Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Pháp Luật Về Hoạt Động Thương Mại Đối Với Các Loài Thực Vật Hoang Dã Nguy Cấp, Quý, Hiếm Ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 33 (2007-2011)

Cán bộ hướng dẫn
VÕ HOÀNG YẾN

Sinh viên thực hiện
TRẦN THANH DUẨN
MSSV: 5075094
Luật Thương mại 2 – K33

CẦN THƠ, 4 - 2011


............................................................................................................
.................................................................................................................
.......................................................................................................
.................................................................................................................
.......................................................................................................
.................................................................................................................
.......................................................................................................
.................................................................................................................
.......................................................................................................
.................................................................................................................
.......................................................................................................
.................................................................................................................
.......................................................................................................
.................................................................................................................


.......................................................................................................
.................................................................................................................
.......................................................................................................
............................................................................................................
.................................................................................................................
...........................................................................................................
.......................................................................................................
.............................................................


............................................................................................................
.................................................................................................................
.......................................................................................................
.................................................................................................................
.......................................................................................................
.................................................................................................................
.......................................................................................................
.................................................................................................................
.......................................................................................................
.................................................................................................................
.......................................................................................................
.................................................................................................................
.......................................................................................................
.................................................................................................................
.......................................................................................................
.................................................................................................................
.......................................................................................................
..............................................................................................................
...............................................................................................
............................................................................................

…………………………………….


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................4
1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.....................................................................................6
3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................8
5. Kết cấu của đề tài..........................................................................................................8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐỐI
VỚI CÁC LOÀI THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM Ở VIỆT NAM
..........................................................................................................................................11
1.1 Khái quát chung về thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt
Nam……………………………… ....................................................................................11
1.1.1 Khái niệm về thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm............................................12
1.1.2 Phân loại các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm....................................14
1.1.3 Vai trò của thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm...............................................22
1.1.4 Các mối đe dọa chính về sự tồn tại của các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm 23
1.2
Hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở
Việt Nam...........................................................................................................................19
1.2.1 Quá trình phát triển hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm ở nước ta ..........................................................................................19
1.2.2 Khái niệm về hoạt động thương mại các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm……...........................................................................................................................25
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC LOÀI
THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM Ở VIỆT NAM...........................27
2.1 Pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã

nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại…..............27
2.2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm bị hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại............28
2.3 Các điều kiện về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy
cấp, quý, hiếm ..................................................................................................................29
2.3.1 Điều kiện về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã thuộc danh
mục loài nguy cấp, quý, hiếm theo qui định của pháp luật trong nước ..........................29
2.3.2 Điều kiện về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp,
quý, hiếm theo qui định trong các phụ lục của công ước CITES.....................................27
2.3.3 Điều kiện để được cấp giấy phép, chứng chỉ CITES về hoạt động thương mại đối
với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm .........................................................36
2.3.4 Các trường hợp cơ quan quản lý CITES Việt Nam thu hồi giấy phép và chứng chỉ
CITES…………................................................................................................................38
2.4 Trách nhiệm pháp lý về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam .....................................................................................39
2.4.1 Xử lý vi phạm hành chính.......................................................................................35
2.4.1.1 Đối tượng bị xử phạt ............................................................................................35
2.4.1.2 Hình thức xử phạt................................................................................................35
2.4.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự ................................................................................46
2.4.3 Xử lý tang vật sau khi bị tịch thu ............................................................................45


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐỐI
VỚI CÁC LOÀI THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM Ở VIỆT NAM
VÀ HƯỚNG ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ...........................................48
3.1 Thực trạng hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp,
quý, hiếm ở Việt Nam ......................................................................................................48
3.1.1 Tình hình hoạt động thương mại và các vụ vi phạm đối với các loài thực vật hoang
dã nguy cấp, quý, hiếm hiện nay.......................................................................................55
3.1.2 Thực trạng pháp luật qui định về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật

hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở nước ta hiện nay ...........................................................52
3.2 Hướng đề xuất của bản thân nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả trong việc
phòng chống tình trạng hoạt động thương mại trái phép các loài thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm .........................................................................................................55
3.2.1 Hướng đề xuất đối với các cơ quan nhà nước trong công tác phòng chống tình
trạng hoạt động thương mại trái phép các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm…………………….. .................................................................................................56
3.2.2 Những cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức không thuộc các cơ quan quản lý nhà
nước……………...............................................................................................................57
3.2.3 Hướng đề xuất với những bất cập và thiếu sót của pháp luật ................................58
KẾT LUẬN ......................................................................................................................61


LỜI NÓI ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Thực vật là một bộ phận của môi trường. Vai trò của thực vật đối với quá trình
trao đổi chất trong tự nhiên là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống tự nhiên.
Đây là những kiến thức phổ thông mà mỗi người đã được truyền đạt và thu thập ở
những năm trung học.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng,
các tổ chức, cơ quan đã đưa ra rất nhiều thông tin về vấn nạn môi trường: Hiện tượng
EL NINO làm cho băng tan gây ra lũ lụt ở nhiều nơi gây mất mác về người và của, sự
ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng hơn… Chính những biến đổi đó của thiên
nhiên đã và đang làm mất dần một bộ phận lớn các hệ sinh thái, phá hủy môi trường
sống tự nhiên của thảm thực vật hoang dã và đẩy chúng vào “tình trạng nguy cấp”.
Thực vật hoang dã là một bộ phận của giới sinh vật, là một phần của đa dạng
sinh học cũng như là những đứa con của “thiên nhiên”. Trong hệ thực vật đó, các loài
quý, hiếm còn là những “sản vật” vô giá của quốc gia do chúng có các giá trị cao về
nhiều mặt như: kinh tế, y học, khoa học môi trường mà chúng mang lại. Tuy nhiên,

trong những năm gần đây, trên các báo đài cũng như trong một số nghiên cứu khoa
học, những nhà nghiên cứu trong nước đã đưa ra một thực trạng rất đáng lo ngại về sự
tồn tại cho những loài này đó là sự suy giảm số lượng cá thể của chúng trong môi
trường tự nhiên, theo từ ngữ chuyên ngành gọi là “bị đe dọa tuyệt chủng” và thuật ngữ
pháp lý gọi những loài này là “ nguy cấp, quý, hiếm”. Trong những nguyên nhân làm
cho thực trạng các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm bị sụt giảm về số lượng
cá thể ngoài các yếu tố đến từ giới tự nhiên, thì còn có các yếu tố do sự tác động trực
tiếp con người cũng là một nhân tố quan trọng dẫn đến hiện trạng đó. Những vụ vi
phạm về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã quý, hiếm ngày càng
tăng. Trong khi đó, theo một số nhà nhận định, khung pháp lý để bảo vệ các loài này ở
Việt Nam tương đối hoàn chỉnh và hoàn toàn có thể kiểm soát những vấn đề này, như
vậy, tại sao thực trạng này lại xảy ra?
Trước những vấn đề vừa nêu, người viết đã chọn đề tài “Pháp luật về hoạt
động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt
Nam” với mong muốn qua việc phân tích khung pháp lý quy định cũng như xem xét
các thực trạng, người viết có thể trả lời cho câu hỏi đã nêu trên. Từ đó, cá nhân người
viết xin đề xuất một số biện pháp để khắc phục vấn đề.
2.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài “Pháp luật về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam” được viết với mục tiêu sau:


- Trình bày những hiểu biết chung nhất về thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm và những quy định của pháp luật về hoạt động thương mại đối với các loài thực
vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Vấn đề này được thể hiện thông qua sự phân tích
các khái niệm, phân loại, quá trình phát triển và hình thức về hoạt động thương mại
đối với các loài này, phân tích và tóm tắt một số điều luật quy định về hoạt động
thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo pháp luật Việt
Nam ..

- Qua việc phân tích các điều luật; xem xét thực trạng về hoạt động thương mại
đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở một số địa phương thông qua
phương tiện thông tin cùng với các số liệu thống kê từ đó giúp chúng ta thấy được
những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại của công tác này trên thực tế cũng như phân tích
những nguyên nhân gây ra các hạn chế đó.
- Từ những phân tích vừa nêu, người viết đề ra một số giải pháp nhằm giúp
hoàn thiện phần nào những thiếu sót, hạn chế những qui định về hoạt động thương mại
đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm để góp phần giúp cho việc thực
hiện hoạt động thương mại đối với các loài này theo qui định của pháp luật đạt hiệu
quả cao hơn.
3.
Phạm vi nghiên cứu
Các vấn đề xung quanh pháp luật về hoạt động thương mại đối với các loài thực
vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhìn chung khá rộng bao gồm nhiều mặt như xã hội,
khoa học, sinh học chuyên ngành... Tuy nhiên, trong đề tài thì người viết chỉ đề cập
đến các vấn đề mang tính pháp lý.
Thứ nhất, trình bày những vấn đề khái quát chung nhất về thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm theo pháp luật Việt Nam và quá trình phát triển về hoạt động
thương mại đối với các loài thực vật này ở nước ta trong những năm qua, chủ yếu là
nêu những văn bản pháp luật liên quan trong từng thời kỳ và rút ra ý nghĩa về hoạt
động thương mại đối với các loài thực vật này trong thực tiễn hiện nay.
Thứ hai, đối với nội dung liên quan đến pháp luật về hoạt động thương mại các
loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, người viết chỉ nêu tổng quát và tóm tắt
những phương thức, chế tài được quy định trong luật. Đề tài chỉ đề cập đến những vấn
đề mà người viết nghĩ là cần thiết chứ không đi sâu vào tất cả các khía cạnh. Qua việc
phân tích những nội dung đó, người viết sẽ có được những hiểu biết nhất định về
những qui định của pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại đối với các loài thực
vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam.
Thứ ba, về thực trạng hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm hiện nay, người viết chỉ khái quát tình hình thực tế thông qua các



vụ vi phạm trong việc hoạt động thương mại các loài này và những mặt hạn chế của
pháp luật. Sau khi xem xét, phân tích, người viết sẽ đưa ra những đề xuất của bản thân
để góp phần hoàn thiện những qui định của pháp luật về hoạt động thương mại đối với
các loài thực vật này ở hiện tại và tương lai.
4.
Phương pháp nghiên cứu
Để đề tài mang tính khoa học và thực tiễn cao, người viết sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu, liệt kê và phân tích luật viết. Đề tài sử dụng nhiều
văn bản pháp luật quy định về các vấn đề liên quan đến những qui định của pháp luật
về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm cũng
như những văn bản góp phần làm rõ các khái niệm ... của Việt Nam. Việc nghiên cứu,
phân tích là cơ sở quan trọng để hoàn thành đề tài.
- Phương pháp thống kê và phân tích số liệu từ một số nguồn liên quan để
chứng minh cho những luận điểm mà người viết đưa ra.
Đây là hai phương pháp chính giúp người viết xây dựng toàn bộ các vấn đề của
luận văn.
5.
Kết cấu của đề tài
Luận văn bao gồm: Mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Trong đó,
phần nội dung được trình bày thành ba chương, cụ thể như sau:
 Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động thương mại đối với các
loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. Nội dung chính của chương
này là đi vào những luận điểm mang tính khái quát chung nhất về thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam (phần 1.1) bao gồm khái niệm, phân loại thực vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, vai trò của các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm và các mối đe dọa chính về sự tồn tại của các loài thực vật hoang dã nguy cấp,
quý, hiếm. Từ đó, đi tìm hiểu về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật

hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam (phần 1.2) bao gồm quá trình phát triển
hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt
Nam, khái niệm về hoạt động thương mại đối với các loài này.
 Chương 2: Pháp luật về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. Đây là nội dung chính của đề tài nêu ra
những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động thương mại đối với các loài
thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở nước ta. Trong phần này, người viết đi sâu
liệt kê và phân tích các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại đối với
các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác và sử dụng vì mục
đích thương mại mà pháp luật nước ta đã quy định (phần 2.1), trong đó, người viết


tiếp tục tìm hiểu về các qui định của pháp luật điều chỉnh về hoạt động thương mại
đối với những loài bị hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại(phần 2.2).
Bên cạnh đó, trong chương này, người viết còn đề cập đến những điều kiện về hoạt
động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (phần 2.3).
Và cuối cùng thì người viết đi tìm hiểu về các chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực
hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và phân
tích những ưu điểm, khuyết điểm của các hình thức xử phạt (phần 2.4).
 Chương 3: Thực trạng pháp luật về hoạt động thương mại đối với các
loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam và hướng đề xuất để hoàn
thiện. Chương này chủ yếu nêu lên tình hình thực tế trong hoạt động thương mại đối
với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thông qua các số liệu thống kê và
một số vụ vi phạm cụ thể được người viết thu thập (phần 3.1). Sau khi phân tích thực
trạng, người viết nêu ra một số biện pháp khắc phục mang tính cá nhân nhằm đóng
góp cho việc hoàn thiện các qui định của pháp luật về hoạt động thương mại đối với
các loài thực vật này ở Việt Nam (phần 3.2).
Vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như khó khăn trong
việc tìm tài liệu, số liệu và một số thực tiễn vi phạm... Cũng như là những hạn chế về
mặt kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của người viết nên đề tài này không

tránh khỏi những sai sót nhất định. Do đó, người viết rất mong nhận được những đóng
góp của quý Thầy, Cô và những bạn đọc khác để giúp người viết sửa chữa, khắc phục
những hạn chế của đề tài này, nhằm làm cho đề tài được hoàn thiện hơn.
Người viết xin gửi lời cám ơn đến cô Võ Hoàng Yến, người trực tiếp hướng dẫn
người viết thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, người viết cũng xin gửi
lời cám ơn đến quý Thầy, Cô trong hội đồng bảo vệ luận văn đã dành thời gian để
nghiên cứu và giúp đỡ người viết thấy được những thiếu sót nhằm tạo điều kiện cho
người viết có thêm kinh nghiệm, hiểu biết để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu
sau này.


BẢNG QUY ƯỚC TỪ VIẾT TẮT
CITES

The Convention on International Trade in
Endangered Species of Wild Fauna and Flora
Công ước về buôn bán các loài động thực vật hoang
dã nguy cấp.

IUCN

The International Union for Conservation of Nature
Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BLHS


Bộ Luật Hình sự

HĐBT

Hội Đồng Bộ Trưởng

BNN

Bộ Nông Nghiệp

BTP

Bộ Tư Pháp

BCA

Bộ Công An

VKSNDTC

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao

TANDTC

Tòa Án Nhân Dân Tối Cao


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC
LOÀI THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM Ở VIỆT NAM

1.1 Khái quát chung về thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển có nguồn tài nguyên
thiên nhiên có thể được xem là khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên
thế giới. Bên cạnh những nguồn tài nguyên hầm mỏ, khoáng sản... Thì bên cạnh đó
thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý, hiếm, cũng là một trong những nguồn tài
nguyên có giá trị cao về mặt kinh tế và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tự nhiên.
Đồng thời, ở nước ta cũng được xem như là nơi còn các loài thực vật hoang dã quý,
hiếm tồn tại và phát triển do điều kiện khí hậu thay đổi từ điều kiện nhiệt đới ở phía
Nam đến điều kiện ôn hòa ở vùng núi phía Bắc và với diện tích ¾ là đồi núi1 cho nên
với điều kiện lý tưởng như thế thì sẽ tạo nên sự đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên làm
nền tảng cho giới thực vật phát triển phong phú. Vì vậy, Việt Nam được thế giới đánh
giá là một trong các quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao, trong đó có hệ
thực vật hoang dã.
Nước ta có diện tích bề mặt là 331.051 km2 với chiều dài đất liền là 1.650 km
bao gồm các đồng bằng, cao nguyên và địa hình đồi núi, tổng chiều dài bờ biển là
3.260 km với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ2. Bên cạnh bờ biển dài có giá trị về tiềm
năng du lịch, thì cũng là nơi sinh sống cho hàng nghìn loài thực vật thủy sinh, trong đó
có nhiều loài được đánh giá là quý, hiếm và có giá trị kinh tế cao, diện tích rừng là
13.258.843 ha với độ che phủ đạt 39,1%3 cũng là nơi lý tưởng cho các loài thực vật
phát triển và tồn tại. Theo thống kê "Tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ lợi ích" (của
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới), thì tại Việt Nam hiện có gần 12.000 loài thực
vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số
chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế giới); 69 loài thực vật hạt trần; 12.000 loài thực
vật hạt kín; 2.200 loài nấm; 2.176 loài tảo; 481 loài rêu; 368 loài vi khuẩn lam; 691
loài dương sỉ và 100 loài khác. Trong đó có 50% số loài thực vật bậc cao là các loài có
tính chất bản địa, các loài di cư từ Hymalia-Vân Nam-Quý Châu xuống chiếm 10%,
các loài di cư từ Ấn Độ-Myanma sang chiếm 14%, các loài từ Indonesia-Malaysia di
cư lên chiếm 15%, còn lại là các loài có nguồn gốc hàn đới và nhiệt đới khác4.

1


Tham khảo tại 765765-đặc-điểm-chung-của-địa-lí-tự-nhiên-việt-nam
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam:
/>3
Quyết định số 2140 /QĐ-BNN-TCLN ngày 09/8/2010, về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2009
4
xem tại: http://www. Botanyvn.com/cnt.asp?param=edir
2


Các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm hiện nay ở nước ta rất đa dạng
và phong phú. Chúng được thống kê trong nhiều nguồn tài liệu khác nhau, có những
tài liệu thuộc lĩnh vực khoa học, sinh học chuyên ngành nhưng cũng có những nguồn
tài liệu là các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành.
1.1.1 Khái niệm về thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
Thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm là nguồn tài nguyên rừng có nhiều tiềm
năng to lớn và có giá trị kinh tế cao, mặc dù vậy nhưng chúng chưa được đánh giá
đúng tiềm năng về điều hòa khí hậu trong môi trường tự nhiên và góp phần vào việc
thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Do đó, thực vật hoang dã nguy cấp,
quý, hiếm đang được hoạt động thương mại một cách tự phát và rộng rãi, để đánh giá
đúng tiềm năng của chúng và ngăn chặn tình trạng hoạt động thương mại trái phép, thì
phải hiểu khái niệm về thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trong các qui định của
pháp luật hiện nay.
Khái niệm về thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ban đầu được qui định
chưa được cụ thể và bao quát hết được tất cả các ý nghĩa về một loài thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm, mà chỉ nêu lên khái niệm một cách chung chung về vấn đề như
qui định tại Điều 1 Nghị định số 18/HĐBT ban hành ngày 17/01/1992 có nêu:
“Thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm gồm những loại có giá trị đặc biệt về
khoa học, kinh tế và môi trường, có số lượng, trữ lượng ít hoặc đang có nguy cơ bị
diệt chủng.”

Khi đưa ra khái niệm về thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thì Nghị định
số 18/HĐBT không gọi là thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm mà chỉ nêu lên là
thực vật rừng quý, hiếm, lúc đầu khi đưa ra nghị định này theo ý kiến của người viết
thì tình trạng về số lượng thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm chưa bị đe dọa về số
lượng nên khi đưa ra khái niệm nghị định không có ghi từ “nguy cấp”, mà chỉ đưa ra là
loài quý, hiếm. Do đó, nó chưa qui định chính xác vấn đề về thực vật hoang dã nguy
cấp, quý, hiếm. Trong danh mục nghị định này chỉ nêu lên những loài thực vật trên cạn
và chưa bao quát được những loài thực vật hoang dã khác như thủy sinh.
Sau khi ban hanh ra Nghị định số 18/HĐBT vào năm 1992, thì đến năm 1994
Việt Nam trở thành thành viên của công ước CITES về buôn bán quốc tế các loài
hoang dã nguy cấp động vật, thực vật. Sau khi trở thành viên chính thức của công ước
CITES, thì tiếp đến chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày
30/03/2006 về quản lý thực vật rừng và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Trong
nghị định này đã đưa ra khái niệm về thực vật nguy cấp, quý, hiếm và được qui định
tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP:


“ Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động
vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự
nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài thực vật, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định”
Trong khái niệm này thì được nêu lên khác hơn so với khái niệm ban đầu.
Trong khái niệm của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP có nêu lên được thuật ngữ “nguy
cấp, quý, hiếm” nó mang ý nghĩa bao quát và hoàn chỉnh hơn khái niệm ban đầu được
nêu ra. Trong Nghị định này cũng bổ sung thêm vào danh sách các loài thực vật hoang
dã nguy cấp, quý, hiếm, và có tổng cộng là 525 loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm bao
gồm ở hai nhóm.
Bên cạnh đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành ra
Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN về việc công bố danh mục các loài thủy sinh quý,
hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.

Cũng trong quyết định này cũng đã nêu ra khái niệm về các loài thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm thuộc môi trường nước cụ thể như sau:
“Loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng là những loài sinh vật (động
vật và thực vật) thích nghi với đời sống ở nước hoặc vùng đất ngập nước có giá trị đặc
biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị kinh tế cao, số lượng quần thể còn rất ít
và có khả năng bị biến mất trong tự nhiên ở các cấp độ khác nhau”
Tuy nhiên khái niệm này cũng như các khái niệm đã được nêu ra về loài thực
vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trước đó, đều không nêu lên được hết ý nghĩa về
một loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Trong các văn bản pháp luật sau này
khi đề cập về vấn đề môi trường có liên quan đến các loài thực vật thì thuật ngữ “thực
vật nguy cấp, quý, hiếm” luôn luôn đóng vai trò chủ đạo và quan trọng. Trước tình
hình các loài thực vật hoang nguy cấp, quý, hiếm bị suy giảm về số lượng một cách
nhanh chống, thì đòi hỏi các cơ quan nhà nước cần phải đưa ra một khái niệm về các
loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, tương đối hoàn chỉnh hơn các khái niệm
trước đó đã được nêu ra để điều chỉnh các loài này. Và trong năm 2008 thì Luật Đa
dạng sinh học Việt Nam đã đưa ra khái niệm về thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
và được qui định tại khoản 20 Điều 3:
“Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây
trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế,
kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít
hoặc bị đe dọa tuyệt chủng”

5

Tham khảo danh mục các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định số
32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 ở phụ lục 1 của luận văn.


Nhìn chung, khái niệm này đã qui định chi tiết chung cho tất cả các loài không
qui định riêng biệt cho một loài cụ thể nào mà qui định cho tất cả các loài nguy

cấp,quý, hiếm. Đặc biệt khái niệm này đã nêu lên được sự cấp bách trong việc suy
giảm về số lượng các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trước tình trạng khai
thác và hoạt động thương mại như hiện nay. Nên đòi hỏi nhà nước cần có những biện
pháp để khắc phục tình trạng trên nhất là đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp,
quý, hiếm có giá trị cao về kinh tế, lịch sử....
Tóm lại, khi tìm hiểu về thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có rất nhiều
khái niệm và có những cách hiểu khác nhau như cùng một loài thực vật nguy cấp, quý,
hiếm nhưng giữa trên cạn và dưới nước lại được qui định và có cách gọi khác nhau.
Như trong Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN thì gọi thực vật nguy cấp, quý, hiếm ở
dưới nước là “thủy sinh”. Còn đối với thực vật trên cạn thì trong các văn bản pháp luật
lại gọi là “thực vật nguy cấp, quý, hiếm”. Mặc dù có các cách gọi khác nhau nhưng
tổng hợp các khái niệm và các ý trong các văn bản có liên quan về qui định thực vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, thì người viết xin rút ra khái niệm chung nhất về mặt
pháp lý như sau.
“Thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm là những loài thực vật hoang dã bao
gồm cả khu hệ thực vật trên cạn (thực vật rừng) và khu hệ thực vật dưới nước quý,
hiếm (các loài thủy sinh). Những loài này phải có giá trị đặc biệt về nhiều mặt như
khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa lịch sử cao hơn
các loài thực vật bình thường, và có số lượng cá thể còn rất ít trong môi trường tự
nhiên, đang có nguy cơ tuyệt chủng và được nhà nước ưu tiên bảo vệ”
1.1.2 Phân loại các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Trong các tài liệu hiện nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách phân loại
các loài thực vật hoang dã khác nhau. Chẳng hạn các nhà sinh học, thực vật học... Thì
việc phân loại các loài thực vật hoang dã dựa trên các cấu tạo thân, các đặc trưng riêng
biệt của từng loài, từ đó sắp các cá thể này vào các nhóm giống nhau hoặc khác nhau.
Trong khi đó ở dưới dạng pháp lý, thì các nhà luật học đã phân loại chúng dựa trên các
tiêu chí về giá trị, số lượng có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Ở
nước ta hiện nay, việc phân loại các loài thực vật hoang dã trong các văn bản pháp luật
cũng dựa vào các tiêu chí này, và các nguồn tài liệu đề cập về việc phân loại các loài
thực vật bao gồm: Công ước CITES về buôn bán quốc tế các loài hoang dã nguy cấp

động vật và thực vật mà Việt Nam đang là thành viên. Sách đỏ Việt Nam và nguồn
cuối cùng đó là các văn bản pháp luật do chính phủ và các cơ hữu quan ban hành.


* Các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được phân loại theo công ước
CITES.
- Sơ lược về công ước CITES.
Công ước CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài hoang dã nguy cấp
động vật và thực vật) là một thỏa thuận quốc tế giữa các chính phủ. Bên cạnh đó hoạt
động buôn bán thực vật hoang dã diễn ra liên quốc gia, chính vì vậy để kiểm soát hoạt
động buôn bán đòi hỏi có sự tham gia của cả cộng đồng quốc tế. CITES thể hiện tinh
thần hợp tác ấy. Ngày nay, công ước CITES quy định việc bảo vệ trên 30.000 loài
động, thực vật ở các mức độ khác dựa trên việc kiểm soát hoạt động buôn bán quốc tế
các mẫu vật của chúng.Công ước CITES đã được soạn thảo như là một kết quả của
một nghị quyết được thông qua vào năm 1963 tại một cuộc họp của các thành viên của
IUCN6. Các văn bản của Công ước cuối cùng đã đồng ý tại một cuộc họp của đại diện
80 quốc gia ở Washington DC., Hoa Kỳ, vào ngày 03 tháng 3 năm 1973, và có hiệu
lực vào ngày 1/6/1975 CITES. Bản gốc của Công ước đã được gửi cho Chính phủ lưu
trữ trong các ngôn ngữ Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha, mỗi phiên bản
là giá trị như nhau. CITES là một thỏa thuận quốc tế mà Hoa (quốc gia) tuân thủ tự
nguyện. Quốc gia đã đồng ý bị ràng buộc bởi các Công ước ("gia nhập" Công ước
CITES) được gọi là Bên. Mặc dù Công ước CITES có hiệu lực pháp ràng buộc các bên
- nói cách khác họ phải thực hiện Công ước - nó không có nơi cho luật pháp của quốc
gia. Thay vì nó cung cấp một khuôn khổ để được tôn trọng bởi mỗi bên, trong đó có áp
dụng pháp luật của nước mình để đảm bảo rằng Công ước CITES được thực hiện cấp
quốc gia.
Qua 35 năm, hiện nay CITES là một trong những Công ước có số thành viên
lớn nhất. Tính đến năm 2009, số lượng thành viên của công ước này là 1757. Thành
viên cuối cùng tham gia là Bosnia and Herzegovina vào ngày 21/04/2009. Việt Nam
chính thức trở thành thành viên thứ 121 của công ước CITES vào 27/04/1994.

Theo cách phân loại trong công ước này thì thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm được phân làm ba loại có sự giảm dần theo cấp độ đe dọa đến sự tuyệt diệt của
các loài này. Ở mỗi phụ lục qui định về loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thì
nó có sự qui định khác nhau về tính chất của mỗi loài như.
Trong phục lục I của công ước thì qui định:
“Bao gồm những loài bị đe doạ tuyệt diệt do hoặc có thể do buôn bán. Việc
buôn mẫu vật của những loài này phải tuân theo những quy chế nghiêm ngặt để không

6
7

IUCN: Tổ Chức Liên Minh Bảo Tồn Thế Giới
/>

tiếp tục đe doạ sự tồn tại của chúng và chỉ có thể thực hiện được trong những trường
hợp ngoại lệ8”
Những loài thuộc phụ lục này có số lượng cá thể ngoài môi trường tự nhiên còn
rất ít và mức độ đe dọa đến sự tồn tại của chúng rất cao bởi hoạt động thương mại của
con người, và các nước thành viên cần phải áp dụng các biện pháp cấp bách để bảo vệ
chúng một cách nghiêm ngặt nhất.
Phụ lục II trong công ước thì lại có qui định:
“Tất cả những loài mặc dù hiện chưa bị đe doạ tuyệt diệt nhưng có thể dẫn đến
đó nếu việc buôn bán những mẫu vật của những loài đó không tuân theo những quy
chế nghiêm ngặt nhằm tránh việc sử dụng không phù hợp với sự tồn tại của chúng, và
những loài khác cũng phải tuân theo quy chế để cho việc buôn bán mẫu vật của một số
loài có liên quan đến mục (a) có thể phải được kiểm soát hữu hiệu9”
Tính nguy cấp của các loài thực vật thuộc trong phụ lục này về mức độ đe dọa
của các loài không cao bằng các loài trong phụ lục I. Bởi vì chúng chưa bị tuyệt diệt ở
hiện tại. Tuy nhiên nếu như chúng ta không có các kế hoạch về bởi hoạt động thương
mại đối với các loài này một cách thích hợp thì những loài này đến một lúc nào đó

cũng sẽ bị cảnh báo về mức độ tồn tại của chúng ngoài môi trường tự nhiên.
Còn phụ lục III của công ước là:
“Bao gồm tất cả các loài mà mỗi nước thành viên quy định theo luật pháp của
họ nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế việc khai thác và cần thiết phải có sự hợp tác với
các nước thành viên khác để kiểm soát việc buôn bán10”
Dó có tính chất và mức độ đe dọa đến sự tồn tại không cao bằng các loài được
qui định trong hai phụ lục trên. Nên việc ban hành về việc khai thác, sử dụng và bảo
vệ các loài thực vật thuộc trong phụ lục này là do mỗi quốc gia ban hành riêng biệt
thích hợp với hoàn cảnh của từng nước. Và ở mỗi nước ban hành ra các chế tài nhằm
hạn chế việc người dân khai thác bừa bãi và trái phép các loài này, đồng thời cũng đẩy
mạnh hợp tác giữa các nước thành viên của công ước về kiểm soát hoạt động thương
mại đối với các loài thực vật.
Nhìn chung, các cách phân loại các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
của công ước CITES là dựa trên mức độ đe dọa đến sự tồn tại của các loài này ngoài
môi trường tự nhiên. Tùy theo tính chất và mức độ mà đe dọa của từng loài mà các
nước thành viên của công ước CITES sẽ tuân theo hay áp dụng các quy chế pháp lý
khác nhau nhằm để bảo vệ và ngặn chặn hành vi vi phạm của con người đối với các
loài thực vật này.
8

Tham khảo tại khoản 1 điều II của công ước CITES
Tham khảo tại khoản 2 điều II của công ước CITES
10
Tham khảo tại khoản 3 điều II của công ước CITES
9


Đó là các cách phân loại theo qui định của công ước CITES về thực vật hoang
dã nguy cấp, quý, hiếm mà Việt Nam là thành viên. Ngoài ra chúng ta còn có thể phân
loại các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo Sách Đỏ của Việt Nam, giới

thiệu sơ lược về sách đỏ như sau:
Sách đỏ là một tài liệu khoa học (red data book), Sách đỏ là “sản phẩm” của
Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN11, được coi như một tài liệu mang tính
chất quốc gia và mang ý nghĩa quốc tế, công bố các loài động vật và thực vật thuộc
loại nguy cấp, quý, hiếm ở mỗi quốc gia trên thế giới đang bị đe dọa giảm sút về số
lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi vá phát triển. Đây là cơ
sở khoa học, tạo cơ sở pháp lý cho việc đề xuất quyết định bảo vệ, phục hồi. Đồng thời
cũng được xem là căn cứ để xử lý các trường hợp vi phạm đến bảo vệ tài nguyên thiên
của mỗi nước... Sách đỏ Việt Nam là sự thống kê đầy đủ các loài động vật, thực vật
quý, hiếm trong nước dựa trên các tiêu chí mà sách đỏ IUCN đã đề xuất. Các tiêu chí
đó được lấy căn cứ từ mức độ đe dọa tuyệt chủng của các loài trong tự nhiên. Từ đó,
đánh giá sự nguy cấp của mỗi loài để có cơ sở xếp chúng vào những nhóm thích hợp.
Ấn bản đầu tiên của sách đỏ Việt Nam được ban hành vào năm 1992, nhưng ở ấn bản
này chỉ đề cập về phần động vật. Còn riêng phần thực vật thì được đề cập vào ấn bản
năm 1996, với tổng số 356 loài nằm trong danh mục. Và phiên bản mới nhất hiện nay
là Sách đỏ Việt Nam 2007, được công bố vào ngày 26 tháng 6 năm 2008, theo số liệu
này hiện nay tại Việt Nam có 464 loại thực vật đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên, tăng
108 loài so với thời điểm năm 1996. Trong đó có 45 loài thực vật “rất nguy cấp” đây
cũng là tài liệu khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo các văn bản pháp lý và các
qui định của nhà nước về bảo vệ môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên, bên cạnh đó sách
đỏ còn là nguồn tài liệu để đánh giá tình trạng của các loài thực vật hoang dã nguy cấp,
quý, hiếm và từ đó có thể phân loại chúng ra và sắp xếp các loài này theo các cấp độ
khác nhau. Theo cách phân loại của sách đỏ Việt Nam năm 2007 thì có các cách đánh
giá mà dựa theo những tiêu chuẩn mà do IUCN đưa ra, bao gồm.
- EX - Extinct - Tuyệt chủng
Một taxon được coi là tuyệt chủng khi không còn nghi ngờ là cá thể cuối
cùng của taxon đó đã chết.
- EW - Extinct in the wild - Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên

11


International Union for Conservation of Nature and Natural Resources ( Sách đỏ IUCN)


Một taxon được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên khi chỉ còn thấy trong điều
kiện gây trồng, nuôi nhốt (in captivity) hoặc chỉ là một (hoặc nhiều) quần thể đã tự
nhiên hóa trở lại bên ngoài vùng phân bố cũ.
- CR - Critically Endangered - Rất nguy cấp
Một taxon được coi là rất nguy cấp khi đang đứng trước một nguy cơ cực kỳ
lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai trước mắt, được xác định
bởi sự suy giảm ít nhất 80% theo quan sát, ước tính, suy đoán hoặc phỏng đoán trong
10 năm cuối hoặc 3 thế hệ cuối .
- EN – Endangered - Nguy cấp
Một taxon được coi là nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp nhưng đang đứng
trước một nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai gần.
Khi dựa vào một trong các tiêu chí đánh giá như dao động cực lớn của một yếu tố bất
kỳ như khu phân bố, nơi cư trú, số địa điểm tìm thấy hoặc số tiểu quần thể, Số lượng
cá thể trưởng thành.
- VU - Vulnerable - Sẽ nguy cấp
Một taxon được coi là sẽ nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp hoặc nguy
cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong
một tương lai tương đối gần
- LR - Lower risk - Ít nguy cấp
Một taxon được coi là ít nguy cấp khi không đáp ứng một tiêu chuẩn nào của các
thứ hạng rất nguy cấp, nguy cấp hoặc sẽ nguy cấp. Thứ hạng này có thể phân thành 3
thứ hạng phụ:
Phụ thuộc bảo tồn (Cd) - Conservation dependent
Sắp bị đe doạ (Nt) - Near threatened
Ít Lo ngại (Lc) - Least concern
- DD - Data deficient - Thiếu dẫn liệu

Một taxon được coi là thiếu dẫn liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực
tiếp hoặc gián tiếp về nguy cơ tuyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần
thể. Một taxon trong thứ hạng này có thể đã được nghiên cứu kỹ, đã được biết nhiều về
sinh học, song vẫn thiếu các dẫn liệu thích hợp về sự phân bố và độ phong phú. Như
vậy, taxon loại này không thuộc một thứ hạng bị đe dọa nào, cũng không tương ứng
với thứ hạng LR (ít nguy cấp).
- NE - Not evaluated - Không đánh giá
Một taxon được coi là không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn
phân hạng.


Sau đây là sơ đồ thể hiện các cấp đánh giá của sách đỏ :

Sơ đồ 1.1 Thể hiện các cấp đánh giá về mức độ đe dọa loài
Sơ đồ phía trên là thể hiện các cấp đánh giá về sự phân loại các loài thực vật mà
dựa vào các tiêu chí do IUCN đưa ra. Tuy nhiên, sách đỏ Việt Nam chỉ áp dụng năm
cách đánh giá, trong tổng số các cách đánh giá mà tổ chức IUCN đưa ra.
- ENDANGERED (E) - Đang nguy cấp (đang bị đe doạ tuyệt chủng). Là những
taxon đang bị đe doạ tuyệt chủng và không chắc còn có thể tồn tại nếu các nhân tố đe
doạ cứ tiếp diễn.
- VULNERABLE (V) - Sẽ nguy cấp (có thể bị đe doạ tuyệt chủng). Là những
taxon sắp bị đe doạ tuyệt chủng (trong tương lai gần) nếu các nhân tố đe doạ cứ tiếp
diễn.
- RARE (R) - Hiếm (có thể có nguy cấp). Gồm những taxon có phân bổ hẹp
(nhất là những chi đơn loài) có số lượng ít, tuy hiện tại chưa phải là đối tượng đang
hoặc sẽ bị đe doạ
- THREATENED - (T) – (Bị đe doạ). Là những taxon thuộc một trong những
cấp trên, nhưng chưa đủ tư liệu để xếp chúng vào cấp cụ thể nào.
- INSUFFCIENTLY KNOWN - (K) – (Biết không chính xác). Là những taxon
nghi ngờ và không biết chắc chắn chúng thuộc loại nào trong các cấp trên vì thiếu

thông tin


Nhìn chung sách đỏ chỉ là một nguồn tài liệu khoa học để kham khảo, nghiên
cứu đối với các nhà nghiên cứu thực vật học, còn về mặt pháp lý thì tài liệu này không
phải là một văn bản pháp luật, mà chỉ là một tài liệu kham khảo từ đó có thể đưa ra các
qui định của pháp luật để điều chỉnh về các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung. Sau khi tìm hiểu các tài liệu quốc tế mà
Việt Nam là thành viên về cách phân loại các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm. Thì người viết tiếp tục tìm hiểu về qui định của các văn bản pháp luật Việt Nam
qui định về cách phân loại các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Theo qui định trong Nghị định số 18/HĐBT năm 1992 cũng đã có sự phân loại
về thực vật rừng quý, hiếm, nhưng không nêu lên cụ thể những loài nào cấm khai thác
và loài nào bị hạn chế về khai thác và sử dụng. Đến Nghị định số 48/2002/NĐ-CP về
cách phân loại thì đã cụ thể hơn về cách phân loại các loài thực vật hoang dã nguy cấp,
quý, hiếm được chia ra làm hai nhóm là IA và nhóm IIA. Trong đó nhóm IA là bị cấm
khai thác và sử dụng bao gồm có 24 loài, còn đối với nhóm IIA là những loại bị hạn
chế khai thác và sử dụng nhóm này có 36 loài. Nhìn chung thì Nghị định số
48/2002/NĐ-CP đã có sự tiến bộ hơn về các cách phân loại, do tình hình số lượng các
loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có sự dao động về số lượng cá thể, từ đó có
thể dẫn đến sự thay đổi các loài này và làm cho một số loài trước đây thuộc nhóm IA,
nhưng do sự biến động về số lượng loài nên bị thay đổi sang nhóm IIA và ngược lại,
trước tình hình thay đổi này và nhằm mục đích là cập nhật danh mục các loài thực vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Đến năm 2006 chính phủ đã ban hành ra Nghị định số
32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Trong
nghị định này có nêu lên cách phân loại các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm và cũng được chia thành hai nhóm là IA và IIA, như trong qui định của Nghị
định số 48/2002/NĐ-CP là “Nhóm IA: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích
thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa
học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự

nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao”
Nhóm này có 15 loài. Những loài trong nhóm này là những loài có mức độ đe
dọa về sự tồn tại của chúng ở mức độ rất cao. Nên chúng được nhà nước ưu tiên bảo
vệ, và ban hành ra các qui định về việc cấm khai thác các loài này vì mục đích thương
mại, góp phần vào việc ngăn chặn sự biến mất của các loài này ngoài môi trường tự
nhiên.
“Nhóm IIA: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những
loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị
cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng”


Nhóm này bao gồm có 37 loài được liệt kê trong danh mục, về mức độ đe dọa
đối với các loài chưa đến mức độ cao như những loài ở nhóm IA, nhưng nếu nhà nước
không áp dụng các biện pháp hạn chế về việc khai thác và sử dụng chúng một cách
hợp lý thì có thể làm cho các loài này bị đe dọa đến sự tồn tại của chúng ngoài môi
trường tự nhiên. Do đó nhà nước đã hạn chế việc khai thác và sử dụng các loài này vì
mục đích thương mại, với mục đích chính là bảo vệ về sự tồn tại của các loài này.
Cách phân loại các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trong nghị định
này là dựa vào số lượng cá thể của mỗi loài mà có cách phân loại chính xác và sắp xếp
chúng vào nhóm thích hợp với số lượng cá thể của chúng.
Bên cạnh việc đưa ra các nghị định nhằm điều chỉnh các loài thực vật trên cạn
thì nhà nước cũng đã đưa ra các văn bản pháp luật để điều chỉnh các nhóm thực vật
quý, hiếm dưới nước (thủy sinh). Trong Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN, về việc
công bố Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam
cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, cách phân loại các loài thủy sinh
trong quyết định này khác với cách phân loại động vật rừng trong Nghị định
32/2006/NĐ-CP. Tiêu chí phân loại áp dụng ở đây là dựa trên mức độ có thể bị tuyệt
chủng của loài trong giới tự nhiên. Hay đúng hơn, cách phân loại này được áp dụng
theo Sách đỏ Việt Nam. Danh mục bao gồm:
Các loài thủy sinh thuộc hệ thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ lớn (CR):

gồm có 1 loài, có 1 ngành và có 1 họ. Đó là Rong chân vịt.
Các loài thủy sinh thuộc hệ thực vật có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn (EN): Gồm
có 6 loài, có 2 ngành và các loài này thuộc 4 họ khác nhau. Trong đó, có một số loài
tiêu biểu như rong câu chân vịt, rong đông sao, rong kỳ lân…
Các loài thủy sinh thuộc hệ thực vật các loài có nguy cơ tuyệt chủng lớn (VU):
Bao gồm có 6 loài. Có 2 ngành và các loài này có 3 họ thực vật khác nhau thuộc nhóm
này. Bao gồm một số loài như rong đông móc câu, rong mơ hai sừng, rong cùi bắp
cạnh ...Sau đây là bảng tiêu chuẩn do tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN đưa ra
dùng để dựa vào đó mà có cách phân loại về các loài thực vật dưới nước (thủy sinh).


Nguy cơ
tuyệt chủng

(A) Suy giảm
số lượng
quần thể/10 năm

(B) Khu vực
phân bố/nơi
cư trú (km2)

(C) Số cá thể
trong
quần thể

Tuyệt chủng-EX

Không còn cá thể
nào tồn tại


-

-

-

Tuyệt chủng
ngoài thiên nhiênEW

Chỉ còn tồn tại
trong điều kiện
nuôi nhốt

-

-

-

Rất nguy cấp-CR

Cực kỳ lớn

≥80%

<100/10

<250


Nguy cấp-EN

Rất lớn

≥50%

<5000/500

<2500

Sẽ nguy cấp-VU

Lớn

≥20%

<20.000/2000

<10.000

Tiêu chuẩn
Thứ hạng

Bảng 1.2. Các tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá nguy cơ tuyệt chủng của các loài, các
thứ hạng về mức độ đe dọa tuyệt chủng của sinh vật hoang dã12
Tóm lại, dù phân loại theo bất kỳ tiêu chí hay hình thức nào thì mục đích
chính mà các nhà làm luật, cũng như những nhà nghiên cứu muốn hướng tới chính là
nhằm để ngăn chặn các mối đe dọa đến sự tồn tại của các loài thực vật hoang dã nguy
cấp, quý, hiếm. Như từ việc hoạt động thương mại đối với các loài này và làm cho
chúng có nguy cơ tuyệt chủng trong giới tự nhiên. Bên cạnh đó, các cách phân loại này

cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội nhận
thức và có sự quan tâm đúng mức đối với từng nhóm loài có tính nguy cấp khác nhau.
Từ đó, giúp những chủ thể trên đưa ra những biện pháp, chính sách về hoạt động
thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm phù hợp theo qui
định của pháp luật.
1.1.3 Vai trò của thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học
cao trên thế giới. Với sự đa dạng, phong phú, thực vật có thể được con người sử dụng
với các mục đích sau:
Giá trị kinh tế: thực vật hoang dã có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng và được qui
định trong các văn bản pháp luật là loài “có giá trị đặc biệt về nhiều mặt như khoa học,
y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa lịch sử…” Theo cách hiểu
12

Phiên bản 2.2 năm 1994 của IUCN


thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt đối với các mặt được nêu ở
trên thì các loài này là nguồn nguyên liệu hoặc giúp cho các ngành đó có sự phát triển
hơn. Trong ngành chế tạo thuốc thì một số loài thực vật được dùng làm dược liệu để
phục vụ nhu cầu chữa bệnh của con người. ví dụ như loài thủy tùng…Ngoài ra các loài
này còn được sử dụng vào mục đích làm cảnh phục vụ nhu cầu về sinh hoạt, giải trí
của con người.
Giá trị bảo tồn: Các loài thực vật nói chung và các loài thực vật hoang dã nguy
cấp, quý, hiếm nói riêng, có vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái ở nơi
chúng sống, từ đó các hệ sinh thái được bền vững, diễn thế theo con đường tự nhiên
chúng tạo thành mắt xích quan trọng trong chu trình trao đổi chất ngoài môi trường tự
nhiên. Chúng tạo nên các giá trị bảo tồn vô cùng quan trọng, các giá trị này không chỉ
có giá trị hiện tại mà còn có thể sử dụng trong tương lai. Nhiều loài thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm mang các nguồn gen quý, hiếm chứa đựng các tính trạng tốt hơn

so với các loài khác. Từ việc, là các loài thực vật hoang dã hoang dại con người đã
nghiên cứu, khai thác và sử dụng chúng một cách hợp lý các nguồn gen này để dạt
hiệu quả cao nhất. theo đánh giá của các nhà khoa học thì Việt Nam là nước có khu hệ
thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc vào dạng phong phú và đa dạng.
Sử dụng cho nghiên cứu khoa học và giáo dục: Đây là vai trò rất quan trọng của
thực vật đối với con người. Thông qua thực vật, nhất là các loài có cấu tạo thân đặc
biệt, con người có thể tiến hành các nghiên cứu khoa học với mục đích phục vụ ngày
một tốt hơn đời sống. Con người đã tiến hành nghiên cứu và bào chữa ra các loại dược
phẩm để phục vụ đời sống của con người ngày càng tốt hơn ... Nhìn chung, với tất cả
các vai trò quan trọng của thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm vừa nêu ở trên. Thì
chúng ta thấy rằng vai trò của các này hết sức là quan trọng trong đời sống con người
nói riêng và trong môi trường tự nhiên nói chung.
1.1.4 Các mối đe dọa chính về sự tồn tại của các loài thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm
Tài nguyên sinh vật là nguồn sống chính của loài người, nền tảng của mọi nền
văn minh trong lịch sử phát triển nhân loại. Thực vật là yếu tố quan trọng nhất của sinh
quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển lâu dài, nhưng những hiểu biết về vai trò
của thực vật chỉ mới thực sự có được trong thời gian gần đây. Tuy nhiên trong những
năm vừa qua thì sự suy giảm về diện tích rừng và kéo theo đó là sự suy giảm về số
lượng các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm một cách nhanh chóng. Chủ yếu
là do các nguyên nhân như: Mở rộng diện tích đất nông nghiệp: Do tình hình dân số
thế giới ngày càng tăng, nên nhu cầu về lương thực đòi hỏi phải nhiều hơn. Đó là
nguyên nhân cần phải phá rừng để tăng diện tích trồng cây lương thực. Chăn thả gia


súc: Sự chăn thả trâu bò và các loài gia súc khác, đòi hỏi phải mở rộng các đồng cỏ
cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. Nhu cầu về lấy củi: Chặt phá rừng do
nhu cầu lấy củi đốt để phục vụ nhu cầu cho sinh hoạt hàng ngày, cũng là nguyên nhân
quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên các loài thực vật hoang dã. Phá rừng để xây dựng
các nhà máy thủy điện: Do thế giới ngày càng phát triển và nhu cầu về năng lượng

ngày càng cao. Nên đòi hỏi phải có phải có một nguồn năng lượng cực kì lớn để đáp
ứng, đó là lý do hình thành nên các nhà máy thủy điện. Nhưng nếu muốn xây dựng
được các nhà máy thủy điện thì đòi hỏi phải có địa hình đồi núi, mà nơi đó là nơi tập
trung nhiều rừng. do đó bắt buộc chúng phải phá rừng để xây dựng. Phá rừng để trồng
cây công nghiệp và cây đặc sản: Nhiều diện tích rừng đã bị chặt phá lấy đất trồng cây
công nghiệp và các cây đặc sản để phục vụ kinh doanh. Mục đích là nhằm để thu lại
lợi nhuận cao mà không quan tâm đến môi trường sống của các loài thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm. Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến và có khả
năng làm mất rừng và suy giảm số lượng các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm một cách nhanh chóng. Khai thác và buôn bán gỗ: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ
nhằm để phát triển kinh tế là nguyên nhân làm gia tăng tốc độ phá rừng. ngoài ra còn
nạn buôn bán gỗ trái phép hiện nay đang diễn biến hết sức phức tạp cũng là nguyên
nhân làm cho diện tích rừng bị suy giảm…
1.2 Hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm ở Việt Nam
1.2.1 Quá trình phát triển hoạt động thương mại đối với các loài thực vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở nước ta
Hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã ở Việt Nam bắt đầu
phát triển mạnh vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, khi việc giao lưu buôn bán quốc tế
ở Việt Nam được mở rộng. Trong thời gian gần đây, hoạt động thương mại đối với các
loài thực vật hoang dã vẫn diễn ra khá thường xuyên và có xu hướng mở rộng. Sự phát
triển của hoạt động thương mại thể hiện qua số lượng giấy phép CITES tăng theo năm.
Từ năm 2003 đến 2005, đã có tổng cộng 3.083 giấp phép và chứng chỉ CITES xuất
khẩu đã được cấp ở Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở mức độ khai thác và tiêu thụ
trong nước, hoạt động thương mại đối với các loài thực vật này ở Việt Nam phát triển
rộng ở cả mức khu vực, vì thế Việt Nam được xem là một nước có vai trò trung
chuyển và quá cảnh của động thực vật hoang dã của một số nước trong khu vực13. Sự
phát triển của hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm, đã đem đến nhiều cơ hội về thu nhập và việc làm cho một số cộng động địa
phương, như bán các sản phẩm và nguồn lợi tự nhiên từ địa phương để tăng thu nhập

13

/>

và cải thiện đời sống. Bên cạnh đó, sự phát triển quá khả năng kiểm soát, đặc biệt là
hoạt động thương mại bất hợp pháp cũng là một trong những nguyên nhân làm suy
giảm quần thể của nhiều loài động, thực vật hoang dã ở trong nước, điển hình là thực
vật đặc hữu như lan hài(Paphiopedilum spp.), Trầm hương (Aquilaria spp.)
1.2.2 Khái niệm về hoạt động thương mại các loài thực vật hoang dã nguy
cấp, quý, hiếm
Khi nói đến hoạt động thương mại thì chúng ta sẽ nghĩ đến đây là một hoạt
động nhằm mục đích thu lại lợi nhuận. Và hoạt động thương mại đối các loài thực vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm cũng nhằm mục đích này. Do đó, chúng ta sẽ đi tìm hiểu
về hoạt động thương mại là một hoạt động được diễn ra như thế nào? Theo qui định tại
khoản 1 Điều 3 của Luật Thương Mại năm 2005 có qui định về hoạt động thương mại
như sau:
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác”
Tóm lại, đây là các hoạt động thương mại hàng hóa lưu thông trên thị trường
theo qui định của pháp luật. Còn hoạt hoạt động thương mại đối các loài thực vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thì được hiểu như thế nào? Để làm sáng tỏ vấn đề này
thì chúng ta cần phải biết là hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm được chia ra làm hai phần gồm thị trường trong nước và thị
trường quốc tế. Riêng đối với các hoạt động thương mại mang tính tính chất quốc tế
được qui định trong Nghị định số 82/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày
10/8/2006 quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ
biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật,
thực vật (kể cả loài lai) hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, cũng có qui định về hoạt động
thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm như sau:

“Vì mục đích thương mại là những hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các
hoạt động xúc tiến thương mại mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nhằm
mục đích lợi nhuận”
Vì hiện nay chưa có một văn bản nào qui định về hoạt động thương mại đối với
các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc phạm vi trong nước và chưa đưa
ra khái niệm về hoạt động thương mại đối với các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm. Do đó, người viết xin đưa ra khái niệm về hoạt động thương mại đối với các loài
thực vật hoang dã nguy cấp quý, hiếm như sau “Hoạt động thương mại đối với các loài
thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm


×