Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.02 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG
MÔN SINH LỚP 10 – NĂM HỌC 2019­2020

I. Trắc nghiệm tham khảo.
A. Trắc nghiệm đúng/sai: Các câu sau đúng hay sai? Nếu sai, gạch chân dưới chỗ sai và sửa lại.
Câu 1. Tế bào vi khuẩn không có bào quan.
Câu 2. Ribôxôm là bào quan không có màng bao bọc.
Câu 3. Ti thể và lục lạp là bào quan có chức năng chuyển hóa năng lượng ở tế bào động vật.
Câu 4. Enzim hô hấp đính trên màng trong của ti thể.
Câu 5. Sắc tố diệp lục có ở chất nền của lục lạp.
Câu 6. Tế bào thực vật có không bào lớn.
Câu 7. Lizôxôm được coi là nhà máy xử lý rác thải của tế bào.
Câu 8. Lớp kép photpholipit của màng sinh chất cho phép các ion đi qua.
Câu 9. Tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh bằng cách thực bào.
Câu 10. Các đặc điểm trên cơ thể sinh vật do ARN quy định.
Câu 11. Chất hoạt hóa enzim giúp làm tăng hoạt tính enzim.
Câu 12. Đồng hóa là quá trình tổng hợp chất hữu cơ phức tạp đồng thời giải phóng năng lượng ATP.
Câu 13. Phân tử ATP có 3 liên kết cao năng.
Câu 14. Vận chuyển chủ động cần kênh prôtêin đặc hiệu.
Câu 15. Với một lượng cơ chất xác định, nồng độ enzim tăng thì hoạt tính enzim giảm.
B. Chọn phương án đúng (50 câu)
Câu 1: Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo nhân tế bào khác hẳn với các giới  
còn lại?
A. Giới nấm                  B. Giới động vật           C. Giới thực vật                D. Giới khởi sinh
Câu 2: Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần:
A. Loài ­ chi ­ bộ ­ họ ­ lớp ­ ngành ­ giới.
B. Giới ­ ngành ­ lớp ­ bộ ­ họ ­ chi ­ loài.
C. Loài ­ bộ ­ họ ­ chi ­ lớp ­ ngành ­ giới.
D. Loài ­ chi­ họ ­ bộ ­ lớp ­ ngành ­ giới.
Câu 3: Sinh vật nhân thực được phân thành những giới:
A. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới động vật, giới thực vật.


B. Giới khởi sinh, giới tảo, giới động vật, giới thực vật.
C. Giới nguyên sinh, giới nấm, giới động vật, giới thực vật.
D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới động vật, giới thực vật.
Câu 4: Đặc điểm chung của giới thực vật:
A. Sinh vật nhân thực, tự dưỡng hoặc dị dưỡng, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ.
B. Sinh vật nhân thực, tự dưỡng, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ và kitin.
C. Sinh vật nhân thực, tự dưỡng, sống cố định và phản ứng chậm.

1


D. Sinh vật nhân thực, tự dưỡng, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ, sống có định, có khả năng 
phản ứng chậm.
Câu 5: Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh, giới Thực vật và giới Động  
vật:
A. Tế bào cơ thể đều có nhân thực.
B. Tế bào cơ thể đều có nhân sơ.
C. Cơ thể đều có cấu tạo đơn bào.
D. Cơ thể đều có cấu tạo đa bào.
Câu 6: Một hệ thống tương đối hoàn chỉnh bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống  
của nó được gọi là :
A. Quần thể
B. Loài sinh vật
C. Hệ sinh thái                 D. Nhóm quần xã
Câu 7: Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới gồm :
A. Khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng. 
B. Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
C. Cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể. 
D.Trình tự nuclêôtit, mức độ tổ chức cơ thể.
Câu 8:  Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm  

chung vì:
A. Đều được cấu tạo từ tế bào.                                    B. Đều có chung một tổ tiên.
C. Sống trong những môi trường giống nhau.             D. Đều có các đặc tính nổi trội.
Câu 9: Trong phân tử prôtêin, số lượng và trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi polipeptit 
thể hiện cấu trúc:
A. Bậc 1.                        B. Bậc 2.                          C. Bậc 3.                            D. Bậc 4.
Câu 10: Điểm khác nhau giữa các nuclêôtit trên ADN:
A. Đường C5H10O4.              B. Bazơ nitơ.              C. Axit photphoric.              D. Đường C5H10O5
Câu 11: Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại?
A. Glucôzơ và Fructôzơ.
                            B. Mantôzơ và tinh bột.
C. Xenlulôzơ và Galactôzơ.
                            D. Galactôzơ và tinh bột.
Câu 12: Thành phần cấu tạo của Lipit:
A. Glixêron và axit béo.       B. Rượu và axit béo.                    C. Đường và rượu.             D. 
Glucôzơ.
Câu 13: Một đoạn phân tử ADN có 1800 nuclêôtit thì chiều dài là:
A. 2040Ao.                     B. 4080Ao.

C. 1020Ao.

D. 3060Ao.

Câu 14: Một đoạn phân tử ADN có 1800 nuclêôtit thì có chu kì xoắn là: 
A. 60.                                    B. 120.                                             C. 90.                                     D. 900.
Câu 15: Trong ADN các nuclêôtit trên hai mạch đơn liên kết với nhau bằng:
A. Liên kết hiđrô B. Liên kết peptit. C. Liên kết cộng hóa trị. D. Liên kết glicôzit
Câu 16: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là:

A.

B.
C.
D.

Trong mỡ chứa nhiều axít no
Phân tử dầu có chứa 1glixêrol
Trong mỡ có chứa 1glixêrol và 2 axit béo
Dầu hoà tan không giới hạn trong nước

Câu 17: Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi
A. Số vòng xoắn.                                                                         B. Chiều xoắn.
C. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các Nuclêôtit.          D. Tỷ lệ A + T / G + X.

2


.

Câu 17: Nhóm sinh vật nào sau đây thuộc có cấu tạo tế bào nhân sơ?
A.Virut
          B. Tế bào  thực vật              C. Tế bào động vật                  D. Vi khuẩn
Câu 18. Chức năng di truyền ở vi khuẩn được thực hiện bởi thành phần nào?

A. Màng sinh chất

C. Chất tế bào 

B. Vùng nhân 

                                D. 


Ribôxôm
Câu 19.  Tên gọi strôma để chỉ cấu trúc nào sau đây?

A. Chất nền của lục lạp                                B. Chất nền của ti thể  
C. Màng trong của lục lạp                             D. Màng trong của ti thể 
Câu 20. Bào quan nào trong tế bào được cấu tạo bởi các ống và xoang dẹt thông với nhau?

A. Lưới  nội chất

 B. Bộ máy gôngi
C. Lizôxôm D. Không bào
Câu 21. Trên màng lưới nội chất trơn có chứa nhiều loại chất nào?

A. Enzim

B. Hoocmon
C. Kháng thể 
D. Pôlisaccarit
Câu 22. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về thành phần hoá học chính của màng sinh chất?

A.
B.
C.
D.

Một lớp photpholipit và các phân tử prôtêin
Hai lớp photpholipit và các phân tử prôtêin
Một lớp photpholipit và các phân tử glicôprôtêin.
Hai lớp photpholipit và các phân tử glicôprôtêin.


Câu 23. Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là

A. thành tế bào, màng sinh chất, nhân. 
B. thành tế bào, tế bào chất, nhân.
C. màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân. 
D. màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân. 
Câu 24. Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn?
1. có kích thước bé.

2. sống kí sinh và gây bệnh.      3. cơ thể chỉ có 1 tế bào.

4. chưa có nhân chính thức.    5. sinh sản rất nhanh.
Câu trả lời đúng là:
1, 2, 3, 4. 

         B. 1, 3, 4, 5.       C. 1, 2, 3, 5.

      D. 1, 2, 4, 5.

Câu 25. Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ 
A. colesteron.

  B. xenlulozơ.         C. peptiđôglican.             D. photpholipit và protein.

Câu 26. Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa 1 phân tử
A. ADN dạng vòng.

B. mARN dạng vòng.


C. tARN dạng vòng.

D. rARN dạng vòng.

Câu 27. Bào quan có mặt ở tế bào nhân sơ là
A­ ti thể.                        B­ ribôxôm.

       C­ lạp thể.

Câu 28. Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất là

A. nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào.
3

            D­ trung thể.


B. bảo vệ nhân.
C. nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường.
D. nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.
Câu 29. Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi

A. các phân tử prôtêin và axitnuclêic.                 B. các phân tử phôtpholipit và axitnuclêic.
C.các phân tử prôtêin và phôtpholipit.                 D.các phân tử prôtêin.
Câu 30. Colesteron có ở màng sinh chất của tế bào 
A. vi khuẩn. 

B. nấm .

C. động vật. 


D. thực vật.

Câu 31. Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì 

A. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.
B. được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau. 
C. phải bao bọc xung quanh tế bào .
D. gắn kết chặt chẽ với khung tế bào .
Câu 32. Màng tế bào điều khiển các chất ra vào tế bào 

A.

một cách tuỳ ý. 

              B. một cách có chọn lọc .

C. chỉ cho các chất vào.                           D. chỉ cho các chất ra. 
Câu 33. Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào " lạ  " là  
nhờ
A­ màng sinh chất có " dấu chuẩn ".
B­ màng sinh chất có prôtêin thụ thể.
C­ màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường.
D­ cả A, B và C.
Câu 34. Những thành phần không có ở tế bào động vật là
A. không bào, diệp lục.

          B. thành xellulôzơ, không bào.

C. thành xellulôzơ, diệp lục.


          D. diệp lục, không bào.

Câu 35. Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì
A. nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào.
B. nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
C. nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào.
D. nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất.
Câu 36. Đặc điểm nào sau đây của nhân tế bào giúp nó giữ vai trò điều khiển mọi hoạt động  
sống của tế bào? 
A. Có cấu trúc màng kép. 

4

            B. Có nhân con. 


C. Chứa vật chất di truyền. 

D. Có khả năng trao đổi chất với môi trường tế bào chất.

Câu 37. Không bào trong đó chứa nhiều sắc tố thuộc tế bào
A. lông hút của rễ cây.                            B. cánh hoa.
C. đỉnh sinh trưởng.                                D. lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn.
Câu 38. Không bào trong đó chứa các chất khoáng, chất tan thuộc tế bào
A. lông hút của rễ cây.                           B.  cánh hoa.
C.đỉnh sinh trưởng.                                D. lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn.
Câu 39. Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào
       A. hồng cầu.


           B. bạch cầu.           C. biểu bì.

           D. cơ. 

Câu 40. Các tế bào sau trong cơ thể người, tế bào có nhiều ti thể nhất là tế bào
       A. hồng cầu.

          B. cơ tim.         C. biểu bì.

         D. xương. 

Câu 41. Các tế bào sau trong cơ thể người, tế bào có nhiều lizôxôm nhất là tế bào
       A. hồng cầu.

          B. bạch cầu.

         C. thần kinh.

    D.  cơ. 

Câu 42. Các ribôxôm được quan sát thấy trong các tế bào chuyên hoá trong việc tổng hợp
A. lipit.

                      B. pôlisaccarit.           C. prôtêin.

   D. glucôzơ.

Câu 43. Loại bào quan giữ chức năng cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là
B. bộ máy gongi. 


A. riboxom.

C. lưới nội chất.

 D. ti thể. 

Câu 44. Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật là
A. ti thể.          B. trung thể. 

C. lục lạp. 

    D. lưới nội chất hạt. 

Câu 45. Grana là cấu trúc có trong bào quan 
A. ti thể.         B. trung thể. 

C. lục lạp.

   D. lizoxom. 

Câu 46. Dị hoá là
A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
Câu 47. Trong tế bào nhân thực, ribôxôm tồn tại ở đâu?
1. Ti thể.   2. Lục lạp.

3. Không bào.  4. Tế bào chất.    5. Nhân tế bào.  6. Lưới nội chất hạt. 


Câu trả lời đúng là: 
A. 2, 3, 4, 5. 

B. 1, 4, 5, 6.

C. 2, 3, 4, 6.

D. 1, 2, 4, 6.

Câu 48. Trong tế bào nhân thực, các cấu trúc nào chứa ADN?
1. Ti thể.   2. Lục lạp.
Câu trả lời đúng là: 

5

3. Không bào.  4. Tế bào chất.    5. Nhân tế bào.  


A. 2, 3, 5. B. 1, 4, 5.

C. 2, 3, 4.

D. 1, 2, 5.

Câu 49. Trong tế bào, các bào quan có 2 lớp màng bao bọc bao gồm
B. nhân, ti thể, lục lạp

A. nhân, ribôxôm, lizôxôm.
C. ribôxôm, ti thể, lục lạp


D. lizoxôm, ti thể, không bào.

.

Câu 50. Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải " cắt " chiếc đuôi của nó. Bào quan 
đã giúp nó thực hiện việc này là
A­ lưới nội chất.             B­ lizôxôm.

C­ ribôxôm.

D­ ti thể.

Câu 51. Vận chuyển thụ động  
A. cần tiêu tốn năng lượng. 

                        B. không cần tiêu tốn năng lượng. 

C. cần có các kênh protein. 

D. cần các bơm đặc biệt trên màng. 

Câu 52. Tế bào có thể đưa các đối tượng có kích thước lớn vào bên trong tế bào bằng 
A. vận chuyển chủ động. 

B. vận chuyển thụ động. 

C. nhập bào. 

D. xuất bào. 


Câu 53. Đồng hoá là 
A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
Câu 54. Trong phương thức vận chuyển thụ động, các chất tan được khuếch tán qua màng tế 
bào phụ thuộc vào
A­ đặc điểm của chất tan.
B­ sự chênh lệch nồng độ của các chất tan gữa trong và ngoài màng tế bào.
C­ đặc điểm của màng tế bào và kích thước lỗ màng.
D­ nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào.
Câu 55. Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất 
tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường
A­ ưu trương.

  B­ đẳng trương.

C­ nhược trương.

D­ bão hoà.

Câu 56. Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ  của các chất tan nhỏ  hơn nồng độ  của các 
chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường
A­ ưu trương.   B­ đẳng trương.

C­ nhược trương.

D­ bão hoà.

Câu 57. Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho

A­ cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh.                  B­ làm cho cây héo , chết.
C­ làm cho cây chậm phát triển.                                  D­ làm cho cây không thể phát triển được.
Câu 58. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là

6


A. ađenôzin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.    B.ađenôzin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.
C.ađenin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.          D.ađenin, đường đeôxiribôzơ, 3 nhóm photphat.
Câu 59. ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất  vì
A­ nó có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
B­ các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.
C­ nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.
D­ nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.
Câu 60. Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuyếch tán là:
A. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng
B. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương
C. Là hình thức vận chuyển chỉ có ở TB thực vật.
D. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng
Câu 61. Nồng độ chất tan trong tế bào thực vật khoảng 0,8M. Co nguyên sinh xảy ra khi cho tế 
bào vào trong dung dịch nào sau đây?
A. Nước cất.
                        B. 0,4M.
             C. 0,8M.
              D.1,0M.
Câu 62. Khẳng định không đúng với hiện tượng khuếch tán là:
A. Không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
B. Là quá trình vận chuyển thụ động.
C. Có thể cần phải có sự trợ giúp của Protein.
D. Thể hiện khi các phân tử vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao

Câu 63. Bạch cầu vây bắt và nuốt vi khuẩn bằng cách:
A. Thực bào.

                B. Nhập bào.

        C. Xuất bào.                          D. Ẩm bào.

Câu 64. Nhập bào là hiện tượng vận chuyển vật chất .....tế bào thông qua......

A. Vào / khuếch tán tế bào.                               B. Vào / bóng thực bào.
C. Vào / Protein vận chuyển.                              D. Ra khỏi / khuếch tán.
Câu 65. Nồng độ canxi trong tế bào là 0,3%, nồng độ canxi trong dịch ngoại bào là 0,1%. Tế bào  
lấy canxi bằng cách nào?
A. Vận chuyển thụ động.                                                    B. Khếch tán.
C. Vận chuyển chủ động.                                                   D. Thẩm thấu.
Câu 66. Các chất vận chuyển qua màng sinh chất thực chất là đi qua:
A. Lớp phôtpholipit và kênh prôtêin.
B. Lớp phôtpholipit và glicôprôtêin.
C. Prôtêin và glicôprôtêin.
D. Glicôprôtêin và peptiđôglican.
Câu 67. Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất 
tan có trong tế bào gọi là môi trường:
A. Ưu trương.          B. Đẳng trương                 C. Nhược trương.
               D. Bão hoà.
Câu 68. Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất  
tan có trong tế bào gọi là môi trường:

7



A. 
Nhượctrương.

 B. Ưu trương.    C. Bão 
hoà.

         D. Đẳng trương.

Câu 69. Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy 
giúp nó:
A. Ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.                                   B. Dễ di chuyển.
C. Dễ thực hiện trao đổi chất.                                        D. Không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh.
Câu 70. Cấu tạo của nhân bao gồm:
A. Màng nhân, chất nhiễm sắc, dịch nhân.
B. Màng nhân, chất nhiễm sắc, nhân con.
C. Màng nhân,ADN, nhân con.
D. Dịch nhân, nhân con.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. So sánh cấu trúc và chức năng của Ti thể ­ Lục lạp
Câu 2. Phân biệt Vận chuyển thụ động – vận chuyển chủ động.
Câu 3. Khi lấy một tế bào động vật ( hồng cầu) và một tế bào thực vật ( củ hành) ngâm vào 2  
cốc đựng nước cất. Sau một thời gian, quan sát có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích tại sao có  
hiện tượng đó?
Câu 4. Vì sao xà phòng lại tẩy sạch các vết dầu, mỡ?
Câu 5. Tại sao trong khẩu phần ăn hằng ngày nên thường xuyên đổi món mà không nên chỉ ăn 
một món cho dù là rất bổ?
Câu 6. Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ ?
Câu 7. Vì sao một số loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc?
Câu 8. Tại sao khi tiến hành ghép các mô, cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể lại 
xảy ra hiện tượng đào thải?


8



×