Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Ảnh hưởng của nồng độ muối lên vòng đời của luân trùng nước ngọt brachionus angularis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ TUYẾT SANG

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ MUỐI LÊN VÒNG ĐỜI CỦA
LUÂN TRÙNG NƯỚC NGỌT Brachionus angularis

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2011


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm khoa Thủy Sản
trường Đại học Cần Thơ ñã tạo ñiều kiện cho tôi thực hiện ñề tài, ñồng thời tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn ñến cô Trần Sương Ngọc ñã tận tình hướng dẫn và tạo
mọi ñiều kiện cho tôi hoàn thành bài luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn ñến các anh chị trong Bộ môn Thủy sinh học ứng
dụng ñã nhiệt tình giúp ñỡ trong quá trình thực hiện thí nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn.


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu về sự ảnh hưởng của ñộ mặn lên thời gian thành thục, thời gian
phát triển phôi, nhịp sinh sản, sức sinh sản, tuổi thọ, tốc ñộ lọc và tốc ñộ ăn của
luân trùng Brachionus angularis. Thí nghiệm ñược thực hiện với các nồng ñộ
muối 0, 1, 3, 5‰ và có sử dụng dụng cụ ñiều hòa nhiệt ñộ ở 280C. Bố trí ñộc lập
từng cá thể trong cốc thủy tinh.
Kết quả cho thấy ở ñộ mặn càng cao quá trình sinh trưởng và phát triển của B.


angularis càng giảm. Thời gian thành thục, thời gian phát triển phôi kéo dài, sức
sinh sản, tốc ñộ ăn và lọc của cơ thể giảm dần theo sự tăng ñộ mặn. Ở ñộ mặn 1‰
thích hợp cho sự phát triển của luân trùng, ở ñộ mặn 3‰ các quá trình bắt ñầu suy
giảm, ở ñộ mặn 5‰ các thông số ñều có giá trị thấp nhất so với các nghiệm thức
còn lai.


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề nuôi thủy sản trên thế giới phát triển từ lâu, nguồn lợi và sản phẩm thủy sản
mang lại từ các họat ñộng bảo vệ và khai thác hợp lí từ con người ñã ñóng góp rất tích
cực vào sự an toàn về nhu cầu thực phẩm cho con người trên khắp các Châu lục.
Nước ta nói chung, ĐBSCL nói riêng có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản
nước ngọt và nước lợ - mặn. Trong những năm qua, nghề nuôi thủy sản ñã ñạt ñược
những thành tựu ñáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào giá trị xuất khẩu thủy sản của
cả nước. Sản lượng thủy sản của vùng chiếm khoảng 50 %, diện tích nuôi trồng chiếm
khoảng 60 %, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 65 % và giá trị xuất khẩu thủy
sản chiếm ñến 51 % của cả nước. Năm 2003 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy
sản ñạt 2.240.000.000 USD.(Dương Nhật Long, 2008).
Thức ăn tự nhiên ñóng vai trò quan trọng, quyết ñịnh sự thành công trong quá trình
ương nuôi nhiều loài ñộng vật thủy sản, ñặc biệt thích hợp ở giai ñoạn ấu trùng (Trần Thị
Thanh Hiền và ctv., 2000). Thức ăn tự nhiên có kích cỡ tương ñối nhỏ, là mắc xích ñầu
tiên tạo nên năng suất sinh học sơ cấp, ñánh giá sơ bộ về hàm lượng chất dinh dưỡng và
cả về chỉ thị môi trường. Trong ñó, luân trùng ñược dùng làm thức ăn tươi sống cho ấu
trùng nhiều loài cá và giáp xác biển (Indy et al., 2008, Dhert, 1996)
Luân trùng có kích thước nhỏ, bơi lội chậm, lơ lửng trong tầng nước, chịu ñựng tốt
với ñiều kiện môi trường, ñặc biệt là có thể nuôi với mật ñộ rất cao (2000 con/ml theo
báo cáo của Hirata, 1979 ñược trích dẫn bởi Dhert, 1996). Luân trùng sinh sản nhanh nên
có thể ñủ cung cấp một số lượng lớn thức ăn cho ấu trùng tôm cá chỉ trong một thời gian
ngắn. Ngoài ra, người ta còn giàu hóa luân trùng ñể bổ sung dưỡng chất cho ấu trùng

ñộng vật thủy sản nhờ vào khả năng ăn lọc thụ ñộng của của nó (Dhert, 1996)
Việc nuôi và sử dụng luân trùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm cá ngày càng ñược
ứng dụng rộng rãi trong ương nuôi (hơn 60 loài cá biển và 18 loài giáp xác, Dhert, 1996),
vì vậy việc nghiên cứu về vòng ñời phát triển của luân trùng có vai trò quan trọng trong
hệ thống nuôi luân trùng, nhằm góp phần vào việc ñảm bảo thức ăn cho ấu trùng cá, ñặc
biệt là ñối với ấu trùng cá bống tượng (Lê Thành Nhân và Thái Mỹ Anh, 2005).
Những hiểu biết về ñặc ñiểm sinh học của ñối tượng này sẽ góp phần ñáng kể cho
sự phát triển nuôi thủy sản. Tuy nhiên, tốc ñộ phát triển, khả năng sinh sản, tuổi thọ trung
bình cũng như vòng ñời của luân trùng chịu ảnh hưởng bởi chất lượng và số lượng thức
ăn, ñiều kiện môi trường (Gilbert, 2003), trong ñó yếu tố ñộ mặn ñược xem là yếu tố môi
trường quan trọng . Vì vậy, việc xác ñịnh các ñiều kiện tối ưu cho sự phát triển quần thể
luân trùng là cần thiết.
Trên cơ sở ñó, ñề tài: “Ảnh hưởng của nồng ñộ muối lên vòng ñời của luân
trùng nước ngọt (Brachionus angularis)” ñược thực hiện với :
Mục tiêu của ñề tài: nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học, sinh sản và phát triển của
luân trùng nước ngọt Brachionus angularis ở các nồng ñộ muối khác nhau, nhằm xác
ñịnh ñiều kiện tối ưu cho sự phát triển của luân trùng nước ngọt Brachionus angularis.


Nội dung ñề tài: Theo dõi các chỉ tiêu thời gian thành thục, thời gian phát triển
phôi, nhịp sinh sản, tuổi thọ, sức sinh sản, tốc ñộ lọc và tốc ñộ ăn của luân trùng
Brachionus angularis theo các ñiều kiện ñộ mặn 0, 1, 3, 5ppt


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc ñiểm sinh học
2.1.1 Phân loại
Theo Pechenik (2005) hệ thống phân loại của luân trùng nước ngọt (Brachionus
angularis) ñược xác ñịnh như sau:

Giới:
Ngành:
Lớp:
Bộ:
Họ:
Giống:
Loài:
2.1.2

Animalia
Rotifera
Monogononta
Ploima
Brachionidae
Brachionus
Brachionus angularis (Gosse, 1851)

Phân bố

Luân trùng là nhóm sinh vật phân bố rộng, chủ yếu ở nước ngọt (90%) nhưng nó cũng
giới hạn bởi vùng có nhiệt ñộ quá nóng hoặc quá lạnh, nước chảy mạnh hay những vùng
nước mặn. Loài Brachionus chủ yếu sống ở vùng nhiệt ñới, có thể tìm thấy chúng ở tất cả
các thủy vực như ao, hồ, sông, ñầm lầy, vùng rêu ẩm…(Dương Trí Dũng, 2000).
2.1.3

Hình thái cấu tạo

Trùng bánh xe thuộc nhóm ñộng vật ña bào nhỏ nhất trong số hơn 1000 loài ñã ñược mô
tả, 90% trong số ñó sống trong sinh cảnh nước ngọt, chiều dài cơ thể ít khi ñạt tới 2mm.
Cơ thể của tất cả các loài luân trùng gồm có một số lượng không ñổi tế bào, loài

Brachionus chứa khoảng 1000 tế bào (Dhert, 1996). Luân trùng có kích thước từ 100 –
340 µm (Dhert, 1996), có dạng hình trứng dài, hơi hẹp theo hướng lưng bụng, bờ bụng
trước có 4 gai dạng u lồi giữa có khe hình chữ V. Luân trùng thường phân bố ở ao ñầm
nước lợ và vùng cửa sông (Đặng Ngọc Thanh, 1980).


Hình 2.1: Hình thái bên ngoài của Luân trùng Brachionus angularis
Cơ thể luân trùng gồm 3 phần: ñầu, thân và chân.
- Phần ñầu: có vòng tiêm mao như bánh xe giúp di chuyển và ñưa thức ăn vào cơ thể,
chứa cơ quan quay, hoặc vành, rất dễ ñược nhận biết bởi các lông tơ hình vành khăn.
Vành có chức năng vận ñộng và chuyển ñộng xoáy của nước làm cho chúng dễ dàng hấp
thu ñược thức ăn. Miệng nằm ở phần trước và giữa vòng tiêm mao, gần cuối hay mặt
bụng (Dương Trí Dũng, 2000).
- Phần thân: bên ngoài bao phủ một lớp chitin dưới biểu bì là lớp mỏng nhưng chỉ ở phần
ñầu thì dày hơn có dạng như cái ñệm nhưng có thùy hướng vào trong. Ở một vài loài lớp
chitin rất mỏng và mềm dẻo nhưng vài loài khác thì dày hơn và cứng gọi là vỏ.
- Phần thân chứa ống tiêu hóa, hệ thống bài tiết và các cơ quan sinh dục.
Hệ tiêu hóa: luân trùng thu thức ăn nhờ vòng tiêm mao sau ñó vào miệng và ñến hàm
nghiền. Hàm nghiền này sẽ nghiền các hạt thức ăn bằng nhiều con ñường khác nhau (cắt,
nghiền…) rồi ñi vào thức quản, dạ dày, ruột và hậu môn (Nogrady, 1993). Ống tiêu hóa
có lát mô bì có lông giúp chuyển thức ăn của luân trùng là tảo, ñộng vật nổi nhỏ bé và
cặn vẫn có kích thước thích hợp. Con ñực không có hệ tiêu hóa hoạt ñộng (trừ
seisonidae), chúng chỉ sống vài giờ và chết sau khi giao phối (Thái Trần Bái, 2001).
Hệ bài tiết: luân trùng bài tiết chủ yếu là chất thải có nguồn gốc ñạm (phần lớn là
ammonia). Sự chuyển ñộng của tiêm mao ở các tế bào ngọn lửa (Hame cells) tạo nên
dòng chảy nhỏ có chất lỏng bài tiết vào trong các túi và chảy vào bàng quang sau ñó ñược
bài tiết ra ngoài thường xuyên và ñều ñặn (Nogrady, 1993).


Màu thân của cơ thể là màu hơi xám, hơi vàng ñôi khi tím hay hơi xanh nhưng thường thì

màu thể hiện là phần thức ăn trong ống tiêu hóa và chất thải trong bộ phận chứa chất bài
tiết (Dương Chí Dũng, 2000).
- Chân là một cấu trúc có thể co rút ñược, kiểu vòng, không phân ñốt ở cuối có 1 hoặc 4
ngón (Dhert, 1996). Sự chuyển tiếp giữa chân và thân là hậu môn, ñây là ñiểm nằm ngoài
vị trí bên ngoài mặt lưng là nơi thải ra của ruột, bàng quang và vòi trứng. Cơ thể có
khoảng 1000 tế bào. Cơ thể lớn lên không phải do sự phân chia của tế bào mà do nguyên
sinh chất tăng lên.
Con ñực có kích thước nhỏ hơn con cái, không có cơ quan tiêu hóa và không có bong
bóng hơi (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2000).
2.1.4

Kích thước luân trùng

Theo Huang (1996), thì kích thước của luân trùng Brachionus angularis có chiều dài là
80 – 110 µm và chiều rộng là từ 62 - 83µm.
Luân trùng B. angularis có kích thước khác nhau tùy theo dòng. Luân trùng B. angularis
có kích thước 88-120 µm (Nguyễn Văn Hải, 2008). Theo báo cáo của Kaya and
Altingdag (2007) luân trùng B. angularis có kích thước nhỏ 174 x 140 µm. Báo cáo của
Yin and Niu (2007) kích cở trung bình của B. angularis 130 ± 7 x 115 ± 7 µm. Kết quả
nghiên cứu về các dòng B.angularis ở Nhật Bản Minoru (1997) B.angularis pyriformis
80-110 x 62-83 µm, B.angularis donghuensis 98-102 x 80-82 µm.
2.1.5

Đặc ñiểm sinh sản và vòng ñời

Theo Dhert (1996) tuổi thọ của luân trùng ngắn, trung bình 3,4 - 4,4 ngày ở ñiều kiện
nhiệt ñộ 25oC. Chúng có thể ñạt trưởng thành chỉ trong 0,5-1,5 ngày sau khi nở hay ñẻ.
Sau ñó con cái có thể ñẻ liên tục, mổi lần cách nhau khoảng 4 giờ. Suốt ñời sống con cái
có thể tham gia ñẻ 10 lứa. Tuy nhiên khả năng sinh sản của chúng phụ thuộc rất nhiều
vào ñiều kiện môi trường, ñặc biệt là nhiệt ñộ.

Theo Hoff và Snell (1989, trích Nguyễn Tuấn Khương, 2008), thì vòng ñời luân trùng
gồm 4 giai ñoạn:
Giai ñoạn phôi: từ khi trứng ñược tạo thành ñến khi nở
Giai ñoạn trước sinh sản: từ khi trứng nở ñến khi sinh sản lần ñầu tiên
Giai ñoạn sinh sản: từ khi ñẻ trứng lần ñầu tiên ñến khi trứng cuối cùng ñược ñẻ ra
Giai ñoạn sau sinh sản: từ khi ngừng ñẻ ñến chết
Thời gian trải qua mỗi giai ñoạn phụ thuộc vào ñiều kiện môi trường và tùy loài.


Hình 2.2: Vòng ñời của Luân trùng Brachionus plicatilis
Luân trùng có hai hình thức sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Sinh sản vô tính: trong ñiều kiên môi trường thuận lợi con cái vô tính sẽ sinh sản ra
trứng lưỡng bội (2n) và phát triển thành con cái ñơn tính. Con cái này sinh sản với tốc ñộ
nhanh, cứ khoảng 4 giờ con cái ñẻ trứng một lần, mỗi lần cho 1 – 2 trứng 2n có kích cỡ
(80 – 100) x (100 – 130) µm. Tốc ñộ sinh sản phụ thuộc vào ñiều kiện nuôi và tuổi thọ
luân trùng. Đây là hình thức sinh sản nhanh nhất ñể gia tăng quần thể luân trùng và là
hình thức nuôi quan trọng trong hệ thống nuôi luân trùng.
- Sinh sản hữu tính: trong vòng ñời của luân trùng khi có sự biến ñổi ñột ngột của ñiều
kiện môi trường (chẳng hạn như nhiệt ñộ, nồng ñộ muối, số lượng và chất lượng thức ăn
thay ñổi, cạnh tranh…), chúng bắt ñầu hình thức sinh sản hữu tính. Trong quá trình này
xuất hiện cả con cái ñơn tính và con cái hữu tính, chúng ñều có hình thái giống nhau khó
phân biệt, tuy nhiên con cái hữu tính sẽ sinh ra trứng ñơn bội (1n)
Trứng ñơn bội không thụ tinh sẽ phát triển thành con ñực. con ñực có kích thước bằng
1/3 kích thước con cái. Chúng không có ống tiêu hóa và bàng quang nhưng có tinh hoàn
ñơn và nhiều tinh trùng thành thục. Luân trùng ñực bơi lội nhanh nhưng không tiêu thụ
thức ăn và có vòng ñời ngắn hơn so với con cái thông thường chỉ bằng ½ con cái


Con cái (2n) sẽ ñẻ ra 1 – 6 trứng 1n, có kích cỡ (50 – 70) x (80 – 100) µm, trứng này sẻ
nở thành con ñực 1n có kích cỡ rất nhỏ. Con ñực có chứa ñầy tinh dịch (1n). Con ñực 1n

sẻ bắt cặp và giao phối với con cái có trứng 1n ñể thụ tinh thành trứng 2n.
Trứng nghỉ (Cyst): là trứng ñơn bội ñược thụ tinh. Trứng thụ tinh 2n có vỏ dày và tương
ñối lớn giúp nó chịu ñựng qua ñiều kiện khắc nghiệt (nhiệt ñộ, nồng ñộ muối, thức ăn
thiếu, khô hạn…) và trứng tồn tại rất lâu, khi môi trường thuận lợi (có sự kích thích và sự
biến ñổi của nhiệt ñộ, áp suất thẩm thấu, hóa học môi trường nước và cả phần thoáng khí)
chúng sẽ nở thành con cái 2n và lại sinh sản ñơn tính tiếp tục (Dương Trí Dũng, 2000).
2.1.6 Phát triển và tuổi thọ
Luân trùng không có hiện tượng lột xác, con trưởng thành thường lớn gấp 3 – 10 lần so
với cá thể mới nở. Tuy vậy nhưng số tế bào trong từng cá thể trưởng thành tương tự nhau
trong cùng loài (Dương trí Dũng, 2000).
Tuổi thọ thường biến ñộng theo loài: 6 ngày (Brachionus plicatilis), 8 ngày (Epiphanes
senta), 7.4 ngày (Lecan inermis). Con ñực sống ñược 2 – 3 ngày (Dương Trí Dũng,
2000).
2.1.7

Quá trình phát triển phôi của trứng luân trùng

Theo kết quả nghiên cứu của Paez et al., (1988) về quá trình phát triển phôi trứng
amictic của B.plicatilis, quá trình phát triển phôi của trứng amictic gồm có 19 giai ñoạn,
mỗi giai ñoạn có ñặc ñiểm cơ bản khác nhau. Tác giả miêu tả: bắt ñầu phân chia tế bào
khoảng 30-40 phút sau khi ñẻ, giai ñoạn 4 tế bào khoảng 45-55 phút sau khi ñẻ, rãnh chân
bắt ñầu xuất hiện (8,5 -10,5 giờ sau khi ñẻ), xuất hiện ñầu ngón chân (11 -11,5 giờ sau
khi ñẻ), vành tiêm mao bắt ñầu chuyển ñộng (13,5 - 15,5 giờ), xuất hiện ñiểm mắt (15,516,5 giờ), quan sát thấy các tiêm mao trên vành (17-17,5 giờ), thời gian ngắn sau ñó ñiểm
mắt rõ ràng hơn và hàm nghiền xuất hiện. Khoảng 30 -60 phút trước khi nở trứng có hình
dạng gần như hình tam giác, phôi mở rộng và trứng nở.
Thời gian phát triển phôi khác nhau tùy theo loài, dòng luân trùng (Kurokura,
1991). Thời gian phát triển phôi chịu ảnh hưởng bởi nhiệt ñộ, yếu tố di truyền và khẩu
phần ăn (Yufera,1987 trích dẫn bởi Paez et al.,, 1988), Xi and Huang, 2000, Walz,1987,
Lonsdale and Levinton, 1985). Nhiệt ñộ càng cao thì thời gian phát triển phôi diễn ra
càng nhanh (Xi ang Huang, 2000, Huang, 1989, Walz, 1987). Mặt khác, theo Sipaúbatavares and Bachion (2001) thời gian phát triển phôi của các loài ñộng vật nổi còn bị ảnh

hưởng bởi thức ăn.
2.2 Đặc ñiểm dinh dưỡng
Luân trùng là loài ăn lọc không chọn lọc,thức ăn có kích cỡ từ 20 – 25µm mang
ñến miệng nhờ sự chuyển ñộng của vòng tiêm mao (Dhert, 1996), thông qua hoạt ñộng
bơi lội. Trong tự nhiên thức ăn chủ yếu của luân trùng là loài tảo phiêu sinh như:
Chlorella, Nanochoropsis (Hoff and Snell, 2004), Scenedesmus costato-granulatus,
Kirchrenielle contorta, Phacus pyrum, Ankistrodesmus convoluus (Schuluter, 1908) trong
ñó Chlorella ñược sử dụng nhiếu nhất trong các hệ thống nuôi luân trùng nhờ tốc ñộ sinh


trưởng nhanh của chúng (Hagiwara và ctv, 2001). Một trong những thuận lợi trong việc
sử dụng Chlorella làm thức ăn cho luân trùng là do tảo này phân cắt nhanh (chỉ sinh sản
vô tính). Chlorella chứa hàm lượng protein 50%, lipid 20%, carbohydrate 20%, vitamin
B1, B12 , chất khoáng… Hơn nửa Chlorella còn sản sinh ra chất kháng sinh chlorelin
kháng lại một số vi khuẩn do ñó hạn chế ñược một số mầm bệnh (Sharma, 1998). Mức ñộ
tảo cho ăn trong nuôi luân trùng phụ thuộc vào phương pháp nuôi, giống loài tảo, ñiều
kiện môi trường ( Nagata, 1989). Fulk (1991) ñề nghị ñối với Brachionus plicatilis quần
thể luân trùng phát triển nhanh khi cho ăn tảo N.oculata 100.000-150.000 tb/luân
trùng/ngày; Dunaliella 1 triệu tb/ml và tảo Chlorella 100.000 tb/ml (Trần Sương Ngọc,
2003). Thành phần dinh dưỡng cũng như chất lượng tảo ảnh hưởng trực tiếp ñến sự sinh
sản, ảnh hưởng gián tiếp ñến tốc ñộ ăn của luân trùng (Jensen and Verschoor, 2004). Tảo
Chlorella, Nanochoropsis có chứa nhiều HUFA là thức ăn quan trọng ñể nuôi luân trùng
(Takeuchi, 2008) và có tác dụng tốt ñối với tôm cá nuôi. Có thể dùng tảo thuần hoặc hổn
hợp ñể cho ăn
Tảo thường ñược sử dụng dưới dạng tảo sống (tươi), khô hoặc ñông lạnh. Trong
ñó, thức ăn tốt nhất cho luân trùng là tảo tươi (Hirayama and Nakamura, 1976 trích dẫn
bởi Mostary et al., 2007) ngoài vai trò làm thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn
cải thiện chất lượng nước bằng cách giảm bớt những sản phẩm từ sự chuyển hóa của luân
trùng (Orhun, 1991 trích dẫn bởi Trần Sương Ngọc, 2003). Pavon (2001) khi nghiên cứu
về ảnh hưởn của mật ñộ tảo Chlorella sống và chết ñến sự phát triển của quần thể luân

trùng B. calyciflorus và B. patulus cho thấy luân trùng ở mật ñộ cấy ban ñầu 5 cá thể/ml
khi cho ăn bẳng tảo tươi ở mật ñộ 4,5×106 tb/ml sẽ cho kết quả cao nhtất (1227±83 ct/ml)
trong khi cho ăn bằng tảo Chlorella chết do ñộng lạnh hoặc làm chết bằng nhiệt ñộ cao ,
mật ñộ luân trùng ñạt 6±1 ñến 26±6 ct/ml. Ảnh hưởng của mật ñộ cho ăn ñến sự phát
triển của quần thể, kích thước trứng và kích thước của luân trùng B. angularis ñược Hu et
al (2002) nghiên cứu. Mật ñộ tảo cho ăn 8,2×106 tb/ml thì tốc ñộ tăng trưởng của quần
thể luân trùng là cao nhất 0,6/ngày. Chiều rộng của luân trùng có khuynh hướng tăng
theo mật ñộ thức ăn và trong giới hạn mật ñộ cho ăn từ 6-9×106 tb/ml thì thể tích trứng
lớn hơn so với cho ăn ở các mật ñộ tảo khác nhau.
Tuy nhiên sử dụng tảo tươi làm thức ăn cho luân trùng sẽ rất ñắt tiền nên người ta
tìm cách hạ giá thành bằng cách sử dụng tảo sấy khô hay tảo ñông lạnh. Snell và Rosen
(1990) cho rằng tảo khô cho sản lượng luân trùng chỉ cao bằng 70% so với nuôi bằng tảo
sống nhưng có thể thay thế từ 80-90% tảo sống bằng tảo khô mà sức sản xuất của luân
trùng không giảm. Theo Nagata (1992) khi nghiên cứu về ảnh của men và các loài tảo
khác nhau ñến sự phát triển của luân trùng thì ông thấy tốc ñộ tăng trưởng và sức sinh sản
trung bình của luân trùng cao nhất khi cho ăn Chlorella kế ñó là tảo Isochrysis,
Tetraselmis, Suecica, men bánh mì (Saccharomices cereviciae) và cuối cùng là
Thalassiosira pseudonana
Sự phát triển về mật ñộ quần thể luân trùng bị ảnh hưởng bởi mật ñộ thức ăn.
Lucía-Pavón et al., (2001) nhận thấy mật ñộ quần thể B.calyciflorus ở mật ñộ thức ăn
Chlorella 4,5x106 (tế bào/ml) cao hơn so với mật ñộ Chlorella 0,5 x 106 (tế bào/ml) và
1,5x106 (tế bào/ml). Báo cáo của Jensen and Verschoor (2004) cho thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa về tuổi lần ñầu tiên sinh sản, sức sinh sản của B.calyciflorus khi sử dụng tảo
Scenedesmus obliquus có chất lượng khác nhau. Nếu B.calyciflorus ñược cung cấp thức
ăn có ñầy ñủ thành phần dinh dưỡng sẽ sinh sản nhiều và giai ñoạn sinh sản dài hơn.


2.3 Tốc ñộ lọc và tốc ñộ ăn của luân trùng
Tốc ñộ lọc và tốc ñộ ăn của luân trùng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiệt ñộ,
thức ăn,…Khả năng lọc của luân trùng thường trong khoảng từ 1-10 µl/con/giờ

(Norgady, 1993). Nhận ñịnh này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác về tốc ñộ
lọc của luân trùng. Theo Bogdan and Gilbert (1982) tốc ñộ lọc của Keratella, Polyarthra
trong khoảng 1- 9 (µl/con/giờ). Sử dụng Chlorella làm thức ăn cho B.ruben Pilarska
(1977, trích dẫn bởi Ferrando, 1993) nhận thấy tốc ñộ lọc của B.ruben là 11,3
(µl/con/giờ). Theo Ferrando et al., (1993) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các ñộc tố lên
tốc ñộ lọc của B.calyciflorus cho thấy tốc ñộ lọc và tốc ñộ ăn trung bình tương ứng 5,6 ±
0,7 (µl/con/giờ) và 1602 ± 142 (tế bào/con/giờ) thức ăn là tảo Nannochloris mật ñộ 5 x
105 (tế bào/ml).
Tốc ñộ ăn của luân trùng tăng khi nhiệt ñộ tăng (Stelzer, 2006). Báo cáo của
Bogdan and Gilbert (1982) tốc ñộ ăn của B.calyciflorus ở 20 oC tăng gấp 6,2 lần so với ở
8 oC với mật ñộ thức ăn Cryptomonas erosa 1500 tế bào/ml. Kết quả tương tự ñối với
Keratella cochlearis và Polyarthra (Bogdan and Gilbert 1980), Brachionus plicatilis
(Nagata, 1985). Tốc ñộ lọc của Keratella cochlearis ở 20 oC và 25 oC lần lượt là 6,05 ±
0,49 và 8,13 ± 0,33 (µl/con/giờ) thức ăn là tảo Chlamydomonas (Bogdan and Gilbert
1980), của Polyarthra dolichoptera ở 20 oC và 25 oC là 1,58 ± 0,19 và 2,36 (µl/con/giờ)
thức ăn là tảo Chlamydomonas (Bogdan and Gilbert 1980), của Brachionus plicatilis ở 10
o
C và 20 oC là 2,21 ± 0,52 và 4,71 ± 2,01(µl/con/giờ) thức ăn tảo Chlorella saccharophila
(Nagata, 1985) .
Theo Ferrando (1993) tốc ñộ lọc và tốc ñộ ăn của luân trùng không bị ảnh hưởng
bởi mật ñộ luân trùng. Mặt khác, theo Chotiyaputta and Hirayama (1978) kích cỡ thức ăn
ảnh hưởng ñến tốc ñộ lọc của luân trùng, Chlamydomonas sp có kích cở tế bào nhỏ hơn
Olisthodiscus sp do ñó B.plicatilis ở thức ăn Chlamydomonas sp tốc ñộ lọc cao hơn
(1,4x10-4 (ml/con/phút)) thức ăn Olisthodiscus sp ( 0,34 x 10-4 (ml/con/phút)). Tốc ñộ ăn
cao nhất của B.plicatilis (23,55 tế bào/con/giờ) ở thức ăn Chlamydomonas sp mật ñộ 15 x
104 tế bào/ml ( Chotiyaputta and Hirayama, 1978). Tương tự, ñối với B. calyciflorus và
B.ruben cũng có tốc ñộ lọc và tốc ñộ ăn cao nhất ñối với thức ăn có kích cở nhỏ
(Rothhaupt 1990). Theo báo cáo Starkweather and Gilbert (1977, trích dẫn bởi Ferrando,
1993) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của mật ñộ men Rhodotorula glutinis khác nhau cho
thấy tốc ñộ lọc của B.calyciflorus trong khoảng 0,5 - 50 (µl/con/giờ) và tốc ñộ ăn 100 5000 tế bào/con/giờ.

Ngoài ra, khả năng lọc của luân trùng còn khác nhau theo loài và kích thước loài.
Keratella cochlearis kích thước 80 µm tốc ñộ lọc 2,5 (µl/con/giờ), Keratella cochlearis
kích thước 120 µm 7,4 (µl/con/giờ), Kellicottia bostoniensis 120 µm 0,85 (µl/con/giờ),
Polyarthra dolichoptera (130 µm) lọc thức ăn Chlamydomonas nhanh hơn 6-7 lần so với
P. euryptera (220 µm) (Bogdan et al., 1980).
2.4 Các ñiều kiện môi trường
2.4.1

Nhiệt ñộ

Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv., (2000) luân trùng là loài khá rộng nhiệt khoảng
nhiệt ñộ 15-35oC thích hợp cho sự phát triển của luân trùng. Nhiệt ñộ thấp dưới 10oC
luân trùng sẽ hình thành trứng nghĩ và quần thể tàn lụi. Nhiệt ñộ tốt nhất cho sự sinh sản


của chúng từ 30-34oC. Trần Bình Nguyên (2008) nhiệt ñộ thích hợp cho sự phát triển của
B. angularis là 30-31 oC. Nhiệt ñộ ñược khuyến cáo cho nuôi luân trùng thích hợp từ 2030oC (Dhert, 1996).
Theo Dhert (1996), thì nhiệt ñộ thích hợp ñể nuôi luân trùng dòng nhỏ là 28.35oC và
nhiệt ñộ thích hợp ñể nuôi luân trùng dòng lớn là 18.25oC.
Theo Ludwig (1993. trích Arimoro. F. O., 2006), thì nhiệt ñộ thích hợp cho nuôi luân
trùng là từ 15 – 31oC.
Theo Vey và Moore (1983. trích Mostary et al, 2007), thì nhiệt ñộ tối ưu ñể nuôi luân
trùng có giá trị trung bình từ 22 – 30oC.
Theo Hirayama và Kusano (1972. trích Mostary et al, 2007), thì nhiệt ñộ trong hệ thống
nuôi luân trùng là ở 25oC.
Khả năng chịu ñựng nhiệt ñộ khác nhau tùy loài và dòng luân trùng. B. calyciflorus
và B. rubens có thể chịu ñựng ñược khoảng nhiệt ñộ từ 15-31oC (Hu et al., 2004). Luân
trùng dòng S thường phát triển tốt ở nhiệt ñộ thấp hơn dòng L (Dhert, 1996). Luân trùng
dòng S sinh trưởng tối ưu ở 28 - 35 oC, dòng L sinh trưởng tối ưu ở 18-25 oC
(Dhert,1996). Con cái amictic và mictic cũng khác nhau về khả năng chịu ñựng nhiệt ñộ.

Con cái amictic có khoảng nhiệt ñộ sinh sản rộng hơn con cái mictic (Snell and Boyer,
1988, trích dẫn bởi Norgady, 1993).
Nghiên cứu của Hu et al., (2004), Xi and Huang (2004), Dong et al., (2004) trên B.
angularis và B. calyciflorus cho thấy nhiệt ñộ ảnh hưởng ñến tốc ñộ tăng trưởng, sức
sống, kích cở cơ thể, kích cở trứng, khả năng sinh sản,….của quần thể Luân trùng . Nhiệt
ñộ càng cao thời gian lần ñầu tiên thành thục, nhịp sinh sản, thời gian phát triển phôi càng
nhanh.
ở 25 oC cho tỷ lệ thấp hơn ở 30oC (Xi et al., 2004).
2.4.2

Ánh sáng

Cường ñộ chiếu sáng và chu kỳ chiếu sáng tốt nhất cho luân trùng là 2000 lux và
18 giờ sáng: 6 giờ tối mổi ngày. Khi so sánh hệ thống nuôi ngoài trời với ánh sáng mặt
trời ñầy ñủ và nuôi trong ñiều kiện tối, Fukusho (1989 trích Trần Công Bình 2005) nhận
thấy rằng luân trùng Brachionus plicatilis phát tri6n3 tốt trong ñiều kiện ánh sáng ñầy ñủ.
Theo Fulks (1991, trích Trần Sương Ngọc, 2003) ánh sáng kích thích sự phát triển của
luân trùng nhờ vào sự gia tăng phát triển của vi khuẩn quang hợp và tảo trong bể nuôi
2.4.3

pH

Luân trùng là một thành phần quan trọng của zooplankton. Nhiều loài luân trùng có
thể xuất hiện ở những ñiểm pH khác nhau từ 4.5 – 8.5 (Be-rzin,S & Pejler, 1987).
Trong tự nhiên luân trùng có thể sống ở pH từ 5 – 10, thích hợp từ 7.5 – 8.5 (Hoff &
Snell, 2004). Khoảng pH thích hợp có thể phụ thuộc vào thức ăn (Furukawa và Hidaka.
trích Trần Sương Ngọc, 2003).


Tùy theo dòng luân trùng mà có phạm vi pH tối ña khác nhau (Trần Thị Thanh

Hiền và ctv., 2000). Theo Dhert (1996) pH tối ưu cho sự phát triển của B.calyciflorus và
B. rubens là pH 6-8 ở 25 oC.
pH thích hợp cho nuôi luân trùng nước ngọt từ 6-8 tại nhiệt ñộ 25 oC với ngưỡng
chịu ñựng 3,5-10,5 (Mitchell, 1992).
Giá trị trung bình của pH ñược ñiều chỉnh dưới sự miêu tả của Mitchell & Joubert (1986),
bằng cách dùng NaOH ñể làm tăng giá trị của pH hoặc dung dịch HCl ñể làm giảm giá trị
của pH.
2.4.4

Oxy hòa tan

Nhu cầu về hàm lương oxy hòa tan ở các giống loài luân trùng thường cao hơn 1
mg/l, một vài loài có thể chịu ñựng ñiều kiện thiếu oxy trong một thời gian ngắn
(Nogrady,1993).
Theo Dhert (1996) luân trùng có khả năng chịu ñựng Oxy dưới 2 ppm, hàm lượng
oxy tối thiểu cho luân trùng B.calyciflorus và B.rubens là 1, 2 ppm. Nồng ñộ Oxy trong
bể nuôi sẽ thay ñổi rất lớn tùy thuộc vào nhiệt ñộ, ñộ mặn, mật ñộ luân trùng, loại thức ăn
và mật ñộ thức ăn. Nhiệt ñộ càng cao khả năng tiêu thụ oxy càng cao (Trần Thị Thanh
Hiền và ctv., 2000).
Hàm lượng oxy hòa tan 1,15 mg/l không ảnh hưởng ñến sự phát triển của quần thể luân
trùng B.rubens (Schluter, 1981) tuy nhiên khi nuôi sinh khối luân trùng với mật ñộ cao
thì hàm lượng oxy hòa tan trong nước là một trong những yếu tố aung trọng ức chế khả
năng sinh sản của luân trùng (Yoshimura, 1995)
Hàm lượng COD tối ưu cho luân trùng trong khoảng 20-100 ppm (Maeda and Hino,
1991).
2.4.5 NH3
Theo Dhert (1996) hàm lượng Amonia cao sẽ gây ñộc cho luân trùng. Điều kiện nuôi có
nồng ñộ NH3 thấp hơn 1 ppm ñược xem là an toàn cho luân trùng. Tỷ lệ NH3/NH4+ bị ảnh
hưởng bởi nhiệt ñộ và pH trong môi trường nước. Hàm lượng NH3 trên 2 ppm ảnh hưởng
ñến trạng thái sinh lý, sinh sản của luân trùng (Maeda and Hino, 1991).

2.4.6

Nồng ñộ muối

Luân trùng có giới hạn muối rất rộng, từ 1 - 9‰ nhưng thích hợp là từ 10 - 35‰ (Trần
Ngọc Hải và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). Ở ñiều kiện ñộ mặn 25‰ thích hợp cho dòng
nhỏ (S) và ở ñiều kiện 30‰ thích hợp cho dòng lớn (L) (Fulks và Main, 1991).
Theo Hirayama và Ugawa (1972) thì tốc ñộ lọc của luân trùng giảm khi nồng ñộ muối
tăng cao hơn ngưỡng thích hợp.
Luân trùng Brachionus angularis và luân trùng Brachionus quadidentatus chúng có khả
năng sống ở nồng ñộ dưới 5 - 10‰, nên có nhiều ý kiến cho rằng chúng rất có tiềm năng
ñược nuôi ñể làm thức ăn cho ấu trùng cá sống ở vùng nước mặn vừa hay cho loài cá biển
(Indy, 2008).


Sarma and Nandini (2006) ñã nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng ñộ muối từ 0 ñến
4,5ppt lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt cho thấy quần thể luân trùng
B.patulus và B.rubens ñạt mật ñộ cao trong vòng một ñến hai tuần sau khi cấy.
Trong nuôi luân trùng, việc cung cấp thức ăn nên cò ñộ mặn tương ñương với ñộ mặn khi
nuôi. Ta có thể nuôi ở ñộ mặn cao hoặc thấp hơn ngưỡng thích hợp của luân trùng một
vài phần ngàn nếu như luân trùng giống ñược thuần hóa ñộ mặn. Khi ñộ mặn dao ñộng
trong khoảng ± 5‰ thì gây sốc và có thể gây chết luân trùng (Dhert, 1996).
2.5 Các yếu tố hữu sinh ảnh hưởng ñến sự phát triển của luân trùng
Vi khuẩn: Pseudomonas và Acinetobacter là loài phổ biến có vai trò quan trọng
làm thức ăn bổ sung cho luân trùng. Mặt dù hầu hết các loài vi khuẩn không gây bệnh
cho luân trùng nhưng cần hạn chế sự phát triển của chúng vì có thể là nguyên nhân gây
bệnh cho tôm cá nuôi (Dhert, 1996).
Một số loại vi khuẩn như Flavobacterium và Alcaligenes khi phát triển nhanh có khả
năng kiềm hãm sự phát triển của luân trùng (Dhert, 1996). Một số loài Pseudomonas như
Synthesize vitamin B12 có thể là yếu tố giới hạn ñiều kiện sống của luân trùng (Yu et al.,

1988)
Ciliates Trùng lông tơ Hypotricha như Uronema sp và Euplotes sp khi phát triển chúng
cạnh tranh về thức ăn ñối với luân trùng, làm cho các luân trùng hoạt ñộng kém trong
nuôi thâm canh luân trùng (Dhert, 1996). Chúng làm tăng lượng NO2- trong nước làm cho
pH giảm trong quá trình trao ñổi chất (Dhert, 1996).
2.6 Ứng dụng
Việc sử dụng luân trùng nước ngọt làm thức ăn cho các giai ñoạn ấu trùng của cá con có
kích thước miệng nhỏ có thể góp phần tăng hiệu quả sản xuất giống. theo Lim (2003)
việc sử dụng luân trùng nước ngọt có vai trò quan trọng trong công nghệ ương nuôi cá
cảnh. Fernando và Phang (1994) ương cá bột cá sặc gấm (Colisa lalia) trong bể 10 và
200L, tỉ lệ sống vả tốc ñộ tăng trưởng của cá bột khi cho ăn luân trùng nước ngọt từ ngày
thứ 2 ñến ngày thứ 12 cao hơn so với cá bột cho ăn bằng long ñỏ trứng gà. Việc ương
nuôi cá cảnh nước ngọt bằng cách sử dụng luân trùng có tác dụng làm tăng năng suất
ương lên rất nhiều thể hiện ở nhiều loài cá cảnh như cá Ông Tiên, cá Dĩa. Phạm Thanh
Liêm (2001) khi nghiên cứu về sự phát triển và phương pháp ương nuôi cá bống tượng
Oxyeleotris marmoratus cho thấy giai ñoạn ñầu của quá trình phát triển cá bống tượng có
kích thước rất nhỏ, có chiều cao miệng 298µm (ngày thứ 3) và bắt ñầu cho ăn nauplli của
copepod và luân trùng nhỏ.


PHẦN 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu

Đề tài ñược thực hiện trong thời gian từ 01/2011 ñến tháng 06/2011 trong phòng
thí nghiệm luân trùng , Khoa Thủy Sản- Trường Đại học Cần Thơ.
3.2.


Đối tượng nghiên cứu

Luân trùng nước ngọt Brachionus angularis
3.3.







Vật liệu nghiên cứu

Một số hóa chất: dung dịch Lugol, Javel, Na2S2O3, HCl (1.4N), NaOH (10N).
Dụng cụ lưu giữ giống luân trùng (ống Falcon)
Kính nhìn nổi, kính hiển vi.
Cốc thủy tinh, lưới lọc (thu) luân trùng, pipette, …
Dụng cụ tăng nhiệt, máy ño pH, nhiệt kế, nước ót…
Thức ăn cho Luân trùng: tảo Chlorella cô ñặc

3.4.

Phương pháp nghiên cứu

Luân trùng B. angularis có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm thức ăn tự nhiên khoa
Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ ñược cho ăn bằng tảo Chlorella cô ñặc với liều lượng
60.000 tb/con luân trùng/ngày. Sau khi luân trùng ñạt giai ñoạn tăng trưởng nhanh, sẽ
tiến hành thuần hóa trong thời gian 20h, trong 20h có thể chia ra làm 5 lần thuần hóa mỗi
lần cách nhau 5 giờ ñể tránh cho luân trùng bị sốc và chết do sự biến ñổi ñột ngột của môi
trường.

Tảo Chlorella ñược nuôi cấy trong phòng thí nghiệm bằng dung dịch Walne
(Coutteau, 1996) ñược cô ñặc bằng máy ly tâm với vận tốc 3000 vòng/phút và trữ trong
tủ lạnh ở 4oC cho ăn trong tuần.
Mật ñộ tảo ñược ñếm bằng buồng ñếm Burker và ñược xác ñịnh theo công thức
(Coutteau, 1996).
Số tế bào/ml =

n1 + n2

x 106 x d

160
Trong ñó:
n1 là số tế bào tảo ở buồng ñếm thứ nhất
n2 là số tế bào tảo ở buồng ñếm thứ hai
d là hệ số pha loãng
3.5 . Phương pháp bố trí thí nghiệm
* Ảnh hưởng nồng ñộ muối ñến các chỉ tiêu sinh sản, sinh trưởng của luân trùng


Thí nghiệm ñược bố trí 4 nghiệm thức với 10 lần lặp lại.
Nghiệm thức 1 (NT 0 ppt): nuôi luân trùng ở nồng ñộ muối 0 ppt.
Nghiệm thức 2 (NT 1 ppt): nuôi luân trùng ở nồng ñộ muối 1 ppt.
Nghiệm thức 3 (NT 3 ppt): nuôi luân trùng ở nồng ñộ muối 3 ppt.
Nghiệm thức 4 (NT 5 ppt): nuôi luân trùng ở nồng ñộ muối 5 ppt .
Thí nghiệm ñược tiến hành trong phòng thí nghiệm có máy ñiều hòa ổn ñịnh nhiệt ñộ.
Nước thí nghiệm ñược pha từ nước 25‰. Mỗi con luân trùng sau khi nở từ 0 – 2 giờ sẽ
ñược bố trí riêng vào cốc thủy tinh có chứa 1ml nước ở các ñộ mặn của mỗi nghiệm thức.
Các cốc thủy tinh của cùng một nghiệm thức ñược ñặt trong khai và sử dụng heater ñể ổn
ñịnh nhiệt ñộ ở 280C. Luân trùng ñược quan sát sau mỗi 30 phút dưới kính lúp (ñộ phóng

ñại ñược ñiều chỉnh trong lúc quan sát). Thức ăn là tảo Chlorella cô ñặc với liều lượng
cho ăn 2 x 106 tb/ml. Con cái sau khi sinh sản ñược chuyển ñến cốc thủy tinh mới có ñiều
kiện nuôi tương tự và ñếm số lượng con non sinh ra.
Các thông số theo dõi:
-

Thời gian phát triển phôi – De (giờ): ñược tính từ lúc trứng mới ñẻ ra cho ñến khi
nở
Thời gian thành thục – Dp (giờ): thời gian từ lúc nở cho ñến khi thành thục lần
ñầu.
Nhịp sinh sản: thời gian giữa 2 lần sinh sản.
Sức sinh sản – R0: Số lượng trứng sinh ra từ 1 con cái trong suốt vòng ñời.
Tuổi thọ trung bình: Thời gian sống trung bình của luân trùng (giờ)
Tốc ñộ lọc thức ăn – F (µl/con/giờ) và ñược tính theo công thức của Stelzer
(2006):
v(lnC0 - lnCt)
F=
nt
Trong ñó:
C0: Lượng thức ăn ban ñầu (tế bào/µl)
Ct: Lượng thức ăn tại thời ñiểm t (tế bào/µl)
t : thời gian nuôi (giờ)
n : số lượng luân trùng (con) trong thể tích v (tế bào/µl)

-

Tốc ñộ ăn – I ( tế bào/con/giờ): số tế bào tảo luân trùng sử dụng, xác ñịnh trong
một khoảng thời gian, và ñược tính theo công thức của (Ferrando et al., 1993):
I = F√C0. Ct
Trong ñó:

C0: Lượng thức ăn ban ñầu (tế bào/µl)
Ct: Lượng thức ăn tại thời ñiểm t (tế bào/µl)
F: tốc ñộ lọc (µl/con/giờ)
3.4.1.

Phương pháp xử lý số liệu


Số liệu ñược xử lý theo Statistica 7.0 one – way ANOVA, khác biệt có ý nghĩa ở
mức P < 0.05

PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ MUỐI LÊN VÒNG ĐỜI CỦA LUÂN TRÙNG
NƯỚC NGỌT Brachionus angularis
Kết quả thu ñược về thời gian thành thục, nhịp sinh sản, thời gian phát triển phôi, sức
sinh sản và tuổi thọ của Brachionus angularis ñược trình bày ở bảng sau:
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của ñộ mặn lên ñặc ñiểm sinh sản của B. angularis


Đặc ñiểm
Thời gian thành
thục – Dp (giờ)
Nhịp sinh sản
(giờ)
Thời gian phát
triển phôi – De
(giờ)
Sức sinh sản –
R0 (trứng)

Tuổi thọ (giờ)
Tốc ñộ lọc
(µl/con/giờ)
Tốc ñộ ăn
(tb/con/giờ)

NT 0 ppt
13,30 ± 1,19bc

NT 1 ppt
12,11 ± 1,20a

NT 3 ppt
14,40 ± 1,51c

NT 5 ppt
24,52 ± 0,61d

2,08 ± 0,21a

2,43 ± 0,23b

3,30 ± 0,40c

6,67 ± 0,29d

8,56 ± 0,18b

7,75 ± 0,34a


12,16 ± 0,87c

15,75 ± 0,25d

21,40 ± 1,07c

20,70 ± 1,16c

9,1 ± 0,99b

4,20 ± 0,79a

65,69 ± 2,47bc
7,5 ± 0,9b

67,76 ± 1,78c
10,2 ± 1,6c

62,36 ± 2,68b
6,9 ± 1,8b

45,60 ± 3,88a
3,3 ± 0,5a

15336 ± 2089b

20022 ± 3095c

13997 ± 3811b


6681 ± 922a

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0.05. Các trị số và các kí tự giống nhau ñể chỉ
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê P>0.05.

Hình 4.1: Luân trùng trong cốc 3 ml ñược ñiều hòa bằng dụng cụ tăng nhiệt.


Hình 4.2: Luân trùng mang trứng 2 trong quá trình thí nghiệm

4.1 Thời gian thành thục (Dp)
30.00

Thời gian thành thục (giờ)

25.00

20.00

15.00

10.00

5.00

0.00
0ppt

1ppt


3ppt

5ppt

NT

Hình 4.3 Thời gian thành thục của B. angularis


Kết quả cho thấy thời gian thành thục của B. angularis có xu hướng tăng dần khi tăng
nồng ñộ muối. Thời gian thành thục chậm nhất ở nghiệm thức 5ppt (24,52 ± 0,61 giờ) và
nhanh nhất ở nghiệm thức 1ppt (12,11 ± 1,20 giờ). Kết quả phân tích thống kê cho thấy
tuổi thành thục ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa (P<0.05) nhưng giữa hai nghiệm
thức 0ppt và 3ppt lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Ở ñộ mặn cao thời gian thành thục của B. angularis chậm hơn ở ñộ mặn thấp là do ñây là
loài sống trong môi trường nước ngọt, vì vậy khi ñiều kiện môi trường bất lợi (ñộ mặn
tăng) sẽ ảnh hưởng trực tiếp ñến quá trình phát triển của cơ thể, sinh tổng hợp các chất bị
chậm lại hoặc ngưng trệ, thời gian thành thục kéo dài và mức ñộ cao hơn là gây chết luân
trùng. Điều này phù hợp với nhận ñịnh của Epifanio và Garvine (2001) là chỉ ra ñược
những hạn chế của ñộ mặn làm ảnh hường ñến các giai ñoạn ấu trùng của ñộng vật phù
du nước ngọt.
Theo Xi and Huang (2004) khi nghiên cứu quá trình thành thục của luân trùng
Brachionus calyciforus thời gian thành thục của loài này phát triển nhanh nhất là (14,75 ±
2,53 giờ) so với loài này B. angularis có thời gian thành thục nhanh hơn (12,11 ± 1,20
giờ). Cũng ở loài Brachionus calyciforus khi nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng
thức ăn (Jensen và Verschoor, 2004) nhận thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa về thời
gian lần ñầu thành thục khi cho ăn tảo với thành phần dinh dưỡng khác nhau. Do ñó, chất
lượng thức ăn cũng là thành phần quan trọng ảnh hưởng ñến thời gian thành thục của
luân trùng.
4.2 Nhịp sinh sản:

7.00

Nhịp sinh sản (giờ)

6.00
5.00
4.00
3.00
2.00
1.00
0.00
0ppt

1ppt

3ppt

5ppt

NT

Hình 4.4 Nhịp sinh sản của B. angularis
Nhịp sinh sản của Brachionus angularis có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức
(P<0.05), có xu hướng chậm dần theo sự gia tăng nồng ñộ muối. Nhanh nhất ở nghiệm
thức 0ppt (2,08 ± 0,21 giờ )và chậm nhất ở nghiệm thức 5ppt (6,67 ± 0,29 giờ). Điều này
cũng phù hợp với nghiên cứu về ảnh hưởng của ñộ mặn, nhiệt ñộ và mật ñộ thức ăn trên


luân trùng Synchaeta littoralis Rousselet của T. Bosque, R. Herna 'ndez, R. Pe' Rez, R.
Todol 'i, R. Oltra (2000) là khi nồng ñộ muối càng tăng thì nhịp sinh sản của luân trùng

càng giảm.
Thí nghiệm về nhịp sinh sản của Brachionus plicatilis của Dhert (1996) thì nhịp sinh sản
trung bình là 4 giờ. Nhịp sinh sản của B. angularis của các nghiệm thức 0, 1 và 3 ppt là
2,08 ± 0,21; 2,43 ± 0,23; 3,30 ± 0,40 giờ tương ứng với các nghiệm thức (0, 1, 3 ppt)
thấp hơn so với B.plicatilis . Vì vậy giới hạn ñộ mặn này của B. angularis vẫn còn thích
hợp cho nhịp sinh sản.
Môi trường nước 0‰ là môi trường ñặc thù cho B. angularis. Ở nhiệt ñộ 280C và nguồn
thức ăn ñược ñảm bảo nên ñây là ñiều kiện ñể luân trùng có nhịp sinh sản tốt và nhanh
hơn các nghiệm thức còn lại (Tý Nị, 2010), nhịp sinh sản tỉ lệ nghịch với sự gia tăng của
nồng ñộ muối. Vì vậy thông số về ñộ mặn cũng là ñiều kiện bất lợi ñến luân trùng B.
angularis.

4.3 Thời gian phát triển phôi (De)
18.00

Thời gian phát triển phôi (giờ)

16.00
14.00
12.00
10.00
8.00
6.00
4.00
2.00
0.00
0ppt

1ppt


3ppt

5ppt

NT

Hình 4.5 Thời gian phát triển phôi của B. angularis
Kết quả cho thấy thời gian phát triển phôi của B. angularis có xu hướng tăng dần khi tăng
nồng ñộ muối. Thời gian De chậm nhất ở nghiệm thức 5ppt (15,75 ± 0,25 giờ) và nhanh
nhất ở nghiệm thức 1ppt (7,75 ± 0,34 giờ). Kết quả phân tích cho thấy tuổi thành thục ở
các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa (P <0.05) nhưng giữa hai nghiệm thức 0ppt và 3ppt
lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê.


Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của ñộ mặn lên quá trình phát triển
phôi của luân trùng. Theo thí nghiệm này thời gian phát triển phôi của luân trùng có xu
hướng tăng dần theo ñộ mặn. Kurokura (1991) cho rằng thời gian phát triển phôi của luân
trùng khác nhau tùy loài và dòng luân trùng.
So sánh kết quả thí nghiệm của Walz (1987) thời gian trứng nở của B. angularis là
(15,12 ± 0,48 giờ) thức ăn là tảo Stichococcus bacillaris mật ñộ 5µg/ml và Huang (1989)
là 14,88 giờ có thời gian phát triển phôi cao hơn so với kết quả trong thí nghiệm 0 ppt
(8,56 ± 0,18 giờ) thức ăn là tảo Chlorella mật ñộ 2 x 106 tb/ml, Nhân tố di truyền cũng là
một nhân tố quan trọng ảnh hưởng ñến quá trình phát triển của phôi ( Lonsdate và
Levinton, 1985), các dòng khác nhau thì sẽ có thời gian phát triển phôi khác nhau, hơn
nữa chất lượng thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng thấp cũng làm ảnh hưởng và làm chậm
quá trình tích lũy dinh dưỡng trong cơ thể, giá trị dinh dưỡng trong tảo và khẩu phần thức
ăn cho cá thể mẹ không ñầy ñủ có thể làm giảm năng lượng tích lũy trong trứng.

4.4 Sức sinh sản (R0)


25.00

Sức sinh sản (ct/♀)

20.00

15.00

10.00

5.00

0.00
3ppt
NTB. angularis
Hình0ppt
4.6: Sức sinh1ppt
sản của

5ppt

Qua hình 4.6 cho thấy sức sinh sản của luân trùng ñạt cao nhất ở ñộ mặn 0ppt (21,40 ±
1,07 trứng) và thấp nhất ở ñộ mặn 5ppt (4,20 ± 0,79 trứng). Sức sinh sản ở nghiệm thức
0pptcao hơn gấp 5.09 lần so với nghiệm thức ppt .
Sức sinh sản của B.angularis ở nghiệm thức 0ppt khác biệt có ý nghĩa thống kê so với
nghiệm thức 3 và 5ppt và nghiệm thức 1ppt khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm
thức 3 và 5ppt. Tuy nhiên sức sinh sản của luân trùng không có ý nghĩa giữa 2 nghiệm
thức 0 và 1ppt.
Theo Sarma, Nandini, Ventura, Martínez, Valverde (2005) khi nghiên cứu về ảnh hưởng
của ñộ mặn NaCl vào sự gia tăng quần thể của các loài zooplankton nước ngọt (luân

trùng và cladocerans). Gồm 10 loài trong ñó luân trùng gồm các loài Anuraeopsis fissa,


Brachionus calyciflorus, B. havanaensis, B. patulus và B. rubens và cladocerans gồm
Alona rectangula, Ceriodaphnia dubia, pulex Daphnia, Moina macrocopa và vetulus
Simocephalus. Tất cả các loài ñộng vật phù du này ñã ñược thử nghiệm bất lợi bằng nồng
ñộ muối NaCl từ 0 – 4.5ppt. Trong phạm vi từ 1 ñến 3ppt Anuraeopsis fissa ñã biểu hiện
sự tăng trưởng quần thể chậm hơn so với các loài khác và sự phát triển quần thể của tất cả
các loài giảm xuống nhanh chóng sau khi tăng nồng ñộ muối vượt quá 3ppt.


4.5 Tuổi thọ
80.00
70.00

Tuổi thọ (giờ)

60.00
50.00
40.00
30.00
20.00
10.00
0.00
0ppt

1ppt

3ppt


5ppt

NT

Hình 4.7 Tuổi thọ của B. angularis
Phân tích thống kê về tuổi thọ của Brachionus angularis cho thấy ở nghiệm thức 5ppt
luân trùng có tuổi thọ thấp nhất và cao nhất ở nghiệm thức 1ppt Nghiệm thức 5ppt khác
biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê
giữa các nghiệm thức (0, 1ppt) và (0 và 3ppt).
Qua thí nghiệm nhận thấy tuổi thọ của luân trùng B.angularis có xu hướng giảm dần theo
ñộ mặn. Điều này cũng ñã phù hợp với nghiên cứu về ảnh hưởng của ñộ mặn, nhiệt ñộ và
mật ñộ thức ăn trên luân trùng Synchaeta littoralis Rousselet theo T. Bosque, R. Herna
'ndez, R. Pe' Rez, R. Todol 'i, R. Oltra (2000) ñã nhận ñịnh khi nồng ñộ muối càng tăng
thì tuổi thọ của luân trùng càng giảm.
Ở nghiệm thức 1ppt có trung bình tuổi thọ cao hơn các nghiệm thức còn lại có thể do sự
dao ñộng của nồng ñộ muối giữa 0 và 1ppt không quá lớn, không làm ảnh hưởng ñến quá
trình sống của luân trùng, mặc khác có thể khi sống trong ñiều kiện môi trường mới cơ
thể luân trùng kịp thời thích ứng, ổn ñịnh môi trường sống và kéo dài tuổi thọ.
Miracle và Serra (1989) cho rằng một số luân trùng nước ngọt có giới hạn về nồng ñộ
muối nhất ñịnh, vì vậy với nồng ñộ muối 1ppt có thể là môi trường thích hợp ñể kéo dài
tuổi thọ, ít bị sốc vì ñộ mặn ñược giới hạn. Theo Pontin( 1964, 1966), Braun và cộng sự
(1966) một số luân trùng có thể ñiều chỉnh nồng ñộ muối trong dung dịch
pseudocoelomic bằng phương tiện của các tế bào ngọn lửa và các túi co của chúng. Trong
môi trường có ñộ mặn pha loãng, protonephridium sẽ phản ứng bằng cách bảo tồn natri,
tăng bài tiết nước và giảm bài tiết chất tan tổng số.
Bayly (1972) , trích (Miracle và Serra, 1989) cũng nhận ñịnh rằng một số loài luân trùng
có khả năng ñiều hòa áp suất thẩm thấu như những loài cá nước ngọt ở một giới hạn nồng
ñộ muối nhất ñịnh.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác ñộng của ñộ mặn trên các cá thể hoặc quần thể luân
trùng là cực kỳ khan hiếm và quy ñịnh về thẩm thấu cũng ít ñược tìm hiểu.



×