Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.13 KB, 2 trang )

TRƢỜNG THPT BẮC THĂNG LONG
TỔ VĂN - GDCD

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Năm học 2019 - 2020
Môn: Ngữ Văn - Khối 11

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN( 3,0 điểm)
Học sinh vận dụng kiến thức Ngữ văn đã học để thực hiện kĩ năng đọc –
hiểu một đoạn văn bản bất kì nào đó. (Lưu ý: Văn bản nằm ngoài chƣơng trình
SGK)
II. PHẦN LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Học sinh vận dụng kiến thức Ngữ văn đã học để thực hiện kĩ năng viết một
bài văn nghị luận văn học trong phạm vi các văn bản sau:
BÀI 1: TÁC PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ” ( THẠCH LAM)
1. Nội dung: Cả nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những
kiếp người sống nghèo khổ, cơ cực, quẩn quanh, bế tắc, tăm tối trước cách mạng
tháng 8 và sự trân trọng những ước mơ tuy còn mơ hồ, mong manh của họ. Thể
hiện qua:
a. Bức tranh phố huyện nghèo trước cách mạng tháng 8 từ buổi chiều tàn tới
đêm khuya và tâm trạng của Liên.
- Bức tranh thiên nhiên: yên ả, thơ mộng nhưng tĩnh lặng, đượm buồn, sự
tương phản mạnh mẽ giữa ánh sáng và bóng tối.
- Bức tranh cuộc sống con người: nghèo khổ, lam lũ, quẩn quanh, bế tắc,
khao khát cuộc sống tương lai tươi sáng.
- Nhân vật Liên: cô gái có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, có tấm lòng nhân hậu (
là hóa thân của nhà văn)
b. Bức tranh phố huyện nghèo khi có đoàn tàu đi qua:
- Hình ảnh đoàn tàu
- Tâm trạng của hai chị em Liên – An.
2. Nghệ thuật.


- Cốt truyện đơn giản
- Khai thác thế giới nội tâm nhân vật
- Giọng văn: nhẹ nhàng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
BÀI 2: TÁC PHẨM “CHỮ NGƢỜI TỬ TÙ” ( NGUYỄN TUÂN)
1, Nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao, hiểu được
quan điểm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân. Thể hiện qua:
a. Tình huống truyện: độc đáo, éo le
b. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
- Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sỹ
- Vẻ đẹp khí phách hiên ngang
- Vẻ đẹp thiên lương trong sáng
c. Cảnh cho chữ: Cảnh tượng xưa nay chưa từng có


2. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ éo le giữa nhân vật Huấn Cao,
Viên quản ngục.
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính, vừa hiện
đại.

1.

a.
b.
c.
2.

BÀI 3: ĐOẠN TRÍCH “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA”

( Trích “ Số đỏ” – Vũ Trong Phụng)
Nội dung: Cảm nhận được bản chất lố lăng, đòi bại của xã hội “ thượng
lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng 8 và nghệ thuật trào phúng
đặc sắc của Vũ Trong Phụng. Thể hiện qua:
Nhan đề
Tâm trạng, niềm hạnh phúc của đám con cháu “ có hiếu”
Cảnh đám tang gương mẫu
Nghệ thuật:
- Nghệ thuật trào phúng đặc sắc
- Khai thác các yếu tố đối lập
- Ngôn ngữ sắc sảo, có tác dụng mỉa mai, châm biếm

BÀI 4: TÁC PHẨM “ CHÍ PHÈO” ( NAM CAO)
1. Nội dung: Cảm nhận được số phận của một bộ phận người lao động lương
thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Từ đó, hiểu được tấm lòng
của nhà văn Nam Cao dành cho người nông dân trước cách mạng và giá trị của
tác phẩm. Cụ thể:
a. Hình tƣợng nhân vật Chí Phèo:
- Lai lịch và bản chất của Chí.
- Quá trình tha hóa
- Quá trình hồi sinh
- Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
b. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
2. Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình; nghệ thuật miêu
tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại chặt chẽ, lô gic.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi tự nhiên; giọng điệu đan
xen biến hóa, trần thuật linh hoạt.

……..Hết……..



×