Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

GIÁO dục kỹ NĂNG PHÒNG CHỐNG TAI nạn THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 4 5 TUỔI ở TRƯỜNG mầm NON tân TRIỀU, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.61 KB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC

GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 4-5 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON TÂN TRIỀU, HUYỆN THANH TRÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ HƯƠNG GIANG
Người hướng dẫn khoa hoc: PGS.TS Nguyễn Thị Tình

HÀ NỘI – 2020


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giảng viên
PGS.TS Nguyễn Thị Tình đã tận tình giúp đỡ em hồn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô trong tổ Phương pháp giảng dạy,
các Thầy, Cô khoa Tâm Lý Giáo dục học cũng như các Thầy, Cô đang công tác
tại Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và truyền đạt
cho em rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khóa luận và cũng như có được
hành trang vững chắc cho sự nghiệp
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt
tình hợp tác cùng tơi trong suốt q trình nghiên cứu thực hiện khóa luận.
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót
và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cơ giáo để khóa luận


của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2020
Sinh viên

Hoàng Thị Hương Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..................................................................3
4. Giả thuyết khoa học..........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu............................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4
8. Cấu trúc khóa luận............................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHỊNG
CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG
MẦM NON...........................................................................................................7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề......................................................................7
1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi...............................................7
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu ở trong nước..............................................10
1.2 Kỹ năng phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi.....................13
1.2.1. Khái niệm kỹ năng....................................................................................13
1.2.2. Khái niệm tai nạn thương tích...................................................................13
1.2.3. Đặc điểm tâm lý trẻ 4-5 tuổi.....................................................................15
1.2.4. Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi.....................................18
1.2.5. Kỹ năng phịng chống tai nạn thương tích................................................19

1.3 Giáo dục kỹ năng phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi.....21
1.3.1. Khái niệm..................................................................................................21
1.3.2. Mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5
tuổi.......................................................................................................................22
1.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5
tuổi.......................................................................................................................22
1.3.4. Phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 45 tuổi....................................................................................................................23
1.3.5. Hình thức giáo dục kỹ năng phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5
tuổi.......................................................................................................................24


1.3.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng phịng chống tai nạn thương
tích cho trẻ 4-5 tuổi.............................................................................................25
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng phịng chống tai nạn
thương tích cho trẻ 4-5 tuổi..............................................................................25
1.4.1. Mơi trường giáo dục nhà trường...............................................................25
1.4.2. Mơi trường gia đình..................................................................................27
Kết luận chương 1...............................................................................................28
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG TAI
NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON TÂN
TRIỀU, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..............................29
2.1. Khái quát về trường mầm non Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành
phố Hà Nội.........................................................................................................29
2.2. Khái quát về điều tra khảo sát thực trạng..............................................30
2.2.1. Mục đích khảo sát.....................................................................................30
2.2.2. Nội dung khảo sát......................................................................................30
2.2.3. Đối tượng khảo sát....................................................................................31
2.2.4. Thời gian khảo sát.....................................................................................31
2.2.5. Phương pháp khảo sát...............................................................................31
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng.....................................................................31

2.3.1. Thực trạng về tai nạn thương tích ở trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Tân
Triều

..........................................................................................................31

2.3.2. Thực trạng về kỹ năng phòng chống TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm
non Tân Triều......................................................................................................38
2.3.3..Thực trạng về giáo dục kỹ năng phòng chống TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở
trường mầm non Tân Triều..................................................................................41
2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng phịng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi..........................................................................51
2.4. Đánh giá chung thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều...........................53
2.4.1. Những kết quả đạt được............................................................................53
2.4.2. Những tồn tại và hạn chế...........................................................................53
Kết luận chương 2...............................................................................................54


CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG TAI
NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON TÂN
TRIỂU, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..............................55
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp.........................................................55
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu..............................................................................55
3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn...............................................................................55
3.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả...............................................................................55
3.1.4 Đảm bảo tính khả thi..................................................................................55
3.2. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phịng chống tai nạn thương tích
cho trẻ 4-5 tuổi...................................................................................................56
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về giáo dục kỹ năng phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ........................................................................56

3.2.2. Xây dựng mơi trường đảm bảo an tồn phịng chống tai nạn thương tích
cho trẻ..................................................................................................................57
3.2.3. Phối kết hợp giữa Gia đình – Nhà trường và Xã hội trong giáo dục kỹ
năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non........59
3.2.4. Giáo dục kỹ năng phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ thơng qua việc
tạo tình huống cụ thể để trẻ tự xử lý tình huống.................................................61
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục phịng chống tai nạn thương
tích cho trẻ ở trường mầm non........................................................................62
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp giáo dục kỹ
năng phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Tân Triều............................................................................................................64
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm..............................................................................64
3.4.2. Phương pháp khảo nghiệm, cách thức cho điểm và thang đánh giá.........64
3.4.3. Mẫu khảo nghiệm và địa bàn khảo nghiệm...............................................64
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm.................................................................................65
Kết luận chương 3...............................................................................................71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................75
PHỤ LỤC 1........................................................................................................77


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10

Chữ viết đầy đủ
Cần thiết
Giáo dục
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên
Khả thi
Kỹ năng
Nghiệp vụ sư phạm
Số thứ tự
Tai nạn thương tích
Trung bình

Chữ viết tắt
CT
GD
GD&ĐT
GV
KT
KN
NVSP
STT
TNTT
TB



DANH MỤC CÁC BẢNG , BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Thực trạng về nhận thức của giáo viên về các loại tai nạn
thương tích trẻ thường gặp ở trường mầm non Tân Triều
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về nguyên nhân gây ra
tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều
Bảng 2.3. Thực trạng về nhận thức của phụ huynh về các loại tai nạn
thương tích trẻ thường gặp ở trường mầm non Tân Triều
Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của phụ huynh về nguyên nhân gây ra
tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều
Bảng 2.5. Thực trạng kỹ năng phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ
4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều
Bảng 2.6. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng
phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Bảng 2.7. Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ
năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Bảng 2.8: Thực trạng việc thực hiện mục tiêu giáo dục dục kỹ năng
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Tân Triều
Bảng 2.9. Thực trạng việc thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng phịng
chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều
Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều
Bảng 2.11. Thực trạng thực hiện hiện hình thức giáo dục kỹ năng phòng
chống TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều
Bảng 2.12. Thực trạng các lực lượng giáo dục tham gia giáo dục kỹ năng
phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều
Bảng 2.13.Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Tân Triều
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp giáo dục

kỹ năng phòng chống TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp giáo dục kỹ
năng phòng chống TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều
Bảng 3.3: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mối quan hệ của các biện pháp giáo dục kỹ năng
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Tân Triều
Biểu đồ 3.1: Tính cần thiết của các biện pháp
Biểu đồ 3.2: Tính khả thi của các biện pháp
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp

32
34
35
37
39
41
42
44

46
47
48
49
51
65
67
68
63

65
68
70



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm
mỹ cho trẻ em. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ
sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.
Các nghiên cứu về đặc điểm lứa tuổi của trẻ mầm non cho thấy, trẻ từ 0 đến
6 tuổi ý thức thơ dại, cơ thể non nớt, chưa thể tự bảo vệ được mình trước những
tác động xấu từ bên ngoài; chưa nhận thức được những nguy cơ và hiểm họa đối
với bản thân. Toàn bộ sự an toàn của trẻ phụ thuộc vào những người xung
quanh, nhất là những người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong khi đó, trẻ
mầm non đang trong giai đoạn hình thành ngơn ngữ, dần phát triển ý thức nên
trẻ rất hiếu động, ln tìm tịi khám phá thế giới xung quanh bằng những thử
nghiệm trực tiếp; bắt chước những hành vi của người lớn và bạn bè một cách
máy móc. Đặc biệt là trẻ thường cho vào miệng để nếm mọi đồ vật mà chúng
nhìn thấy; sờ mó, cắn, cấu, vận hành các vật dụng của người lớn… mà không
thể biết chúng chứa đựng những nguy cơ, những hiểm họa gì. Đây là lý do làm
cho trẻ mầm non dễ gặp tai nạn nguy hiểm đến sự an toàn thân thể, thậm chí
nguy hại đến tính mạng mà người chăm sóc, giáo dục trẻ khơng thể lường trước
hết được. Theo số liệu thống kê của Viện Bỏng Quốc gia, năm 2005, có tới
1.885 (chiếm 60%) bệnh nhân bỏng nhập viện là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt có
1.200 bệnh nhân là trẻ em dưới 6 tuổi, chiếm 1/3 tổng số bệnh nhân… cho thấy
trách nhiệm của giáo dục mầm non đối với vấn đề bảo đảm an toàn, phịng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ là vơ cùng quan trọng.

Thực tế trong những năm gần đây cho thấy, việc đảm bảo an tồn phịng
chống tai nạn thương tích cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Đã không ít
những tai nạn thương tích hết sức thương tâm đã xảy ra, cướp đi tính mạng của
những đứa trẻ và để lại những hậu quả nặng nề cho gia đình, nhà trường và xã
1


hội. Tỉ lệ TNTT ở trẻ em của nước ta rất cao so với các nước Đông Nam Á và
cao gấp 8 lần các nước phát triển. TNTT cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên
khuyết tật cho trẻ em và khuyết tật này có thể kéo dài hết cuộc đời.
Ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trung
bình mỡi ngày nước ta có khoảng 580 trẻ em bị TNTT các loại như: tai nạn giao
thông, đuối nước, ngã, điện giật, bỏng và mỡi ngày có hàng chục gia đình chịu mất
mát, đau thương vì sự ra đi của con em họ vì TNTT. TNTT cũng là nguyên nhân
hàng đầu gây nên khuyết tật cho trẻ em và có thể kéo dài hết cuộc đời.
Nguyên nhân chính gây tử vong do TNTT ở trẻ em là do tai nạn đuối nước và
tai nạn giao thông đường bộ. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong thứ 2 sau
đuối nước với trung bình 1867 trường hợp một năm, chiếm tỉ lệ khoảng 24-26% tổng
số trẻ tử vong do TNTT. Tử vong do tai nạn giao thông trong nhóm tuổi từ 15-19 tuổi
chiếm tỉ lệ cao nhất với trên 70%.
Ngộ độc từ lâu là nguyên nhân đứng thứ ba gây tử vong trong số các nguyên
nhân gây TNTT và để lại hậu quả cũng như di chứng lâu dài với con người. Tại Việt
Nam, thống kê từ 2005-2010 cho thấy, trung bình mỡi năm cả nước có khoảng 1.496
trường hợp ngộ độc, trong đó có khoảng 10% số trường hợp xảy ra ở nhóm trẻ em và
vị thành niên dưới 19 tuổi.
Để hạn chế , loại trừ tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non trước
tiên là giáo dục bồi dưỡng nhận thức, xây dựng ý thức trách nhiệm, tình cảm yêu
thương trẻ em, đồng thời nâng cao kiến thức, kỹ năng phịng chống tai nạn thương
tích cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường, những
người tiếp xúc trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ. Đây là hoạt động có mục đích cao cả,

có mục tiêu cụ thể và đặc biệt thiết thực trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường
mầm non.
Tuy nhiên, hoạt động phịng chống tai nạn thương tích hiện nay còn nhiều hạn
chế và chưa đảm bảo về mặt chất lượng. Sự hạn chế này thể hiện qua việc giáo dục
kỹ năng phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non còn nhiều

2


thiếu sót. Vì vậy cần phải nghiên cứu kĩ hơn, tìm ra những biện pháp giáo dục hiệu
quả hơn để phù hợp với tình hình hiện nay. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên,
tôi chọn đề tài: “ Giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi
ở trường mầm non Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội” làm đề tài
nghiên cứu của mình với mong muốn tìm ra các biện pháp giáo dục, đảm bảo an
tồn phịng chống tai nạn thương tích hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng
GD tồn diện trẻ ở lứa tuổi mầm non.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục kỹ năng phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non, đề tài đề xuất
các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5
tuổi ở trường mầm non Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội nhằm
đảm bảo an tồn cho trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho
trẻ mầm non.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1.1.1. 3.1. Khách thể nghiên cứu
Q trình giáo dục kỹ năng phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở
trường mầm non.
1.1.2. 3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5
tuổi ở trường mầm non Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.

4. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, hoạt động giáo dục kỹ năng phịng chống tai nạn
thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều, Huyện Thanh Trì,
Thành phố Hà Nội đã được quan tâm, nhưng bên cạnh đó vẫn cịn gặp nhiều
hạn chế. Ngun nhân chủ yếu là do biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống
tai nạn thương tích chưa thực sự hiệu quả. Nếu đề xuất được các biện pháp
giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích phù hợp với thực tế nhà
trường và đặc điểm đối tượng trẻ 4-5 tuổi thì sẽ đạt kết quả tốt hơn.
3


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
5.2. Đánh giá được thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều, Huyện Thanh Trì,
Thành phố Hà Nội.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành phố
Hà Nội.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng phịng chống tai nạn
thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều, Huyện Thanh Trì,
Thành phố Hà Nội, từ đó bước đầu đề xuất, khảo nghiệm tính cần thiết cũng như
tính khả thi của các biện pháp đó.
6.2. Về khách thể khảo sát
Giáo viên mầm non khối 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều.
6.3. Về địa bàn nghiên cứu
Đề tài chỉ khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng phịng chống tai nạn thương

tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành phố
Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tơi sử dụng các nhóm
phương pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu về giáo dục, tài liệu liên quan đến phịng chống tai nạn
thương tích cho trẻ 4-5 tuổi và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên
cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu để xây dựng khung lý
luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu.

4


7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát các biểu hiện của hoạt động phòng chống tai nạn thương tích;
giáo dục phịng chống tai nạn thương tích của giáo viên các trường mầm non.
Dự giờ và quan sát các hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo lớn trong các
giờ học , quan sát cách học và chơi của trẻ mẫu giáo lớn trong lớp và ngồi trời
nhằm thu thập thêm các thơng tin định tính góp phần khẳng định tính chính xác
và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp điều tra
Để điều tra thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều, tôi sử dụng các bảng hỏi dành cho
các giáo viên.
Mục đích: Khảo sát, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của giáo dục kỹ
năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non để từ
đó có cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp giảm thiểu tối ưu các tai nạn thương
tích trong trường mầm non, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách.

i. Phương pháp phỏng vấn
Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thơng qua
phương pháp điều tra. Ngồi ra, có thể tìm hiểu thêm các nhân tố ảnh hưởng tới
thực trạng đó cũng như những khuyến nghị của họ. Đồng thời những thông tin
này cũng giúp cho nhà nghiên cứu có thêm căn cứ để khẳng định tính trung
thực, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu
ii. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các lãnh đạo và chun viên Sở Giáo dục, Phịng
Giáo dục, các đồng chí hiệu trưởng, giáo viên lâu năm, các nhà quản lý… để có
thêm thơng tin tin cậy đảm bảo tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu. Đặc
biệt xin ý kiến đóng góp cho những đề xuất biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng
phòng chống TNTT cho trẻ 4-5 tuổi có hiệu quả.

5


iii. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu những sản phẩm của hoạt động giáo dục kỹ năng phịng chống
tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều để khẳng định
được kết quả của biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Dùng xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng
quản lý hoạt động phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ dưới dạng: Bảng
số liệu, sơ đồ... giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm
bảo độ tin cậy.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngồi các phần: Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của khóa luận được trình bày trong 2 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng phịng chống tai nạn thương

tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng phịng chống tai nạn thương
tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành
phố Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng phịng chống tai nạn thương
tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHỊNG CHỐNG
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Thương tích tuổi thơ là một vấn đề y tế công cộng lớn u cầu phải có sự
quan tâm khẩn cấp. Thương tích là kẻ giết người nguy hiểm đối với trẻ em trên
toàn thế giới, chịu trách nhiệm cho hơn 900.000 ca tử vong trẻ em và thanh niên
dưới 18 tuổi mỗi năm (Gánh nặng bệnh tật toàn cầu của WHO: cập nhật 2004)
[16].Các thương tích khơng chủ ý chiếm gần 90% tổng số các vụ này. Chúng là
những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em từ 10-19 tuổi. Do đó, tai
nạn thương tích ở trẻ em đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng mang tính tồn
cầu, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia y tế
công cộng và giáo dục.
Vào tháng 11/1989, theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em
đã đặt ra một tiêu chuẩn quốc tế mới cho việc tôn trọng trẻ em và quyền của trẻ
em ( Liên Hợp Quốc,1989) [11]. Công ước nhấn mạnh đến trách nhiệm của xã
hội để bảo vệ trẻ em từ khi sinh ra cho đến 18 tuổi và cung cấp cho trẻ em các
hỗ trợ dịch vụ tốt nhất. Cơng ước cịn tun bố rằng trẻ em có quyền được
hưởng mức độ cao nhất về y tế và môi trường an toàn.

Theo một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi
đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), châu Phi chiếm tỉ lệ cao nhất về tử vong do
thương tích khơng chủ ý. Báo cáo cho thấy, tỉ lệ này ở châu Phi cao gấp 10 lần
so với các quốc gia có thu nhập cao tại châu Âu và Tây Thái Bình Dương như
Úc, Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển và Vương quốc Anh - là những nước có
tỉ lệ thương tích trẻ em thấp nhất. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy, mặc dù
các quốc gia có thu nhập cao đã giảm được 50% số ca tử vong do thương tích ở
trẻ em trong vịng 30 năm qua thì đây vẫn là một vấn đề đối với họ, vì thương
7


tích khơng chủ ý vẫn chiếm 40% trong tổng số các ca tử vong trẻ em tại các
nước này [21].
Năm 2004, 949.075 trẻ em dưới 18 tuổi tử vong do thương tích[15]. Đại đa
số các trường hợp thương tích ở những trẻ em này là do hậu quả của việc va
chạm giao thông đường bộ, đuối nước, bỏng (do lửa hoặc bỏng chất lỏng), ngã
hoặc ngộ độc, chiếm 60% trong tổng số các ca tử vong do thương tích ở trẻ em.
Tuy nhiên, có một loại hình khác có tên “các thương tích khơng chủ ý khác” bao
gồm ngạt thở, bị nghet, tắc khí quản, động vật hoặc rắn cắn, giảm than nhiệt và
chứng thân nhiệt cao; nhóm này chiếm 31% số ca tử vong ở trẻ em.
Tỷ lệ tử vong do thương tích ở trẻ em ở các quốc gia thu nhập thấp và
trung bình cao hơn 3, 4 lần so với ở các quốc gia thu nhập cao, có sự khác biệt
lớn giữa các loại hình tử vong do thương tích. Đối với các ca tử vong do lửa
hoặc hỏa hoạn, tỷ lệ ở các quốc gia thu nhập thấp cao hơn gần 11 lần so với
quốc gia có thu nhập cao, đối với đuối nước cao hơn 6 lần, ngộ độc 4 lần và
ngã cao hơn khoảng 6 lần [15].
Về các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em, theo số liệu cập nhật của WHO
(2008) đến năm 2004, đại đa số các trường hợp thương tích ở trẻ em được xác
định là do hậu quả của việc va chạm giao thông đường bộ, đuối nước, bỏng,
ngã và ngộ độc - hay còn gọi là các thương tích khơng chủ ý, chiếm 60% trong

tổng số các ca tử vong do thương tích ở trẻ em. Cịn một loại hình khác có tên
là các thương tích khơng chủ ý khác, bao gồm ngạt thở, bị nghẹt, tắc khí quản,
động vật hoặc rắn cắn, giảm thân nhiệt và chứng thân nhiệt cao; nhóm này
chiếm 31% số ca tử vong ở trẻ em [4].
Theo kết quả tổng hợp của điều tra cộng đồng Nam và Đông Á cho thấy
nguyên nhân chủ yếu của tử vong do thương tích ở trẻ dưới 1 tuổi là ngạt thở,
ở trẻ em dưới 5 tuổi là đuối nước, đối với trẻ em từ 5-9 tuổi là đuối nước kết
hợp với ngã và các tai nạn giao thông đường bộ, trong khi ở trẻ em từ 10–17
tuổi, tử vong do tai nạn giao thông đường bộ là thương tích khơng chủ ý lớn
nhất [10]. Tuy nhiên, có những sự khác biệt lớn giữa các quốc gia giàu và
8


nghèo. Trong khi đuối nước là nguyên nhân hàng đầu của tử vong do thương
tích trong số trẻ em dưới 5 tuổi ở cả nước Mỹ và châu Á, tỷ lệ tử vong trên
100.000 trẻ em là cao gấp 30 lần ở châu Á [5].
Vậy điều gì làm cho trẻ em dễ bị thương tích? Trẻ em khơng phải là những
người lớn thu nhỏ. Khả năng thể chất và nhận thức, mức độ phụ thuộc, các hoạt
động và các hành vi nguy cơ, tất cả đều thay đổi về cơ bản khi chúng lớn lên
[18]. Khi trẻ em phát triển, tính tị mị và mong ước được thử nghiệm của chúng
không phải lúc nào cũng tương xứng với khả năng hiểu biết và ứng phó với
nguy hiểm. Khoảng 3 tháng tuổi trẻ em sẽ biết lẫy và lăn, và khi được khoảng 6
tháng tuổi chúng sẽ biết ngồi dậy và chúng sẽ bắt đầu biết bò khi được khoảng 9
tháng tuổi. Chúng với lấy các vật dụng, túm lấy và cho vào mồm. Tới 18 tháng
tuổi chúng đi lại và khám phá thế giới. Vì vậy, sự phát triển và hành vi của trẻ
em có liên quan nhiều đến các thương tích cụ thể. Ví dụ, ngộ độc có liên quan
đến hành vi cầm lấy đồ vật và cho vào miệng của trẻ em 1–3 tuổi, trong khi ngã
có liên quan đến giai đoạn tập đi. [15].
Theo nghiên cứu giới tính và thương tích ở trẻ em cho thấy, các em trai có
xu hướng bị thương tích thường xun hơn và nghiêm trọng hơn so với các em

gái [1]. Những khác biệt về giới tính trong tỷ lệ thương tích xuất hiện ngay trong
năm đầu tiên của cuộc đời đối với hầu các loại hình thương tích [13]. Theo số
liệu của WHO, trong số trẻ em dưới 15 tuổi, trung bình tỷ lệ tử vong do thương
tích ở các em trai nhiều hơn 24% so với ở các em gái. Số liệu từ các quốc gia
đang phát triển chỉ ra rằng, từ khi được sinh ra, nam giới có tỷ lệ thương tích cao
hơn so với nữ giới, đối với tất cả các loại hình thương tích [14].
Hội nghị thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em, họp từ
ngày 20 đến ngày 30/03/1990 tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York đã tuyên bố:
“ Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc.
Đồng thời, các em ham hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi của các
em phải được sống trong vui tươi thanh bình, được chơi, được học và phát triển.
Tương lai của các em phải được hình thành trong sự hoà hợp và hợp tác” [2].
9


Trẻ em khơng chỉ học để có tri thức mà phải biết cách học để có sức khoẻ, có kỹ
năng nghề nghiệp, có những giá trị đạo đức, thẫm mĩ nhân văn… tức là mỗi đứa
trẻ phải luôn học những kỹ năng nhất định trong mơi trường thích hợp để tồn tại
và phát triển. Như vậy, theo hội nghị, việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và
kỹ năng phịng chống tai nạn thương tích nói riêng cho trẻ đóng một vai trị vơ
cùng cần thiết trong q trình giáo dục trẻ.
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu ở trong nước
Tỉ lệ TNTT ở trẻ em của nước ta rất cao so với các nước Đông Nam Á và
cao gấp 8 lần các nước phát triển. TNTT cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên
khuyết tật cho trẻ em và khuyết tật này có thể kéo dài hết cuộc đời.
Ở Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỡi năm
trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm 15-19 chiếm
tỷ lệ cao nhất chiếm 43%, tiếp đến nhóm tuổi 5-14 chiếm 36,9%, thấp nhất là
nhóm tuổi 0-4 chiếm 19,5%. Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600
trường hợp một năm chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong toàn

quốc do tất cả các nguyên nhân. Cứ 100.000 trẻ có 24 trẻ tử vong do tai nạn
thương tích hay tương đương 18 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích mỡi ngày.
Các em trai có xu hướng bị thương tích thường xun hơn và nghiêm trọng hơn
so với các em gái. Tỷ lệ tử vong ở nam giới cao hơn 3 lần so với nữ giới.
Trong giai đoạn 2010 – 2014, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trung bình
mỡi ngày nước ta có khoảng 580 trẻ em bị tai nạn, thương tích các loại như: tai
nạn giao thơng, đuối nước, ngã, điện giật, bỏng và mỡi ngày có hàng chục gia
đình chịu mất mát, đau thương vì sự ra đi của con em họ do tai nạn thương tích.
Tai nạn thương tích cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên khuyết tật cho trẻ em
và có thể kéo dài hết cuộc đời [8].
Nguyên nhân chính gây tử vong do TNTT ở trẻ em là do tai nạn đuối nước
và tai nạn giao thông đường bộ. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong thứ 2
sau đuối nước với trung bình 1867 trường hợp một năm, chiếm tỉ lệ khoảng 2426% tổng số trẻ tử vong do TNTT. Tử vong do tai nạn giao thơng trong nhóm
tuổi từ 15-19 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với trên 70%.
10


Ngộ độc từ lâu là nguyên nhân đứng thứ ba gây tử vong trong số các
nguyên nhân gây TNTT và để lại hậu quả cũng như di chứng lâu dài với con
người. Tại Việt Nam, thống kê từ 2005-2010 cho thấy, trung bình mỡi năm cả
nước có khoảng 1.496 trường hợp ngộ độc, trong đó có khoảng 10% số trường
hợp xảy ra ở nhóm trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi.
Ngã là một việc bình thường trong sự phát triển của một con người, đặc
biệt đối với một đứa trẻ - học cách tập đi, chạy, nhảy, leo trèo và khám phá môi
trường xung quanh. Ngã là nguyên nhân gây TNTT không tử vong lớn nhất ở trẻ
em và là loại thương tích thường gặp tại trường học, đặc biệt là trẻ em trong độ
tuổi tiểu học. TNTT do ngã ở nhóm tuổi trẻ em (đặc biệt là nhóm dưới 10 tuổi)
là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc các em phải nghỉ học và điều trị
thời gian ngắn tại các cơ sở y tế.
Bỏng là một vấn đề nghiêm trọng, gây nhiều thương tích nặng nề. Ở Việt

Nam, mỡi năm trung bình mỡi năm trung bình cả nước có trên 200 trường hợp
bỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các yếu tố nguy cơ của bỏng được xác
định dựa vào nơi để các vật chứa nước nóng trong trường học, đặc biệt các
trường mầm non. Tỉ suất tử vong trung bình do bỏng ở trẻ dưới 19 tuổi là
0,27/100.000 trẻ. Bỏng là nguyên nhân gây tử vong do TNTT thứ 6 ở trẻ em.
Ở Việt Nam, có rất nhiều gia đình ni động vật như chó, mèo,… Đây có
thể là những mối nguy cơ tiềm tàng với chấn thương ở trẻ em, đặc biệt với học
sinh ở nông thôn - nơi mà tỉ lệ tiêm vắc xin cho vật ni cịn thấp [12].
Từ năm 2001, đã có một nghiên cứu về tai nạn thương tích ở trẻ em Việt
Nam được tiến hành dưới sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
(UNICEF) và trường Đại học Y tế cộng đồng. Những kết quả nghiên cứu về tai
nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam trên diện rộng cùng với nghiên cứu gần đây
và dữ liệu thu thập được của Bộ Y tế năm 2006 đã giúp cho cộng đồng xã hội
thấy một bức tranh toàn cảnh về quy mơ, mơ hình và ngun nhân tai nạn
thương tích trẻ em ở Việt Nam.

11


Đã có những dự án do các tổ chức quốc tế triển khai lồng ghép với giáo dục
kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích ở nước ta. Đó là dự án “ Giáo dục phịng
chống tai nạn bom mìn cho học sinh Tiểu học” được tiến hành với sự phối hợp
giữa Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị và Tổ chức cứu trợ và Phát triển Mỹ
CRS ( Catholic Relief Servicer). Chương trình hỡ trợ rủi ro, tai nạn cho trẻ em và
phụ nữ đồng bằng Sông Cửu Long ( do UNICEF hỗ trợ, 2000- 2001).
Năm 2010, tác giả Lê Cảnh Nhạc trong bài viết Giáo dục kỹ năng phịng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trích trên Tạp chí giáo dục số 241 đã đưa ra
quan điểm cần phải tổ chức giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phịng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ em ( hay kỹ năng phòng tránh rủi ro ), nhất là môi trường
nhà trường từ cấp học mẫu giáo đến phổ thơng cơ sở. Tác giả cịn khẳng định

phát triển các kỹ năng để phòng ngừa tai nạn thương tích cần lưu ý đề các loại
kỹ năng như: kỹ năng phòng tránh bỏng, kỹ năng phòng tránh tai nạn giao
thơng, kỹ năng phịng tránh tai nạn động vật cắn, kỹ năng phòng tránh tai nạn
điện giật, kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước…[12].
TNTT được coi như là kẻ thù giết người nguy hiểm đối với trẻ em, là vấn
đề sức khỏe cộng đồng mang tính tồn cầu, gây hậu quả rất nặng nề cho trẻ em
và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và trẻ vị thành niên ở hầu hết
các nước trên thế giới. TNTT còn để lại những di chứng rất nặng nề về cả thể
xác lẫn tinh thần cho trẻ em, là gánh nặng cho gia đình và xã hội, gây thiệt hại
rất lớn về người và của, đe dọa tới sự phát triển bền vững của các quốc gia.
Kết luận
Hiện nay, có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước. Tuy
nhiên các cơng trình nghiên cứu tập trung nhiều vào nghiên cứu cách thức phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ em ở các trường mầm non mà chưa hoặc ít
nghiên cứu về giáo dục kỹ năng phịng chống tai nạn thương tích ở trẻ 4-5 tuổi.
Vì vậy, nghiên cứu về giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
4-5 tuổi ở trường mầm non Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đã
xác định được điểm mới và có ý nghĩa thực tiễn trong việc chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ, đảm bảo sự an toàn trẻ.
12


1.2 Kỹ năng phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi
1.2.1. Khái niệm kỹ năng
Theo tác giả Vũ Dũng: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức
về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm
vụ tương ứng”.
Theo L. Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng là sự thực
hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách
lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện

nhất định”. Theo ơng, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và
vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết
quả. Ơng cịn nói thêm, con người có kỹ năng khơng chỉ nắm lý thuyết về hành
động mà phải vận dụng vào thực tế.
Theo tác giả Thái Duy Tuyên, “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong
hoạt động”. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành,
thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra
cho hoạt động. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được
kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm
vào một mục đích nhất định.
Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: Kỹ năng
là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa
chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được
mục đích đề ra [22].
1.2.2. Khái niệm tai nạn thương tích
Theo tài liệu của Bộ Y tế [2] và các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới [20],
[21] thì TNTT được định nghĩa như sau:
Tai nạn (accident): là sự kiện xảy ra khơng chủ ý, ngồi mong đợi, gây ra
chấn thương, thương tổn hoặc dẫn đến tử vong. “Tai nạn” hiểu đúng nhất là
một sự kiện không chủ ý gây ra thương tích hoặc có nguy cơ gây ra thương
tích. Hầu hết các tai nạn có thể được ngăn chặn thông qua giáo dục, thay đổi
13


trong mơi trường và kĩ thuật, hay các chính sách thực thi pháp luật và các quy
định cụ thể [9].
Thương tích (injury): là sự tổn thương của cơ thể ở mức độ các cơ quan
bị tổn thương cấp tính do các nguồn năng lượng ( có thể là cơ học, hóa chất,
nhiệt điện, bức xạ ion hay các chất phóng xạ) ảnh hưởng đến cơ thể một
lượng hay tỉ lệ vượt quá ngưỡng chịu đựng về sinh học. Trong một số trường

hợp, thương tích xảy ra do thiếu các yếu tố đảm bảo sự sống ( đuối nước,
nghẹt /tắc thở, tê cóng).
Một định nghĩa khác về thương tích: là tổn thương vật lí hoặc thiệt hại cho
cơ thể. Thương tích có thể do cố ý hoặc vơ ý gây ra. Thương tích có thể là nhẹ
và cần ít hoặc khơng cần chăm sóc; hoặc có thể nghiêm trọng hơn, cần điều trị
hoặc nhập viện và có thể dẫn đến sẹo, thương tật hoặc tử vong vĩnh viễn [19].
Cho đến nay, khái niệm “Tai nạn thương tích” vẫn chưa được định nghĩa một
cách thông nhất và rõ ràng. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới thừa nhận là: “Tai
nạn thương tích là những sự việc xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, hoặc do chủ ý,
gây tổn thương về thể chất, tinh thần cho con người.” (Theo WHO) [15].
Tai nạn thương tích rất dễ xảy ra đối với trẻ lứa tuổi mầm non (0 - 6 tuổi) vì
ở lứa tuổi này trẻ em hiếu động, thích tị mị khám phá lại nghịch ngợm và chưa
có kiến thức, kỹ năng phịng tránh nên dễ bị tai nạn thương tích.
Ngun nhân gây ra tai nạn thương tích có thể kể ra: do trẻ chưa có ý thức
và kiến thức nhận diện các nguy cơ, hiểm họa và phòng tránh các nguy cơ nguy
hiểm đó; do người lớn thiếu kiến thức và ý thức, không trông nom trẻ đúng cách
(đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh) để trẻ một mình ở mơi trường có nhiều yếu tố,
nguy cơ gây tai nạn…
Đối với trẻ mầm non, tai nạn thương tích gây tổn thương về thể chất, tinh
thần, thậm chí để lại hậu quả suốt đời cho trẻ.
Các loại tai nạn thương tích
- Thương tích khơng chủ định, khơng chủ ý
Thương tích không chủ ý (thường hiểu là “tai nạn”) là hậu quả của tai nạn
giao thông, bị đuối nước, bỏng và ngã. Thương tích khơng chủ ý cũng có thể do
14


nghẹn hóc, ngộ độc, do bom mìn và các vật liệu nổ gây ra, do côn trùng và súc
vật cắn đốt,…Hầu hết các thương tích khơng chủ ý đều có thể tránh được.
- Thương tích có chủ định, có chủ ý

Thương tích có chủ ý gây nên do sự chủ định của con người (người chủ định
gây thương tích cho người khác hoặc do bản thân người bị thương tích tự gây ra)
như: Chiến tranh, tự thương, tự tử, thương tật do bạo lực, lạm dụng hoặc bị bỏ rơi.
* Một số tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ:
+ Phịng tránh tai nạn giao thơng
+ Phịng tránh đuối nước
+ Phòng tránh ngộ độc
+ Phòng tránh ngã, lạc cho trẻ em
+ Phòng tránh cháy bỏng
+ Phòng tránh ngộ độc cắn: chó, mèo, rắn cắn, ong đốt
+ Phịng tránh điện giật
+ Đề phòng dị vật đường thở.
+ Phòng tránh vết thương do các vật sắc nhọn
+ Một số tai nạn khác
1.2.3. Đặc điểm tâm lý trẻ 4-5 tuổi
Sự phát triển quá trình nhận thức
- Tri giác:
+ Do tiếp xúc với nhiều đồ vật, hiện tượng, con người... độ nhạy cảm phân
biệt các dấu hiệu thuộc tính bên ngồi của chúng ngày càng chính xác và đầy đủ
+ Khả năng quan sát của trẻ được phát triển không chỉ số lượng đồ vật mà
cả các chi tiết, dấu hiệu thuộc tính, màu sắc...
+ Bắt đầu xuất hiện khả năng kiểm tra độ chính xác của tri giác bằng cách
hành động thao tác lắp ráp, vặn mở... phù hợp với nhiệm vụ yêu cầu. Các loại tri
giác nhìn, nghe, sờ mó... phát triển ở độ tinh nhạy.
+ Việc tổ chức tri giác, hướng dẫn quan sát, nhận xét của cô giáo, cha mẹ
giúp trẻ phát triển tính mục đích, kế hoạch...
15


- Trí nhớ:

+ Trẻ đã biết sử dụng cơ chế liên tưởng trong trí nhớ để nhận lại và nhớ lại
các sự vật và hiện tượng.
+ Trí nhớ có ý nghĩa đã thể hiện rõ nét khi gọi tên đồ vật, hoa quả, thức ăn...
+ Đồng thời với trí nhớ hình ảnh về đồ vật thì âm thanh ngơn ngữ được trẻ
tri giác, hiểu và sử dụng chúng như một phương tiện giao tiếp ới những người
xung quanh tuy ở mức độ đơn giản.
+ Trí nhớ khơng chủ định của trẻ ở các dạng hoạt động phát triển khác nhau
và tốc độ phát triển rất nhanh.
+ Ở độ tuổi này, các loại trí nhớ: hình ảnh, vận động, từ ngữ đều được phát
triển tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều được hình thành và tham gia tích cực
trong các hoạt động vui chơi, lao động, tạo hình... ở trẻ.
- Tư duy:
+ Ở trẻ 4 - 5 tuổi các loại tư duy đều được phát triển nhưng mức độ khác nhau.
+ Tư duy trực quan hành động vẫn tiếp tục phát triển, nhưng chất lượng
khác với trẻ 3 - 4 tuổi ở chỗ trẻ bắt đầu biết suy nghĩ xem xét nhiệm vụ hoạt
động, phương pháp và phương tiện giải quyết nhiệm vụ tư duy.
+ Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu thế.
+ Nhờ có sự phát triển ngơn ngữ, trẻ ở lứa tuổi này đã xuất hiện loại tư duy
trừu tượng.
- Tưởng tượng:
+ Nhờ có sự phát triển các hoạt động tạo hình mà khả năng tưởng tượng
của trẻ được nâng lên.
+ Tranh vẽ của trẻ vừa gần với hiện thực vừa mang tính chủ quan cảm xúc
rõ nét.
+ Độ phong phú của các hình ảnh tưởng tượng cao nhờ có sự nhận thức
được màu sắc trong thiên nhiên và qua các tiết nghệ thuật tạo hình.
+ Trẻ có thể xé dán các mẫu hình, truyện cổ tích, biết bố cục... những chủ đề
gần gũi thân quen đối với trẻ... nếu được thầy cô giáo, cha mẹ hướng dẫn chu đáo.
16



Sự phát triển chú ý và ngôn ngữ
- Chú ý: Chú ý có chủ định và chú ý khơng chủ định phát triển mạnh mẽ ở
mẫu giáo nhỡ
+ Sư phát triển của tư duy và ngôn ngữ nhiều phẩm chất của chú ý phát
triển: sự tập trung của chú ý; sự bền vững của chú ý;…
+ Sức tập trung chú ý của trẻ cao, trẻ có thể vẽ, nặn một thời gian dài.
+ Sức bền của chú ý tang: trẻ có thể chú ý trong 37 phút đối với những đồ
vật mà trẻ thích thú.
+ Người lớn cần tăng cường giao việc cho trẻ, và giải thích rõ ràng và nhắc
lại khi cần thiết.
- Ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hồn cảnh, tình huống nghĩa là ngơn
ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ra
trước mắt trẻ.
+ Cuối 4 tuổi, ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu biết nối kết giữa tình huống hiện
tại với quá khứ thành một "văn cảnh".
+ Vốn từ của trẻ tăng lên không chỉ số lượng từ mà điều quan trọng là lĩnh
hội được các cấu trúc ngữ pháp đơn giản.
+ Đã hình thành những cảm xúc ngơn ngữ qua giọng nói, ngữ điệu, âm tiết...
Tuy nhiên dưới tác động của cảm xúc trẻ có thể nghe nhầm, phát âm nhầm.
Sự phát triển tình cảm và ý chí
- Tình cảm:
+ Các loại tình cảm bậc cao của trẻ phát triển ngày càng rõ nét hơn so với
mẫu giáo bé.
+ Tình cảm đạo đức ngày càng được phát triển do lĩnh hội được các chuẩn mực
hành vi, quy tắc ứng xử. Trẻ bối rối, cảm thấy có lỡi khi hành vi phạm sai lầm. Trẻ
biết đòi người lớn đánh giá đúng mức hành vi đúng, sai, tốt, xấu của mình.
+ Tình cảm trí tuệ cũng phát triển theo hướng tìm hiểu các nguyên nhân,
cội nguồn các hiện tượng tự nhiên và xã hội, cuộc sống xung quanh trẻ.

17


×