MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------------ 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ------------------------------------------------------------------- 1
I. Lý luận ---------------------------------------------------------------------------------- 1
1. Khái niệm người phạm tội, nhân cách người phạm tội ------------------------- 1
2. Cấu trúc nhân cách người phạm tội ----------------------------------------------- 1
3. Phân loại nhân cách người phạm tội ---------------------------------------------- 2
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách người phạm tội -------------------------- 4
4.1. Yếu tố sinh học ----------------------------------------------------------------- 4
4.2. Yếu tố môi trường -------------------------------------------------------------- 4
4.3. Yếu tố giáo dục ----------------------------------------------------------------- 5
4.4. Yếu tố hoạt động của cá nhân ------------------------------------------------- 5
II. Liên hệ thực tiễn ---------------------------------------------------------------------- 5
1.Tình huống: Kẻ hiếp dâm, sát hại nữ sinh Đại học Sân khấu - Điện ảnh lãnh
án tử hình- Nguyễn Anh Tú----------------------------------------------------------- 5
2. Phân tích nhân cách người phạm tội trong tình huống ------------------------- 6
2.1. Phân tích cấu trúc nhân cách của Nguyễn Anh Tú ------------------------- 6
2.2. Phân loại nhân cách phạm tội của Nguyễn Anh Tú ------------------------ 7
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách của Nguyễn Anh Tú --------------- 8
2.3.1. Yếu tố sinh học ------------------------------------------------------------- 8
2.3.2. Yếu tố môi trường --------------------------------------------------------- 8
2.3.3. Yếu tố giáo dục ------------------------------------------------------------- 8
2.3.4. Yếu tố hoạt động của cá nhân -------------------------------------------- 9
KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------------- 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------- 10
0
MỞ ĐẦU
Trong khoa học tâm lý, nhân cách là vấn đề nền tảng và hết sức rộng lớn,
trong đó mỗi chuyên ngành lại đi sâu vào những lĩnh vực khác nhau. Chuyên
ngành tâm lý học tội phạm cũng thực hiện nghiên cứu về nhân cách và từ đó tìm ra
những đặc trưng trong tâm lý người phạm tội nhằm mục đích phòng, ngừa tội
phạm. Và để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài số
02 “Nhân cách người phạm tội: Lý luận và thực tiễn” làm nội dung cho bài tập
nhóm môn Tâm lý học tội phạm.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Lý luận về nhân cách người phạm tội
1. Khái niệm người phạm tội, nhân cách người phạm tội
Người phạm tội là người có đủ dấu hiệu chủ thể của tội phạm và đã thực
hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm. Người phạm tội có thể là
người phạm tội riêng lẻ hoặc là người phạm tội trong đồng phạm.
Nhân cách người phạm tội là tổ hợp các phẩm chất, các thuộc tính tâm lý cá
nhân thể hiện xu hướng chống đối xã hội và thái độ tiêu cực đối với các lợi ích,
các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, luôn lựa chọn ý đồ và thực hiện
hành vi phạm tội.
2. Cấu trúc nhân cách người phạm tội
Nhân cách là một tổ hợp phức hợp của những yếu tố: xu hướng, tính cách,
năng lực và khí chất.
Về xu hướng: nói lên chiều hướng phát triển của nhân cách; bao gồm nhu
cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin. Ở người phạm tội, nhu cầu cấp
thấp phát triển hơn nhu cầu cấp cao; thế giới quan, niềm tin phát triển lệch lạc
và nhận thức sai trái.
1
Về tính cách: Thái độ của người phạm tội đối với xã hội thường là lệch lạc.
Họ sống chà đạp lên đạo đức và dư luận xã hội, bị chi phối và điều chỉnh bởi các
mục đích phản xã hội. Sống buông thả, tự do, coi thường đạo đức, coi thường
pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên dư luận, bất chấp lẽ phải, kỷ cương.
Về năng lực: Đối với hoạt động phạm tội thì kĩ năng, kĩ xảo phạm tội rất phát
triển, vì thế những hành vi phạm tội được thực hiện chuẩn xác mau lẹ, kín đáo và
thuần thục. Tùy theo từng loại tội phạm cụ thể mà phát triển các thuộc tính, kĩ
năng phù hợp, cấu thành năng lực chuyên biệt giúp họ thực hiện các hành động
phạm tội.
Về tình cảm và ý chí: Đời sống tình cảm của người phạm tội thường nghèo
nàn, các tình cảm cao cấp như: tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ kém phát triển,
suy thoái nghiêm trọng, ác cảm với các lực lượng chuyên chính, cái thiện bị thay
thế bởi cái ác.
Về khí chất: là yếu tố liên quan chặt chẽ với kiểu thần kinh của con người.
Những loại khí chất đặc trưng là: hăng hái, bình thản, nóng nảy và ưu tư. Trong
đó, những người có kiểu khí chất nóng nảy- mạnh mẽ nhưng không cân bằng cảm
xúc và ưu tư - yếu đuối, tự ti, dễ bị lôi kéo thường có hành vi phạm tội cao hơn.
3. Phân loại nhân cách người phạm tội
Dựa vào các căn cứ phân loại khác nhau, có nhiều cách phân loại nhân cách
người phạm tội. Dưới đây là một số cách phân loại điển hình:
Thứ nhất, căn cứ vào ý thức của người phạm tội khi thực hiện hành vi
phạm tội nhân cách người phạm tội chia làm 02 loại:
Nhân cách người phạm tội chuyên nghiệp: là những người có hành vi tái
phạm tội, thường có ý thức coi thường, chống đối pháp luật, hành vi phạm tội
2
thuần thục, quen thuộc và ổn định; tâm lý lệch lạc với chuẩn mực pháp luật; hành
vi có dấu hiệu buông thả; tính cách dễ nổi nóng, hung hăng.
Nhân cách người phạm tội vô ý: ngược lại trường hợp trên, người phạm tội
vô ý không có động cơ, mục đích phạm tội. Nhìn chung họ là công dân bình
thường, không mong muốn phạm tội, nhưng lại thiếu tự giác, khả năng thích nghi
xã hội kém ,tuân thủ kỷ luật nhưng khó khăn trong việc kiềm chế, tự chủ.
Thứ hai, căn cứ vào khách thể bị xâm hại và đặc điểm hành vi phạm tội
nhân cách người phạm tội được chia làm 03 loại:
Nhân cách người phạm tội vụ lợi: người phạm tội có định hướng sống thể
hiện rõ tính vụ lợi trong hoạt động, giao tiếp, quan hệ, ứng xử; là nhân tố nòng cốt
của hành vi cá nhân.
Nhân cách người phạm tội bạo lực: người phạm tội có các phẩm chất điển
hình như tính ích kỷ cao, không có thái độ dung hòa khi bị xâm phạm lợi ích cá
nhân, tính quyết đoán cao, thường dùng bạo lực để giải quyết xung đột, mâu
thuẫn, khả năng ổn định cảm xúc kém, đời sống tình cảm nghèo nàn.
Nhân cách người phạm tội vụ lợi - bạo lực: Đây là loại nhân cách có sự pha
trộn, kết hợp các đặc điểm nhân cách các loại trên.
Ngoài ra, căn cứ vào mức độ của những phẩm chất tâm lý tiêu cực bao gồm
03 loại: Nhân cách người phạm tội toàn thể, Nhân cách người phạm tội cục bộ,
Nhân cách người phạm tội tiểu cục bộ. Nhân cách người phạm tội toàn thể có
phẩm chất tiêu cực lớn, bao trùm lên toàn bộ nhân cách; nhân cách cục bộ có
những phẩm chất tiêu cực và tích cực đan xen nhưng yếu tố tiêu cực nổi trội hơn
và nhân cách tiểu cục bộ chỉ xuất hiện một số ít tâm lý tiêu cực, cá nhân không cố
ý thực hiện hành vi phạm tội.
3
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách người phạm tội
4.1. Yếu tố sinh học
Yếu tố bẩm sinh di truyền được hiểu là các đặc điểm về cấu tạo, chức năng
giải phẫu sinh lí của con người, chủ yếu là bộ não, hệ thần kinh và các giác quan.
Có nhiều quan điểm về sự ảnh hưởng của yếu tố sinh học đối với sự hình thành
nhân cách người phạm tội. Điển hình là nhà tội phạm học C.Lombroso cho rằng
nguyên nhân của tội phạm chính là ở trong con người và coi những dị dạng về
sinh lí, giải phẫu bẩm sinh là nguyên nhân có tính chất quyết định dẫn cá nhân vào
con đường phạm tội. Ngoài ra, có các quan điểm khác về các yếu tố di truyền, đột
biến hệ gen, sự phát triển không bình thường của não bộ cũng là một trong yếu tố
ảnh hưởng đến nhân cách người phạm tội.
Tuy nhiên tâm lý học hiện đại khẳng định yếu tố sinh học không phải là
nhân tố chính quyết định nhân cách người phạm tội mà nhân cách người phạm tội
còn phụ thuộc vào các yếu tố khác.
4.2. Yếu tố môi trường
Nhân cách người phạm tội được được hình thành trong quá trình hoạt động
thông qua sự tác động qua lại tích cực giữa cá nhân và môi trường sống. Nhân
cách người phạm tội là một nhân cách lệch chuẩn điển hình. Người phạm tội phát
triển nhân cách lệch lạc, hình thành những phẩm chất tâm lý tiêu cực không phù
hợp với các giá trị xã hội như: tính ích kỷ, tham lam, ham muốn vật chất, tình dục,
thù hận, chống đối,...Các yếu tố xã hội tác động đến nhân cách người phạm tội có
thể kể đến: Sự tác động của thế lực thù địch bên ngoài, ảnh hưởng của khiếm
khuyết trong môi trường nhỏ hẹp, những thiếu sót trong hoạt động quản lý nhà
nước. Những yếu tố kể trên đã tác động và làm mất đi những phẩm chất tích cực
của cá nhân người phạm tội.
4
4.3. Yếu tố giáo dục
Trên thực tế, những người phạm tội, đặc biệt là trẻ vị thành niên có nguy cơ
phạm tội thường là nhóm trẻ em lang thang, bụi đời không được giáo dục, rèn
luyện bài bản hay sinh sống trong một gia đình không hạnh phúc, được nuông
chiều quá mức, nhân thân có nhiều tiền án, tiền sự dẫn đến nhận thức, thái độ kém,
trở nên hư hỏng, đua đòi, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Thứ nhất, về phía nhà
trường, các phương pháp giảng dạy, thái độ và tấm gương của các thầy cô nếu
không chuẩn mực, phù hợp sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi
lệch chuẩn của cá nhân. Thứ hai, về phía gia đình, bầu không khí gia đình nặng nề,
không hạnh phúc; phương pháp nuôi dạy, quản lý con cái chưa thực sự phù hợp
đều có thể khiến một người dễ dàng dấn thân vào con đường tội phạm 1.
4.4. Yếu tố hoạt động của cá nhân
Nhân cách là mức độ “nội tâm hoá” bản chất xã hội của con người. Do vậy,
con người muốn chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội, làm phong phú nhân cách
của mình thì phải có hoạt động tích cực, bởi “sự phong phú tinh thần hiện thực cá
thể hoàn toàn phụ thuộc vào sự phong phú của những quan hệ hiện thực của nó”2
Đối với người phạm tội, thông qua hoạt động, bản chất xã hội tiêu cực trở thành
tâm lý tiêu cực. Những thiếu sót, lệch lạc trong quá trình xã hội hóa cá nhân là
nguyên nhân gây nảy sinh các phẩm chất, tâm lý tiêu cực của cá nhân, từ đó ảnh
hưởng đến sự hình thành nhân cách người phạm tội.
II. Liên hệ thực tiễn
1.Tình huống: Kẻ hiếp dâm, sát hại nữ sinh Đại học Sân khấu - Điện
ảnh lãnh án tử hình- Nguyễn Anh Tú
Nguyễn Anh tú (SN 1983, trú tại phường Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội). Do
có tư tưởng lệch lạc, đồi trụy nên khi được anh Tiến - chủ nhà trọ Tú đang thuê 1
Xem thêm Đặng Thanh Nga – Trương Quang Vinh (2012), Người chưa thành niên phạm tội - Đặc điểm tâm lí và
chính sách hình sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; tr.72-91, tr 121-127
2
C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.3, tr.26.
5
nhờ đi đón khách tới xem nhà trọ, Tú đã nảy sinh ý định hiếp dâm nếu vị khách
này là nữ. Nên khi thấy người đến thuê phòng trọ là chị Đặng Thị Cẩm Tú trẻ
trung, xinh đẹp Nguyễn Anh Tú đã hiện thực hóa ý định hiếp dâm chị. Nguyễn
Anh Tú đánh, khống chế khiến chị ngất đi và thực hiện hành vi hiếp dâm nhiều
lần. Sau đó, Nguyễn Anh Tú lấy ví, tiền, dây chuyền, xe máy Honda Vision của bị
hại, có tổng trị giá hơn 14,5 triệu đồng rồi bỏ trốn. Chị Cẩm Tú tử vong cho chấn
thương nặng. TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Anh Tú tử hình
về tội “Giết người”, 10 năm tù về tội “Hiếp dâm” và 5 năm tù về tội “Cướp tài
sản”. Tổng hợp hình phạt cả 3 tội danh, tòa tuyên phạt đối tượng này mức án
chung là tử hình.
2. Phân tích nhân cách người phạm tội trong tình huống
2.1. Phân tích cấu trúc nhân cách của Nguyễn Anh Tú
Trong cuộc sống thường ngày, về tình cảm ý chí thì ngay từ khi còn nhỏ Tú
là người sống khép kín, ít nói. Trong phiên xét xử, bố của Tú đã nói “Nó hay thích
con gái và nhút nhát”. Lối sống của Tú không lành mạnh, thường ngày Tú thích
xem phim ảnh đồi trụy, có các cảnh hành hung, hiếp dâm để thỏa mãn những nhu
cầu hứng thú của bản thân. Xu hướng phát triển lệch lạc, nhận thức sai trái nên đã
ảnh hưởng tác động lên hành vi.
Về tính cách, Tú là người sống khép kín, ít giao lưu. Khi còn ở nhà với bố
mẹ, Tú yêu cầu gia đình bịt kín các cửa sổ và luôn tưởng tượng ra việc bị mẹ đánh
rồi đi kể với mọi người. Về năng lực, Tú khai nhận “thường xuyên xem phim ảnh
đồi trụy, bạo lực” nên có thể Tú đã học tập và bắt chước theo những hành vi trên
phim ảnh để thực hiện trót lọt tội phạm. Cụ thể, để chuẩn bị cho hành vi phạm tội,
trước đó Tú đã ra phố La Thành để mua búa nhưng vì không mua được nên nhặt
gạch cho vào ba lô nhằm hành hung, khống chế nạn nhân. Và sau đó, nhân lúc chị
Cẩm Tú không để ý, hắn đã dùng gạch đánh vào đầu, dùng tay bóp cổ cho bất tỉnh
và hiếp dâm. Hành vi thực hiện một cách chuẩn xác và mau lẹ.
6
Ngoài ra như đã phân tích ở trên có thể thấy Tú thuộc loại khí chất ưu tư:
không phải là người có tính cách mạnh mẽ, dễ bị lôi kéo ảnh hưởng từ các yếu tố
tiêu cực mà cụ thể là phim ảnh đồi trụy.
2.2. Phân loại nhân cách phạm tội của Nguyễn Anh Tú
Nhân cách phạm tội của Tú được phân loại khá rõ ràng bởi hai căn cứ là:
khách thể bị xâm hại và mức độ phẩm chất tâm lý tiêu cực nên bài viết sẽ tập trung
phân loại nhân cách của bị cáo theo hai căn cứ trên.
Thứ nhất, căn cứ vào khách thể bị xâm hại ở đây là danh dự, nhân phẩm,
tính mạng sức khỏe và tài sản. Cụ thể: Tú có hành vi đánh và hiếp dâm nhiều lần
nạn nhân - mang tính chất liên tục, nhẫn tâm, coi thường người khác- đã xâm
phạm đến danh dự, nhân phẩm và tính mạng nạn nhân; Sau khi hiếp dâm, hắn còn
nảy sinh ý đồ cướp tài sản và đã “lấy ví, tiền, dây chuyền, xe máy Honda Vision
của bị hại, có tổng trị giá hơn 14,5 triệu đồng rồi bỏ trốn” - xuất phát từ việc gia
đình Tú không phải là khá giả, cộng với việc không tự kiềm chế được cảm xúc,
nhu cầu bản thân nên sau khi hiếp dâm nạn nhân, hắn đã lấy ví, tiền, dây chuyền
xe máy- đã xâm phạm đến tài sản của nạn nhân. Vậy, đây là trường hợp thuộc
nhân cách người phạm tội vụ lợi – bạo lực.
Thứ hai, căn cứ vào mức độ của những phẩm chất tâm lý tiêu cực có thể
thấy Tú không hẳn là một người luôn luôn chống đối xã hội, nhân thân tốt, phạm
tội lần đầu, không có tiền án, tiền sự và thậm chí đã từng là giảng viên IT của
trung tâm Tin học. Nhưng những phẩm chất tiêu cực chiếm phần lớn cộng thêm
hoàn cảnh thuận lợi (đêm khuya vắng người, tại phòng trọ riêng của Tú, chị Cẩm
Tú đi một mình, lại xinh đẹp, trẻ trung..). Thêm vào đó là nhân cách của Tú không
được bình thường khiến cho những phẩm chất tiêu cực lấn chiếm thúc đẩy Tú thực
hiện hành vi hiếp dâm. Vậy, Tú là loại nhân cách người phạm tội cục bộ.
7
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách của Nguyễn Anh Tú
2.3.1. Yếu tố sinh học
Tại tòa, giám định viên khẳng định Tú bị bệnh rối loạn nhân cách ám ảnh
nghi thức. Đặc điểm cơ bản của bệnh này là sự lặp đi lặp lại của những ý nghĩ ám
ảnh hoặc hành vi cưỡng bức. Đây là một căn bệnh có tỷ lệ di truyền lớn, khoảng
35%. Bí cáo mắc bệnh này dẫn đến hình thành tâm lý vặn vẹo, mong muốn thực
hiện hành vi cưỡng bức để giải tỏa tâm lý, từ đó hình thành nhân cách chống xã
hội. Nếu không kịp thời điều trị, mức độ chống đối xã hội sẽ ngày một cao. Nên
đây là yếu tố ảnh hưởng một phần đến nhân cách của Tú.
2.3.2. Yếu tố môi trường
Từ nhỏ Tú là người yếu đuối, nhút nhát, hay bị bắt nạt, cha thường xuyên đi
công tác, mẹ mất sớm, vì công việc bận rộn nên không thể quan tâm nhiều khiến
Tú cảm thấy không được quan tâm, bảo vệ. Những điều đó dần làm hình thành
tính cách tiêu cực bất thường, sống khép kín và trầm tính của Tú.
Đồng thời, Tú còn bị ảnh hưởng khá lớn từ những bộ phim đồi trụy có cảnh
hành hung, hiếp dâm. Điều này làm suy thoái nhân cách của Tú khiến hắn luôn có
ham muốn thực hiện hành vi tình dục kiểu bạo lực. Nên khi được anh Tiến nhờ
đón khách xem phòng, Tú đã hành hung nữ sinh đến bất tỉnh để hiếp dâm.
2.3.3. Yếu tố giáo dục
Nguyễn Anh Tú của tuổi thơ thiếu vắng đi tình yêu thương, sự chăm sóc,
dạy dỗ, bảo ban của người mẹ. Dân gian ta xưa kia đã có câu “đàn ông xây nhà,
đàn bà xây tổ ấm”, người phụ nữ trong gia đình có vai trò to lớn trong việc nuôi
dạy, chăm sóc con cái. Tú sống với cha từ nhỏ, mà cha Tú lại bận rộn công việc,
không có thời gian chăm sóc, quan tâm tới suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của con.
Từ đó, tình yêu, sự quan tâm, dạy bảo của người cha lại càng ít đi mà vốn dĩ đã
khuyết từ phía người mẹ. Tú không được rèn giũa, được bảo ban cách và bị cô đơn
8
trong chính ngôi nhà của mình. Nguyên nhân trên đã ảnh hưởng tâm lý khiến Tú
sống khép mình, dễ bị ảnh hưởng bởi những tiêu cực của xã hội.
2.3.4. Yếu tố hoạt động của cá nhân
Nhận thấy, Tú thường đóng kín cửa, tự tưởng tượng cảnh mẹ đánh mình
khiến tâm lý rối loạn, dễ lầm tưởng rằng hành vi đó thực sự xảy ra. Ngoài ra Tú
thường xem phim ảnh đồi trụy làm kích thích thần kinh, hình thành niềm say mê,
hứng thú lệch lạc và mong muốn thực hiện những hành vi như trong phim. Có thể
thấy, Tú hưởng ứng tác động của phim ảnh đồi trụy và ảo tưởng bản thân là
nguyên nhân hình thành tâm lý không đúng đắn với xã hội. Những tiếp thu lệch
lạc, tiêu cực đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của Tú và khiến Tú nảy sinh
hành vi phạm tội.
KẾT LUẬN
Tìm hiểu về nhân cách người phạm tội là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong quá trình nghiên cứu tâm lý học tội phạm. Những phẩm chất tâm lý
tiêu cực bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và mang những nét đặc trung
nhất định này trong điều kiện nhất định sẽ dẫn cá nhân đến chỗ thực hiện hành vi
phạm tội, xâm hại tới sự phát triển toàn diện của xã hội, tới lợi ích của nhà nước
và cộng đồng. Do vậy, việc tạo ra một môi trường đảm bảo cho nhân cách con
người có sự phát triển hài hòa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay là nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước cũng như mỗi cá
nhân đang sinh sống, học tập và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tâm lý học Tư pháp, NXB Công an nhân dân, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội 2016;
2. Giáo trình Tội phạm học, Công an nhân dân, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Hà Nội 2012;
3. Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình tâm lí học đại cương, Trường Đại
học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2010;
4. Đặng Thanh Nga – Trương Quang Vinh (2012), Người chưa thành niên
phạm tội - Đặc điểm tâm lí và chính sách hình sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội;
5. Hoàng Thị Bích Ngọc (chủ biên, 2012), Tâm lí học hình sự, trong bộ Khoa
học hình sự Việt Nam, Nxb. CAND.
* website:
6. />7. />
10