Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học làm văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 4 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 46-48; 45

MỘT SỐ KĨ NĂNG CƠ BẢN
CẦN RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
Phạm Khánh Dương - Nghiên cứu sinh K36, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ngày nhận bài: 18/6/2019; ngày chỉnh sửa: 20/7/2019; ngày duyệt đăng: 05/8/2019.
Abstract: The argumentative text is one of the important contents of the writing program in high
school. In order to study this genre well, learners not only have knowledge of genre but also have
to master the skills of the argumentative writing. The training of some basic skills will contribute
to developing the competency of writing argumentative text for high school students today.
Keywords: Skills, argumentative writing, competency of writing argumentative text.
1. Mở đầu
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước
chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang
tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều
đó, phải chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền
thụ một chiều” sang cách dạy học, cách vận dụng kiến
thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm
chất của người học. Nói cách khác, rèn luyện kĩ năng cho
học sinh (HS) trong dạy học có vai trò quan trọng trong
phương pháp giáo dục hiện đại.
Đối với dạy học Làm văn, môn học có tính chất thực
hành, yêu cầu về rèn luyện kĩ năng luôn được coi trọng.
Kĩ năng làm văn được xem là thước đo năng lực ngôn
ngữ, khả năng tạo lập văn bản, khả năng tư duy, sự phát
triển nhân cách của HS... sau một giai đoạn học tập Tiếng
Việt và Văn học. Ở cấp trung học phổ thông (THPT) hiện
nay, tri thức về văn nghị luận là một trong những tri thức


then chốt. Việc rèn luyện kĩ năng trong dạy học Làm văn
nghị luận cho HS là quan trọng và cần thiết. Ở bài viết
này, chúng tôi bàn đến việc hình thành và rèn luyện một
số kĩ năng cơ bản trong làm văn nghị luận cho HS, gồm:
kĩ năng sử dụng lập luận, kĩ năng sử dụng các thao tác
lập luận (TTLL) và kĩ năng kết hợp các TTLL.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Kĩ năng và rèn luyện kĩ năng trong dạy học
2.1.1. Khái niệm ‘Kĩ năng”
Khi nghiên cứu quá trình nhận thức của con người,
các nhà khoa học đều nhận thấy tầm quan trọng của kĩ
năng. Theo Từ điển tiếng Việt, “kĩ năng là khả năng vận
dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực
nào đó vào thực tế” [1; tr 426]. Tâm lí học dạy học cho
rằng: “Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái
niệm, cách thức, phương pháp…) để giải quyết một
nhiệm vụ mới, là khả năng hay năng lực của chủ thể thực
hiện thành thạo một hay một chuỗi các hành động trên
cơ sở hiểu biết nhằm tạo ra kết quả mong đợi” [2; tr 109].

46

Như vậy, có thể thấy, kĩ năng là năng lực của con
người đạt được ở mức sơ giản dựa trên cơ sở nhận thức
khoa học. Nó được bộc lộ thông qua việc con người vận
dụng những kiến thức đã có vào giải quyết một nội dung
hoặc một yêu cầu nào đó. Nói cách khác, kĩ năng của con
người chính là khả năng con người thực hiện một hành
động nào đó có tính chất kĩ thuật, được rèn luyện thông
qua hoạt động luyện tập thực hành.

Cũng nói về kĩ năng, nhà tâm lí Pêtrôvxki nhấn mạnh:
“Kĩ năng được hình thành bằng con đường luyện tập, tạo
khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ
trong điều kiện quen thuộc mà cả trong điều kiện thay
đổi” [3; tr 88]. Theo đó, kĩ năng được xem xét ở hai
phương diện: khả năng thực hiện một hành động nào đó
trong điều kiện quen thuộc và khả năng thực hiện hành
động một cách thành thạo, tự động, linh hoạt, sáng tạo.
Việc hình thành kĩ năng phải thực hiện trải qua 2 giai
đoạn: hình thành khả năng thực hiện hành động và rèn
luyện khả năng đó thành năng lực riêng của mỗi cá nhân.
2.1.2. Rèn luyện kĩ năng trong dạy học
Về kĩ năng học tập: Devine (1987) xác định kĩ năng
học tập là một chiến lược học, là công cụ quan trọng của
hoạt động học tập. Ông cho rằng, hệ thống kĩ năng học
tập không đơn thuần chỉ là tập hợp của các kĩ năng thành
phần mà còn bao gồm một hệ thống các quy trình sử
dụng tương ứng, nhờ vậy, hiệu quả học tập của HS được
cải thiện [4].
Trong quá trình dạy học, các nhà khoa học khẳng
định việc rèn luyện kĩ năng học tập cho HS là rất quan
trọng. Để quá trình đó đạt hiệu quả, chủ thể phải thực
hiện các hoạt động theo trình tự vận động hợp quy luật
của nó. Con đường hình thành kĩ năng học tập vì thế phải
trải qua các bước:
- Bước 1: Tìm hiểu, nhận thức đúng đắn, đầy đủ về
hành động cần thực hiện. Đây là bước trang bị những
hiểu biết nhằm định hướng cho việc hình thành kĩ năng.
Email:



VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 46-48; 45

- Bước 2: Quan sát mẫu, làm thử theo mẫu. Đây chính
là bước theo dõi kĩ lưỡng các động tác thực hiện hành
động, đối chiếu với lí thuyết, từ đó hình thành kĩ năng.
- Bước 3: Luyện tập. Trên cơ sở bước 2, con người
tiến hành luyện tập, hoàn thiện kĩ năng, phát triển thành
năng lực riêng của từng cá nhân.
Trong quá trình này, ở mỗi giai đoạn, giáo viên (GV)
tìm cách tổ chức, hướng dẫn HS đi từ cái chưa biết, chưa
có tới những nội dung mà các em biết và biến những kiến
thức ấy thành sử dụng kĩ năng, kĩ xảo cho riêng mình, từ
đó hình thành, bồi dưỡng nhân cách cho HS. Đối với quá
trình dạy học Làm văn, đây là con đường GV giúp HS
hình thành, phát triển những kĩ năng, kĩ xảo sử dụng lời
nói vào giao tiếp.
2.2. Các kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh
trong dạy học làm văn nghị luận
Yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình dạy học Làm văn
là hình thành và rèn luyện những kĩ năng cơ bản và cần
thiết để các em tự chủ, độc lập, sáng tạo khi sản sinh lời
nói. Theo đó, dạy học Làm văn chính là quá trình HS “có
được các kĩ năng hình thành và thể hiện ý riêng của mình
bằng ngôn ngữ đó để suy nghĩ, để nói ra và viết ra khi nhận
thức và giao tiếp” [5; tr 234]. Cũng bởi thế, nội dung tri
thức của Làm văn đều hướng tới việc trang bị cho các em
những kĩ năng cần thiết phục vụ cho việc tạo lập văn bản.

Để đạt được điều đó, trong mọi khâu, mọi hoạt động của
quá trình dạy học, GV đều phải hướng tới việc hình thành
và phát triển kĩ năng cho HS. Đối với Làm văn nghị luận,
việc rèn luyện kĩ năng trong dạy học là yêu cầu quan trọng
đặt ra đối với GV và HS trong quá trình lĩnh hội tri thức và
thực hành. Theo chúng tôi, việc rèn luyện kĩ năng trong
dạy học Làm văn nghị luận hướng đến rèn luyện kĩ năng
sử dụng lập luận, rèn luyện kĩ năng sử dụng các TTLL, rèn
luyện kĩ năng kết hợp các TTLL.
2.2.1. Kĩ năng sử dụng lập luận
Trong chương trình Ngữ văn THPT, đối với Làm văn
nghị luận, tri thức về lập luận là then chốt, vì vậy hình
thành năng lực lập luận cho HS là điều quan trọng, cần
thiết. Lập luận trong văn nghị luận là hành động ngôn
ngữ giúp cho người tạo lập biểu đạt nội dung nghị luận
sâu sắc, đầy đủ, chính xác. Nó không chỉ là một câu, một
đoạn mà là hành động được người nghị luận thực hiện
trong toàn bộ văn bản. “Lập luận là đưa ra những lí lẽ,
dẫn chứng một cách đầy đủ, chặt chẽ, nhất quán và đáng
tin cậy nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đến với một
kết luận hoặc chấp nhận một kết luận nào đấy mà người
viết, người nói muốn đạt tới” [6; tr 10-11]. Mỗi lập luận
thường bao gồm 3 yếu tố: luận cứ lập luận, kết luận lập
luận, cách thức lập luận; trong đó, luận cứ lập luận là
những lí lẽ, dẫn chứng dùng để làm chỗ dựa, làm cơ sở

47

dẫn tới kết luận. Kết luận lập luận là điều rút ra được sau
khi đã giải thích, phân tích và chứng minh trong quá trình

lập luận. Đây là cái đích của một lập luận, là điều người
viết, người nói muốn người đọc chấp nhận. Cách thức lập
luận là sự phối hợp, tổ chức, liên kết các luận cứ theo
những cách thức suy luận nào đấy để dẫn đến kết luận và
làm nổi bật kết luận. Như vậy, khi tiến hành lập luận, chỉ
khi nào người viết, người nói xác định thật rõ được mối
quan hệ giữa luận cứ với luận cứ, giữa luận cứ với kết
luận thì khi ấy người nói, người viết mới có thể lựa chọn
được một cách thức lập luận phù hợp.
GV cần rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng lập luận
khi tiến hành làm văn nghị luận. Theo đó, để có kĩ năng
này, ngoài việc trang bị cho các em hệ thống lí thuyết
hoàn chỉnh về lập luận, những hiểu biết nhất định về các
yếu tố hình thành lập luận: luận điểm, luận cứ, luận
chứng..., GV cần hình thành cho HS cách tổ chức lập
luận. Để xây dựng lập luận trong văn nghị luận, HS cần
xác định được luận điểm chính; tìm các luận cứ (lí lẽ và
bằng chứng) thuyết phục và vận dụng các phương pháp
lập luận hợp lí dùng trong phương thức nghị luận. Nói
cách khác, đó là những kĩ năng giúp HS có thể lập trình
đúng những nội dung cũng như cách tổ chức các phương
tiện ngôn ngữ khi biểu đạt nội dung nghị luận.
2.2.2. Kĩ năng sử dụng thao tác lập luận
Trong văn nghị luận, TTLL được xem là hệ thống kĩ
năng khi tiến hành hành động lập luận. Bản chất của nó
là trang bị cho HS những hiểu biết và cách tổ chức lập
luận khi biểu đạt nội dung nghị luận. Trang bị hệ thống
kiến thức về TTLL là hình thành cho HS kĩ năng thiết
yếu về cách tổ chức lập luận, từ đó giúp các em biết vận
dụng kĩ năng ấy vào thực tế tạo lập văn bản của bản thân.

TTLL là những động tác được người viết thực hiện
nhằm tổ chức các phương tiện ngôn ngữ để thể hiện dụng
ý riêng của bản thân khi nghị luận. Nói cách khác, TTLL
giúp người viết định hướng và tổ chức những nội dung
cần trình bày khi lập luận.
Rèn luyện kĩ năng sử dụng các TTLL trước hết và quan
trọng nhất là phải qua thực hành giúp cho HS nắm được
các phương tiện, phương thức để thực hiện tổ chức lời nói
theo những mục đích nhất định. Qua thực hành, HS sẽ có
điều kiện vận dụng, sử dụng và bộc lộ con người các em
trong những sản phẩm cụ thể. Muốn hoạt động tương tác
ấy đạt hiệu quả, GV cần phải đặt chủ thể HS trong mối
tương quan giữa ngôn ngữ với lời nói. Bởi lẽ, ngôn ngữ
được xem như phương tiện hình thành và thể hiện ý, còn
lời nói được xem như phương thức hình thành và thể hiện
ý nhờ ngôn ngữ trong quá trình hoạt động lời nói của cá
nhân. Như vậy, năng lực nhận thức, suy nghĩ và cả những
kĩ năng của HS được bộc lộ một cách đầy đủ nhất trong
các sản phẩm cụ thể - trong lời nói, trong văn bản.


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 46-48; 45

Vì thế, muốn tổ chức rèn luyện hoạt động lời nói nói
chung, rèn luyện kĩ năng sử dụng các TTLL nói riêng, GV
cần quan tâm tới những yêu cầu cũng như các mức độ đạt
được trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của
mỗi người. Theo đó, việc hình thành kĩ năng sử dụng các

TTLL có thể được cụ thể theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: GV định hướng cho HS nắm được
phương thức thực hiện TTLL. Việc làm này nhằm trang
bị cho các em những hiểu biết cơ bản về TTLL (về mục
đích, yêu cầu, về cách thực hiện TTLL).
- Giai đoạn 2: Sau khi đã tác động bên ngoài, GV tổ
chức cho HS luyện tập cách thực hiện TTLL. Đây chính
là quá trình HS quan sát, tập vận dụng và rèn luyện kĩ
năng sử dụng TTLL. Giai đoạn này được tiến hành theo
các công việc cụ thể: trước hết, GV hướng dẫn HS xác
định mục đích nghị luận (xác định luận điểm cần nghị
luận); tiếp theo, GV hướng dẫn cho HS cách thực hiện
TTLL; sau đó, GV tổ chức cho HS luyện tập.
- Giai đoạn 3: GV tạo điều kiện để HS củng cố nhận
thức và biến những kĩ năng ấy thành cái riêng, thành năng
lực lập luận của chính bản thân HS.
Quá trình hình thành và rèn luyện kĩ năng sử dụng
TTLL chủ yếu được thực hiện trong điều kiện học tập ở nhà
trường một cách có chủ định, gắn liền với ý thức học tập của
chủ thể HS. Việc hình thành và phát triển các kĩ năng ngôn
ngữ thường bắt đầu từ thấp đến cao, từ phân tích đến tổng
hợp, từ vận dụng tới sáng tạo. Theo đó, việc rèn luyện các
năng lực ngôn ngữ nói chung, năng lực lập luận nói riêng
cũng phải thực hiện theo đúng các cấp độ đó.
Tuy nhiên, khi hình thành cho HS những hiểu biết về
TTLL, GV cần phải có các giải pháp khoa học vì đó là kĩ
năng khó và trừu tượng. Muốn HS sử dụng được các
TTLL khi nghị luận, giải pháp hữu hiệu nhất là khái quát
thành các bước (tương ứng với các động tác) cụ thể, bởi
khi khái quát thành các bước, những kiến thức trừu tượng

trở nên cụ thể, dễ nhận thấy, dễ vận dụng. Cơ sở để xác
định các bước thực hiện TTLL được chúng tôi chọn là
luận điểm, luận cứ, luận chứng - các yếu tố của lập luận.
Đó là những kiến thức HS đã được trang bị ở bậc trung
học cơ sở và hơn nữa, trong đoạn, bài văn nghị luận, cấu
trúc lập luận được biểu hiện cụ thể bởi các yếu tố đó. Tuy
nhiên, mỗi TTLL lại được thực hiện theo một cách riêng.
Vì vậy, khi hình thành kĩ năng sử dụng TTLL, GV cần
linh hoạt trong hướng dẫn HS thực hiện ở các bước cụ
thể cho từng TTLL.
2.2.3. Kĩ năng kết hợp các thao tác lập luận
Trong văn bản nghị luận, mỗi TTLL có đặc điểm
riêng và được sử dụng nhằm một mục đích, một dụng ý
riêng của người viết. Tuy nhiên, khi lập luận, các TTLL
lại có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc tường minh
nội dung bàn luận; và khi kết hợp chúng với nhau, người

48

viết có thể tạo ra cách diễn đạt chính xác, phù hợp với
các chân lí khách quan, khoa học, qua đó gây dựng sự tin
tưởng ở phía người tiếp nhận. Yêu cầu cần thiết đối với
người tạo lập là phải căn cứ vào mục đích, đối tượng nghị
luận để lựa chọn và kết hợp các TTLL cho phù hợp. HS
cần có kĩ năng kết hợp các TTLL khi làm văn nghị luận.
Để có kĩ năng này, cần tuân theo trình tự sau:
- Giai đoạn 1: Muốn triển khai nội dung cần nghị
luận, HS phải xác định rõ luận điểm chính. Đây là khâu
không thể thiếu được trong quá trình tạo lập văn bản, bởi
qua đó, người nói, người viết có cơ sở thực tế định hướng

nội dung cần trình bày.
- Giai đoạn 2: Từ luận điểm đã được xác định, HS
lựa chọn và sử dụng các TTLL để tổ chức lập luận. Cần
có sự kết hợp các TTLL một cách hợp lí để làm rõ nội
dung nghị luận. Có thể gợi ý một số bước cụ thể như sau:
Trước hết, người viết sử dụng TTLL giải thích để lí
giải nội dung, ý nghĩa của luận điểm. Nhờ TTLL này,
người viết có thể cung cấp những hiểu biết cơ bản về đối
tượng nghị luận, qua đó, gây dựng cơ sở khoa học để tiến
hành bàn luận. Sau khi giải thích nội dung, ý nghĩa luận
điểm, người viết chia nội dung của luận điểm thành các
khía cạnh nhỏ. Việc phân tách nội dung luận điểm cũng
cần căn cứ vào nội dung ý nghĩa đã được giải thích trước
đó. Quá trình phân tách được thực hiện nhằm dẫn dắt
người đọc tiếp cận với bản chất của nội dung được bàn
luận. Khi phân tích nội dung nghị luận, người viết có thể
kết hợp giải thích để xác định đặc trưng của từng phương
diện bằng các cách như chỉ ra bản chất, nêu định nghĩa,
hay thông qua các mối quan hệ nhân quả của chúng.
Không chỉ kết hợp với TTLL giải thích, người viết còn có
thể kết hợp TTLL phân tích với TTLL chứng minh để
đánh giá tính chính xác của từng yếu tố, từng phương diện.
Khi lập luận, người tạo lập nếu muốn chứng minh
tính đúng sai của nội dung nghị luận, còn có thể kết hợp
giữa TTLL chứng minh và TTLL bác bỏ. TTLL chứng
minh là cách người viết dùng lí lẽ, dẫn chứng để khẳng
định tính đúng đắn của nội dung. Tuy nhiên, khi gặp
những nội dung chưa chính xác, người tạo lập phải tìm
cách chỉ ra chỗ sai, từ đó dẫn người tiếp nhận đi tới nhận
thức đúng cho nội dung được bàn luận. Hai TTLL này

được người viết thực hiện kết hợp với nhau khi muốn
nhấn mạnh tính đúng đắn của nội dung nghị luận và qua
đó tác động tới nhận thức của độc giả.
Không chỉ vậy, trong quá trình lập luận, người viết
còn có thể kết hợp TTLL phân tích và TTLL so sánh. Hai
TTLL này khi kết hợp với nhau sẽ giúp người viết vừa
xác định các phương diện của nội dung nghị luận, vừa
chỉ ra nét chung và riêng của từng yếu tố, tạo ra sự sinh
động, hấp dẫn cho lời văn nghị luận.
(Xem tiếp trang 45)


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 41-45

mà HS có thể học tập khi chẳng may phải ở vào tình huống
tương tự trong cuộc sống.
3. Kết luận
Như vậy, qua các văn bản tự sự từ dân gian đến trung
đại, hiện đại trong chương trình Ngữ văn THCS hiện hành
chứa đựng rất nhiều tình huống truyện có khả năng phát
triển KN tự nhận thức cho HS. Vấn đề là GV cần phải biết
lựa chọn và xác định được những tình huống phù hợp để
HS liên hệ, trải nghiệm. Bởi việc được nếm trải qua những
tình huống, nhất là những tình huống éo le trong các văn bản
tự sự không chỉ giúp các em hiểu rõ hơn về văn bản mà còn
giúp các em có thêm những khám phá thú vị về chính bản
thân mình, tự nhận thức sâu sắc hơn về khả năng vượt khó
của chính mình. Đây cũng là môi trường thuận lợi để HS

phát triển các KN quan trọng khác như: KN giao tiếp, KN
chế ngự cảm xúc, KN làm việc nhóm, KN tư duy sáng tạo,...
và góp phần phát triển tư duy sáng tạo ở các em.
Tài liệu tham khảo
[1] Phạm Lê Liên (chủ biên, 2015). Từ điển tiếng Việt
thông dụng. NXB Hồng Đức.
[2] Vũ Dũng (chủ biên, 2008). Từ điển Tâm lí học. NXB
Từ điển Bách khoa - Viện Tâm lí học.
[3] N.Đ. Lêvitov (1983). Tâm lí học cá nhân (tập 3).
NXB Giáo dục.
[4] Huỳnh Văn Sơn (2009). Nhập môn Kĩ năng sống.
NXB Giáo dục Việt Nam.
[5] Trần Trọng Thủy (1998). Tâm lí học lao động. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6] Bộ GD-ĐT (2010). Giáo dục kĩ năng sống trong
môn Ngữ văn. NXB Giáo dục Việt Nam.
[7] Travis Bradberry - Jean Greaves (2014). Thông
minh cảm xúc thế kỉ 21. (Dịch giả: Uông Xuân Vy,
Trần Đăng Khoa). NXB Phụ nữ.
[8] Daniel Goleman (2007). Trí tuệ xúc cảm ứng dụng
trong công việc (Biên dịch: Phương Thúy, Minh
Phương, Phương Linh). NXB Tri thức.
[9] Andrea Bacon - Ali Dawson (2012). Giải mã trí tuệ
cảm xúc. (Biên dịch: Kim Vân, Song Thu, Vi Thảo
Nguyên). NXB Trẻ.
[10] Trần Thanh Bình (2013). Giúp trẻ tự nhận thức bản
thân. NXB Văn hóa - Thông tin.
[11] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ
thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư
số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ

trưởng Bộ GD-ĐT).
[12] Nguyễn Minh Châu (1994). Trang giấy trước đèn.
NXB Khoa học xã hội.
[13] Bùi Việt Thắng (biên soạn và sưu tầm, 2000).
Truyện ngắn - Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn
thể loại. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

45

MỘT SỐ KĨ NĂNG CƠ BẢN…
(Tiếp theo trang 48)
Tóm lại, một bài văn nghị luận nói chung luôn là sự
kết hợp một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các TTLL;
trong đó, tuỳ theo yêu cầu của đề bài, căn cứ vào vấn đề
nghị luận được nêu ra trong bài mà có sự lựa chọn và sử
dụng kết hợp các thao tác. Rèn luyện kĩ năng kết hợp các
TTLL trong làm văn nghị luận vì thế rất quan trọng và
cần thiết cho HS THPT.
3. Kết luận
Dạy học hướng đến rèn luyện kĩ năng, hình thành
năng lực và phẩm chất người học đang trở thành xu thế
tất yếu của giáo dục hiện nay. Phương pháp dạy học theo
quan điểm này không chỉ chú ý tích cực hóa HS về hoạt
động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực, kĩ năng giải
quyết vấn đề. Trong dạy học Làm văn nghị luận, ngoài
việc trang bị cho HS hệ thống lí thuyết về văn nghị luận,
GV cần tiến hành rèn luyện cho HS các kĩ năng về sử
dụng lập luận, kĩ năng sử dụng TTLL và kĩ năng sử dụng
kết hợp các TTLL trong bài văn nghị luận. Có được
những kĩ năng cơ bản này, cùng với những kĩ năng chung

về Làm văn, HS sẽ viết được những bài văn nghị luận
chặt chẽ, thuyết phục, từ đó chất lượng dạy học Làm văn
nghị luận ở THPT sẽ được nâng cao.
Tài liệu tham khảo
[1] Hoàng Phê (chủ biên, 1992). Từ điển tiếng Việt.
Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.
[2] Lê Văn Hồng (2001). Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí
học Sư phạm. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3] Nguyễn Trí (2009). Một số vấn đề dạy học tiếng Việt
theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học. NXB Giáo dục
Việt Nam.
[4] Devine, T. G. (1987). Teaching study skills: A guide
for teachers. Boston: Allyn and Bacon.
[5] Hoàng Thị Mai (chủ biên, 2009) - Kiều Thọ Long.
Phương pháp dạy học văn bản nghị luận ở trường
phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam.
[6] Nguyễn Quang Ninh - Nguyễn Thị Ban - Trần Hữu
Phong (2000). Luyện cách lập luận trong đoạn văn
nghị luận cho học sinh phổ thông. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[7] Chu Huy - Chu Văn Sơn - Vũ Nho (2005). Nâng cao
kĩ năng làm văn nghị luận. NXB Giáo dục.
[8] Lê A - Nguyễn Quang Ninh - Bùi Minh Toán
(1996). Phương pháp dạy học môn Làm văn. NXB
Giáo dục.



×