Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Ảnh hưởng của độ mặn lên sự tăng trưởng của cá trê lai (clarias gariepinus x clarias macrocephalus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.01 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

ĐINH THỊ BÍCH VÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG
CỦA CÁ TRÊ LAI (Clarias gariepinus x Clarias
macrocephalus) Ở GIAI ĐOẠN TỪ CÁ HƯƠNG LÊN
GIỐNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG
CỦA CÁ TRÊ LAI ( Clarias gariepinus x Clarias
macrocephalus) Ở GIAI ĐOẠN TỪ CÁ HƯƠNG LÊN
GIỐNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN
ĐINH THỊ BÍCH VÂN
KIỂM

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts NGUYỄN VĂN

2011




CẢM TẠ
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa
Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên
cứu trong suốt quá trình học tập.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn PGs.Ts Nguyễn Văn Kiểm
đã dìu dắt động viên và cho tôi những lời khuyên quí báu trong suốt thời gian
thực hiện đề tài và viết luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô thuộc các bộ môn Khoa Thủy Sản,
Trại Thực Nghiệm trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quí
báu và luôn sẵn lòng hỗ trợ tôi trong lúc học cũng như tiến hành đề tài.
Cảm ơn tất cả các bạn sinh viên lớp nuôi trồng thủy sản K35 đã cùng tôi đoàn
kết, gắn bó vượt qua một chặn đường dài học tập.
Sau cùng là lòng biết ơn đến gia đình, những người thân và bạn bè đã động
viên cùng bước với tôi trong suốt thời gian học tập.
Chân thành cảm ơn!

i


TÓM TẮT
Cá trê lai có đặc điểm dễ nuôi, mau lớn, ít gặp bệnh và có giá trị kinh tế
cao, cá trê lai được tiêu thụ rộng rãi trong nội địa. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
đặc điểm sinh lý của cá trê chưa được nghiên cứu nhiều nên đề tài “ Ảnh
hưởng của độ mặn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê lai từ giai
đoạn cá hương đến cá giống” được thực hiện tại Trại thực nghiệm sản xuất
giống cá nước ngọt -Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. Thí nghiệm
ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng của cá gồm 6 nghiệm thức: Đối chứng,
3‰, 5‰, 7‰, 9‰, 11‰. Thí nghiệm được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn

cá bố trí có trọng lượng 0.47 ± 0.05g/con, giai đoạn 2 cá bố trí có trọng lượng
2.03 g/con. Kết quả thu được, ở giai đoạn 1 sau 20 ngày nuôi trọng lượng của
cá tăng dần theo độ mặn, cao nhất trọng lượng cá ở nghiệm thức 11‰ (1.26 ±
0.06 g/con) nhưng sang các ngày tiếp theo (21-30 ngày nuôi) trọng lượng cá
cao nhất là ở 5‰ (1.73 ± 0.2 g/con) và không có khác biệt so với nghiệm thức
đối chứng nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại
(p<0.05). FCR thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (3.44). Sau khi kết thúc giai
đoạn 1, tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức 7‰ (90.6%). Ở giai đoạn 2 sau 30
ngày nuôi, trọng lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng cao nhất 9.81 ± 1.62
g/con và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại
(p<0.05) và FCR ở nghiệm thức đối chứng thấp nhất (4.38). Tỷ lệ sống cao
nhất giai đoạn này là ở nghiệm thức 5‰ (98.89%)

ii


MỤC LỤC
CẢM TẠ............................................................................................................... i
TÓM TẮT.............................................................................................................ii
MỤC LỤC ...........................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................... v
DANH SÁCH HÌNH............................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ........................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2
1.3 Nội dung của đề tài ......................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh học ........................................................................................... 3
2.1.1 Đặc điểm phân loại....................................................................................... 3

2.1.2 Đặc điểm phân bố......................................................................................... 3
2.1.3 Hình dạng và tập tính sống ........................................................................... 3
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................... 4
2.1.4.1 Giai đoạn cá con........................................................................................ 4
2.1.4.2 Giai đoạn trưởng thành .............................................................................. 4
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................... 4
2.1.6 Đặc điểm thành thục sinh dục....................................................................... 5
2.2 Một số nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá.................................................................................................................... 5
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 8
3.1 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 8
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
3.2.1 Địa điểm....................................................................................................... 8
3.2.2 Thời gian ...................................................................................................... 8
3.2.3 Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 8
3.2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm...................................................................... 9
3.2.4.1 Ảnh hưởng của độ mặn đến kết quả ương nuôi cá trê lai giai đoạn 1......... 9
3.2.4.2 Ảnh hưởng của độ mặn đến kết quả ương nuôi cá trê lai giai đoạn 2....... 10
3.2.5 Phương pháp thu mẫu................................................................................. 11
3.2.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..................................................... 12

iii


Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................... 13
4.1 Biến động của yếu tố môi trường trong bể thí nghiệm ................................... 13
4.2 Kết quả ương nuôi cá trê lai giống ở các độ mặn khác nhau........................... 15
4.2.1 Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của cá trê lai ................................... 15
4.2.1.1 Tỷ lệ sống của cá trê lai ở giai đoạn 1 ...................................................... 15
4.2.1.2 Tỷ lệ sống của cá trê lai ở giai đoạn 2 ...................................................... 16

4.2.2 Trọng lượng của cá trê lai trong thời gian thí nghiệm ................................. 17
4.2.2.1 Trọng lượng cá trê lai ở giai đoạn 1 ......................................................... 17
4.2.2.2 Trọng lượng của cá trê lai ở giai đoạn 2................................................... 18
4.2.3 Chiều dài của cá trê lai trong thời gian thí nghiệm ...................................... 19
4.2.3.1 Chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 1 ....................................................... 19
4.2.3.2 Chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 2 ....................................................... 19
4.2.4 Mức tăng trưởng về trọng lượng của cá trê lai ở độ mặn khác nhau ............ 20
4.2.4.1 Mức tăng trưởng về trọng lượng của cá trê lai ở giai đoạn 1 .................... 20
4.2.4.2 Mức tăng trưởng về trọng lượng của cá trê lai ở giai đoạn 2 .................... 21
4.2.5 Mức tăng trưởng về chiều dài của cá trê lai ở độ mặn khác nhau ................ 22
4.2.5.1 Mức tăng trưởng về chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 1 ........................ 22
4.2.5.2 Mức tăng trưởng về chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 2 ........................ 23
4.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) ................................................................... 25
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT................................................................ 26
5.1 Kết luận......................................................................................................... 26
5.2 Đề xuất.......................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 27
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 29

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 Sự biến động của môi trường trong bể thí nghiệm ................................ 13
Bảng 4.2 Trọng lượng của cá trê lai ở giai đoạn 1 ............................................... 17
Bảng 4.3 Trọng lượng của cá trê lai ở giai đoạn 2 ............................................... 18
Bảng 4.4 Chiều dài của cá trê lai trong thời gian thí nghiệm ở giai đoạn 1........... 19
Bảng 4.5 Chiều dài của cá trê lai trong thời gian thí nghiệm ở giai đoạn 2........... 19
Bảng 4.6 Tăng trưởng tuyệt đối về trọng lượng của cá trê lai ở giai đoạn 1 ......... 20
Bảng 4.7 Tăng trưởng đặc biệt về trọng lượng của cá trê lai ở giai đoạn 1........... 20

Bảng 4.8 Tăng trưởng tuyệt đối về trọng lượng của cá trê lai ở giai đoạn 2 ......... 21
Bảng 4.9 Tăng trưởng đặc biệt trọng lượng của cá trê lai ở giai đoạn 2 ............... 21
Bảng 4.10 Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 1 .......... 22
Bảng 4.11 Tăng trưởng đặc biệt về chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 1 ............ 22
Bảng 4.12 Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 2 ........... 23
Bảng 4.13 Tăng trưởng đặc biệt về chiều dài của cá trê lai ở giai đoạn 2 ............. 23
Bảng 4.14 FCR của cá trê lai trong suốt quá trình nuôi ....................................... 25

v


DANH SÁCH HÌNH

Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm .............................................................................. 8
Hình 4.1 Tỷ lệ sống của cá trê lai (giai đoạn 1) ở các nghiệm thức độ mặn
khác nhau ............................................................................................................ 16
Hình 4.2 Tỷ lệ sống của cá trê lai (giai đoạn 2) ở các nghiệm thức độ mặn
khác nhau ........................................................................................................... 16

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DWG: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng.
DWL: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài.
SGR: Tốc độ tăng trưởng đặc biệt.
FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn.
ppm: Đơn vị phần triệu.
ppt: Đơn vị phần ngàn.


vii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Hiện nay, sản lượng khai thác ngoài tự nhiên đang ngày càng suy giảm,
trong khi đó nhu cầu thực phẩm ngày một tăng. Chính vì thế, mà ngành nuôi
trồng thủy sản đang được quan tâm và phát triển để đáp ứng nhu cầu của con
người.
Sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới
được bắt đầu từ những năm 1970. Tốc độ tăng trưởng năm 2006 là 36%. Tỷ lệ
tiêu dùng sản phẩm thủy sản nuôi trồng hiện nay là 7,8 kg/người/năm. Sản
phẩm thủy sản nuôi chiếm 46% tổng sản phẩm tiêu dùng hàng năm. Châu Á
được xem là khu vực có tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất, chiếm
89% tổng sản lượng và 77% tổng gía trị thủy sản nuôi trồng thủy sản năm
2006. Trong mười nước đứng đầu thế giới về sản lượng nuôi trồng thủy sản,
Việt Nam đứng hàng thứ 3. (Trần Ngọc Hải, 2009)
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi chằng chịt là nơi có
tiềm năng rất lớn cho nuôi trồng thủy sản. Thực tế cho thấy, nuôi trồng thủy
sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta nói chung và
Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng.
Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản đã được nhân rộng
các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long với các đối tượng nuôi phong phú. Ngoài
các đối tượng có giá trị xuất khẩu như cá tra, basa thì cá trê lai cũng là một
trong những đối tượng nước ngọt đang được ưa chuộng và có giá trị kinh tế
được tiêu thụ rộng rãi trong nội địa. Đây là con lai thế hệ F1 của cá trê phi
(nhập nội) với cá trê vàng có nguồn gốc bản địa. Cá trê lai có đặc điểm dễ
nuôi, mau lớn, ít gặp bệnh và có thể nuôi trong môi trường nước đứng với mật
độ cao.

Mặc dù là đối tượng dễ nuôi, nhưng từ trước đến nay cá trê lai chỉ được
nuôi ở môi trường nước ngọt, trong khi đó một số nghiên cứu cho rằng cá trê
lai có thể nuôi được ở môi trường nước có độ mặn thấp. Để đánh gía lại nhận
định trên đề tài: “Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá trê lai từ giai đoạn cá hương đến cá giống” được thực hiện.

1


1.2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của
cá trê lai nhằm tìm ra khoảng độ mặn phù hợp cho cá sinh trưởng và phát triển
1.3 Nội dung của đề tài
So sánh sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê lai ở các độ mặn khác
nhau.
Khảo sát sự biến đổi một số yếu tố môi trường ở độ mặn khác nhau.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học
2.1.1 Đặc điểm phân loại
Cá trê thuộc họ Clariidea nằm trong bộ Siluriformes, là một trong
những bộ cá số lượng phong phú chủ yếu sống ở nước ngọt. Họ Clariidea gồm
nhiều loài có giá trị kinh tế đang được nuôi ở nhiều nước trên thế giới như cá
trê vàng, trê phi, trê trắng… Cá trê lai là kết quả lai giống nhân tạo giữa cá trê
đực châu Phi (gọi tắt là trê phi: Clarias gariepinus, được nhập vào Việt Nam
năm 1975) và cá trê vàng cái( Clarias macrocephalus).

Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (2003), cá trê thuộc.
Bộ: Siluriformes
Họ: Clariidea
Giống: Clarias
2.1.2 Đặc điểm phân bố
Giống Clarias phân bố rất rộng, người ta đã tìm thấy chúng ở Bắc,
Trung, Nam Châu Phi, Mỹ, Âu và các nước Đông Nam Á. Chúng sống chủ
yếu ở nước ngọt có khả năng chịu đựng tốt với môi trường khắc nghiệt.
2.1.3 Hình dạng và tập tính sống
Cá trê vàng lai (Clarias gariepinus x Clarias macrocephalus) có ngoại
hình tương tự như cá trê vàng, da trơn nhẵn, đầu dẹp, thân hình trụ, dẹp phía
đuôi. Thân có màu vàng xám hoặc nâu xám, phần bụng có màu vàng nhạt, trên
thân lốm dốm bong cẩm thạch và nhiều đốm trắng nhỏ theo chiều đứng (thẳng
gốc với thân cá). U lồi xương chẩm có hình gần tương tự như chữ M với các
cạnh tròn trong khi cá trê vàng là hình chữ V, còn cá trê phi có hình chữ M rất
nhọn, rõ nét.
Cá trê là một loài sống đáy, các loài cá trê đều có tính chịu đựng cao
với môi trường khắc nghiệt, chúng có khả năng lấy oxy từ không khí nhờ cơ
quan hô hấp phụ hình hoa khế ở mang và ở da. Nên cá trê sống được môi
trường chật hẹp, có hàm lượng oxy thấp (1- 2mg/l). Chúng chịu được phạm vi
nhiệt độ 11 – 390C, pH = 3,5 – 10,5 (Đoàn Khắc Độ, 2008). Cá trê có thể
sống được trong môi trường nước hơi lợ (<5‰).

3


2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá trê lai có tính ăn tương tự như cá trê vàng, trê phi ăn tạp thiên về
thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong tự nhiên cá trê ăn côn trùng, giun, ốc,
tôm, cua, cá… Ngoài ra, trong điều kiện ao nuôi cá trê có thể ăn các phụ phẩm

từ trại chăn nuôi, trồng trọt, nhà máy chế biến thuỷ sản, chất thải từ lò mổ (Mã
Đình Thái, 2001).
2.1.4.1 Giai đoạn cá con
Dinh dưỡng cá trê thay đổi theo ngày tuổi và kích thước cơ thể. Giai
đoạn cá bột (1 – 3 ngày tuổi) cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Sau giai đoạn
dinh dưỡng bằng noãn hoàng cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Giai đoạn này
cá ăn chủ yếu là động vật cỡ nhỉ như trứng nước (Moina), Rotifera, giáp xác
nhỏ, Phytolankton, ấu trùng muỗi… Sau vài ngày, cá có thể ăn được trùn chỉ.
Khi đạt kích thước từ 4 – 6 cm trở lên cá ăn được thức ăn công nghiệp cỡ nhỏ
và các loại thức ăn chế biến, tôm nhỏ, tép, cá nhỏ và các phụ phế phẩm như
đầu tôm, đâu cá…(Mã Đình Thái, 2001).
2.1.4.2 Giai đoạn trưởng thành
Cá trê lai là loài ăn tạp thiên về động vật, bao gồm thức ăn có nguồn
gốc đạm động vật như: cua, ốc, cá tạp, phụ phế phẩm tư các lò giết mổ gia súc
gia cầm… Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như: phụ phẩm nông nghiệp, bã
đậu, cám, gạo… Là loại thức ăn rẻ tiền, dễ kiếm, phù hợp với qui mô nuôi gia
đình ở nông thôn Việt Nam
Nhu cầu dinh dưỡng của cá trê khác nhau tuỳ theo giai đoạn phát triển
của cơ thể. Nghiên cứu về nhu cầu Protein của cá trê lai tiền trưởng thành có
nhu cầu là 30 – 35%, tối đa 40% trong đó nhu cầu acid tự do là mà chủ yếu là
Lysin là 2,08% và ở giai đoạn trưởng thành 2,8% (Balagun, 1994; Aruna
Chalam, 1994) (trích dẫn bởi Cao Châu Minh Thư, 1999)
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Sự tăng trưởng của cá trê vàng phụ thuộc rất nhiều vào mật độ thả và
các loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.
Giai đoạn từ 1 – 15 ngày tuổi, cho ăn bằng trùn chỉ, cá tăng trọng lượng
trung bình 22,3mg/ngày.
Cá trê vàng lai thể hiện tính trạng trung gian về tốc độ tăng trưởng của
hai loai cá trê vàng thuần và trê phi thuần (Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Vì thế,
cá trê vàng lai lớn nhanh, nếu nuôi trong môi trường bằng các loại thức ăn rẻ

tiền và sẵn có tại địa phương sau 4 – 5 tháng tuổi cá có thể đạt 300 – 400g/con
(Dương Nhựt Long, 2004).

4


2.1.6 Đặc điểm thành thục sinh dục
Cá trê lai sinh sản kém, không có hiệu quả trong sản xuất. Chỉ sử dụng
con lai F1 để làm cá thịt.
2.2 Một số nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sự tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá
Độ mặn là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn đến sự
sống và sự phân bố của thủy sinh vật. Ở các độ mặn khác nhau sẽ là nơi cư trú
của các loài thủy sinh vật khác nhau. Khi độ mặn của ngư trường thay đổi thì
đàn cá phải di cư đến nơi khác thích hợp hơn, nếu không di cư thì sẽ ảnh
hưởng đến tốc độ sinh trưởng, khả năng sinh sản và thậm chí có thể chết khi
độ mặn quá cao hoặc quá thấp. Như vậy, độ mặn là nhân tố ảnh hưởng đến sự
phân bố, sinh trưởng và sinh sản của các loài cá.
Khoảng độ mặn đa số loài cá nước ngọt là từ 4 - 15‰ và tốt nhất là 6‰,
mỗi loài thủy sinh vật khác nhau thích ứng với một khoảng độ mặn khác nhau
(Trương Quốc Phú, 2003).
Theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2004), mỗi loại sinh vật nuôi thủy sản và mỗi
loại sinh vật là tác nhân gây bệnh ở động vật thủy sản có ngưỡng sinh thái về
độ mặn khác nhau. Do vậy, sẽ rất nguy hiểm cho vật nuôi nếu độ mặn của
nước ao nuôi không thích hợp cho vật nuôi nhưng lại nằm trong ngưỡng sinh
thái thích hợp của một tác nhân gây bệnh nguy hiểm nào đó. Khi độ mặn biến
động có thể gây sốc làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, có thể gây chết vật
nuôi, thậm chí chết hàng loạt. Mặt khác khi độ mặn thích hợp tác nhân gây
bệnh sẽ phát triển mạnh, nếu ngược lại tác nhân gây bệnh sẽ bị kìm hãm và
tiêu diệt.

Tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm cá bị ảnh hưởng bởi độ mặn. Britz
and Hecht (1989) (trích dẫn bởi Nguyễn Chí Lâm, 2010) nghiên cứu về tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá trê phi (Clarias gariepinus) ở các độ mặn 0‰,
2,5‰, 5‰, 7,5‰ và 10‰ thấy rằng, ở các độ mặn 7,5‰ thì tỷ lệ chết cao và
tăng trưởng lại thấp và ở độ mặn 10‰ thì cá bột chết sau 48 giờ thí nghiệm.
Áp suất thẩm thấu trong máu cá nước ngọt là 280 ± 20 mOsm/kg. Tác giả kết
luận rằng, khoảng độ mặn từ 0 - 2‰ thì thích hợp cho cá bột tăng trưởng.
Theo Boeuf và Patrick, (2001) (trích dẫn bởi Lê Văn Lĩnh, 2009) đã tổng
kết các nghiên cứu báo cáo của nhiều tác giả về ảnh hưởng của độ mặn lên sự
sinh trưởng và phát triển của một số loài cá nước ngọt và nước lợ, đã nhận xét
như sau: Trong phần lớn các loài sự thụ tinh của trứng, sự phát triển của phôi

5


sự sinh trưởng của ấu trùng là tùy thuộc vào độ mặn, ở những cá lớn hơn thì
độ mặn cũng là yếu tố để kiểm soát tăng trưởng như: tỷ lệ chuyển hóa thức ăn,
sự kích thích hormone… Các nghiên cứu còn cho rằng từ 20% đến lớn hơn
50% tổng năng lượng chuyển động của cá được cống hiến cho sự điều hòa áp
suất thẩm thấu. Tuy nhiên gần đây người ta cho rằng năng lượng cung cấp cho
điều hòa áp suất thẩm thấu không cao như thế (khoảng 10%). Các số liệu cũng
cho thấy giới hạn của thức ăn lấy vào và kích thích sự chuyển đổi thức ăn phụ
thuộc rất lớn vào độ mặn của môi trường. Nhiệt độ và độ mặn có sự tương tác
qua lại phức tạp. Tác giả cũng cho rằng ngoài yếu tố môi trường khác thì nồng
độ muối có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cá.
Tỷ lệ sống của thủy sinh vật cũng bị ảnh hưởng bởi sự khác nhau giữa
các độ mặn. Theo Ruscoe et al (2004) thì tỷ lệ sống của cua (Scylla serrata)
giống có khác biệt so với các nghiệm thức có độ mặn khác nhau, nhưng
nghiệm thức 5‰ và 40‰ thì không khác biệt. (Trích dẫn bởi Huỳnh Hiếu
Lộc, 2009)

Resley et al. (2006), Rachycentron canadum cho thấy, cá bớp khi nuôi
ở nồng độ muối thấp có khả năng giảm tỷ lệ mắc bệnh và đơn giản hóa khâu
quản lý chất lượng nước. Tỷ lệ sống của cá ở độ mặn 5‰ là 68,3% thấp hơn
15‰ (90%) và ở 30‰ là 92,5% và khác biệt có ý nghĩa. Hiệu quả sử dụng
thức ăn là 1,05 – 1,13. Cá nuôi ở độ mặn 5‰ tăng trưởng bằng hoặc tốt hơn cá
nuôi ở độ mặn 15‰ và 30‰ (trọng lượng trung bình tăng 96,2 – 115,3g).
(trích dẫn bởi Nguyễn Chí Lâm, 2010)
Kết quả ương cá chốt (Mystus planicep) từ giai đoạn cá bột lên cá giống
với các độ mặn khác nhau (0‰, 10‰, 15‰, 20‰, 25‰,30‰) cho thấy với
nồng độ muối 10‰ - 15‰ cho tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá cao nhất (4,33
– 4,89 mg/ngày) (Nguyễn Trọng Quyền, 2008).
Đối với cá trê vàng, thì độ mặn cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của
cá. Cụ thể là khi độ mặn thấp hơn 10‰ thì mức sinh trưởng của cá không bị
ảnh hưởng xấu so với nghiệm thức đối chứng (nước ngọt). Nhưng khi độ mặn
cao hơn 14‰ thì sự sinh trưởng của cá bị ảnh hưởng và cá không thể sinh
trưởng và phát triển tốt ở độ mặn này. ( Trần Quang Nhị, 2009).
Theo Nghiên cứu sự thích ứng và tăng trưởng của cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) giống ở độ mặn khác nhau cho thấy: Tăng
trưởng của cá tra nuôi ở nghiệm thức 9‰ sau 90 ngày nuôi đạt cao nhất
(68,5g/con) và khác biệt với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Tốc độ tăng
trưởng của cá nghiệm thức nuôi ở độ mặn 9‰ là cao nhất (0,5g/ngày). Tỷ lệ
sống của cá ở nghiệm thức nuôi 12‰ đạt cao nhất (94%) và khác biệt với

6


nghiệm thức 15‰ (p<0,05). FCR ở nghiệm thức nuôi ở độ mặn 9‰ là thấp
nhất (1,5). Kết quả cho thấy nuôi cá tra ở độ mặn 9‰ cho tăng trưởng cao nhất
và hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất. (Nguyễn Chí Lâm, 2010).


7


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá trê lai ở các độ mặn khác nhau.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm
Trại sản xuất giống cá nước ngọt - Khoa Thuỷ Sản - Trường Đại Học
Cần Thơ.
3.2.2 Thời gian
Tháng 11/2010 đến tháng 02/2011.
3.2.3 Vật liệu nghiên cứu
- 16 thùng mous thể tích 40l.
- Hệ thống bể chứa nước.
- Hệ thống sục khí.
- Xô nhựa, khai nhựa, thước đo.
- Khúc xạ kế, giấy quỳ kiểm tra pH, test đo môi trường (Oxy, NO2,
NH3), nhiệt kế, cân điện tử.
- Hóa chất xử lý nước.
- Một số dụng cụ có liên quan trong quá trình nghiên cứu mẫu.

Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm

8


3.2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm.

Để đánh giá được khả năng chịu đựng được với độ mặn của cá trê lai ở
các giai đoạn phát triển khác nhau. Thí nghiệm được bố trí 2 giai đoạn. Giai
đoạn 1 bố trí cá có chiều dài từ 3.5 – 4.5cm và nuôi cá ở các độ mặn khác nhau
trong 30 ngày. Sau khi, giai đoạn 1 kết thúc cá được tuyển chọn lại, bố trí giai
đoạn 2 đối với cá có chiều dài 6 – 8cm và bố trí tương tự như giai đoạn 1. Các
chỉ tiêu môi trường được xác định riêng rẽ cho từng giai đoạn thí nghiệm.
3.2.4.1 Ảnh hưởng của độ mặn đến kết quả ương nuôi cá trê lai giai đoạn 1
* Bố trí thí nghiệm: gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần
và bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Nuôi cùng mật độ 60 con/bể tương đương
0.032g/l, thể tích nước trong bể khoảng 15l. Cá bố trí thí nghiệm ở giai đoạn
cá hương.
- Nghiệm thức 1: Đối chứng (nước ngọt)
- Nghiệm thức 2: 3‰
- Nghiệm thức 3: 5‰
- Nghiệm thức 4: 7‰
- Nghiệm thức 5: 9‰
- Nghiệm thức 6: 11‰
* Nguồn nước:
- Nước ngọt: lấy từ sông, cho vào ao lắng rồi bươm vào bể chứa để sử
dụng.
- Nước lợ: lấy từ Trại nước lợ - Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ.
Nước lợ có độ mặn 40‰, đã được xử lý bằng clorine.
- Nước bố trí thí nghiệm được pha từ nước ngọt và nước lợ theo công
thức:
C1V1 = C2V2
Trong đó: C1: Nồng độ nước lợ.
V1: Thể tích nước lợ.
C2: Nồng độ nước cần pha.
V2: Thể tích nước cần pha.
Các nghiệm thức độ mặn được tăng dần (1‰ trong thời gian 6 giờ) cho

tới khi đạt tới độ mặn thí nghiệm.

9


* Nguồn cá thí nghiệm: trại giống Cần Thơ. Cá thí nghiệm được thuần
hoá chung cho các nghiệm thức.
Cá được nuôi trong mội trường nước ngọt (Đối chứng) trước khi được
thuần hoá với độ mặn tương ứng của từng nghiệm thức.
Cách thuần hóa cá với độ mặn tương ứng của từng nghiệm thức: Cá thí
nghiệm sau khi được bố trí vào bể thì cấp nước mặn vào bể. Nước cấp vào bể
phải qua ống có val điều chỉnh, cho nước chảy từ từ vào bể ( chảy nhỏ giọt)
cho đến khi đạt được độ mặn thí nghiệm. Lượng nước mặn được tính toán theo
công thức:
C0V0 – C2V2
V1

=
C1

Trong đó: C0 : Độ mặn nước ban đầu
V0 : Thể tích nước ban đầu
C1 : Độ mặn nước lợ để thay nước.
V1 : Thể tích nước cần cấp thêm vào bể.
C2 : Độ mặn cần đạt tới.
V2 : Thể tích nước cần đạt tới.
* Thời gian thí nghiệm 30 ngày.
* Chăm sóc và quản lý:
- Thức ăn sử dụng: Trùn chỉ
- Cách cho ăn: Cho cá ăn 2 lần/ngày, cho ăn theo nhu cầu của cá.

+ Sáng: 8 giờ
+ Chiều:17 giờ.
- Hàng ngày theo dõi hoạt động của cá, số lượng cá chết.
- Thay nước mỗi ngày, mỗi lần thay 50 - 60% lượng nước trong bể.
- Kiểm tra độ mặn thường xuyên để duy trì độ mặn thí nghiệm nhất
định cho từng nghiệm thức.
3.2.4.2 Ảnh hưởng của độ mặn đến kết quả ương nuôi cá trê lai giai đoạn 2
* Bố trí thí nghiệm: gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần và
bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Nuôi cùng mật độ 30 con/bể tương đương 0.14g/l,
thể tích nước trong bể khoảng 20l. Cá bố trí thí nghiệm ở giai đoạn cá giống.

10


- Nghiệm thức 1: Đối chứng (nước ngọt)
- Nghiệm thức 2: 3‰
- Nghiệm thức 3: 5‰
- Nghiệm thức 4: 7‰
- Nghiệm thức 5: 9‰
- Nghiệm thức 6: 11‰
* Thời gian thí nghiệm 30 ngày.
* Cách bố trí, chăm sóc và quản lý giống như ở giai đoạn 1.
3.2.5 Phương pháp thu mẫu
- Thu mẫu các yếu tố môi trường:
+ Nhiệt độ đo ngày 2 lần (sáng và chiều) bằng nhiệt kế.
+ pH đo 2 lần/ngày (sáng và chiều) bằng giấy quỳ.
- Định kỳ thu mẫu NH3+ và NO2-. Mẫu thu được phân tích bằng test
NH4/NH3, NO2.
- Thu mẫu cá: Trước khi bố trí thí nghiệm, cân tổng số cá thả vào từng
bể để tính khối lượng trung bình của cá. Bể thí nghiệm sau khi nâng đạt các độ

mặn thì tiến hành thu mẫu cá để tính trọng lượng trung bình ban đầu. Định kỳ
10 ngày thu mẫu cá 1lần, mỗi lần thu 30 con/nghiệm thức. Cuối thí nghiệm
cân và đo chiều dài tổng của số cá còn lại trong bể để xác định tốc độ tăng
trưởng về khối lượng và chiều dài trung bình của cá sau khi thí nghiệm.
- Các chỉ tiêu thu thập và công thức tính toán:
Wc - W đ
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày) =
t
ln(Wc) - ln(Wđ)x100
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt về khối lượng (%/ngày) =
t

Lc - Lđ
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (cm/ngày) =
t
11


ln(Lc) - ln(Lđ) x100
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt về chiều dài (%/ngày) =
t
Trong đó:
Wđ: Khối lượng ban đầu (g)
Wc: Khối lượng cá cuối (g)
Lđ: Chiều dài cá ban đầu (cm)
Lc: Chiều dài cá ban cuối (cm)
t : Thời gian thí nghiệm (30 ngày)
Số cá còn lại
TLS (%) =


x 100
Số cá ban đầu

Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) = thức ăn cá ăn vào (g)/cá tăng trọng (g)
Trong đó:
Cá tăng trọng = khối lượng cá thu – khối lượng cá thả
3.2.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel. Sử dụng
phần mềm SPSS 13.0 để so sánh sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các
nghiệm thức bằng phương pháp ANOVA.

12


Chương 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Biến động của yếu tố môi trường trong bể thí nghiệm
Đời sống của thủy sinh vật chủ yếu trong môi trường nước nên thủy sinh vật
có mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần lý hóa và sinh vật học của môi
trường. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bất cứ sự thay đổi nào về tính chất môi
trường đều dẫn đến sự biến đổi về sinh lý và sự tồn tại của sinh vật. Sự biến
động của môi trường trong quá trình thí nghiệm được tình bày ở bảng 4.1
Bảng 4.1 Sự biến động của môi trường trong bể thí nghiệm
Nghiệm
thức
Đối
chứng
3‰
5‰
7‰

9‰
11‰

Nhiệt độ

pH

Oxy

NH3

NO2

7,21 ± 0,64

4

0,23 ± 0,07

0,41 ± 0,12

7,19 ± 0,61
7,13 ± 0,56
7,21 ± 0,64
7,16 ± 0,60
6,97 ± 0,55

4
4
4

4
4

0,23 ± 0,07
0,23 ± 0,07
0,23 ± 0,07
0,23 ± 0,07
0,23 ± 0,07

0,70 ± 0,21
0,72 ± 0,20
0,68 ± 0,22
0,61 ± 0,20
0,75 ± 0,21

Sáng

Chiều

Sáng

Chiều

24,7 ± 1,18

27,3 ± 0,97

7,21 ± 0,64

24,7 ± 1,18

24,7 ± 1,18
24,7 ± 1,18
24,7 ± 1,18
24,7 ± 1,18

27,3 ± 0,97
27,3 ± 0,97
27,3 ± 0,97
27,3 ± 0,97
27,3 ± 0,97

7,19 ± 0,61
7,13 ± 0,56
7,21 ± 0,64
7,16 ± 0,60
6,97 ± 0,55

Ghi chú: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± sai số chuẩn.

Nhiệt độ
Động vật thủy sản là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể chủ yếu phụ
thuộc vào yếu tố môi trường nước. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều không
thuận lợi cho đời sống của động vật thủy sản. Nếu nhiệt độ vượt quá giới hạn
cho phép có thể làm cho động vật thủy sản chết và chết hàng loạt. Trong phạm
vi nhiệt độ thích hợp cường độ dinh dưỡng sẽ gia tăng theo sự gia tăng của
nhiệt độ nhưng sự gia tăng này sẽ tạm dừng lai khi nhiệt độ trong vùng thích
nghi (Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Hệ thống thí nghiệm được bố trí trong trại có mái che nên nhiệt độ tương
đối ổn định, dao động từ 24,70C đến 27,30C nằm trong khoảng thích hợp cho
cá phát triển không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Kết quả này phù hợp

với nhận định của Dương Nhựt Long, 2004 nhiệt độ thích hợp ương nuôi cá
trê lai là 25-320C. Tuy nhiên, cá trê lai có thể chịu đựng được nhiệt độ 11 –
390C (Đoàn Khắc Độ, 2008) và trong quá trình nuôi nhiệt độ chỉ xuống thấp
vào buổi sáng nên không ảnh hưởng nhiều đến đến sự tăng trưởng của cá. Các
bể thí nghiệm được đặt cạnh nhau nên nhiệt độ giữa các nghiệm thức không có
sự khác biệt.

13


pH
Độ pH của nước có ảnh hưởng rất lớn đến đới sống của thủy sinh vật,
ngưỡng sinh thái về pH của động vật thủy sản khác nhau tùy theo từng loài.
Theo nguyên tắc chung nếu pH của nước quá cao hay quá thấp so với ngưỡng
sinh thái của vật nuôi đếu có thể gây chết hoặc gây sốc.
Qua bảng 4.1 cho thấy pH dao động từ 6,97 – 7,21 thích hợp cho sự
phát triển của cá. Theo Phạm Minh Thành – Nguyễn Văn Kiểm, (2009)
khoảng pH thích hợp cho cá là từ 7-8, khi pH càng nhỏ hơn 7 và lớn hơn 8 thì
càng bất lợi cho cá. Có nhiều khuyến cáo cho rằng trong quản lý môi trường
không nên để pH ngoài giới hạn từ 6-9.
Biến động hàm lượng Oxygen hòa tan
Động vật thủy sản sống trong môi trường nước nên hàm lượng oxy hòa
tan rất cần thiết cho đời sống của chúng, Oxy cũng là một những yếu quan
trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất và sinh trưởng của cá.
Theo Trương Quốc Phú hàm lượng oxy lý tưởng cho ao nuôi tôm cá là 5mg/l
Qua bảng 4.1 hàm lượng Oxy luôn ổn định ở 4mg/l. Do các nghiệm
thức sử dụng chung nguồn nước, các nghiệm thức bố trí cùng mật độ nên hàm
lượng O2 giữa các nghiệm thức hầu như không có sự chênh lệch. Theo
Aliokin, 1970 (trích dẫn bởi Đặng Ngọc Thanh, 1974) thủy vực dùng nuôi mọi
loài thủy sản hàm lượng O2 không dưới 4mg/l. Vì vậy, hàm lượng O2 trong

quá trình thí nghiệm là phù hợp cho cá phát triển. Bên cạnh đó, hệ thống thí
nghiệm còn được sục khí liên tục nên hàm lượng oxy luôn đảm bảo để cung
cấp cho cá sinh trưởng bình thường.
Cá trê là loài có cơ quan hô hấp phụ và cá có thê sống được trong môi
trường chật hẹp có hàm lượng O2 thấp 1- 2mg/l (Đoàn Khắc Độ, 2008)
Hàm lượng NO2NO2 trong các thủy vực là sản phẩm của quá trình Nitrate hóa hay phản
Nitrate hóa, NO2 ở tầng mặt ít hơn ở tầng đáy vì ở tầng nước mặt trong điều
kiện nhiệt độ và hàm lượng oxy hòa tan cao dạng đạm này dễ bị oxy hóa thành
dạng Nitrate (NO3-). Hàm lượng NO2 cho phép trong các ao nuôi thủy sản từ
0,01-1,7ppm, nồng độ thích hợp nhất là 0,01-0,1ppm. Nếu nồng độ lớn hơn
1,7ppm có thể làm chết cá. Độ độc của NO2-_ càng giảm trong môi trường có
độ mặn càng cao. Tuy nhiên, độ độc của NO2- còn bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố: Hàm lượng Chloride, pH, kích cỡ cá, tình trạng dinh dưỡng, hàm lượng
oxy hòa tan. (Trương Quốc Phú, 2006)

14


Nhìn chung, NO2 dao động từ 0,41 – 0,75mg/l nằm trong giới hạn cho
phép để cá sinh trưởng. Mặc dù NO2 nằm ngoài khoảng thích hợp cho cá phát
triển cá trê lai là loài cá có khả năng chống chịu tốt với môi trường bị ô nhiễm
nên nồng độ nitrite cũng không ảnh hưởng nhiều đến cá nuôi.
Hàm lượng NH3
Sự tồn tại của khí NH3 trong nuôi trồng thủy sản hoàn toàn bất lợi cho
đời sống của vật nuôi, có thể ức chế quá trình đào thải NH3 trong cơ thể và sự
ứ đọng NH3 sẽ dẫn đến đầu độc vật nuôi nhẹ thì có thể gây sốc, nặng thì có thể
gây chết, lượng NH3 trong máu sẽ tăng dần lên ảnh hưởng đến hoạt động của
các cơ quan tuần hoàn, hô hâp, gan tụy và thần kinh.
Bên cạnh đó, sự tồn tại của NH3 trong môi trường nước còn phụ thuộc
vào một số yếu tố môi trường, đặc biệt là pH, khi pH càng cao thì khí nitơ tồn

tại ở dạng NH3 càng nhiều. Hàm lượng NH3 trong ao nuôi cá phải nhỏ hơn
1ppm. (Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004).
Qua bảng 4.1, hàm lượng NH3 trong quá trình thí nghiệm phù hợp cho sự
phát triển của cá. Sự biến động của NH3 của các nghiệm thức hầu như không
đáng kể (do cách chăm sóc và quản lý thí nghiệm giống nhau các bể thí
nghiệm được thay nước thường xuyên) và hàm lương NH3 trong các bể rất
thấp (0,23ppm)
Nhìn chung, các yếu tố môi trường trong thí nghiệm này phù hợp cho
sinh trưởng và phát triển của cá. Tuy nhiên, hàm lượng NO2 ở các này cuối kỳ
nuôi có tăng cao hơn so với bình thường nhưng không ảnh hưởng đến hoạt
động của cá.
4.2 Kết quả ương nuôi cá trê lai giống ở các độ mặn khác nhau
4.2.1 Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của cá trê lai
4.2.1.1 Tỷ lệ sống của cá trê lai ở giai đoạn 1
Tỷ lệ sống của cá ở 11‰ thấp nhất 60%.tỷ. Các nghiệm thức đối chứng,
3‰, 5‰, 7‰ có tỷ lệ sống của cá tăng dần theo độ mặn và tỷ lệ sống của cá
cao nhất ở nghiệm thức 7‰ (90,6%).
Theo kết quả nghiên cứu ở giai đoạn 1 cho thấy, ở các độ mặn 0‰, 3‰,
5‰, 7‰, 9‰, 11‰ cá vẫn sống và hoạt động bình thường, nhưng tỷ lệ sống
của cá ở các nghiệm thức tăng dần nhưng khi độ mặn cao hơn 7‰ thì tỷ lệ
sống giảm dần theo độ mặn. Moustakas, (2002) cho rằng tỷ lệ sống của cá
nước ngọt ở độ mặn thấp cao hơn tỷ lệ sống của cá ở độ mặn cao bởi vì khả

15


năng điều hòa áp suất thẩm thấu của cá ở độ mặn thấp lợi thế hơn cá ở độ mặn
cao. Vì thế, tỷ lệ sống của cá trê lai giảm dần ở các độ mặn 9‰, 11‰.
Trần Quang Nhị (2009) cho biết ở cá trê vàng (Clarias macrocephalus),
sau 30 ngày ương tỷ lệ sống giảm dần khi độ mặn tăng dần. Darwis et al.,

(2008), cũng cho rằng độ mặn có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá bống tượng
(Oxyeleotris marmoratus) khi nuôi ở các mức độ 0, 10 và 30‰ thì tỷ lệ sống ở
30‰ là thấp nhất (28%), kế tiếp là 0‰ (49%) và cao nhất là 10‰ (90%). Tỷ
lệ sống của cá trê lai ở các độ mặn khác nhau được thể hiện ở hình 4.1
Tỷ lệ sống (%)
86.1
85

100

88.9

90.6
75

60

80
60
40
20
0
Đối
chứng

3‰

5‰

7‰


9‰

11‰
Nghiệm thức

Hình 4.1 Tỷ lệ sống của cá trê lai (giai đoạn 1) ở các nghiệm thức độ mặn
khác nhau
4.2.1.2 Tỷ lệ sống của cá trê lai ở giai đoạn 2
Kết quả tỷ lệ sống của cá trê lai ở các độ mặn khác nhau được trình bày
ở hình 4.2
Tỷ lệ sống
(%)
100

95.53

98.89

94.45

82.22

90

80
60
40
20
0

0
Đối
chứng

3‰

5‰

7‰

9‰

11‰
Nghiệm thức

Hình 4.2 Tỷ lệ sống của cá (giai đoạn 2) ở các nghiệm thức độ mặn khác
nhau

16


×