Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xây dựng và phát triển điểm kết nối cung cầu công nghệ tại Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.34 KB, 4 trang )

Xây dựng và phát triển

điểm kết nối cung cầu công nghệ tại Gia Lai
ThS. LÊ MINH HẢI
PGĐ Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Gia Lai
1. Những tiền đề cho
việc xây dựng điểm kết nối
cung - cầu công nghệ
Trong thời gian qua, để
thúc đẩy thị trường KH&CN,
Bộ KH&CN đã nỗ lực và hoàn
thiện cơ bản môi trường pháp
lý cho thị trường KH&CN và
đẩy mạnh việc xây dựng các
định chế trung gian. Nhà nước
đã ban hành nhiều chính sách
(Luật KH&CN, Luật Chuyển
giao công nghệ, Luật Sở hữu
trí tuệ, Luật Công nghệ cao...
) và cho triển khai các Đề án,
Chương trình Quốc gia về
KH&CN (Chương trình quốc
gia phát triển công nghệ cao
đến năm 2020; Chương trình
đổi mới công nghệ quốc gia
đến năm 2020; Chương trình
phát triển thị trường KH&CN
đến năm 2020) nhằm hỗ trợ
các hoạt động KH&CN theo
cơ chế thị trường; thúc đẩy
cung - cầu công nghệ; khuyến


khích các hoạt động tư vấn,
ứng dụng, đổi mới và chuyển
giao công nghệ.
Đồng thời, Bộ KH&CN đã

Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã
triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu cung - cầu công
nghệ nhằm tạo đà và thúc đẩy công nghệ đến được
với doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả;
đưa hoạt động chuyển giao công nghệ có hiệu quả,
thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững thị trường
khoa học và công nghệ (KH & CN) ở Việt Nam.

có chủ trương xây dựng các
điểm kết nối cung - cầu công
nghệ trên toàn quốc, lấy đầu
mối là Điểm kết nối cung - cầu
công nghệ toàn cầu được đặt
tại Viện Cơ điện Nông nghiệp
và Công nghệ sau thu hoạch
(số 60 Trung Kính, Hà Nội).
Tại Hội nghị “Phát triển thị
trường khoa học và công nghệ”
do Bộ khoa học và Công nghệ
tổ chức tháng 11/2016, ông
Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục
Ứng dụng và Phát triển công
nghệ cho biết: Mô hình tổ
chức hoạt động kết nối cung
- cầu công nghệ của Việt Nam

được tiếp thu và kế thừa theo
các mô hình hoạt động của các
nước phát triển như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Mỹ... Tuy nhiên, các
mô hình đã được nghiên cứu

và điều chỉnh để phù hợp với
hoàn cảnh của Việt Nam, trong
đó tập trung vào điều tra và
khảo sát để nắm bắt những
nhu cầu đổi mới công nghệ
dưới các hình thức điều tra
trực tiếp hoặc gián tiếp. Đối
với các nước phát triển, việc
thống kê các nhu cầu này khá
dễ dàng thông qua hệ thống
cơ sở dữ liệu quốc gia. Các
doanh nghiệp cũng tự giác
thông tin về nhu cầu công
nghệ tới các tổ chức của quốc
gia. Tại Việt Nam, hệ thống
thống kê này còn chưa phát
triển. Các doanh nghiệp Việt
Nam còn chưa tin tưởng và
tự động khai báo. Vì vậy, phải
điều chỉnh hình thức điều tra
khảo sát cho phù hợp với thực
tế tại Việt Nam.

35

SỐ 01 NĂM 2019

KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ


TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

36

KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ
Cũng tại Hội nghị này,
ông Phạm Đức Nghiệm, Phó
Cục trưởng Cục Phát triển
thị trường và doanh nghiệp
KH&CN (Bộ KH&CN) thông tin
thêm: Cả nước hiện có 8 sàn
giao dịch công nghệ, 63 trung
tâm ứng dụng và phát triển
công nghệ ở 63 tỉnh, thành
phố, 43 vườn ươm công nghệ
và doanh nghiệp KH&CN. Tính
đến hết năm 2015, cả nước có
khoảng 2.800 doanh nghiệp
KH&CN nhưng mới có  204
doanh nghiệp được cấp giấy
chứng nhận doanh nghiệp
KH&CN, 23 doanh nghiệp
công nghệ cao, 400 doanh
nghiệp đang hoạt động tại các
khu công nghệ cao. Thông qua

các sàn giao dịch công nghệ,
trong giai đoạn 2011-2015,
có khoảng 500 hợp đồng và
biên bản ghi nhớ được ký kết
và thực hiện với giá trị 600 tỷ
đồng. Thông qua chợ thiết
bị và công nghệ, trình diễn
kết nối cung - cầu công nghệ
đã có hơn 2.000 hợp đồng và
biên bản ghi nhớ được ký kết
với tổng giá trị giao dịch hơn
3.400 tỷ đồng. Tổng giá trị
giao dịch công nghệ giai đoạn
2011 - 2015 đạt hơn 13.700 tỷ
đồng, tăng 3 lần so với giai
đoạn 2006 - 2010. Các sự kiện
chợ công nghệ, thiết bị, kết
nối cung - cầu công nghệ,
ngày hội khởi nghiệp công
nghệ cũng tạo hiệu ứng tích
cực đối với thị trường KH&CN
trong nước [5].
Giai đoạn 2016-2018, Cục
Ứng dụng và Phát triển công

nghệ đã phối hợp chặt chẽ với
nhiều đơn vị như Đại học Quốc
gia Hà Nội, Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm
KH&CN Việt Nam, Sở KH&CN

các tỉnh, thành phố lớn. Các
đầu mối này đã cung cấp
thông tin của trên 200 nguồn
cung công nghệ, 500 chuyên
gia công nghệ để cập nhật cơ
sở dữ liệu.
2. Đặc trưng của mô
hình điểm kết nối cung - cầu
công nghệ
Điểm kết nối cung - cầu
công nghệ toàn cầu bao gồm
các nội dung hoạt động cơ
bản như: Tư vấn công nghệ,
kết nối đầu tư tài chính - công
nghệ, tư vấn cải tiến kỹ thuật
với sự tham gia của các chuyên
gia tư vấn trực tuyến; tổ chức
các khóa đào tạo về kỹ năng
đàm phán chuyển giao, mua
bán công nghệ; kỹ năng quản
lý công nghệ trong doanh
nghiệp; hình thành mạng lưới
các điều phối viên về chuyển
giao công nghệ; xây dựng dữ
liệu công nghệ, chuyên gia
công nghệ; tổ chức các buổi
giới thiệu công nghệ, hội thảo
khoa học và theo nhu cầu của
doanh nghiệp.
Đây là địa điểm mở khu

trưng bày các sản phẩm KHCN
cùng các hoạt động ứng dụng,
chuyển giao đổi mới công
nghệ trong các ngành; tạo
điều kiện cho các nhà khoa
học, các tổ chức KHCN giới
thiệu chuyển giao, thương mại
hóa kết quả, sản phẩm KHCN

phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Nơi đây là điểm liên kết các
Viện-Trường với doanh nghiệp
(DN) và các Trung tâm ứng
dụng tiến bộ KH&CN trong
vùng, nhằm phát huy lợi thế
trong phát triển thị trường
KHCN của vùng và cả nước.
Mạng lưới điểm kết nối cungcầu công nghệ là một trong
những định hướng nhằm triển
khai Luật Chuyển giao công
nghệ năm 2017. Đến nay các
điểm trong mạng lưới đã thực
hiện lượt tư vấn, tọa đàm kết
nối với 19 biên bản, hợp đồng
chuyển giao công nghệ cho
DN được ký kết
Từ kết quả hoạt động của
các Điểm kết nối cung - cầu
công nghệ tại các vùng trọng
điểm sẽ tạo tính lan tỏa và kết

nối cao của hệ thống hạ tầng
phục vụ cho hoạt động ứng
dụng, chuyển giao và đổi mới
công nghệ; đưa nhanh ứng
dụng tiến bộ KH&CN vào thực
tiễn cuộc sống để góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Đến tháng 6/2017, Điểm
kết nối cung - cầu công nghệ
khu vực Bắc Trung bộ được
đặt tại Trung tâm Ứng dụng
tiến bộ KH&CN tỉnh Nghệ An
chính thức đi vào hoạt động
nhằm đáp ứng nhu cầu của
các doanh nghiệp trong tỉnh
và vùng Bắc Trung bộ. Bước
đầu, điểm kết nối cung cầu
công nghệ tại Nghệ An đã
trang bị phương tiện làm
việc phục vụ tư vấn được kết


nối với hệ thống internet tốc
độ cao để thực hiện tư vấn
trực tuyến; trang bị hệ thống
phần mềm cơ sở dữ liệu công
nghệ với hơn 1.785 công nghệ
thuộc 18 lĩnh vực; kết nối đội
ngũ chuyên gia tư vấn với hơn

400 chuyên gia trong và ngoài
nước và hơn 50 sản phẩm
KH&CN.
3. Các hoạt động kết nối
cung - cầu tại Tây Nguyên và
Gia Lai
Nghị quyết số 11-NQ/TW,
Hội nghị lần thứ 5 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam khóa XII,
về “Hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa” đã đề ra nhiệm
vụ và các giải pháp chủ yếu
trong đó chỉ rõ: “Đổi mới, phát
triển mạnh mẽ và đồng bộ thị
trường khoa học - công nghệ.
Tăng cường bảo hộ và thực thi
quyền sở hữu trí tuệ. Có chính
sách hỗ trợ, khuyến khích
các tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp đầu tư nghiên cứu,
phát triển, chuyển giao công
nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa
học - công nghệ vào sản xuất
kinh doanh; xác định doanh
nghiệp là lực lượng quan
trọng trong phát triển và ứng
dụng khoa học - công nghệ;
tập trung nâng cao năng lực

hấp thụ công nghệ của doanh
nghiệp. Hoàn thiện chính
sách nhập khẩu công nghệ;
đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu
ứng dụng, nâng cao trình độ
thiết kế, chế tạo trong nước.

Tiếp tục phát triển mạnh các
khu công nghiệp, khu công
nghệ cao. Hình thành cơ sở
dữ liệu quốc gia về công nghệ,
chuyên gia công nghệ. Phát
triển các dịch vụ tư vấn, thẩm
định, môi giới, định giá sản
phẩm khoa học và công nghệ”.
Thời gian qua, Bộ KH&CN
cũng đã triển khai nhiều hoạt
động, sự kiện kết nối cung
cầu, tư vấn trực tiếp về công
nghệ, kỹ thuật cho doanh
nghiệp. Điển hình như hoạt
động kết nối cung - cầu công
nghệ ( TechDemo) thường
niên (bắt đầu từ năm 2011)
nhằm kết nối, thúc đẩy ứng
dụng, chuyển giao và đổi mới
công nghệ cho các doanh
nghiệp tổ chức tại các địa
phương đã lựa chọn được
hơn 570 công nghệ, thiết bị,

kết quả và sản phẩm KH&CN
mới của hơn 300 tổ chức, cá
nhân và doanh nghiệp trong
và ngoài nước đưa vào trưng
bày, giới thiệu, công bố, trình
diễn tại các kỳ tổ chức sự
kiện. TechDemo đã tổ chức
28 hội thảo, tọa đàm chuyên
đề chuyên sâu trong nước và
quốc tế nhằm giới thiệu các
công nghệ mới, xúc tiến kết
nối chuyển giao công nghệ
cho gần 2.000 doanh nhiệp,
tổ chức, cá nhân trên địa bàn
các tỉnh, thành phố. Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp có nhu
cầu cải tiến công nghệ, thay
đổi quy trình sản xuất, thay
đổi sản phẩm hoặc đổi mới
một phần các công nghệ sẵn
có... đã được tư vấn kỹ thuật

của trên 130 chuyên gia công
nghệ trong và ngoài nước.
Đây là cơ sở để thời gian
tới Bộ KH&CN, các Sở KH&CN,
tiếp tục triển khai các biện
pháp phát triển các tổ chức
trung gian truyền thống hỗ trợ
hoạt động chuyển giao công

nghệ. Tích cực tuyên truyền,
gia tăng hoạt động giao quyền
sở hữu, quyền sử dụng các
kết quả nghiên cứu sử dụng
ngân sách nhà nước để thúc
đẩy thương mại hóa, đưa công
nghệ, sản phẩm công nghệ
vào thực tiễn.
Tuy nhiên, công tác phát
triển thị trường KH&CN hiện
còn gặp nhiều khó khăn. Mối
liên kết giữa nghiên cứu với
thị trường, giữa khoa học với
doanh nghiệp còn yếu. Vai trò
của các tổ chức trung gian,
đặc biệt là các tổ chức có chức
năng xúc tiến, định giá công
nghệ chưa thể hiện được chức
năng kết nối cung cầu, tư vấn
chuyển giao công nghệ, còn
mờ nhạt, chưa khẳng định
được vai trò kết nối. Nhu cầu
về công nghệ của các doanh
nghiệp chưa được thể hiện rõ
nét. Các sàn giao dịch công
nghệ và thiết bị chưa thể hiện
vai trò đầu tàu trong hệ thống
các tổ chức trung gian...
Về đầu tư trong lĩnh vực
Khoa học và Công nghệ: Trong

năm 2018, UBND tỉnh Gia Lai
đã đầu tư hơn 44,13 tỷ đồng
từ ngân sách cho hoạt động
khoa học và công nghệ, trong
đó chi phí quản lý nhà nước

37
SỐ 01 NĂM 2019

KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ


TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

38

KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ
3,1 tỷ đồng, sự nghiệp khoa
học hơn 20,5 tỷ đồng, chi phát
triển tiềm lực khoa học và
công nghệ 20,5 tỷ đồng. Trên
địa bàn tỉnh hiện có 51 đơn vị
hoạt động trong lĩnh vực khoa
học, công nghệ, 20 phòng
kiểm định chất lượng nước,
cao su, phân bón, đo lường,
thí nghiệm đất... với nhiều
trang thiết bị tương đối hiện
đại đáp ứng yêu cầu nghiên
cứu, đào tạo, quản lý khoa học,

công nghệ trên địa bàn. Toàn
tỉnh hiện có 04 doanh nghiệp
được cấp giấy chứng nhận là
doanh nghiệp khoa học và
công nghệ. Năm 2018, đã thực
hiện 30 nhiệm vụ, trong đó có
16 đề tài, dự án cấp tỉnh và 14
đề tài cấp cơ sở.
Bên cạnh đó, để công tác
khoa học công nghệ được
triển khai có hiệu quả, UBND
tỉnh Gia Lai đề nghị Bộ Khoa
học và Công nghệ, các Bộ,
ngành Trung ương hỗ trợ cho
tỉnh thực hiện dự án đẩy mạnh
phát triển thị trường khoa học
và công nghệ, phát triển tài
sản trí tuệ của địa phương đến
năm 2020; quan tâm đào tạo,
khuyến khích phát huy nội lực
và thu hút chuyên gia giỏi về
công nghệ cao cho tỉnh; tiếp
tục quan tâm, tạo điều kiện
và phân bổ kinh phí sự nghiệp
khoa học và công nghệ hàng
năm có sự ưu tiên các tỉnh
miền núi, khó khăn như Gia
Lai, Kon Tum, Đăk Nông; hỗ
trợ tỉnh định hướng phát triển
khoa học và công nghệ phù

hợp với nhu cầu địa phương

và xu hướng phát triển của
đất nước.

ứng dụng và phát triển công
nghệ - Bộ KH&CN.

Với những điều kiện trên,
việc xây dựng Điểm kết nối
cung - cầu công nghệ tại tỉnh
Gia Lai là rất phù hợp.

Thông qua các thông
tin truyền thông đại chúng,
cổng thông tin điện tử, các
Hội nghị, Hội thảo và các tờ
rơi quảng bá giới thiệu về
Điểm kết nối cung - cầu công
nghệ sẽ giúp cho nhiều doanh
nghiệp được tiếp cận với các
chuyên gia về công nghệ, tư
vấn các công nghệ phù hợp
với doanh nghiệp, giúp cho
các tổ chức KH&CN chuyển
giao được các công nghệ là
kết quả đề tài nghiên cứu khoa
học được đưa vào chuyển giao
ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ vào sản xuất tại các

địa phương.

Chính vì vậy chúng tôi đề
xuất thực hiện nhiệm vụ: “Xây
dựng Điểm kết nối cung - cầu
công nghệ tại tỉnh Gia Lai”
nhằm mục đính giúp cho các
tổ chức KH&CN, các nhà khoa
học chuyển giao nghiên cứu
của mình và giúp cho doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh có
nhu cầu đổi mới công nghệ
tìm kiếm được ứng dụng
công nghệ mình mong muốn
để từ đó có thể phát triển
được các sản phẩm chủ lực,
trọng điểm, mang lại lợi thế
của địa phương, của vùng
đạt được năng suất và chất
lượng cao, từng bước hướng
ra thị trường cả nước và xuất
khẩu ra nước ngoài. Mặt khác
nâng cao năng lực và hiệu
quả hoạt động của Trung tâm
Ứng dụng tiến bộ Khoa học và
Công nghệ tỉnh Gia Lai, tăng
cường mối liên kết hoạt động,
góp phần thúc đẩy công tác
chuyển giao ứng dụng tiến
bộ khoa học và công nghệ vào

sản xuất tại các địa phương.
Việc thành công của đề
tài Xây dựng thành công Điểm
kết nối cung - cầu công nghệ
tại tỉnh Gia Lai có trang bị
thêm cho Trung tâm một số
cơ sở vật chất, trang thiết bị
đảm bảo điều kiện kết nối với
Hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục

4. Kết luận
Những kết quả đạt được
của Bộ KH&CN, Cục Ứng dụng
và Phát triển công nghệ, các
Sở KH&CN và các viện, trường
cho thấy, hoạt động trình diễn
và kết nối cung - cầu công
nghệ đã có những tác động
tích cực đến từng đối tượng
cụ thể, góp phần giải quyết
nhiều vấn đề cấp thiết trong
sản xuất và đời sống.
Điều này cũng cho thấy
hiệu quả của mô hình kết hợp
giữa cơ quan quản lý nhà nước
về KH&CN ở Trung ương và địa
phương với nhà nghiên cứu
khoa học và doanh nghiệp,
thông qua nguồn kinh phí
xã hội hóa. Trong thời gian

tới, mô hình này cần tiếp tục
nhân rộng ra các địa phương
trong cả nước trong đó có tỉnh
Gia Lai./.



×