Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Quyền lợi của người khuyết tật trong vấn đề chăm sóc sức khỏe và chế độ việc làm đối với người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 22 trang )

Mục lục
ĐỀ BÀI ...................................................................................................................................... 1
BÀI LÀM .................................................................................................................................. 1
A. MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
B. NỘI DUNG ........................................................................................................................... 1
I. Một số khái niệm về ngƣời khuyết tật, chăm sóc sức khỏe và việc làm cho ngƣời khuyết
tật ............................................................................................................................................ 1
1. Khái niệm ngƣời khuyết tật ................................................................................................ 1
2. Khái niệm chăm sóc sức khỏe NKT .................................................................................. 2
3. Khái niệm việc làm đối với NKT ....................................................................................... 2
II. Quyền lợi của ngƣời khuyết tật trong vấn đề chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp
luật hiện hành? ....................................................................................................................... 2
1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu ............................................................................................... 3
2. Khám bệnh, chữa bệnh....................................................................................................... 4
3. Chế độ bảo hiểm y tế.......................................................................................................... 5
4. Phục hồi chức năng ............................................................................................................ 6
II. Việc làm đối với NKT ....................................................................................................... 8
1. Tình huống thực tế về việc tìm kiếm việc làm và đảm bảo việc làm của ngƣời khuyết tật .......... 8
2. Những khó khăn, bất lợi của NKT trong việc tìm kiếm việc làm ...................................... 9
2.1. Bất lợi xuất phát từ phía NKT trong việc tiếp cận việc làm ........................................ 9
2.2. Khó khăn khi tham gia tìm kiếm việc làm ................................................................ 10
2.3. Khó khăn, bất lợi trong quá trình làm việc ................................................................ 12
2.4 Định kiến của cộng đồng đối với ngƣời khuyết tật ................................................... 12
3. Nhận xét quy định của pháp luật hiện hành về chế độ việc làm đối với NKT ................ 13
3.1. Những điểm đạt đƣợc ................................................................................................ 13
3.2. Một số hạn chế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật .................................................... 14
C. KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 16
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 21
0



ĐỀ BÀI
Bài 3:
1. Quyền lợi của ngƣời khuyết tật trong vấn đề chăm sóc sức khỏe theo quy định
của pháp luật hiện hành?
2. Tìm 01 tình huống thực tế về việc tìm kiếm việc làm và đảm bảo việc làm của
ngƣời khuyết tật. Qua đó phân tích những khó khăn, bất lợi của họ và nhận xét quy định
của pháp luật hiện hành về chế độ việc làm đối với ngƣời khuyết tật.
BÀI LÀM
A. MỞ ĐẦU
Ngƣời khuyết tật là những ngƣời có khiếm khuyết về mặt cơ thể nên là đối tƣợng
yếu thế hơn trong cộng đồng. Vì vậy, nếu nhƣ không đƣợc quan tâm đúng mực, ngƣời
khuyết tật rất dễ bị đối mặt với nguy cơ bị vi phạm nghiêm trọng đến có quyền của mình.
Sự khiếm khuyết ở một hoặc một vài chức năng đã trở thành rào cản đối với việc hòa
nhập của ngƣời khuyết tật. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện quyền của ngƣời khuyết tật cũng
nhƣ thể hiện tinh thần “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân” Nhà nƣớc đã có những quy
định về chế độ chăm sóc sức khỏe và tiếp cận việc làm với những chính sách ƣu đãi, hỗ
trợ, tạo điều kiện thuận lợi để NKT có khả năng sống tự lập, hòa nhập vào đời sống xã
hội, phát huy khả năng và tận dụng năng lực của những NKT. Để tìm hiểu rõ hơn về các
chính sách ƣu đãi về quyền lợi trong chăm sóc sức khỏe và vấn đề tiếp cận việc làm cho
NKT, em xin phân tích đề số 03.
B. NỘI DUNG
I. Một số khái niệm về người khuyết tật, chăm sóc sức khỏe và việc làm cho người
khuyết tật
1. Khái niệm người khuyết tật
Định nghĩa ngƣời khuyết tật đƣợc nêu tại khoản 1 Điều 2 của Luật Ngƣời khuyết
tật năm 2010: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt,
học tập gặp nhiều khó khăn”.


1


Nhƣ vậy, ngƣời khuyết theo pháp luật hiện hành tật bao gồm cả những ngƣời bị
khuyết tật bẩm sinh, ngƣời bị khiếm khuyết do bệnh tật, tai nạn, thƣơng binh, bệnh
binh,... đƣợc xác định bằng các dạng tật và mức độ khuyết tật.
2. Khái niệm chăm sóc sức khỏe NKT
Theo Tổ chức Y tế thế giới “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất,
tâm thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thƣơng tật” 1. Vì
thế có thể hiểu sức khỏe ngƣời khuyết tật là tình trạng ổn định toàn diện về thể chất, tâm
thần, xã hội.
Nhằm đạt đƣợc sự chăm sóc toàn diện ba mặt sức khỏe của NKT nhƣ đã nêu, chăm
sóc sức khỏe NKT là chăm sóc y tế ( do ngành y tế đảm nhiệm chính nhƣ phòng bệnh;
khám bệnh; chữa bệnh; điều dƣỡng; phục hồi chức năng) và chăm sóc ngoài y tế ( do các
ngành khác đảm nhiệm chính nhƣ: tập luyện thể dục thể thao, chăm sóc về mặt dinh
dƣỡng, nƣớc uống, vệ sinh môi trƣờng; nhà ở; giao thông vận tải v.v..)2.
Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung phân tích về chăm sóc sức khỏe y tế cho
NKT theo quy định của Luật NKT 2010.
3. Khái niệm việc làm đối với NKT
Theo Bộ luật lao động và Luật việc làm quy định: “Việc làm là hoạt động lao động
tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. Việc làm cũng đƣợc đặt ra đối với ngƣời
khuyết tật tƣơng tự nhƣ những ngƣời lao động khác. Việc làm cho người khuyết tật đƣợc
hiểu là các hoạt động của ngƣời khuyết tật tạo ra thu nhập.
Trong phạm vi bài viết, vấn đề việc làm của NKT đƣợc tiếp cận dƣới góc độ cơ hội
việc làm cho NKT bao gồm: tìm kiếm việc làm (nhƣ đƣợc tiếp cận đào tạo nghề, đƣợc
tiếp nhận việc làm, các hoạt động nghề nghiệp, các điều kiện sử dụng lao động) và đảm
bảo việc làm cho ngƣời khuyết tật.
II. Quyền lợi của người khuyết tật trong vấn đề chăm sóc sức khỏe theo quy định
của pháp luật hiện hành?
Với truyền thống nhân đạo, tƣơng thân tƣơng ái Đảng, Nhà nƣớc và toàn dân luôn

tôn trọng, chăm lo sức khỏe cho ngƣời khuyết tật. Các quyền về chăm sóc sức khỏe NKT
đƣợc quy định trong Hiến pháp, pháp lệnh về ngƣời tàn tật năm 1998 và các luật chuyên
ngành khác trƣớc khi Luật NKT ra đời. Pháp luật quy định về quyền lợi của NKT trong
vấn đề chăm sóc sức khỏe bao gồm các quy định của Luật NKT năm 2010 ( chƣơng III)
và các luật khác liên quan đã phần nào giúp NKT vƣợt qua những khó khăn về bệnh tật
Xem GS.TS. Trƣơng Việt Dũng (chủ biên), TS. Nguyễn Duy Luật, Tổ chức và quản lí y tế, Nxb. Y học,
Hà Nội, 2007, tr.89;
2
Xem Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật người khuyết tật Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội,
2011, Tr 146
2
1


tạo điều kiện cho họ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Những quyền lợi của NKT trong vấn đề
chăm sóc sức khỏe đƣợc thể hiện qua 03 nội dung sau:
1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc sức khỏe ban đầu đƣợc Tổ chức Y tế thế giới đề cập Lần đầu tiên trong
Hội nghị về chăm sóc sức khỏe ban đầu tổ chức tại Alma Ata - Kazacstan, theo đó chăm
sóc sức khỏe ban đầu đƣợc hiểu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, với giá thành mà
họ có thể chấp nhận đƣợc nhằm đạt đƣợc mức sức khỏe cao nhất. Dựa trên tinh thần hội
nghị, Việt Nam thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu trên khắp các địa phƣơng và do hệ
thống y tế địa phƣơng đảm nhiệm với những tiêu chí đƣa ra đƣợc đánh giá là tƣơng thích,
tiến bộ so với các tiêu chí do hội nghị Alma Ata đƣa ra3.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu đƣợc quy định tại Điều 21 Luật ngƣời khuyết tật. Theo
đó, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NKT là chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cƣ trú
thuộc trách nhiệm của trạm y tế cấp xã, NKT đƣợc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các
trạm y tế nhƣ sau:
- Giáo dục sức khỏe: NKT đƣợc giáo dục sức khỏe thông qua các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe, nhằm mục đích tăng cƣờng

kiến thức và hiểu biết để tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng
đồng.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa: Nhằm ngăn ngừa không để xảy ra khuyết
tật, ngăn ngừa tình trạng ốm đau, tai nạn rủi ro trở thành NKT và phòng ngừa để ngăn
ngừa khuyết tật gây nên hậu quả nặng hơn. Đây là hoạt động phòng ngừa từ xa, nhằm loại
bỏ tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh tật. Nhƣ các hoạt động: bổ sung kiến thức, tƣ vấn sức
khỏe cho bà mẹ và trẻ em, thực hiện khám thai và sàng lọc trƣớc sinh, vấn đề dinh dƣỡng
cho bà mẹ, tiêm phòng ngừa cho trẻ em,...
- Quản lí sức khỏe: Theo điểm b khoản 1, trạm y tế có trách nhiệm lập hồ sơ theo
dõi sức khỏe NKT và khám chữa bệnh ban đầu cho NKT phù hợp với khả năng chuyên
môn tại trạm y tế. Mục đích của chế độ này giúp các cơ quan chức năng có thể đƣa ra
những giải pháp hợp lí để chăm sóc sức khỏe NKT hiệu quả hơn.
Là cơ sở gần nhất NKT có thể tiếp cận dễ dàng và thuận lợi trong việc phổ biến
kiến thức, chăm sóc, quản lý sức khỏe ban đầu cho NKT, trạm y tế đóng vai trò khá quan
trọng trong chăm sóc sức khỏe cho NKT.

3

Xem thêm Xem Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật người khuyết tật Việt Nam, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2011, tr.161
3


2. Khám bệnh, chữa bệnh
- Theo tinh thần quy định tại Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009(4),
khám chữa bệnh cho NKT là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh thăm khám thực thể
khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng thăm dò chức năng để chẩn đoán
và chỉ định phƣơng pháp điều trị phù hợp đã đƣợc công nhận đối với ngƣời khuyết
tật. Chữa bệnh là việc sử dụng phƣơng pháp chuyên môn đã đƣợc công nhận và thuốc đã
đƣợc phép lƣu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho ngƣời khuyết

tật.
- Theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, NKT tật khi ốm đau,
bệnh tật đƣợc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế nơi họ đang cƣ trú, học tập, làm việc.
Trong việc khám, chữa bệnh, ngoài việc đƣợc bảo đảm quyền lợi nhƣ mọi công dân, NKT
do đặc điểm về thể trạng đƣợc nhận những quyền lợi nhất định tạo điều kiện thuận lợi cho
NKT tham gia khám chữa bệnh.
- Quyền đƣợc sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp với NKT: Trong quá trình khám,
chữa bệnh, NKT đƣợc bảo đảm các quyền nhƣ mọi công dân khác và ngoài ra, do đặc
điểm riêng về sức khỏe, Luật NKT quy định họ đƣợc nhà nƣớc bảo đảm để khám bệnh,
chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp và đƣợc cơ sở khám chữa bệnh sử dụng các
dịch vụ y tế phù hợp với NKT theo quy định tại Điều 22, Điều 23 Luật NKT.
- Đƣợc ƣu tiên khám chữa bệnh: Trách nhiệm của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
là “Ƣu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng và ngƣời khuyết tật
nặng, trẻ em khuyết tật, ngƣời cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định
của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.” (Khoản 2 Điều 23 Luật NKT). Quy định trên
thể hiện sự phù hợp, thống nhất với Luật ngƣời cao tuổi, Luật khám bệnh, chữa bệnh,
Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân và một số văn bản pháp luật khác về sự ƣu tiên đối với
những đối tƣợng có hoàn cảnh sức khỏe đặc biệt.
Việc ƣu tiên thông qua các hình thức:
+ Ƣu tiên trong các thủ tục hành chính nhƣ: không phải xếp hàng, đƣợc thực hiện
làm các thủ tục giấy tờ trƣớc, khám chữa bệnh trƣớc. Khoản 4, Điều 3 Luật khám bệnh,
chữa bệnh; khoản 1 Điều 41 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân cũng chỉ ra NKT là đối tƣợng
đƣợc ƣu tiên. Theo mức độ ƣu tiên, ngƣời khuyết tật nặng trở lên đƣợc ƣu tiên khám chữa
bệnh trƣớc cả ngƣời cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên (Khoản 1 Điều 12 Luật Ngƣời cao
tuổi)5
Xem: Điều 7 đến điều 13 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
Điều 3. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (Luật Khám bệnh, chữa bệnh)
4. Ƣu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trƣờng hợp cấp cứu, trẻ em dƣới 6 tuổi, ngƣời khuyết tật nặng,
ngƣời từ đủ 80 tuổi trở lên, ngƣời có công với cách mạng, phụ nữ có thai
Điều 41 (Luật Người cao tuôi)

4
4
5


+ Miễn, giảm viện phí, hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại, sinh hoạt phí. Theo
Khoản 4 Điều 22 Luật NKT “Người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái
kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được
hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.
- Hơn nữa, các cơ sở y tế phải đảm bảo về cơ sở vật chất (đáp ứng Tiêu chuẩn xây
dựng Việt Nam số 365:2007), đội ngũ cán bộ y tế trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
cho NKT - Điều 23. Luật NKT

(Quy định về cơ sở vật chất tại Bệnh viện đa khoa đảm bảo tiếp cận cho NKT)
3. Chế độ bảo hiểm y tế
NKT đƣợc bảo hiểm y tế thanh toán các chi phí y tế theo quy định của pháp luật
bảo hiểm y tế. Theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế (Điều 12, Điều 13), đối tƣợng tham
gia là NKT là đối tƣợng bảo trợ xã hội theo quy định tại Điều 5 Nghị định 163/2013. Chi
tiết tại Điều 9 Nghị định 163/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với: Ngƣời
khuyết tật nặng và ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí 6.
(Mức đóng tối đa bằng 6% mức lƣơng tối thiểu và do ngân sách nhà nƣớc đóng;).

1. Ngƣời cao tuổi, thƣơng binh, bệnh binh và ngƣời tàn tật đƣợc ƣu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh,
đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khỏe của mình
Điều 12. Khám bệnh, chữa bệnh (Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân)
1. Việc ƣu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho ngƣời cao tuổi đƣợc thực hiện nhƣ sau:
a) Ngƣời từ đủ 80 tuổi trở lên đƣợc ƣu tiên khám trƣớc ngƣời bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em
dƣới 6 tuổi, ngƣời khuyết tật nặng
6

Điều 9. Cấp thẻ bảo hiểm y tế
c) Ngƣời khuyết tật nặng, ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng;
5


Nhóm NKT nhẹ không có quy định riêng mà đƣợc lồng ghép với các nhóm đối
tƣợng khác.
Những lợi ích NKT nhận đƣợc khi tham gia BHYT là:
- NKT có BHYT khi đi khám bệnh chữa bệnh theo đúng quy định tại điều 26, 27,
28 của Luật BHYT thế thì đƣợc quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh
theo các mốc 100% , 95% hoặc 80% tùy theo đối tƣợng. Đối tƣợng NKT nặng, đặc biệt
nặng đƣợc cấp BHYT miễn phí đƣợc hƣởng 100% chi phí khám, chữa bệnh - tăng so với
trƣớc đây là 95% (Điều 22. Luật BHYT sửa đổi năm 2014). Các đối tƣợng NKT khác
nhận mức hƣởng BHYT tối thiểu 80% theo quy định của pháp luật.
- Ngƣời khuyết tật tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến phải nằm điều trị nội
trú thì đƣợc thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú nếu là bệnh viện tuyến Trung ƣơng;
100% chi phí nếu điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh (trƣớc đây là 60% nhƣng bắt đầu từ
1/1/2016 mức hƣởng là 100%). Ngƣời tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa bệnh viện tuyến huyện đƣợc hƣởng
100% chi phí điều trị nội trú tại cơ sở y tế tƣơng đƣơng trên cùng địa bàn tỉnh.
- Khi tham gia BHYT 5 năm liên tục, NKT đƣợc hƣởng 100% chi phí khám bệnh,
chữa bệnh khi ngƣời bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có
số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lƣơng cơ sở,
trừ trƣờng hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến; (Điều 22 Luật BHYT)
- Ngoài ra, nếu NKT tham gia BHYT theo hộ gia đình thì theo Khoản 3 Điều 13.
Luật BHYT đƣợc hƣởng mức đóng BHYT theo quy định
Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
3. Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật
này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi,
cụ thể như sau:

a) Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của
người thứ nhất;
c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
4. Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng đối với NKT theo pháp luật Việt Nam bao gồm quy định về
các biện pháp y học, giáo dục, xã hội nhằm hạn chế tối đa việc suy giảm chức năng của
bộ phận cơ thể, bảo đảm cho NKT có cơ hội bình đẳng để hòa nhập xã hội. Theo quy định
của pháp luật về NKT, nội dung phục hồi chức năng cho NKT bao gồm:
6


- Phục hồi chức năng về mặt y học thông qua các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức
năng (Điều 24 Luật NKT). Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng là cơ sở cung cấp dịch
vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho ngƣời khuyết tật. Theo quy định của Thông tƣ số
46/2013/TT-BYT quy định CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
CƠ SỞ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG, cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng có nhiều loại
nhƣ: Viện chỉnh hình, phục hồi chức năng; trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng;
bệnh viện điều dƣỡng, phục hồi chức năng; khoa phục hồi chức năng của các cơ sở khám
bệnh chữa bệnh; bộ phận phục hồi chức năng của cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở khác.
Trƣớc đây việc thực hiện chỉnh hình phục hồi chức năng cho ngƣời khuyết tật chủ
yếu đƣợc tiến hành tại các cơ sở tình hình phục hồi chức năng của nhà nƣớc do nhà nƣớc
thành lập quản lý và đảm bảo từ ngân sách trong đó chủ yếu là là đối tƣợng ngƣời có
công. hiện nay với quy định đa dạng các
loại hình hình phong phú các hình thức
mở rộng phạm vi hoạt động của các cơ sở
chỉnh hình phục hồi chức năng pháp luật
không chỉ đảm bảo quyền Hiến định mà
thể hiện trách nhiệm sâu sắc của nhà nƣớc
cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc sức

khỏe cho ngƣời khuyết tật.
- Phục hồi chức năng dựa vào xã
hội (Điều 25 Luật NKT). Phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng là biện pháp thực
hiện tại nơi với những ngƣời mà ngƣời
“Sách hướng dẫn phục hồi chức năng dựa
khuyết tật cùng sinh sống nhằm chuyển
vào cộng đồng” -WTO
giao kiến thức về vấn đề khuyết tật, kỹ
năng phục hồi và thái độ tích cực đến
ngƣời khuyết tật, gia đình họ và cộng đồng, tạo sự bình đẳng về cơ hội và hòa nhập cộng
đồng cho ngƣời khuyết tật.
Theo đó ngƣời khuyết tật đƣợc tạo điều kiện hỗ trợ phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng các chủ thể khác nhƣ gia đình ngƣời khuyết tật, cơ sở chỉnh hình phục hồi
chức năng, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi tham gia
hƣớng dẫn tổ chức thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Theo quy định tại Thông tƣ 46/2013/TT-BYT:
- Gia đình ngƣời khuyết tật đƣợc hƣớng dẫn kiến thức chăm sóc, trị liệu cho NKT; đƣợc
hƣớng dẫn tự làm một số dụng cụ hỗ trợ

7


- Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu có nhiệm vụ luyện tập cho ngƣời bệnh các hoạt
động tự chăm sóc bản thân trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày, giúp ngƣời bệnh tái
hòa nhập với môi trƣờng sống ở gia đình và cộng đồng;
- Kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình có nhiệm vụ chế tạo, sản xuất, sửa chữa dụng
cụ trợ giúp, dụng cụ thay thế và hƣớng dẫn ngƣời bệnh, gia đình ngƣời bệnh và cộng
đồng tự làm một số dụng cụ trợ giúp phù hợp.
- Các cơ sở phục hồi chức năng có trách nhiệm tƣ vấn, sản xuất, cung cấp, hƣớng

dẫn dụng cụ cho ngƣời bệnh, gia đình bệnh nhân về phục hồi chức năng cộng đồng.
Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí thƣ về tăng cƣờng sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác ngƣời khuyết tật nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các
ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể và nhân dân giúp đỡ NKT phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng.
II. Việc làm đối với NKT
1. Tình huống thực tế về việc tìm kiếm việc làm và đảm bảo việc làm của
người khuyết tật
Theo bài việt của tác giả Hồng Minh đăng trên Tạp chí Lao động và xã hội online
đăng ngày 21/7/2017 với nhan đề “Ngƣời khuyết tật còn bị rảo cản khi tiếp cận thị trƣờng
lao động” một số ngƣời khuyết tật đƣợc phỏng vấn, trong đó có Chị Hoàng Thị H (giấu
tên) và anh Vương Văn Triều(7) là những ngƣời khuyết tật vận động mong muốn tìm kiếm
một công việc tạo thu nhập cho bản thân nhƣng đều không thuận lợi trong quá trình tìm
kiếm việc làm theo mong muốn của bản thân.
- Chị Hoàng Thị H cho biết: hiện chị làm việc tại Trung tâm Vì Ngày Mai (Hà
Nội), mặc dù đã cầm hồ sơ đi xin việc hết nơi này đến nơi khác nhƣng chị đều nhận đƣợc
những cái lắc đầu từ chối. Có nơi tế nhị hơn thì nói “hết chỉ tiêu rồi”, hoặc “hẹn em lần
sau”. Nhƣng cũng có trƣờng hợp từ chối thẳng thừng vì chị là NKT, không đủ tiêu chuẩn,
khiến chị thất vọng và cảm thấy mình nhƣ “ngƣời thừa” trong xã hội. Theo bài báo, hiện
công việc của chị H. tại Trung tâm là làm thủ quỹ. Tuy nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe,
thu nhập cũng tạm đủ trang trải cuộc sống nhƣng về lâu dài, chị vẫn muốn có cơ hội đƣợc
làm việc tại một doanh nghiệp bình thƣờng bên ngoài.
- Cũng theo bài báo phỏng vấn, anh Vƣơng Văn Triều ở Xuân Giang, Sóc Sơn (Hà
Nội) - một NKT vận động bẩm sinh ở chân năm nay anh 35 tuổi và không nhớ đã đi xin
việc ở bao nhiêu nơi. Hễ có chƣơng trình lao động nào dành cho NKT là anh tìm đến,
nhƣng để kiếm đƣợc một việc làm cho thu nhập nuôi bản thân và gia đình là rất khó khăn.
Nhiều nơi cứ hứa với anh, nhƣng kết cục vẫn là con số không. Nguyên nhân vẫn là “lý do
7

/>

8


sức khỏe”. Anh Triều thừa nhận: “Những ngƣời tàn tật nhƣ chúng tôi khó tìm việc lắm.
NKT vốn đã khó khăn, không có việc làm lại càng vất vả hơn. Ai có điều kiện thì mở cửa
hàng kinh doanh, còn không chỉ biết ở nhà”.
Với những NKT không xin đƣợc việc làm, tự tạo việc làm cho bản thân bằng con
đƣờng khởi nghiệp nhƣ
anh Trần Văn Tâm ở xã
Tịnh Sơn, Sơn Tịnh,
Quảng Ngãi Chia sẻ về
những trăn trở sau 3 năm
khởi nghiệp với mô hình
tiệm bánh ngọt, anh bỏ
ra nguồn vốn khá lớn để
đầu tƣ học nghề và trang
thiết bị dành cho tiệm
bánh khoảng 80 triệu
đồng nhƣng vẫn chƣa
thu hồi đƣợc vốn. Bình
quân mỗi tháng, cửa
hàng chỉ bán đƣợc tầm 5 - 7 cái bánh kem. Đƣợc gia đình trợ lực về kinh phí để mở tiệm
bánh ngay khu vực chợ Mới, xã Tịnh Hà khá sầm uất, nhƣng theo chia sẻ của Tâm, do
anh và vợ đều là ngƣời câm điếc, không thể giao tiếp bình thƣờng với khách hàng, chỉ có
thể nói trao đổi bằng cách viết ra giấy nên tiệm bánh của Tâm chỉ mới thu hút đƣợc khách
hàng là ngƣời quen, chƣa thể cạnh tranh với các tiệm bánh khác trong khu vực8
Qua các ví dụ thực tiễn trên, có thể thấy rằng vấn đề tìm kiếm việc làm đối với
ngƣời khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn, rào cản.
2. Những khó khăn, bất lợi của NKT trong việc tìm kiếm việc làm
2.1. Bất lợi xuất phát từ phía NKT trong việc tiếp cận việc làm

 Những khiếm khuyết về mặt sinh học khiến NKT gặp nhiều khó khăn trong tìm
kiếm việc làm
Những nguyên nhân của khó khăn trong tìm kiếm việc làm của NKT trƣớc tiên
xuất phát từ đặc điểm sinh học do thể trạng sức khỏe hoặc bộ phận cơ thể hoặc trí tuệ của
ngƣời khuyết tật khiếm khuyết so với ngƣời bình thƣờng tạo nên những cản trở nhất định
trong công việc, khó đáp ứng đƣợc công việc.

8

/>
9


Ví dụ nhƣ: anh Trần Văn Tâm, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh) trên ví dụ do hai vợ chồng
anh đều là ngƣời câm điếc, không thể giao tiếp bình thƣờng với khách hàng, chỉ có thể nói
trao đổi bằng cách viết ra giấy nên tiệm bánh của Tâm chỉ mới thu hút đƣợc khách hàng là
ngƣời quen, chƣa thể cạnh tranh với các tiệm bánh khác trong khu vực.
 Không chủ động tìm kiếm việc làm do mặc cảm, tự ti nên
Có không ít NKT hiện nay vẫn sống trong sự bảo bọc và che chở của ngƣời thân,
nên họ không dám bƣớc ra ngoài xã hội. Trƣờng hợp khác là có nhiều bạn tự ti mặc cảm
với những khiếm khuyết của mình nên ngại tiếp xúc với nhiều ngƣời. . Việc đi lại, giao
tiếp của NKT còn khó khăn; trình độ văn hóa còn thấp. Nhiều NKT chƣa đƣợc học nghề,
chƣa có việc làm dù chỉ là công việc giản đơn với thu nhập thấp. Phần lớn NKT có gia
cảnh nghèo khó, thậm chí rất nghèo… Những yếu tố đó khiến NKT thƣờng mang trong
mình cảm giác tự ti. (Theo ông Lương Phan Cừ - Chủ tịch Hội bảo trợ người tàn tật và
trẻ mồ côi Việt Nam)
 Trình độ và tay nghề của NKT không đáp ứng đủ yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Đến nay cả nƣớc có khoảng gần 2 triệu ngƣời khuyết tật trong độ tuổi lao động.
Tuy nhiên, chỉ có 30% đang tham gia lao động tạo thu nhập. Năm 2019, cả nƣớc có
khoảng gần 2 triệu ngƣời khuyết tật trong độ tuổi lao động, còn khả năng lao động đang

có việc làm, phần lớn ngƣời khuyết tật sống ở nông thôn. Trong số này chỉ có 30% đang
tham gia lao động tạo thu nhập cho bản thân và gia đình. Họ chủ yếu làm các nghề nông lâm - ngƣ nghiệp, có thu nhập rất thấp so với các công việc khác. Đặc biệt là có khoảng
10% số ngƣời khuyết tật đã đƣợc đào tạo nghề theo các trình độ, nhƣng chủ yếu ở trình độ
sơ cấp và đào tạo dƣới 3 tháng, vì vậy, số ngƣời khuyết tật tìm đƣợc việc làm còn ít.
Ngƣời lao động khuyết tật còn rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn ƣu đãi tạo
việc làm.
Nhƣ trƣờng hợp anh Triều trên ví dụ, vì không có trình độ kinh nghiệm và học vấn
nên anh Triều phải xin việc khu công nghiệp Nội Bài hay xin làm công nhân bốc vác, bán
hàng, trông xe không phù hợp. Đây cũng là khó khăn chung của nhiều ngƣời khuyết tật.
Số lƣợng NKT đông nhƣng lại có trình độ học vấn thấp dẫn đến tình trạng rất khó kiếm
việc làm cho đối tƣợng này.
2.2. Khó khăn khi tham gia tìm kiếm việc làm
 Quan điểm của Người sử dụng lao động về NKT nhiều hạn chế, định kiến tiêu cực
- Nhiều doanh nghiệp khi có nhu cầu tuyển dụng vẫn thƣờng "vô tình" không nghĩ
đến việc tuyển NKT. Vì cho rằng, khả năng làm việc của NKT không bằng ngƣời lành
lặn, họ không chịu đƣợc áp lực công việc cao, không đi đƣợc công tác xa, sức khỏe yếu...
10


Cơ hội nghề nghiệp đối với NKT thƣờng rất mỏng. Họ chỉ có thể làm một số công việc
đặc thù phù hợp với dạng tật của mình mà thôi. Đó là những lý do chính khiến doanh
nghiệp thƣờng "dè dặt" khi xét hồ sơ xin việc của một ứng viên khuyết tật.
Nhƣ trƣờng hợp của chị H, anh Triều, vì lý do khuyết tật mà bị rất nhiều nơi từ
chối nhận vào làm việc. Thực tế, ngƣời sử dụng lao động thƣờng không muốn nhận ngƣời
lao động là NKT bởi họ cho rằng năng suất lao động của NKT thấp hơn so với ngƣời
không khuyết tật.
 Doanh nghiệp không muốn lựa chọn NKT làm việc vì sợ tốn kém chi phí
Các quy định về sử dụng lao động là ngƣời khuyết tật là khó thực hiện đối với các
doanh nghiệp vì doanh nghiệp sợ tốn kém chi phí. ngƣời sử dụng lao động còn phải đầu
tƣ cơ sở vật chất cũng nhƣ điều kiện lao động cho NKT tốn kém hơn những ngƣời lao

động không khuyết tật nên ngƣời sử dụng lao động không lựa chọn NKT để lao động cho
doanh nghiệp của mình. Đặc biệt quy định ngƣời sử dụng lao động phải thƣờng xuyên
chăm sóc sức khỏe lao động là ngƣời khuyết tật còn gây ra nhiều tranh cãi, chƣa đƣợc các
doanh nghiệp hiểu nhƣ thế nào là phù hợp.
 Việc làm phù hợp dành cho NKT
không nhiều
Hiện nay, có 9 ngành nghề phù hợp với
NKT đó là: Thủ công mỹ nghệ, mây tre - đan
mác, làm tăm, sản xuất chiếu, làm về các nghề
mộc, sản xuất nƣớc tinh khiết, làm bánh, may
mặc, mát xa - xoa bóp - bấm huyệt, thêu ren,
đào tạo các dịch vụ tƣ vấn trả lời điện thoại,
bán vé máy bay - hàng không, tin học - tin học
chiếm đa số rất là nhiều. Thế nhƣng, không
phải trƣờng, trung tâm đào tạo nghề nào cũng
đào tạo đủ các nghề nhƣ trên. Việc đào tạo
nghề khó đáp ứng đƣợc nhu cầu tuyển dụng.
Nhất là việc làm dành cho ngƣời khuyết tật
không nhiều và không đa dạng khiến ngƣời
khuyết tật gặp khó khăn khi tìm việc.
 Tính chất công việc của các ngành nghề NKT khó có thể tiếp cận.
Chẳng hạn nhƣ Vị trí công việc công ty thƣờng xuyên tuyển dụng là nhân viên
kinh doanh, giao hàng, phân phối sản phẩm, mở rộng thị trƣờng nên đối tƣợng ƣu tiên là
nam giới, sức khỏe tốt, giao tiếp tốt…Đặc thù của công việc cần đi lại, di chuyển nhiều
thì NKT không thể đảm nhiệm đƣợc. Không chỉ vậy, tại một số cơ sở sản xuất ra các sản
11


phẩm thủ công có phần thích hợp với năng lực của NKT, nhƣng do quy mô nhỏ, sản
phẩm làm ra mang tính mùa vụ, không ổn định nên NKT cũng gặp nhiều khó khăn khi

tiếp cận.
2.3. Khó khăn, bất lợi trong quá trình làm việc
 Bất lợi của NKT trong thực hiện công việc
Thậm chí, khi đƣợc nhận vào làm việc, NKT vẫn gặp phải những khó khăn nhất
định. Bất lợi về khả năng sức khỏe khiến NKT không làm đƣợc những công việc nặng
nhọc, phức tạp, thời gian làm việc không linh hoạt khiến các nhà sử dụng lao động không
đánh giá cao năng lực của NKT.
Ví dụ nhƣ: chỉ đƣợc giao những công việc đơn giản, thu nhập thấp, không có cơ
hội thăng tiến và phát huy chuyên môn, ít khi đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, một số còn
bị trả công thấp hơn so với ngƣời khác...
 Cơ sở vật chất tại nơi làm việc chưa đáp ứng khả năng tiếp cận với NKT
Khi NKT tham gia lao động tại các Doanh nghiệp, các doanh nghiệp có trách
nhiệm (đƣợc quy định trong pháp luật) đảm bảo cơ sở vật chất tiếp cận cho NKT. Ví dụ,
để đáp ứng khả năng tiếp cận của NKT, doanh nghiệp cần thiết kế lối đi riêng, nhà vệ sinh
riêng, chỗ ngồi, chiều cao bàn, ghế, hệ thống đèn chiếu sáng nơi làm việc phù hợp với
NKT. Nhƣng trên thực tế, các doanh nghiệp sử dụng ngƣời lao động là NKT đã ít mà đa
số doanh nghiệp có NKT làm việc (ngoại trừ các doanh nghiệp dành cho NKT hoặc do
những NKT cùng kinh doanh) thì số lƣợng NKT đƣợc nhận cũng chiếm số lƣợng nhỏ nên
việc đầu tƣ hạ tầng, cơ sở vật chất phù hợp với NKT không đƣợc quan tâm do sự tốn kém
về kinh phí, diện tích,... Điều đó, cũng gây ra những cản trở nhất định để NKT tham gia
làm việc tại các doanh nghiệp một cách hòa nhập
2.4 Định kiến của cộng đồng đối với người khuyết tật
Ông Lƣơng Phan Cừ, Chủ tịch Hội Bảo trợ ngƣời tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam
cho biết, nhận thức của cộng đồng về NKT tuy đã tốt hơn, nhân văn hơn nhƣng vẫn còn
nhiều hạn chế, làm cản trở quá trình hòa nhập của NKT. Theo ông: “Rào cản lớn nhất
hiện nay là xã hội vẫn nhìn NKT bằng con mắt thƣơng hại, đối đãi với NKT theo quan
điểm từ thiện, nhân đạo chứ chƣa theo cách tiếp cận tích cực là bảo đảm quyền cơ bản của
họ.”
Nhìn chung, cộng động và gia đình NKT thƣờng quan niệm về ngƣời khuyết tật
nhƣ: “ngƣời khuyết tật là đáng thƣơng”, “ngƣời khuyết tật quá phụ thuộc vào ngƣời

khác”, “ngƣời khuyết tật không thể có cuộc sống bình thƣờng” v.v…
Bị kỳ thị và phân biệt đối xử trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và dƣới nhiều hình
thức khác nhau khiến ngƣời khuyết tật thƣờng có thái độ bi quan với cuộc sống dẫn đến
12


việc họ luôn thụ động, không hòa nhập xã hội và thậm chí còn lảng tránh những hoạt
động xã hội. Điều này hạn chế sự tham gia của ngƣời khuyết tật vào đời sống xã hội, đời
sống cộng đồng, hạn chế sự phát triển chung của họ trong đời sống cộng đồng xã hội. Và
hạn chế cả quyền tiếp cận việc làm của NKT.
3. Nhận xét quy định của pháp luật hiện hành về chế độ việc làm đối với NKT
3.1. Những điểm đạt được
- Sự tham gia Công ƣớc về quyền của ngƣời khuyết tật 2006 (CRPD 2006) đã thể
hiện sự quan tâm và nhìn nhận nhằm đảm bảo quyền và tiếp cận quyền cho ngƣời khuyết
tật của Việt Nam. Có thể thấy, pháp luật Việt Nam ngày càng nội luật hóa những quy định
của CRPD trong đó nhà nƣớc rất quan tâm điều chỉnh pháp luật về các chế độ việc làm
dành cho NKT nhằm cải thiện cuộc sống của ngƣời khuyết tật; xây dựng môi trƣờng
không rào cản, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ngƣời khuyết tật và hỗ trợ ngƣời khuyết
tật phát huy khả năng của mình.
- Gần đây nhất, Ngày 5/8/2020, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quyết định số
1190/QĐ-TTg về Chƣơng trình trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2021 -2030. Hàng
chục mục tiêu giúp đỡ ngƣời khuyết tật đƣợc đặt ra với trách nhiệm của các Bộ ban ngành
trong việc triển khai các kế hoạch, nghiên cứu chính sách pháp luật dành cho NKT. Đặc
biệt các nhiệm vụ xây dựng mô hình đào tạo nghề gắn với chính sách giải quyết việc làm,
xây dựng mô hình khởi nghiệp cho ngƣời khuyết tật đƣợc đề ra giúp NKT ổn định cuộc
sống và hòa nhập đƣợc với cộng đồng.
- Nhiều chính sách ƣu đãi về vốn, hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho đối tƣợng chính
sách xã hội trong đó có NKT đƣợc đề ra. Theo Báo cáo của Ủy ban Quốc gia về ngƣời
khuyết tật cho thấy, ƣớc tính bình quân mỗi năm trên cả nƣớc có khoảng 3.000 ngƣời
khuyết tật và gia đình có ngƣời khuyết tật đƣợc hỗ trợ sinh kế dƣới các hình thức: cải

thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ máy móc, công cụ sản xuất, cây con giống. (Số liệu năm
2019)
- Về chính sách hỗ trợ học nghề cho NKT, Luật NKT đã dành chƣơng V từ Điều
32 đến Điều 35 quy định riêng về lao động là ngƣời khuyết tật với các chính sách ƣu đãi
sau: Miễn phí đào tạo dạy nghề cho NKT theo quy định của Điều 32; Tạo môi trƣờng
bình đẳng cho mọi NKT cũng có cơ hội đƣợc làm việc nhƣ ngƣời không khuyết tật – Điều
33. NKT đƣợc tổ chức đào tạo nghề qua: Chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông
thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg và Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách
hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dƣới 03 tháng. Và đƣợc Nhà nƣớc bố trí kinh phí
hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho NKT. Hằng năm, ngân sách Nhà nƣớc đã dành hàng
trăm tỷ đồng cho công tác dạy nghề cho NKT để đầu tƣ xây dựng cơ sở, hỗ trợ dạy nghề
ngắn hạn (năm 2007 là 156 tỷ đồng, năm 2008 là 165 tỷ đồng và năm 2009 là 183 tỷ
13


đồng). Số lƣợng NKT đƣợc học nghề ngày càng tăng lên, năm 2009 là 9.338 ngƣời và
năm 2010 là 4.359 ngƣời.
- Nhằm tạo điều kiện để NKT đƣợc tham gia lao động cho các cơ sở sản xuất, kinh
doanh và khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận NKT vào làm việc, nhà nƣớc
đã có những ƣu đãi, hỗ trợ nhất định dành riêng cho các doanh nghiệp nhận NKT vào làm
đạt 30% trên tổng số lao động của doanh nghiệp. Theo Điều 34 Luật NKT doanh nghiệp
đạt tỷ lệ ngƣời lao động đƣợc hỗ trợ cải tạo, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, vay vốn,
ƣu tiên thuê đất, mặt nƣớc, miễn giảm tiền thuê,...
- BLLĐ 2019 đã dành hẳn Mục 4 Chƣơng XI BLLĐ 2019 quy định riêng về lao
động là ngƣời khuyết tật. Theo đó, nhà nƣớc khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp nhận ngƣời khuyết tật vào làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là ngƣời khuyết tật đƣợc hƣởng các chính
sách ƣu đãi theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhằm đảo bảo tối đa quyền làm việc
của NKT và đảm bảo sức khỏe lao động của NKT, BLLĐ 2019 nghiêm cấm việc sử dụng
NKT làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc sử dụng ngƣời lao động là

NKT suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
ngoại trừ trƣờng hợp ngƣời lao động đồng ý.
3.2. Một số hạn chế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Thứ nhất, Các chính sách hỗ trợ sinh kế cho ngƣời khuyết tật còn manh mún, chƣa
đồng đều, mô hình sinh kế đƣợc hình thành còn ít và hiệu quả thấp...Theo thống kê của
các trung tâm dịch vụ việc làm trong 2 năm 2017 và 2018 đã tƣ vấn giới thiệu việc làm
cho 5,6 triệu lƣợt ngƣời lao động, 1,7 triệu lƣợt ngƣời lao động tìm đƣợc việc làm trong
đó có lao động là ngƣời khuyết tật... Tuy nhiên, các trung tâm tƣ vấn giới thiệu việc làm
này chƣa có sự kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp; ngƣời sử dụng lao động và ngƣời
lao động, do vậy cơ hội việc làm cho ngƣời khuyết tật còn rất ít.
Thứ hai, các quy định về hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận ngƣời lao động là ngƣời
khuyết tật vẫn chƣa thực sự phù hợp và khuyến khích các doanh nghiệp.
- Tỷ lệ ngƣời lao động là NKT làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh là điều
kiện để nhận các ƣu đãi, hỗ trợ (Điều 34.BLLĐ 2012) chƣa hợp lý. Trên thực tế, quy định
này có sự mâu thuẫn nhất định với quy định “khuyến khích NSDLĐ nhận NKT vào làm
việc” (Điều 35. Luật NKT). Luật NKT không đặt ra yêu cầu BB ngƣời SDLĐ phải nhận
NKT vào làm việc, do đó, NSDLĐ có quyền từ chối nhận NKT vào làm việc dẫn tới
không có nhiều doanh nghiệp đạt tỷ lệ tối thiểu 30% ngƣời lao động là NKT trên tổng số
NLĐ. Nếu DN có nhận NLĐ là NKT vào làm việc nhƣng không đạt tỷ lệ do Luật quy
định thì không đƣợc hƣởng mức ƣu đãi, hỗ trợ khiến quy định này không thực sự hấp dẫn
và hiệu quả đối với đại đa số các doanh nghiệp.
14


- Bên cạnh đó, có không ít doanh nghiệp nhận ngƣời khuyết tật vào làm nhƣng chờ
đợi mãi vẫn không đƣợc miễn giảm thuế. Điều này cho thấy, số lƣợng doanh nghiệp có sử
dụng lao động là ngƣời khuyết tật tiếp cận đƣợc chính sách ƣu đãi rất hạn chế.
Nên thực tế, rất ít doanh nghiệp sử dụng lao động là ngƣời khuyết tật đạt đƣợc tỷ lệ
từ 30% trở lên trong tổng số lao động để đƣợc thuộc diện hƣởng chính sách, số doanh
nghiệp đủ điều kiện hƣởng lại gặp nhiều khó khăn khác khi tiếp cận chính sách, đặc biệt

là ƣu đãi về tín dụng, về thuế, về mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, việc xem xét quy định về trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động trong
việc tiếp nhận ngƣời lao động vào làm việc theo Luật Ngƣời khuyết tật năm 2010 và
BLLĐ 2019.
Trƣớc đây, pháp lệnh về ngƣời tàn tật năm 1998 cũng nhƣ pháp luật các quốc gia
đều có quy định trách nhiệm của NSDLĐ trong việc nhận NKT vào làm việc trong các
văn bản QPPL nhƣ Hoa Kỳ, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Tuy nhiên Luật
NKT 2010 không quy định bắt buộc về trách nhiệm xã hội của NSDLĐ trong việc bảo
đảm việc làm cho NKT ảnh hƣởng trực tiếp tới sự tiếp cận việc làm và thể hiện trách
nhiệm của NSDLĐ đối với xã hội chƣa đƣợc đề cao. Đồng thời, Nhà nƣớc đã phê chuẩn
CRPD, kế hoạch 1100 thực hiện CRPD, Đề án 1019 đều có ngân sách cho phần lao động
của NKT. Do đó, việc các doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc tạo ra việc làm cho
NKT là điều cần thiết.
Thứ tư, Tỷ lệ ngƣời lao động là NKT làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh là
điều kiện để nhận các ƣu đãi, hỗ trợ (Tỉ lệ 30% tổng số lao động) chƣa hợp lý. Trên thực
tế, quy định này có sự mâu thuẫn nhất định với quy định “khuyến khích NSDLĐ nhận
NKT vào làm việc”. Luật NKT không đặt ra yêu cầu bắt buộc NSDLĐ phải nhận NKT
vào làm việc. Do đó NSDLĐ có quyền từ chối nhận NKT vào làm việc dẫn tới không có
nhiều doanh nghiệp mặn mà trong việc nhận NKT vào làm việc hoặc nếu có tỷ lệ NLĐ là
NKT đạt tỷ lệ tối thiểu 30% tổng số lao động là rất ít. Nếu doanh nghiệp có nhận NLĐ là
NKT vào làm việc nhƣng không đạt tỷ lệ do Luật quy định thì không đƣợc hƣởng mức ƣu
đãi, hỗ trợ khiến quy định này không thực sự hấp dẫn và hiệu quả đối với đại đa số các
doanh nghiệp. Theo đó, để quy định này thực sự phát huy hiệu quả có hai hƣớng nhƣ sau:
Một là, giảm tỷ lệ tối thiểu về số lao động là NKT xuống dƣới 30%; hai là chia thành các
tỷ lệ khác nhau 20%, 30%, 50%, 80% với những gói ƣu đãi khác nhau, doanh nghiệp
nhận càng nhiều NKT vào làm việc sẽ nhận đƣợc càng nhiều hỗ trợ từ Nhà nƣớc.
Thứ năm, một số quy định về chế độ việc làm cho ngƣời lao động còn chƣa cụ thể.
Ví dụ nhƣ Khoản 3 Điều 2 Luật NKT chƣa có liệt kê riêng hành vi nhƣ thế nào là hành vi
phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm mà chỉ quy định khá chung chung: “Phân biệt
đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ bang, có thành kiến

hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó”. Bộ luật lao
15


động không quy định khái niệm phân biệt đối xử. Do đó khó nhận biết rõ ràng về hành vi
phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm.
C. KẾT LUẬN
Việt Nam đang trong tiến trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội. Vì vậy việc chăm lo
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho NKT nói chung và trong chăm sóc sức khỏe, tìm
kiếm việc làm nói riêng là yêu cầu hết sức quan trọng. Đất nƣớc ta hiện đang cần đội ngũ
lao động phát triển về trình độ chuyên môn nên NKT cũng cần có kiến thức, có kỹ năng
nghề nghiệp, có khả năng làm việc với máy móc, công nghệ tiên tiến. Những năm qua,
Đảng và Nhà nƣớc ta đã không ngừng quan tâm tới công tác chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ
dạy nghề và tạo việc làm cho NKT song số lƣợng ngƣời đƣợc học nghề còn ít, tỷ lệ tìm
đƣợc việc làm sau đào tạo nghề còn thấp và chủ yếu là - tự tạo việc làm, số ng ƣời có thể
tìm đƣợc việc làm trong các doanh nghiệp lớn hầu nhƣ không đáng kể. Thực tế đòi hỏi có
những sự đổi mới trong nhận thức cũng nhƣ thực hiện pháp luật về tìm kiếm việc làm cho
NKT hƣớng đến, tạo điều kiện thu nhập, nâng cao sức khỏe, chất lƣợng cuộc sống cho
NKT, giúp NKT có thêm cơ sở hòa nhập cộng đồng.

16


PHỤ LỤC
I. Hình ảnh chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật

17



Vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho NKT

(Khóa tập huấn cho cộng tác viên phục hồi chức năng cho trẻ bại não dựa vào cộng đồng)

18


II. HÌNH ẢNH VỀ TIẾP CẬN VIỆC LÀM CHO NKT

( Người khuyết tật tham gia làm việc tại công ty may)

(Cơ sở may doành cho người khuyết tại tại thành phố Đà Nẵng)
19


Lối đi dành cho NKT

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật ngƣời khuyết tật năm 2010.
2. Bộ luật lao động Việt Nam năm 2012, 2019;
3. Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014;
4. Luật Ngƣời cao tuổi năm 2009;
5. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân;
6. Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội;
7. Quyết định 1190/QĐ-TTg Chƣơng trình trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2021 –
2030;
8. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngƣời khuyết tật Việt Nam, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2011
9. />10. />11. />12. />13. />
21



×