Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.31 KB, 22 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa đất
nước với tốc độ cao.Trong những năm qua, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) tăng bình qn hàng năm là trên 8%, cơng nghiệp tăng bình
qn hàng năm là 13,3%. Đó là mức tăng trưởng khá cao so với các
nước trên thế giới và trong khu vực. Mục tiêu phấn đấu đã được Đảng
và nhà nước ta xác định là :”Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu
đưa nước ta cơ bản trở thành một nước cơng nghiệp”.Theo định
hướng mục tiêu đó, dự kiến kế hoạch trong những năm tới, tăng
trưởng kinh tế ở nước ta, mặc dù có những khó khăn do tác động của
khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực,vẫn phải được duy trì ở
mức cao, khoảng 6-8%/năm so với 8,2% của giai đoạn 1991-1995.
Một tốc độ tăng trưởng khá cao như vậy sẽ cịn được dự kiến tiếp tục
duy trì trong một vài thập kỉ tới.
Sự tăng trưởng cao như vậy là một điều cần thiết nhằm làm
cho đất nước nhanh chóng phát triển, hịa nhập với nền kinh tế thế
giới và khu vực.nhưng đồng thời cũng chính sự phát triển với nhịp độ
cao như vậy cũng có nghĩa là một khối lượng tài nguyên thiên nhiên
ngày càng tăng được khai thác từ tự nhiên để chế biến, và một khối
lượng chất thải từ sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng được thải vào
tự nhiên. Nhất là trong những năm gần đây, do nền kinh tế nước ta
đang đi trên con đường cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đã đẩy mạnh
q trình đơ thị hóa, dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô
nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các
thành phố lớn. Do vậy, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề
quan trọng được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược
chung về kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa -hiện đại hóa
đất nước. Để có một sự phát triển bền vững, cần phải có một chương
trình hành động thống nhất và có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau giữa
phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm sốt mơi trường. Nếu
khơng có một chính sách đúng đắn, cụ thể về bảo vệ môi trường, nền


kinh tế sẽ bị thiệt hại nặng nề trước mắt cũng như về lâu dài, đồng thời
sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững và ổn định. Chính vì
thế, trên quan điểm triết học duy vật biện chứng ta có thể nhận thấy
giữa kinh tế và mơi trường có một mối quan hệ biện chứng , trong đó
giữa các mặt có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau một cách sâu
sắc.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận triết học này, em xin dựa vào mâu
thuẫn biện chứng để phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với
bảo vệ môi trường sinh thái.

1


Trong bài tiểu luận này, em xin nêu những vấn đề sau
I. Quan điểm biện chứng về mâu thuẫn.
1.Tính phổ biến của mâu thuẫn.
2.Mâu thuẫn là động lực của phát triển.
II. Quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo
vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam.
1. Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh
thái.
1.1. Khái niệm.
- Phát triển kinh tế.
- Môi trường sinh thái – Kinh tế môi trường.
- Phát triển bền vững.
1.2. Phân tích sự mâu thuẫn và thống nhất giữa hai mặt phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.1. Sự đối lập.
1.2.2. Sự thống nhất.
2. Tình trạng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta trong

thời gian qua.
2.1. Tổng thể các hoạt động gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.
2.2. Một số khía cạnh nổi cộm về vấn đề môi trường gần đây ở Việt Nam.

III. Một số giải pháp để kết hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường sinh thái ở nước ta.

NỘI DUNG
2


I. Quan điểm biện chứng về mâu thuẫn.
- Khái niệm: Mâu thuẫn biện chứng là mối liên hệ tác động qua
lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật hay giữa sự
vật này với sự vật khác.

1. Tính phổ biến của mâu thuẫn.
Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong tất cá các sự vật, hiện
tượng. Mâu thuẫn hết sức phong phú và đa dạng.Tính phong phú và
đa dạng đó được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các
mặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua lại giữa chúng,bởi trình độ tổ
chức hệ thống (sự vật) mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.
Mâu thuẫn tồn tại trong mọi mặt của đời sống xã hội dưới nhiều
hình thức khác nhau : mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài,
mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và
mâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối
kháng. Không những tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới
mà mâu thuẫn còn tồn tại phổ biến trong suốt q trình phát triển của
chúng. Khơng có sự vật, hiện tượng nào lại khơng có mâu thuẫn và
khơng có giai đoạn trong sự phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng lại

không tồn tại mâu thuẫn, một khi mâu thuẫn này mất đi thì lại có mâu
thuẫn khác được hình thành.Ngay cả trong lĩnh vực tư duy cũng vậy,
chúng ta khơng thể thốt khỏi mâu thuẫn ;chẳng hạn như mâu thuẫn
giữa năng khiếu nhận thức vô tận ở bên trong của mỗi con người với
sụ tồn tại thực tế của năng khiếu ấy trong những con người bị hạn chế
bởi hoàn cảnh bên ngoài,và bị hạn chế trong những năng khiếu nhận
thứ, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp của các thế hệ
con người, thế hệ nào cũng đều đạt được những tiến bộ nhất định
trong sự vân động đi lên vô tận của tư duy.

2. Mâu thuẫn là động lực phát triển.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát
triển nằm ngày trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục
những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật.
Nhờ đó mà sự vật ln phát triển .
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng
tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy
mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả sự “thống nhất” lẫn “đấu
tranh” của các mặt đối lập. Nó khơng thể tách rời nhau trong quá trình
vận động, phát triển của sự vật. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng
im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Song, đó chỉ là trạng thái vận
động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển khi diễn ra sự cân bằng
của các mặt đối lập. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự
vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là: Sự thống nhất của các
mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt đối lập là
tuyệt đối.V.I.Lênin viết : “Sự thống nhất (…) của các mặt đối lập là có
điều kiện, tạm thời, thống qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt
đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận
động là tuyệt đối.
3



Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các
mặt đối quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt tác động và
làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là
sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau.
Sự khác nhau đó ngày càng phát triển và đi đến đối lập. Khi hai mặt
đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn
nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được
thay thế bằng thể thống nhất mới, sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra
đời thay thế. V.I.Lênin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa
các mặt đối lập “Tuy nhiên, khơng có thống nhất của các mặt đối lập
thì cũng khơng có đấu tranh giữa chúng .Thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện
chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa
tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do đó, mâu
thuẫn chính là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.

II. Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ
môi trường sinh thái ở Việt Nam.
1. Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ
mơi trường.
1.1 Khái niệm:


Phát triển kinh tế :
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện
cơ cấu, thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện cho được ba nội dung sau:

+ Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm
quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người.
+ Sự biến đổi kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các
ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên,
cịn tỷ trọng nơng nghiệp ngày càng giảm xuống.
+ Mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự
tăng lên của nhu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế… mà mỗi
người được hưởng.
-

-

-



Mơi trường sinh thái – Kinh tế môi trường :
Môi trường là một khái niệm tổng hợp, phức tạp, mang tính mở và
phát triển cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ nói riên,
của nền kinh tế - xã hội và nhận thức của lồi người nói chung. Theo
nghĩa rộng, mơi trường của con con người, của vật thể hay sự kiện là
tổng thể các điều kiện bên ngoài bao gồm các vật thể hữu sinh và vô
sinh, các tương tác giữa chúng, cùng các sản phẩm của những
tương tác ấy, có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến đời sống,
động thái của con người, sự vật hay sự kiện đó.
Mơi trường, theo cách hiểu của kinh tế học mơi trường, là tồn bộ
các vùng địa – vật lí và sinh học, các điều kiện về vật chất vật chất –
tự nhiên, bao gồm sinh quyển (khơng khí, nước, đất, ánh sáng...) và
hệ sinh thái với tư cách là sản phẩm lâu dài của tạo hóa, có trước


4


con người, tương tác lẫn nhau, và cùng tác động đến sự hình thành,
sinh tồn và phát triển của con người cùng các hoạt động xã hội của
họ. Bản thân các hoạt động sinh tồn của con người cũng đang ngày
càng làm biến đổi mạnh mẽ môi trường. Vời nghĩa đó, về bản chất,
mơi trường là hệ thống với nhiều phân hệ từ vi mơ đến vĩ mơ, có cấu
trúc phức hợp từ nhiều thành tố có bản chất khác nhau, có tính động,
tính mở và khả năng tự tổ chức, tự điều chỉnh, đồng thời giữa chúng
thường xuyên tác động qua lại, quy định và phụ thuộc lẫn nhau thơng
qua dịng trao đổi vật chất và năng lượng và thông tin liên tục...
Kinh tế môi trường là một ngành khoa học đa ngành và mới mẻ, lấy
các vấn đề mơi trường làm đối tượng nghiên cứu chính của mình và
tiếp cận chủ yếu chúng dưới góc độ kinh tế. So với các khoa học
chuyên ngành kinh tế và các bộ mơn khoa học khác, kinh tế mơi
trường có xu hướng thiên về nghiên cứu mối quan hệ biện chứng,
nhiều chiều giữa môi trường với tư cách là hệ thống chỉnh thể với
các hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm ngăn chặn và giảm thiểu những
sai lầm của thị trường, hoặc những mặt trái trong những quyết định
và cơ chế khai thác, phân phối và tiêu dùng tài nguyên cho các hoạt
động kinh tế - xã hội, nghiên cứu, xây dựng các cơ chế khuyến khích
và các hình thức chi phí một cách hiệu quả và cơng bằng nhất trong
q trình khai thác, bảo vệ và cải thiện mơi trường...trên cả cấp độ
quốc gia lẫn quốc tế.

-

-


-



Phát triển bền vững :
Nguồn gốc chủ yếu của mọi biến đổi về môi trường sống của nhân
loại đang xảy ra hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta là các
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người. Các hoạt động
này một mặt cải thiện chất lượng môi trường sống của con người,
hơn nữa con người hiện đại có cuộc sống đầy đủ về vật chất, an
tồn về sinh mệnh, phong phú về văn hóa và các chuẩn mực khác.
Mặt khác các hoạt động này lại tạo ra hàng loạt các vấn đề khác như
cạn kiệt tài ngun thiên nhiên, ơ nhiễm, suy thối chất lượng mơi
trường khắp mọi nơi trên toàn thế giới.
Phát triển là áp lực của cuộc sống, là quy luật tất yếu của tiến hóa đã
và đang diễn ra trên hành tinh của chúng ta từ khi nó được hình
thành. Vấn đề đang được tìm tịi là phát triển như thế nào để con
người của các thế hệ hiện nay cũng như trong tương lai có được
cuộc sống hạnh phúc về vật chất cũng như tinh thần. Từ đó đã ra đời
khái niệm “phát triển bền vững” .Theo Hội đồng Thế giới về mơi
trường và phát triển WCED thì “Phát triển bền vững là sự phát triển
đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của
các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.

1.2 Sự đối lập và thống nhất giữa phát triển kinh tế và môi
trường sinh thái.
1.2.1. Sự đối lập.
Trong cuộc sống ngày nay, do nhu cầu về điều kiện sống của con
người ngày càng cao nên tất yếu sẽ thúc đẩy chúng ta phải phát triển
kinh tế để thỏa mãn những nhu cầu đó. Tuy nhiên việc phát triển kinh

tế địi hỏi phải có nguồn cung cấp nhiều hơn về nguyên vật liệu để
5


đảm bảo quá trình mở rộng sản xuất, mà nguồn cung cấp đó lại được
lấy từ tự nhiên và điều này tất yếu sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng tới môi
trường sinh thái: khai thác quá mức, tàn phá tài ngun trên phạm vi
rộng lớn khơng những làm suy thối tài ngun mà cịn làm giảm chất
lượng của mơi trường sinh thái. Đây chính là mâu thuẫn: kinh tế càng
phát triển thì lại ngày càng làm cho mơi trường xấu đi.
Hiện tại, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng
như của các ngành, các địa phương ở Việt Nam cho đến nay vẫn cịn
chưa tính đến một cách đầy đủ yêu cầu bảo vệ môi trường, coi bảo vệ
môi trường không chỉ như một yêu cầu tất yếu, cần thiết mà còn phải
là một mục tiêu hướng tới. Lẽ đương nhiên, không phải bất cứ sự tăng
trưởng kinh tế nào cũng kéo theo sự suy giảm về môi trường. Sự suy
giảm này chỉ xảy ra một khi năng lực tải của môi trường bị sự tăng
trưởng kinh tế vi phạm. Dưới đây là một số khía cạnh mâu thuẫn trong
chiến lược phát triển của các ngành kinh tế trong mối quan hệ với môi
trường sinh thái ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới:
1.2.1.1. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước cũng

như của các ngành, các địa phương đều nhắm vào mục tiêu duy trì
tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài.
Mục tiêu chiến lược mà các ngành, các địa phương đều định
hướng vào tăng gấp đôi và hơn nữa GDP trong mỗi thập kỉ phát triển.
Điều đó có nghĩa là phải duy trì tốc độ tăng trưởng trong một thời gian
dài hàng năm của GDP ở mức độ cao khoảng 8 – 10 % /năm. Nếu
như trình độ cơng nghệ của sản xuất và cơ cấu sản xuất của nền kinh
tế không được cải thiện nhiều thì sự tăng trưởng GDP của đất nước

cũng có nghĩa là tăng khối lượng tài nguyên khai thác cho sản xuất và
tăng lượng chất thải vào môi trường. Kết quả là ô nhiễm môi trường
chắc chắn sẽ tăng lên, nhất là khi tốc độ tăng trưởng của sản xuất
công nghiệp cao vẫn sẽ là chủ lực và duy trì ở mức độ cao (12 -15 % /
năm). Hiện tại tốc độ đổi mới công nghệ trong nền kinh tế quốc dân
mới vào khoảng 7 – 10 % /năm. Định hướng chiến lược phát triển
khoa học – công nghệ của Việt Nam xác định tốc độ đổi mới công
nghệ hàng năm khoảng 10 – 15 % /năm. Điều đó có nghĩa là phải sau
7 – 10 năm nền kinh tế mới đổi mới được cơng nghệ của mình. Trong
khoảng thời gian đó thì mơi trường đã phải chịu những tác động hết
sức nặng nề.
1.2.1.2. Cơ cấu các ngành sản xuất sẽ chuyển dịch theo hướng tăng
nhanh tỉ lệ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Các phương án phát triển được đề xuất ở tầm vĩ mô (cả nước),
tầm trung mô (ngành, địa phương) và vi mơ (cơng ty, doanh nghiệp)
đều có nét chung nổi bật là tốc độ tăng trưởng cao của sản xuất công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ thường được xác định khoảng 12 – 15
% /năm so với sản xuất nông nghiệp (thường được xác định khoảng 4
– 6 % /năm). Kết quả là tỉ trọng của sản xuất cơng nghiệp, xây dựng và
dịch vụ trong GDP có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Sự tăng trưởng
cao của các ngành công nghiệp, xây dựng nhất định sẽ dẫn đến các
vấn đề môi trường cần quan tâm đặc biệt, bởi lẽ đằng sau mức tăng

6


trưởng của sản xuất công nghiệp tàng ẩn những nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường. Kinh nghiệm quốc tế đã khái quát mối quan hệ giữa tăng
trưởng công nghiệp, đô thị hóa và chất lượng mơi trường ở các nước
đang phát triển như sau:


Tăng trưởng công nghiệp

Tăng công ăn việc làm

Tăng số dân di cư vào thành thị
Tăng sự hòa trộn công nghiệp –
đô thị
Tăng khối lượng chất thải và các
chất gây ơ nhiễm mơi trường

Chúng ta có thể thấy rằng, nếu như khơng có các chính sách,
chiến lược phù hợp thì khi định hướng phát triển cơng nghiệp của Việt
Nam nhằm vào các ngành mà đất nước hiện đang có lợi thế so sánh
như: cơng nghiệp khai thác, chế biến khống sản, dầu khí, điện năng,
chế biến nơng, lâm, hải, sản, dệt may, thì sẽ càng thấy rõ những nguy
cơ tiềm ẩn lớn dần về ô nhiễm môi trường. Bởi lẽ các ngành cơng
nghiệp nói trên đều thuộc loại danh mục các nguồn lớn nhất gây ô
nhiễm môi trường.
Nếu đi sâu vào cơ cấu sản xuất cơng nghiệp thì có thể dự báo
sự tăng nhanh hơn cả về nguồn gây ô nhiễm môi trường ở tốc độ khai
thác tài nguyên (than, dầu mỏ…) cao. Chiến lược phát triển dầu khí
xác định khai thác giai đoạn 2005 – 2010 đạt sản lượng gấp đôi sản
lượng năm 2000, lên tới 25 – 30 triệu tấn /năm. Các chỉ tiêu khai thác
than đến năm 2010 được Bộ công nghiệp soạn thảo cũng cho thấy
một kế hoạch duy trì tốc độ tăng đáng kể của ngành này.
Bảng dự báo sản xuất than 1996 – 2010 (1000 tấn)

7



Một khía cạnh khác cũng cần phải tính đến trong hoạch định
chính sách bảo vệ mơi trường gắn với phát triển kinh tế là cùng với
nhịp độ tăng của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ
tiêu dùng chất đốt cho năng lượng sẽ tăng lên đáng kể. Sự tăng lên về
tiêu dùng năng lượng than, điện…chắc chắn sẽ thải các chất thải ngày
một nhiều hơn và ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. Dự báo về
nhu cầu than tới năm 2010 của Bộ công nghiệp cho thấy nhu cầu tiêu
dùng than mà nên kinh tế năm 2010 cần sẽ tăng gấp đôi so với nhu
cầu tiêu dùng của năm 1995, cụ thể là từ 6,89 triệu tấn (1995) lên 12,8
1996 – 2000 2001 - 2005 2006 - 2010
Than nguyên khối 55.879
72.977
78.271
Than hầm lò
17.816
29.929
34.894
Than lộ thiên
38.063
43.049
43.377
triệu tấn (2010).
Dựa trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng nhiên liệu hóa thạch (than,
dầu) của các năm, có thể dự báo các dạng khí độc (CO2, SO2…) ảnh
hưởng tới chất lượng khơng khí. Tài liệu dự báo của bộ cơng nghiệp
cho thấy tổng lượng phát thải khí CO2 vào năm 2010 từ sự tiêu dùng
năng lượng sẽ tăng gấp 3 lần năm 1999.
Vì vậy, ta có thể thấy từ thực tế Việt Nam những năm qua,
chúng ta càng tập trung vào các ngành công nghiệp, xây dựng, nền

kinh tế tăng trưởng càng cao thì mơi trường sinh thái ngày càng bị ảnh
hưởng một cách nghiêm trọng. Đây chính là một trong những khía
cạnh chính của sự đối lập giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
sinh thái.
1.2.1.3. Không chỉ trong công nghiệp và xây dựng, việc phát triển

nông nghiệp ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở ngay Việt
Nam nói riêng cũng đã và đang gây ảnh hưởng xấu tới môi trường
sinh thái.
Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp ngày càng sâu rộng sẽ
tiếp tục sử dụng ngày càng nhiều chất hóa học vơ cơ độc hại và khó
phân giải.
Trong cơ cấu GDP của nước ta, giá trị của nơng, lâm ngư
nghiệp vẫn cịn chiếm giữ một tỉ trọng tương đối lớn (khoảng gần ¼).
Ở phần lớn các tỉnh và địa phương, tỉ lệ này cịn có nơi chiếm tới 50 –
60 %. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỉ trọng của
sản xuất nông nghiệp sẽ gắn liền với việc thâm canh ngày càng tăng
trong sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng và vật ni. Q trình
thâm canh hóa sản xuất nơng nghiệp ở Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục gắn
liền với việc tăng cường sử dụng các loại phân vô cơ, thuốc trừ sâu,
diệt cỏ. Vào năm 1996, mức sử dụng phân bón hóa học cho một hécta
sản xuất nơng nghiệp ở nước ta trung bình vào khoảng 120 -150 kg.
8


Đến năm 2000, để đạt sản lượng 30 triệu tấn thóc thì phải tăng mức
phân bón hóa học nói trên 3 lần, tức là vào khoảng 200 – 450 kg cho
một hécta.
Rõ ràng là nếu khơng có những chính sách và biện pháp bảo vệ
thích hợp và lâu dài thì với sự tăng cường sử dụng các loại phân bón

hóa học, các chất vô cơ lâu phân hủy và độc hại thì nguy cơ ơ nhiễm
mơi trường ở tất cả các thành phần mơi trường (đất, nước, khơng khí,
đa dạng sinh học…) sẽ ngày càng tăng lên, đe dọa chính sự phát triển
bền vững của sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người. Đây chính
là một khía cạnh đối lập rất rõ ràng trong mối quan hệ mâu thuẫn biện
chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở nhiều
nước trên thế giới và ngay ở Việt Nam.
1.2.1.4. Một số nền kinh tế ở trình độ thấp lại chủ trương tăng

trưởng quá nóng, thường thiếu các điều kiện vật chất, tài chính và
dễ bỏ qua các nguyên tắc, yêu cầu bảo vệ môi trường. Thậm chí có
nước đã chủ trương “hy sinh” mơi trường dể đạt được sự tăng
trưởng nhanh chóng nhờ tiết kiệm các khoản chi phí ngân sách cho
bảo vệ mơi trường.
Ta có thể thấy, lợi ích về kinh tế đã mâu thuẫn với u cầu bảo
vệ mơi trường. Có thể trước mắt, việc cắt giảm ngân sách dành cho
bảo vệ môi trường sẽ đem lại những lợi ích kinh tế nhất định, song về
lâu dài chính sự suy thối của mơi trường lại là nguyên nhân quan
trọng làm giảm tính hấp dẫn của thị trường nước đó và thúc đẩy sự ra
đi của các nhà đầu tư nước ngoài, thiệt hại lúc này sẽ vô cùng lớn và
trầm trọng đối với nền kinh tế.
1.2.1.5. Phát triển, đặc biệt là phát triển kinh tế là một yêu cầu tất

yếu của cuộc sống con người, thế nhưng dù ở trình độ nào thì sự
phát triển của con người dù ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới môi
trường sinh thái thông qua việc khai thác tự nhiên.
Các cộng đồng người có thu nhập thấp do không đủ vốn liếng,
thiếu phương tiện, thiết bị phải tự kiếm sống bằng sự khai thác khơng
hợp lí, bóc lột cùng kiệt các tài nguyên thiên nhiên, khai thác bằng các
phương pháp thủ công, hiệu quả khai thác thấp là suy thối mơi

trường do nghèo nàn và lạc hậu. Việt Nam và nhiều nước đang phát
triển và kém phát triển đang phải đối mặt với vấn đề này.
Trái lại, những cộng đồng có kinh tế phát triển, với tư bản lớn,
khoa học và công nghệ cao, phá hoại môi trường bằng nền sản xuất
lớn, theo chiều sâu, tiêu dùng lãng phí. Đó là ngun nhân gây suy
thối mơi trường do thừa thãi phát triển quá mức cần thiết.

1.2.2. Sự thống nhất.
Phát triển kinh tế và vảo vệ môi trường sinh thái là hai mặt đối
lập trong mâu thuẫn biện chứng giữa chúng. Trong mối quan hệ này
sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại
không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, là sự tác động ngang nhau
9


của chúng. Sự phát triển, cụ thể là sự phát triển kinh tế của con người
đã gây ra nhiều tác động đối với môi trường sinh thái.Tuy nhiên, trong
mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng với phát triển kinh tế, đến lượt
mình, mơi trường lại tác động trở lại nền kinh tế của con người theo
hai hướng trái ngược nhau.
1.2.2.1. Chiều tiêu cực:
Môi trường là xuất phát điểm quan trọng cho việc hình thành
các chính sách kinh tế vĩ mơ của nhà nước, cũng như cho việc triển
khai các hoạt động kinh tế trên thực tế, đồng thời bất cứ nền kinh tế
nào vận hành trên các nguyên tắc và thể chế khơng được thiết kế
nhằm khuyến khích và định hướng hành vi, thái độ ứng xử của cá
nhân và tập thể người sản xuất cũng như người tiêu dùng, ở cả cấp vĩ
mô và vi mô, cũng gây tác động xấu đến mơi trường. Hơn nữa, khi đó
những lợi ích kinh tế ban đầu thu được từ việc khai thác và sử dụng
bừa bãi thiên nhiên sẽ không bù lại được những chi phí đắt đỏ và tổn

thất to lớn mà mà con người phải hứng chịu về sau trong q trình
khơi phục mơi trường, hay để thích hợp hơn trong một môi trường mới
đã bị biến dạng, bị xuống cấp bởi chính bàn tay con người.
Với những hoạt động mang tính tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu,
nghiêm trọng tới mơi trường sinh thái, con người hay chính sự phát
triển bền vững của nền kinh tế của con người đang bị môi trường tác
động trở lại ngày càng rõ rệt hơn. Bảng thống kê dưới đây cho thấy
một số ví dụ về về sự thiệt hại kinh tế do hủy hoại môi trường tại một
số nước đang phát triển. Qua đó có thể thấy rằng vấn đề mơi trường ở
các nước đang phát triển là nghiêm trọng. Những con số đưa ra ở đây
là khơng đầy đủ, bởi nó không đưa ra những con số tương tự ở các
nước cơng nghiệp phát triển để có thể so sánh được, nhưng cũng có
thể thấy rằng các nước đang phát triển chắc chắn bị thiệt hại lớn về
kinh tế do suy giảm mơi trường.
Phí tổn kinh tế do suy giảm mơi trường ở một số nước đang
phát triển

10


Quốc gia
Burkina
Faso
Costa Rica
Etiopia
Indonesia
Madagascar
Malavi
Mali
Nigeria

Philippines

Sự thiệt hại môi trường
Thất thu trong chăn nuôi, trồng trọt sản
xuất nhiên liệu (củi) do bị giảm diện tích
đất trồng.
Hủy diệt nguồn cá ven biển, nạn phá
rừng và xói mịn đất.
Tác động của nạn phá rừng lên việc cung
cấp củi và sản lượng mùa màng.
Xói mịn đất và nạn phá rừng.

Năm
198
8

198
9
198
3
198
4
Cháy rừng và xói mịn đất.
198
8
Phá rừng và xói mịn đất.
198
8
Tác động của xói mịn đất lên sản lượng 198
mùa màng.

8
Suy giảm chất lượng đất, phá rừng ơ 198
nhiễm nguồn nước và những xói mịn 9
khác.
Hủy diệt nguồn cá ven biển, phá rừng, xói 198
mịn đất.
9

%GNP
8,8
7,7
6-9
4,0
5 -15
2,8-15,
2
0,9
-12,5
17,4
4,0

Trên quy mơ tồn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng thì con
người và sự phát triển bền vững của con người đang bị đe dọa bởi
những tác động trở lại của môi trường như sau :
- Suy giảm về trữ lượng và chất lượng của tài nguyên thiên nhiên có
nghĩa cơ bản đối với cuộc sống của con người như: đất, nước, rừng,
thủy sản, khoáng sản và các dạng tài ngun năng lượng. Sự suy thối
này có trong các thập kỉ đầu của thế kỉ XXI có khả năng dẫn tới tình
trạng thiếu thốn nghiêm trọng về lương thực cho nhân loại. Đặc biệt
trong khi chủ trương của đa số các nước hiện nay, trong đó có Việt Nam

là thay đổi cơ cấu của nền kinh tế theo xu hướng tăng tỉ trọng của công
nghiệp và dịch vụ, giảm thiểu tỉ trọng của nơng nghiệp thì nguy cơ trên
càng rõ ràng hơn. Dân số thế giới đang tiếp tục tăng lên với tốc độ
khoảng 1,7 % /năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của lương thực chỉ
khoảng 1% /năm.
- Ơ nhiễm mơi trường sống của con người với tốc độ nhanh và phạm vi
lớn hơn trước. Khơng khí, nước, đất tại các đô thị, khu công nghiệp, khu
chế xuất và ngay cả ở vùng nông thôn, vùng sản xuất nông nghiệp, vùng
ven biển, đại dương ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe đời sống của con người cũng như sự sinh tồn và phát triển của các
sinh vật khác trên trái đất.
- Hiện tượng khí hậu nóng lên tồn cầu do hiệu ứng nhà kính làm băng
tan và mực nước biển sẽ dâng lên, khí CFC đang làm thủng tầng ozone
bảo vệ con người khỏi tác động nguy hiểm của bức xạ vũ trụ. Hậu quả là
hiện nay tỉ lệ người bị các bệnh ung thư đang tăng lên thấy rõ ở nhiều
nước.
- Các vấn đề xã hội cấp bách là nạn nghèo đói đang lan tràn tại các
nước chậm phát triển, nạn thất nghiệp đang đe dọa nhiều nước trên thế
11


giới kể cả những nước phát triển nhất, sự cách biệt về thu nhập và mức
sống giữa các quốc gia, cũng như giữa các nhóm người khác nhau
trong cùng một nước.

1.2.2.2. Chiều tích cực:
Nguy cơ hủy hoại mơi trường và sự tác động tiêu cực trở lại của
môi trường là một khía cạnh đặc biệt quan trọng trong chính sách phát
triển bền vững. Nhưng tác động và ảnh hưởng của môi trường trở lai
phát triển kinh tế không chỉ dừng lại ở đó. Cịn có một mặt khác của

vấn đề mà hiện nay ít được đề cập. Sự quan tâm về môi trường và
nhận thức bảo vệ môi trường đã tạo ra khả năng thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và tạo thêm nhiêu công ăn việc làm thông qua quá trình chuyển
đổi cơ cấu cơng nghệ và kĩ thuật có xem xét dưới góc độ mơi trường,
thơng qua hình các ngành công nghiệp mới – công nghiệp bảo vệ môi
trường cũng như ngành dịch vụ môi trường.

2.

Thực trạng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở
Việt Nam trong thời gian qua.

Theo dự báo của Ngân hàng thế giới thì chỉ với mức tăng GDP
của nền kinh tế Việt Nam như những năm qua (khoảng 8% /năm ) thì
mức độ ơ nhiễm mơi trường vào năm 2020 có thể gấp 4 – 5 lần mức ô
nhiễm năm 2000. Các chuyên gia của Ngân hàng thế giới cũng ước
đoán rằng nếu khơng có những biện pháp ngăn ngừa bảo vệ thích hợp
thì ơ nhiễm cơng nghiệp ở Việt Nam trong thời kì 2000 – 2010 sẽ tăng
với chỉ số 3,8, tương đương 14% tăng trưởng kinh tế. Tổn thất kinh tế
do ô nhiễm công nghiệp tác động tới sức khỏe của con người ước tính
khoảng 0,3 % GDP của đất nước vào năm 2000 và tới năm 2010 sẽ
tăng lên tới 12%. Nếu tính gộp cả các giá trị hưởng thụ bị mất đi, sự
mất mát đa dạng sinh học… thì tỉ lệ này cịn lớn hơn gấp bội. Kinh
nghiệm phát triển kinh tế của thế giới cho thấy rằng: tính trung bình
trong 10 năm, nếu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước châu
Á tăng lên 2 lần thì mức độ ơ nhiễm tăng lên 5 lần, tỉ lệ này ở Việt Nam
ước tính cũng tương tự. Việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay
chưa đáp ứng nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong
giai đoạn mới. Nhìn chung mơi trường ở nước ta vẫn tiếp tục bị ô
nhiễm và suy thối, có nơi nghiêm trọng. Việc thi hành pháp luật bảo

vệ môi trường chưa nghiêm minh: nhận thức tự giác bảo vệ và giữ gìn
mơi trường cơng cộng chưa trở thanh thói quen trong cách sống của
đại bộ phận dân cư.

2.1. Có thể tóm tắt các hoạt động kinh tế đã và đang gây suy thoái
tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam gồm:
2.1.1. Khai thác tài ngun thiên nhiên khơng hợp lí.
-

Khai thác lâm nghiệp khơng hợp lí: gỗ, săn bắn, sản phẩm rừng…
Mở rộng diện tích đất nơng nghiệp vào hệ sinh thái rừng, đất ngập
nước…
Tiếp tục du canh du cư và canh tác nương rẫy.
Phát triển cây công nghiệp (cà phê, cao su, bông, chè…) vào đất
rừng.
Tiếp tục dể hoang đất trống, đồi núi trọc.

12


-

Khai thác bừa bãi động vật hoang dã, tiếp tục bn bán các lồi thú
q hiếm.
Sử dụng chất nổ, chất độc, điện để đánh bắt thủy sản.
Khai thác nước ngầm không đúng kĩ thuật.

2.1.2. Sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội không bền vững.
-


Xây dựng các đập nước không đánh giá tác động của môi trường.
Quy hoạch dân số và kế hoạch hóa gia đình chưa đạt u cầu cân
bằng, ổn định.
Tiếp tục khai thác gỗ củi ở rừng tự nhiên để đun nấu.
Khai hoang vòa đất ngập nước, rừng ngập mặn để nuôi tôm, nuôi cá.
Khai thác quá mức tài nguyên thủy sản trong các khu vực nước ngọt
và ven biển.
Khai thác bừa bãi các rạn san hô làm vôi, bán làm kỉ niệm.
Thâm canh nông nghiệp theo hướng tăng thuốc trừ sâu, phân hóa
học.
Nhập các giống cây trồng, vật ni mới từ nước ngồi, bỏ qua ưu thế
của cây trồng, vật nuôi truyền thống của địa phương.
Chưa thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động mơi trường của
các hoạt động tưới tiêu thủy lợi.
Cịn bỏ sót đánh giá tác động mơi trường cho các dự án phát triển
kinh tế - xã hội.
Chưa kiểm soát được di dân tự do.
Thực hiện chưa đầy đủ các công ước về bảo vệ mơi trường đã kí.
Chưa kiểm sốt chặt chẽ các hoạt động xuất nhập khẩu liên quan
đến bảo vệ mơi trường.

2.1.3. Ơ nhiễm mơi trường đang gia tăng bởi:
-

Các nhà máy thiếu bộ phận xử lí chất thải (nước, khí, rác…), chưa có
cơng nghệ tái sử dụng chất thải.
Không tiết kiệm khi khai thác quặng không quy hoach bãi thải.
Các chất thải từ các đô thị và khu công nghiệp, đặc biệt là các chất
thải độc hại, khơng được quản lí chặt chẽ.
Chưa kiểm sốt bụi, khí thải, tiếng ồn của các phương tiện giao

thông, sân bay, cầu cảng…
Khơng quản lí tốt mơi trường khu du lịch, thể thao, nghỉ ngơi, giải trí.
Tiếp tục dùng than kém chất lượng để đun nấu.
Quy hoạch địa điểm và mặt bằng nhiều khu cơng nghiệp (cũ và mới)
chưa hợp lí.

2.1.4. Các rủi ro và thảm họa môi trường xảy ra ngày một
nhiều bởi:
- Khai thác và vận chuyển dầu chưa an tồn.
- Chưa kiểm sốt tốt các lưu vực.
- Sử dụng thiếu an toàn thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh gia súc và
phân hóa học.
- Các chất độc hại khơng có quy chế quản lí.
- Chưa có kế hoạch tốt đề phịng các rủi ro và thảm họa mơi trường.
- Cung cấp nước sạch cho nhân dân chưa đảm bảo nhu cầu tối thiểuKhơng xử lí phân bắc ở nơng thôn, đặc biệt là ở đồng bằng
Nam bộ, kể cả phân gia súc.

13


Rừng tiếp tục bị phá là nguyên nhân lớn dẫn đến lũ quét và ngập lụt
lớn.

2.2. Các số liệu thống kê và thực trạng về một số khía cạnh nổi
cộm của tình trạng mơi trường sinh thái của Việt Nam trong thời
gian gần đây.
Trong những năm gần đây, do việc phát triển kinh tế đã kéo
theo q trình đơ thị hóa ngày càng nhanh. Nhiều nhà máy trước đây
nằm ở ngoại thành giờ đây đã nằm lọt trong các đô thị với lượng dân
cư đông đúc, đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho mơi trường xung

quanh. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm nguồn nước sạch do rất nhiều
nhà máy, cơng xưởng xả nước thải chưa hề được xử lí hoặc đã được
xử lí nhưng chưa đạt yêu cầu ra sơng ngịi, kênh rạch… “Riêng Thành
phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có 450000 kg BOD bị thải ra sơng rạch,
trong đó nước thải cơng nghiệp chiếm 250000 kg/ngày. Các nhà máy
dệt, nhuộm gây ô nhiễm nặng nề nhất, từ 20000 – 250000 mg/l COD”.
Theo số liệu thống kê tại Hà Nội, tổng lượng nước thải từ 300 – 400
ngàn m3/ngày, trong đó lượng nước thải từ sản xuất cơng nghiệp là 85
– 90 ngàn m3/ngày, tổng khối lượng rác thải sinh hoạt là 1800 – 2000
m3/ngày, trong đó khối lượng thu gom được chỉ đạt 850 m3/ngày,
phần còn lại chủ yếu được đổ vào các khu vực ven sông hồ, kênh
mương nội thành. Bên cạnh đó, đặc biệt là các chất thải từ bênh viện
khơng được xử lí, các phịng thí nghiệm, các khu chăn ni. Theo điều
tra của các cơ quan chức năng, các nhà máy của các khu cơng nghiệp
Việt Trì, Biên Hịa, Thái Ngun đã gây ơ nhiễm nặng cho nước ở các
sông Hồng, sông Đồng Nai, sơng Cầu…
Khơng chỉ có cơng nghiệp mới gây ơ nhiễm môi trường mà ngay
cả ngành công nghiệp cũng gây ra điều này do sự thiếu hiểu biết, nhận
thức kém của người nơng dân cịn hạn chế, lại bị tác động bởi nền
kinh tế thị trường, nên họ đã tìm mọi cách để khai thác tiềm năng của
cây trồng qua việc tăng cường sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ
sâu, thuốc kích thích… để tạo ra những sản phẩm với năng suất cao
và có vỏ ngồi đẹp mắt. Tuy nhiên, chính việc làm của họ đã dẫn đến
việc chất lượng nước bị suy thối, thậm chí có nơi khơng thể sử dụng
được như một số các cơng trình khai thác nước ở Vinh, Hải Phòng,
Quảng Ninh.
Việc khai thác quá mức nước dưới đất cũng gây ra ảnh hưởng
tới việc cung cấp nước, làm hạ mực nước ở một số cụm cơng trình
khai thác, làm giảm lưu lượng nước và gây ra tình trạng lún đất ở một
số nơi của Hà Nội. Tình hình này cũng tương tự tại một số tỉnh khác.

Mặc dù kinh tế nước ta đang đạt mức tăng trưởng khá cao,
nhưng hệ thống thoát nước tại các đô thị hiện nay đều là hệ thống
chung cho cả thốt nước mưa, nước thải cơng nghiệp, đã tồn tại từ rất
lâu đời và chưa được quy hoạch một cách cụ thể. Hệ thống thoất
nước này có nhược điểm là chưa có trạm xử lí nước thải tập trung tiết
diện các đường cống nhỏ và bị bùn cạn lắng đọng làm khả năng thoát
nước kém, hệ thống cống rãnh thưa, nhiều đường phố khơng có cống
thốt nước. Hệ thống cống rãnh thoát nước yếu kém cùng với hồ ao bị
san lấp đã gây ra tình trạng úng ngập trầm trọng vào mùa mưa ở nhiều
nơi, đặc biệt là các thành phố lớn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của
14


con người và việc sản xuất, phát triển kinh tế. Tuy hiện nay, nhiều nơi
đã cố gắng giả quyết vấn đề này nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Chẳng
hạn như ở Hà Nội đã xây dựng trạm bơm thoát nước n Phụ, bắt
đầu nạo vét sơng, thốt nước nhằm giải quyết cơ bản tình trạng úng
ngập trong mùa mưa, nhưng hệ thống thoát nước ở nội thành vẫn
chưa được nâng cấp đáng kể nên tình trạng ngập úng trong thời gian
gần đây vẫn xảy ra nghiêm trọng. Dẫu sao, các ngành các cấp cũng
đang thi hành các biện pháp có hiệu quả như quy hoạch nguồn nước
để bảo vệ nguồn nước, đưa nước vào sử dụng hợp lí, khai thác nước
có sẵn nhằm mục đich sản xuất điện năng cho sinh hoạt và cho công
nghiệp, cung cấp nước tưới tiêu cho nơng nghiệp, cấp nước cho thủy
sản điều hịa dịng chảy cho giao thông, chống ngập lụt và cạn kiệt…
Do quá trình xây dựng, phát triển kinh tế hiện nay, các nhà máy
công nghiệp, các ngành nghề sản xuất phụ nhanh chóng phát triển. Do
đó mức độ ơ nhiễm ở những nơi có nhà máy sản xuất cơng nghiệp,
ngành nghề sản xuất phụ đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng cho
môi trường. Các đô thị đều bị ô nhiễm tới mức đáng báo động, đặc biệt

là về nồng độ bụi trong khơng khí: “Nồng độ bụi trung bình ở các thành
phố là 0,4 – 0,5 mg/m3, nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh các
nhà máy, xí nghiệp hay gần đường giao thông lớn đều vượt tiêu chuẩn
cho phép từ 1,5 – 3 lần, nơi bị ô nhiễm nặng nhất là khu dân cư gần
nhà máy xi măng Hải Phịng…”. Ơ nhiễm bụi chủ yếu do giao thông
vận tải, xây dựng sửa chữa nhà cửa và sản xuất công nghiệp gây ra.
Tuy nhiên theo số liệu của trạm quan trắc mơi trường quốc gia thì ơ
nhiễm bụi ở các khu dân cư đô thị gần các khu cơng nghiệp từ năm
1995 đến nay có chiều hướng giảm dần, kết quả này có thể do nhà
nước đã thực hiện cơng tác kiểm sốt các nguồn thải cơng nghiệp
bằng các biện pháp như: Quản lí và kiểm sốt chất lượng khơng khí
bằng các luật lệ, chỉ thị, tiêu chuẩn chất lượng mơi trường khơng khí,
quy hoạch xây dựng các khu đô thị và các khu công nghiệp trên quan
điểm hạn chế sự ơ nhiễm khơng khí khu dân cư, xây dựng các công
viên, hàng rào cây xanh, cây trồng hai bên đường đẻ hạn chế bụi, cải
thiện chất lượng khơng khí thong qua sự hấp thụ CO2 trong q trình
quang hợp cây xanh, áp dụng các biện pháp cơng nghệ, lắp đặt các
thiết bị thu lọc bụi và xử lí các khí độc hại trước khi thải ra khơng khí.
Ngược lại, ơ nhiễm bụi ở khu dân cư thơng thường trong khu đơ thị
ngày càng tăng, có thể đó là dở hoạt động đơ thị hóa, đặc biệt là hoạt
động giao thông và xây dựng đô thị ngày một gia tăng. Nồng độ khí
CO2 ở một số nút giao thông lớn trong đô thị đều thường xuyên vượt
quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Bên cạnh quá trình phát triển kinh tế là sự suy thoái tài nguyên
rừng. Trong mấy chục năm qua, rừng của Việt Nam đang bị tàn phá
nặng nề trên quy mô lớn. Teo tài liệu của WWF, năm 1989 nước ta chỉ
còn 66432 km2 rừng, trong đó rừng phịng hộ là 7365 km2. Độ che
phủ rừng hiện đã tụt xuống mức đáng báo động. Theo UNDP – Việt
Nam năm 1995, độ che phủ rừng của Việt Nam đã giảm từ 43% (14
triệu ha) năm 1943, xuống 34% (11 triệu ha) năm 1986 và còn 28% (8

triệu ha) năm 1995. Nguyên nhân chủ yếu là do việc đưa các kĩ thuật
hiện đại vào khai thác bừa bãi, lãng phí vì mục đích trước mắt của một
số người và một điều không thể tránh khỏi là sự tác động của cơ chế

15


thị trường: chuyển đất rừng sang đất sản xuất và kinh doanh, đặc biệt
là phá rừng để trồng các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê,
chè…Tây Nguyên chiếm tới 40 – 50% diện tích rừng bị mất trong khu
vực. Tuy nhiên, từ năm 1995 đến nay, do công tác trồng rừng đã được
đẩy mạnh đã phần nào làm cho diện tích đất rừng tăng lên. Hiện nay
diện tich đất rừng ở Việt Nam được quy hoach là khoảng 20 triệu ha,
trong đó 9,4 triệu ha là rừng che phủ, còn lại là cây bụi, rừng thưa và
bãi cỏ, đất trồng chưa sử dụng. Mục đích quản lí tài nguyên rừng ở
Việt Nam là nhằm đảm bảo cho việc sử dụng bền vững tài nguyên
rừng phù hợp với các mục tiêu của nhà nước về kế hoạch phát triển
kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội và bảo vệ mơi trường. Các mục đích
cụ thể là: bảo vệ và quản lí nguồn tài ngun rừng hiện có cũng như
trong tương lai trên cơ sở ổn định lâu dài để đáp ứng nhu cầu của nhà
nước về lâm sản, bảo vệ môi trường, nâng cao sản lượng rừng, tăng
cường sự tham gia của nhân dân và các ngành kinh tế vào việc trồng,
bảo vệ và quản lí phát triển rừng, sản xuất và sử dụng có hiệu quả các
mặt hàng lâm sản thiêt yếu khai thác từ rừng trồng vì lợi ích của mơi
trường.
Rừng có mối quan hệ chặt chẽ với đất đai. Việt Nam có ¾ diện
tích là đồi núi. Ngồi hai vùng châu thổ là đồng bằng sơng Hồng và
đồng bằng sơng Cửu Long có đất canh tác tốt, cịn các vùng khác,
chất lượng đất đai nói chung là kém, có hàm lượng sắt và nhơm cao,
thiếu các thành phần hóa chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát

triển của cây. Sự giảm nhanh chóng độ che phủ của rừng đã gây ra
một áp lực rất lớn lên chất lượng đất đai trồng trọt như đất bị xói mịn,
rửa trơi cịn trơ sỏi đá hoặc letarit hóa làm mất khả năng canh tác. Đất
nông nghiệp không chỉ bị thu hẹp về diện tích mà cịn bị ơ nhiễm. Đất
bị ơ nhiễm do các chất phịng trừ dịch hại đã giết hại nhiều quần thể
sinh vật có ích trong đất, làm cho đất bạc màu, mất khả năng tự phục
hồi. Hàng năm ở nước ta, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp đã sử dụng khoảng 15000 -25000 tấn thuốc phòng trừ dịch hại
và thuốc bảo vệ thực vật, bình quân lượng thuốc sử dụng trên một
hecta gieo trồng là 0,4 – 0,5 kg/ha, cá biệt có những vùng chuyên canh
như vùng trồng rau Đà Lạt: 5,1 – 13,5 kg/ha, vùng trồng lúa sông
Hồng: 0,5 – 2 kg/ha, đồng bằng sông Cửu Long: 1,5 – 2,7 kg/ha. Trong
những năm gần đây, đứng trước thực trạng về sự xuống cấp nghiêm
trọng của đất nước hiện nay, nhà nước đã ban hành các biện pháp để
khai thác và quản lí đất có hiệu quả hơn, sử dụng triệt để hơn cùng với
việc phát triển kinh tế như luật đất đai ra đời năm 1989, được bổ sung
và hoàn chỉnh năm 1993 nhăm xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp
của người dân trong thời gian dài cùng với việc giao đất, giao rừng cho
từng hộ dân quản lí…
Cũng do phát triển kinh tế, chúng ta phải khai thác khoáng sản
có sẵn trong tự nhiên. Các nguồn khống sản của ta đa dạng chứ
khơng giàu, trữ lượng thấp, do đó, đến nay một số khoáng sản của ta
đã bị cạn kiệt mà nguyên nhân chủ yếu không phải sản xuất cơng
nghiệp mà do sử dụng chúng chưa có hiệu quả và khơng đúng mục
đích. Khác với nguồng khống sản, nhiên liệu hóa thạch do khó khai
thác nên chúng ta cịn khá nhiều, đây sẽ là nguồn tài lực quan trọng
cho chúng ta phát triển kinh tế trong những năm tới. Tuy nhiên, chúng

16



ta cịn cần phải có một chiến lược khai thác được nghiên cứu và
hoạch định hợp lí nhằm tránh tác động không tốt tới môi trường tự
nhiên.
Sẽ là không đầy đủ và tồn diện nếu khơng xét đến mặt trái của
phát triển kinh tế là sự ô nhiễm về môi trường xã hội. Ơ nhiễm mơi
trường xã hội là sự lan tràn của các tệ nạn xã hội như ma túy, mại
dâm, rươu chè… mà hậu quả của nó khơng chỉ làm băng hoại thuần
phong mĩ tục, đạo đức và mối quan hệ giữa người với người, mà hơn
thế nữa, nó cịn tác động tiêu cực đến cấu trúc sinh học của con người
như gây ra bệnh tật, sự biến đổi gien theo chiều hướng xấu đi ở các
thế hệ tiếp theo, làm suy giảm khả năng sống, lao động và ảnh hưởng
xấu đến sự phát triển con người. Chính vì vậy mà ơ nhiễm mơi trường
xã hội đang là một trở ngại lớn cho quá trinh phát triển kinh tế về lâu
dài, nói cách khác, nó cũng chính là một mặt trái nguy hiểm của sự
phát triển kinh tế.
Qua những thực trạng trên, chúng ta thấy rằng việc đề ra các
biện pháp để giải quyết sự mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường là vô cùng cần thiết, và là một nhiệm vụ cực kì cấp bách để
bảo đảm sự phát triển bền vững cho các thế hệ sau.

Một số biện pháp để kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường ở
Việt Nam hiện nay.
1. Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp
sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường, giáo dục
dân số, môi trường và xã hội hóa cơng tác bảo vệ mơi trường.

III.

Bảo vệ mơi trường chỉ có thể tiến hành thành cơng khi huy động

được toàn dân tham gia chủ động, tự giác, liên tục và rộng rãi, vì vậy
cần phải đưa các nội dung bảo vệ mơi trường và chương trình giáo
dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về sự cần thiết phải
hạn chế tốc độ tăng dân số, về sử dụng tài nguyên nhằm bảo vệ môi
trường.
Cung cấp thơng tin cho những người có quyền ra quyết định và
hoạch định chính sách.
Kết hợp vấn đề dân số và tiêu thụ tài nguyên vào trong các
chính sách và kế hoạch nhà nước.
Đào tạo đội ngũ chuyên gia về môi trường hăng hái và chất
lượng cao làm lực lượng nòng cốt để triển khai trên thực tế các hoạt
động môi trường.
Tạo điều kiện để người dân thường xuyên nhận được các thông
tin về môi trường như một biện pháp cơ bản bảo vệ môi trường.
Động viên hướng dẫn nếp sống sạch, hợp vệ sinh cho nhân
dân.
Phát động mạnh các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường
như phong trào xanh – sạch – đẹp, vườn – ao - chuồng (VAC), vườn –
ao – chuồng – rừng (VACR), tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường
….

17


2. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ mơi trường, khẩn
trương ban hành các chính sách về phát triển kinh tế gắn với bảo
vệ môi trường, xây dựng và củng cố hệ thống pháp lí và thể chế
bảo vệ mơi trường.
Cần nhanh chóng đồng bộ hóa và hồn thiện khơng ngừng hệ

thống pháp luật bảo vệ mơi trường quốc gia (gồm Luật bảo vệ môi
trường và các bộ luật khác về thành phần hay khu vực môi trường
quốc gia như: luật rừng, luật biển, luật khoáng sản, luật đất đai…). Hệ
thống luật và các thể chế càng đầy đủ, cụ thể, đồng bộ, tiên tiến và
được thực thi nghiêm túc, thì chắc chắn sẽ trở thanh cơng cụ hữu hiệu
bảo vệ mơi trường. Đa dạng hóa các thể chế bảo vệ môi trường (bao
gồm các tổ chức, cơ quan, hiệp hội, nhà nước hay phi nhà nước, các
ngành và chuyên trách trong các lĩnh vực nghiên cứu, quản lí và bảo
vệ mơi trường chung.
Rà sốt và ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật, bảo đảm
nâng cao hiệu lực của luật.
Ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích
áp dụng các cơng nghệ sạch.
Thể chế hóa việc phối hợp giải quyết các vấn đề phát triển kinh
tế với bảo vệ môi trường.

3. Đánh giá tác động mơi trường và quản lí tai biến mơi trường, chủ
động phịng chống ơ nhiễm và sự cố mơi trường, khắc phục suy
thối mơi trường.
Sử dụng các cơng cụ của khoa học kinh tế môi trường và khoa
học khác để đánh giá cái “được” và cái “mất” khi khai thác, sử dụng tài
nguyên và môi trường trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Một dự án
phát triển hiệu quả phải mục tiêu bảo vệ, cải thiện môi trường. Kiên
quyết loại bỏ những dự án phát triển kinh tế nhưng gây tổn hại nghiêm
trọng đến môi trường.
Để quản lí tai biến mơi trường cần xác định đặc trưng, khả năng
gây hại mơi trường của nó. Vì vậy, cần tiến hành điều tra cơ bản môi
trường và thu thập các dữ liệu quan trọng liên quan để xây dựng hệ
thống dữ liệu môi trường của quốc gia. Cần khẩn trương xây dựng
đồng bộ và hệ thống hóa hệ thống quan trắc môi trường quốc gia.

Các bộ, các tỉnh, thành phố tổ chức phân loại các cơ sở gây ơ
nhiễm và có kế hoạch xử lí phù hợp, kiên quyết đình chỉ hoạt động
hoặc di chuyển địa điểm các cơ sở hoặc bộ phận của cơ sở sản xuất
kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất.
Áp dụng cơng nghệ sạch, ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và
năng lượng.
Các đô thị các khu công nghiệp phải thực hiện ngay phương án
xử lí chất thải, ưu tiên xử lí chất độc hại, chất thải bệnh viện.
Chính phủ khẩn trương thơng qua kế hoạch quốc gia ứng cứu
sự cố tràn dầu trên biển, kế hoạch nghiên cứu khắc phục hậu quả
chiến tranh đối với môi trường và con người.

4. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên.
Áp dụng các biện pháp kinh tế và luật pháp cần thiết đưa nhanh
tỉ lệ che phủ rừng lên trên 30% diện tích lãnh thổ, thực hiện nghiêm
18


chỉnh lệnh đóng cửa rừng tự nhiên. Mở rộng diện tích các khu bảo tồn
động thực vật bảo vệ đa dạng sinh học.
Nhanh chóng chấm dứt tình trạng khai thác khống sản bừa bãi
gây lãng phí tài ngun, hủy hoại rừng, suy thoai đất và ô nhiễm môi
trường.
Chấm dứt ngay việc sử dụng các biện pháp có tính hủy diệt
(như điện, xung điện, chất nổ, chất đốt…) để khai thác nguồn lợi thủy
sản.
Tăng cường các biện pháp quản lí tổng hợp nguồn nước theo
lưu vực sông, khẩn trương nghiên cứu những phương án đối phó với
nguy cơ thiếu nước trong những năm tới.


5. Xúc tiến các biện pháp kinh tế - tài chính bảo vệ mơi trường, tăng
cường và đa dạng hóa đầu tư cho hoạt động bảo vệ mơi trường.
Về nguyên tắc, việc sử dụng các biện pháp tài chính phải giúp
cho tăng cường năng lực và động lực tài chính, cũng như đảm bảo
phân phối cơng bằng các lợi ích thụ hưởng và các chi phí phải gánh
chịu cho cho mục đích bảo vệ mơi trường.
Các biện pháp tài chính đưa ra cũng phải khuyến khích hạn chế
tiêu dùng tài ngun khơng có khả năng tái tạo, tăng áp dụng cơng
nghệ cao khơng có chất thải hoặc sử dụng nguyên liệu tái chế, nguyên
nhiên liệu không gây ô nhiễm (chẳng hạn dùng xăng khơng chì thay
cho xăng pha chì).
Các cơng cụ kinh tế - tài chính được sử dụng cho mục tiêu bảo
vệ môi trường cần được đa dạng hóa, áp dụng linh hoạt và thích hợp
với các điều kiện và đối tượng cụ thể của mỗ địa phương
Tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngồi về thơng tin, đào tạo, tài
chính trong lĩnh vực mơi trường.
Củng cố tổ chức và năng lực, hiệu lực hoạt động của các cơ
quan tư pháp, các cơ chế tài chính nhằm siết chặt kỉ luật và nâng cao
hiệu lực của các luật lệ và chế định về môi trường trên thực tế.
Lồng ghép các trương trình phát triển kinh tế và bảo vệ mơi
trường với xóa đói giảm nghèo để cải thiện mức thu nhập của dân
chúng, tránh tình trạng vì mục đích sinh tồn trước mắt mà người dân
phá hủy rừng, hủy hoai môi trường.
Đặt các giải thưởng tinh thần và vật chất nhằm khuyến khích kịp
thời, thích đáng những tập thể, cá nhân có đóng góp hữu ích cho công
tác bảo vệ môi trường.
Khai thác tối đa các nguồn lực từ các ngành, các thành phần
kinh tế, các nguồn, kể cả sự đóng góp của người dân.
Ngay từ kế hoạch hàng năm của nhà nước và của các ngành và

các địa phương cần có khoản mục kế hoạch về bảo vệ mơi trường với
tổng kinh phí năm sau được tăng cường đáng kể so với các năm
trước.
Chính phủ quy định mức đầu tư cho bảo vệ môi trường đối với
các doanh nghiệp nhà nước.
Khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu
tư cho bảo vệ mơi trường của Việt Nam.

6. Kiện tồn bộ máy quản lí nhà nước về bảo vệ mơi trường từ trung
ương đến các địa phương.

19


Nâng cấp cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường ở
trung ương, tạo điều kiện cần thiết về tổ chức, nhân lực, cơ sở vật
chất kĩ thuật để cơ quan này đủ sức thực hiện tốt chức năng quản lí
mơi trường, kết hợp chặt chẽ với việc tư vấn hoạch định các chủ
trương, chính sách về phát triển bền vững, sử dụng hợp lí các loại tài
nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản và nguồn lợi thủy sản.
Tăng cường năng lực quản lí nhà nước về bảo vệ mơi trường
cho các địa phương. Xây dựng phương án tổ chức hệ thống quản lí
nhà nước về bảo vệ mơi trường ở cấp quận huyện. Thực hiện thí điểm
ở một số tỉnh và thành phố để rút ra kinh nghiệm triển khai đại trà ở
nhiều nơi trong các năm sau. Tổ chức cần gọn nhẹ, hiệu quả, nhân sự
được điều chỉnh từ biên chế hiện có.

7. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và cơng nghệ, nâng cao trình độ
khoa học – công nghệ bảo vệ môi trường, đào tạo cán bộ, chuyên

gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Ủng hộ và thúc đẩy xu hướng của thế giới về tái cơ cấu toàn bộ
nền kinh tế quốc gia và các doanh nghiệp trên cơ sở các công nghệ
mới về chất theo hướng ít tiêu thụ tài nguyên, ít chất thải, “sạch”, nhân
đạo và hòa đồng với thiên nhiên hơn.
Ưu tiên sản xuất ngày càng nhiều các sản phẩm có khả năng
nâng cao chất lượng sống (thiết bị chống ô nhiễm, các hàng hóa bảo
đảm yêu cầu vệ sinh) hoặc các sản phẩm giảm thiểu tác hại đối với
môi trường và con người so với các sản phẩm truyền thống.
Việc quản lí chất thải phải lấy mục tiêu cao nhất là giảm thiểu
lượng chất thải. Cần sớm xây dựng và thực hiện những hệ thống quy
định tiêu chuẩn chất lượng công nghệ bắt buộc cho các loại hình
doanh nghiệp và cho lĩnh vực kinh doanh cụ thể, đồng thời sớm hình
thành các doanh nghiệp chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
môi trường. Có thể hỗ trợ thích đáng cho các doanh nghiệp này.
Xây dựng mạng lưới điều tra, quan trắc môi trường, đánh giá và
dự báo diễn biến môi trường của cả nước.
Hình thành hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ
môi trường.
Tổ chức hệ thống đào tạo cán bộ, chuyên gia thuộc lĩnh vực môi
trường với các cấp trình độ, các lại ngành nghề đồng bộ, đáp ứng
được các yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường.
Chú trọng phát triển ngành công nghiệp môi trường.

8. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
Mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế về bảo vệ mơi trường.
Tham gia các chương trình hợp tác có mục tiêu để giải quyết các
nhiệm vụ bảo vệ mơi trường chung với các quốc gia có liên quan
(chung biên giới, chung vùng biển, vùng trời, chung dòng sơng…).
Xây dựng chiến lược và các chương trình kế hoạch bảo vệ môi

trường. Chiến lược bảo vệ môi trường xác định những phương hướng,
mục tiêu, nguồn lực và giải pháp lớn thực hiện các mục tiêu một cách
khoa học, thực tiễn và khả thi. Chiến lược bảo vệ môi trường phải trở
thanh một bộ phận hợp thành tất yếu của chiến lược quy hoạch tổng
thể hợp nhất ở các cấp, các ngành và manh tính liên vùng, liên quốc

20


-

gia; đồng thời với việc xây dựng các chương trình và dự án bảo vệ mơi
trường phải có căn cứ và được cụ thể hóa trong chiến lược bảo vệ môi
trường. Phải coi đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi
trường là đầu tư phát triển.
Để có một thế kỉ XXI văn minh và phát triển bền vững, Việt Nam
cần quan tâm và nỗ lực thực hiện kế hoạch quốc gia, đặc biệt là:
Kế hoạch phòng ngừa ơ nhiễm cơng nghiệp và đơ thị hóa.
Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học.
Chương trình giáo dục, đáo tạo và nâng cao nhận thức của cộng
đồng về bảo vệ mơi trường.
Chương trình quốc gia thực hiện Cơng ước khung của Liên Hợp
Quốc về biến đổi khí hậu.
Chương trình quốc gia giảm dần các chất phá hủy tầng ozone.
Chương trình thay đổi mẫu hình tiêu thụ theo hướng có lợi cho mơi
trường.
Chương trình bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Các biện pháp phát huy vai trò của các tổ chức xã hội như thanh
niên, phụ nữ, cộng đồng, các doanh nghiệp trong các hoạt dộng bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững.

Đấu tranh với sự nghèo khó.
Chương trình kế hoạch hóa việc phát triển dân số.

21


KẾT LUẬN
Như vậy, để đạt được sự phát triển bền vững, chúng ta cần
phải gắn liền sự nghiệp phát triển kinh tế với công tác bảo vệ môi
trường. Môi trường đã và đang là một vấn đề có tính tồn cầu, thực tế
đó địi hỏi phải có một chiến lược quốc gia để kết hợp nhà nước và
nhân dân trong cùng một nỗ lực nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên
điều đáng lo ngại là mặc dù đã nhận thức được đầy đủ mức độ nghiêm
trọng của vấn đề nhưng khơng phải lúc nào con người cũng có những
bước đi cụ thể, tham gia đầy đủ trong nỗ lực này. Con người đã và
đang tàn phá môi trường một cách bừa bãi mà không hề e sợ rằng
một ngày nào đó chính điều đó sẽ quay lại hủy diệt chính bản thân con
người.
Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, mối quan hệ
đặc thù của con người với môi trường xung quanh là ở chỗ con người
không thụ động tiếp nhận sự tác động từ bên ngoài mà tích cực cải
biến tự nhiên và chính bản thân mình. Vì vậy có thể nói rằng chỉ khi
nào bản thân con người cảm nhận được trực tiếp sự tác động của mơi
trường tới sự sống, sự phát triển của mình và tính cấp bách của việc
bảo vệ mơi trường thì khi đó mâu thuẫn giữa mơi trường và phát triển
kinh tế mới có thể được giải quyết. Có thể mất nhiều thời gian nữa, tuy
nhiên, con người chắc chắn có thể làm được điều đó.
-

Các tài liệu tham khảo:

Tạp chí Triết học, số 4(167), tháng 4 – 2005.
Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 13 (7 – 2000).
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 252 – tháng 5/1999.

22



×