Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.76 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ THU HUYỀN

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số: 9.85.01.03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨQUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2018


Luận án được hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông
2. PGS.TS. Lê Thái Bạt

Ngƣời phản biện 1: ...............................................
Ngƣời phản biện 2: ...............................................
Ngƣời phản biện 3: ...............................................

Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng
Họp tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Vào hồi ..... giờ, ngày ..... tháng ...... năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:


- Thƣ viện Quốc gia
- Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nông Thị Thu Huyền, Nguyễn Ngọc Nông, Lê Thái Bạt, Lê Văn
Thơ (2017), “Đặc tính lý, hóa học các loại đất chính huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn”,Tạp chí Khoa học đất, số 51 (2): 11-16.
2. Nông Thị Thu Huyền, Nguyễn Ngọc Nông, Lê Thái Bạt, Phạm
Văn Tuấn, Lê Văn Thơ (2017), “Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
phục vụ phân hạng thích hợp đất đai huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Kạn”,Tạp chí Khoa học đất, số 52 (20): 122 - 128.


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chợ Đồn là một huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn,
trung tâm huyện cách TP. Bắc Kạn khoảng 46km theo tỉnh lộ 257,có
địa hình núi, đồi, thung lũng xen kẽ nhau, diện tích đất có thể sử
dụng vào sản xuất nông nghiệp ít, đời sống nhân dân còn gặp nhiều
khó khăn và tình trạng người dân canh tác, bố trí các loại cây trồng
chưa hợp lý dẫn tới sử dụng đất không đúng mục đích, không có hoặc
không theo quy hoạch, tình trạng quảng canh và đất canh tác phân
tán, manh mún còn phổ biến, làm cho đất dễ bị thoái hóa thì rất khó
có thể sử dụng đạt hiệu quả cao và bền vững. Do vậy, việc nghiên
cứu đánh giá đúng tiềm năng đất đai của huyện Chợ Đồn là cơ sở
khoa học và thực tiễn tin cậy để khai thác tốt nguồn tài nguyên quý

giá này, đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội trên địa bàn
huyện là việc làm rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lớn đối
với các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách đầu tư phát
triển sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh
Bắc Kạn nói chung.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu thực
hiện đề tài
“Đánh giátiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản
xuấtnông nghiệp bền vữngở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn’’
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tiềm năng đất đai của huyện Chợ Đồn để xác được
mức độ thích hợp của đất với các loại sử dụng đất (LUT) khác
nhau, làm cơ sở cho việc đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững cho huyện
trong thời gian tới.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về khoa học: Góp phần hoàn thiện phương pháp luận đánh
giá tiềm năng đất đai trên địa bàn huyện miền núi nói riêng và vùng
Đông Bắc nói chung.
- Về thực tiễn:+ Cung cấp cơ sở khoa học cho việc bố trí sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản xuất,
góp phần tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện.


2
+ Đề xuất các giải pháp sử dụng đất phục vụ cho việc phát
triển nông nghiệp của huyện Chợ Đồn từ đó có thể làm tài liệu tham
khảo, ứng dụng cho những huyện thuộc vùng miền núi có điều kiện
tương tự..
4. Những đóng góp mới của đề tài

- Đã đánh giá định lượng về tiềm năng đất đai huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở cách tiếp cận hệ thống và liên ngành.
- Tích hợp kết quả phân hạng thích hợp đất đai với giải bài tối
ưu đa mục tiêu để xác định quy mô diện tích đất đề xuất sử dụng cho
các LUT, kiểu sử dụng đất bền vững, nâng cao tính khả thi của
phương án đề xuất.
- Đã lựa chọn và đề xuất một số mô hình và giải pháp sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững phù hợp với điều kiện
cụ thể của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất
nông nghiệp bền vững
1.1.1. Khái quát về đất nông nghiệp
*Phân loại đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp gồm có: Đất sản xuất nông nghiệp (SXN);
Đất lâm nghiệp (LNP); Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS); Đất làm muối
(LMU);và Đất nông nghiệp khác (NKH). Là một huyện miền núi nên
ở Chợ Đồn chỉ có 4 loại đất nông nghiệp cơ bản, không có nhóm đất
làm muối.
* Vai trò của đất nông nghiệp
Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn tại và tái sản
xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Đất đai tham gia vào tất
cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể
đất đai có vị trí khác nhau.


3
1.1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá đất và đánh giá tiềm năng đất đai
1.1.2.1. Khái quát chung về đánh giá đất

Theo FAO (1976): Đánh giá đất là quá trình so sánh, đối chiếu
những tính chất của khoanh, vạt đất cần đánh giá với những tính chất
đất đai mà Loại sử dụng đất yêu cầu cần phải có.
1.1.2.2. Khái quát chung về đánh giá tiềm năng đất đai
* Đánh giá tiềm năng đất đai: là quá trình xác định số lượng,
chất lượng đất, liên quan đến mục đích của đất được sử dụng. Đó là
việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các
yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất như: độ dốc, độ dày
tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, khô hóa, mặn hóa... trên cơ sở đó
có thể lựa chọn được những loại sử dụng đất phù hợp (Đỗ Đình Sâm
và cs, 2005).
1.1.3. Khái quát về phát triển bền vững và quan điểm sử dụng đất
bền vững
1.1.3.1. Khái niệm về phát triển bền vững
Theo WCED: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp
ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
1.1.3.2. Nguyên tắc và tiêu chí sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Theo FAO (1993), một hệ thống sử dụng đất được đánh giá
bền vững phải đảm bảo theo các tiêu chí: bền vững về kinh tế; bền
vững về xã hội và bền vững môi trường.

1.1.4. Hiệu quả sử dụng đất và tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất
1.1.4.1. Khái quát về hiệu quả
Hiệu quả được hiểu là sự phản ánh mối tương quan giữa giá trị
thu về với nguồn lực đã bỏ ra, có thể đo bằng giá trị tuyệt đối hay
tương đối. Với quan điểm phát triển hiện đại, hiệu quả còn cần được
đánh giá một cách toàn diện trên 3 góc độ đó là kinh tế, xã hội và
môi trường (Lê Thanh và cs., 1993).
1.1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất

a. Hiệu quả kinh tế
Được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu Tổng giá trị sản phẩm
(GO); thu nhập hỗn hợp (NVA); Thu nhập tăng thêm; Chi phí sản
xuất (IC)....


4
b. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu về mức thu hút
lao động, mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập.
c. Hiệu quả môi trường
Các chỉ tiêu được dùng để đánh giá: mức độ, ý thức sử dụng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của người dân; Khả năng bảo vệ, cải
tạo đất của cây trồng; Tỷ lệ che phủ...
1.2. Cơ sở thực tiễn về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất
bền vững
1.2.1. Đánh giá tiềm năng đất tại một số nước trên thế giới
Các nước trên thế giới đều đã nghiên cứu về đánh giá đất và
phân hạng đất đai ở mức vĩ mô tới vi mô, từ đánh giá chung cả nước
cho đến chi tiết ở các vùng cụ thể, các Loại sử dụng đất đặc thù.
Hạng đất phân ra đều thể hiện tính thực tế theo từng điều kiện cụ thể
theo mục tiêu đánh giá.
1.2.2. Đánh giá đất của tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc(Food
and Agriculture Organization of the United Nation - FAO)
Phương pháp đánh giá đất theo FAO là dựa trên cơ sở phân
hạng thích hợp đất đai (Land suitability classification). Nền tảng của
phương pháp này là so sánh, đối chiếu mức độ thích hợp giữa yêu
cầu của các Loại sử dụng đất (Land Use Type) với chất lượng đất và
đặc tính vốn có của đơn vị bản đồ đất (Land Mapping Unit), kết hợp
với việc phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường liên

quan đến sử dụng đất để lựa chọn phương án sử dụng đất tốt nhất.
1.2.3. Đánh giá tiềm năng đất đai ở Việt Nam
1.2.3.1. Tài nguyên đất đai của Việt Nam
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.096.700 ha, trong đó
30.619.800 ha đất đã được sử dụng vào các mục đích nông nghiệp và
phi nông nghiệp, chiếm 92,52% tổng diện tích tự nhiên; còn
2.476.900 ha đất chưa được sử dụng, chiếm 7,48% tổng diện tích tự
nhiên.(Tổng cục thống kê, 2016).
1.2.3.2. Đánh giá tiềm năng đất đai ở Việt Nam
Việc đánh giá đất đúng tiềm năng đất đai để sử dụng hợp lý,
hiệu quả được Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và quan tâm. Vấn
đề đánh giá đất, đánh giá tiềm năng đất đai đã được thể hiện trong hệ
thống văn bản như: Luật đất đai 2003, 2013, Nghị định, Thông tư, …


5
1.3. Những nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản
xuất nông nghiệp bền vững
1.3.1. Những nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai tại Việt Nam
Ở Việt Nam thời gian quađã có nhiều công trình đánh giá đất
tập trung vào nghiên cứu về tiềm năng đất đai, hiệu quả sử dụng đất,
xác định các đơn vị đất đai, các loại thích hợp đất đai; lựa chọn các
loại, các hệ thống sử dụng đất và mô hình sử dụng đất tối ưu; đề xuất
hướng sử dụng đất hiệu quả và bền vững. Các nghiên cứu đã áp dụng
các phương pháp tiến bộ như: Ales, MCE, AHP, GIS, phân tích, đánh
giá tính bền vững trong sử dụng đất. Tuy nhiên hạn chế chính của các
công trình này là chưa làm rõ hiệu quả định lượng về môi trường, về
bộ tiêu chí phát triển nông nghiệp bền vững. Đánh giá và đề xuất giải
pháp sử dụng đất ứng phó với biến đổi khí hậu chưa cụ thể và chưa
sâu sắc. Bài toán tối ưu trong sử dụng đất còn ít được áp dụng. Việc

đề xuất cơ cấu sử dụng đất hợp lý và tối ưu theo hướng hiệu quả và
bền vững còn giàng buộc bởi phương án quy hoạch sử dụng đất…
Còn ít công trình đánh giá đất với cách tiếp cận hệ thống, tổng hợp và
xuyên ngành.
1.3.2. Một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững của vùng
Trung du miền núi phíaBắc
Trên cơ sở đặc thù của từng vùng kinh tế với điều kiện khí hậu,
địa hình và thổ nhưỡng khác nhau, các địa phương đã đưa các mô
hình, công thức luân canh tăng vụ với các loại cây trồng có giá trị
kinh tế cao vào trồng. Trong đó tập trung vào một số các mô hình
hình luân canh, xen canh có giá trị kinh tế cao như: Mô hình lúa cá,
mô hình sắn-dưa hấu, mô hình khoai lang Nhật Bản, mô hình cao su
trên Tây Bắc,mô hình vải thiều...
1.3.3. Một số nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phát triển
các loại cây trồng đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Trong 4 năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai thực hiện 62 đề
tài, dự án khoa học; trong đó có 34 đề tài thuộc lĩnh vực nông - lâm
nghiệp, chiếm 54,8%, góp phần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Nổi bật là các đề tài, dự án phát triển các loại cây trồng đặc sản của
địa phương như:hồng không hạt, khoai môn, chè Shan tuyết...


6
1.3.4. Một số ứng dụng của bài toán tối ưu trong lĩnh vực quản lý đất
đai ở Việt Nam
Việc ứng dụng bài toán tối ưu trong các lĩnh vực toán học,
khoa học, quản lý nói chung và ngành quản lý đất đai nói riêng đã
được các nhà khoa học vận dụng thử nghiệm trên cả lý thuyết và thực
tiễn. Đối với ngành quản lý đất đai, mô hình bài toán tối ưu được ứng

dụng trong 3 khía cạnh: quy hoạch sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất
và xác định cơ cấu cây trồng hợp lý.
1.4. Đánh giá chung các nghiên cứu và định hƣớng nghiên cứu
của đề tài
Việc nghiên cứu, đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên phân
hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với LUT, kiểu sử dụng đất có
vai trò lớn đối với sử dụng đất bền vững, đây là công cụ cần thiết để
quy hoạch sử dụng bền vững đất nông nghiệp. Tiến trình nghiên cứu
này được đề xuất đối với một vùng, một huyện bao gồm các nội
dung: đánh giá hiện trạng, lựa chọn Loại sử dụng đất có tính bền
vững cao bao gồm cả loại hình gắn với kiểu sử dụng đất đã có trong
vùng hoặc các loại hình, kiểu sử dụng đất có hiệu quả ở những nơi có
điều kiện sinh thái tương tự nhưng có thể áp dụng tại vùng nghiên
cứu. Đánh giá tiềm năng đất đai có thể phát triển loại hình đó để phát
triển và đề xuất phát triển các loại sử dụng đất. Trong đề tài nghiên
cứu của mình, NCS sẽ áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO,
nội dung đánh giá tính bền vững của các LUT, kiểu sử dụng đất sẽ áp
dụng bài toán tối ưu để xác định và lựa chọn LUT, kiểu sử dụng đất
bền vững phục vụ đề xuất hướng sử dụng đất. .
Hiện nay, chưa có công trình khoa học nào về nghiên cứu tiềm
năng đất nông nghiệp để đề xuất hướng sử dụng đất bền vững ở
huyện ChợĐồn, tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở đánh giá có hệ thống, tổng
hợp và đồng bộ về điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất gắn với
phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường gắn với tính bền vững
của các kiểu, các loại sử dụng đất bằng các phương pháp hiện đại
(tiếp cận xuyên ngành, đánh giá đất theo FAO, ứng dụng hệ thống
thông tin địa lý (GIS) và bài toán tối ưu đa mục tiêu trong lựa chọn
cơ cấu sử dụng đất hợp lý. Chính vì vậy đề tài “Đánh giá tiềm năng
đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” là rất cần thiết./.



7
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đềtài
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiềm năng đất đai của huyện Chợ Đồn; Các loại sử dụngđất
(LUT) sản xuất nông nghiệp;
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đất sản xuất nông nghiệp,huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Kạn.Sốliệuthứcấpgiaiđoạn2010-2016.
2.2. Nội dung nghiêncứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chợ Đồn
2.2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất củahuyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn
2.2.3. Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Chợ Đồn
2.2.4. Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất điển hình
2.2.5. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững cho
huyện Chợ Đồn
2.3. Phƣơng pháp nghiêncứu
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
2.3.2.2. Phương pháp chọn điểm điều tra
Mỗi tiểu vùng chọn 2 xã điểm, là những xã có đặc điểm về đất
đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng đặc trưng cho
3tiểu vùng của huyện.
2.3.2.3. Phương pháp chọn hộ điều tra
Các hộ đươc lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên có phân
lớp. Mỗi tiểu vùng điều tra 60 hộ, tổng số hộ điều tra: 180 hộ.

2.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo hướng dẫn của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn; theo TCVN 8409:2012.
2.3.4. Phương pháp điều tra bổ sung và chỉnh lý bản đồđất
Trên cơ sở bản đồ đất tỉnh Bắc Kạn tỷ lệ 1/50.000 xây dựng năm
2005, tách riêng phầnhuyện Chợ Đồn. Tiến hành điều tra, phúc tra lại
bản đồ đất và tính chất các loại đất chính của huyện.
Phương pháp điều tra theo TCVN 9487:2012.


8
2.3.5. Phương pháp phân tíchđất
Tuân thủ các phương pháp phân tích mẫu đất của Viện Nông
hóa Thổ nhưỡng.
2.3.6. Phương pháp đánh giá đất
Sử dụng phương pháp đánh giá đất của FAO kết hợp với
TCVN 8409:2012“Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp” do
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố năm 2011.
2.3.6.1. Phương pháp xây dựng bản đồ
Sử dụng phần mềm Microstation SE để số hoá và xây dựng
các bản đồ đơn tính và phần mềm ArcGIS 10.2 trong việc chồng
xếp các loại bản đồ đơn tính (bản đồ chuyên đề) để xây dựng nên
bản đồ đơn vị đất đai của huyện Chợ Đồn.
2.3.8.
Phươngphápđánhgiátínhbềnvữngtrongsửdụngđấtnôngnghiệp
2.3.9. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý thông tin số liệu
2.3.10. Phương pháp mô hình bài toán tối ưu
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chợ

Đồn, tỉnh Bắc Kạn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Chợ Đồn là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn,
có diện tích tự nhiên là 91.135,65 ha, chiếm 18,75% diện tích tự
nhiên tỉnh Bắc Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn. Có vị trí địa lý tương
đối thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.Có độ cao giảm dần từ
Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.
Huyện chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Miền Bắc Việt Nam.
Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay
thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên


9
mùa đông giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sương
muối; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.
Những đặc điểm khí hậu trên tạo điều kiện cho trồng trọt, đa
dạng hoá cây trồng, tăng vụ; tuy nhiên cũng cần đề phòng mưa lũ và
hạn hán.
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển; sản lượng lương thực có
hạt tăng từ 26.043 tấn (năm 2011) lên 31.118 tấn (năm 2015); bình quân
lương thực năm 2011 từ 532 kg/người/năm tăng lên 610 kg/người/năm
2015, đạt 117,3% kế hoạch (KH).
Dân số và lao động: Với tổng dân số toàn huyện là 50.528 người,
Chợ Đồn có 7 dân tộc là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chỉ và Hoa.
3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Chợ Đồn có tổng diện tích tự nhiên là 91.135,65 ha, trong đó:
Đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất là 85.391,78ha (chiếm 93,7%diện

tích tự nhiên), đất chưa sử dụnghiện nay còn 1.170,46ha (chiếm 1,28%
diện tích tự nhiên), trong đó đất bằng chưa sử dụng là 669,78ha và đất đồi
núi chưa sử dụng là 152,08ha, vì vậy trong tương lai cần có những giải
pháp cụ thể để sử dụng tối đa quỹ đất này.
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Chợ Đồn
Tính đến ngày 31/12/2016đất nông nghiệp của huyện có diện
tích là 85.391,78 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất
92,22% diện tích đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp chỉ có
6.131,98ha chủ yếu là đất trồng cây hàng năm như lúa, ngô, khoai,
sắn , thuốc lá... còn đất trồng cây lâu năm là các loại cây ăn quả như
cam quýt và cây công nghiệp lâu năm chè; đất nuôi trồng thủy sản
chiếm tỷ lệ nhỏ (0,59%) chủ yếu là các ao nuôi cá có quy mô nhỏ; đất
nông nghiệp khác có diện tích không đáng kể.Nhìn chung, hiện trạng
sử dụng đất nông nghiệp của huyện chưa thật hợp lý, chưa khai thác
hết tiềm năng của đất đai và bố trí lựa chọn cây trồng hiệu quả.


10
3.2.2. Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Kạn
Bảng 3.5. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
huyệnChợ Đồn
ĐVT: ha
LUT
chính
1. Cây
hàng
năm

LUT

1.1.
Chuyên lúa
(LUT1)
1.2.
Lúa
màu
(LUT2)

1.3.
Chuyên
màu
(LUT3)

2. Cây
lâu
năm

2.1.Cây
CNLN
(LUT 4)
2.2. Cây ăn
quả (LUT
5)

1.890,00

Tiểu
vùng
1
662,5


Tiểu
vùng
2
426,45

Tiểu
vùng
3
801,0

236,82

67,7

65,9

103,22

65,95

22,5

11,0

32,45

105,10

12,0


55,6

37,5

260,60
99,03
22,90
508,00
617,00

83,3
38,0
0,4
197,5
469,7

85,5
9,5
22,5
156
123,5

91,8
51,53
0
154,5
23,8

42,00


32,5

7,0

2,5

53,30
300,8

21,8
75,0

8,5
70

23,0
155,8

13. Chè

658,71

0

658,71

0

14. Cam quýt


434,00

17,0

104,3

312,7

15. Hồng

417,18

303,08

83,1

31

Kiểu sử dụng đất
1. Lúa Xuân - Lúa mùa
2. Lúa mùa sớm
3. Lúa Xuân - Lúa mùa Khoai lang Đông
4. Lúa Xuân - Lúa mùa Rau Đông
5. Ngô Xuân - Lúa mùa
6. Lạc xuân - Lúa mùa
7. Thuốc lá - Lúa mùa
8. Ngô Xuân - Ngô mùa
9. Ngô Hè thu
10. Đậu tương xuân - Ngô

mùa
11. Khoai môn
12. Sắn

Tổng
diện tích

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Chợ Đồn và kết quả điều tra)

3.2.4. Đánh giá hiệu quả các LUT sản xuất nông nghiệp
Chợ Đồn có hệ thống cây trồng khá đa dạng, phong phú với 5
loại sử dụng đất và 15 kiểu sử dụng đất. Kết quả đánh giá hiệu quả
kinh tế - xã hội - môi trường cho thấy:
a. Về hiệu quả kinh tế
* Loại sử dụng đất 2 lúa (LUT1): Đây là loại sử dụng đất được
ưu tiên hàng đầu trong canh tác tại huyện Chợ Đồn được trồng phổ
biến trên toàn huyện, được người nông dân chấp nhận vì đòi hỏi chi
phí vật chất không cao và ít bị thất thu hoàn toàn cả khi có những
biến động về điều kiện thời tiết tự nhiên, đồng thời đảm bảo cho nhu
cầu lương thực cho tiêu dùng và chăn nuôi. LUT này đạt hiệu quả


11
cao nhất ở tiểu vùng 2 vì đây là vùng chuyên canh lúa bao thai lớn
nhất của huyện, được trồng trên loại đất phù sa và dốc tụ, địa hình
bằng phẳng nên chi phí thấp.
* Loại sử dụng đất Lúa - màu (LUT2):
- Kiểu sử dụng đất 2LM: có diện tích nhỏ 71,95 ha, chiếm
1,3% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm của cả huyện, gồm các
kiểu sử dụng đất: Lúa Xuân - Lúa mùa - Rau Đông, Lúa Xuân - Lúa

mùa - Khoai lang Đông, trong đó kiểu sử dụng đất có giá trị cao nhất
Lúa Xuân - Lúa mùa - Khoai lang Đông có mức thu nhập thuần là
113.976,2 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là 140,48 nghìn
đồng/công, hiệu quả sử dụng vốn đạt 2,32 lần. Tuy nhiên, đây chỉ là
cây trồng đảm bảo ổn định đời sống, an ninh lương thực của địa
phương chưa được xác định là cây làm giàu.
- Kiểu sử dụng đất 1lúa - 1màu: gồm Lạc Xuân - Lúa mùa;
Ngô Xuân - Lúa mùa; Thuốc lá - Lúa mùa... LUT này có hiệu quả
kinh tế trung bình. Công thức luân canh có hiệu quả kinh tế thấp nhất
là Lạc Xuân - Lúa mùa, với mức thu nhập thuần là 44.821,65 nghìn
đồng, giá trị ngày công lao động là 96,18 nghìn đồng/công, hiệu quả
sử dụng vốn đạt 1,69 lần; Trong các kiểu sử dụng đất của LUT3:
Kiểu sử dụng đất có giá trị cao nhất Thuốc lá - Lúa mùa có mức thu
nhập thuần là 74.457,51 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là
122,87 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng vốn đạt 1,81 lần.
* Loại sử dụng đất chuyên màu (LUT3): có diện tích 2.068,2
ha, chiếm 2,42% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả huyện gồm
các kiểu sử dụng đất sau: Ngô Xuân - ngô mùa; Ngô Hè Thu, Ngô đỗ tương, chuyên sắn, khoai môn... hiệu quả kinh tế không cao do
ảnh hưởng của điều kiện thời tiết như ngập úng vào mùa mưa, cây bị
đổ do thời tiết, thiếu nước về mùa khô, làm giảm năng suất và chất
lượng của sản phẩm. Hiệu quả kinh tế có sự phân cấp rõ rệt giữa các
kiểu sử dụng đất, từ thấp đến trung bình và cao.
* LUT cây công nghiệp lâu năm - LUT4 (chè): diện tích
658,71 ha, chiếm 0,76% tổng diện tích đất nông nghiệp trên toàn
huyện. Chè chỉ có ở tiểu vùng 2 là phổ biến và được đầu tư sản xuất
theo hướng hàng hóa do vậy hiệu quả kinh tế cao, thu nhập thuần là
96.385,66 nghìn đồng, hiệu quả đồng vốn đạt 2,82 lần, giá trị ngày
công lao động 182,90 nghìn đồng/công. LUT này không phổ biến tại
tiểu vùng 1 và 3, ở hai tiểu vùng này chè chỉ được trồng ở vườn nhà,



12
diện tích nhỏ hoặc trồng làm bờ rào chủ yếu phục vụ cho nhu cầu
trong gia đình nên không được chú ý đầu tư, chăm sóc.
* LUT5 (cây ăn quả), có 2 kiểu sử dụng đất là hồng không hạt
và cam quýt. Hồng không hạt được trồng nhiều và phổ biến tại tiểu
vùng 1 và 2 cho hiệu quả kinh tế từ cao đến rất cao, hiệu quả đồng
vốn đạt 4,08 lần, giá trị ngày công lao động là 314,65 nghìn/công.
Hiện nay, hồng không hạt Chợ Đồn là nhóm cây trồng được tỉnh Bắc
Kạn xây dựng chỉ dẫn địa lý và chú trọng đầu tư mở rộng diện tích.
Cây ăn quả cam, quýt có diện tích 468,9 ha (chiếm 0,54% diện
tích đất nông nghiệp) được phân bố rải rác trên địa bàn các xã trong
huyện. Tuy nhiên, diện tích lớn và chất lượng ngon tập trung nhiều
tại các xã thuộc tiểu vùng 3 của huyện. Cam, quýt cho thu nhập thuần
là 90128,23 nghìn đồng, hiệu quả đồng vốn rất cao (5,79 lần) và giá
trị ngày công lao động đạt 345,32 nghìn đồng/công. Cùng với hồng
không hạt, quýt Chợ Đồn cũng được nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý
của thương hiệu quýt Bắc Kạn. Điều này, không những được công
nhận về chất lượng, mà còn góp phần tích cực quảng bá sản phẩm,
nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương, nhận thức của nông
dân trong việc trồng, chăm sóc đúng quy trình nhằm mở rộng diện
tích, không ngừng nâng cao chất lượng quả.
b. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội cũng có sự chênh lệch giữa các kiểu sử dụng
đất. LUT 2 có khả năng thu hút lao động cao nhất (809 công lao
động/1ha); LUT4, LUT5 có khả năng thu hút lao động ở mức trung
bình, LUT 3 (chuyên màu) có khả năng thu hút lao động thấp nhất
(124 - 330 công lao động/1 ha), các LUT còn lại có khả năng thu hút
lao động từ 350 - 600 công lao động/1 ha). Về giá trị gia tăng/1 công
lao động có sự chênh lệch đáng kể. LUT6 có giá trị cao nhất (từ

305.230 - 548.080 đồng/1 công lao động), LUT7 có giá trị gia tăng/1
công lao động thấp nhất (80.630 đồng/1 công lao động), tiếp đến là
các LUT5, LUT3, LUT2, LUT4, LUT1....
c. Hiệu quả môi trường
Về hiệu quả môi trường các LUT: LUT4, LUT5 và LUT2 (Lúa
Xuân - Lúa mùa - Khoai lang Đông; Lạc Xuân - Lúa mùa), cho hiệu
quả cao; Các kiểu sử dụng đất Lúa Xuân - Lúa mùa - Rau Đông; Lúa
mùa sớm; Ngô Hè Thu; sắn cho hiệu quả thấp. Các kiểu sử dụng đất
còn lại cho hiệu quả trung bình.


13
Kết quả đánh giá các LUT về cả ba mặt hiệu quả kinh tế, xã
hội và môi trường cho thấy LUT2 cho hiệu quả cao đồng đều trên cả
3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường, LUT1, LUT2 có ưu thế về mặt
đảm bảo an ninh lương thực; LUT 2 (2LM) cho hiệu quả cao về kinh
tế, nhưng có hạn chế về hiệu quả môi trường do sử dụng nhiều thuốc
bảo vệ thực vật. LUT4, LUT5 có hiệu quả cao và khá cân bằng trên
cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường với ưu thế là cây trồng mũi
nhọn của huyện và thuộc chỉ dẫn địa lý cây đặc sản của tỉnh. Các
LUT có hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường ở mức thấp là LUT
sắn, Lúa mùa sớm, Ngô Hè Thu. Các LUT còn lại có hiệu quả kinh tế
- xã hội - môi trường từ trung bình đến cao.
Hướng sử dụng đất lâu dài cần phải duy trì tối đa quỹ đất trồng
lúa (LUT1, LUT2) nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tăng cường
phát triển LUT2 trên cơ sở LUT1, tăng quy mô hợp lý diện tích
LUT4, LUT5 trên quỹ đất còn lại với quy mô hợp lý và khai thác đưa
quỹ đất chưa sử dụng vào sử dụng, hạn chế tối đa việc chuyển đất từ
LUT1, LUT2 sang các LUT khác, tiếp tục đầu tư tạo giá trị gia tăng
vào khâu chế biến sau thu hoạch với tất cả các LUT nhằm sử dụng

đất nông nghiệp toàn diện trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường
trên địa bàn huyện Chợ Đồn.
3.2.5. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các LUT sản
xuất nông nghiệp tại các tiểu vùng
Chợ Đồn có lợi thế trong sản xuất nông lâm nghiệp với nhiều
sản phẩm nông nghiệp đã có tiếng trên thị trường như gạo Bao Thai,
Khoai môn, chè Shan tuyết, cam, quýt, Hồng không hạt. Tuy nhiên,
hiện nay, hệ thống thị trường tiêu thụ nông sản của huyện còn nhỏ bé,
chưa tương xứng với khả năng sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm
nông sản tại địa phương chủ yếu được tiêu thụ trên địa bàn huyện,
thông qua các kênh tiêu thụ ngắn. Do đó, tiêu thụ nông sản còn xảy
ra tình trạng tắc nghẽn, không liên tục. Mặt khác, thị trường tiêu thụ
của huyện còn mang tính tự phát làm cho số lượng và chất lượng của
nông sản không ổn định, thời gian và địa điểm bán cũng không cố
định, gây khó khăn cho việc tiêu thụ và chế biến nông sản thường
xuyên. Vì vậy, thời gian tới, huyện cần tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng tập trung, chuyên canh, đẩy mạnh thâm canh ứng dụng
công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất, xây dựng thương hiệu cho các


14
sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương; xây dựng niềm tin
cho người tiêu dùng về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm, tìm
đầu ra ổn định cho sản phẩm.
3.2.6. Lựa chọn LUT đạt hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường
Căn cứ vào các tiêu chuẩn/ yêu cầu lựa chọn trên và kết quả
đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường kết hợp với phân tích
những thuận lợi, khó khăn của các LUT tại các tiểu vùng. Đề tài đã
lựa chọn được các LUT và kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
cho huyện Chợ Đồn như sau:

Bảng 3.18. Các LUT và kiểu sử dụng đất sản xuất NN đƣợc lựa chọn
TT
1.

LUT
Chuyên lúa (LUT1)

2.

Lúa màu (LUT2)

4.

Chuyên màu
(LUT3)
Cây CNLN (LUT4)

5.

Cây ăn quả (LUT5)

3.

Kiểu sử dụng đất
1.1. Lúa Xuân - Lúa mùa
2.1. Lúa Xuân - Lúa mùa - Khoai lang
Đông
2.2. Thuốc lá - Lúa mùa
3.1. Khoai môn


Tiểu vùng
1,2,3
1,2
2
3

4.1. Chè
5.1. Cam, quýt
5.2. Hồng không hạt

3
3
1,2

3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
3.3.1. Tài nguyên đấthuyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Căn cứ vào bản đồ thổ nhưỡng do Viện Quy hoạch Thiết kế
nông nghiệp khảo sát xây dựng cấp tỉnh Bắc Kạn với tỷ lệ 1:100.000,
đất ở huyện Chợ Đồn được phân thành 3 nhóm đất với 08 loại đất.
Bảng 3.19. Diện tích các loại đất huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
TT
I
1
II
2
III
3
4
5
6

7
8
IV
V

Tên đất
Nhóm đất phù sa (P)
Đất phù sa ngòi suối (Py)
Nhóm đất thung lũng
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D)
Nhóm đất đỏ vàng
Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv)
Đất nâu đỏ trên macba bazơ và trung tính (Fk)
Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa)
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs)
Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất (Hs)
Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha)
Diện tích đất điều tra
Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích(ha)
7.296,06
7.296,06
168,06
168,06
78.785,55
191,39
633,92
13.224,79
60.583,55

518,98
3.632,92
86.250,47
91.135,65

Tỷ lệ (%)
8,01
8,01
0,19
0,19
86,45
0,21
0,69
14,51
66,48
0,57
3,99
94,64
100,00

(Nguồn: Báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh Bắc Kạn 2005)


15
Bảng 3.19 cho thấy: Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất là
78.785,55ha, chiếm 86,45% DTTN toàn huyện, tiếp đến là nhóm đất
phù sa, chiếm 8,01% DTTN, ít nhất là nhóm đất thung lũng do sản
phẩm dốc tụ, chiếm 0,19% DTTN.
Nhìn chung, huyện Chợ Đồn có tài nguyên đất khá phong phú
được phân bố trên các dạng địa hình khác nhau, có đặc điểm phát

sinh, nông học và tiềm năng sử dụng đa dạng. Với việc xác định rõ
diện tích và đặc điểm lý, hoá học của từng nhóm, từng loại đất thì
đây là cơ sở quan trọng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững
cho huyện trong thời gian tới.
3.3.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
3.3.3.1. Lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai (LMU)
Căn cứ vào bản đồ đất của tỉnh Bắc Kạn và kết quả điều
tra, phúc tra về đặc điểm tính chất các loại đất của huyện Chợ
Đồn, lựa chọn 7 chỉ tiêu để xây dựng LMU gồm: Loại đất, thành
phần cơ giới, độ sâu tầng đất, chế độ tưới, độ dốc, chất hữu cơ
(OM), độ chua (pH KCl ).
3.3.3.2. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Chợ Đồn có 42 đơn vị đất đai. Đặc tính và quy mô diện tích
của từng đơn vị đất đai thể hiện tại bảng 3.28
Bảng 3.28: Thống kê đặc tính của các LMU huyện Chợ Đồn
Đặc tính
LMU

Tổng hợp

LMU1
LMU2
LMU3
LMU4
LMU5
LMU6
LMU7
LMU8
LMU9

LMU10
LMU11
LMU12
LMU13
LMU14
LMU15
LMU16
LMU17

1231223
1231222
1232221
1321212
1331213
1421122
1421211
1422213
2121212
2221122
2221212
2312123
2322133
2321211
2331123
2422112
3212232

G

P


M

I

D

SL

T

Số
khoanh

1
1
1
1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
2
2
2

3

2
2
2
3
3
4
4
4
1
2
2
3
3
3
3
4
2

3
3
3
2
3
2
2
2
2
2

2
1
2
2
3
2
1

1
1
2
1
1
1
1
2
1
1
1
2
2
1
1
2
2

2
2
2
2

2
1
2
2
2
1
2
1
1
2
1
1
2

2
2
2
1
1
2
1
1
1
2
1
2
3
1
2
1

3

3
2
1
2
3
2
1
3
2
2
2
3
3
1
3
2
2

126
27
145
234
69
114
89
115
61
96

137
64
90
19
33
109
126

Diện tích
(ha)
389,85
302,99
452,32
4521,23
106,78
460,58
750,06
312,25
19,63
12,15
17,20
23,94
26,10
24,63
24,89
20,32
53,53

Tỷ
lệ

(%)
0,43
0,33
0,50
4,96
0,12
0,51
0,82
0,34
0,02
0,01
0,02
0,03
0,03
0,03
0,03
0,02
0,06


16
Đặc tính
LMU

Tổng hợp

LMU18
LMU19
LMU20
LMU21

LMU22
LMU23
LMU24
LMU25
LMU26
LMU27
LMU28
LMU29
LMU30
LMU31
LMU32
LMU33
LMU34
LMU35
LMU36
LMU37
LMU38
LMU39
LMU40
LMU41
LMU42
N

3222222
3222232
3222322
4253241
4253361
4263351
4353342

4363361
5243252
5243252
5243343
5243353
5243352
5253343
5253342
5343253
5343252
5343342
6223232
6223243
7253261
7243262
7253142
8253353
8353343
N

G

P

M

I

D


SL

T

3
2
2
3
2
2
3
2
2
4
2
5
4
2
5
4
2
6
4
3
5
4
3
6
5
2

4
5
2
4
5
2
4
5
2
4
5
2
4
5
2
5
5
2
5
5
3
4
5
3
4
5
3
4
6
2

2
6
2
2
7
2
5
7
2
4
7
2
5
8
2
5
8
3
5
N
N
N
Tổng diện tích

2
2
2
3
3
3

3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
N

2
2
3
2
3
3
3
3
2

2
3
3
3
3
3
2
2
3
2
2
2
2
1
3
3
N

2
3
2
4
6
5
4
6
5
5
4
5

5
4
4
5
5
4
3
4
6
6
4
5
4
N

2
2
2
1
1
1
2
1
2
2
3
3
2
3
2

3
2
2
2
3
1
2
2
3
3
N

Số
khoanh

Diện tích
(ha)

139
63
112
233
114
238
112
165
129
136
115
114

471
215
305
314
122
310
126
118
20
171
183
95
93
671
6538

63,21
23,00
51,65
1982,10
2550,83
3604,16
1618,35
3469,35
4326,52
5126,54
4032,62
8001,36
6203,21
4488,56

7773,33
8818,87
3158,68
8653,86
431,14
87,84
1220,07
1256,65
1156,20
105,23
528,69
4885,18
91.135,65

Tỷ
lệ
(%)
0,07
0,03
0,06
2,17
2,80
3,95
1,78
3,81
4,75
5,63
4,42
8,78
6,81

4,93
8,53
9,68
3,47
9,50
0,47
0,10
1,34
1,38
1,27
0,12
0,58
5,36

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai)
3.3.4. Phân hạng thích hợp đất đai huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
Kết quả phân hạng thích nghi đất đai của huyện Chợ Đồn tỉnh
Bắc Kạn được thể hiện tại bảng 3.30.
Bảng 3.31. Tổng hợp diện tích theo các cấp thích nghi của từng
kiểu sử dụng đất huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
ĐVT: ha
Hạng
thích
hợp
S1

LUT1

LUT2


LUT3

LUT4

6.621,73

1.256,36

6.621,73

S2

510,62

5.875,99

843,19

S3

332,57

332,57

N

78.785,55

78.785,55


LUT5

LUT6

LUT7

5.797,22

137,86

12.476,08

5.503,23

2.998,00

21.133,44

24.265,22

1.588,93

137,86

29.613,78

17.137,70

41.012,27


31.316,84

78.647,69

47.841,47

47.841,47

8.496,90

47.841,47


17
Nhìn chung, kết quả phân hạng thích nghi đất đai của các LUT
so với đặc điểm các LMU tại Chợ Đồn là phù hợp với thực tế. Tuy
nhiên, để đề xuất cơ cấu sử dụng đất hợp lý mang tính hiệu quả cao,
bền vững cần có những cơ sở lựa chọn khoa học và các giải pháp
đồng bộ.
3.4. Kết quả theo dõi và đánh giá một số mô hình sử dụng đất
(LUT) nông nghiệp bền vững tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
3.4.1. Kết quả theo dõi các mô hình
Trên cơ sở đánh giá những loại hình sử dụng đất có tính bền
vững ở huyện Chợ Đồn, chúng tôi lựa chọn và theo dõi một số loại
hình sử dụng đất của người dân vừa để kiểm chứng kết quả đánh giá,
vừa làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hiệu quả bền vững tại
vùng nghiên cứu. Các mô hình được lựa chọn theo dõi gồm: chuyên
lúa (2L); Lúa màu (Thuốc lá - lúa mùa) chuyên màu (khoai môn); cây
CNLN (chè); cây ăn quả (Hồng không hạt và cam, quýt).
3.4.2. Đánh giá tính bền vững của các mô hình.

Đánh giá tính bền vững của các LUT sản xuất nông nghiệp
của huyện Chợ Đồn được dựa trên 3 khía cạnh: Bền vững về kinh
tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Kết quả thể hiện
tại bảng 3.53.
Bảng 3.53. Kết quả đánh giá tính bền vững của các LUT sản xuất
nông nghiệphuyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
LUT

LUT1
LUT2
LUT3
LUT4
LUT5

Kiểu sử dụng
đất

Bền vững
môi trƣờng
Chỉ
Chỉ
Chỉ
Chỉ
Chỉ
Chỉ
Chỉ
Chỉ
tiêu 1 tiêu2 tiêu 3 tiêu 1 tiêu2 tiêu 3 tiêu 1 tiêu2
Bền vững kinh tế


Bền vững xã hội

Điểm

2L

M

M

H

H

M

H

M

M

19

2LM
1LM

H
H


M
H

M
H

H
H

M
M

H
M

H
M

H
M

21
20

Khoai môn

M

M


H

M

M

M

H

H

19

Chè
Cam quýt
Hồng không
hạt

H
H

H
H

H
H

H
M


M
H

M
M

H
H

H
H

H

H

H

M

H

H

H

M

22

22
22

Mức bền
vững
Trung
bình
Cao
Cao
Trung
bình
Cao
Cao
Cao

Ghi chú: Bền vững kinh tế (Chỉ tiêu 1: Giá trị sản xuất; chỉ tiêu 2: giá trị
gia tăng; chỉ tiêu 3: hiệu quả đồng vốn); Bền vững xã hội (chỉ tiêu 1: Mức
độ thu hút lao động; chỉ tiêu 2: giá trị ngày công; chỉ tiêu 3: thị trường tiêu
thụ SP); Bền vững MT (Chỉ tiêu 1: độ che phủ; chỉ tiêu 2: khả năng bảo vệ,
cải tạo đất)


18
Từ kết quả tổng hợp mức độ bền vững của các kiểu sử dụng
đất của huyện ta thấy: các kiểu sử dụng đất đạt kết quả bền vững cao
trên cả 3 khía cạnh kinh tế - xã hội môi trường là lúa xuân - lúa mùa khoai lang; Thuốc lá - lúa mùa; chè. Các kiểu sử dụng đất còn lại đạt
mức trung bình do có thể đạt bền vững về kinh tế ở mức cao nhưng
chỉ đạt trung bình ở khía cạnh xã hội, môi trường và ngược lại.
Tuy nhiên, Chợ Đồn là một huyện miền núi do đó để đảm bảo
một kiểu sử dụng đất hay một LUT bền vững trên cả 3 khía cạnh với

8 chỉ tiêu trên là rất khó. Vì vậy, tùy theo điều kiện cụ thể của từng
tiểu vùng mà lựa chọn các kiểu sử dụng đất phù hợp và có các giải
pháp khắc phục cụ thể.
3.5. Định hƣớng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững cho
huyện Chợ Đồn
3.5.1. Ứng dụng bài toán tối ưu đa mục tiêu để xác định cơ cấu
diện tích đất sử dụng cho các LUT sản xuất nông nghiệp thích
hợp, đạt hiệu quả cao và bền vững..
3.5.1.1. Phân kiểu thích nghi đất đai
Từ kết quả phân hạng thích nghi đất đai, đề tài đã tổng hợp
thành các kiểu thích nghi sau:
Bảng 3.54. Kết quả phân kiểu thích nghi cho các LUT
huyện Chợ Đồn,tỉnh Bắc Kạn
Kiểu

LMU

I
II
III
IV
V
VI
VII

1,2,5,15
3,7,10,11,14
6,12,13
8,16
4,9

18,19,20
17,21
23,26,27,29,30,
33,34,41
24,35,36,37,40,42
28,31,32
22,25,38,39

VIII
IX
X
XI

Diện tích
LUT1 LUT2 LUT3 LUT4 LUT5 LUT6 LUT7
(ha)
824,51
S1
S2
S1
S2
S2
S3
S1
1.256,36
S1
S1
S1
S1
S2

S2
S2
510,62
S2
S2
S2
S3
S3
S3
S3
332,57
S3
S3
S2
S3
S3
S3
S2
4.540,86
S1
S2
S1
S1
S2
S2
S1
137,86
N
N
S3

S2
S1
S2
S1
2.035,63
N
N
N
S2
S2
S2
S3
39.344,57

N

N

N

N

N

S3

N

12.476,08
16.294,51

8.496,90

N
N
N

N
N
N

N
N
N

S3
S3
N

S2
S3
N

S1
S2
N

S3
S3
N



19
3.5.1.2. Xác định mục tiêu, hàm mục tiêu và các ràng buộc
Mục tiêu sử dụng bài toán tối ưu của đề tài là tìm ra các
phương án sử dụng đất phù hợp với điều kiện tự nhiên, đạt hiệu quả
kinh tế, xã hội, môi trường làm căn cứ đề xuất sử dụng đất cho
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn theo hướng hiệu quả cao và bền vững.
a) Xác định các biến số
Căn cứ vào điều kiện thực tế địa phương, chúng tôi xác định
các biến số như sau: Xi_j_k (ha)
i - Kiểu/ vùng thích hợp đất đai (i=1÷11; 11 vùng thích hợp đất
đai). Kiểu thích hợp đất đai là các đơn vị đất đai có cùng độ thích hợp
với 7 loại sử dụng đất trên cơ sở đánh giá thích hợp đất đai.
j - Độ thích hợp đất đai (j=1,2; độ thích hợp S1, S2)
k - Loại hình sử dụng đất (k=1,2,3,4,5,6,7 ; 7 LUT)
Ví dụ: X1_2_1: Kiểu thích hợp 1 có độ thích hợp S2 của LUT1
(Loại sử dụng đất hai vụ lúa).
b)Xây dựng các hàm mục tiêu
*Mục tiêu thích hợp đất đai (Z1):
Z1 (ha)= x111 + x112 + x321 + x411 + ....+ x1027 → Max
*Mục tiêu giá trị gia tăng (VA) cao nhất (Z2)
Z2(triệu đồng) = ∑ ∑
 Max với ck là giá trị gia
tăng (triệu đồng/ha) của từng loại sử dụng đất.
*Mục tiêu yêu cầu công lao động cao nhất(Z3)
Z3(số công) = ∑ ∑
 Max với mk là yêu cầu
công lao động của từng loại sử dụng đất.
* Mục tiêu hiệu quả môi trường tổng hợp lớn nhất(Z4)
Z4(điểm) = ∑ ∑

 Max với tk là tổng điểm quy
đổi của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường (điểm) của từng
loại sử dụng đất.
c) Xác định các điều kiện ràng buộc
* Ràng buộc giới hạn về diện tích thích hợp:tổng diện tích của từng
LUT thích hợp trên mỗi kiểu thích hợp không được lớn hơn diện tích
kiểu thích hợp đối với các LUT được lựa chọn: ∑ ∑
≤ di,


20
+ Diện tích của từng loại sử dụng đất không vượt quá khả năng
(tổng) diện tích thích hợp (S1, S2) của loạisử dụng đất đó:
∑ ∑
≤ dk
* Ràng buộc diện tích để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
* Ràng buộc an ninh lương thực
Diện tích trồng lúa phải đáp ứng nhu cầu lương thực của
vùng ∑ ∑
≥ S;
* Ràng buộc về chỉ tiêu phát triển các LUT
Cụ thể: ∑ ∑
≥D
* Điều kiện không âm của các biến
Xi_j_k 0 (i=1,...,10 ; j=1,2; k=1,2,3,4,5,6,7).
3.5.1.3. Giải bài toán tối ưu
Dùng phương pháp “nhượng bộ từng bước” vì đây là phương
pháp khá phổ biến và đơn giản. Phương pháp này gồm hai bước:
Bước 1: Lập bảng Pay-off: Giải bài toán với từng hàm mục
tiêu Zi, kết quả của các bài toán thể hiện trong bảng 3.57

Bảng 3.57.Giá trị hàm mục tiêu theo các phương án tối ưu tính
cho các loại sử dụng đất
Phƣơng
án tối ƣu
Z1
Z2
Z3
Z4

Z1 (ha)
19.235,67
4.553,23
5.809,56
2.881,78

Z2
(triệu đồng)
1.721.947,26
3.152.843,83
3.047.581,67
2.855.368,42

Z3 (công)

Z4 (điểm)

7.026.037,54
13.713.454,30
14.785.101,58
13.439.006,07


48.648,31
85.742,99
85.742,99
87.296,11

Bước 2: Nhượng bộ cho các mục tiêu phụ: Căn cứ vào kết quả
giải bài toán với từng mục tiêu, căn cứ vào chủ trương, chính sách
phát triển trên địa bàn huyện Chợ Đồn, mục tiêu trước mắt là cần đạt
được giá trị gia tăng (VA) có ý nghĩa hơn. Do vậy,các mục tiêu còn
lại kỳ vọng đạt được 75% giá trị tối ưu (nhượng bộ). Trên cơ sở đó,
bài toán đa mục tiêu đưa về giải thành bài toán đơn mục tiêu với mục
tiêu Z2 cộng thêm ràng buộc Z1 ≥ 14.426,75; Z3 ≥ 11.088.826,19 và
Z4 ≥ 65.472,08. Kết quả giải bài toán tối ưu tại bảng 3.58.


21
Bảng 3.58. Kết quả giải bài toán tối ƣu
Kiểu

LMU

LUT1

I

1,2,5,15

0,01


II

3,7,10,11,14

0,05

439,45

III

6,12,13

0,03

510,55

IV

8,16

V

4,9

VI

18,19,20

VII


17,21

LUT2

LUT3

LUT4

LUT5

LUT6

824,48

LUT7
0,03

816,86
0,04
332,57

2.249,91

2.028,84

262,11
0,00
70,00

137,86


1.965,63

23,26,27,29

VIII

30,33,34,41
24,35,36,37

IX

5.354,16

7.121,92

40,42

X

28,31,32

XI

22,25,38,39

Tổng diện tích (ha)

5.354,16


2.250,00

950,00

4.002,78

70,00

7.319,79

12.476,08

400,00

3.5.2. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững
cho huyện
Bảng 3.59. Tổng hợp diện tích các LUT sản xuất nông nghiệp đƣợc đề xuất
cho huyện Chợ Đồn đến năm 2025
ĐVT: ha
Kiểu sử
dụng đất

LUT
1. Chuyên
lúa
2. Lúa
màu

-


3. Chuyên
màu

1. Lúa Xuân
- Lúa mùa
2. Lúa Xuân
- Lúa mùa Khoai lang
Đông
3. Thuốc lá Lúa mùa
4. Khoai môn

4.
Cây
CNLN

5. Chè

5. Cây ăn
quả

6. Cam quýt
7. Hồng

Tổng diện tích

Diện tích
theo kết
quả bài
toán


Đề xuất đến năm 2025
LMU số

Diện
tích

Tiểu vùng
1

Tiểu
vùng 2

Tiểu
vùng 3

4, 9

2.250,00

762,5

586,45

901,05

950,00

3,7,10,11,1
4,6,12,13


950,00

222,5

395,05

332,45

4.002,78

1,2,5,15,8,
16

120,00

35,4

77,5

7,1

17,21

70,00

25,8

12,5

31,7


900,00

20,20

858,71

21,09

634,00

37

134,3

462,7

400,00

248,6

113,1

38,3

2.250,00

70,00
7.319,79


12.476,08
400,00
27.468,65

17,21,24,3
5,36,37,40,
42
24,35,36,3
7,40,42,28,
31,32
4,9,18,19,2
0

5.324,00


22
Nhìn chung, kết quả đề xuất diện tích các kiểu sử dụng đất trên
là phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các diện tích đề
xuất được xác định trên cơ sở định hướng sử dụng đất của huyện và
kết quả giải bài toán tối ưu, tìm ra phương án tốt nhất cho sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn theo hướng
hiệu quả cao và bền vững
3.5.3. Một số giải pháp nâng cao tính bền vững sử dụng
đấtnôngnghiệp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
3.5.3.1. Giải pháp cho các loại sử dụng đất
Bao gồm các giải pháp về: quy hoạch; kỹ thuật canh tác; khoa học
công nghệ; giao thông vận tải; thị trường; khuyến nông, khuyến lâm;
Giải pháp quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho nông sản.
3.5.3.2. Giải pháp cho đất

*Đất có độ dốc trên150: Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang;
Trồng chè: Tập trung ở những vùng chè truyền thống như Bằng Phúc
và góp phần mở rộng các vùng chè chuyên canh.; Trồng cây ăn quả:
mở rộng diện tích cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới như
cam, quýt, mận, đào... Trồng rừng kinh tế và rừng khoanh nuôi tái
sinh:Có thể trồng rừng cây dược liệu như quế, hồi, thảo quả, giảo cổ
lam và trồng măng tre Bát độ.
*Đất có độ dốc dưới150
- Trồng ngô, đậu tương: Tập trung thâm canh các diện tích ngô
đã có, mở rộng diện tích trên các chân đất ruộng 1 vụ lúa mùa bằng ngô
vụ xuân, trên đất chuyên màu bằng ngô vụ xuân hè và ngô vụ hè thu.
- Trồng lạc: tăng thêm diện tích lạc trồng xen, trồng gối ở vùng
cao, còn lại tập trung thâm canh diện tích lạc hiện có.
- Trồng lúa, trồng màu và NTTS:kết hợp trồng lúa với cây màu;
chuyên trồng màu và nuôi trồng thủy sản để đảm bảo an ninh lương
thực, thực phẩm trong nội bộ xã, huyện đồng thời cung cấp nguyên
liệu, lương thực, thực phẩm cho các thị trường ngoài huyện, tỉnh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Chợ Đồn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, có tổng
diện tích tự nhiên là 91.135,65 ha, trong đó đất nông nghiệp là
85.391,78 ha chiếm 93,70% tổng diện tích đất tự nhiên. Giai đoạn


×