Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠi VÀ SẢN XUẤT ĐỨC ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.78 KB, 31 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠi VÀ SẢN XUẤT
ĐỨC ANH
2.1 Một số nét khái quát về Công ty TNHH thương mại và sản xuất
Đức Anh
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thương mại
và sản xuất Đức Anh
Công ty TNHH thương mại và sản xuất Đức Anh được thành lập ngày
23/7/2001 tại 115 Yên Tân - Ngọc Thụy - Quận Long Biên - Hà Nội theo giấy
phép kinh doanh số 01012009307, công ty có số vốn điều lệ là 500.000.000
(Năm trăm triệu đồng), giấy chứng nhận đăng ký thuế số 0101388607.
Ngay sau khi được thành lập, công ty đã tiến hành sản xuất kinh doanh các
mặt hàng đã đăng ký là keo dán và các mặt hàng đi kèm (như paraphin, keo sữa,
sơn bóng lót…). Mặt hàng keo dán mà công ty sản xuất đã được đăng ký bản
quyền tác giả số 1051/2001/OTG và có bảng công bố tiêu chuẩn chất lượng keo
dán số TC01/2001/ĐA.
Ban đầu công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ với 13 công nhân sản xuất,
đến nay toàn công ty đã có 37 người gồm:
- Công nhân bộ phận phân xưởng: 29 người
- Nhân viên phòng kinh doanh: 3 người
- Nhân viên phòng kế toán: 4 người
- Ban giám đốc: 1 người
Đứng trước cơ chế thị trường ngày càng mở rộng, các cơ sở sản xuất, các
khu công nghiệp ngày càng nhiều, đời sống nhân dân được cải thiện nên đối
tượng phục vụ của công ty là toàn bộ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… của
nhà nước và của tư nhân cần sử dụng đến keo dán và mặt hàng đi kèm, và đáp
ứng nhu cầu sử dụng keo dán của người dân.
Trong thời gian đầu mới thành lập, công ty còn gặp nhiều khó khăn trong
việc tìm kiếm bạn hàng, đến nay dựa trên việc luôn đảm bảo tốt nhất chất lượng
sản phẩm keo dán mà công ty sản xuất, công ty đã tạo được một thị trường tiêu
thụ từ Nghệ An trở ra.


Mua vật liệu Nhập kho vật liệu Tổ pha chế nguyên liệu Nước keo
Tổ nhựa
Đóng lọ
Nhập kho thành phẩm
Xuất ra thị trường
Kho vật liệu nhựa: parafin, nhựa tổng hợp…
Trong năm 2007 ban lãnh đạo công ty đang tiếp tục đẩy mạnh thị trường
tiêu thụ từ Nghệ An vào đến Đà Nẵng và đề ra mục tiêu giữ vững uy tín và chất
lượng sản phẩm để làm cho công ty ngày càng phát triển hơn.
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
TNHH thương mại và sản xuất Đức Anh
• Lĩnh vực kinh doanh:
Công ty TNHH thương mại và sản xuất Đức Anh kinh doanh các mặt
hàng đã đăng ký là sản xuất keo dán, kinh doanh keo dán và các mặt hàng đi
kèm sản phẩm keo dán.
• Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm keo dán của Công ty TNHH
thương mại và sản xuất Đức Anh:
Quy trình công nghệ sản xuất keo dán của Công ty TNHH thương mại
và sản xuất Đức Anh được tiến hành theo sơ đồ sau:
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của Công ty
TNHH thương mại và sản xuất Đức Anh
Trong doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đóng vai trò hết sức
quan trọng bởi vì nếu nó thích nghi được với môi trường thì doanh nghiệp sẽ
Giám đốc
Phòng kế toán Phòng kinh doanh
Xưởng sản xuất
Tổ nhựa Tổ pha chế và đóng gói
tồn tại và làm cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngược lại bộ máy tổ chức
sơ cứng sẽ làm cho sản xuất kinh doanh trì trệ cản trở sản xuất, không theo kịp
được sự biến động của thị trường. Vì vậy tuy Công ty TNHH thương mại và sản

xuất Đức Anh là một công ty có quy mô nhỏ nên số nhân viên văn phòng của
công ty còn hạn chế, do vậy mỗi nhân viên có thể kiêm nhiều nhiệm vụ thể hiện
qua sơ đồ sau
• Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt
động của công ty, là người điều hành cao nhất trong công ty.
• Phòng kinh doanh: Làm công việc giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm.Các
nhân viên trong phòng kinh doanh có trách nhiệm tự giao dịch, chăm sóc khách
hàng quen, tự lập ra các chương trình thu hút khách hàng và cuối tháng lập báo
cáo doanh thu thực tế trên địa bàn phụ trách và nộp lên cho giám đốc. Ở Công ty
TNHH thương mại và sản xuất Đức Anh phòng kinh doanh có 4 nhân viên, mỗi
người phụ trách 1 địa bàn kinh doanh và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động
kinh doanh ở địa bàn đó.
• Xưởng sản xuất: gồm 1 quản đốc phân xưởng và 2 tổ sản xuất là tổ nhựa
và tổ pha chế-đóng lọ, 2 nhân viên thuộc phân xưởng.
- Quản đốc phân xưởng: Nhận nguyên vật liệu chuyển về cho các tổ sản
xuất.Hàng ngày quản đốc phân xưởng theo dõi và chấm công cho người lao
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Thủ quỹThủ kho Kế toán chi tiết
động, cuối tháng gửi bảng chấm công lên cho kế toán tiền lương lập bảng thanh
toán tiền lương, nghiệm thu sản phẩm hoàn thành và nhập kho thành phẩm.
- Tổ nhựa: sản xuất lọ đựng keo để chuyển qua tổ pha chế-đóng lọ.
- Tổ pha chế-đóng lọ: Nhận vật liệu pha chế keo từ quản đốc sau đó tiến hành pha
chế keo và đổ nước keo vào lọ tạo ra sản phẩm keo dán hoàn chỉnh.
• Phòng kế toán: có trách nhiệm ghi chép, tính toán, phản ánh các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh một các chính xác, kịp thời, đầy đủ, trung thực các số liệu về tình hình luân
chuyển và sử dụng tài chính của công ty.
2.1.4 Tổ chức kế toán tại công ty TNHH thương mại và sản xuất Đức
Anh
• Tổ chức bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: là người kiểm tra, tổ chức công tác kế toán tại công ty, ngoài ra

kế toán trưởng còn thực hiện công việc của kế toán tổng hợp.
- Kế toán chi tiết: theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng phần
hành theo yêu cầu quản lý của công ty
- Thủ kho: theo dõi số lượng vật liệu, hàng hóa,thành phẩm trong kho, hàng ngày
ghi việc tăng giảm VL_HH_TP trong kho về mặt số lượng vào thẻ kho để định
kỳ tiến hành đối chiếu về mặt số lượng với phòng kế toán.
- Thủ quỹ: Làm công việc thu, chi, lưu giữ tiền trong két của công ty. Cuối kỳ kế
toán tiến hành kiểm kê tiền mặt trong quỹ và khớp sổ quỹ với sổ kế toán. Việc
chi tiền của thủ quỹ đều phải có chứng từ kế toán hợp lệ và có chữ ký xác nhận
của giám đốc.
• Các chính sách kế toán chủ yếu trong doanh nghiệp
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên. Đây là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê
thường xuyên, qua lượng hàng xuất và nhập để tính ra lượng hàng tồn cuối kỳ.
Qua các hóa đơn và chứng từ liên quan để phản ánh gía trị tồn kho cuối kỳ trên
sổ kế toán một các thường xuyên theo qui định.
- Phương pháp tính thuế GTGT:
Công ty áp dụng theo phương pháp khấu trừ.Số thuế GTGT phải nộp được
tính theo công thức:
Tiền thuế
GTGT phải nộp

=
Tiền thuế
GTGT đầu ra
-
Tiền thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Tiền thuế GTGT đầu

vào được khấu trừ
= Giá tính
thuế
X thuế suất thuế GTGT
(10%)
Tiền thuế GTGT đầu ra = Giá tính
thuế
X thuế suất thuế GTGT
(10%)
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong
tháng nào được được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp tháng đó.
- Phương pháp tính giá vật tư, hàng hóa, thành phẩm xuất kho:
Công ty áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp đơn giá
bình cuối kỳ
Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá bình quân
Đơn giá bình
quân
=
Giá thực tế tồn đầu
kỳ
+ Giá thực tế nhập trong
kỳ
Số lượng tồn
kho đầu kỳ
+ Số lượng nhập
trong kỳ
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi cuối tháng, cuối kỳ
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
2.2 Tình hình công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ
tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Đức Anh
2.2.1 Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng tại Công ty TNHH thương
mại và sản xuất Đức Anh
Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Đặc điểm của hình thức
này là sử dụng sổ nhật ký chung để ghi chép toàn bộ các hoạt động kinh tế tài
chính theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản, sau đó sử dụng số
liệu ở nhật ký chung để ghi vào sổ cái và sổ chi tiết có liên quan.
Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau
• Chứng từ kế toán:
- Phiếu xuất kho (MS 02-VT (QĐ số 15/ 2006/Q Đ-BTC))
- Phiếu nhập kho (MS 01-VT (QĐ số 15/ 2006/Q Đ-BTC))
- Hóa đơn GTGT (MS 01GTKT – 3LL(QĐ số 15/ 2006/Q Đ-BTC))
- Thẻ kho(MS S12-DN(QĐ số 15/ 2006/Q Đ-BTC))
- Phiếu thu (MS 01-TT (QĐ số 15/ 2006/Q Đ-BTC))
- Phiếu chi (MS 02-TT (QĐ số 15/ 2006/Q Đ-BTC))
- Bảng tính lại giá vốn (Mẫu công ty)
- Bảng tổng hợp tình hình thanh toán với khách hàng (Mẫu công ty)
- Bảng tổng hợp tình hình nhập- xuất- tồn (Mẫu công ty)
- Sổ chi tiết thành phẩm- hàng hóa (MS S10-DN(QĐ số 15/ 2006/Q Đ-BTC))
- Sổ chi tiết giá vốn sản phẩm, hàng hoá (Mẫu công ty)
- Sổ chi tiết doanh thu (Mẫu công ty)
- Sổ nhật ký chung (MS S03a-DN(QĐ số 15/ 2006/Q Đ-BTC))
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua (MS S31-DN(QĐ số 15/ 2006/Q Đ-BTC))

- Sổ cái TK 155, 156, 157, 511 , 632, 641, 642, 911…(MS S03b-DN(QĐ số 15/
2006/Q Đ-BTC))
• Sơ đồ luân chuyển chứng từ
Hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, tại kho thủ kho vào thẻ
kho, tại phòng kế toán kế toán chi tiết lên sổ chi tiết sản phẩm-hàng hoá, cuối tháng căn
cứ vào sổ chi tiết sản phẩm-hàng hoá lên bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn. Từ phiếu xuất
kho, kế toán chi tiết lên sổ chi tiết giá vốn sản phẩm-hàng hoá. Căn cứ vào phiếu thu,
phiếu chi, HĐ GTGT kế toán chi tiết lên sổ chi tiết công nợ, cuối tháng căn cứ vào sổ
chi tiết công nợ lên bảng tổng hợp thanh toán với khách hàng. Căn cứ vào HĐ GTGT
bán hàng kế toán chi tiết lên sổ chi tiết doanh thu. Kế toán tổng hợp, hàng ngày căn cứ
vào HĐ GTGT, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho vào sổ nhật ký
chung, định kỳ 10 ngày 1 lần vào sổ cái các TK có liên quan.
Sổ cái TK 131, 632, 511…
Sổ cái TK 911
Bảng tổng hợp tình hình nhập - xuất - tồn
Sổ chi tiết sản phẩm hàng hoá Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Sổ chi tiết giá vốn sản phẩm hàng hoá
Phiếu thu, Phiếu chi
Nhật ký chung
Hoá đơn GTGT
Sổ chi tiết doanh thu
Sổ chi tiết công nợ
Bảng tổng hợp thanh toán với khách hàng
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, cuối kỳ
Đối chiếu
Bảng cân đối
• Quy trình luân chuyển chứng từ:

• Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 155 “Thành phẩm”
- Tài khoản 156 “Hàng hoá”
- Tài khoản 157 “Hàng gửi bán”
- Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”
- Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng ”:
Tài khoản 5111 “Doanh thu bán hàng hoá”:
• Tác dụng:
Tài khoản này dùng phản ánh doanh thu bán hàng hoá thực tế công ty thực hiện
được trong một kỳ.
• Kết cấu:
Nợ TK 5111 Có
* Số phát sinh Nợ:
- Trị giá hàng bán bị trả lại, số chiết
khấu bán hàng, giảm giá hàng bán
kết chuyển cuối kỳ.
- Kết chuyển doanh thu thuần do
bán hàng hoá vào TK 911 để xác
định kết quả kinh doanh
* Số phát sinh Có:
- Tổng số doanh thu do bán hàng
hoá thực tế của công ty trong kỳ.
Tài khoản 5112 “Doanh thu bán sản phẩm keo dán”:
• Tác dụng:
Tài khoản này phản ánh doanh thu bán keo dán thực tế công ty thực hiện được
trong một kỳ.
• Kết cấu:
Nợ TK 5112 Có
* Số phát sinh Nợ:
- Trị giá keo dán bị trả lại, số chiết

khấu bán keo dán, giảm giá hàng
bán kết chuyển cuối kỳ.
- Kết chuyển doanh thu thuấn do
bán keo dán vào TK 911 để xác
định kết quả kinh doanh.
* Số phát sinh Có:
- Tổng số doanh thu do bán keo dán
thực tế của công ty trong kỳ.
• Tài khoản 521 “Chiết khấu bán hàng”
Tài khoản 521 được chia thành 2 TK cấp 2:
- Tài khoản 5211: Chiết khấu hàng hoá
- Tài khoản 5212: Chiết khấu sản phẩm keo dán
• Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”
Tài khoản 531 được chia thành 2 TK cấp 2:
- Tài khoản 5311: Hàng hoá bị trả lại
- Tài khoản 5312: Sản phẩm keo dán bị trả lại
• Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”
Tài khoản 532 được chia thành 2 TK cấp 2:
- Tài khoản 5321: Giảm giá hàng hoá
- Tài khoản 5322: Giảm giá sản phẩm keo dán
• Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”:
Tài khoản 632 được chia thành 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6321: Giá vốn hàng hoá
- Tài khoản 6322: Giá vốn sản phẩm keo dán
Tài khoản 6321 “Giá vốn hàng hoá”:
• Tác dụng:
Tài khoản này sử dụng theo dõi trị giá vốn của hàng hoá xuất bán trong kỳ.
• Kết cấu:
Nợ TK 6321 Có
* Số phát sinh Nợ:

Trị giá vốn của hàng hoá
đã xuất bán trong kỳ.
* Số phát sinh Có:
Kết chuyển giá vốn hàng
tiêu thụ trong kỳ sang TK 911.
Tài khoản 6322 “Giá vốn sản phẩm keo dán”:
• Tác dụng:
Tài khoản này sử dụng theo dõi trị giá vốn của sản phẩm keo dán xuất bán trong
kỳ.
• Kết cấu:
Nợ TK 6322 Có
* Số phát sinh Nợ:
Trị giá vốn của sản phẩm
keo dán đã xuất bán trong kỳ.
* Số phát sinh Có:
Kết chuyển giá vốn hàng
tiêu thụ trong kỳ sang TK 911.
- Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”
- Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
- Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
2.2.2 Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Đức
Anh
2.2.2.1 Kế toán doanh thu theo các phương thức tiêu thụ
• Phương thức bán hàng đại lý (ký gửi)
Khi doanh nghiệp xuất hàng giao cho bên đại lý (ký gửi) để bán, thủ kho viết
phiêu xuất kho và viết thành 2 liên: 1 liên lưu, 1 liên chuyển lên phòng kế toán đồng
thời thủ kho ghi vào thẻ kho (biểu 10)
Ngày 06/03/07 xuất hàng gửi đại lý S với số lượng 100 lọ keo M với đơn giá
1700đ/lọ thuế GTGT 10%
Tại đại lý khi bán được hàng đại lý yêu cầu xuất Hoá đơn GTGT để trả cho khác

hàng khi đó phòng kế toán viết Hoá đơn GTGT số 002901 bán cho Công ty thương mại
và sản xuất Tiến Đạt (biểu 1)
Đồng thời tại phòng kế toán xác định kết quả kinh doanh cho số hàng tiêu thụ và
lên sổ chi tiết sản phẩm – hàng hoá để theo dõi tình hình nhập xuất trong kỳ của keo cả
về mặt số lượng và giá trị

×