Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá lăng nha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHAN THỊ XUÂN NGUYÊN
MSSV: LT09310

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU LÊN
SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ LĂNG NHA
(Mystus nemurus - Valenciennes, 1839)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2011


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy
Sản trường Đại Học Cần Thơ ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên
cứu trong suốt khóa học và trong quá trình thí nghiệm ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn PGs.Ts Nguyễn Văn Kiểm ñã tận tình hướng dẫn, quan
tâm, giúp ñỡ, ñộng viên và tạo mọi ñiều thuận lợi cho tôi từ khâu chuẩn bị cho ñến
kết thúc thí nghiệm cũng như trong suốt quá trình viết luận văn.
Chân thành cảm ơn anh Diệp Quốc Phục lớp Cao Học Nuôi Trồng Thủy Sản khóa
16 ñã tận tình chỉ dẫn và giúp ñỡ tôi trong thời gian thực hiện thí nghiệm.
Cảm ơn các bạn lớp TS0913L1 khóa 35 ñã nhiệt tình giúp ñỡ, chia sẽ công việc,
ñóng góp ý kiến ñể tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Sau cùng là lòng biết ơn chân thành ñến gia ñình, người thân ñã luôn ủng hộ, ñộng
viên, giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn!



i


TÓM TẮT
Nghiên cứu ảnh hưởng của các ñộ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
Lăng Nha (Mystus nemurus - Valenciennes, 1839) nhằm xác ñịnh ảnh hưởng của

các ñộ mặn khác nhau ñến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Lăng Nha. Thí
nghiệm ñược bố trí gồm 6 nghiệm thức với các ñộ mặn khác nhau gồm: Nghiệm
thức ñối chứng, 3‰, 5‰, 7‰, 9‰, 11‰ mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, bố trí
hoàn toàn ngẫu nhiên với mật ñộ 40 con/bể (25 Lít/bể) có bố trí sục khí. Mực nước
trong bể 80% (khoảng 20 Lít).
Kết quả sau 50 ngày nuôi tỷ lệ sống của nghiệm thức ñối chứng cao nhất
92,6±1,44%, thấp nhất là nghiệm thức 9‰ có tỷ lệ sống 38,8±1,8%, nghiệm thức
11‰ cá chết sau 20 ngày.
Khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức ñối chứng cao nhất (4,75±0,18g),
khối lượng của cá ở nghiệm thức 9‰ nhỏ nhất (2,42±0,05g).
Tăng trưởng về chiều dài của cá ở nghiệm thức ñối chứng cao nhất 7,85±0,04cm, cá ở

nghiệm thức 9‰ thấp nhất 6,58±0,02cm.
Hệ số thức ăn của cá ở nghiệm thức ñối chứng thấp nhất 1,22±0,02, cá ở nghiệm thức

9‰ là 1,81±0,01.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ.............................................................................................................i

TÓM TẮT ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG ...............................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH ...............................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ vii

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ........................................................... 1
1.1. Đặt vấn ñề .....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu ñề tài: .............................................................................................1
1.3. Nội dung ñề tài: ...........................................................................................1

CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................... 2
2.1. Đặc ñiểm sinh học của cá lăng nha ..............................................................2
2.1.1.Vị trí phân loại ............................................................................................2
2.1.2. Đặc ñiểm hình thái: ...................................................................................2
2.1.3. Phân bố: .....................................................................................................3
2.1.4. Dinh dưỡng: ...............................................................................................3
2.1.5. Sinh trưởng ................................................................................................4
2.1.6. Sinh sản: ....................................................................................................5
2.2. Một số kết quả về sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá lăng ..........................5
2.3. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của ñộ mặn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của
ñộng vật thủy sản ......................................................................................................7

CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................. 9
3.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu ................................................................9
3.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................9
3.3. Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm: ...................................................................9
iii



iii


3.4. Bố trí thí nghiệm:........................................................................................10
3.5. Thu mẫu và phân tích mẫu: ........................................................................11
3.6. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................13
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...........................................................14
4.1. Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm .....................................14
4.1.1. Nhiệt ñộ ..................................................................................................14
4.1.2. Oxy ..........................................................................................................14
4.1.3. pH ............................................................................................................15
4.1.4 NH3 ...........................................................................................................16
4.2. Ảnh hưởng của các ñộ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Lăng Nha
...........................................................................................................................16
4.2.1. Ảnh hưởng của các ñộ mặn khác nhau ñến tỷ lệ sống của cá Lăng Nha 16
4.2.2. Ảnh hưởng của các ñộ mặn khác nhau lên tăng trưởng của cá Lăng Nha ..
...........................................................................................................................18
4.2.2.1Tăng trưởng về khối lượng của cá lăng Nha ở các ñộ mặn khác nhau ..18
4.2.2.2. Chiều dài của cá Lăng Nha ở các ñộ mặn khác nhau ...........................21
4.2.2.3. Hệ số thức ăn ........................................................................................23
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..........................................................25
5.1. Kết luận ......................................................................................................25
5.2. Đề xuất........................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 26

PHỤ LỤC ....................................................................................... 29

iv



DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Cá Lăng Nha - Mystus nemurus ................................................................2
Hình 3.1: Hệ thống bố trí thí nghiệm ......................................................................10
Hình 3.2: Test ño các yếu tố môi trường ................................................................11
Hình 4.1: Tỷ lệ sống của cá Lăng Nha ở các ñộ mặn khác nhau ............................17
Hình 4.2: Tăng trưởng về khối lượng của cá Lăng Nha ở các ñộ mặn khác nhau .18
Hình 4.3: Chiều dài của cá lăng Nha ở các ñộ mặn khác nhau...............................21
Hình 4.4: Hệ số thức ăn ..........................................................................................23

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Biến ñộng của nhiệt ñộ trong thời gian thí nghiệm ................................14
Bảng 4.2: Biến ñộng của Oxy trong thời gian thí nghiệm ......................................15
Bảng 4.3: Biến ñộng pH..........................................................................................15
Bảng 4.4: Biến ñộng NH3 .......................................................................................16
Bảng 4.5: Tỷ lệ sống (%) của cá Lăng Nha ở các ñộ mặn khác nhau sau 50 ngày 16
Bảng 4.6: Khối lượng (g/con) của cá Lăng Nha ở các ñộ mặn khác nhau sau 50
ngày nuôi .................................................................................................................18
Bảng 4.7: Tăng trưởng tuyệt ñối về khối lượng (g/ngày) của cá Lăng Nha ở các ñộ
mặn khác nhau ........................................................................................................20
Bảng 4.8: Tốc ñộ tăng trưởng ñặc biệt về khối lượng (%/ngày) của cá Lăng Nha ở
các ñộ mặn khác nhau .............................................................................................20
Bảng 4.9: Chiều dài (cm/con) của cá Lăng Nha ở các ñộ mặn khác nhau sau 50
ngày nuôi .................................................................................................................21
Bảng 4.10: Tốc ñộ tăng trưởng tuyệt ñối chiều dài (cm/ngày) của cá Lăng Nha ở
các ñộ mặn khác nhau .............................................................................................22
Bảng 4.11: Tốc ñộ tăng trưởng ñặc biệt về chiều dài (%/ngày) của cá Lăng Nha ở

các ñộ mặn khác nhau ...............................................................................................23

v


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn ñề
Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản ñang ñược quan tâm và phát triển mạnh ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam nói chung, ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL) nói riêng rất có tiềm năng cho việc phát triển nghề nuôi thủy sản.
Các ñối tượng nuôi phổ biến như cá thát lát còm, cá tra, cá ba sa… ñã ñem lại giá
trị kinh tế, góp phần năng cao thu nhập cải thiện ñời sống cho nông dân trong
những năm qua. Tuy nhiên hiện nay các ñối tượng này gặp không ít khó khăn
như: giá cả trong năm biến ñộng mạnh, rào cản kỹ thuật, sự bùng nổ dịch
bệnh…Điều này làm tăng rủi ro cho người nuôi. Vì thế những ñối tượng nuôi mới
có giá trị kinh tế ñang ñược các nhà nghiên cứu và người nuôi quan tâm.
Cá Lăng nha là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước Châu Á, ñặc biệt là các
nước thuộc vùng châu thổ sông Mê Kông. Ở nước ta cá Lăng nha thích hợp với
khu vực ĐBSCL, nơi ñược hưởng nguồn nước ngọt của sông Tiền và sông Hậu.
Cá Lăng Nha có thịt trắng chắc, ít xương dăm, mùi vị thơm ngon.
()
Cá Lăng Nha là một ñối tượng mới ñược quan tâm nhưng các ñặc ñiểm sinh thái,
sinh lí, thủy lý hóa…chưa ñược quan tâm nhiều, hiện tại cá Lăng Nha chủ yếu
ñược nuôi ở môi trường nước ngọt nên chưa xác ñịnh ñược ñộ mặn phù hợp nhất
cho sinh trưởng và phát triển của ñối tượng nuôi mới này. Xuất phát từ thực tế nói
trên nên thực hiện ñề tài “Ảnh hưởng của các ñộ mặn khác nhau lên sinh
trưởng và tỷ lệ sống của cá Lăng Nha (Mystus nemurus - Valenciennes,
1839)” là rất cần thiết.
1.2. Mục tiêu ñề tài:
So sánh ảnh hưởng của các ñộ mặn khác nhau ñến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống

của cá Lăng Nha (Mystus nemurus - Valenciennes, 1839).
1.3. Nội dung ñề tài:
So sánh sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Lăng Nha ở các ñộ mặn khác nhau.

1


CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Đặc ñiểm sinh học của cá Lăng Nha
2.1.1. Vị trí phân loại
Cá Lăng nha có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Mystus
Loài: Mystus nemurus – Valenciennes, 1839

Hình 2.1: Cá Lăng Nha - Mystus nemurus (Nguồn )

2.1.2. Đặc ñiểm hình thái:
Theo Mai Đình Yên và ctv (1992) thì loài cá Lăng có ñặc ñiểm và hình thái như
sau:
Thân thon dài, dẹp ngang. Đầu rất rộng và dẹp ñứng, trơn. Mắt trung bình, nằm
gần ñỉnh ñầu. Răng lá mía trên một dãy cong và liên tục. Có 4 ñôi râu, râu mũi
dài gần mắt, râu hàm ñến vây hậu môn, râu cằm và râu hàm dưới ñến màng mang.
Gai cứng vây lưng và vây ngực có răng cưa ở mặt sau. Vây mỡ và vây hậu môn
trung bình. Vây ñuôi chẻ hai.
Thân màu vàng thẫm, phần lưng thẫm, phần bụng trắng hơn và vây bụng xám
nhạt. Có một ñốm ñen sau màng mang gần gốc vây ngực.


2


Cá Lăng Nha giống có màu xám tro hơi ñậm, ñến giai ñoạn trưởng thành có màu
xám tro nhạt, ñuôi và vây có màu ñỏ.( )
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Lăng (Mystus
wyckii) có dạng như sau: Đầu dẹp bằng, mặt dưới phẳng mõm vuông nếu nhìn từ
mặt lưng và nhọn nếu nhìn từ mặt bên. Miệng cận dưới, rộng, không co duỗi
ñược, có 4 ñôi râu. Mặt lưng của thân và ñầu có màu nâu ñậm và nhạt dần xuống
bụng, bụng cá có màu trắng.
2.1.3 .Phân bố:
Theo FAO (1996), cá Lăng Nha thường hiện diện trong những con sông thuộc lưu
vực sông Mekông và Salween, ñôi khi chúng ñược tìm thấy ở vùng Biển Hồ
(Tonlé Sap) và vùng hạ lưu sông Mekông.
Bộ Siluriformes phân bố rất rộng, người ta tìm thấy chúng xuất hiện ở Bắc Trung
và Nam Phi, Châu Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á… Ngoại trừ 2 họ Ariidae và
Plotosidae phân bố ở nước lợ nhưng di cư vào nước ngọt tìm mồi. Cho nên có thể
nói bộ Siluriformes là bộ cá nước ngọt. Riêng cá Lăng phân bố ở Sumatra, Java,
Thái Lan, Lào, Campuchia và ĐBSCL Việt Nam. (Trương Thủ Khoa và Trần Thị
Thanh Hương, 1993).
2.1.4. Dinh dưỡng:
Cá Lăng thuộc họ cá dữ ở cá có kích thước nhỏ phổ thức ăn khá rộng, gồm chủ
yếu là côn trùng và côn trùng ở nước (ấu trùng Chironomidae, pleucopteta,
trichoptera…), giun ít tơ (Oligochaeta), rễ cây. Cá lớn chủ yếu ăn cá, các loại tôm
cua… với dạ dày lớn. Cá rất tích cực tìm kiếm thức ăn nên ñộ no thường cao. Cá
hay sống ở hang hốc ở những nơi môi trường tối, vùng sát bờ và kiếm ăn ở nơi
tập trung của sinh vật làm thức ăn như các bè gỗ, nứa, bến phà, bến tàu… (Nguồn
lợi thủy sản Việt Nam, 1996).
Theo nhận ñịnh của Nikolski (1963) thì những loài cá có tính ăn thiên về ñộng vật

sẽ có chỉ số Li/Lc ≤1, cá ăn tạp có Li/Lc=1-3 và cá ăn tạp thiên về thực vật có trị
số Li/Lc ≥ 3 (Li là chiều dài ruột và Lc là chiều dài toàn thân).
Theo Vachta (1994) ở giai ñoạn cá con thức ăn của cá da trơn gồm: giáp xác nhỏ,
Rotifer, Copepoda và Phytoplankton. Ngày tuổi càng tăng thì tỷ lệ giáp xác càng
giảm, trong khi Copepoda và giáp xác lớn càng tăng. Ngoài ra cá Trơn cũng có
thể ăn thức ăn ở nền ñáy thủy vực như: giun ít tơ, ấu trùng Chironomus (Nguyễn
Bạch Loan, 1998).

3


Theo Mai Đình Yên (1983), Rainboth (1996) và Phạm Báu và ctv (2000) cá Lăng
là loài ăn tạp, sống ñáy và ñộng vật ñáy là những loại thức ăn ưa thích nhất của cá
như giun, ốc, cá nhỏ…kết quả khảo sát cho thấy chỉ số Li/Lo (%) = 89,35.
Theo Ngô Vương Hiếu Tính (2001) phân tích thức ăn trong dạ dày cá Lăng
(Mystus wyckii) ghi nhận ñược: mùn bã hữu cơ (72%), giáp xác (32%), cá con
(28%), nhuyễn thể (4%), thức ăn khác (68%).
Cá 4 ngày tuổi sau khi hết noãn hoàng có thể ăn phiêu sinh vật cỡ nhỏ như:
Rotifer, Moina, Dapnhia. Khoảng 7 ngày tuổi có thể ăn Moina, trùn chỉ, cá bột,
các ấu thể các loài giáp xác, nhuyễn thể. Cá 20 ngày tuổi có thể tự tìm mồi
(Nguyễn Chung, 2008). Theo Ngô Văn Ngọc và ctv (2009) trong ñiều kiện ương
cá ở giai ñoạn 3 – 15 ngày tuổi khả năng ăn thịt cá tươi sống tăng dần theo thời
gian ương.
2.1.5. Sinh trưởng
Theo Nguyễn Văn Trọng và Nguyễn Văn Hảo (1998) nghiên cứu trên cá Lăng
(Mystus nemurus) cho thấy cá Lăng có chiều dài dưới Lt = 30cm (L 0 = 20cm) có
sự tăng trưởng nhanh theo chiều dài hơn khối lượng, ngược lại cá có chiều dài từ
30cm (L 0 = 20cm) trở lên có sự tăng nhanh về khối lượng. Giữa con ñực và con
cái có cùng kích thước, cá cái có khối lượng lớn hơn. Cá cái sinh trưởng khối
lượng nhanh nhất vào năm II và III. Theo tính toán lý thuyết thì sự sinh trưởng

theo chiều dài gần như dừng lại khi cá ñạt ñến tuổi thứ VI và sự sinh trưởng về
khối lượng tăng không ñáng kể. Kích thước tối ña của con cái ñạt ñược khoảng
Lt= 50cm (L0= 38cm) với khối lượng Wt= 900g.
Ấu trùng cá Lăng (Mystus wyckii ) mới nở có tổng chiều dài là 4,99mm. Miệng
phát triển ñầy ñủ khoảng 26 giờ sau khi nở. Ấu trùng sau khi nở 1,5 ngày tuổi thì
bắt ñầu ăn ngoài (Amornsakum, 2000).
Theo Phạm Thị Hằng (2005) ở nhiệt ñộ trung bình 28,50C, oxy hòa tan 6,1mg/lít,
sau 21 giờ trứng ñã nở thành cá bột tính từ lúc thụ tinh. Cá nở 3 ngày tuổi có
chiều dài trung bình 4,7mm. Sau 14 ngày tuổi cá Lăng có chiều trung bình
20,3mm. Sau 30 ngày tuổi cá có chiều dài trung bình 49,9mm.
Cá Lăng (Mystus wyckii ) có cỡ khai thác trung bình 10-30cm, mẫu lớn nhất ñến
48cm ( Mai Đình Yên và ctv, 1997).

4


Theo Trần Bảo Trang (2006) sau 10 ngày ương cá Lăng (Mystus wyckii) có chiều
dài trung bình 2,62 – 2,76 cm. Ngày thứ 30, 40 có chiều dài trung bình 4,94 –
5cm và 5,96 – 6,41cm.
2.1.6. Sinh sản:
Cá Lăng (Mystus wyckii) có khả năng thành thục trong ao nước tĩnh với chế ñộ
nuôi bằng cá tạp và thức ăn viên có chứa 35% ñạm, nhưng thức ăn là cá tạp sẽ
cho các chỉ tiêu sinh sản cao hơn.
Sức sinh sản của cá Lăng nuôi bằng cá tạp cao hơn so với cá nuôi bằng thức ăn
viên có chứa 35% ñạm (Nguyễn Văn Kiểm và Nguyễn Văn Triều, 2008).
Tuổi thành thục của cá trơn khác nhau tùy loài và từng ñiều kiện cụ thể của môi
trường sống. Trong bộ Siluriformes, họ Bagridae và Clariidae có tuổi thành thục
thấp nhất (1 năm) nhưng các loài cá trê Châu Phi lại có tuổi thục 2 năm. Họ cá tra
Pagasiidae và Ariidae có tuổi thành thục muộn hơn (3-4 năm). (Nguyễn Văn
Trọng và Nguyễn Văn Hảo, 1998).

Khi sinh sản cá di cư lên vùng trung lưu, nước chảy. Cá ñẻ trứng trong những
hang ñá, hốc ngầm tự nhiên hoặc ñào thành vùng ñẻ. Cá biết chăm sóc con. Trên
hệ thống sông Hồng nơi cá ñẻ tập trung là ngòi Nhú, ngòi Đum, ngòi Thia.
(Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, 1996).
Mùa sinh sản cá Leo tập trung vào khoảng tháng 5-10 (Nguyễn Bạch Loan, 1998)
trong khi ñó mùa sinh sản của cá Lăng Nha vào khoảng tháng 6-8, rất dễ phân
biệt ñực, cái. Ngoài tự nhiên mùa sinh sản của cá từ tháng 5-11 tập trung vào
tháng 6-8 khi trời mưa. Vào mùa sinh sản cá bơi vào ven bờ tìm vùng nước yên
tĩnh tương ñối cạn 0,5-1m, nơi có eo ngách hay hang hốc ñá hoặc sỏi ñá chìm
trong nước và có nhiều cây cỏ thủy sinh ñể ñẻ trứng và trứng của cá thuộc loại
trứng dính, trứng sẽ bám trên các vật thể này (Nguyễn Chung, 2008).
Cá Lăng nha ñạt ñến 3 tuổi thì thành thục sinh dục và mùa sinh sản từ tháng 4-6
cá ñẻ nơi có dòng nước chảy với lưu tốc thấp. (Mai Đình Yên và ctv, 1992).
2.2. Một số kết quả về sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá Lăng
Kết quả nuôi vỗ cho thấy, cá Lăng Nha bố mẹ nuôi vỗ trong ao ñất có diện tích
lớn (1.200 m2) ñạt tỷ lệ thành thục và ñộ thành thục tốt hơn khi nuôi trong ao ñất
có diện tích nhỏ hơn (300m2). Mặc dù mật ñộ nuôi vỗ như nhau (0,5kg/m2) và chế
ñộ cho ăn giống nhau nhưng tỷ lệ thành thục (TLTT) và hệ số thành thục (HSTT)
của cá nuôi trong ao 1.200m2 cao hơn nhiều so với cá nuôi trong ao 300m2 (TLTT
5


trung bình của cá ở ao 1.200m2 là 8,5% so với 3,6% ở ao 300m2). (Ngô Văn
Ngọc, 2003).
Hệ số thành thục của cá cao nhất ở tháng 10 (9,4%) kế ñến là tháng 11 (6,19%)
và thấp nhất là tháng 12 (3,08%). Điều này cho thấy ñây là mùa vụ sinh sản của
cá và tháng 12 là cuối mùa vụ sinh sản của cá Lăng ngoài tự nhiên. Sức sinh sản
của cá dao ñộng từ 320.000 – 358.213 trứng/kg cá cái (Nguyễn Văn Triều, 2002).
Trong quá trình rụng trứng, cá Lăng Nha cái có ñặc tính hút nước từ môi trường
ngoài vào trong xoang bụng của chúng ở nhiều mức ñộ khác nhau tùy theo từng

cá thể. Những cá cái có mức ñộ hút nước thấp trong quá trình rụng trứng sẽ cho tỷ
lệ thụ tinh rất cao (87,8%) và ngược lại. Qua 8 lần kích thích sinh sản, tỷ lệ thụ
tinh dao ñộng rất lớn - thấp nhất 8% và cao nhất 87,8%. Kết quả này càng khẳng
ñịnh chất lượng buồng tinh và mức ñộ hút nước của cá Lăng Nha cái quyết ñịnh
ñến kết quả gieo tinh. (www.longdinh.com).
Nghiên cứu sản xuất giống cho thấy có thể kích thích cho cá Lăng sinh sản bằng
hormon (Amornsakun, 2000). Kết quả thử nghiệm cho khả năng sản xuất giống
cho thấy thời gian cá Lăng rụng trứng sau khi tiêm liều quyết ñịnh dao ñộng từ
12-18 giờ, trong ñiều kiện nhiệt ñộ nước dao ñộng từ 25 -260C, tỷ lệ cá rụng
trứng dao ñộng từ 90 -100%, nhưng tỷ lệ nở hiện vẫn còn rất thấp chỉ ñạt khoảng
1,1%, thời gian phát triển phôi 60 - 64 giờ ở nhiệt ñộ 27 -290C.
Có thể gây rụng trứng cá Lăng bằng kích dục tố LHRH-a + Motilium với liều
lượng (100µg + 3,5mg Motilium)/ kg cá cái. (Nguyễn Văn Kiểm và Nguyễn Văn
Triều, 2008).
Theo Phạm Thị Hằng (2005) ñã tiến hành nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo
cá Lăng (Mystus wyckii) bằng hai loại kích dục tố như HCG với liều lượng là
3000UI/kg cá cái và LHR-Ha với liều lượng là 100µg + 5mg Motilium/kg cá cái.
Cả hai thí nghiệm ñều chích liều sơ bộ não thùy 3mg/kg cá cái, sau ñó bố trí vào
bể composite 1,5m3 sục khí mạnh và tạo vòi phun mưa, sau 6 giờ chích liều quyết
ñịnh. Kết quả ở lô thí nghiệm LHG-Ha tỷ lệ rụng trứng ñạt 50%, còn lô thí
nghiệm HCG thì 100% cá không rụng trứng.
Cá Lăng Nha mới nở có kích thước rất lớn và bọc noãn hoàng rất to (cá mới nở có
chiều dài 7mm so với cá Lăng vàng mới nở là 4mm. Khi cá ñược ba ngày tuổi bắt
ñầu biết ăn thức ăn ngoài. Vì kích thước cơ thể lớn nên thức ăn ban ñầu cho cá
Lăng nha thích hợp nhất là Moina. Ương nuôi cá Lăng nha từ giai ñoạn cá hương

6


lên cá giống trong ao ñất sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh hơn ương trong giai.

(www.longdinh.com)
2.3. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của ñộ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của ñộng vật thủy sản.
Trong tự nhiên nồng ñộ muối là một giới hạn sinh thái tương ñối lớn ñối với ñộng
vật thủy sinh. Tùy theo ñặc ñiểm sinh thái, sinh lý của từng loài mà có thể sống ở
những nơi có nồng ñộ muối thích hợp khác nhau, phù hợp với sự tăng trưởng và
phát triển của từng loài. Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn ñến quá trình tăng trưởng
và tỷ lệ sống của ñộng vật thủy sản. (Nguyễn Văn Thường, 2006).
Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn ñến quá trình tăng trưởng và tỷ lệ sống của ñộng vật
thủy sản. Theo Boeuf và Patrick (2001) tổng kết các nghiên cứu báo cáo từ năm
1971 ñến năm 1995 của nhiều tác giả về ảnh hưởng của ñộ mặn lên sự sinh
trưởng và phát triển của một số loài cá, cả nước ngọt và nước lợ, ñã nhận xét như
sau: Trong phần lớn các loài, sự thụ tinh của trứng, sự phát triển của phôi, sự sinh
trưởng của ấu trùng là tùy thuộc vào ñộ mặn, ở những cá lớn hơn thì ñộ mặn cũng
là yếu tố ñể kiểm soát tăng trưởng như: tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, sự kích thích
hormone…các nghiên cứu còn cho rằng từ 20% ñến lớn hơn 50% tổng năng
lượng chuyển ñộng của cá ñược cống hiến cho sự ñiều hòa áp suất thẩm thấu. Tuy
nhiên gần ñây người ta cho rằng năng lượng cung cấp cho ñều hòa áp suất thẩu
thấu không cao như thế (khoảng10 %). Các số liệu cũng ñã cho thấy giới hạn của
thức ăn lấy vào và kích thích sự chuyển ñổi thức ăn phụ thuộc rất nhiều vào ñộ
mặn của môi trường. Nhiệt ñộ và ñộ mặn có sự tương tác qua lại phức tạp. Tác
giả cũng cho rằng ngoài các yếu tố môi trường khác thì nồng ñộ muối có ảnh
hưởng ñến quá trình sinh trưởng của cá.
Cotton Charles et al (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của ñộ mặn ñến tốc ñộ tăng
trưởng của cá vược ñen Centropristis striata sống ở biển tiền trưởng thành có
khối lượng ban ñầu 9,2g, ñược bố trí theo các nghiệm thức ñộ mặn lần lượt là
10‰, 20‰, 30‰. Thí nghiệm ñược thực hiện trong hệ thống tuần hoàn khép kín
trong khoảng thời gian 12 tuần. Kết quả thí nghiệm cho thấy sự tăng trưởng về
chiều dài và khối lượng của cá ở hai nghiệm thức có ñộ mặn 20‰ và 30‰ khác
biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên tốc ñộ tăng trưởng của cá ở hai nghiệm

thức trên ñều lớn hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức có ñộ mặn 10‰.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ñộ mặn khác nhau ñến tỉ lệ sống Cá Đù ñỏ
(Sciaenops ocellatus) trong 20 ngày ương từ cá bột lên cá giống cho thấy: Ở

7


nghiệm thức ñộ mặn từ 12-14‰ tỷ lệ sống của cá ñạt 14%. Nghiệm thức có ñộ
mặn từ 15-17‰ tỷ lệ sống ñạt 13%. Nghiệm thức ñộ mặn từ 18-19‰ tỷ lệ sống
ñạt 15%. Nghiệm thức ñộ mặn từ 20-22‰ tỉ lệ sống ñạt 12%. (Mai Công Khuê,
2007).
Jeremiah and Brown, (2008) khi nghiên cứu ảnh hưởng của 3 mức ñộ mặn 5‰,
10‰, 15‰ và nghiệm thức ñối chứng (0‰) trên cá Tilapia rendalli giai ñoạn
giống có trọng lượng 3,94 ± 0,44 gr sau 70 ngày thì nói rằng, cá nuôi ở nghiệm
thức có ñộ mặn 10‰ tăng trưởng tốt hơn so với các nghiệm thức 5‰,15‰ và
0‰. Cũng theo tác giả thì khi nuôi cá này ở ñộ mặn 10‰ có FCR thấp hơn so với
các nghiệm thức còn lại.

8


CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 10/2010 ñến 12/2010
Địa ñiểm nghiên cứu: Trại thực nghiệm khoa thủy sản trường Đại Học Cần Thơ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các thí nghiệm nghiên cứu sẽ ñược thực hiện trên cá Lăng Nha (Mystus nemurus
- Valenciennes, 1839). Cá có chiều dài trung bình ban ñầu 5,59cm và khối lượng
trung bình 1,68gram.

3.3. Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm:


Dụng cụ thí nghiệm:

- Thùng xốp thể tích 25 lít
- Dụng cụ giữ cá
- Hệ thống bể chứa nước
- Máy sục khí và các thiết bị sục khí
- Xô nhựa, khay nhựa, cân ñiện tử, thước ño.
- Dụng cụ ño ñộ mặn, pH, nhiệt kế, test ño NH3, O2
- Một số dụng cụ khác có liên quan trong quá trình thí nghiệm trong phòng thí
nghiệm.

⃰ Vật liệu thí nghiệm:
Nguồn cá thí nghiệm: Cá Lăng Nha thí nghiệm ñược mua từ Trung Tâm Giống
Thủy Sản An Giang, chọn cá khỏe không bệnh, không bị xây xát, không bị nhiễm
bệnh, cá không mất nhớt, ñuôi và râu không bạc màu, cỡ ñồng ñều.
Thức ăn sử dụng trong quá trình thí nghiệm chủ yếu là thức ăn công nghiệp (35%
ñạm).
Nguồn nước: Nước ót có ñộ mặn 80‰ ñược xử lý chlorine, khoảng một tuần
trước khi sử dụng. Nước ngọt sử dụng nước sông ñã ñược lắng. Nước ở các
nghiệm thức là nước ót pha với nước ngọt theo công thức:

9


C1V1 = C2V2.
Trong ñó :
C1V1: Nồng ñộ và thể tích nước ót cần sử dụng

C2V2.: Nồng ñộ và thể tích nước cần pha
3.4. Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm ñược bố trí gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, bố trí
hoàn toàn ngẫu nhiên với mật ñộ 40 con/bể, có bố trí sục khí. Mực nước trong bể
80% (khoảng 20 Lít).
Nghiệm thức 1: Đối chứng (nước ngọt bình thường).
Nghiệm thức 2: 3‰
Nghiệm thức 3: 5‰
Nghiệm thức 4: 7‰
Nghiệm thức 5: 9‰
Nghiệm thức 6: 11‰

Hình 3.1: Hệ thống bố trí thí nghiệm

Cá khi ñưa về tiến hành thí nghiệm ñược tắm qua nước muối nồng ñộ 2-3% trong
30 phút, sau ñó thuần dưỡng trong bể composit 7 ngày ñể thích nghi với môi
trường. Trước khi tiến hành thí nghiệm, không cho cá ăn 1 ngày ñể cá tiêu hóa hết

10


thức ăn cũ, cân và ño ngẫu nhiên 30 cá thể ñể xác ñịnh chiều dài và trọng lượng
trung bình cá ban ñầu. Sau ñó bố trí vào bể, cá ñược thuần hóa nước mặn mỗi
ngày tăng lên 2‰ cho tới ñộ mặn tương ứng của từng nghiệm thức.
Nước: Có ñộ mặn 80‰ pha với nước ngọt cho ñến khi ñộ mặn ñạt tương ứng với
các nghiệm thức (C1V1=C2V2).
Thức ăn và cách cho ăn: Trong quá trình nuôi chủ yếu là thức ăn công nghiệp
35% ñạm. Cho ăn 2 lần/ngày (8 giờ,16 giờ) cho ăn theo nhu cầu (cho ăn ñến khi
cá không còn bắt mồi) và vớt thức ăn dư thừa sau 30 phút cá ngưng ăn.
Quản lý chăm sóc: Trong thời gian thí nghiệm, thường xuyên quan sát các dấu

hiệu, hoạt ñộng của cá, ghi nhận số cá chết, kiểm tra hệ thống sục khí. Siphon,
thay nước trước 1 giờ khi cho cá ăn mỗi ngày. Lượng nước thay 20-30%/lần.
3.5. Thu mẫu và phân tích mẫu:
- Thu mẫu các yếu tố môi trường: Nhiệt ñộ ño 2lần/ngày (sáng, chiều) bằng nhiệt
kế, pH ño bằng giấy quì, NH3, O2 ño bằng test ño 7 ngày/lần.
■ Độ mặn: ñược kiểm tra hằng ngày bằng khúc xạ kế,

Hình 3.2: Test ño các yếu tố môi trường

-Thu mẫu phân tích ảnh hưởng của ñộ mặn lên quá trình tăng trưởng và tỷ lệ
sống:
+Thời gian thu mẫu: Mỗi lần thu 10 mẫu cá/bể. Nhịp thu mẫu 10 ngày/lần.
+ Cách phân tích: Cân khối lượng và ño chiều dài mẫu mỗi lần thu, sau ñó thả trở
lại bể nuôi. Xác ñịnh lượng cá còn lại trong bể ñể tính tỷ lệ sống.
11


Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính toán:
■ Tăng trưởng tuyệt ñối trên ngày theo khối lượng (Daily weight Gain DWG) (g/ngày):
Wt - W0
DWG =
T
Trong ñó:
W0: khối lượng cá ban ñầu bố trí thí nghiệm
Wt: Khối lượng cá ở thời ñiểm t
T: Thời gian nuôi
■ Tăng trưởng tuyệt ñối trên ngày theo chiều dài (Daily length Gain - DLG)
(cm/ngày):
Lt – L0
DLG


=
T

Trong ñó:
L0: Chiều dài cá ban ñầu bố trí thí nghiệm
Lt: Chiều dài cá ở thời ñiểm t
T: Thời gian nuôi
■ Tăng trưởng ñặc biệt theo khối lượng (Specific Growth Rate - SGR)
(%/ngày)
SGR = 100* (ln Wt - lnW0)/T
Trong ñó:
W0: Khối lượng cá ban ñầu bố trí thí nghiệm
Wt: Khối lượng cá ở thời ñiểm t
T: Thời gian nuôi
■ Tăng trưởng ñặc biệt theo chiều dài (%/ngày):
SGR = 100*(ln Lt - lnL0)/T
12


Trong ñó:
L0: Chiều dài cá ban ñầu bố trí thí nghiệm
Lt: Chiều dài cá ở thời ñiểm t
T: Thời gian nuôi
■ Hệ số thức ăn (feed conversion rate-FCR)
FCR = lượng thức ăn sử dụng/tăng trọng của cá
■ Xác ñịnh tỷ lệ sống:
Nt
Tỷ lệ sống (%) =


x 100%
N0

Trong ñó:
N0: Số lượng cá ban ñầu bố trí thí nghiệm
Nt: Số lượng cá ở thời ñiểm t
3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập ñược xử lý bằng chương trình phần mềm Excel và chương
trình SPSS 16.0 ñể phân tích các chỉ tiêu thống kê mô tả như giá trị trung bình, ñộ
lệch chuẩn, tỷ lệ sống…

13


CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm
4.1.1. Nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ là yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn ñến thủy sinh vật, tất cả các giai
ñoạn phát triển của cá ñều chịu ảnh hưởng của nhiệt ñộ nước.
Bảng 4.1: Biến ñộng của nhiệt ñộ trong thời gian thí nghiệm
Nghiệm thức
Nhiệt ñộ Đối chứng
(0C)

3‰

5‰

7‰


9‰

11‰

Sáng

24,7±1,84

24,7±1,85 24,7±1,91 24,8±1,83 24,8±1,94 24,8±1,99

Chiều

25,9±1,34

25,9±1,41 25,9±1,37 25,7±1,30 25,8±1,41 25,9±1,35

Ghi chú: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và ñộ lệch chuẩn

Nhiệt ñộ buổi sáng trong thời gian thí nghiệm dao ñộng từ 24,7 - 24,8oC, nhiệt ñộ
buổi chiều từ 25,7 – 25,9 oC. Như vậy các giá trị nhiệt ñộ thu ñược trong suốt quá
trình thí nghiệm ñều phù hợp với nhu cầu hoạt ñộng sống của cá.
Theo Trương Quốc Phú (2006) nhiệt ñộ cho phép các loài cá nhiệt ñới nằm trong
khoảng từ 20-35 oC và thường thích hợp 25-32 oC. Weerd and Verreth (1993) cá
là ñộng vật biến nhiệt nên nhiệt ñộ quá lạnh hay quá nóng cũng làm cho cá bị sốc,
ít ăn và chậm lớn. Theo Rowland (1986) trích bởi Lê Văn Lĩnh (2009), cho rằng
khoảng nhiệt ñộ thích hợp cho sinh sản và sống sót của các loài tôm, cá nuôi
tương ñối rộng, nhưng khoảng nhiệt ñộ cho tăng trưởng cực ñại thì rất hẹp.
4.1.2. Oxy
Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong môi trường
nước. Nó rất cần ñối với ñời sống sinh vật ñặc biệt ñối với thủy sinh vật, vì hệ số

khuếch tán của oxy trong nước nhỏ hơn rất nhiều so với trong không khí.

14


Bảng 4.2: Biến ñộng của Oxy trong thời gian thí nghiệm
Nghiệm thức
Oxy
(mg/l)

Đối chứng

3‰

5‰

7‰

9‰

11‰

Sáng

3,6±0,2

3,8±0,3

3,9±0,2


3,6±0,2

3,8±0,3

3,9±0,2

Chiều

4,3±0,4

4,2±0,4

4,4±0,4

4,1±0,3

4,2±0,4

4,3±0,5

Ghi chú: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và ñộ lệch chuẩn

Qua Bảng 4.2 cho thấy oxy trong thời gian thí nghiệm dao ñộng từ 3,6 - 4,4mg/l.
Thí nghiệm ñược bố trí sục khí liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm nên oxy
rất ổn ñịnh, không chênh lệch quá cao hay quá thấp trong ngày rất tốt cho cá tăng
trưởng và phát triển.
Theo Swingle (1969) trích bởi Trương Quốc Phú, 2006 thì nồng ñộ oxy hòa tan
trong nước lý tưởng cho tôm, cá là trên 5ppm.
4.1.3. pH
Theo Trương Quốc Phú, (2006) pH là một trong những nhân tố môi trường có

ảnh hưởng rất lớn trực tiếp hay gián tiếp ñối với ñời sống thủy sinh vật như: sinh
trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng, pH thích hợp cho thủy sinh vật 6,5 - 9.
Bảng 4.3: Biến ñộng pH

Nghiệm thức
pH

Đối chứng

3‰

5‰

7‰

9‰

11‰

Sáng

6,8±0,3

6,8±0,3

6,7±04

6,9±0,4

6,9±0,4


6,7±0,3

Chiều

7,1±0,2

7,1±0,4

7,1±0,3

7,1±0,2

7,1±0,4

7,3±0,3

Ghi chú: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và ñộ lệch chuẩn

pH trong suốt thời gian thí nghiệm nằm trong khoảng trung bình từ 6,7-7,3 và
giữa các nghiệm thức không có sự chênh lệnh nhiều. Giá trị pH thu ñược ñều nằm
trong khoảng thích hợp cho hầu hết ñộng vật thủy sinh phát triển.

15


4.1.4. NH3
NH3 là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn ñến tỷ lệ sống, sinh trưởng ñối với
thủy sinh vật.
Bảng 4.4: Biến ñộng NH3

Nghiệm thức
NH3
(mg/l)

Đối chứng

3‰

5‰

7‰

9‰

0,21±0.09 0.57±0.49 0.57±0.49 0.64±0.59 0.64±0.59

11‰
0.71±0.60

Ghi chú: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và ñộ lệch chuẩn

Theo Trương Quốc Phú, (2006) NH3 ñược tao ra từ quá trình phân hủy protein,
xác bã ñộng thực vật, sản phẩm bài tiết …. NH3 gây ñộc ñối với cá là 0,6-2,0ppm.
Các nghiệm thức 3‰, 5‰, 7‰, 9‰, 11‰ có NH3 trung bình dao ñộng (0,570,71mg/l) cao hơn so với nghiệm thức 0‰ (0,21mg/l) chỉ ở hai tuần ñầu, các tuần
về sau tất cả các nghiệm thức ñều có NH3 dao ñộng 0,25-0,5mg/l và bể ñược sục
khí liên tục và thay nước hằng ngày nên không ảnh hưởng xấu ñến cá.
4.2. Ảnh hưởng của các ñộ mặn khác nhau lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của
cá Lăng Nha
4.2.1. Ảnh hưởng của các ñộ mặn khác nhau lên tỷ lệ sống của cá Lăng Nha
Bảng 4.5: Tỷ lệ sống (%) của cá Lăng Nha ở các ñộ mặn khác nhau sau 50 ngày

Thời gian ĐC

3‰

5‰

7‰

9‰

11‰

10 ngày

100b

99,4±1,1ab

98,3±2,9ab

100b

94,2±6,3a

100b

20 ngày

92,6±1,44ab


96,6±3,6b

97,5±2,5b

95±5b

85,8±8,0a

92,8±4,1ab

30 ngày

92,6±1,44c

91,8±3,6c

80,2±6,1b

80,6±4,6b

66,7±5,1a

Cá chết

40 ngày

92,6±1,44c

87,5±7,5c


74,2±8,8b

72,5±2,5b

45,8±7,6a

Cá chết

50 ngày

92,6±1,44d

85,8±5,2cd

70,8±7,6bc

59,2±16,3b

38,8±1,8a

Cá chết

Ghi chú: Các ký tự khác nhau trong cùng một dòng cho biết sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,05

16


Đối chứng

%


3ppt
5ppt

120

7ppt
9ppt

100

11ppt

80
60
40
20
0
10

20

30

40

50

Ngày


Hình 4.1: Tỷ lệ sống của cá Lăng Nha ở các ñộ mặn khác nhau
Nghiệm thức 11‰ cá chết hoàn toàn sau 20 ngày. Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm
thức ñối chứng cao nhất 92,6±1,44%, nghiệm thức 9‰ có tỷ lệ sống thấp nhất
38,8±1,77%. Theo Huỳnh Hiếu Lộc (2009) cá Bống Tượng (Oxyeleotris
marmoratus) bố trí ở khoảng ñộ mặn từ 0 ñến 10‰ cá có tỷ lệ sống cao nhất, ở
5‰ (95,33%), 10‰ (89,33%), cá nuôi ở ñộ mặn 15 và 20‰ cá chết 100% sau 44
- 48 ngày.
Nguyễn Thị Hồng Phượng (2010) cá Lăng Nha chết 50% khi tăng lên 15‰ ở cá 5
ngày tuổi, cá 15 ngày tuổi ở 19‰, cá 30 ngày tuổi ở 20‰. Moustakas (2002) cho
rằng tỷ lệ sống của cá ở ñộ mặn thấp cao hơn so với ñộ mặn cao bởi vì khả năng
ñiều hòa khả năng ñiều hòa áp suất thẩm thấu của cá ở ñộ mặn thấp lợi thế hơn ở
ñộ mặn cao.
Tỷ lệ sống của cá Lăng Nha ở nghiệm thức có ñộ mặn thấp luôn cao hơn các
nghiệm thức có ñộ mặn cao.

17


×