Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 192 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ NGỌC MINH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ NGỌC MINH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 62 31 02 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Dung

Hà Nội - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết luận trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Thị Ngọc Minh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 6
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu ................................. 7
5. Đóng góp mới của luận án .......................................................................... 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ..................................................... 8
7. Kết cấu của luận án ..................................................................................... 8
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................................................................................. 9
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường9
1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về môi
trường, bảo vệ môi trường tự nhiên .......................................................... 24
1.2.1. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về môi trường, bảo vệ môi
trường tự nhiên ........................................................................................... 24
1.2.2. Nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi
trường hiện nay .......................................................................................... 27

1.3. Khái quát những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề đặt
ra luận án tiếp tục nghiên cứu.................................................................... 32
1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu .................................................. 32
1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ...................................... 34
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 36
Chương 2. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN............................................... 37
2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ................................... 37
2.1.1. Môi trường ....................................................................................... 37
2.1.2. Tự nhiên ........................................................................................... 38
2.1.3. Môi trường tự nhiên......................................................................... 39

1


2.1.4. Bảo vệ môi trường tự nhiên ............................................................. 41
2.1.5. Quan niệm của Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường tự nhiên ......... 42
2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường tự nhiên ......... 46
2.2.1. Vai trò của môi trường tự nhiên và tầm quan trọng bảo vệ môi
trường tự nhiên ........................................................................................... 46
2.2.2. Nội dung bảo vệ môi trường tự nhiên .............................................. 49
2.2.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ...................................... 61
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 73
Chương 3. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VÀO BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ VẤN
ĐỀ ĐẶT RA .................................................................................................... 74
3.1. Thực trạng vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh vào bảo vệ môi
trường tự nhiên ở Việt Nam ....................................................................... 74
3.1.1. Tình hình bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam ......................... 74
3.1.2. Thực trạng thành tựu, hạn chế và nguyên nhân vận dụng quan điểm

Hồ Chí Minh vào bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam....................... 82
3.2. Những vấn đề đặt ra ........................................................................... 105
3.2.1. Nhận thức, ý thức trách nhiệm của Đảng, chính quyền, mặt trận, các
đoàn thể chính trị xã hội, doanh nghiệp và nhân dân đối với bảo vệ môi
trường tự nhiên ......................................................................................... 105
3.2.2. Quản lý của nhà nước và hoạt động xã hội hóa bảo vệ môi trường
tự nhiên .................................................................................................... 110
3.2.3. Công nghệ sản xuất, nguồn lực tài chính đầu tư bảo vệ môi trường ... 113
Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 116
Chương 4. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG,
PHÁT TRIỂN QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VÀO BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ........ 117
4.1. Những yếu tố tác động và định hướng bảo vệ môi trường tự nhiên ở
Việt Nam ..................................................................................................... 117
4.1.1. Những yếu tố tác động đến bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam . 117
4.1.2. Định hướng bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam theo quan
điểm Hồ Chí Minh ................................................................................... 125

2


4.2. Một số giải pháp chủ yếu về bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt
Nam trong thời gian tới theo quan điểm Hồ Chí Minh ......................... 128
4.2.1. Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm
bảo vệ môi trường tự nhiên cho nhân dân nói chung và các doanh nghiệp
nói riêng.................................................................................................... 128
4.2.2. Hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường ............................................................................... 131
4.2.3. Xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên ........................ 135
4.2.4. Áp dụng biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường tự nhiên ...... 137

4.2.5. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân
lực về môi trường ..................................................................................... 139
4.2.6. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường công tác quản lý của
Nhà nước về bảo vệ môi trường tự nhiên ................................................ 141
4.2.7. Biểu dương khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân làm tốt
công tác bảo vệ môi trường tự nhiên ....................................................... 145
Tiểu kết chương 4 ...................................................................................... 148
KẾT LUẬN ................................................................................................... 149
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................. 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 153
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 168

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống, là nơi
tiếp nhận, biến đổi các chất thải của con người. Bên cạnh vai trò về vật
chất, môi trường tự nhiên còn có ý nghĩa quan trọng về giá trị tinh thần, cung
cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Là một trong ba mũi nhọn
để phát triển bền vững bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, bảo vệ
môi trường tự nhiên là vấn đề rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi
khí hậu toàn cầu và ô nhiễm môi trường hiện nay.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi
trường, trong đó có bảo vệ môi trường tự nhiên. Theo Hồ Chí Minh, môi
trường là một bộ phận quan trọng, có mối quan hệ khăng khít với cuộc sống
của con người, như: đất, nước, không khí, rừng, tài nguyên thiên nhiên v.v..
Vì vậy, gắn bó, trân trọng những gì thuộc về tự nhiên cũng chính là cơ sở để
bảo vệ tài nguyên, môi trường hướng tới phát triển bền vững.

Hồ Chí Minh cho rằng, cần phải xây dựng môi trường trong sạch, lành
mạnh, từ những việc làm nhỏ hàng ngày đến những kế hoạch lớn của đất nước,
để xây dựng một môi trường tốt đẹp cho các thế hệ người Việt Nam. Trong
kháng chiến cứu nước, Người đã lên án, phê phán những hành vi phá hủy môi
trường tự nhiên Việt Nam của chủ nghĩa thực dân và đế quốc. Hòa bình được
lập lại ở miền Bắc, Hồ Chí Minh chú trọng đến việc xây dựng các công trình
thủy lợi, trồng cây, gây rừng, khuyên mọi người phải biết chăm lo bảo vệ môi
trường. Đồng thời, chống tai họa của thiên nhiên, loại trừ các phong tục tập
quán lạc hậu trong đời sống có ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của
người dân. Người đã đặt công tác bảo vệ môi trường gắn liền với sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế là cơ sở đảm bảo công bằng xã hội,
tiến bộ về văn hóa, nhưng phát triển kinh tế không “đánh đổi” bằng mọi giá mà
cần khai thác tài nguyên thiên nhiên có kế hoạch, gắn liền với sử dụng tiết

4


kiệm, hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường. Quan điểm Hồ Chí Minh về bảo
vệ môi trường có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn.
Ngày nay, môi trường đã trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại, tình
trạng ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của tất
cả các quốc gia trên thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến việc
bảo vệ môi trường và xác định đó là một trong ba trụ cột phát triển bền vững,
vì vậy, đã có nhiều chỉ thị, Nghị quyết về bảo vệ môi trường được đưa ra.
Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, công tác
bảo vệ môi trường đã đạt được một số kết quả nhất định, nhận thức về bảo vệ
môi trường của nhân dân được nâng lên. Việc phòng ngừa, khắc phục suy
thoái, ô nhiễm môi trường được quan tâm và đạt được một số kết quả tích
cực, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, ở
Việt Nam hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên khá nghiêm trọng,

với nhiều vụ án lớn như Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển khiến
cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Huế; cháy rừng ở
miền Trung gây hậu quả nặng nề; Cháy ở nhà máy bóng đèn, phích nước
Rạng Đông; ô nhiễm bụi mịn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; đổ trộm
dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà, v.v.. đã làm ô nhiễm môi trường,
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam
nhận định: “Ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng”[65,
tr.140].
Để “Phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [65, tr.21], cần phải “Tăng cường
quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, ứng
phó với biến đổi khí hậu” [65, tr.139] thực hiện phát triển bền vững đất nước.
Với mong muốn góp phần luận giải và đề xuất một số giải pháp để giải quyết
những vấn đề đặt ra về bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay, dưới góc độ
chuyên ngành Hồ Chí Minh học, tác giả chọn vấn đề “Bảo vệ môi trường tự
5


nhiên ở Việt Nam hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh” làm đề tài luận
án tiến sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích, làm rõ nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về bảo
vệ môi trường tự nhiên và vận dụng các quan điểm của Người để đánh giá thực
trạng, đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra những
vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu.
- Làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
- Phân tích và làm rõ vai trò của môi trường tự nhiên và tầm quan trọng

bảo vệ môi trường tự nhiên; nội dung bảo vệ môi trường tự nhiên; các biện
pháp bảo vệ môi trường tự nhiên theo quan điểm Hồ Chí Minh.
- Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh vào phân tích đánh giá thực trạng
môi trường và bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam (2011-2019), chỉ ra
những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.
- Nêu lên những yếu tố tác động đến bảo vệ môi trường tự nhiên hiện
nay và đề xuất một số giải pháp vận dụng và phát triển quan điểm Hồ Chí
Minh về bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường
tự nhiên ở Việt Nam hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường là một nội
dung rộng bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, luận án chỉ tập
trung vào quan điểm Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường tự nhiên thông qua các
6


bài nói, bài viết và gắn với hoạt động chỉ đạo thực tiễn của Người. Sự vận dụng
quan điểm Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường tự nhiên của Đảng, Nhà nước ta.
- Về không gian: Bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam.
- Về thời gian: Tác giả nghiên cứu vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên ở
Việt Nam từ 2011 – 2019. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hệ thống và đạt được mục
đích nghiên cứu, luận án có đề cập đến thời gian trước và sau giai đoạn trên.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
các quan điểm của Đảng, Nhà nước về môi trường và bảo vệ môi trường.
Thực tiễn công tác bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam từ 2011 –

2019 theo quan điểm Hồ Chí Minh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận án tác giả sử dụng phương pháp nghiên
cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp luận và
phương pháp Hồ Chí Minh học. Ngoài ra, tác giả còn kết hợp với một số
phương pháp: phương pháp logic - lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp thống kê - so sánh, v.v..
Phương pháp logic - lịch sử, được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
các quan điểm bảo vệ môi trường, phân tích, luận giải nội dung quan điểm
của Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường tự nhiên, những biện pháp cơ bản để
bảo vệ môi trường tự nhiên, làm rõ những nhân tố tác động đến môi trường tự
nhiên và bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam.
Phương pháp phân tích - tổng hợp được tác giả sử dụng để làm rõ tổng
quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án, từ đó rút ra những vấn đề đã
được nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.

7


Phương pháp thống kê - so sánh để hệ thống hóa, khái quát hóa quan điểm
Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường tự nhiên, làm rõ thực trạng bảo vệ môi
trường nói chung và bảo vệ môi trường tự nhiên nói riêng ở Việt Nam hiện nay.
5. Đóng góp mới của luận án
- Góp phần làm rõ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường nói
chung và quan điểm Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường tự nhiên nói riêng.
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ sự vận dụng và phát triển quan điểm Hồ Chí
Minh về bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam (2011 – 2019). Trên cơ sở
đó, luận án đưa ra giải pháp chủ yếu tiếp tục vận dụng và phát triển quan điểm
Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua việc nghiên cứu, phân tích nội dung quan điểm Hồ Chí Minh
về bảo vệ môi trường tự nhiên, chúng ta hiểu rõ hơn di sản tư tưởng của
Người và giá trị của quan điểm đó.
Luận án cung cấp thêm những cứ liệu, chứng cứ để các cấp, các ngành
nghiên cứu, đề ra chủ trương, xây dựng kế hoạch để đẩy mạnh hơn nữa công
tác bảo vệ môi trường ở nước ta.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho giảng
dạy các môn lý luận chính trị đặc biệt là môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong
các trường Đại học, cao đẳng Tài nguyên và Môi trường.
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường của các cấp, các ngành và trong nhân dân.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, 9 tiết.

8


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường
Đề cập đến môi trường sinh thái, có một số bài viết của tác giả Phạm
Thị Ngọc Trầm như: “Sự kết hợp giữa các mục tiêu kinh tế và sinh thái
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Triết học, 5 – 1996
[143]; “Khía cạnh triết học – xã hội của vấn đề môi trường sinh thái ở Việt
Nam”, Tạp chí Triết học, 6 – 1998 [145]; “Xây dựng đạo đức sinh thái – một
trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên”, Tạp chí Triết học, 6 –

2009 [146]. Thông qua các bài viết, tác giả đã đề cập tới nhiều phương diện
khác nhau của vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Theo tác giả, thực chất
của vấn đề môi trường sinh thái là vấn đề mối quan hệ giữa con người, xã
hội và tự nhiên. Tác giả cho rằng, mục tiêu sinh thái là sự khai thác hợp lý
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện chất
lượng môi trường sống. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa
con người và tự nhiên, tác giả đề cập một cách sâu sắc tới sự tác động tích
cực và tiêu cực của quá trình tăng trưởng kinh tế đối với môi trường sinh
thái, qua đó khẳng định rằng, để tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi
trường sinh thái, cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau như sử
dụng cơ chế lợi ích, xây dựng các chính sách xã hội về bảo vệ môi trường,
đổi mới công nghệ để khai thác, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo
vệ môi trường sinh thái.
Peter Wathern (2001) có công trình Environmental Impact Assessment
Theory and Practice [160] (Dịch là: Đánh giá sự tác động của môi trường - lý
thuyết và thực tế). Tác giả tập trung phân tích phương pháp, hiệu quả, ứng
9


dụng của hoạt động đánh giá tác động môi trường, một trong những công cụ
đắc lực trong việc quản lý môi trường tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong
đó, tác giả đề cập đến sự phát triển, cũng như những rủi ro của các phương
pháp đánh giá sự tác động của môi trường; nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực
cho hoạt động môi trường. Đồng thời, tác giả phân tích những ví dụ điển hình
trong việc ứng dụng hoạt động đánh giá sự tác động của môi trường ở các
nước Mỹ, Liên minh Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ La tinh.
Đánh giá các quan điểm về bảo vệ môi trường, những chính sách bảo
vệ môi trường, và luật bảo vệ môi trường, Jane Holder, Maria Lee (2007) đã
viết cuốn sách Environmental Protection, Law and Policy [159] (Dịch là: Bảo
vệ môi trường, pháp luật và chính sách). Các tác giả phân tích cách thức của

hoạt động pháp lý được hỗ trợ và hợp pháp hóa bằng các kết quả nghiên cứu
trong các lĩnh vực khoa học hoặc kỹ thuật truyền thống, cũng như bởi các giả
định trong lĩnh vực văn hóa hoặc triết học có liên quan. Đồng thời, đưa ra một
số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách bảo vệ môi
trường thông qua một cuộc kiểm tra chặt chẽ về kiểm soát ô nhiễm và sử dụng
đất. Vấn đề vi phạm luật bảo vệ môi trường hiện nay đang diễn ra ngày càng
phức tạp nên đòi hỏi các biện pháp kiểm soát pháp lý phải chặt chẽ và nhạy
bén, có tính thực thi cao được minh họa bằng một số nghiên cứu sâu, bao gồm
phân tích chính sách và pháp lý về các vấn đề như các sinh vật biến đổi gen
và các dự án năng lượng tái tạo.
Đi sâu vào nghiên cứu các chiến lược và giải pháp hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế lành mạnh, bảo vệ môi trường và tạo ra một thế giới công bằng hơn,
đồng thời khái quát những nội dung cơ bản của các chính sách môi trường
toàn cầu, cuốn sách Handbook of Globalization and the Environment (Dịch
là: Cẩm nang toàn cầu hóa và môi trường) của V.Thai, Dianne Rahm, Jerrell
D. Coggburn (2007) [165]. Các tác giả phân tích sự cần thiết phải phát triển
10


bền vững quốc tế, nguyên nhân của tình trạng nóng lên toàn cầu, ô nhiễm
không khí xuyên biên giới, sa mạc hóa, ô nhiễm môi trường toàn cầu. Đưa ra
các nội dung thảo luận về các tổ chức quốc tế nói chung và tổ chức môi
trường toàn cầu nói riêng với sự khái quát về vai trò của Liên hiệp quốc trong
toàn cầu hóa, mối quan hệ môi trường thương mại, sự xuất hiện của tổ chức
phi chính phủ và phân tích tình trạng nhận thức và hành động về bảo vệ môi
trường toàn cầu ở quốc tế. Nhấn mạnh những tác động của nền kinh tế toàn
cầu ngày càng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và xã hội, tác giả đưa ra một
số giải pháp trong công tác quản lý môi trường và nêu cao ý thức trách nhiệm
của người dân trong việc bảo vệ môi trường hiện nay.
Trần Đắc Hiến (2009) với bài viết “Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện

nay – Thực trạng và một số giải pháp khắc phục” [72]. Tác giả cho rằng, hiện
nay, ở Việt Nam, một trong những vấn đề gây bức xúc dư luận trong thời gian
qua là tình trạng ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng
này là do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người như chất thải ở các
khu công nghiệp, các làng nghề, các khu đô thị đổ trực tiếp ra môi trường
xung quanh. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, tác giả
nêu lên một số giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay:
Các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cần phải có
những điều chỉnh kịp thời gắn với tình hình thực tế theo hướng chú trọng
công tác bảo vệ môi trường; công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân
dân bảo vệ môi trường phải được coi là các giải pháp chủ đạo để giải quyết
tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Cuốn sách Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái của Vũ
Trọng Dung (2009) [48] cho rằng, trong những năm qua, khi bàn về vấn đề
môi trường và bảo vệ môi trường, các nhà khoa học chủ yếu quan tâm đến
11


khía cạnh kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, y học, luật pháp v.v.. còn những yếu tố
nhân văn, đặc biệt là các yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc, đạo đức, lối
sống chưa được nghiên cứu nhiều, mặc dù đó là những yếu tố rất căn bản và
quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người trong quá trình khai
thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Vì vậy,
trong bối cảnh hiện nay, để nhìn nhận một cách toàn diện hơn về vấn đề bảo
vệ môi trường sống và đưa ra các giải pháp hữu hiệu hơn nữa, chúng ta cần
nhìn nhận từ góc độ trách nhiệm đạo đức của mỗi nước và của cả nhân loại về
vấn đề này.
Cuốn sách Thực thi luật và chính sách Bảo vệ môi trường tại Việt
Nam [84] của nhóm tác giả Nguyễn Đức Khiển, Phạm Văn Đức, Đinh Minh

Trí (2010) đã tập trung phân tích thực trạng môi trường và các chính sách
pháp luật liên quan đến môi trường làm thay đổi nhận thức và hành động của
con người trong quá trình sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ở
Việt Nam.
Với nhiều số liệu cụ thể, chi tiết về thực trạng ô nhiễm môi trường ở
Việt Nam hiện nay, tác giả Vũ Văn Bằng (2010) trong cuốn sách Con người
và môi trường sống [12] cho rằng, phải xóa bỏ tư tưởng ỷ lại vào sự may rủi
trong cuộc sống, đồng thời đối mặt với những “vật chất” vừa nhìn thấy vừa
không nhìn thấy của môi trường tự nhiên để tìm ra biện pháp, cách thức, lối
sống thích hợp nhất đảm bảo sức khỏe, việc làm, hạnh phúc lâu bền cho con
người. Tác giả đã phân tích và làm nổi bật những giá trị to lớn của môi trường
và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
Vũ Dũng (2011) với cuốn sách Đạo đức môi trường ở nước ta – lý luận
và thực tiễn [53]. Tác giả trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về đạo đức
môi trường như: khái niệm đạo đức môi trường, các tiêu chí đánh giá đạo đức
môi trường, các chức năng cơ bản của đạo đức môi trường. Đồng thời đã tổng
12


quan về môi trường và ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay; phân tích
nhận thức của người dân về đạo đức môi trường; đánh giá thực trạng hành vi
đạo đức môi trường ở nước ta. Tác giả đã chỉ ra một thực trạng là ở hầu hết
các cơ sở sản xuất, người dân từ thành thị đến nông thôn và miền núi còn có
nhiều hành vi mang tính phi đạo đức môi trường - một trong những nguyên
nhân cơ bản dẫn tới sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường chưa bền vững
ở nước ta.
Báo cáo tham luận của nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường Phạm Khôi Nguyên (2011) tại Đại hội Đại biểu lần thứ XI của Đảng,
Công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững [124] đã đánh giá

thành tựu đạt được trong công tác bảo vệ môi trường, chỉ ra tồn tại là môi
trường đang tiếp tục bị xấu đi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời
sống của nhân dân. Qua đó, khẳng định tầm quan trọng của bảo vệ môi
trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có ý nghĩa
sống còn, là nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải đổi mới tư
duy, đổi mới cách làm và cần có những giải pháp mang tính đột phá.
FiruzDemir Yasamis Istanbul Aydin, University Turkey (2011) có bài
viết “Economic instruments of environmental management” (Dịch là: Công
cụ kinh tế quản lý môi trường) đăng trong kỷ yếu hội thảo Proceedings of the
International Academy of Ecology and Environmental Sciences [155]. Bài
viết cho rằng, quản lý môi trường có hai mục tiêu chính, đó là: kiểm soát số
lượng, mức độ ô nhiễm và nâng cấp chất lượng môi trường đến một mức độ
chấp nhận được. Cho đến nay, chỉ huy và điều khiển công cụ là hai chiến lược
khác nhau được sử dụng chủ yếu trong quản lý để thực hiện những mục tiêu
trên. Theo các nhà hoạch định chính sách môi trường, chi phí khi sử dụng
công cụ kinh tế là ít hơn so với chi phí của việc thực hiện các biện pháp
13


“Mệnh lệnh - kiểm soát” và có sự khác biệt lớn giữa chiến lược “Mệnh lệnh kiểm soát” với các công cụ kinh tế. Trong khi “Mệnh lệnh - kiểm soát” sẽ tác
động trực tiếp thay vì đơn đặt hàng cho thị trường để đảm bảo chi phí môi
trường và đầu tư thì các công cụ kinh tế tác động gián tiếp để chỉ ra độ ưa
thích của hành vi cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất.
Từ một góc độ tiếp cận khác, các tác giả William P. Cunningham,
Mary Ann Cunningham (2012), với cuốn sách Environmental Science: a
Global Concern (Dịch là: Khoa học môi trường: Mối lo ngại toàn cầu)
[166] đã đánh giá sự hiểu biết của con người về môi trường trong các vấn đề
như biến đổi khí hậu, nạn đói, tình trạng thiếu nước sạch, sự suy giảm đa
dạng sinh học, nêu lên sự tác động của môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe của con người với những dẫn chứng cụ thể về các loại bệnh truyền

nhiễm tại nhiều khu vực trên thế giới, vấn đề an ninh lương thực, bảo tồn đa
dạng sinh học, sự hồi phục của hệ sinh thái, xử lý rác thải độc hại, thực trạng
đô thị hóa tại các thành phố lớn, thực trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên
như: không khí, nguồn nước.
Frances Harris (2012), Global Environmental Issues (Dịch là: Các
vấn đề môi trường toàn cầu) [156]. Cuốn sách cung cấp thông tin về các
vấn đề môi trường dưới góc độ địa lý, điều mà hiện tại đang là mối quan
tâm hàng đầu trên toàn thế giới, cụ thể: tác giả giới thiệu về sự tương tác
qua lại giữa con người với môi trường; nêu lên "Sự thay đổi của bề mặt trái
đất" thông qua các 3 nội dung chính: Biến đổi khí hậu, sự thay đổi thất
thường của mực nước biển và sự thay đổi trong hệ sinh thái và đa dạng
sinh học; những thách thức mà chúng ta phải đối mặt khi tìm cách đảm bảo
cung cấp đủ lương thực và năng lượng cho dân số toàn cầu; những tác động
của con người lên môi trường và cách chúng ta có thể giảm nhẹ những tác
động này; những vấn đề môi trường trong một thế giới ngày càng hội nhập,
14


sự tương tác của các yếu tố môi trường, kỹ thuật, kinh tế-xã hội và chính
trị, những giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội, chính trị và kinh tế cũng
như sự thay đổi trong công nghệ.
Khẳng định quan điểm bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của
mỗi quốc gia hay toàn nhân loại mà còn là đạo đức về cuộc sống bền vững tác
giả Nguyễn Văn Phúc (2013) đã đưa ra các luận điểm về sự cần thiết trong
việc giáo dục ý thức dẫn đến những hành động cụ thể để bảo vệ môi trường
được thể hiện trong cuốn sách Đạo đức môi trường [130]. Tác giả cho rằng,
hành động tốt là những hành động nhằm bảo vệ sự toàn vẹn, sự ổn định và vẻ
đẹp của cộng đồng sinh vật, còn những hành động trái ngược lại thì đó là
hành động xấu. Vì vậy, trong mối quan hệ giữa con người với môi trường cần
có những chuẩn mực đạo đức nhất định.

Cuốn sách Một số vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường trong bối
cảnh biến đổi khí hậu ở nước ta của tác giả Nguyễn Danh Sơn (2013) [133]
đã đưa ra một số nội dung mới về bảo vệ môi trường như: tăng trưởng xanh,
kinh tế xanh, chất lượng tăng trưởng xanh, an ninh môi trường, an ninh sinh
thái, xã hội cacbon thấp; định nghĩa về vốn tự nhiên là đất đai, nước, không
khí, các sinh vật sống trong sinh quyển cung cấp cho con người hàng hóa và
dịch vụ hệ sinh thái cần thiết để tồn tại và phát triển. Phát triển với tính chất
xanh không thay thế cho phát triển bền vững mà là một cách thức để thực
hiện phát triển bền vững, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh tài
nguyên và môi trường.
Lê Thị Thanh Hà (2013) với cuốn sách Nhà nước Việt Nam với vấn đề
bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn [67]. Tác giả đã làm rõ lý luận về vai trò của Nhà nước đối
với việc bảo vệ môi trường; nghiên cứu thực trạng bảo vệ môi trường của Nhà
nước Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
15


nông thôn; chỉ ra những vấn đề đang đặt ra, những tiêu cực của công nghiệp
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến môi trường Việt Nam
hiện nay như: tác động của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn, tác động của quá trình đô thị hóa nông thôn, tác động của việc phát
triển các làng nghề, tác động của việc khai thác khoáng sản và xây dựng các
khu vui chơi, giải trí; từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
vai trò của Nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay.
Tuyển tập nhiều bài viết về sự bền vững của môi trường, trong đó công
nghệ xanh có vai trò đặc biệt quan trọng, tác giả P.Thangavel và G.Sridevi
(2015) đã viết cuốn sách Environmental Sustainability: Role of Green
Technologies (Dịch là: Sự bền vững môi trường: Vai trò của công nghệ xanh)

[161] đề cập đến bốn nội dung lớn: Phát triển nông nghiệp bền vững, nhiên
liệu tái tạo được, các công nghệ khử độc, nền kinh tế xanh và công nghệ nano
xanh. Trong đó rất nhiều giải pháp công nghệ được đề cập như công nghệ
thân thiện với môi trường trong xử lý kim loại nặng, quản lý một cách phối
hợp đối với rác thải từ mỏ bằng việc sử dụng công nghệ sinh học, sử dụng vi
tảo như là nguồn nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học hay đề cập đến rong
biển như là nguồn nguyên liệu hứa hẹn cho phát triển bền vững.
Tập trung phân tích những luận điểm cơ bản về mối quan hệ và sự tác
động qua lại hai chiều giữa môi trường và phát triển xã hội nhằm mục đích
hiểu rõ và có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ này, tác giả Đỗ Thu Hà
(2015) có bài viết “Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển xã hội”[68].
Tác giả cho rằng, môi trường và phát triển xã hội có mối quan hệ chặt chẽ,
khăng khít, tác động hai chiều qua lại với nhau. Trong sự tác động qua lại
này, môi trường có vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người. Còn sự phát triển xã hội ngày càng có ảnh hưởng đến việc cải tạo
16


và biến đổi môi trường. Trên cơ sở phân tích khá kỹ sực tác động tích cực,
tiêu cực quan lại giữa môi trường và phát triển xã hội, tác giả đưa ra một số
giải pháp để có thể chủ động giải quyết mối quan hệ này.
Đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường theo chủ trường, đường lối của
Đảng, tác giả Lê Xuân Tú (2016) có bài “Vấn đề bảo vệ môi trường theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng” đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị
[147]. Tác giả nêu lên tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường và khẳng
định Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi
trường thể hiện trong việc luôn tuân thủ những quy định quốc tế về bảo vệ
môi trường và kịp thời đề ra những chủ trương, chính sách, chiến lược quốc
gia về bảo vệ môi trường. Bài viết đã nêu nội dung bảo vệ môi trường trong
Nghị quyết Đại hội XII, đánh giá khái quát những thành tựu, hạn chế về bảo

vệ môi trường và nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường
mà Đại hội XII đề ra. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất ba giải pháp cụ thể
nhằm đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về bảo vệ môi trường đi vào thực
tiễn cuộc sống.
Tác giả Trần Thị Thúy Hà (2017) có bài “An ninh về môi trường ở Việt
Nam hiện nay”, đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam [69] khẳng
định, an ninh môi trường là một bộ phận cấu thành của an ninh quốc gia. An
ninh môi trường có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển bền vững. Từ việc
phân tích thực trạng an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay, tác giả cho
rằng, môi trường ở nước ta đang bị đe dọa nghiêm trọng, điều đó có thể làm
suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, bất ổn chính trị, thậm chí trở thành
ngòi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh. Để chủ động làm giảm nhẹ các
nguy cơ đe dọa an ninh về môi trường, tác giả đưa ra một số giải pháp như
đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, giáo dục cho các tổ chức Đảng, cơ
quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, kinh tế và đội ngũ cán bộ, đảng viên về
17


an ninh môi trường và nêu cao trách nhiệm bảo đảm an ninh môi trường; đẩy
mạnh giáo dục về môi trường cho học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở;
giữ gìn kỷ cương và phép nước về môi trường.
Luật sư môi trường Pamela Hill (2017) viết cuốn sách với nhan đề
Environmental Protection: What Everyone Needs to Know (Dịch là: Bảo vệ
môi trường: Mọi người cần biết điều gì) [162]. Tác giả cho rằng, mặc dù biến
đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường xuất hiện gần như hàng ngày trên các
phương tiện thông tin đại chúng nhưng con người không phải lúc nào cũng
nhận ra rằng môi trường cần phải được bảo vệ.
Tác giả đưa ra những dẫn chứng trong lịch sử và các vấn đề ô nhiễm
môi trường đang diễn ra hiện tại, từ nạn đói khoai tây Ailen đến sự cố tràn
dầu ở Vịnh Mexico và cuộc khủng hoảng nước uống ở Flint, Michigan. Từ

đó, tác giả nêu lên các mối đe dọa môi trường lớn nhất mà chúng ta đang phải
đối mặt ngày nay và đưa ra những giải pháp để bảo vệ môi trường, đặc biệt
nhấn mạnh đến trách nhiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và tăng cường
hiệu quả bảo vệ môi trường bằng pháp luật để công tác bảo vệ môi trường đạt
được hiệu quả cao hơn trong hiện tại và tương lai.
Nhằm đưa ra một số giải pháp cơ bản góp phần phát triển tài nguyên
và môi trường biển và hải đảo theo hướng thống nhất và bền vững, tác giả
Vũ Thị Kim Oanh (2017) có bài: “Một số giải pháp bảo vệ môi trường
biển, ven biển và hải đảo” [127]. Bài viết đưa ra những giải pháp cụ thể
như: nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát
triển tài nguyên biển; sử dụng hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm tài nguyên; giảm
thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; đẩy mạnh quản lý
tổng hợp; quan trắc, cảnh báo môi trường biển và hải đảo kịp thời, chính
xác; sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế và chính sách; hoàn thiện hệ
thống pháp luật về môi trường.
18


Nhóm tác giả Tạ Đình Thi, Phan Thị Kim Oanh, Tạ Văn Trung, Bùi
Đức Hiếu (2017) có bài “Ðảm bảo an ninh môi trường ở Việt Nam - Vấn đề
cấp thiết cần phải giải quyết” [139]. Bài viết phân tích thực trạng tác động của
biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh môi trường biển, ô nhiễm môi
trường ở một số khu vực trọng điểm, ô nhiễm xuyên biên giới, suy giảm tài
nguyên rừng và đa dạng sinh học, vấn đề môi trường trong khai thác khoáng
sản ở Việt Nam hiện nay để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo an
ninh môi trường như: xây dựng bộ tiêu chí và xác định bộ chỉ số an ninh môi
trường phù hợp với điều kiện của Việt Nam, xây dựng, hoàn thiện hệ thống
chính sách, giải pháp, cơ chế ngăn ngừa, ứng phó, đảm bảo an ninh môi
trường; tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực, tranh thủ các nguồn lực bên
ngoài; chú trọng nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến; đẩy

mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi
trường; giải quyết một cách hài hòa, đồng bộ mối liên hệ giữa phát triển kinh
tế, bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội; tăng cường công tác quản lý về
bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng.
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về bảo vệ môi trường tự
nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay tác
giả Nguyễn Thị Nga (2018) trong cuốn sách Vấn đề bảo vệ môi trường tự
nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
[123] cho rằng, từ năm 1986 đến nay, bên cạnh những thành tựu phát triển
kinh tế, Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành và nhân dân trong cả nước đã có
những hoạt động thiết thực trong bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi
trường tự nhiên nói riêng. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm, suy thoái đất đai và
nguồn nước đã đến mức báo động. Tài nguyên khoáng sản đang ngày một cạn
kiệt, rừng và đa dạng sinh học đang ngày càng suy giảm, nồng độ bụi, nước
thải, chất thải trong sản xuất, sinh hoạt đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng
19


đến phát triển kinh tế và đời sống, sức khỏe của nhân dân. Từ thực trạng nêu
trên, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam hiện nay.
Tập thể các tác giả Lê Huy Bá (Chủ biên), Nguyễn Xuân Hoàn, Võ
Đình Long (2018) trong cuốn sách Quản lý tài nguyên môi trường để phát
triển bền vững [8] đã khái quát về tài nguyên và môi trường ở Việt Nam như:
đất, nước, không khí, năng lượng, biển, rừng, khoáng sản, đồng thời đưa ra
quan niệm về phát triển bền vững. Các tác giả cho rằng, tài nguyên thiên
nhiên không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn chứa đựng nhiều giá trị khác
như giá trị xã hội, giá trị sinh thái. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, con
người đã không ngừng tìm mọi cách để can thiệp vào nguồn tài nguyên của

thế giới: khai thác trắng rừng nhiệt đới, sử dụng lãng phí các dạng tài nguyên
thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác và chế biến. Từ
đó, các hậu quả về mặt kinh tế, xã hội, sinh thái và môi trường tất yếu xảy ra:
sự suy giảm về đa dạng sinh học, sự hoang hóa về đất đai, sự giảm sút về
nguồn lợi của các đối tượng khai thác có giá trị và còn gia tăng hiệu ứng nhà
kính, gia tăng xói mòn, rửa trôi bề mặt. Vì vậy, cần giáo dục môi trường nhân
văn và hành vi ứng xử môi trường - khía cạnh của bảo vệ tài nguyên, môi
trường và phát triển bền vững, đồng thời có cơ chế chính sách kinh tế, bảo vệ
môi trường phù hợp để phát triển bền vững.
Nghiên cứu môi trường trong phạm vi nông nghiệp, nông thôn, tập thể
các tác giả Lê Huy Bá (Chủ biên), Nguyễn Xuân Hoàn, Đinh Đại Gái, Thái Vũ
Bình, Võ Đình Long (2018) viết cuốn sách Bảo vệ môi trường nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam [9] khẳng định, nông nghiệp và nông thôn trong thời đại
công nghiệp hóa, đô thị hóa vẫn đóng một vai trò quan trọng - làm cơ sở, nền
tảng cho sự phát triển bền vững. Tại Việt Nam, 75% dân số vẫn làm nông
20


nghiệp và sống trong nông thôn. Người nông dân vẫn luôn nhận thức được
rằng, ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cuộc sống của họ.
Nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường là do sự tác động của con người
gây ra như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; dư lượng phân bón; ô nhiễm dầu;
mặn hóa; phèn hóa v.v.. ảnh hưởng đến môi trường nông nghiệp, nông thôn.
Trên cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng của những tác động nêu trên lên môi
trường nói chung, môi trường nông nghiệp, nông thôn nói riêng, các tác giả đề
xuất những giải pháp cơ bản để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Để góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ các nguồn nước ở Việt
Nam, hướng tới phát triển bền vững, tác giả Phạm Quang Phương (2018)
trong bài “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ các nguồn nước ở Việt Nam để
hướng tới phát triển bền vững” [131] đã nêu lên thực trạng pháp luật về bảo

vệ các nguồn nước, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về bảo vệ
nguồn nước. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ nguồn nước cả về nội dung và hình thức thể hiện, xây
dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ nguồn nước toàn diện, đồng bộ, phù hợp,
khoa học, thực tiễn, dân chủ, công khai và minh bạch.
Tác giả Vũ Thị Mạc Dung (2018) với bài viết “Chủ trương của Đảng về
bảo vệ tài nguyên – môi trường thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (1996 – 2016)” [51] khẳng định, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo đất
nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế - xã
hội, cùng với toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu đã tạo nên sức ép to lớn đối với
lĩnh vực tài nguyên – môi trường. Trước yêu cầu của thực tiễn, Đảng luôn
quan tâm và tự đổi mới nhận thức, quan điểm về bảo vệ tài nguyên môi
trường góp phần đưa đất nước phát triển theo hướng bền vững.
21


Trương Minh Dục (2019) với bài viết “Suy thoái môi trường và vấn
đề phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi”[47]. Tác giả phân tích
thực trạng suy thoái môi trường vùng dân tộc và miền núi với những số liệu
cụ thể, đồng thời đề cập tới những tác động của suy thoái môi trường đến
sự biến đổi đời sống kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số vùng dân tộc và
miền núi, từ đó đề xuất các giải pháp khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên, đảm bảo phát triển bền vững như xây dựng, thực hiện hệ thống thể
chế luật pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường; gắn phát triển kinh tế - xã
hội với bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm phát triển bền vững vùng
dân tộc và miền núi.
Khẳng định vai trò quan trọng của việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường thuộc về công tác tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền trên báo chí

tác giả Nguyễn Đức Kha (2019) có bài “Giải pháp tăng cường tuyên truyền
trên báo chí về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu” [82]. Tác
giả cho rằng, vấn đề bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu là
nhiệm vụ quan trọng, cấp bách đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Bằng việc khảo sát một số báo, tạp chí (Tạp chí Cộng sản điện tử, Báo Nhân
dân điện tử, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường bản in, Báo Phụ nữ Việt
Nam bản in, Báo Thanh niên bản in) tác giả phân tích thực trạng công tác
tuyên truyền trên báo chí về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí
hậu hiện nay. Tác giả nêu lên nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới
những hạn chế, đồng thời, để nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về
bảo vệ môi trường cần thực hiện các giải pháp đồng bộ liên quan đến công
tác lãnh đạo, quản lý báo chí cũng như chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân
các cơ quan báo chí.
Nghiên cứu về môi trường và bảo vệ môi trường có một số luận án tiến
sĩ thuộc các chuyên ngành khác nhau như:
22


×