Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Dàn ý nghị luận xã hội: Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.09 KB, 2 trang )

Đề bài: Dàn ý nghị luận xã hội: Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng 
cũng là một mái nhà tồi
Bài làm
1, Giải thích:
Thỏa hiệp: là nhượng bộ trong sự dàn xếp để giải quyết mâu thuẫn, nhằm kết thúc cuộc  
đấu  tranh,cuộc   xung  đột.   Sự   thỏa   hiệp  đòi  hỏi  phải  từ   bỏ   một   phần  quan  điểm  để 
nhượng bộ  cho đối thủ. Cũng có những trường hợp, con người tự  thỏa hiệp với chính 
mình.
Cái ô và mái nhà: đều có tác dụng che nắng, che mưa bảo vệ con người trước những tác  
động của tự nhiên, ngoại cảnh. Tuy nhiên, cái ô nhỏ, tác dụng che chắn bị  hạn chế, còn  
mái nhà rộng, chắc chắn hơn nên có tác dụng bảo vệ lớn hơn, bền vững hơn.
­>> Đây là một cách nói hình tượng bàn về sự thỏa hiệp trong cuộc sống.
Ý nghĩa câu nói: Sự  nhượng bộ  chỉ  nên là cái nhất thời. Về lâu dài, cần phải đấu tranh  
quyết liệt, triệt để  để  bảo vệ quan điểm chính kiến cũng như  quyền lợi chính đáng của  
mình. 
2, Phân tích, chứng minh:
Vì sao nói: Sự  thỏa hiệp là một mái nhà tồi? Sự  thỏa hiệp lâu dài diễn ra dẫn đến việc  
người ta từ bỏ hoàn toàn mục tiêu, quan điểm, quyền lợi của mình. Đó là một sự thất bại, 
một cách đầu hàng không nên. Nguy hiểm hơn, nếu tự  thỏa hiệp với chính mình, con  
người sẽ dần trở nên lười biếng, ỷ lại, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống, dễ gục ngã 
trước những khó khăn, thử thách khắc nghiệt. Lấy dẫn chứng minh họa.
3, Bàn luận, rút ra bài học:
Trong cuộc sống, người ta phải biết thỏa hiệp. Nếu cứ khăng khăng, bảo thủ  với những 


quan điểm cá nhân của mình sẽ không tìm được tiếng nói chung, sự đồng thuận, có những 
việc không thể giải quyết được.
Vậy khi nào cần thoả hiệp? khi nào cần đấu tranh không khoan nhượng?
­Thỏa hiệp chỉ tốt khi nó là cái ô. Khi là một mái nhà, nó dở nhiều hơn là hay.
­Cái ô và mái nhà đều cần thiết, cả  sự  thỏa hiệp lẫn ý thức đấu tranh đều không thể 
thiếu. Điều quan trọng là phải biết linh hoạt, biết vận dụng cái gì trong hoàn cảnh nào để 


đạt được hiệu quả tốt nhất.
­>>Cần   xác   định   rõ:   khi   nào   cần   thỏa   hiệp,   khi   nào   không   nên   nhân   nhượng,   khoan 
nhượng.
Rút ra bài học kinh nghiệm, liên hệ bản thân: trong cuộc sống, chúng ta cần linh hoạt, biết 
thỏa hiệp, nhân nhượng, khoan nhượng đúng lúc. Tuỳ vào từng hoàn cảnh cụ thể, chúng 
ta nên giảm bớt yêu cầu của mình hoặc chấp nhận yêu cầu của đối phương để  tạo hoà 
khí và đạt tới sự thỏa thuận, tránh xung đột, mâu thuẫn,…
 



×