Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Báo cáo thực tập tại phòng văn hóa – thông tin huyện ân thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.75 KB, 17 trang )

LỜI CẢM ƠN
Kỳ thực tập tại Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ân Thi, tỉnh Hưng
Yên của em đã kết thúc tốt đẹp. Trong quá trình thực tập em đã được tham gia
học tập, làm việc cũng như học hỏi rất nhiều điều từ các cô chú, anh chị trong
cơ quan. Từ đó giúp em bổ sung thêm nhiều kiến thức chuyên ngành của
mình, đồng thời kiểm nghiệm được những gì đã học hỏi được khi ngồi trên
ghế nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Văn hóa – Thông tin
huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Đặc biệt,em xin gửi lời cám ơn chân thành tới
ông Trần Đăng Khoa - nguyên trưởng phòng Phòng Văn hóa – Thông tin đã
tiếp nhận em vào thực tập và cũng đồng thời là người trực tiếp hướng dẫn, tạo
điều kiện và tận tình chỉ bảo cho em rất nhiều trong thời gian qua.
Trong qua trình thực tập cũng như làm báo cáo thực tập do năng lực và
kinh nghiệm còn hạn chế nên em không tránh khỏi những thiếu sót,em rất
mong nhận được sự cảm thông và góp ý chân thành từ phía phòng Văn hóa –
Thông tin huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên và các thầy cô trong Khoa.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ PHÒNG VĂN HÓA – THÔNG TIN
HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN
1.1. Đặc điểm địa bàn thực tập và giới thiệu về Ủy ban nhân dân
huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
1.1.1. Đặc điểm địa bàn thực tập (huyện Ân Thi)


Vị trí địa lý

Ân Thi là huyện ở giữa, phía đông của tỉnh Hưng Yên - tỉnh trung tâm


đồng bằng Bắc Bộ, phía Đông Nam giáp huyện Phù Cừ, góc phía Nam giáp
huyện Tiên Lữ, phía Tây, Tây Nam giáp huyện Kim Động, phía Tây Bắc giáp
huyện Khoái Châu, phía Bắc giáp huyện Yên Mỹ, huyện Mỹ Hào, ranh giới là
sông Bắc Hưng Hải (các huyện này đều thuộc tỉnh Hưng Yên). Phía Đông
Bắc giáp huyện Bình Giang, phía Đông giáp huyện Thanh Miện của tỉnh Hải
Dương (kể từ Bắc xuống Nam), phần lớn ranh giới là sông Kẻ Sặt (một sông
nhánh thuộc hệ thống sông Thái Bình). Diện tích tự nhiên của huyện là
128,22 km2.


Hành chính, kinh tế - xã hội

Dân số 168.650 người (theo thống kê năm 2009)gồm 20 xã và 1 thị
trấn. Ân Thi có huyện lỵ là thị trấn Ân Thi (thành lập ngày 23-3-1996 trên cơ
sở xã Thổ Hoàng cũ) và các xã: Bắc Sơn, Bãi Sậy, Cẩm Ninh, Đa Lộc, Đặng
Lễ, Đào Dương, Hạ Lễ, Hồ Tùng Mậu, Hoàng Hoa Thám, Hồng Quang, Hồng
Vân, Nguyễn Trãi, Phù Ủng, Quảng Lãng, Quang Vinh, Tân Phúc, Tiền
Phong, Vân Du, Văn Nhuệ, Xuân Trúc.
Là một huyện đồng bằng thuần nông, chuyên canh lúa nước, có điều
kiện để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Dân trí tương
đối cao, dân bản địa dân tộc Kinh. Tập quán thuần hậu, chủ yếu theo đạo
Phật, đạo Mẫu (số ít theo Thiên chúa giáo). Có nhiều di tích văn hóa, lịch sử
như: đền thờ Đế Thích ở Cẩm Ninh, đền thờ Thái thượng Lão quân ở Hồng

2


Vân, đền thờ Thừa tướng Lữ Gia, tướng Lang Công, Cao Biền, Tả Ao ở Nam
Trì (Đặng Lễ), đền thờ Phạm Ngũ Lão ở Phù Ủng...



Khí hậu và thời tiết

Ân Thi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Hàng năm có
bốn mùa rõ rệt, mùa đông khí hậu khô hanh, cuối mùa ẩm ướt, mùa hạ nóng
ẩm nhiều mưa. Lượng mưa trung bình từ 1.400 – 1.500mm, mùa mưa kéo dài
từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh và
thường có mưa phùn.


Giao thông

Có 3 quốc lộ đi qua: quốc lộ 38, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
(hoàn thành năm 2015) và quốc lộ 39 mới (dự án). Đường quốc lộ 38 chạy
theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, từ thị trấn Kẻ Sặt huyện Bình Giang, cắt
ngang huyện, qua thị trấn Ân Thi, sang nối với đường quốc lộ 39 ở Kim
Động.Hiện nay, huyện quản lý 56,6 km đường với các tuyến đường như:
đường 38B, đường 200B, 200C, 200D, đường đê 199. Đã rải nhựa 19,8km, đá
cấp phối 30,5km. Hệ thống đường liên xã, liên thôn dài 452 km được nối với
các trục đường liên tỉnh, liên huyện được rải bằng vật liệu cứng là 187,6 km
(đạt 41,5%). Hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải được xây dựng hoà cùng
hệ thống sông ngòi của huyện, tạo thành mạng lưới thuỷ nông, giao thông
thuận tiện cho việc phát triển kinh tế.


Văn hóa, giáo dục, y tế, thông tin liên lạc và tiềm năng du lịch

Đến hết năm 2015, toàn huyện Ân Thi có 52 làng văn hóa, 24.100 hộ
gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Công tác đền ơn đáp nghĩa, xóa đói
giảm nghèo được chú trọng.

Giáo dục đào tạo ngày càng phát triển về quy mô và số lượng. Huyện
đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục
THCS (2002). Huyện có 4 trường đạt chuẩn quốc gia.
Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dân số KHHGĐ triển khai có
hiệu quả. Hiện nay, huyện Ân Thi tiếp tục duy trì và nâng cấp bệnh viện trung
3


tâm thị trấn với 90 giường bệnh, 1 trạm khám đa khoa khu vực, 21 trạm y tế
xã, thị trấn, mỗi trạm có 4 – 7 giường bệnh.
Toàn huyện có 300km cáp các loại với 4 tổng đài, 17 bưu điện văn hoá
xã. Các dịch vụ bưu chính viễn thông như vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện,
chuyển tiền, chuyển phát nhanh,… phát triển tương đối nhanh và đa dạng,
chất lượng ngày càng được nâng cao, tổng số máy điện thoại thuê bao đến
tháng 6/2004 đạt 3.874 máy, bình quân 2,9 máy/100 dân.
Trên mảnh đất huyện Ân Thi có nhiều di tích lịch sử văn hoá được xếp
hạng, tiêu biểu là quần thể di tích Đền Phù Ủng, nơi thờ tướng quân Phạm
Ngũ Lão hàng năm được tổ chức từ ngày 11 đến 15 tháng giêng đã thu hút
đông đảo khách thập phương đến dâng hương, tham quan.
1.1.2. Giới thiệu về Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi
Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi là cơ quan hành chính nhà nước được
đặt trụ sở tại địa chỉ: Đường 3/2, Thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng
Yên.
Điện thoại: 03213.830.245
Email:
Thời gian làm việc: 8h00’ – 17h00’ từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Nghỉ
thứ 7, chủ nhật.
Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ
quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính ở địa phương,
chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, chịu sự lãnh

đạo toàn diện của Huyện ủy, sự lãnh đạo và chỉ đạo của Tỉnh Hưng Yên. Ủy
ban nhân dân huyện Ân Thi làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập
thể cùng bàn bạc đưa ra ý kiến, quyết định theo đa số, đảm bảo phát huy trách
nhiệm và quyền hạn của mỗi thành viên Ủy ban nhân dân, của tập thể Ủy ban
nhân dân, trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Cơ cấu tổ chức Phòng, Ban của Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi gồm:
-

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
4


-

Phòng Tài chính – Kế hoạch

-

Phòng Văn hóa và Thông tin

-

Phòng Nội vụ

-

Phòng Tư pháp

-


Phòng Lao động Thương binh và xã hội

-

Phòng Tài nguyên và Môi trường

-

Phòng Giáo dục và Đào tạo

-

Phòng Y Tế

-

Thanh tra Huyện

-

Phòng Công thương

-

Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

1.2. Giới thiệu về Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ân Thi
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
-


Ông Trần Đăng Khoa – Trưởng phòng

-

Bà Quách Thị Toàn – Phó phòng

-

Bà Phạm Thị Doan – Phó phòng

-

Nhân viên phòng Văn hóa – Thông tin

1.2.2. Vị trí, chức năng
Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ân Thi là cơ quan chuyên môn thuộc
Uỷ ban nhân dân huyện Ân Thi, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân huyện Ân Thi thực hiện quản lý nhà nước về: văn hóa; gia đình; thể dục;
thể thao; du lịch và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể
dục, thể thao và du lịch; báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn
thông và Internet; công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin; phát thanh
trên địa bàn huyện.
Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ân Thi chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi; đồng thời
chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hưng Yên.
5


Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Ân Thi có tư cách pháp nhân, có con

dấu và tài khoản riêng để giao dịch công tác.
1.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn
-

Trình Uỷ ban nhân dân huyện Ân Thi ban hành quyết định, chỉ thị,

kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển văn
hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; kế hoạch phát triển thông tin và
truyền thông trên địa bàn huyện; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ cải cách hành chính, xã hội hoá trong lĩnh vực quản lý nhà nước
được giao.
-

Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Ân Thi dự thảo các văn bản

về lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông, gia đình, thể dục, thể thao và
du lịch thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Ân
Thi.
-

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế

hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin, tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự
nghiệp văn hoá, thể dục, thể thao và du lịch; chủ trương xã hội hoá hoạt động
văn hoá, thể dục, thể thao; chống bạo lực trong gia đình; thông tin và truyền
thông.


Về thông tin và truyền thông:


+ Giúp Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi thẩm định, đăng ký, cấp các
loại giấy phép thuộc các lĩnh vực về thông tin và truyền thông theo quy định
của pháp luật và theo phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện Ân
Thi.
+ Giúp Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi quản lý nhà nước đối với tổ
chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và triển khai hoạt động các
hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực thông tin
và truyền thông theo quy định của pháp luật.

6


+ Giúp Uỷ ban nhân dân huyện Ân Thi trong việc tổ chức công tác
bảo vệ an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, chuyển
phát, viễn thông, công nghệ thông tin, Internet, phát thanh
+ Chịu trách nhiệm theo dõi và tổ chức thực hiện các chương trình, dự
án về ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện Ân Thi theo sự phân
công của Uỷ ban nhân dân huyện Ân Thi.
+ Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra và hướng dẫn các xã, thị
trấn quản lý các đại lý bưu chính, viễn thông, Internet trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
+ Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và cá nhân
trên địa bàn huyện Ân Thi thực hiện pháp luật về các lĩnh vực bưu chính, viễn
thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; quảng
cáo; báo chí; xuất bản.
+ Giúp Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi trong công tác quản lý nhà nước
đối với mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở.
+ Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp

vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.


Về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch:
+ Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện Ân

Thi thực hiện phong trào văn hoá, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể
thao; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; xây dựng gia
đình văn hoá, làng văn hoá, tổ dân phố văn hoá, đơn vị văn hoá; bảo vệ các di
tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch
trên địa bàn huyện Ân Thi.
+ Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hoá, thể thao,
các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hoá, thể
7


dục, thể thao, du lịch, điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý của
phòng trên địa bàn huyện Ân Thi.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân huyện Ân Thi quản lý nhà nước đối với tổ
chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội
và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực văn hoá,
gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
+ Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể
dục, thể thao và du lịch đối với cán bộ Văn hoá - Xã hội thuộc Uỷ ban nhân
dân các xã, thị trấn.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc
chấp hành pháp luật về hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du
lịch trên địa bàn huyện Ân Thi; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công

dân về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định
của pháp luật.


Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất

về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
huyện Ân Thi và Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và
Truyền thông tỉnh Hưng Yên.


Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi

ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối
với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy
định của pháp luật và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện Ân Thi.


Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và

phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện Ân Thi.


Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban

nhân dân huyện Ân Thi và theo quy định của pháp luật.
1.2.4. Những thành tích phòng Văn hóa – thông tin huyện Ân Thi đạt được
Từ khi thành lập cho đến nay, phòng Văn hóa – Thông tin (huyện Ân
Thi, tỉnh Hưng Yên) được đánh giá là một trong những cơ quan, đơn vị Nhà
8



nước làm việc năng động, khoa học, sáng tạo và đạt hiệu quả cao trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên. Với đội ngũ cán bộ, nhân viên được đào tạo, tu dưỡng và rèn
luyện cả về trình độ chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức, trong nhiều năm qua
đơn vị này đã nhận được không ít bằng khen, giấy chứng nhận của UBND sở
tại cũng như UBND tỉnh trao tặng, chứng nhận. Cụ thể:
Theo quyết định số 4223/QĐ – BVHTTDL ngày 01/11/2012 trao tặng
kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch" cho:
+ Ông Trần Đăng Khoa - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
+ Bà Quách Thị Toàn - Phó Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ân
Thi, tỉnh Hưng Yên.
+ Ông Trần Hùng Dựng - Phó Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ân
Thi, tỉnh Hưng Yên.

9


CHƯƠNG 2 - QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI PHÒNG VĂN HÓA –
THÔNG TIN HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN
2.1. Vị trí và nhiệm vụ trong thời gian thực tập
2.1.1. Vị trí và thời gian thực tập
- Vị trí: thực tập tại phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên.
- Thời gian thực tập: từ ngày 22/2/2016 đến ngày 15/4/2016
2.1.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu về cơ quan, đơn vị thực tập.
- Vệ sinh, dọn dẹp văn phòng và sắp xếp tài liệu.
- Thực hiện các thao tác làm việc văn phòng (soạn thảo văn bản, tiếp

nhận công văn giấy tờ, dự họp…).
- Tham gia các phong trào, hoạt động Đoàn thể, nhân dân trong kế
hoạch và sự quản lý, giám sát của cán bộ cơ quan thực tập.
- Thu thập tài liệu, viết bài báo cáo, xin dấu, xin đánh giá, nhận xét.
2.2. Nội dung công việc thực tập
Sau khi có giấy giới thiệu của Học viện Báo chí và Tuyên truyền về cơ
quan thực tập, vào sáng ngày 22/4/2016, em cùng nhóm thực tập đã buổi gặp
mặt đầu tiên với cán bộ, nhân viên của phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ân
Thi, tỉnh Hưng Yên. Tại đây, nhóm thực tập được hướng dẫn và phân bổ vị trí,
công việc mà mình được tìm hiểu, học hỏi và rèn luyện.
Trong tuần đầu của đợt thực tập, em chủ yếu tập trung vào xem thông
tin, tài liệu về hoạt động công tác của phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ân
Thi trong khoảng 10 năm trở lại đây. Đồng thời giúp các cán bộ, nhân viên tại
cơ quan dọn dẹp văn phòng, sắp xếp tài liệu, công văn giấy tờ, soạn thảo văn
bản. Những tuần tiếp theo, ngoài những công việc được giao làm như tuần
đầu, em được cử tham gia vào các hoạt động văn nghệ Đoàn thể giao lưu với
các cán bộ, nhân viên ở các Phòng, Ban khác trong Ủy ban nhân dân huyện
10


Ân Thi; xin giấy giới thiệu của trưởng phòng Phòng Văn hóa – Thông tin
triển khai kế hoạch đi thực tế xuống các xã, hộ gia đình đang sản xuất trong
các làng nghề; đến dự các cuộc họp giao ban, đánh giá của phòng Văn hóa –
Thông tin, của Ủy ban nhân dân nhằm học hỏi thêm cách thức tổ chức, lãnh
đạo và quản lý của của Ban lãnh đạo.
-

Tham dự họp giao ban đầu tuần để xem xét, đánh giá việc đã làm và

bàn những công việc sắp tới.

- Ngày 23/2 nhóm sinh viên thực tập phối hợp với Phòng Văn hóa
– Thông tin huyện Ân Thi tổ chức giao lưu văn nghệ tiễn 230 tân binh lên
đường nhập ngũ. Các tân binh của huyện Ân Thi cùng các đồng chí lãnh đạo
huyện, ban ngành, đoàn thể, lãnh đạo xã, thị trấn đã gặp mặt giao lưu để tiếp
thêm ý chí, tinh thần sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự. Mọi người đã cùng
nhau ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc, của quê hương,
cùng hát những bài ca cách mạng, tìm hiểu về Luật nghĩa vụ quân sự.
- Nhóm sinh viên đã cùng nhau trang trí cho buổi lễ công nhận gia
đình văn hóa.
- Nhóm sinh viên và mọi người trong cơ quan cùng nhau dọn vệ sinh
môi trường.
- Tham gia và tham dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3 với buổi
tọa đàm “Thanh niên với Đảng – Đảng với thanh niên”. Tại chương trình, mọi
người phát biểu cảm nhận và trao đổi, đề xuất một số kiến nghị như: Công tác
tuyên truyền đoàn viên, công tác bồi dưỡng đoàn viên thanh niên, tạo điều
kiện vui chơi, giải trí.
- Quan sát tác phong làm việc của các anh chị, cách giao tiếp ứng xử,
trang phục công sở…
- Nghiên cứu, tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Ủy ban, vị trí, chức năng
của Phòng Văn hóa – Thông tin.
- Tìm hiểu một số nội quy, quy chế của cơ quan thực tập.

11


- Sáng ngày 30/3 huyện Ân Thi đã tổ chức lễ kỉ niệm 20 năm tái lập
huyện (1.4.1996 – 1.4.2016) cùng phong trào thi đua chào mừng cuộc bầu cử
Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm
kỳ 2016 – 2021. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Phóng, Phó Bí thư
Tỉnh ủy, Chủ tích Ủy ban nhân dân Tỉnh; Bùi Quang Huy, nguyên Phó Bí thư

Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Khắc Hào, nguyên Phó Bí thư Thường trực
Tỉnh ủy dự; cùng dự còn có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Bí
thư Huyện ủy Phạm Văn Khuê đọc diễn văn ôn lại truyền thống lịch sử văn
hiến, anh hùng cách mạng của huyện và ôn lại những thành quả mà Đảng bộ
và nhân dân huyện Ân Thi đạt được sau 20 năm tái lập. Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân huyện đã đoàn kết, đổi mới, tạo sức mạnh để xây dựng huyện
ngày càng phát triển hơn nữa. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ
trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Lĩnh
vực văn hóa – xã hội tiếp tục phát triển mạnh mẽ, quốc phòng - an ninh được
củng cố; hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả.
- Nghiên cứu về làng nghề. Qua khảo sát tình hình thực tế, trên địa bàn
huyện Ân Thi hiện nay đang có một số làng nghề truyền thống được chính
quyền sở tại hết sức quan tâm, đầu tư, khuyến khích người dân địa phương
phát triển. Đó là các làng nghề truyền thống:
+ Làng nghề chạm bạc Huệ Nhai, xã Phù Ủng.
+ Làng nghề nón lá Mão Cầu, xã Hồ Tùng Mậu.
+ Làng nghề bánh đa gạo Trà Phương 2, xã Hồng Vân.
2.3. Nhật kí thực tập

12


2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập
- Thuận lợi
Được trực tiếp về thực tập tại cơ quan thuộc lĩnh vực quản lý Văn hóa –
Thông tin là một cơ hội lớn, thuận lợi cho em có thể học hỏi và tiếp cận môi
trường làm việc phù hợp với chuyên ngành mà em đang theo học. Trong suốt
quá trình thực tập, nhận được sự quan tâm hướng dẫn nhiệt tình của các cán
bộ, nhân viên phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, em
đã được trực tiếp tham gia các hoạt động làm việc, sinh hoạt như một thành

viên trong cơ quan. Các cán bộ, nhân viên không chỉ cung cấp cho em những
kỹ năng làm việc tại văn phòng mà còn tạo điều kiện cho em và nhóm thực
tập đến các thôn xã, hộ gia đình thuộc địa bàn huyện để làm việc thực tiễn.
Bên cạnh đó, em còn được tham gia vào các hoạt động văn nghệ, hưởng ứng
phong trào thi đua, khen thưởng, kỷ niệm…của Đoàn thể và nhân dân giúp
bản thân mạnh dạn, hăng hái, hòa đồng và thân thiện hơn với mọi người.Tuy
là sinh viên đi thực tập nhưng em đã học được tác phong làm việc và tác
phong giao tiếp, ứng xử nơi công sở, không để các cán bộ, nhân viên trong
phòng chê trách, phê bình.
-

Khó khăn:

Qua quá trình thực tập em nhận thấy kiến thức chuyên môn của em còn
hạn chế. Mặt khác, trong thời gian học tập trong nhà trường chưa có nhiều cơ
hội tiếp xúc môi trường làm việc thực tế khiến em chưa có kinh nghiệm thực
tiễn. Do đó, quá trình thực tập tại phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ân Thi,
tỉnh Hưng Yên em đã gặp phải một số khó khăn. Tuy vậy, nhờ có sự hướng
dẫn và chỉ dạy tận tình của các cô chú, anh chị cán bộ, nhân viên trong cơ
quan và đặc biệt trong phòng Văn hóa – Thông tin đã giúp đỡ em hoàn thành
tốt khóa thực tập này.

16


CHƯƠNG 3 – BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP
3.1. Bài học về kiến thức, kĩ năng
Qua 2 tháng đi thực tập, em đã học hỏi thêm được rất nhiều điều quý
báu về kiến thức chuyên môn, tác phong, thái độ làm việc. Mọi kiến thức mà
em được thầy cô trong khoa và trong Học viện giảng dạy ít nhiều đã có cơ hội

được áp dụng vào làm việc thực tiễn ở cơ quan thực tập. Song, kiến thức là vô
tận, ở mỗi hoàn cảnh, công việc khác nhau thì đòi hỏi người làm việc phải
nhạy bén đưa ra những cách làm khoa học, phù hợp. Việc học hỏi, tiếp thu
những kinh nghiệm làm việc theo đúng chuyên môn của những cán bộ, nhân
viên có trình độ đi trước là bước đệm vững chắc để em có thể tự tin làm việc
một cách đúng đắn, sáng tạo và khoa học. Hiện nay, Việt Nam là nước đang
phát triển, có rất nhiều cơ hội và thách thức được đặt ra trên con đường hội
nhập quốc tế, phát triển văn hóa là nền tảng, là mục tiêu, là động lực để thúc
đẩy xã hội phát triển theo hướng tốt đẹp hơn. Vì vậy, vai trò của người làm
công tác quản lý văn hóa là hết sức quan trọng. Bản thân em cần phải trau dồi
thêm nhiều kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức thực tiễn về quản lý
văn hóa để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực làm việc sau này. Việc
trau dồi, học hỏi đó phải không dừng lại sau khi em ra trường mà nó còn tiếp
tục được em chú trọng trong tương lai. Không những thế, bản thân em còn
cần tu dưỡng thêm cả về phẩm chất và đạo đức. Có như vậy, em mới có thể
khẳng định được năng lực, tinh thần và trách nhiệm làm việc của mình. Bên
cạch đó, các kĩ năng, thao tác làm việc, gặp gỡ và trao đổi với cán bộ cấp trên
cũng đòi hỏi bản thân em phải thành thạo về tin học văn phòng, am hiểu về
văn hóa công sở, văn hóa giao tiếp, và cần nghiêm túc, tập trung hơn trong
chấp hành nội quy của cơ quan
3.2. Một số ý kiến đóng góp
3.2.1. Ý kiến đóng góp với Học viện và khoa Tuyên Truyền

17


Nhìn chung mô hình đào tạo của Học viện và Khoa rất tốt, phương
pháp giảng dạy của thầy cô trong Học viện và Khoa thường xuyên được đổi
mới, khoa học và phù hợp, đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của
sinh viên. Trong quá trình đi thực tập, em đã vận dụng không ít kiến thức có

được trong chương trình học vào làm các công việc mà cơ quan thực tập đã
giao cho. Điển hình, các kiến thức chuyên ngành thuộc: Văn hóa nông thôn;
lãnh đạo và quản lý văn hóa; văn hóa công sở;…kết hợp với kiến thức của các
môn học: Tin học đại cương, pháp luật đại cương, nguyên lý công tác tư
tưởng, xây dựng Đảng đại cương,…đã giúp em được cơ quan thực tập đánh
giá hoàn thành tốt đợt thực tập. Song, không ít kiến thức mà Học viện và
Khoa đã trang bị cho em còn mang tính hàn lâm, lý luận nên chưa thể áp dụng
vào thực tế hoặc không còn phù hợp với thực tế hiện tại. Chính vì vậy, em xin
được kiến nghị với Học viện và Khoa cần liên kết với nhiều cơ quan, đơn vị
các cấp, các ngành, cơ sở tạo điều kiện cho sinh viên trong trường được đi
thực tế nhiều hơn nữa, có nhiều chương trình đến và gặp gỡ, giao lưu, học hỏi
để có được những kiến thức vững vàng, đầy đủ và bám sát thực tiễn hơn. Bên
cạnh đó, Học viện cần tạo điều kiện tổ chức các hoạt động khởi nghiệp trong
nhà trường để sinh viên có thể tham gia, định hướng tốt hơn về nghề nghiệp
trong tương lai.
3.2.2. Ý kiến đóng góp với phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ân Thi,
tỉnh Hưng Yên
Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên là một trong
những cơ quan Nhà nước đã có nhiều đóng góp tích cực trong công tác của
mình đối chính quyền và nhân dân. Được tiếp nhận về đây thực tập, em đã
được các cán bộ, nhân viên của phòng tạo điều kiện cho tiếp xúc, học hỏi và
tập làm công việc thuộc quyền hạn, trách nhiệm của phòng. Những công việc
soạn thảo, tiếp nhận,giải quyết công văn, giấy tờ là một trong những việc hết
sức quan trọng để kiểm định người lãnh đạo, quản lý có thực sự hết lòng quan
tâm tới các vấn đề đang nổi cộm hay còn tồn đọng chưa được giải quyết của
18


địa phương hay không. Vì vậy, các cán bộ và nhân viên ở phòng Văn hóa –
Thông tin cần chú trọng hơn trong việc giải quyết các công văn, giấy tờ sao

cho mọi ý kiến, thắc mắc,kiến nghị của nhân dân được nhanh chóng giải đáp,
giải quyết, gây được niềm tin cho nhân dân vào chính quyền địa phương.
Chiến lược xây dựng nông thôn mới đang là tiêu điểm, để nhanh chóng thực
hiện nó cần có một nguồn ngân sách hỗ trợ, đầu tư. Bởi vậy, trách nhiệm lãnh
đạo, quản lý của phòng Văn hóa – Thông tin cần được phát huy cao hơn nữa
trong việc phối hợp với các Phòng, Ban khác trong UBND huyện có văn bản
đề xuất, kiến nghị với các cấp lãnh đạo, quản lý phía trên hỗ trợ.Hiện nay, trên
địa bàn huyện có nhiều hiện vật mới được phát hiện, được đánh giá là có giá
trị lịch sử - văn hóa vô cùng quan trọng (quả chuông đồng ở thôn Nhân Vũ, xã
Nguyễn Trãi) yêu cầu đặt ra cho phòng Văn hóa – Thông tin là cần có kế
hoạch lưu giữ, trưng bày và bảo tồn thông qua việc kiến nghị lên phòng trưng
bày của Nhà Bảo tàng tỉnh. Đồng thời các di tích lịch sử - văn hóa ở huyện
đang bị hủy hoại bởi rác thải sinh hoạt của người dân sống xung quanh vứt
bừa bãi nên cần có biện pháp quản lý các khu di tích lịch sử - văn hóa hiệu
quả hơn.

19


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................1
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ PHÒNG VĂN HÓA – THÔNG TIN
HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN...........................................................2
1.1. Đặc điểm địa bàn thực tập và giới thiệu về Ủy ban nhân dân huyện
Ân Thi, tỉnh Hưng Yên....................................................................................2
1.1.1. Đặc điểm địa bàn thực tập (huyện Ân Thi)...........................................2
1.1.2. Giới thiệu về Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi.......................................4
1.2. Giới thiệu về Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ân Thi...................5
1.2.1. Cơ cấu tổ chức......................................................................................5
1.2.2. Vị trí, chức năng...................................................................................5

1.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn.........................................................................6
1.2.4. Những thành tích phòng Văn hóa – thông tin huyện Ân Thi đạt được......8
CHƯƠNG 2 - QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI PHÒNG VĂN HÓA –
THÔNG TIN HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN.................................10
2.1. Vị trí và nhiệm vụ trong thời gian thực tập.........................................10
2.1.1. Vị trí và thời gian thực tập....................................................................10
2.1.2. Nhiệm vụ................................................................................................10
2.2. Nội dung công việc thực tập..................................................................10
2.3. Nhật kí thực tập......................................................................................12
2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập.....................16
CHƯƠNG 3 – BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP....17
3.1. Bài học về kiến thức, kĩ năng.................................................................17
3.2. Một số ý kiến đóng góp..........................................................................17
3.2.1. Ý kiến đóng góp với Học viện và khoa Tuyên Truyền...........................17
3.2.2. Ý kiến đóng góp với phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên.........................................................................................................18

20



×