Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Thực Nghiệm Ương Cá Rô Đầu Vuông (Anabas Testudineus) Cồn Khương - Thành Phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.58 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

ĐỖ QUỐC KHÁNH
MSSV: LT09243

THỰC NGHIỆM ƯƠNG CÁ RÔ ĐẦU
VUÔNG ( Anabas testudineus ) TRONG AO ĐẤT TẠI
CỒN KHƯƠNG – THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

THỰC NGHIỆM ƯƠNG CÁ RÔ ĐẦU
VUÔNG ( Anabas testudineus ) TRONG AO ĐẤT TẠI
CỒN KHƯƠNG – THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Sinh viên thực hiện
ĐỖ QUỐC KHÁNH
MSSV: LT09243

Cán bộ hướng dẫn
PGS.Ts NGUYỄN VĂN KIỂM

2011




LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa
Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, rèn
luyện nâng cao trình độ trong thời gian học tập tại trường.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Kiểm và anh Nguyễn
Thanh Hiệu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề
tài tốt nghiệp này.
Xin chân thành biết ơn toàn thể quý thầy cô của Khoa Thủy Sản, Trường
Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báo về chuyên môn, cũng
như những kiến thức từ thực tế ngoài xã hội.
Xin gởi lời biết ơn chân thành đến chú Tiệp, các anh chị, cô chú trong trại cá
Cồn Khương đã nhiệt tình cung cấp thông tin và giúp đỡ cho tôi trong thời gian
làm đề tài.
Xin cảm ơn đến các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản ( LT - K35 ) và tất cả
những ai đã luôn giúp đỡ, đóng góp ý kiến, động viên trong suốt thời gian học tập
tại trường và thời gian thực hiện đề tài.

Đỗ Quốc Khánh
Chân thành cảm ơn !


TÓM TẮT

Đề tài “ Thực nghiệm ương cá rô đầu vuông trong ao đất tại Cồn Khương – Thành
phố Cần Thơ” được thực hiện tại trại cá Cồn Khương, Quận Bình Thủy, Thành
phố Cần Thơ. Thời gian thực hiện đề tài được chia làm 2 đợt ương.
Đợt I: Từ ngày 30 – 08 đến ngày 28 – 10 2010.
Đợt II: Từ ngày 01 – 12 – 2010 đến ngày 26 – 02 – 2011.

Thực nghiệm được tiến hành trong ao đất 3000 m2 (100m x 300m), với mật độ
ương 1000 con/m2. Bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 02 lần lặp lại. Sử dụng thức ăn
công nghiệp Aquafeed ( GB640, GB635) và Unipresident ( R7001) trong suốt thời
gian ương.
Cá từ 3 – 20 ngày tuổi sử dụng thức ăn GB640 ( 40% CP), khẩu phần cho ăn 15 –
20 % trọng lượng thân. Cá từ 20 – 40 ngày tuổi sử dụng thức ăn GB640 + GB635
( 40% CP + 35% CP), khẩu phần cho ăn 10 – 20% trọng lượng thân. Cá từ 40 – 60
ngày tuổi sử dụng thức ăn R7001 ( 35% CP), khẩu phần cho ăn 6 – 10% trọng
lượng thân.
Qua 2 đợt thực nghiệm ương cho thấy các yếu tố môi trường như Oxy ( 3,5 - 6
mg/l ), pH ( 7 – 8,5 ), nhiệt độ ( 28 – 32,50C ), độ trong ( 25 – 38 cm ), NH3/NH4 (
0,2 – 1,7mg/l ) nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của
cá ương.
Sau thời gian ương 60 ngày đợt I và đợt II. Kết quả là trọng lượng, chiều dài và
tỷ lệ sống ( trọng lượng là 4,58 ±1,07g/con, chiều dài là 6,37 ± 0,49cm/con, tỷ lệ
sống là 15,9% ) của cá ương đợt I cao hơn so với trọng lượng, chiều dài và tỷ lệ
sống ( trọng lượng là 2,58 ± 0,55g/con, chiều dài là 5,04 ± 0,38cm/con và tỷ lệ
sống của cá là 8,42%) của cá ương đợt II.
Năng suất và lợi nhuận của cá ương đợt I cũng cao hơn cá ương đơt II. Đợt I thu
được 733,33kg/1.000m2 và 207.840.000 đồng/ha, đợt II thu hoạch được 533,33
kg/1.000m2 và 16.510.000 đồng/ha.

.


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu ....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài ......................................................................................1
1.3 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................2

CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của cá Rô đồng .............................................................3
2.1.1 Phân loại và hình thái ...............................................................................3
2.1.1.1 Hệ thống phân loại.................................................................................3
2.1.1.2 Hình Thái cấu tạo ..................................................................................3
2.1.2 Phân bố ....................................................................................................4
2.1.3 Sự phát triển của cá rô đồng .....................................................................4
2.1.4 Dinh dưỡng ..............................................................................................5
2.1.5 Sinh trưởng ..............................................................................................5
2.1.6 Sinh sản....................................................................................................6
2.2 Những nghiên cứu ương nuôi cá rô đồng.....................................................7
CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................9
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................9
3.2 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................9
3.3 Bố trí thực nghiệm.......................................................................................9
3.4 Thức ăn và cách cho cá ăn ...........................................................................9
3.4.1 Thức ăn ....................................................................................................9
3.4.2 Phương pháp cho ăn ................................................................................10
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi....................................................................................10
3.6 Phương pháp phân tích mẫu ........................................................................10
3.6.1 Các chỉ tiêu về thủy lý hóa........................................................................10
3.6.2 Khảo sát tăng trưởng của cá rô đồng.........................................................11
3.6.3 Phương pháp tính toán..............................................................................11
3.6.4 Hiệu quả kinh tế .......................................................................................12


3.6.5 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................12
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN..........................................................13
4.1 Các yếu tố môi trường nước ........................................................................13
4.2 Biến động các yếu tố môi trường theo ngày – đêm ......................................17

4.3 Kết quả ương nuôi cá rô đầu vuông .............................................................18
4.3.1 Tỷ lệ sống và năng suất của cá rô đầu vuông trong quá trình ương ..........18
4.3.2 Tăng trưởng cá rô đầu vuông ....................................................................20
4.4 Hạch toán hiệu quả lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi ( 1000m2 ).............23
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……………………………….. .......25
5.1 Kết luận .......................................................................................................25
5.2 Đề xuất .......................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................26
PHỤ LỤC .........................................................................................................27


DANH SÁCH HÌNH

Hình 4.2.1: Biến động Oxy theo ngày - đêm
Hình 4.2.2: Biến động nhiệt độ theo ngày - đêm
Hình 4.3.2.1 Trọng lượng trung bình của cá rô đầu vuông ở 2 đợt ương
Hình 4.3.2.2: Chiều dài trung bình của cá rô đầu vuông ở 2 đợt ương


PHỤ LỤC

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1. Khẩu phần ăn của cá rô đầu vuông theo thời gian
Bảng 4.1. Các yếu tố môi trường nước
Bảng 4.3.1. Tỷ lệ sống và năng suất của cá rô đầu vuông trong quá trình ương
giống
Bảng 4.3.2.1: Khối lượng trung bình, tăng trưởng ngày ( DWG ) và tăng trưởng
đặc biệt ( SGR ) của cá rô đầu vuông
Bảng 4.3.2.2 Chiều dài trung bình, tăng trưởng ngày ( DWG ) và tăng trưởng đặc

biệt ( SGR ) của cá rô đầu vuông.
Bảng 4.4: Hạch toán hiệu quả lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Biến động Oxy hòa tan ở các nghiệm thức thực nghiệm

Hình 2: Biến động pH ở các nghiệm thức thực nghiệm
Hình 3: Biến động nhiệt độ ở các nghiệm thức thực nghiệm
Hình 4:Biến động độ đục ở các nghiệm thức thực nghiệm
Hình 5: Biến động hàm lượng Ammonium ở các nghiệm thức thực nghiệm
Hình 6:Trọng lượng trung bình của cá rô đầu vuông trong hai nghiệm thức
Hình 7:Chiều dài trung bình của cá rô đầu vuông trong hai nghiệm thức
Hình 8: Tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông ở các nghiệm thức thực nghiệm
Hình 9: Năng suất cá rô đầu vuông ở các nghiệm thức thực nghiệm


CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Nghề nuôi thủy sản trên thế giới phát triển từ lâu, nguồn lợi và sản phẩm
thủy sản mang lại từ các hoạt động bảo vệ và khai thác hợp lý từ con người đã
đóng góp rất tích cực vào sự an toàn về nhu cầu thực phẩm cho con người trên
khắp các Châu lục. Sản lượng thủy sản luôn gia tăng, sản lượng thủy sản trong
vùng, khu vực và trên bình diện toàn cầu. Sản lượng cá nước ngọt tăng dần từ
năm 1990 – 2000. Năm 1990: 12.558.728 tấn/năm, Năm 2000: 26.501.479
tấn/năm. Sản lượng giáp xác tăng dần từ năm 1990 – 2000. Năm 1990: 234.372
tấn/năm, Năm 2000: 981.211 tấn/năm ( Dương Nhựt Long, 2008 ).
Ở Việt Nam đặc biệt là Đồng Bằng Sông Cửu Long ( ĐBSCL ) đang
phát triển mạnh mẽ với nhiều mô hình nuôi khác nhau, hiện Đồng Bằng Sông
Cửu Long có khoảng 400.000 ha mặt nước nuôi thủy sản với tổng sản lượng hằng

năm lên đến 1,5 triệu tấn. Đến cuối tháng 10 - 2008, Đồng Bằng Sông Cửu Long
có 5.102 ha diện tích ao nuôi ( tăng 11% so với năm 2007 ), với sản lượng trên 1
triệu tấn, xuất khẩu trên 535 ngàn tấn qua 117 quốc gia, vùng lãnh thổ, kim ngạch
xuất khẩu đạt 1,250 tỷ USD.
Sản lượng thủy sản của vùng chiếm khỏang 50%, diện tích nuôi trồng
chiếm khoảng 60%, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 65% và giá trị
xuất khẩu thủy sản chiếm đến 51% của cả nước. Năm 2003 tổng kim ngạch xuất
khẩu của ngành thủy sản đạt 2.240.000.000 USD ( Dương Nhựt Long, 2008 ).
Hiện nay cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi thâm canh rất phổ biến ( đặc
biệt là Đồng Bằng Sông Cửu Long ) ngoài những đặc điểm về hình thái và sinh lý
tương tự như cá rô đồng thì cá rô đầu vuông có những ưu điểm hơn so với cá rô
đồng là: tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước to, thời gian nuôi ngắn và hiệu quả
kinh tế cao, cá có phần trên đầu nhô về trước, hơi vuông và bằng, thịt thơm ngon,
là thực phẩm được nhiều người tiêu dùng ở ĐBSCL ưa chuộng
Loài cá chịu đựng được môi trường khắc nghiệt Oxy, pH, nhiệt độ thấp.
Hiện nay, cá rô đầu vuông đã được nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo thành
công, nên vấn đề về con giống có thể chủ động được. Đây là đối tượng được nuôi
nhiều ở khu vực ĐBSCL ( đặc biệt ở Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng
Tháp… Nhưng nhiều biện pháp kỹ thuật ương cá cần được tiếp tục thực nghiệm
để hoàn thiện hơn.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Phát triển kỹ thuật ương giống cá rô đầu vuông trong ao đất, chủ động
tạo ra nguồn giống chất lượng để đáp ứng nhu cầu nuôi cá rô đầu vuông thương
phẩm hiện nay.

1


1.3 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát một số chỉ tiêu môi trường nước ao ương cá ( NH4, pH, t0, O2, độ

trong).
Khảo sát sự tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất ương cá rô đồng lai.
Phân tích hiệu quả lợi nhuận của mô hình ương nuôi.

2


CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của cá Rô đồng
2.1.1 Phân loại và hình thái
2.1.1.1 Hệ thống phân loại
Theo Mai Đình Yên và ctv ( 1992 ), cá rô đồng thuộc:
Lớp cá xương : Osteichthyes
Bộ cá vược : Perciformes
Bộ phụ : Percoidei
Họ : Anabantidae
Giống : Anabas
Loài : Anabas testudineus ( Bloch, 1792 )
Tên tiếng anh : Climbing Perch
Tên địa phương : Cá rô đồng
2.1.1.2 Hình Thái cấu tạo
Theo Mai Đình Yên và ctv ( 1992 ), cá rô đồng có màu nâu thẫm phía
trên dưới bụng nhạt. Vẫy trên thân có điểm sắc tố xếp thành hàng ngang. Điểm
sau chót của nắp mang có màu đen, 1 đốm đen tròn to ở gốc vây đuôi.Vây lưng,
vây đuôi và vây hậu môn có màu xanh đen, các vây khác màu nâu nhạt.
Cá có thân thon dài, phía sau rất hẹp ngang. Đầu rộng, mõm ngắn và hơi
tròn. Miệng ở đầu mõm xiên, rạch miệng sâu. Răng trên hàm mọc thành dãy rộng,
ngắn và nhọn. Mắt to, đỉnh đầu và mặt bên đều phủ vảy. Rìa nắp mang có răng
cưa. Thân phủ vảy lược. Đường bên đứt chia thành 2 đoạn.
Vây lưng và vây hậu môn dài, gai vây rất cứng chắc, vây đuôi hơi tròn,

số lượng vi như sau: Lưng: XVI – XVII, 8 – 10, hậu môn: VIII – XI, 9 – 11 và
ngực: 14 – 15.
Cơ thể cá dày vừa phải, nhỏ hơn chiều dài chuẩn khoảng 3 – 3,5 lần (
Talwar và Jhingran, 1991 ). Cơ quan hô hấp phụ của cá ở cung mang thứ nhất còn
gọi là mê lộ ( Jayaram, 1981 ). Cơ quan hô hấp này giúp cá trao đổi oxy với khí
trời, và cũng nhờ có cơ quan này mà cá có thể chịu đựng được thời gian dài ở
điều kiện thiếu nước. Với hoạt động của nắp mang, các vây và cuống đuôi cá có
thể di chuyển một khoảng cách xa để tìm nơi thích hợp.

3


2.1.2 Phân bố
Trong tự nhiên cá phân bố ở Ấn Độ, Pakistan, Srilanka, Burma, Thái
Lan, Nam Trung Quốc, Philippines, Polynesia và Malaysia. Ở Việt Nam, cá sống
trong các thủy vực nước tĩnh: ao, hồ, đầm lầy, ruộng trũng ở cả hai miền Nam và
Bắc, miền núi và đồng bằng ( Bộ Thủy Sản, 1996 ).
Theo Nguyễn Văn Kiểm ( 2004 ), ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cá rô
đồng phân bố ở những khu vực trũng, nước ngập quanh năm như nông trường
Phương Ninh ( Cần Thơ ), rừng U Minh Hạ ( Cà Mau ), U Minh Thượng ( Kiên
Giang ) hoặc vùng tứ giác Long Xuyên, cũng thường gặp chúng ở kênh, mương
thủy lợi, ao hồ mương vườn. Trong điều kiện nhân tạo, cá rô đồng sống được
trong bể xi măng, ao mương có diện tích nhỏ, nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể
được giữ ẩm, cá có thể sống được ngoài không khí trong nhiều giờ nhờ cơ quan
hô hấp trên mang sử dụng khí trời, đây là ưu thế trong việc vận chuyển và nuôi
với mật độ cao trong ao.
Theo Dương Tấn Lộc ( 2001 ), cá rô đồng sống rất khỏe, có thể chịu
đựng được điều kiện thiếu nước trong một thời gian khá lâu do chúng có cơ quan
hô hấp trên mang, thở khí trời. Cá rô đồng có thể ra khỏi nước 6 ngày mà không
chết ( nếu mang phụ không bị khô ). Cá rô đồng thích nghi với khí hậu nhiệt đới,

lúc khô hạn cá có thể sống chui rút trong bùn mấy tháng và có thể ra khỏi mặt
nước đi một quãng tương đối xa để tìm nơi sinh sống, có thể lên đất khô tìm mồi
ăn.
2.1.3 Sự phát triển của cá rô đồng
Trứng cá rô đồng có màu vàng hoặc trắng, đường kính trứng là
0.8mm,trứng trôi nổi trên mặt nước khoảng 18 – 24 giờ thì nở. Nhiệt độ tối ưu
cho trứng nở là 28 – 290C ( Potongkam, 1971; Doolgindachabaporn, 1988 ).
Cá bột mới nở dài 1,9mm. Cá bắt đầu ăn động vật và thực vật phù du ở
ngày thứ 3 sau khi nở. Thức ăn sống ban đầu cá ưa thích nhất là Moina. Suốt giai
đoạn ấu trùng, từ ngày thứ 3 – 17 ngày sau khi nở, cá chỉ ăn thức ăn sống.
Tuy nhiên, sau 1 tuần từ lúc biết ăn thức ăn ngoài, cá bột ăn được bột cá
và bột cám mịn với tỷ lệ 1:2. Sau 6 tháng nuôi cá có chiều dài 11,6cm và trọng
lượng 34,5g ( Doolgindachabaporn, 1994 ).
2.1.4 Dinh dưỡng
Theo Nguyễn Văn Kiểm ( 2004 ), nếu dựa vào chỉ số chiều dài ruột so
với chiều dài thân ( Li/L ) thì cá rô đồng là loài cá ăn tạp nhưng thiên về động vật
đáy cỡ nhỏ. Lúc còn nhỏ ( dưới 30 ngày tuổi ) thức ăn ưa thích của cá là những
giống loài động vật phù du cỡ nhỏ trong ao như bọn giáp xác, thậm chí chúng
cũng ăn cả ấu trùng tôm cá. Khi trưởng thành cá có thể sử dụng nhiều loại thức
ăn, nhưng thức ăn ưa thích của cá là động vật đáy như giun ít tơ, ấu trùng côn
4


trùng, mầm non thủy thực vật. Ngoài ra, cá rô cũng có khả năng sử dụng thức ăn
chế biến, phụ phẩm nông nghiệp rất tốt.
Cá rô đồng có răng chắc, sắc, ống tiêu hóa ngắn, tỷ lệ chiều dài ruột trên
chiều dài thân là 0,76 – 1,06, là loài cá ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn của cá là
các loài tép, tôm, cá, động vật không xương sống, côn trùng bay trong không khí,
lúa gạo, hạt cỏ, phân động vật,… ( Mai Đình Yên, 1983; Phạm Văn Khánh và
ctv, 2002 ).

Tập tính ăn của cá rô thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Theo Phạm
Văn Khánh và ctv ( 2002 ). Trong giai đoạn cá bột lên cá hương, cá ăn chủ yếu
phù du động vật và những thức ăn nhân tạo như bột trứng, bột đậu nành. Từ tuần
lễ thứ 2 trở đi, cá sử dụng chủ yếu phù du động vật, giun ít tơ, giun nhiều tơ, ấu
trùng Chironomus. Từ cỡ cá giống ( 40 ngày tuổi ) cá sử dụng tốt các loại thức ăn
nhân tạo ( cám, ruốc, bột cá...) cá cũng ăn nhiều mùn bã hữu cơ.
Phổ thức ăn của cá có 4 loại chính: cá, giáp xác, hạt cỏ và mùn bã hữu
cơ. Trong đó cá, giáp xác xuất hiện với tần suất lớn nhất ( 60%, 80% ), như vậy
có thể cho thấy rằng khi trưởng thành cá ăn tạp thiên về động vật. Điều này còn
thể hiện rõ hơn ở tỷ lệ chiều dài ruột trên chiều dài chuẩn < 1 ( Nguyễn Thanh
Nghị, 2001).
2.1.5 Sinh trưởng
Theo Nguyễn Văn Kiểm ( 2004 ), do cá rô có kích thước tương đối nhỏ,
tốc độ sinh trưởng của cá tương đối chậm ( trọng lượng cá lớn nhất bắt gặp ở U
Minh Thượng là 0,432kg ). Khối lượng trung bình của cá rô đồng khai thác ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long dao động từ 60 – 120g/con. Một điều khá đặc biệt là
cá rô đồng đực thường có khối lượng nhỏ hơn cá rô đồng cái. Trong các ao nuôi
có đầy đủ thức ăn sau 6 tháng nuôi cá đạt khối lượng từ 60 – 80g/con.
Tuy cá có tính ăn rộng nhưng là loài cá có tốc độ tăng trưởng chậm hơn
so với nhiều loài cá khác ( Phạm Văn Khánh và ctv, 2002 ). Trong tự nhiên tuổi
thọ của cá có thể đạt 5 – 6 năm. Năm đầu tiên, chiều dài của cá 9 – 10cm, trọng
lượng 50 – 60g đối với cá đực và 50 – 80g đối với cá cái, năm thứ hai: 12 –
13cm, năm thứ ba: 14 – 15cm, năm thứ tư: 16 – 17cm. Trong quần thể cá ở đồng
ruộng, cá 2 tuổi, 3 tuổi thường chiếm ưu thế ( 60 – 70% ), loại cao tuổi rất ít ( Bộ
Thủy Sản, 1996 ).
2.1.6 Sinh sản
Theo Nguyễn Văn Kiểm ( 2004 ), cá rô đồng là một trong những loài cá
có tuổi thành thục lần đầu khá sớm, trọng lượng cá thành thục nhỏ nhất đã bắt gặp
ngoài tự nhiên là 25g/con. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cá rô đồng sinh sản vào
mùa mưa, nhưng tập trung nhất là từ tháng 6 – 7 dương lịch. Cá thường đẻ tập

trung sau những trận mưa lớn. Khi đi đẻ chúng thường tìm tới những nơi có dòng
nước mát, chảy chậm, chính dòng nước là yếu tố kích thích quá trình hưng phấn
và đẻ trứng của cá rô đồng. Mực nước thích hợp cho quá trình sinh sản của cá rô
5


khoảng 0,3 – 0,4m. Sức sinh sản của cá cao đạt khoảng 300.000 – 700.000
trứng/kg cá cái., đường kính sau khi trương nước 1,2 – 1,3mm.
Theo Dương Tấn Lộc ( 2001 ), cá rô đồng nuôi vỗ tái phát dục sau 3 – 4
tuần. Theo Mai Đình Yên ( 1983 ), Trong tự nhiên, cá thành thục sau một năm
tuổi, chiều dài khoảng 12cm. Khi đến tuổi thành thục cá cái lớn hơn cá đực.
Theo Nguyễn Thành Trung ( 1998 ) cho rằng, cá thành thục lần đầu sau 8
– 10 tháng nuôi. Cá đực có kích thước 12,20 ± 0,96cm và tương ứng cá cái là
10,32 ± 0,89cm, trọng lượng trung bình 50 – 60g.
Bộ Thủy Sản, ( 1996 ), mùa vụ sinh sản của cá từ tháng 5 đến tháng 10.
Trong khi đó, Mai Đình Yên ( 1983 ), cho rằng mùa vụ sinh sản của cá từ tháng 4
đến tháng 6. Trong điều kiện nuôi nhân tạo do chủ động nuôi vỗ sớm nên cá
thành thục sớm hơn thời gian ngoài tự nhiên 1 – 3 tháng đồng thời kết thúc mùa
sinh sản cũng muộn hơn tới tháng 10 – 11 ( Phạm Văn Khánh và ctv, 2002 ).
Đặc điểm và tập tính sinh sản: Cá thường đẻ vào những lúc mưa to, cá bố
mẹ di cư ngược dòng lên ruộng để tìm bãi sinh sản bắt cặp và đẻ trứng ( Mai Đình
Yên, 1983 ). Con đực thành thục có màu sắc sậm hơn và vây hậu môn dài hơn
con cái. Không như những cá khác thuộc nhóm Anabantids, cá rô đồng không
xây tổ hoặc chăm sóc trứng trôi nổi trên bề mặt ( Sakurai et al., 1992 ).
Các phase của tế bào trứng trong noãn sào cá rô đồng không hoàn toàn
đồng nhất, đây là đặc điểm của loài cá đẻ nhiều lần trong năm. Cá có thể tham gia
đẻ 4 lần/năm ( Phạm Văn Khánh và ctv, 2002 ). Sức sinh sản tuyệt đối của cá dao
động từ 2.200 – 28.000 trứng/ cá cái ( Bộ Thủy Sản, 1996 ). Theo Chanchal, A. K
et al., ( 1978 ) cho rằng cá cái và cá đực thành thục khi cá đạt trọng lượng 11,3g
và 12,2g. Trong tự nhiên với tỷ lệ giới tính 3 cái 2 đực, sức sinh sản của cá dao

động khoảng 3.481 – 42.564 trứng.
2.2 Những nghiên cứu ương nuôi cá rô đồng
Nguyễn Thành Trung ( 1998 ) ương cá trong bể xi măng 1 x 1 x 0.5m ở
mật độ 2.000 con/m2 với 3 nghiệm thức thức ăn: thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân
tạo, thức ăn kết hợp. Kết quả sau 4 tuần ương cá tăng trưởng và đạt tỷ lệ sống cao
nhất ( chiều dài 2,43 ± 0,1cm, Tỷ lệ sống 14,66 + 4,64% ) ở nghiệm thức cho ăn
thức ăn kết hợp. Tuy nhiên tác giả vẫn chưa khẳng định có phải là mật độ ương
phù hợp để khuyến cáo sản xuất.
Nguyễn Ngọc Phúc ( 2000 ) kết quả sau 30 ngày ương cá đạt trọng lượng
0,44g/con, tỷ lệ sống là 83,35%. Mật độ ương 300con/m2.
Trần Thị Trang ( 2001 ) kết quả trọng lượng của cá đạt cao nhất ở
nghiệm thức 900con/m2 ( 0,712 ± 0,3g ), tỷ lệ sống đạt thấp nhất ( 20% ). Ở
nghiệm thức 300con/m2 cho tỷ lệ sống cao nhất ( 69% ) cá tăng trọng 0,541 ±
0,3g; tiếp theo là nghiệm thức 600con/m2 cho tỷ lệ sống 49% và cá tăng trọng
thấp nhất ( 0,379 ± 0,2g ). Tuy nhiên thí nghiệm này vẫn chưa xác định việc sử

6


dụng thức ăn chế biến trong ương cá rô đồng từ bột lên hương ở mật độ
300con/m2 là tối ưu.
Nguyễn Văn Triều và ctv ( 2001 ) cho biết tốc độ tăng trưởng đặc biệt
của cá rô đồng không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa 3 mức mật độ ương đến 30
ngày đầu sau khi thả. Tuy nhiên sau 45 ngày ương thì có sự sai khác giữa các mật
độ. Mật độ ương 1.500con/m2 cho tốc độ tăng trưởng đặc biệt và tỷ lệ sống thấp
nhất, lần lượt là 2,28% và 6,9% trong khi đó mật độ ương 1.000con/m2 cho kết
quả tăng trưởng đặc biệt và tỷ lệ sống cao nhất là 6,23% và 16,54%. Mặc dù có
sự thay đổi khẩu phần thức ăn trong thức ăn chế biến dùng ương cá nhưng tác giả
vẫn chưa khẳng định mật độ ương 1.000 con/m2 là thích hợp.
Phạm Văn Khánh và ctv ( 2002 ) sau 50 – 60 ngày ương, cá đạt trọng lượng

2,5–3,5g/con, tỷ lệ sống ương dao động 25,8 – 33,8%. Mật độ ương 1000con/m2.

7


CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực nghiệm : Từ tháng 9/2010 đến 3/2011.
Địa điểm thực nghiệm : Trại cá Cồn Khương, Quận Bình Thủy, Thành
phố Cần Thơ.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Cá rô đồng lai ( hay còn gọi là cá rô đầu vuông ), cá được lai tạo qua quá
trình chọn lọc từ những con cá rô đồng đột biến, kích thước cơ thể to lớn, được
chọn lọc lại và nuôi vỗ cho sinh sản. Cá được ương từ cá bột lên cá giống.
3.3 Bố trí thực nghiệm
Nguồn cá bột: Từ sinh sản nhân tạo sau khi nở 2 ngày được chuyển
xuống ao ương. Cá được thả xuống ao lúc sáng sớm, trước khi thả ngâm túi cá
xuống ao 10 – 15 phút để tránh cá bị sốc nhiệt, sau đó từ từ thả cá ra ngoài ao.
Thực nghiệm được tiến hành trong ao đất có diện tích 3.000m2 ( 100m x
30m ). Được ương 2 đợt, Chiều sâu cột nước ao ương dao động từ 1 – 2m, tùy
giai đoạn cá ương mà ta có chế độ nâng và thay nước. Ao có hệ thống cấp thoát
nước riêng.
Đợt I: ương từ ngày 30 / 08 / đến ngày 28 / 10 / 2010.
Đợt II: ương từ ngày 01 / 12 / 2010 đến ngày 26 / 02 / 2011.
Mật độ ương: 1.000con/m2.
Chuẩn bị ao ương: Trước khi tiến hành thả cá, ao phải được cải tạo đúng
qui trình kỹ thuật.
Dọn cỏ xung quanh bờ ao, rào lưới chắn xung quanh ao cao 60 – 80cm (
tránh địch hại vào ao ).
Tát cạn ao, lấp kín các hang hốc, dùng vôi bột bón xung quanh bờ và đáy

ao với liều lượng 5kg/100m2. Sau đó phơi ao 7 ngày thì cho nước vào ao 0.8 –
1m. Khi cho nước vào ao thì dùng lưới cước mịn làm thành túi lọc, bịt kín miệng
cống, tránh cá con, ốc, cua, và các sinh vật khác có hại cho cá theo nguồn nước
vào ao.
3.4 Thức ăn và cách cho cá ăn
3.4.1 Thức ăn
Sử dụng thức ăn công nghiệp Aquafeed, Unipresident trong suốt quá trình
ương. Giai đoạn đầu sử dụng thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao ( 40 % đạm),
hàm lượng đạm dao động 30 – 40 % đạm. Khẩu phần ăn được tính toán dựa vào
bảng khẩu phần ăn, tình trạng ăn mồi mà ta có chế độ cho ăn hợp lý. Khẩu phần

8


ăn cũng như hàm lượng đạm cung cấp cho cá giảm dần theo sự tăng trưởng của
cá.
Bảng 3.1: Khẩu phần ăn của cá rô đầu vuông theo thời gian
Ngày tuổi

Thức ăn

Khẩu phần ăn

Số lần cho ăn

03 – 20

Aquafeed GB640 ( Protein = 40% )

15 – 20 %


4

20 – 40

GB640 + GB635 ( Protein = 35 % )

10 – 12 %

3

40 – 60

UP:R7001 ( Protein = 35% )

6 – 10 %

3

3.4.2 Phương pháp cho ăn
Dùng ghe bơi khắp ao và tạt đều thức ăn ( thức ăn được khuấy đều trong
nước tạt cho cá ăn ở tuần lễ đầu tiên ).Cá được cho ăn 4 cử/ngày ( 7h – 10h – 14h
– 17h ) ở giai đoạn 20 ngày đầu. Từ ngày 20 trở về sau, cá được cho ăn 3 cử/ngày
( 7h – 11h – 16h )
Quản lý ao ương: Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá để kịp thời
phát hiện những biểu hiện bất thường và xử lý ngay.
Trong quá trình ương, thường xuyên theo dõi nước ao, nếu thấy nước dơ
phải thay nước, mỗi ngày thay khoảng 30 – 40% nước cho đến khi nước ao tốt thì
ngưng.
Cần quản lý nguồn thức ăn hàng ngày của cá, tránh hiện tượng dư thừa

hoặc thiếu sẽ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường ao ương và ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng, phát triển của cá.
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, oxy, pH, NH3-NH4 được đo 15
ngày/ lần.
Các chỉ tiêu về tăng trưởng khối lượng, chiều dài được kiểm tra 15
ngày/lần.
Sau 60 ngày ương tiến hành thu hoạch cá để xác định tỷ lệ sống. Từ đó
tính được hiệu quả kinh tế.
3.6 Phương pháp phân tích mẫu
3.6.1 Các chỉ tiêu về thủy lý hóa
Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế thủy ngân.
Oxy, pH, NH3 – NH4 được đo bằng test đo zera ( Đức ).
9


Độ trong được đo bằng đĩa secchi.
Tất cả các chỉ tiêu được đo 15 ngày/lần ( sáng 8h – chiều 15h ), nhằm
phân tích đánh giá các yếu tố thủy lý hóa có thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát
triển của cá thực nghiệm.
Khảo sát biến động các yếu tố môi trường ( Oxy, pH, T0, độ trong,
NH4/NH3, NO2) theo ngày - đêm ( 2h/lần ). Đươc lặp lại 2 lần.
3.6.2 Khảo sát tăng trưởng của cá rô đồng
Trong quá trình ương định kỳ thu mẫu cá mỗi 15 ngày/lần để đánh giá tốc
độ tăng trưởng của cá ương thông qua việc tiến hành cân đo trọng lượng và chiều
dài của cá nuôi, số mẫu cá cân 30 con/lần, cá sau khi cân được thả lại ao ương.
3.6.3 Phương pháp tính toán
Tăng trưởng tuyệt đối trên ngày theo khối lượng (Daily weight Gain DWG) (g/ngày):
Wt - W0
DWG =

T
Trong đó:
Wt: Khối lượng cá ở thời điểm t
W0: khối lượng cá ban đầu
T: Thời gian nuôi ( ngày )
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt ( Specific growth rate , SGR )
LnW2( L2 ) – LnW1( L1 )
x 100

SGR (%) =

T2 – T 1
Trong đó:
W1,L1: Trọng lượng ( g ), chiều dài ( cm ) cá ở thời điểm T1
W2,L2: Trọng lượng ( g ), chiều dài ( cm ) cá ở thời điểm T2
T: Thời gian kiểm tra thí nghiệm ( ngày )
Tỷ lệ sống của cá ( Survival ratio, SR )
số cá thu hoạch
x 100

SR( % ) =
số cá thả lúc đầu
10


Tổng lượng thức ăn cho cá ăn ( g )
FCR =
Khối lượng cá gia tăng ( g )

3.6.4 Hiệu quả kinh tế

Tổng thu
Thu nhập =
Tổng chi

Khối lượng cá thu hoạch
Năng suất ương ( kg/1000m2 ) =
Diện tích ương
3.6.5 Phương pháp xử lý số liệu
So sánh trung bình giữa hai đợt thực nghiệm bằng phần mềm Excel

11


CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố môi trường nước
Trong nuôi trồng thủy sản để cho đối tượng nuôi được sinh trưởng và phát
triển tốt thì các yếu tố môi trường ( O2, pH, t0,độ trong , NH4/NH3 ) sẽ ảnh hưởng
trực tiếp lên đối tượng nuôi. Nếu các yếu tố môi trường nằm trong phạm vi chịu
đựng của vật nuôi thì chúng sẽ phát triển tốt ngược lại nếu nằm ngoài phạm vi
chịu đựng của vật nuôi hoặc sự biến động của các yếu tố môi trường đó lớn thì
vật nuôi rất khó thích nghi và ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.
Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường nước
Đợt thực
nghiệm

Các yếu tố thủy lý hóa
Oxy

T0C


pH

Độ trong

NH4/NH3

I

5,2 ± 0,57

7,94 ± 0,30

30,4 ± 0,96

33,2 ± 1,72 0,66 ± 0,4

II

5 ± 0,79

7,74 ± 0,33

30,2 ± 1,04

30,6 ± 2,97 0,82 ± 0,4

Hàm lượng Oxy giữa 2 đợt ương nhìn chung phù hợp, ở đợt I dao động từ
5,20 ± 0,57 mg/l, đợt II từ 5 ± 0,79 mg/l, khoảng dao động giữa 2 đợt ương
không lớn. Theo Trương Quốc Phú ( 2006 ) mẫu thu vào sáng sớm thì hàm lượng
Oxy thấp, mẫu thu vào buổi chiều thì hàm lượng oxy cao và cao nhất vào khoảng

14 giờ. Theo Nguyễn Bạch Loan ( 2003 ) đối với một số loài cá có cơ quan hô
hấp phụ phát triển như da, ruột, phổi, cơ quan trên mang… thì chúng có thể lấy
oxy từ không khí bằng cách ngoi lên mặt nước lấy oxy khi môi trường nước thiếu
oxy. Theo Nguyễn Văn Kiểm ( 2000 ) thì hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho
hầu hết các loài cá nuôi là > 3 mg/l. Có thể thấy rằng hàm lượng oxy hòa tan
trong ao thực nghiệm đều có giá trị nằm trong giới hạn điều kiện môi trường nước
thích hợp cho sự phát triển của cá rô đồng.
pH ở đợt I, II qua các đợt thu mẫu biến động không lớn lắm trong khoảng
7,94 ± 0,30 ở đợt I, 7,74 ± 0,33 ở đợt II. Theo Nguyễn Văn Kiểm ( 2009 ) khả
năng thích ứng của cá con với pH rất hạn chế, chỉ trong phạm vi hẹp. Cá sẽ chết
khi môi trường có pH thấp ( môi trường acid ) và pH cao ( môi trường kiềm ).
Theo Trương Quốc Phú ( 2006 ) pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 – 9. Nước
thiên nhiên trong các thủy vực pH của môi trường được tự điều chỉnh nhờ hệ đệm
carbonate – bicarbonate. Vì vậy trong suốt quá trình ương pH ở 2 đợt thực
nghiệm biến động không đáng kể. Theo Nguyễn Văn Bé ( 1995 ) pH thích hợp
nhất cho nuôi cá nước ngọt là 7. Có thể thấy rằng pH trong các ao thực nghiệm
12


đều có giá trị nằm trong giới hạn điều kiện môi trường nước thích hợp cho sự
phát triển của cá rô đầu vuông.
Nhiệt độ trung bình qua các đợt thu mẫu chênh lệch không đáng kể, khoảng
nhiệt độ dao động từ 30,4 ± 0,96 ( 0C ) ở đợt I, 30,2 ± 1,04 ( 0C ) ở đợt II, khoảng
nhiệt độ này thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cuả cá rô đầu vuông. Theo
Nguyễn Văn Kiểm ( 2009 ) nhiệt độ thích hợp cho cá rô đồng phát triển là 27 –
31 ( 0C ).
Độ đục của nước trung bình giữa hai đợt ương qua năm đợt thu mẫu chênh
lệch không đáng kể, khoảng độ trong dao động từ 33,20 ± 1,72 cm ở đợt I, 30,6 ±
2,97 cm ở đợt II. Theo Trương Quốc Phú ( 2009 ) độ trong, độ đục thích hợp 25 –
40cm. Vì vậy khoảng độ trong này thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cuả

cá rô đầu vuông.
Hàm lượng NH3 / NH4 trong ao nuôi đợt I dao động từ 0,3 -1,3 mg/l, bình
quân từ 0,66 ± 0,40 mg/l thấp hơn hàm lượng NH3 / NH4 ở đợt II dao động từ 0,5
– 1,5 mg/l, bình quân từ 0,82 ± 0,40 mg/l.Nguyên nhân đợt II có hàm lượng NH3 /
NH4 cao hơn đợt I là do: ít thay nước, cá bệnh, ăn ít, thức ăn dư thừa, tảo nở hoa
dẫn đến hàm lượng NH3 / NH4 cũng tăng theo do các quá trình phân hủy chất hữu
cơ trong ao nuôi, đồng thời cũng sinh ra nhiều NH3 gây bất lợi cho cá. Theo Boy
( 1990 ) ( Trích dẫn Trương Quốc Phú, 2006 ) NH4+ trong nước rất cần thiết cho
sự phát triển của sinh vật làm thức ăn tự nhiên, nhưng nếu hàm lượng NH4+ quá
cao sẽ làm cho thực vật phù du phát triển quá mức không có lợi cho cá. Hàm
lượng NH4+ thích hợp cho ao nuôi thủy sản là 0,2 – 2 mg/l. Vì vậy hàm lượng
NH4+ ở hai đợt ương đều nằm trong khoảng thích hợp cho cá.
4.2 Biến động các yếu tố môi trường theo ngày – đêm
4.2.1 Biến động Oxy theo ngày – đêm

7

OXY ( mg/l )

6
5
4

Đợt I

3

Đợt II

2

1
0
6

8

10

12

14

16

18

20

22

24

2

thời gian ( giờ )

Hình 4.2.1: Biến động Oxy theo ngày – đêm

13


4


4.2.2 Biến động nhiệt độ theo ngày – đêm

33

Nhiệt độ ( 0 C )

32
31
30

Đợt I

29

Đợt II

28
27
26
25
6

8

10

12


14

16

18

20

22

24

2

4

thời gian ( giờ )

Hình 4.2.2: Biến động nhiệt độ theo ngày – đêm
Qua đồ thị trên ta thấy hàm lượng Oxy biến động theo yếu tố ngày – đêm
của 2 đợt ương không lớn lắm, cụ thể đợt 1 ( 5,25 ± 0.88 mg/l vào ban ngày ) và
( 4,74 ± 0,88 mg/l vào ban đêm ), đợt 2 ( 5 ± 0.89 mg/l vào ban ngày ) và (4,58 ±
0,49 mg/l vào ban đêm ), và hàm lượng oxy tăng dần theo cường độ chiếu sáng
của mặt trời, và cao nhất vào 14h ( 6 mg/l ) lúc cường độ chiếu sáng của mặt trời
đạt giá trị cao nhất, và hàm lượng Oxy thấp nhất lúc 4 – 5h sáng ( 3 – 4mg/l ),
cùng với sự gia tăng chiếu sáng cường độ của mặt trời thì các yếu tố khác cũng
tăng theo như: nhiệt độ cũng tăng theo, tảo phát triển mạnh, độ trong giảm dần, và
pH cũng tăng dần. Cụ thể ở đợt 1, khi nhiệt độ lúc 16h là 31,50C, thì Oxy 6mg/l,
độ trong giảm thấp 23cm, pH tăng lên 8,5, điều này phù hợp với chu trình biến

đổi vật chất trong ao. Ngược lại nếu cường độ chiếu sáng của mặt trời càng giảm,
thì các yếu tố môi trường nước cũng biến động theo. Cụ thể ở đợt 2, khi nhiệt độ
lúc 4h là 280C, thì Oxy 4mg/l, độ trong 26cm, pH giảm còn 7. Hàm lượng
NH4/NH3, NO2 ở đợt ương 1 lần lượt là ( 0.5 ± 0.13 mg/l vào ban ngày; 0.52 ±
0.16 mg/l vào ban đêm ) NO2 (0,33 ± 0,16 mg/l vào ban ngày; 0,20 ± 0,09 vào
ban đêm ) thấp hơn so với đợt ương thứ 2 lần lượt là ( 0.88 ± 0.19 mg/l vào ban
ngày; 0.57 ± 0.16 mg/l vào ban đêm ) NO2 (0,52 ± 0,08 mg/l vào ban ngày; 0,30
± 0,11 vào ban đêm ), nguyên nhân là do đợt ương thứ 2 ương với thời gian dài
hơn đợt 1, ít thay nước, sử dụng nhiều thức ăn, chất thảy của sinh vật trong ao
ngày càng nhiều, tích lũy nhiều vật chất hữu cơ, tảo lục phát triển với mật độ dày,
gây ra hiện tượng tảo nở hoa, tảo tàn, xác tảo tích tụ dưới đáy ao, quá trình phân
hủy vật chất xảy ra dưới đáy ao, từ đó làm cho các khí độc trong ao ngày càng
tăng lên. Vào ban ngày, với cường độ chiếu sáng của mặt trời quá trình phân hủy
vật chất hữu cơ xảy ra mạnh hơn so với ban đêm, đồng thời giải phóng nhiều khí
độc hơn so với ban đêm.
14


4.3 Kết quả ương nuôi Cá Rô Đầu Vuông
4.3.1 Tỷ lệ sống và năng suất của cá rô đầu vuông trong quá trình ương
giống
Bảng 4.3.1 Tỷ lệ sống và năng suất của cá rô đầu vuông qua 2 đợt thực nghiệm
Nghiệm thức (1000con/m2)

Tỷ lệ sống ( % )

Năng suất ( kg/1000m2 )

ĐỢT I


15,9

733,33

ĐỢT II

8,42

536,33

4.3.1.1 Tỷ lệ sống cá rô đầu vuông
Qua bảng 4.3.1 cho thấy tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông qua 2 đợt ương dao
động lớn. Trong đó tỷ lệ sống cao nhất ở đợt ương thứ 1 ( 15,9 % ), sở dĩ đợt 1 tỷ
lệ sống cao là do: chất lượng cá bột tốt ( đồng màu, đồng cỡ, hoạt động nhanh
nhẹn, cá ít bệnh tật, ăn mạnh, môi trường ít biến động ), thấp nhất là ở đợt ương
thứ 2 ( 8,42 % ). Nguyên nhân làm cho tỷ lệ sống ở đợt ương thứ 2 thấp hơn đợt
thứ 1 là: chất lượng cá bột chưa tốt ( cá không đồng màu, hoạt động yếu ) dẫn đến
cá hao nhiều trong thời gian đầu, trong ao có nhiều địch hại như ( nồng nọc ếch,
nháy ). Trong thời gian ương cá thường bệnh ngoại kí sinh, giảm ăn, chết nhiều
với thời gian kéo dài, môi trường nhiều biến động. Như vậy tỉ lệ sống của cá bột
chịu ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường sống.
4.3.1.2 Năng suất cá rô đầu vuông
Qua bảng 4.3.1 cho thấy năng suất của cá rô đầu vuông qua 2 đợt ương dao
nhiều. Trong đó năng suất cao nhất ở đợt ương thứ 1 ( 733,33 kg/1000m2 ), thấp
nhất là ở đợt ương thứ 2 ( 536,33kg/1000m2 ). Nguyên nhân năng suất ở đợt ương
thứ 1 cao hơn đợt ương thứ 2 là do: Cá khỏe, bắt mồi linh hoạt, khả năng đề
kháng với bệnh tật cao, cá ít bệnh thì chắc chắn tỷ lệ sống cao, tốc độ tăng trưởng
nhanh, năng suất cao. Còn đợt ương thứ 2 : Cá hao nhiều trong thời gian đầu, cá
yếu, khả năng bắt mồi kém, khả năng đề kháng với bệnh tật kém, cá bệnh và chết
nhiều với thời gian kéo dài, thì tỷ lệ hao hụt cao, tốc độ tăng trưởng chậm, năng

suất sẽ thấp.

15


4.3.2 Tăng Trưởng Của Cá Rô Đầu Vuông
4.3.2.1 Tăng Trưởng Về Khối Lượng
Bảng 4.3.2.1: Khối lượng trung bình, tăng trưởng ngày ( DWG ) và tăng trưởng
đặc biệt ( SGR ) của cá rô đầu vuông
ĐỢT I

ĐỢT II

Ban đầu

W0

0,001

0,001

15 ngày

W(g)

0,33 ± 0,11

0,27 ± 0,08

DWG ( g/ngày )


0,022

0,018

SGR ( %/ngày )

38,566

37,290

W(g)

1,08 ± 0,36

0,74 ± 0,16

DWG ( g/ngày )

0,036

0,025

SGR ( %/ngày

23,283

22,006

W(g)


2,25 ± 0,10

1,94 ± 0,79

DWG ( g/ngày )

0,050

0,043

SGR ( %/ngày

17,151

16,827

W(g)

4,58 ± 1,07

2,58 ± 0,55

DWG ( g/ngày )

0,076

0,043

SGR ( %/ngày)


14,048

13,093

30 ngày

45 ngày

60 ngày

Sau 15 ngày ương tốc độ sinh trưởng của cá ( g/ngày và % g/ngày ) ở 2 đợt
ương gần tương đương nhau. Tuy nhiên nếu theo giá trị tuyệt đối về sinh trưởng
thì tốc độ sinh trưởng của cá ở đợt I nhanh hơn so với đợt II với các giá trị tương
ứng đã trình bày trong bảng 4.3.2.1. Tốc độ sinh trưởng của cá ở các đợt kiểm tra
sau đó ( 30 ngày, 45 ngày, 60 ngày tuổi ) cũng diễn ra tương tự. Nhưng nếu so
sánh với 15 ngày đầu thì tốc độ sinh trưởng của cá diễn ra nhanh hơn: Tăng
trưởng g / ngày của cá thả ương đợt I : 30 ngày là 0,036g/con/ngày; 45 ngày là
0,05g/con/ngày; 60 ngày là 0,076g/con/ngày. Đợt II sau 30 ngày là 0,025g/con/
ngày; 45 ngày là 0,043g/con/ngày; 60 ngày là 0,043g/con/ngày.

16


×