Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của lợn Lửng nuôi tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.64 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THIỆN SƠN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG
VÀ CHO THỊT CỦA LỢN LỬNG
NUÔI TẠI HUYỆN TÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2017

i


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THIỆN SƠN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG
VÀ CHO THỊT CỦA LỢN LỬNG
NUÔI TẠI HUYỆN TÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60. 62. 01. 05

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Huê Viên
2. TS. Hồ Lam Sơn


THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả
Bùi Thiện Sơn


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và
tập thể. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể
thầy hướng dẫn: PGS.TS. Trần Huê Viên và TS. Hồ Lam Sơn đã quan tâm giúp
đỡ và hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành bản Luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng
Đào tạo và thông tin, Bộ môn Di truyền Giống vật nuôi - Viện Chăn nuôi đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn, Phòng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Sơn, Lãnh đạo và nhân dân xã
Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện và giúp đỡ về nhân
lực, vật lực tốt nhất để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đồng

nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận
văn này.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu
sắc tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2017
Tác giả
Bùi Thiện Sơn


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .............................................................................. vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................ 3
1.1. Tổng quan về lĩnh vực bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi địa phương .......... 3
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngoại hình ................................................................... 4
1.3. Khả năng sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái ..... 5
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái .......................................... 6
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái .................................. 7
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt lợn ........ 12
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ................................................. 15
1.5.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .................................................................. 15
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................. 22
1.6. Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ ..................... 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 26

2.1. Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................................ 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................................ 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 26
2.4.1. Điều tra tình hình chăn nuôi lợn Lửng tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ ........... 26
2.4.2. Đánh giá một số đặc điểm ngoại hình của lợn Lửng Phú Thọ ........................... 26
2.4.3. Đánh giá khả năng sinh sản của lợn Lửng Phú Thọ .......................................... 26
2.4.4. Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Lửng Phú Thọ ..................................... 27
2.4.5. Mổ khảo sát đánh giá khả năng cho thịt và chất lượng thịt lợn Lửng Phú Thọ .. 28
2.4.6. Tính chất lý hóa của thịt lợn Lửng Phú Thọ ..................................................... 29
2.4.7. Phương pháp phân tích thành phần hoá học của thịt của lợn Lửng Phú Thọ ..... 30


iv
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 32
3.1. Kết quả điều tra................................................................................................... 32
3.1.1. Kết quả khảo sát tình hình phát triển chăn nuôi lợn tại huyện Tân Sơn............. 32
3.1.2. Số lượng và cơ cấu đàn lợn Lửng nuôi tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ .......... 35
3.1.3. Đặc điểm ngoại hình lợn Lửng Phú Thọ ........................................................... 38
3.1.4. Các loại thức ăn sử dụng trong chăn nuôi lợn Lửng ......................................... 42
3.1.5. Vệ sinh, phòng bệnh trong chăn nuôi lợn Lửng ................................................ 43
3.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn Lửng ............................ 44
3.2.1. Đặc diểm sinh lý sinh dục ................................................................................ 44
3.2.2. Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn Lửng ................................................. 48
3.3. Khả năng sinh trưởng của lợn Lửng .................................................................... 54
3.3.1. Kết quả sinh trưởng tích lũy của lợn Lửng Phú Thọ ......................................... 54
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Lửng Phú Thọ.................................................... 57
3.3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn Lửng ................................................................ 59
3.4. Kết quả nghiên cứu khả năng cho thịt và chất lượng thịt của lợn Lửng ............... 61
3.4.1. Kết quả khảo sát thân thịt lợn Lửng.................................................................. 61

3.4.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học và tính chất lý hóa của thịt lợn Lửng..... 64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 71


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
a*

:

Redness (độ đỏ)

b*

:

Yellowness (độ vàng)

CS

:

Cai sữa

cs

:

Cộng sự


DFD

:

Dark, Firm, Dry (thâm, chắc và khô)

DML

:

Độ dày mỡ lưng

ĐV

:

Đơn vị tính

FAO

:

Tổ chức nông lương Liện Hợp Quốc

FSH

:

Folliculine Stimuline Hormone


GRH

:

Ganadotropin Release Hormone

H-FABP

:

Heart-fatty acid binding protein

TL

:

Trọng lượng

L*

:

Lightness (độ sáng)

Mean

:

giá trị trung bình


pH24

:

Giá trị pH sau 24 giờ giết thịt

pH45

:

Giá trị pH sau 45 phút giết thịt

PL

:

Prolactin

PSE

:

Pale, Soft, Exudative (nhợt nhạt, mềm nhão và rỉ dịch)

SE

:

Sai số chuẩn


TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TKL

:

Tăng khối lượng

TLMNBQ

:

Tỷ lệ mất nước bảo quản

TLMNCB

:

Tỷ lệ mất nước chế biến

TTTĂ

:

Tiêu tốn thức ăn



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1. Số lượng và sự phân bố đàn lợn qua các năm ................................... 32
Bảng 3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn Lửng Phú Thọ tại địa phương..... 34
Bảng 3.3. Số lượng và cơ cấu đàn lợn Lửng Phú Thọ tại địa phương ............... 35
Bảng 3.4. Phương thức nuôi lợn Lửng Phú Thọ (60 hộ) ................................... 36
Bảng 3.5. Đặc điểm ngoại hình lợn Lửng Phú Thọ ........................................... 38
Bảng 3.6. Tỷ lệ các nông hộ sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn Lửng ................ 42
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn Lửng ....................................... 45
Bảng 3.8. Năng suất sinh sản của lợn Lửng ...................................................... 48
Bảng 3.9. Sinh trưởng tích lũy của lợn Lửng (kg) ............................................ 54
Bảng 3.10. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Lửng qua các tháng tuổi................... 57
Bảng 3.11. Sinh trưởng tương đối của lợn Lửng qua các tháng tuổi (%) .......... 60
Bảng 3.12. Khả năng cho thịt của lợn Lửng ..................................................... 61
Bảng 3.13. Thành phần hóa học của thịt lợn Lửng (%)..................................... 64
Bảng 3.14. Chất lượng thịt của lợn Lửng.......................................................... 66
Sơ đồ 1.1. Điều khiển hormone chu kỳ tính ở lợn cái ......................................... 5
Sơ đồ 1.2. Các nhân tố xác định thành tích sinh sản ........................................... 6
Hình 3.1: Biểu đồ tình hình chăn nuôi lợn qua các năm của các xã điều tra...... 33
Hình 3.2: LỢN NÁI LỬNG ............................................................................. 41
Hình 3.3: LỢN ĐỰC LỬNG ............................................................................ 41
Hình 3.4: LỢN NÁI NUÔI CON .................................................................... 42
Hình 3.5: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn Lửng........................................ 55
Hình 3.6. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn Lửng .......................................... 55
Hình 3.7. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn Lửng qua các tháng tuổi ........... 57
Hình 3.8. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn Lửng qua các tháng tuổi ........... 58
Hình 3.9: Đồ thị sinh trưởng tương đối giữa con đực, cái của lợn Lửng ........... 60



vii
Hình 3.10: Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn Lửng qua các tháng tuổi ....... 60
Hình 3.11: Biểu đồ khả năng cho thịt của lợn Lửng ......................................... 62
Hình 3.12: Biểu đồ độ pH của thịt lợn Lửng..................................................... 67


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, trên một dải đất hẹp
nhưng đa dạng về sinh thái tự nhiên, phong phú về văn hoá, với hơn 54 dân tộc
sinh sống. Vì mục tiêu tồn tại và sinh sống, các dân tộc đã biết thuần hoá động
vật thành vật nuôi phục vụ cho mục đích sản xuất của mình. Vì vậy, hầu như các
dân tộc đều sở hữu riêng những giống vật nuôi bản địa đặc trưng cho vùng miền
của mình. Cùng với thời gian, qua chiều dài năm tháng và những biến động về
tự nhiên, xã hội đã có nhiều loài động vật được sinh ra và mất đi theo lịch sử.
Đối với con lợn, trước đây do nền kinh tế còn khó khăn nên mục tiêu là
tạo ra nhiều sản phẩm. Vì vậy, chúng ta đã nhập nhiều giống lợn ngoại năng suất
cao (Yorkshire, Landrace, Duroc…). Việc sử dụng các giống lợn cao sản nhập
nội này và đặc biệt khi ưu thế lai càng được khai thác nhiều, lợn lai nuôi thịt đã
có tốc độ tăng trọng nhanh, các chỉ tiêu về độ dày mỡ lưng, tiêu tốn thức ăn đã
giảm nhiều so với các giống lợn nội nên đã gây nên hiện tượng lãng quên đi các
giống lợn địa phương, một số giống lợn còn có nguy cơ tuyệt chủng. Trong thực
tế, nước ta đã mất đi nhiều giống lợn nội quý như: lợn Ỉ, lợn Trắng Phú Khánh,
lợn Thuộc Nhiêu … Ý thức về việc bảo vệ và phát triển các nguồn gen lợn nội,
trong những năm gần đây nhà nước quan tâm đặc biệt và đã đầu tư lớn cho
chương trình: “Nghiên cứu đánh giá, bảo tồn, phục tráng, khai thác và phát triển
…” được thể chế qua các nhiệm vụ đối với các giống lợn nội như: Khai thác và
phát triển giống lợn Hạ Lang và Táp Ná; Khai thác và phát triển giống lợn Vân

Pa, Nghiên cứu đánh giá tiềm năng di truyền của các giống lợn nội… đã và đang
mang lại hiệu quả rõ rệt.
Lợn Lửng Phú Thọ là lợn bản địa được người dân chăn nuôi từ lâu đời,
lợn Lửng có nguồn gen quý cần được bảo tồn và phát triển để tăng lên về số
lượng và chất lượng. Lợn Lửng Phú Thọ tuy năng suất không cao nhưng lại có
nhưng đặc tính quý như chống chịu bệnh tật tốt, chất lượng thịt thơm ngon, khả
năng tận dụng thức ăn tốt, khả năng chịu kham khổ tốt và phù hợp với điều kiện
chăn nuôi ở các vùng khó khăn. Lợn Lửng Phú Thọ là một trong số các giống


2

lợn nội đang được các nhà khoa học ngành chăn nuôi quan tâm vì các đặc điểm
nội bật trên của nó.
Xuất phát từ vấn đề đó, để góp phần thúc đẩy chăn nuôi lợn Lửng phát
triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhanh về số lượng, năng suất chất lượng thịt và
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Đồng thời góp phần vào việc
bảo tồn và phát triển nguồn gen lợn Lửng của tỉnh Phú Thọ,
Trong khuôn khổ của đề tài cấp nhà nước: ”Nghiên cứu đánh giá tiềm
năng di truyền của các giống lợn nội”, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của lợn Lửng nuôi tại
huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ" để tiến hành các biện pháp giống thích hợ.
Bảng 3.14. Chất lượng thịt của lợn Lửng
Chỉ tiêu

Lợn cái

Lợn đực

Tính chung


(n=16)

(n=14)

(n=30)

ĐVT
X

SE

X

SE

X

SE

pH45

5,92a

0,08

5,81a

0,09


5,92

0,07

pH24

5,49a

0,11

5,70a

0,11

5,58

0,07

L*

53,41a

0,63

53,22a

0,66

53,68


0,55

a*

19,43a

1,61

17,18a

1,70

18,06

1,17

b*

9,81a

0,49

8,41a

0,52

9,02

0,44


Tỷ lệ mất nước BQ24

%

1,01a

0,20

1,09a

0,21

1,14

0,16

Tỷ lệ mất nước GD48

%

8,60a

0,41

9,06a

0,43

8,54


0,38

Tỷ lệ mất nước CB48

%

24,46a

0,84

23,76a

0,89

24,70

0,77

Tỷ lệ mất nước – tổng

%

36,38a

0,58

36,50a

0,62


35,97

0,62

Độ dai

N

59,03a

2,40

56,95a

2,54

58,21

1,67

* Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có số mũ mang chữ cái giống nhau thì
sự sai khác giữa chúng không có ý nghĩa (P > 0,05)

Màu sắc thịt của lợn Lửng Phú Thọ
Kết quả nghiên cứu lợn Lửng Phú Thọ ở bảng 3.14 cho thấy cho thấy, giá
trị Minolta L* là 53,41 đối với lợn cái và 53,22 đối với lợn đực. Sự sai khác giữa
con đực và con cái không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), trung bình 5,57.
Minolta a* trung bình là 18,06, trong đó lợn cái là 19,43, lợn đực là 17,18. Sự
sai khác giữa con đực và con cái không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Minolta
b* là 9,81 đối với lợn cái và 8,41 đối với lợn đực, chỉ tiêu này giữa con đực và

cái không có sự khác nhau (P>0,05). So sánh với các kết quả nghiên cứu của
các tác giả trước đây cho thấy:


67
+ Cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phục và cs. (2010)[32]
trên lợn Khùa và lợn Khùa lai lợn Rừng cho thấy khoảng dao động của các giá
trị trung bình chỉ số màu Minolta L* (độ sáng) trong khoảng từ 46,71-47,83,
Minolta a* (độ đỏ) từ 14,17-14,61 và Minolta b* (độ vàng) từ 6,29-6,52.
+ Tương đương với kết quả nghiên cứu của Marchiori và De Felicio
(2003)[61] trên lợn lai ngoại 4 và 5 giống có giá trị Minolta L* dao động 54,3153,49, nhưng lại cao hơn ở chỉ tiêu Minolta a*(14,58-15,51) và Minolta b*
(8,18-7,14).

Hình 3.12: Biểu đồ độ pH của thịt lợn Lửng
Tỷ lệ mất nước của thịt lợn Lửng Phú Thọ
Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mất nước bảo quản và mất nước chế biến sau
24 giờ bảo quản thịt ở 4oC đối với lợn Lửng Phú Thọ được trình bày ở bảng
3.14. Ở lợn Lửng, chỉ tiêu mất nước bảo quản trung bình là 1,14%, chỉ tiêu này
ở lợn đực thiến là 1,09% cao hơn so với lợn cái là 1,01% và sự sai khác này
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tỷ lệ mất nước do chế biến của lợn Lửng
là 24,70%, trong đó lợn đực thiến là 23,76%, lợn cái là 24,46% và không có sự
khác nhau giữa lợn đực thiến và lợn cái (P>0,05).


68
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phục và cs., (2010) [32] khi
nghiên cứu về lợn Khùa giết mổ lúc trọng lượng 20 kg và 35 kg với tỷ lệ mất
nước bảo quản tương ứng là 3,14 và 3,95%, mất nước chế biến tương ứng là
23,30 và 24,29%, thì kết quả của chúng tôi trên lợn Lửng thấp hơn về chỉ tiêu
mất nước bảo quản nhưng tương đương về chỉ tiêu mất nước chế biến.

Nghiên cứu của Müller và cs., (2000)[62] cho biết tỷ lệ mất nước do bảo
quản ở thịt lợn rừng là 5,67%, con lai 1/2 và 1/4 lợn rừng tương ứng 1,78% và
1,95%; lợn Meishan là 1,9%; lợn Pietrain là 1,45%. Razmaite và cs.,
(2009)[64] cũng cho biết tỷ lệ mất nước bảo quản ở con lai 1/2 lợn rừng là
1,78% và 1/4 lợn rừng là 4,7%, tỷ lệ mất nước do chế biến từ 40,4-39,9%. Như
vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên lợn Lửng ở nghiên cứu này có tỷ lệ
mất nước bảo quản thấp hơn nhiều so với lợn rừng thuần.
Độ dai của thịt lợn Lửng Phú Thọ
Qua bảng 3.14 cho biết độ dai cơ thăn thịt lợn Lửng Phú Thọ trung bình là
58,21N, trong đó lợn đực thiến (56,95 N), lợn cái (59,03N). Tuy nhiên, sự sai
khác giữa lợn đực và lợn cái không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả của
chúng tôi trên giống lợn Lửng Phú Thọ thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đặng
Hoàng Biên, (2016) [2] trên lợn Lũng Pù (60,66 N) và Bản (61,48 N).


69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
1/. Tình hình chăn nuôi lợn Lửng:
- Lợn Lửng được nuôi phổ biến tại địa phương chiếm tỷ lệ 63,06% tổng
đàn lợn hiện có; lợn Lửng được nuôi chủ yếu theo phương thức nuôi kết hợp bán
thả rông (chiếm tỷ lệ 63,33%).
- Quy mô chăn nuôi lợn < 2 tháng tuổi là 23,71%, lợn > 2 tháng tuổi là
43,32%, lợn đực là: 4,9% và lợn nái là 28,07%
2/. Đặc điểm của lợn Lửng Phú Thọ:
- Ngoại hình chung: Đen toàn thân chiếm 33,51%, lông đen có điểm trắng
(ở trán, chỏm đuôi, 4 chân) chiếm 66,49%, lưng thẳng, tai hơi chúc về trước
chiếm 76,57%, lưng hơi võng, tai dựng đứng 23,43 %, mõm dài nhọn, bụng
không sệ, chân cao 100%
- Năng suất sinh sản: Số con sơ sinh sống/ổ: 6,63 con, số con cai sữa/ổ:

6,24 con, trọng lượng cai sữa/con 4,45kg, thời gian động dục trở lại sau cai
sữa là 15,35 ngày.
- Khả năng sinh trưởng: Trọng lượng 7 tháng tuổi đạt 29,68 kg/con, tăng
trọng lượng từ cai sữa đến 7 tháng tuổi trung bình đạt 137,72g/con/ngày.
3/. Khả năng cho thịt của lợn Lửng Phú Thọ
- Tỷ lệ móc hàm của lợn Lửng đạt 71,82%, tỷ lệ nạc đạt 40,83%.
- Thành phần hóa học của thịt: Vật chất khô là 25,96%, tỷ lệ protein thô
đạt 20,31%.
- Thành phần lý hóa học của thịt: Giá trị pH45 là 5,92 và pH24 là 5,58 nằm
trong giới hạn thịt bình thường. Tỷ lệ mất nước bảo quản là 1,14%, các giá trị
về màu sắc lần lượt là L * = 53,68;a* = 18,06 và b* = 9,02. Độ dai của thịt lợn
Lửng là 58,21 N.


70
2. Đề nghị
Tăng cường chọn lọc đàn hạt nhân đã có và kết hợp với xây dựng quy
trình chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp cho lợn Lửng Phú Thọ nhằm nâng cao chất
lượng đàn nái nền cho huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ và các huyện lân cận chăn
nuôi giống lợn này.
Lựa chon vùng thích hợp với lợn Lửng trong và ngoài Phú Thọ để xây
dựng mô hình sản xuất hàng hóa lợn Lửng.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa thịt lợn Lửng, phát triển sản
xuất theo chuỗi giá trị.
Xác định tổ hợp lai tốt nhất giữa lợn Lửng với các giống lợn khác để tăng
hiệu quả sử dụng nguồn gen lợn Lửng.


71


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1.

Đặng Hoàng Biên (2009), “Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho
thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Ba Vì”. Luận văn thạc sỹ
nông nghiệp, Hà Nội.

2.

Đặng Hoàng Biên (2016), “Khả năng sản xuất và đa hình gen PRKAG3 của
lợn Lũng Pù và lợn Bản”. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

3.

Đặng Vũ Bình (1999), “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới các tính
trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại”, Kết quả
nghiên cứu KHKT Khoa Chăn nuôi thú y (1996 - 1998), NXB Nông
nghiệp, Hà Nội, tr.5-8.

4.

guyễn Quế Côi, Đặng Vũ Hoà, Đặng Hoàng Biên, Nguyễn Nguyệt Cầm và
cs (2005), “Một số giải pháp kỹ thuật phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc
phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ tại tỉnh Quảng Trị”, Báo cáo
khoa học năm 2005, Phần nghiên cứu công nghệ sinh học và các vấn đề
khác, tr. 20.


5.

Trịnh Phú Cử (2011), “Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, sinh trưởng
và cho thịt của giống lợn 14 vú nuôi tại Mường Lay, tỉnh Điện Biên”,
Luận văn Thạc sỹ Nông Nghiệp, Hà Nội.

6.

Lê Đình Cường, Lương Tất Nhợ, Đỗ Trung Dũng, Nguyễn Mạnh Thành
(2003), "Báo cáo một số đặc điểm của giống lợn Mường Khương”. Tạp
chí Chăn nuôi, số 2.

7.

Lê Đình Cường và Trần Thanh Thuỷ (2006), "Nghiên cứu khảo nghiệm
một số kỹ thuật thích hợp chăn nuôi lợn sinh sản nông hộ ở huyện Mai
Sơn - Sơn La", Tạp chí Chăn nuôi, số 1.


72
8.

Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Quang Tuyên (2010),
“Khả năng sinh sản, chất lượng thịt của lợn đen địa phương nuôi tại một
số tỉnh miền núi phía Bắc”, Tạp chí chăn nuôi - Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên. Số 4(4): 4.

9.


Trần Văn Do (2009), “Báo cáo tóm tắt công tác bảo tồn giống lợn Vân Pa
tại Quảng Trị”. Báo cáo kết quả bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam
(2005 -2009): tr 51-66.

10. Đức Dũng (2007), “Giống lợn đen Lũng Pù”, Báo Nông Nghiệp Việt Nam,
số 179, Viện Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, Hà Giang – 2007.
11. Trịnh Đình Đạt (2002), “Di truyền chọn giống động vật”, NXB Đại học
quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Đức (2000), “Ưu thế lai thành phần của tính trạng số con sơ
sinh sống/lứa trong các tổ hợp lai giữa lợn MC, L và Y nuôi tại miền Bắc
và Trung Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu KHKT 1969 - 1999, Viện Chăn
nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 40-46.
13. Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải, Giang Hồng Tuyến (2001), “Nghiên cứu
tổ hợp lợn lai PxMC tại Đông Anh -Hà Nội”, Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, số 6, tr. 382-384.
14. Nguyễn Văn Đức (2012), “Giống lợn bản địa Việt Nam”. Tạp chí Khoa
học Kỹ thuật Chăn nuôi, số 11, tr. 19-30.
15. Nguyễn Văn Đức (2013), “Bảo tồn và khai thác nguồn gen lợn Lũng Pù”.
Chuyên khảo Bảo tồn và Khai thác nguồn gen vật nuôi Việt Nam. Nxb
Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr. 120-133.
16. Tạ Thị Bích Duyên, Đặng Hoàng Biên, Nguyễn Văn Trung, Ngô Thị Kim
Cúc, Phạm Văn Sơn, Nguyễn Hữu Cường, Nguyễn Trọng Ngữ (2013),
“Một số giống lợn bản địa Việt Nam”. Chuyên khảo Bảo tồn và Khai thác
nguồn gen vật nuôi Việt Nam. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr.
52-93.


73
17. Phạm Văn Giới và Nguyễn Văn Đức (2007), “Khả năng sản xuất thịt,
phẩm chất thịt xẻ và chất lượng thịt của giống lợn đen Lũng Pù – Hà

Giang”. Kết quả bảo tồn nguồn gen vật nuôi – Viện Chăn nuôi. 2007.
18. Phan Xuân Hảo (2002), “Xác định một số chỉ tiêu về sinh sản, năng suất và
chất lượng thịt của lợn Landrace và Yorkshire có các kiểu gen Halothane
khác nhau”. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội.
19. Phan Xuân Hảo, Ngọc Văn Thanh (2010), “Đặc điểm ngoại hình và tính
năng sản xuất của lợn Bản Điện Biên”, Tạp chí Khoa học và Phát triển
2010: Tập 8, số 2, tr. 239 – 246.
20. Từ Quang Hiển, Trần Văn Phùng, Lục Xuân Đức (2004), “Nghiên cứu một
số chỉ tiêu sinh học của giống lợn lang tại huyện Hạ Lang, tỉnh Cao
Bằng”, Tạp chí Chăn nuôi, 4-6.
21. Phạm Thanh Hoa và cs (2008), “Đặc điểm ngoại hình và các chỉ số đo của
quần thể lợn Bản ở Sơn La”. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số
12–tháng 6–2008.
22. Dương Thị Thu Hoài (2010), “Xác định một số đặc điểm sinh học, sức sản
xuất và chất lượng thịt của đàn lợn Đen nuôi tại huyện Trạm Tấu tỉnh Yên
Bái”. Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiêp, Trường đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
23. Trần Thị Minh Hoàng, Phạm Văn Chung, Lê Thanh Hải và Nguyễn Văn Đức
(2003), “Ảnh hưởng của các nhân tố cố định đến các tính trạng sản xuất của
ba tổ hợp lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi trong nông hộ
huyện Đông Anh - Hà Nội", Tạp chí Chăn nuôi, số 6-2003, tr. 22 – 24.
24. Phạm Đức Hồng và Phạm Hải Ninh (2013), “Bảo tồn và khai thác nguồn
gen lợn Hạ Lang. Chuyên khảo Bảo tồn và Khai thác nguồn gen vật nuôi
Việt Nam”, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr.106-113.
25. Nguyễn Ngọc Huy (2005), “Đặc điểm lợn Cỏ A Lưới tỉnh Thừa Thiên
Huế”. Luận văn thạc sỹ sinh học, ĐHKH Huế.


74
26. Trương Tấn Khanh (2009), “Kết quả nghiên cứu bảo tồn lợn Sóc Tây

Nguyên”. Báo cáo kết quả bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam (20052009): 180-187.
27. Đỗ Võ Anh Khoa (2012), “Mối quan hệ giữa pH, độ rỉ dịch và màu sắc của
thịt lợn”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 10(3), tr. 425-432.
28. Phạm Thị Hiền Lương và Mông Thị Xuyến (2009), “Nghiên cứu một số
đặc điểm của lợn Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí Chăn nuôi, Trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 9-09: 2-7.
29. Trịnh Phú Ngọc (2013), “Bảo tồn và khai thác nguồn gen lợn Mường
Lay”. Chuyên khảo Bảo tồn và Khai thác nguồn gen vật nuôi Việt Nam.
Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr. 114-119.
30. Lê Viết Ly, Hoàng Văn Tiệu (2004), ”Bảo tồn nguòn gen vật nuôi Việt
Nam 1990 – 2004 và định hướng 2005 – 2010”, Hội nghị bảo tồn quý gen
vật nuôi 1990 – 2004.
31. Nguyễn Nghi (1995), “Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein và
năng lượng trong khẩu phần ăn đến năng suất và phẩm chất thịt của một
số giống lợn nuôi tại Việt Nam”, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT
chăn nuôi (1969-1995), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 24- 33.
32. Nguyễn Ngọc Phục, Nguyễn Quế Côi, Phan Xuân Hảo, Nguyễn Hữu Xa,
Lê Văn Sáng và Nguyễn Thị Bình (2010), “Tốc độ sinh trưởng, năng suất
và chất lượng thịt của lợn Khùa và lợn lai F1(Lợn rừng x Lợn Khùa) tại
vùng núi Quảng Bình”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Viện
Chăn nuôi. Số 27(27), tr. 12.
33. Võ Văn Sự (2006), Nghiên cứu phát triển nguồn gen lợn Vân Pa. Đề án
phát triển lợn Vân Pa.
34. Nguyễn Thủy Tiên (2013), “Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý sinh dục, khả năng
sinh sản của lợn nái Táp Ná hậu bị và năng suất, chất lượng thịt của lợn
Táp Ná nuôi tại Cao Bằng”. Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiêp,
Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.


75

35. Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Lục, Tạ Thị Bích Duyên và cs “Phát triển đàn
lợn giống Móng Cái cao sản tại huyện Định Hoá - Thái Nguyên”, Tạp chí
KH Chăn nuôi - Viện Chăn nuôi số 6/2008, tr.16.
36. Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 3899-1984. Mổ khảo sát lợn thịt.
37. Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 1547 - 2007. Thức ăn hỗn hợp cho lợn bản
địa.
38. Vũ Đình Tôn, Phan Đăng Thắng (2009), "Phân bố, đặc điểm và năng suất
sinh sản của lợn Bản nuôi tại tỉnh Hoà Bình", Tạp chí khoa học và phát
triển 2009: Tập 7, số 2.
39. Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Phương Thủy (2012), “Năng
suất suất sinh sản của tổ hợp lại giữa đực Móng Cái với nái Bản và lợn
Bản thuần nuôi tại Kỳ Sơn - Hòa Bình”, Tạp Chí Khoa học Kỹ thuật Chăn
nuôi. 3-2012, tr. 2-7.
40. Phạm Khánh Từ, Hoàng Nghĩa Duyệt, Đàm Văn Tiện và Lê Xuân Ánh
(2009), “Kết quả nghiên cứu bảo tồn giống lợn cỏ A Lưới nuôi tại Trung
tâm nghiên cứu vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Huế”, tr. 210-217.
41. Nguyễn Văn Thiện và Đinh Hồng Luận (1994),”Một số đặc điểm di truyền
về năng suất của hai giống lợn nội và Móng Cái (SUS VITTATUS)”. Kết
quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam. Nxb Nông
Nghiệp – 1994, tr .34 – 37.
42. Nguyễn Văn Thiện (1996), “Thuật ngữ thống kê, di truyền giống trong
chăn nuôi”. Nxb Nông Nghiệp: 51-52.
43. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Đức và Tạ Thị Bích Duyên (1999),
“Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn Móng Cái nuôi tại nông trường
Thành Tô - Hải Phòng”, Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 3 –
1999, tr.15-23.
44. Nguyễn Thiện (2006), “Giống lợn và các công thức lai mới ở Việt Nam”.
Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.



76
45. Hồ Trung Thông, Đàm Văn Tiện, Hồ Lê Quỳnh Châu, Đỗ Văn Chung
(2011), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt của lợn
Kiềng Sắt ở Quảng Ngãi”, Tạp chí Khoa học - Trường Đại Học Huế. Số
67(67), tr. 11.
46. Hồ Trung Thông, Đàm Văn Tiện (2011), “Đánh giá khả năng sinh sản của
lợn nái Kiềng Sắt ở tỉnh Quãng Ngãi”. Tạp chí khoa học, đại học Huế, số
64, tr. 173 – 180.
47. Quách Văn Thông “Đặc điểm sinh học, tính năng sản xuất của lợn Bản tại
huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình”. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp. Hà Nội-2009.
48. Nguyễn Văn Trung, Tạ Thị Bích Duyên, Đăng Đình Trung, Nguyễn Văn
Đức và Đoàn Công Tuân (2009), “Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh
trưởng và sản xuất của giống lợn Táp Ná của Việt Nam”. Kết quả bảo tồn
nguồn gen vật nuôi Việt Nam (2005-2009), tr. 277-285.
49. Trần Thanh Vân, Đinh Thu Hà (2005), “Khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất
của lợn Mẹo nuôi tại huyện Phù Yên tỉnh Sơn La”, Tạp chí chăn nuôi, số
1, tr. 4-8.
50. Zimmerman D.R., Purkinser E.D., Parker J.W (1996), “Quản lý lợn cái và
lợn đực hậu bị để sinh sản có hiệu quả”, Cẩm nang chăn nuôi lợn công
nghiệp, Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội, tr. 185 - 190.
I.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

51.

Anupam Khan, Dipanwita Patra, Gopal Patra and Subhasish Biswas (2010),
“Effect of slaughter weight on slaughter performance of a native swine breed
“Ghungroo” of Duars’ Valley and allied zone”, Veterinary World, 2010,
Vol.3 (11), pp.509-511 and 209-211.


52.

Channon. H.A., Payne. A.M. and Warner. R.D (2003”, “Effect of stun
duration and current level applied during head to back and head only
electrial stunning of pigs on pork quality compared with pigs stunned with
CO2”, Meat Science, 65, pp. 1325 - 1333.


77
53.

Dagorn, J.; Boulot, S.; Cozler, Y. Le; Dourman, J. Y.; Pellois, H (1997),
“Analysis of breeding management of gilts in French herds: Consequences
for sow lifetime performance”, Journees de la Recherche Porcine en France
(1997) 29, pp. 115 - 122.

54.

Després P.; Martinal -BottÐ F.; Lagant H.; Terqui M. and Legault C. (1992),
“Comparison of reproduction perfomance of three genetic types of sows:
Large White (LW), hyperprolific Large White (LWH), Meishan (MS) (in
Frech)”, JournÐes de la Recherche Porcine en France 24. 1992, pp 25-30.

55.

Hammell K.L., J.P.Laforestand J.J.Dufourt (1993), “Evaluation of growth
performenceand carcass characteristics of commercial pigs produced in
Quebec", Canadian J, ofanimal science,(73), pp.495-508.


56.

Hovenier R.; E,Kanis.; V.T.Asseldonkand N.G.Westerink (1992), “Genetic
parameters of pig meat quality traits ina halothane negative population”,
Livest. Prod. Sci., (32),pp.309-321.

57.

Zak và cs, 1995, Reese và cs, 1984, Carrol và cs, 1993, Kirkwood và cs,
1987Ian Gordon (2004), “Reproductive technologies in farmanimals, CAB
international”.

58.

Koketsu Y, Takahashi H.,akachi K

(2000), “Longevity lifetime pig

production and productivityandageat first conception in cohort of gilts
observed over six years on commercial farms”, Animal Breeding abstracts,
68 (1), ref., 266.
59.

Kovalenko V.P; V.I. Yaremenko(1990), “The inherritance of traits in
crossbreeding of pig", Zootekhniya,(3), pp.26-28.

60.

Lemus F.C., M.R. Alonso, M. Alonso-Spilsbury and N.R. Ramírez (2003),
“Reproductive performance in Mexican native pigs”, Arch. Zootec. 52, pp.

109-112.

61.

Marchiori AF., & de Felício PE (2003), “Quality of wild boar meat and
commercial pork”. Sci Agric. 60, pp. 1–5.


78
62.

Müller, E., Moser, G., Bartenschlager, H. & Geldermann, H (2000), “Tdait
values of growth, carcass and meat quality in wild boar, Meishan and
Pietdain pigs as well as their crossbred generations”, J. Anim. Breed. Genet.
117, pp. 189 -202.

63.

Podterebaa (1997), “Aminoacid nutrition of pig embryos”, Animal Breeding
abstracts, 65(6), ref., 2963.

64.

Razmaite, V., S. Kerzien, V. Jatkauskien, R. Nainien and D. Urbšien (2009),
“Pork quality of male hybrids from Lithuanian Wattle pigs and wild boar
intercross”, Agronomy Research. 7, pp. 47 -58.

65.

Soukanh Keonouchanh, Istvan Egerszegi, Jozsef Ratky, Bouahom

Bounthong, Noboru Manabe and Klaus-Peter Brüssow (2011), "Native pig
(Moo Lat) breeds in Lao PDR”. Archiv Tierzucht 54 (2011) 6, 600-606,
ISSN 0003-9438 © Leibniz Institute for Farm Animal Biology, Dummerstorf,
Germany: 600-606.

66.

E. Subalini, G.L.L.P. Silva and C.M.B. Demetawewa (2010), “Phenotypic
Characterization and Production Performance of Village Pigs in Sri Lanka”,
Tropical Agricultural Research Vol. 21(2), pp. 198 – 208.

67.

Warner, R.D., Kauffman, R.G., Greaser, M.L. 1997. “Muscle protein
changes post mortem in relation to pork quality traits”, Meat Sci. 45, pp.
339-352.



×