và các nhà làm nội dung, xuất bản tin tức, một mối
quan hệ đôi bên cùng có lợi.

2. Liên minh thiết bị cầm tay mở (OHA)
Liên minh thiết bị cầm tay mở (OHA), được thành lập vào ngày 5 tháng 11 năm
2007, dẫn đầu bởi Google và 34 thành viên, là một hiệp hội để phát triển những tiêu
chuẩn mở cho các thiết bị di động . Cùng thời điểm ra mắt với liên minh, . Android - hệ
điều hành dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn
hình cảm ứng – là sản phẩm công nghệ của Google, chính là phần mềm đầu tàu của liên
minh sẽ đối đầu với các nền tảng di động khác từ Apple, Microsoft, Nokia (Symbian), HP
(trước kia là Palm), đã trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới.
Android chiếm 87,7% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào thời điểm quý


2 năm 2017 với tổng cộng 2 tỷ thiết bị đã được kích hoạt và 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi
ngày, đồng thời xuất hiện trên TV, máy chơi game và các thiết bị điện tử khác.

Thành công từ việc kinh doanh với OHA phát triển Android đem lại nguồn lợi nhuận đáng
kể cho Google. Nhưng ở một tầm xa hơn, Android là một bức tường phòng thủ của gã
khổng lồ tìm kiếm, một công cụ không phải bị thúc đẩy chủ yếu bởi doanh thu và lợi

nhuận. Hơn hết, Android chính là vật cản lớn nhất của Apple trong việc thống lĩnh thị
trường di động. Tất cả những gì Google kỳ vọng là hãng sẽ cung cấp các công cụ để tạo ra
một hệ điều hành mở cạnh tranh lại với một nền tảng iOS đóng của Apple. Đặc biệt, thị
phần tìm kiếm di động của Google hiện đã lớn hơn thị phần tìm kiếm trên máy bàn truyền
thống. Với Google, càng có nhiều người dùng Android để lướt web, hãng càng có nhiều
cơ hội để bành trướng thị phần tìm kiếm trên thiết bị di động mà không phải phụ thuộc
quá nhiều vào iPhone hay các iDevice khác.

Việc liên minh thiết bị cầm tay mở (OHA) sử dụng hệ điều hành Android không chỉ đem
lại lợi nhuận cho Google mà quan trọng hơn, giúp công ty chiếm thị phần tìm kiếm rất lớn
trên các thiết bị di động.

3. Các nhà sản xuất phụ tùng gốc OEMs ( dành cho Chrome OS Devices).
Google đầu tư ngày càng nhiều vào mảng Nghiên cứu và phát triển (R&D), cho phép
họ tạo ra các sản phẩm của tương lai như Google Assistant (công nghệ AI) hay các sản
phẩm ô tô tự lái. Vì vậy, để thúc đẩy quá trình nghiên cứu và phát triển, Google đã và
đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác OEM.
Đầu tiên , với sản phấm AI Google Assistant của mình, công ty đã phối hợp với các
OEM đối tác như LG, Sony hay Xiaomi để tạo ra những lệnh chuyên biệt trên thiết bị
cho Assistant, giúp trợ lí ảo giọng nói của Google tích hợp sâu hơn vào các nền tảng
trên các thiết bị thông minh. Điều đó có nghĩa là Google Assistant sẽ được nhúng sâu
hơn vào cơ sở hạ tầng dịch vụ và phần cứng cốt lõi, tạo lợi thế cạnh tranh với các trợ
lý giọng nói khác thay thế.

Tiếp theo , Google đầu tư mạnh mẽ vào ô tô tự lái, một mảnh đất màu mỡ của công
nghệ tương lai mà không ông lớn công nghệ nào có thể bỏ qua. Cạnh tranh với các đối
thủ trên đường đua xe công nghệ tương lai như Amazong, Tesla, Google hợp tác với
các công ty công nhệ khác để phát triển các thành phần cho chiếc xe tương lai :



 Continental AG, Robert Bosch, ZF and LG Electronics để phát triển và hoàn
thiện hệ thống tự động lái xe
 Nvidia Corp, một công ty sản xuất chip cơt thung lung Silicon để sản xuất
các vi xử lí cho chiếc xe nguyên mẫu.
 Continental và Bosch để thiết kế phanh, lốp, bộ điều chỉnh toàn than và các
thiết bị điện bên trong.

Sự hợp tác với các nhà sản xuất phụ tùng gốc OEMs là một bước đi quan trong để
Google tiếp tục nghiên cứu, phát triển và sản xuất ra các sản phẩm công nghệ cao,
giúp công ty cạnh tranh với các công ty công nghệ đối thủ.
IX.

CƠ CẤU CHÍ PHÍ

1. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D)
 Google chi trả cho nhân sự để phát triển và nghiên cứu hệ thống tìm kiếm,
nền tảng, hệ điều hành và các sản phẩm công nghệ mới
 Chi trả cho các đối tác cùng phát triển các công nghệ mới như xe tự hành,
trí tuệ nhân tạo…

2. Chi phí vận hành các trung tâm dữ liệu ( data center operations )
 Chi phí phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt
trời, năng lượng gió cho các cơ sở hạ tầng dữ liệu

3. Chi phí thâu tóm lưu lượng ( traffic acquisition cost )

 Chi phí mua lại lưu lượng truy cập là các khoản thanh toán được thực hiện
cho các chi nhánh và công ty trực tuyến của các công ty tìm kiếm internet.
Việc thanh toán được thực hiện để hướng lưu lượng truy cập đến trang web
của họ.

 TAC là một nguồn chi tiêu lớn cho các công ty tìm kiếm trực tuyến như
Google
 Google sẽ phải tiếp tục chú ý đến xu hướng TAC của mình vì nó có thể ảnh
hưởng lớn đến biên lợi nhuận chung


 Hai yếu tố ảnh hưởng đến chi phí mua lại lưu lượng truy cập của Google
bao gồm các động thái quy định mới và phí di động.
Bằng cách chi tiền để tăng lưu lượng truy cập trên các trang của nó, các trang web
có thể tăng khả năng kiếm tiền của các trang web đó. Đối với mỗi khách truy cập trang
web có một trang web kiếm tiền, có khả năng khách truy cập có thể chuyển đổi thành
nguồn doanh thu cho công ty. Nói một cách đơn giản, thường thì một công ty phải chi tiền
để kiếm tiền, và đó là trường hợp với chi phí mua lại lưu lượng truy cập và tăng số lượng
khách truy cập của trang web.

4. Chi phí bán hàng, tiếp thị (sales & marketing) và chi phí chung và hành
chính ( general & administrative )
 G&A bao gồm các chi phí không bán hàng như chi phí chung, lương quản
lý, phí kế toán và các chi phí khác được sử dụng để điều hành doanh nghiệp.
 S&M bao gồm tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi, hiển thị cửa sổ, chi phí giao
hàng và bất kỳ chi phí nào khác liên quan trực tiếp đến việc bán hàng như
lương nhân viên bán hàng.

MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA GOOGLE


CHỈ RA YẾU TỐ MẤU CHỐT QUYẾT ĐỊNH
THÀNH CÔNG TRONG MÔ HÌNH KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
Mô hình kinh doanh là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của các

công ty bởi nó mở ra cho doanh nghiệp những giá trị dài hạn bền vững.
Trong mô hình kinh doanh, tùy thuộc vào ngành nghề và định hướng của doanh
nghiệp, sẽ có một yếu tố then chốt quyết định thành công của cả mô hình.Ví dụ, thành tố
quan trọng nhất trong mô hình kinh doanh Coca-Cola là chiến lược phân phối. Còn đối


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×