Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.94 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÍ 10
NĂM HỌC 2019-2020
I. CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT:
Câu 1. Chất điểm là gì? Phân biệt hệ tọa độ và hệ quy chiếu?
Câu 2. Chuyển động thẳng đều là gì? Nêu những đặc điểm của chuyển động thẳng đều? Viết công thức tính
quãng đường và phương trình của chuyển động thẳng đều?
Câu 3. Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều? Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều có đặc
điểm gì?
Câu 4. Thế nào là sự rơi tự do? Nêu đặc điểm của chuyển động rơi tự do? Trong trường hợp nào các vật
đựoc coi gần đúng là rơi tự do?
Câu 5. Chuyển động tròn đều là gì? Thế nào là tốc độ góc, chu kỳ, tần số trong chuyển động tròn đều?
Câu 6. Trình bày công thức cộng vận tốc dạng tổng quát và nêu 2 trường hợp đặc biệt(cùng phương cùng
chiều và ngược chiều)
Câu 7. Phát biểu định nghĩa lực? Nêu điều kiện cân bằng của chất điểm? Phát biểu quy tắc tổng hợp và phân
tích lực?
II. BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một vật chuyển động thẳng đều trong 6h đi được 180km,khi đó tốc độ của vật là:
A. 900m/s
B. 30km/h
C. 900km/h
D. 30m/s
Câu 2: Hai thành phố A và B cách nhau 250km. Lúc 7h sáng, 2 ô tô khởi hành từ hai thành phố đó theo
hướng về phía nhau. Xe từ A có vận tốc v1 = 60km/h, xe kia có vận tốc v2 = 40 km/h. Hỏi 2 ô tô sẽ gặp nhau
lúc mấy giờ? Tại vị trí cách B bao nhiêu km?
A.9h30ph; 100km
B.9h30ph; 150km
C.2h30ph; 100km
D.2h30ph; 150km
Câu 3: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường
thẳng từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm mốc,


chọn thời điểm xuất phát của 2 xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiềếu chuyển động của ô tô 2 làm chiều
dương. Phương trình chuyển động của 2 ô tô trên sẽ như thế nào?
Câu 4: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều. Sau 100s tàu đạt tốc độ 36km/h. Gia tốc và quãng
đường của đoàn tàu đi được trong thời gian đó
A. 0,185 m; 333m/s
B. 0,1m/s2; 500m
C. 0,185 m/s; 333m
D. 0.185 m/s2; 333m
Câu 5: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều và sau 5s thì
dừng hẳn. Độ lớn gia tốc của đoàn tàu có thể nhận giá trị nào sau đây:
A. -2m/s2
B. 180m/s2
C. 7,2m/s2
D. 9m/s2
Câu 6: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc là 36km/h thì hãm phanh, sau 10s thì ôtô dừng lại hẳn.Gia tốc
và quãng đường mà ôtô đi được là:
A. - 1m/s2 ;100m
B. 2 m/s2; 50m
C. -1 m/s2 ;50m
D.1m/s2;100m
2
Câu 7: Phương trình chuyển động của một chất điểm là x = 10t + 4t . Tính vận tốc của chất điểm lúc t = 2s.
A. 16m/s
B. 18m/s
C. 26m/s
D. 28m/s
Câu 8: Một giọt nước rơi từ độ cao 45m xuống, cho g = 10m/s2. Thời gian vật rơi tới mặt đất là bao nhiêu?
A. 3s
B. 2,1s.
C. 4,5s.

D. 9 s.
Câu 9: Vật rơi tự do ở độ cao 240m trong 7s.Quãng đường vật đi trong giây cuối cùng là?
A. 40,5m.
B. 63,7m.
C. 60m.
D. 112,3m.
Câu 10: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9m xuống đất. Tính vận tốc v của vật khi chạm đất. Bỏ qua
lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do bằng g = 9,8m/s2.
A. v = 9,8m/s.
B. v = 9.9m/s.
C. v = 1,0m/s.
D. v= 96m/s.
Câu 11. Một cánh quạt quay đều, trong 1phút quay được 120 vòng. Tính chu kì, tần số quay của quạt.
A.0,5s và 2 vòng/s.
B.1 phút và 120 vòng/phút.
C.1 phút và 2 vòng/phút.
D.0,5s và 120 vòng/phút.
Câu 12: Một chiếc xe đạp chạy với vận tốc 20 km/h trên một vòng đua có bán kính 50m. Độ lớn gia tốc
hướng tâm của xe bằng bao nhiêu?
A. 1,23 m/s2.
B. 0,11 m/s2.
C. 0,62 m/s2.
D. 16 m/s2.


Câu 13: Một vật quay với chu kì 3,14 s. Tính tốc độ góc của vật đó?
A. 7 (rad/s).
B. 5(rad/s).
C. 3(rad/s).


D. 2(rad/s).

TỰ LUẬN
Bài 1: Một người khởi hành từ A về B với tốc độ không đổi 40km/h. Cùng lúc đó người thứ 2 đi từ B về A
với vận tốc 60km/h, AB =60km.
a. Viết phương trình chuyển động của hai người.
b. Hai người gặp nhau ở vị trí nào? Khi gặp nhau mỗi người đi được quãng đường bao nhiêu?
Bài 2. Lúc 8h tại hai điểm A và B cách nhau 40km có hai ôtô chạy cùng chiều trên đường thẳng từ A đến B.
Tốc độ của ôtô chạy từ A là 60km/h và tốc độ của ôtô chạy từ B là 40km/h. Chọn A làm gốc toạ độ, gốc thời
gian lúc 8h, chiều dương từ A đến B.
a. Lập phương trình chuyển động của hai xe.
b. Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
Bài 3. Lúc 7h tại hai điểm A và B cách nhau 200km có hai ôtô chạy ngược chiều trên đường thẳng từ A đến
B. Tốc độ của ôtô chạy từ A là 60km/h và tốc độ của ôtô chạy từ B là 40km/h. Chọn A làm gốc toạ độ, gốc
thời gian lúc 7h, chiều dương từ A đến B.
a) Lập phương trình chuyển động của hai xe.
b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
Bài 4: Hình bên mô tả chuyển động của hai vật khởi hành cùng gốc thời gian. Căn cứ vào đồ thị tọa độ của
hai vật chuyển động:
x(km)
a. Hãy xác định vận tốc của mỗi vật.
6
b. Viết phương trình tọa độ của mỗi vật
Bài 5: Lúc 8 giờ một ô tô xuất phát từ B chuyển động thẳng đều
với vận tốc 60km/h. Lúc 10 giờ, một ô tô khác xuất phát từ A cách
B 100km, chuyển động thẳng đều với vận tốc 80km/h theo hướng
AB để đuổi theo xe B.
a. Viết phương trình chuyển động của hai xe.
0
b. Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.

t(h)
5 6
Bài 6: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm
phanh chuyển động chậm dần đều. Sau khi đi được quãng đường 20m, vận tốc của xe là 54km/h.
a. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì xe dừng lại.
b. Tính quãng đường đi được đến khi dừng lại.
c. Trước khi dừng lại 1 giây, ô tô có vận tốc bằng bao nhiêu?
Bài 7: Một vật rơi tự do tại nơi có g  10m / s2 , thời gian rơi là 10s. Tính:
a) Thời gian vật rơi một mét đầu tiên.
b) Thời gian vật rơi một mét cuối cùng.
Bài 9: Hai hòn đá A và B được thả rơi từ một độ cao. A được thả rơi sau B một khoảng thời gian là 0,5s.
Tính khoảng cách giữa A và B sau khoảng thời gian 2s kể từ khi A bắt đầu rơi. Lấy g  9,8m / s 2 .
Bài 10: Từ vách núi, người ta buông rơi một hòn đá xuống vực sâu. Từ lúc buông đến lúc nghe tiếng hòn đá
chạm đáy vực là 6,5s. Biết vận tốc truyền âm là 360m/s. Lấy g  10m / s2 . Tính:
a) Thời gian rơi.
b) Khoảng cách từ vách núi tới đáy vực.
Bài 11. Từ độ cao 20m một vật được thả rơi tự do. Lấy g = 9,8m/s2. Tính:
a) Vận tốc của vật lúc chạm đất.
b) Thời gian rơi.
c) Vận tốc của vật trước khi chạm đất 1s.
Bài 12. Thời gian rơi của một vật được thả rơi tự do là 4s. Lấy g = 10m/s2. Tính:
a) Độ cao nơi thả vật.
b) Vận tốc lúc chạm đất.
c) Vận tốc trước khi chạm đất 1s.
d) Quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng.


Bài 13. Một vật được thả rơi tự do tại nơi có g = 9,8m/s2. Tính quãng đường vật rơi được trong 4s và trong
giây thứ 4.
Bài 14.Từ độ cao 5 m, một vật nặng được ném theo phương thẳng đứng lên phía trên với vận tốc ban đầu

4m/s. Chọn trục tọa độ Oy thẳng đứng hướng lên trên.
a. Viết phương trình chuyển động của vật.
b. Vẽ đồ thị tọa độ, đồ thị vận tốc của vật.
c. Mô tả chuyển động của vật, nói rõ chuyển động là nhanh dần đều hay chậm dần đều.
d. Tính độ cao cực đại mà vật đạt được.
e. Tính vận tốc của vật khi chạm đất.
Bài 15. Hãy tổng hợp lực trong mọt số trường hợp sau


F2
F2

F2

F1


F1


F1

Phân tích một số lực sau theo các phương đã cho trước:

Bài 16.
1. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1=F2=20N. Tìm độ lớn hợp lực của chúng khi chúng hợp với
nhau một góc   600, 900, 1200 1800
2. Tìm góc giữa 2 lực F1=16N và F2=12N. Biết rằng hợp lực giữa chúng có độ lớn F=20N




×