Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.06 KB, 12 trang )

SỞ GD – ĐT HÀ NỘI

NỘI DUNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ

MÔN NGỮ VĂN
Năm học 2019­2020
KHỐI 12

A. NỘI DUNG ÔN TẬP.
I. Phần đọc hiểu.
­ Học sinh vận dụng kiến thức đã học về:
+ Nghĩa của từ.
+ Phong cách ngôn ngữ .
+ Một số phép tu từ ngữ âm.
+ Một số phép tu từ cú pháp.
+ Các phương thức biểu đạt.
+ Các thao tác lập luận.
+ Luật thơ.
­ Để trả lời những câu hỏi ngắn (phát hiện, phân tích giá trị) một đoạn 
văn bản có trong hoặc ngoài chương trình học tập.
II.Phần tự luận.
­ HS: Huy động những kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của 
bản thân để viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
­ Nội dung ôn tập:
1/  Về 2 tác phẩm văn chính luận : 
­  Ở bài “Tuyên ngôn độc lập” ( Hồ Chí Minh), cần nắm vững:
+  Hoàn cảnh sáng tác, đối tượng và mục đích sáng tác.
+  Đặc điểm thể loại, kết cấu bố cục văn bản.
1




+  Nội dung và nghệ thuật lập luận trong từng phần của văn bản.
+ 3 giá trị của văn bản
­  Ở  bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ  của dân 
tộc”(Phạm Văn Đồng), cần nắm vững:
+ Những nét chính về tác giả Phạm Văn Đồng.
+ Hoàn cảnh và mục đích sáng tác của văn bản.
+  Đặc điểm thể loại, kết cấu bố cục văn bản.
+  Nội dung và nghệ thuật lập luận trong từng phần của văn bản.
+ Ý nghĩa của văn bản.
2/ Nội dung chủ đạo 5 bài thơ:
Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc (Tố Hữu); Đất Nước (Nguyễn Khoa  
Điềm); Sóng (Xuân Quỳnh); Đàn ghi ta của Lor­ca (Thanh Thaỏ). Yêu cầu  
cần nắm vững :
­ Những nét chính về  vị  trí và phong cách thơ  của từng tác giả  (nhằm  
vận dụng viết mở bài và là cơ sở tiếp cận, cảm nhận tác phẩm).
­ Xuất xứ, thời điểm hoàn cảnh sáng tác, đề tài, cảm xúc chủ đạo của  
từng bài thơ (nhằm vận dụng viết mở bài và là cơ sở cảm nhận tác phẩm)
­ Bố  cục, nội dung và nghệ  thuật trong từng phần – từng  đoạn của  
từng tác phẩm (nhằm là cơ sở để nghị luận về một đoạn thơ bất kỳ trong bất  
cứ bài thơ nào trong năm bài thơ)
­ Những nét đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa của từng bài thơ.
3/Về văn bản nhật dụng: Bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng  
chống AIDS, 1­12­2003 (Cô­phi An­nan), Cần nắm vững:
­ Nét chính về tác giả Cô­phi An­nan.
­ Hoàn cảnh mục đích sáng tác bản thông điệp.
­ Đặc điểm thể loại và kết cấu bố cục của bản thông điệp.
­ Nội dung và nghệ thuật lập luận của tác giả trong từng phần .
2



­ Ý nghĩa của bản thông điệp.
4. Về 2 bài tùy bút và bút kí:
 

a. Ở bài tùy bút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân), cần nắm vững:
­ Nét chính về vị trí và phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân .
­ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và 2 nội dung chính của tác phẩm.

­ Hình  ảnh sông Đà với 2 tính cách trái ngược (hung bạo, hiểm ác và 
thơ  mộng, trữ  tình) chứng minh và phân tích được nhận định của nhà văn:  
thiên nhiên Tây Bắc là  vàng.
­  Hình  ảnh người lái đò sông Đà cần cù, dũng cảm và tài hoa. Chứng 
minh và phân tích được nhận định: Con người Tây Bắc là vàng mười của Tổ 
quốc.
­ Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân qua bài tùy bút .
­ Ý nghĩa của bài tùy bút.
b.  Ở   bài   bút   ký   “Ai   đã  đặt   tên  cho   dòng  sông?”   (Hoàng   Phủ   Ngọc 
Tường)
­   Nét chính về  vị  trí và phong cách sáng tác của nhà văn Hoàng Phủ 
Ngọc Tường .
­  Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác nội dung chính của tác phẩm.
­ Hình  ảnh sông Hương được nhà văn nhận diện và miêu tả  qua các 
phương diện :
+  Thiên  nhiên   địa   lý  (gắn  với  thủy  trình  của   dòng  sông:  từ   thượng 
nguồn  về ngoại vi Huế đi vào thành phố Huế, từ biệt Huế về với biển cả) .
+ Phương diện lịch sử.
+ Phương diện văn hóa (thơ ca – nhạc họa).
+ Phương diện đời thường.

­ Ý nghĩa nhan đề bài bút ký.
­ Ý nghĩa của bài bút ký.
3


­ Những nét đặc sắc trong phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua  
bài bút ký.
* Những điều cần lưu ý khi học ôn hai bài ký :
­ Cần học thuộc những dẫn chứng tiêu biểu trong từng bài để minh họa  
khi làm văn (theo nguyên tắc: “nói có sách, mách có chứng”).
­ Cần so sánh, đối chiếu cách cảm nhận và miêu tả của hai nhà văn về 
hình ảnh của hai con sông Việt Nam (nét chung, nét riêng, lý giải vì sao lại có 
sự giống và khác nhau đó? )
B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA( 90 phút)
   I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Sáng 9­10­2017, thông tin thầy giáo Văn Như Cương ­ người truyền lửa  
học tập, học làm người của nền giáo dục Việt Nam ­ qua đời đã tràn ngập  
trên báo chí và mạng xã hội…
Thầy coi học trò như con cháu trong nhà, những lời thầy nhắn gửi như là  
lời truyền đạt của thế  hệ  đi trước, tóc đã bạc nhưng tâm hồn mãi trẻ, mãi  
nhiệt huyết, mãi đau đáu với sự nghiệp giáo dục.
Thầy từng nói: "Các em có thể  trở  thành những người lao động chân  
chính, những nhà kỹ thuật có chuyên môn, những nhà nghiên cứu thành công,  
những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc. Nhưng trước hết  
phải là người tử tế".
(Nguồn: Báo điện tử Tuoitre.vn, ngày 9/10/2017)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5đ)
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử  dụng  trong câu:  "Các em có thể  
trở  thành những người lao động chân chính, những nhà kỹ  thuật có chuyên  

môn, những nhà nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những  
nhà lãnh đạo xuất sắc." (0,5đ)
Câu 3. Xác định từ  láy và nêu tác dụng từ  láy trong câu: “Thầy coi học  
trò như  con cháu trong nhà, những lời thầy nhắn gửi như  là lời truyền đạt  
4


của thế hệ đi trước, tóc đã bạc nhưng tâm hồn mãi trẻ, mãi nhiệt huyết, mãi  
đau đáu với sự nghiệp giáo dục”. (1,0đ)
Câu 4. Thông điệp mà anh chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do 
chọn thông điệp đó (1,0đ)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ  suy nghĩ về  lời nhắn nhủ 
“Nhưng trước hết  phải là những người tử tế” được trích ở phần Đọc hiểu .
Câu 2 (5,0 điểm)
     Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã nói: “Tôi cố gắng thể hiện hình ảnh Đất  
Nước giản dị, gần gũi nhất. Đó là cách để đi vào lòng người, đồng thời cũng  
là cách để tôi đi con đường riêng của tôi không lặp lại người khác.”
     Anh/chị hãy chỉ rõ con đường riêng của Nguyễn Khoa Điềm khi ông khắc  
hoạ hình tượng Đất Nước qua đoạn thơ sau:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”… mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…”
(Đất Nước ­Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm,  
Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.118)

5


­­­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­­­­
ĐÁP ÁN 
Phầ
n

Câu Nội dung

Điể
m

I

 

ĐỌC HIỂU

3,0

1

Phương thức biểu đạt chính : tự sự.

0,5


2

­   Biện   pháp   liệt   kê:  những   người   lao   động   chân   chính,  
những nhà kỹ  thuật có chuyên môn, những nhà nghiên cứu  
thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh  
đạo xuất sắc . 

0,5

3

­ Từ láy: đau đáu (0,25 đ)

1,0

­ Trong câu trích, từ đau đáu thể hiện vẻ đẹp nhân cách của 
thầy giáo Văn Như Cương. Thầy luôn luôn trăn trở, lo lắng 
cho sự nghiệp giáo dục (0,75đ).
4

Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất 
theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp 
luật. 

1,0

Sau đây là vài gợi ý :
­ Làm người trước hết phải là người tử tế.
­ Hãy biết sống tốt với mọi người xung quanh, chứ  không 

chỉ biết đến cá nhân mình.
                  (Nêu thông điệp 0,5đ ; Lí giải vì sao 0,5đ)
II

 

LÀM VĂN

 

1

Nghị luận xã hội

 
2,0

6


 

 

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

 

 


 

 

Có đủ  các phần mở  đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở 
đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn 
đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25


  (Nếu HS viết từ  2 đoạn trở  lên thì không cho điểm cấu  
trúc)
b. Xác định đúng vấn đề  cần nghị  luận về  một tư  tưởng   0,25
đạo lí: trước hết  phải là những người tử tế

7


 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 
 
 
 

 
 
 
 

c. Triển khai vấn đề  nghị  luận thành các luận điểm; vận 
dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, 
nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; 
rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

1,0

­ Câu mở  đoạn: Dẫn ý liên quan để  nêu vấn đề  cần nghị 
luận.
­ Các câu phát triển đoạn:
       +  Giải thích "tử  tế":  đối xử  với nhau bằng lòng tốt. 
Người tử  tế  là người sống tốt với xung quanh, chứ  không 
chỉ biết đến cá nhân mình.
       +Bàn luận, phân tích, chứng minh về  ý nghĩa trở  thành 
những người tử tế:
++ Người tử  tế luôn có lối sống đẹp, chân thành với 
mọi  người, biết giúp  đỡ  người khác bằng khả  năng của 
mình, khiến cuộc đời, quan hệ giữa người với người trở nên 
tốt đẹp hơn. Họ  chính là những con người hoàn hảo trong 
mọi thời đại và trong cuộc sống hôm nay.
            ++ Người tử tế sẽ được mọi người cảm phục, kính 
trọng, ngưỡng mộ
            ++ Khi con người làm chết đi sự  tử  tế, cũng đồng  
nghĩa họ phải đối mặt với thói ích kỉ, nhẫn tâm, thủ đoạn… 
Khi đó, xã hội sẽ chỉ còn một biển người bị đóng băng tâm 

hồn;
   ++ Liện hệ  những “Việc tử  tế” của những người tử 
tế  trong chương trình Chuyển động 24h trên kênh VTV1 –  
Đài Truyền hình Việt Nam hiện đang giới thiệu, tôn vinh, 
quảng bá nhằm lan tỏa những điều tốt đẹp.
            ++ Phê phán những biểu hiện không tử  tế  trong xã 
hội.
         ­ Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động  
phù hợp: Mỗi người cần có ý thức vun đắp cho mình lối 
sống tử tế để trở thành người tử tế.
8


d. Sáng tạo

0,25

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể  hiện suy nghĩ sâu sắc, mới 
mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả,   0,25
dùng từ, đặt câu. (Sai từ  2 lỗi trở  lên sẽ  không tính điểm  
này)
2

Nghị luận văn học

5,0

a.  Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận


0,5

Mở   bài nêu   được   vấn   đề, Thân   bài triển   khai   được   vấn 
đề, Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
1. Giới thiệu về  tác giả, tác phẩm, đoạn thơ, trích dẫn ý  0,5
kiến

9


2. Giải thích ý kiến: Ý kiến này khẳng định: nhà thơ đã xây  0,5
dựng hình ảnh một đất nước giản dị, quen thuộc với tất cả 
mọi người, chứ không phải là một đất nước kì vĩ, xa xôi

10


3. Phân tích, chứng minh:
a. Hình  ảnh  đất nước  đã được nhiều nhà thơ  khắc hoạ. 
Hình   ảnh   đất   nước   tươi   đẹp,   hiền   hòa,   đất   nước   đau 
thương   mà   anh   dũng.   (Hs   điểm   tên   một   số   tác   giả,   tác 
phẩm).
b. Cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm là thể  hiện hình ảnh 
Đất Nước : Đất Nước có từ xa xưa, nhưng xa mà gần vì nó  
hiện hữu ngay trong cuộc sống thường nhật của mỗi con  

người
– Nhà thơ không dùng niên đại và sự kiện lịch sử để nói về 
đất nước, mà dùng giọng điệu quen thuộc của cổ  tích bắt 
đầu bằng ‘‘ngày xửa ngày xưa…
– Sự  ra đời của Đất nước gắn với sự  ra  đời của những  
truyện cổ  tích, truyền thuyết, của phong tục ăn trầu và tập 
quán búi tóc sau đầu, của lối sống chung thủy tình nghĩa, 
của truyền thống chống ngoại xâm kiên cường và bền bỉ, 
của truyền thống lao động cần cù, của cách ăn cách ở trong 
sinh hoạt…
Nói cách khác, sự ra đời của Đất nước gắn liền với sự hình 
thành văn hóa, lối sống, phong tục tập quán của người Việt 
Nam,   gắn   với   đời   sống   gia   đình.   Những   gì   làm   nên   Đất 
nước cũng là những gì làm nên điệu hồn dân tộc, làm nên sự 
sống của mỗi người. Vì vậy mà Đất nước hiện lên vừa 
thiêng liêng, tôn kính, lại vừa gần gũi, thân thiết.
=> Tác giả đã cảm nhận đất nước trong chiều sâu văn hóa –  
lịch sử và trong cuộc sống đời thường của mỗi con người..
– Điều đặc biệt của Nguyễn Khoa Điềm là đã nói về  sự  ra 
đời của Đất Nước bằng một cách nói giản dị  đến bất ngờ. 
Đó là:
+ Sử  dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo chất liệu văn hóa dân 
gian (dùng những hình  ảnh gần gũi trong cuộc hằng ngày,  
những tình cảm gia đình thân thương, những hình ảnh quen 
thuộc của ca dao, cổ tích, truyền thuyết…). Tác giả  chỉ  bắt 
lấy linh hồn của những câu chuyện, những phong tục…để 
từ  đó đem đến cho người đọc những trường liên tưởng sâu 
xa. Vì vậy mà  Đất nước trong mỗi người  đẹp một cách 
riêng đồng thời ĐN hiện lên trong tâm thức người đọc cả 
một chiều dài văn hóa.

+ Kết hợp chất trữ  tình và chính luận. Giọng thơ  trữ  tình 
trầm lắng, cảm xúc dồn nén. Nén trong từng câu chữ là vốn  
sống, vốn văn hóa, tình yêu Đất nước.
+ Ngôn ngữ dung dị.

2,0

11


4. Đánh giá– Nét riêng này đánh dấu sự tài hoa trong ngòi bút 
của nhà thơ. Bởi vậy, mỗi nhà thơ khi sáng tạo cần tạo cho 
mình một lối đi riêng, đó là con đường duy nhất để  khẳng  1,0
định tên tuối của nhà thơ, sức sống của tác phẩm,
– Tác phẩm thực sự  có khả  năng thức tỉnh, khơi gợi, lắng  
đọng trong lòng độc giả
10
Tổng điểm

12



×