Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Tình hình, nguyên nhân và điều kiện, phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.61 KB, 105 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM PHÚ HƯNG

TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG: TÌNH HÌNH,
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN, PHÒNG NGỪA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM PHÚ HƯNG

TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG: TÌNH HÌNH,
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN, PHÒNG NGỪA

Ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM VĂN TỈNH


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ Luật học “Tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng: Tình hình, nguyên nhân và điều kiện, phòng ngừa” là hoàn toàn
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận
văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

PHẠM PHÚ HƯNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA
TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG........................................7
1.1. Phần hiện của tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng............................................................................................7
1.2. Phần ẩn của tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng..........................................................................................25
Tiểu kết Chương 1...........................................................................................31
CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH
TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............................................................................. 34
2.1. Những yếu tố thuộc môi trường sống ở thành phố Đà Nẵng................... 34
2.2. Những yếu tố tiêu cực thuộc về chủ thể của tội phạm.............................44
2.3. Các yếu tố tiêu cực thuộc về tình huống tội phạm................................... 49


Tiểu kết Chương 2...........................................................................................51
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA
TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............................................................................. 52
3.1. Dự báo tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng....................................................................................................52
3.2. Các giải pháp phòng ngừa tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa

bàn thành phố Đà Nẵng...................................................................................54
Tiểu kết Chương 3...........................................................................................72
KẾT LUẬN.................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT

An ninh trật tự

BLHS

Bộ luật hình sự

CAND

Công an nhân dân


CHXHCN

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

CMT

Chất ma túy

CSĐT

Cảnh sát điều tra

CSĐTTP

Cảnh sát điều tra tội phạm

HSST

Hình sự sơ thẩm

MTTH

Ma túy tổng hợp

NXB

Nhà xuất bản

PPHS


Phạm pháp hình sự

TAND

Tòa án nhân dân

THTP

Tình hình tội phạm

TNHS

Trách nhiệm hình sự

TTHS

Tố tụng hình sự

TTXH

Trật tự xã hội

UBND

Ủy ban Nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát Nhân dân


XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương lớn nhất ở khu vực miền
Trung và Tây Nguyên. Diện tích toàn thành phố tính đến tháng 01/2018 là
1.256,53 km², bao gồm 06 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ
Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ) và 02 huyện (Hòa Vang, Hoàng Sa). Thành phố
nằm ở trung độ trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ giao lưu với các nước
trong khu vực và trên thế giới, là điểm cuối của tuyến hành lang kinh tế Đông
- Tây, trải dài từ Việt Nam, Lào, Thái Lan và Burma (Myanmar). Phía Bắc

giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp
Biển Đông.
Hiện nay, thành phố Đà Nẵng là một trong 13 đô thị loại I của Việt Nam.
Dân số Đà Nẵng ước tính cuối năm 2018 là 1.215.000 người, phân theo địa bàn
thành thị 829.400 nhân khẩu và nông thôn 122.260 nhân khẩu, số người từ các
tỉnh, thành phố khác đến tạm trú để làm ăn là 108.627 người. Trong đó, người
Kinh chiếm 99,4%, nữ chiếm khoảng 50.91%, nam 49.09%, tỷ lệ tăng dân số cơ
học hằng năm là 2,62% cao hơn so với cả nước là 1,2%. Cùng với sự phát triển
của cả nước, trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà
Nẵng đã có những bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Những đặc điểm về địa lý, tự nhiên, văn hóa, dân cư nêu trên đã góp
phần tạo nên những khả năng, điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển

kinh tế - xã hội của thành phố nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ
trong công tác quản lý xã hội, quản lý văn hóa, quản lý con người, được biểu
hiện tập trung ở các dạng tệ nạn xã hội cũng như các loại tội phạm, trong đó
có tệ nạn và tội phạm về ma túy, một loại hiểm họa có sức hủy hoại mọi giá

6


trị xã hội, hủy hoại nòi giống và hủy hoại cả bản thân con người.
Trong nhiều năm qua, Đảng và chính quyền cấp Trung ương cũng như
địa phương (Đà Nẵng) liên tục quan tâm chỉ đạo sát sao công tác phòng,
chống tệ nạn nói chung và tội phạm ma túy nói riêng, song tình hình tội phạm
(THTP) về ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn tồn tại và chiếm tỷ
phần không nhỏ. Trong 05 năm (2014 - 2018), Tòa án Nhân dân (TAND) các
cấp thuộc thành phố Đà Nẵng đã tiến hành xét xử hình sự sơ thẩm (HSST)
688 vụ, với 980 bị cáo phạm các tội về ma túy, chiếm 18,8 % số vụ; 15,8% số
bị cáo trong THTP tại thành phố Đà Nẵng. Trong đó, tội mua bán trái phép
chất ma túy (CMT) là 272 vụ, 432 bị cáo, chiếm 39,5% số vụ và 44,1% số bị
cáo, tức là tội phạm này chiếm tỷ phần đặc biệt cao.
Vậy tại sao các tội phạm về ma túy nói chung và tội mua bán trái phép
CMT nói riêng vẫn xảy ra và duy trì ở mức độ cao như vậy? Thực tế này đòi hỏi
phải có nghiên cứu chuyên sâu trên nền tảng hướng dẫn của khoa học chuyên
ngành, hoặc theo hướng chống, hoặc theo hướng phòng ngừa. Và ở đây, đề tài
được chọn theo hướng phòng ngừa với tên gọi cụ thể là: “Tội mua bán trái phép
chất ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Tình hình, nguyên nhân và điều
kiện, phòng ngừa”, tức là đề tài lấy chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa
tội phạm làm cơ sở lý luận để thực hiện việc nghiên cứu trên một địa bàn cụ thể
- thành phố Đà Nẵng, trong thời gian 05 năm (từ 2014 đến 2018).
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các công trình lý luận tội phạm học


Để có cơ sở thực hiện đề tài, các công trình khoa học sau đây đã được
nghiên cứu:
- “Tội phạm học, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” Nxb.

Chính trị quốc gia, 1994;
- “Tội phạm học Việt nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện

Nhà nước và Pháp luật, Nxb. CAND, năm 2000;


- “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” của PGS.TS.

Phạm Văn Tỉnh, Nxb. Tư pháp, 2007;
- Giáo trình “Tội phạm học” của GS.TS. Võ Khánh Vinh, Nxb CAND,

tái bản năm 2003, 2013;
- Giáo trình “Tội phạm học” của Học viện Cảnh sát Nhân dân, Nxb.

CAND, 2002, 2013;
Các công trình nêu trên thực sự cần thiết, là cơ sở cho việc thực hiện đề
tài luận văn.
2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến vấn đề phòng,

chống tội phạm về ma túy.
- Ở cấp độ luận án tiến sỹ, có các đề tài khoa học sau:

+ Vũ Quang Vinh (2003), Hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma
túy của lực lượng Cảnh sát Nhân dân, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện
CSND, Hà Nội.

+ Ngô Đại Tuấn (2006), Hoạt động phòng ngừa và điều tra các tội phạm
về ma túy của lực lượng Công an cấp huyện, Học viện CSND, Hà Nội.
+ Nguyễn Tuyết Mai (2007), Đấu tranh phòng chống các tội phạm ma
túy ở Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội.
- Ở cấp độ luận văn thạc sỹ, gồm các đề tài sau:

+ Đỗ Tiến Dũng (2013), Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
chất ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân và
giải pháp phòng chống, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.
+ Phạm Hồng Thủy (2016), Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
chất ma túy trong Luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn xét xử
tại địa bàn thành phố Đà Nẵng), Khoa luật Đại học Quốc gia, Hà Nội.
- Ở cấp độ bài viết về tội phạm và ma túy đăng trên các tạp chí chuyên

ngành như:


+ Nguyễn Tiến Dũng (2018), Thực trạng lo ngại về ma túy, tội phạm ma túy
- những hạn chế, nguyên nhân và một số kiến nghị, Tạp chí TAND, Hà Nội.

+ Lăng Sỉ U Đôm (2018), Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy ở Nước CHDCND Lào, Tạp
chí CSND, Hà Nội.
+ Bùi Thị Quỳnh Phương (2018), Phòng ngừa tội phạm ma túy trong
tiến trình hội nhập Quốc tế, Tạp chí TAND, Hà Nội.
Các đề tài khoa học được nêu trên đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp
đến công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm về ma túy trên phạm vi cả nước
hoặc một địa bàn cụ thể và đều có giá trị kế thừa đối với việc nghiên cứu đề
tài: “Tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng:
Tình hình, nguyên nhân và điều kiện, phòng ngừa”.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc làm rõ tình hình tội mua bán trái phép CMT trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng (từ năm 2014 đến năm 2018) để xác định nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm này, từ đó đưa ra các dự báo và kiến nghị
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm mua
bán trái phép CMT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, tác giả đặt ra và thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Làm rõ tình hình tội mua bán trái phép CMT trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018;
+ Phân tích, xác định nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội mua bán
trái phép CMT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018;
+ Đánh giá hiện trạng hoạt động phòng ngừa tội mua bán trái phép CMT
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng những năm qua;


+ Dự báo một cách khoa học về tình hình tội mua bán trái phép CMT trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới;
+ Xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội
mua bán trái phép CMT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định ngay trong tên đề tài, tức
là xác định quy luật vận động của khách thể nghiên cứu - tình hình tội mua bán
trái phép CMT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nói cách khác là đi tìm nguyên
nhân và điều kiện của hiện tượng xã hội tiêu cực, cũng như tìm mối liên hệ của

nó với các hiện tượng, quá trình kinh tế - xã hội khác.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Xét về mặt nội dung, đề tài này phải được nghiên cứu trong phạm vi
tội phạm học, thuộc chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, tức
là cả ba vấn đề mà tên đề tài đề cập phải có sự gắn kết với nhau tạo thành một
chỉnh thể tương thích với đặc thù thành phố Đà Nẵng. Trong đó, các vấn đề đã
nêu trong tên đề tài đã có lý luận tội phạm học dẫn dắt, những lý luận đó phải
được áp dụng để nghiên cứu thực tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
+ Xét về thời gian và địa bàn (không gian), khi nghiên cứu về hiện trạng,
thì cả ba vấn đề đều được xem xét trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời
gian 05 năm, từ năm 2014 đến năm 2018;
+ Xét về tội danh, đề tài chỉ nghiên cứu tội “Mua bán trái phép chất ma
túy”, được quy định tại Điều 251 BLHS hiện hành, tức là vào thời gian Bộ
luật này chưa có hiệu lực, việc nghiên cứu phải được thực hiện trên cơ sở số
liệu thống kê thường xuyên của Tòa án về tội: “Tàng trữ, vận chuyển, mua
bán hoặc chiếm đoạt trái phép chất ma túy” (Điều 194), bằng phương pháp
thống kê tách riêng tội mua bán trái phép CMT.


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Về phương pháp luận, đề tài triệt để vận dụng phương pháp luận của

chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết các vấn đề do
tên đề tài đặt ra.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp

nghiên cứu cụ thể như: Biện chứng; Hệ thống; Lô-gich; Kế thừa; Mô tả; Tổng

hợp; Phân tích, so sánh; Chuyên gia; Lịch sử và nghiên cứu điển hình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài là công trình khoa học, nghiên cứu tội mua bán trái phép CMT
một cách toàn diện, hệ thống và nhất quán dưới góc độ tội phạm học Việt
Nam trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể
sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các trường Luật, các trường CAND, Học
viện Khoa học xã hội.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm mua bán trái phép CMT nói
riêng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
7. Kết cấu của luận văn

Luận văn được cấu trúc thành 3 chương, gồm:
Chương 1: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội mua bán trái phép
chất ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm
mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.


CHƯƠNG 1

TÌNH HÌNH TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Từ khái niệm THTP mà lý luận tội phạm học Việt Nam đã nêu ra cho

phép nhận thức khái quát về tình hình tội mua bán trái phép CMT trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng từ 2014 đến 2018 là hiện tượng tâm - sinh lý - xã hội tiêu
cực, vừa mang tính lịch sử và lịch sử cụ thể, vừa mang tính pháp lý hình sự
với hạt nhân là tính giai cấp, được thể hiện bằng tổng thể các tội mua bán
trái phép chất ma túy đã xảy ra cùng các chủ thể thực hiện các hành vi đó
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ 2014 đến 2018.
Nhìn nhận hiện tượng tiêu cực này, tức là tình hình tội mua bán trái phép
CMT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ 2014 đến 2018 dưới góc độ nhận
thức luận, thì thấy rằng, nó luôn luôn có hai phần: Phần hiện và phần ẩn.
Trong đó, phần hiện là toàn bộ những hành vi phạm tội mua bán trái phép
CMT và chủ thể của hành vi đó đã bị xử lý theo pháp luật hình sự trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng từ 2014 đến 2018. Còn phần ẩn được tạo nên bởi tổng thể
các hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế, song không được phát hiện,
không bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoặc không có trong thống
kê tội phạm [02, tr. 99]. Chương này có nhiệm vụ làm rõ cả hai phần đó của
tình hình tội mua bán trái phép CMT trên địa bàn và thời gian đã định.
1.1. Phần hiện của tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy trên

địa bàn thành phố Đà Nẵng
1.1.1. Mức độ (tình trạng) của tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy

Mức độ của THTP là đặc điểm định lượng tiêu biểu, cho biết về toàn bộ
số người phạm tội cùng số tội phạm do họ thực hiện trong một đơn vị thời
gian và không gian nhất định [02, tr. 91- 92].


Để nhìn nhận một cách toàn diện về mức độ của THTP, ta cần dựa trên
cả 3 tiêu chí: Mức độ tổng quan tuyệt đối, tổng quan tương đối và tổng quan
so sánh.
* Mức độ tổng quan tuyệt đối


Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Đà Nẵng, từ năm 2014 đến
năm 2018, ngành tòa án thành phố đã xét xử HSST 272 vụ, 432 bị cáo phạm
tội mua bán trái phép CMT. Trong đó: Năm 2104: 39 vụ, 66 đối tượng; Năm
2015: 33 vụ, 60 đối tượng; Năm 2016: 53 vụ, 77 đối tượng; Năm 2017: 63 vụ,
99 đối tượng; Năm 2018: 84 vụ, 130 đối tượng. Bình quân mỗi năm ngành
TAND thành phố xét xử HSST 54,4 vụ, 86,4 đối tượng phạm tội mua bán trái
phép CMT (Xem Phụ lục, Bảng 1.1).
Đối tượng của tội phạm mua bán trái phép CMT trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng là: Ma túy có nguồn gốc tự nhiên (Cần sa), bán tổng hợp (Heroin) và
ma túy tổng hợp (MTTH) (MDMA, Methamphetamin, Ketamin). Trong đó,
phổ biến và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây là MTTH. Trong
05 năm, lực lượng chuyên trách phòng chống ma túy đã thu giữ 19.602,06 g
MTTH các loại (Xem Phụ lục, Bảng 1.2).
* Mức độ tổng quan tương đối
- Mức độ tổng quan tương đối dựa trên cơ số tội mua bán trái phép CMT

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong giai đoạn nghiên cứu:
Kết quả phân tích cho thấy bình quân 100.000 dân thì có 5,2 vụ phạm tội
xảy và có 8,3 người là tội phạm. Trong đó, vào các năm 2017 và 2018, các cơ
số này tăng gấp nhiều lần so với mức bình quân và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng
trong thời gian tới. Đây là thực trạng đáng báo động, cần được các lực lượng
chức năng chú trọng trong quá trình hoạch định chiến lược phòng ngừa tội
phạm (Xem Phụ lục, Bảng 1.3).
- Mức độ tổng quan tương đối dựa trên mối quan hệ giữa hoạt động phát


hiện, khởi tố điều tra, truy tố và xét xử tội phạm mua bán trái phép CMT:
Các hoạt động phát hiện, khởi tố điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành
hết sức nghiêm túc. Số tội phạm phát hiện được truy tố chiếm đến 100%.

Trong đó, số vụ được tiến hành xét xử HSST bình quân chiếm đến hơn 79%
so với số đề nghị truy tố. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, vào thời điểm thống
kê, số tội phạm mua bán trái phép CMT qua xét xử HSST hàng năm chỉ
chiếm 68,5% số vụ và 73% số đối tượng bị phát hiện, bắt giữ. Do vậy, công
tác phòng ngừa tội phạm cần được xem xét trên diện rộng, có tính khái quát
cao hơn con số xét xử HSST thực tế (Xem Phụ lục, Bảng 1.4).
- Mức độ tổng quan tương đối của tình hình tội mua bán trái phép CMT

và THTP nói chung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng:
THTP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng diễn ra tương đối phức tạp. Từ
năm 2014 đến năm 2018, toàn thành phố đã xét xử HSST 3659 vụ, 6192 bị
cáo, chiếm 1.19% số vụ; 2,26% số bị cáo, so với cả nước. Trong đó, tội mua
bán trái phép CMT chiếm đến 7,43% số vụ và 6,98% bị cáo trên tổng số. Điều
đó cho thấy, tội mua bán trái phép CMT là loại tội phạm phổ biến, chiếm tỷ lệ
cao, cần được chú trọng trong quá trình hoạch định chiến lược phòng chống
tội phạm (Xem Phụ lục, Bảng 1.5).
- Mức độ tổng quan tương đối của tình hình tội mua bán trái phép CMT

và THTP về ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng:
Trong 05 năm (2014 - 2018), ngành Tòa án thành phố đã xét xử HSST
688 vụ, 980 bị cáo phạm các tội về ma túy. Trong đó, tội mua bán trái phép
CMT chiếm bình quân 39,5% số vụ và 44,1% bị cáo (Xem Phụ lục, Bảng
1.6). Số liệu trên cho thấy tính tương quan giữa tội mua bán trái phép CMT
với các tội về ma túy khác quy định tại Chương XX của BLHS 2015.
* Mức độ tổng quan so sánh

Kết quả phân tích tại Bảng 1.7 cho thấy: So với các địa phương lân cận


là Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi, tội mua bán trái phép

CMT tại thành phố Đà Nẵng chiếm 40,9% số vụ; 42,1% số đối tượng trên
tổng số, cao khoảng 02 lần so với các địa phương được so sánh. Tuy nhiên, sự
so sánh này chỉ mang tính tham khảo vì điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
những đơn vị hành chính này vẫn còn khác nhau ở nhiều phương diện.
Những con số được nêu và phân tích trên đây cho chúng ta thấy rõ tình
trạng (mức độ) của tội mua bán trái phép CMT, trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018.
1.1.2. Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm mua bán trái phép

CMT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Động thái của THTP là sự vận động một cách tự nhiên của THTP theo
thời gian. Đo lường được sự vận động này là một bài toán vô cùng phức tạp.
Để bảo đảm tính khả thi, động thái của THTP cần được hiểu một cách đơn
giản là sự vận động của mức độ và cơ cấu của THTP theo thời gian, kèm theo
đó là lời giải thích sự vận động đó trên cơ sở của thực tiễn đời sống xã hội
[02, tr.94].
Việc đánh giá diễn biến của THTP không thể căn cứ và số vụ án, bị can
đã khởi tố hằng năm, vì không phải tất cả các vụ án thụ lý đều được đưa ra xét
xử mà còn có thể xử lý ở dưới nhiều hình thức khác nhau như, đình chỉ điều
tra, tạm đình chỉ điều tra vv… vì các lý do khác nhau. Để đánh giá mức độ
tăng giảm hàng năm của tình hình tội phạm cần căn cứ vào số vụ, số bị cáo
XXST hàng năm.
Áp dụng phương pháp so sánh định gốc, ta thấy rằng: Trong 5 năm, mức
độ của THTP này có cả biến động tăng và biến động giảm, trong đó biến động
tăng là chủ yếu. So với định gốc là năm 2014, THTP đã tăng 115,4% số vụ và
97% số bị cáo. Mức độ tăng duy trì ổn định qua các năm, trong đó tăng mạnh
nhất là vào năm 2018. Trong 5 năm nghiên cứu chỉ có một biến động giảm là


vào năm 2015, giảm 15,4% số vụ và 9,1% bị cáo (Xem Phụ lục, Bảng 1.8).

Khi áp dụng phương pháp so sánh liền kề, ta thấy rằng mức độ của tình
hình tội mua bán trái phép CMT duy trì ở biến động tăng. Cụ thể: Năm 2016
tăng 51,3% số vụ và 25,8% số bị cáo so với năm 2015; Năm 2017 tăng 25,6%
số vụ và 18,2% bị cáo; Năm 2018, tăng mạnh nhất với 53,8% số vụ và 62,1%
bị cáo. Chỉ có 01 biến động giảm duy nhất là vào năm 2015, giảm 15,4% số
vụ, 9,1% bị cáo (Xem Phụ lục, Bảng 1.9).
Như vậy, diễn biến (động thái) của tình hình tội mua bán trái phép CMT
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018 có cả biến động
giảm và biến động tăng. Trong đó biến động tăng là chủ yếu. Điều này cho
thấy thực trạng và cơ cấu của THTP này cũng có sự thay đổi theo thời gian.
Do vậy, việc nghiên cứu xác định mức độ của THTP này biến động do đâu, bị
tác động bởi những nhân tố nào, nhằm làm rõ bức tranh toàn cảnh về tình
hình tội mua bán trái phép CMT trong cả giai đoạn nghiên cứu là cần thiết,
nhằm hoạch định một cách chính xác, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tội
phạm này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Nguyên nhân của diễn biến (động thái) trên xuất phát từ các lý do chủ
yếu sau:
- Tác động bởi THTP và tệ nạn ma túy

Theo thống kê từ Bộ Công an, trong những năm gần đây, THTP và tệ
nạn ma túy diễn biến hết sức phức tạp và thể hiện xu hướng biến động tăng cả
về số vụ án và đối tượng. Cụ thể, năm 2016 lực lượng chuyên trách phòng
chống ma túy cả nước đã phát hiện, bắt giữ 19.315 vụ, 31.001 nghi can; Năm
2017 là 22.346 vụ, 34.494 nghi can; Năm 2018 là 24.500 vụ, 38.000 nghi can.
Số lượng vật chứng thu giữ cũng tăng hơn 100% trong 03 năm nghiên cứu.
Số liệu từ VKSND Tối cao cũng chỉ ra rằng, trong 10 năm (2007 - 2017),
án ma túy liên tục tăng cả về số vụ và số bị can. Năm 2007, cả nước có


hơn 10.900 vụ án, với gần 15.000 bị can, thì đến năm 2017, con số này đã

tăng gấp 10 lần với hơn 19.800 vụ và 24.800 bị can. Trong 05 năm (2014 2018), ngành TAND cả nước cũng đã xét xử HSST 79.843 vụ, 101.174 bị cáo
phạm các tội về ma túy. Trong đó, các tội tàng trữ trái phép CMT, vận chuyển
trái phép CMT và mua bán trái phép CMT chiếm đến 99% tổng số. Trong 05
năm, tội phạm về ma túy cả nước chỉ có 01 biến động giảm duy nhất vào năm
2015. Theo thống kê từ TAND tối cao, năm 2015, số vụ án về ma túy giảm
13,3%, số đối tượng giảm 16,2% so với cùng kì năm 2014.
Tại thành phố Đà Nẵng, THTP về ma túy cũng biến động tăng và diễn
biến phức tạp. Từ năm 2014 đến năm 2018, ngành TAND thành phố đã xét xử
HSST 688 vụ, 980 đối tượng phạm các tội về ma túy. Tính đến năm 2018 đã
tăng 90,4% số vụ; 89,4% số đối tượng với mốc nghiên cứu là năm 2014.
Trong giai đoạn nghiên cứu, chỉ có một biến động giảm vào năm 2015 (giảm
1,92% số vụ; 2,65% số đối tượng). Riêng tội mua bán trái phép CMT giảm
15,4% số vụ; 9,1% bị cao so với cùng kì năm 2014.
THTP và tệ nạn ma túy cả nước và thành phố Đà Nẵng gia tăng và diễn
biến phức tạp đã tác động đến tình hình tội mua bán trái phép CMT trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng, làm tình hình tội này có biến động tăng trong các
năm 2014, 2016, 2017, 2018 và biến động giảm trong năm 2015.
- Sự điều chỉnh của chính sách pháp luật trong việc giám định hàm lượng

CMT có trong tang vật thu được.
Công văn 234/TANDTC-HS, ngày 17/09/2014 của TAND Tối cao nêu
rõ: Bắt buộc phải giám định hàm lượng của các CMT trong các chất thu giữ
nghi là CMT, để lấy đó làm căn cứ kết tội các bị cáo theo quy định tại Chương
XVIII “Các tội về ma túy” của BLHS 1999. Thực trạng trên dẫn đến tình
trạng số tội phạm về ma túy qua xét xử HSST giảm. Thực tế, tội phạm về ma
túy được phát hiện, bắt giữ trong giai đoạn này vẫn có xu hướng đi lên.


1.1.3. Cơ cấu của tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa


bàn thành phố Đà Nẵng
Cơ cấu của THTP được tội phạm học xếp vào loại đặc điểm định tính
tiêu biểu của THTP. Nó là tổng thể của các hệ thống cấu trúc bên trong của
THTP, cho biết về kết cấu cũng như tỷ lệ tương quan giữa các kết cấu đó, từ
tổng quan đến chi tiết, phản ánh về các mối liên hệ của THTP với các hiện
tượng, quá trình kinh tế - xã hội khác [02, tr.93].
Các chỉ số về cơ cấu của THTP chỉ rõ đặc điểm chất- lượng của tính
nguy hiểm cho xã hội của THTP, điều này có ý nghĩa mấu chốt đối với việc tổ
chức phòng ngừa và việc phân hóa thực tiễn áp dụng các biện pháp pháp luật
hình sự. Cơ cấu của THTP cũng chỉ rõ định hướng chính của công tác đấu
tranh với THTP cần tập trung vào những điểm then chốt nào. Cơ cấu của
THTP giữ vai trò là cơ sở chủ yếu cho việc đánh giá tính chất của THTP và
đặc biệt cho việc xác định nguyên nhân và điều kiện của THTP; là một trong
những cơ sở trực tiếp khách quan cho công tác xây dựng các biện pháp phòng
ngừa THTP phù hợp.
Tình hình tội mua bán trái phép CMT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ
năm 2014 đến năm 2018 được thể hiện qua những loại cơ cấu sau đây:
* Cơ cấu của tình hình tội mua bán trái phép CMT trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng so với THTP về ma túy cả nước từ năm 2014 đến năm 2018.
Trong 05 năm ngành Tòa án thành phố Đà Nẵng đã xét xử HSST 272 vụ,
432 bị cáo phạm tội mua bán trái phép CMT, chiếm 0,34% số vụ và 0,42% số
bị cáo so với THTP về ma túy cả nước (Xem Phụ lục, Bảng 1.10).
* Cơ cấu của tình hình tội mua bán trái phép CMT so với THTP nói

chung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018.
Tội mua bán trái phép CMT tại thành phố Đà Nẵng bình quân chiếm
7,43% số vụ; 6,98% số bị cáo trong tổng THTP tại thành phố Đà Nẵng. Vào



năm 2018 chỉ số này tăng lên 10,66% số vụ; 9,66% số bị cáo (Xem Phụ lục,
Bảng 1.5). Theo thống kê của Văn phòng Cơ quan CSĐT - Công an thành phố
Đà Nẵng, các tội chiếm tỷ lệ cao trong THTP là: Trộm cắp tài sản (bình quân
chiếm 31,6% số vụ; 26,9% số đối tượng); Cố ý gây thương tích (bình quân
chiếm 13,2% số vụ; 14,3% số đối tượng); Tàng trữ trái phép CMT (bình quân
chiếm 12,1% số vụ; 9,3% số đối tượng); Mua bán trái phép CMT (bình quân
chiếm 10,4 % số vụ và 8,9 % số đối tượng). Như vậy, mua bán trái phép CMT
là loại tội phạm hết sức phổ biến tại địa bàn thành phố Đà Nẵng.
* Cơ cấu của tình hình tội mua bán trái phép CMT so với tình hình các

tội về ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018.
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tội phạm về ma túy chủ yếu là tàng trữ
trái phép CMT (chiếm 57% số vụ, 53% bị cáo); Mua bán trái phép CMT
(chiếm 39,5% số vụ, 44,1% bị cáo); Vận chuyển trái phép CMT (chiếm 3,5%
số vụ và 2,9% bị cáo) (Xem Phụ lục, Bảng 1.11). Trong đó, tội tàng trữ trái
phép CMT tuy chiếm tỷ lệ cao nhưng tính chất, mức độ ít nghiêm trọng hơn so
với tội mua bán trái phép CMT và vận chuyển trái phép CMT. Riêng tội mua
bán trái phép CMT, đây là loại tội phạm hết sức nguy hiểm, là nguồn cung ma
túy cho tội tàng trữ trái phép CMT. Các đối tượng phạm tội này thường hết sức
tinh vi, xảo quyệt, chỉ giao dịch thông qua hệ thống chân rết, thuê mướn những
người khác để thực hiện tội phạm nên rất khó thu thập tài liệu để chứng minh
hành vi phạm tội của chúng. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu và hoạch định các
giải pháp phòng ngừa tội phạm mua bán trái phép CMT là hết sức cần thiết.
* Cơ cấu của tình hình tội mua bán trái phép CMT trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018 theo đơn vị hành chính cấp huyện.
Tại thành phố Đà Nẵng, tội mua bán trái phép CMT có ở hầu hết các đơn
vị hành chính, trừ huyện đảo Hoàng Sa. Tập trung nhiều nhất là Quận Thanh
Khê (71 vụ, chiếm 26,1%) và Quận Hải Châu (66 vụ, 24,3%). Thấp nhất là



huyện Hòa Vang (11 vụ, chiếm 2,95%) (Xem Phụ lục, Bảng 1.12).
Cơ cấu trên hoàn toàn phù hợp bởi Quận Thanh Khê và Quận Hải Châu
là 02 đơn vị hành chính có số vụ PPHS cao nhất thành phố. Đây cũng là địa
bàn tập trung nhiều cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT - vốn là điều kiện
để tội phạm về ma túy hình thành và phát triển. Tại Quận Thanh Khê, tính đến
tháng 10 năm 2018 đã cấp phép cho 324 cơ sở kinh doanh có điều kiện về
ANTT. Tuy nhiên, chỉ trong 09 tháng đầu năm 2018, Công an Quận Thanh
Khê đã tiến hành kiểm tra 263 lượt, phát hiện 58 trường hợp không khai báo
lưu trú, 17 trường hợp gồm 43 đối tượng sử dụng trái phép CMT trong các cơ
sở lưu trú, 04 trường hợp với hơn 30 đối tượng sử dụng trái phép CMT trong
cơ sở karaoke. Trong 266 thông tin về tội phạm hình sự được tiếp nhận thì có
66 tin xảy ra tại các cở sở kinh doanh có điều kiện.Tại Quận Hải Châu, hiện
đã cấp phép cho hơn 400 cơ sở kinh doanh có điều kiện. Các vũ trường, quán
bar, pub, karaoke tập trung chủ yếu ở phường Hải Châu 2 (Quận Hải Châu);
khu vực Vĩnh An A - Phường Vĩnh Trung, khu vực Cống - liên phường Thạc
Gián, Vĩnh Trung, Tân Chính, khu vực Núi Cùng - Phường Thạc Gián, khu
vực chung cư Thanh Khê Tây (Quận Thanh Khê) và một số khu vực mới nổi
thuộc Phường Thọ Quang, Mân Thái, An Hải Bắc (Quận Sơn Trà).
* Cơ cấu của tình hình tội mua bán trái phép CMT trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018 theo khung hình phạt.
Theo quy định của BLHS 1999 và BLHS 2015, tội mua bán trái phép
CMT có khung hình phạt thấp nhất là 2 - 7 năm tù, cao nhất là tử hình. Tuy
nhiên, trong 05 năm qua, chưa có trường hợp phạm tội mua bán trái phép
CMT nào bị hội đồng xét xử TAND thành phố tuyên án tử hình. Ngành tư
pháp thành phố Đà Nẵng cũng đã vận dụng điều 47 BLHS 1999 vào thực tế
xét xử để tuyên phạt 13 trường hợp dưới 02 năm tù, chiếm 03%; Từ 07 - 15
năm tù (206 trường hợp, chiếm 47,8%); Từ 15 - 20 năm tù (104 trường hợp,



chiếm 24%); Từ 02 - 7 năm tù (103 trường hợp, chiếm 23,9%); Chung thân
(06 trường hợp, chiếm 1,3%) (Xem Phụ lục, Bảng 1.13). Điều đó thể hiện tính
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, cần được chú trọng khi đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa.
* Cơ cấu của tình hình tội mua bán trái phép CMT, trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018 theo động cơ, mục đích phạm tội.
Động cơ phạm tội là những nguyên nhân tâm lý bên trong; những
nguyên nhân này thôi thúc, thúc đẩy cá nhân thực hiện hành vi phạm tội. Mỗi
cá nhân khi thực hiện hành vi phạm tội của mình đều có những động cơ thúc
đẩy khác nhau. Việc xác định đúng động cơ, mục đích của từng nhóm đối
tượng là cơ sở đề ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm một cách căn cơ nhất.
Trong 432 bị cáo phạm tội mua bán trái phép CMT trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng, có 267 bị cáo (chiếm 61,8%) phạm tội vì lợi ích vật chất. Đứng
thứ 2 là nhóm đối tượng thực hiện tội phạm để thỏa mãn nhu cầu sử dụng trái
phép CMT (95 bị cáo, chiếm 22%). Cuối cùng, chiếm tỷ lệ nhỏ (70 bị cáo,
chiếm 16,2%), phạm tội vì bị dụ dỗ, lôi kéo, kích động, thích thể hiện mình...
(Xem Phụ lục, Bảng 1.14). Những động cơ, mục đích trên cho thấy tính tiêu
cực trong đặc điểm đạo đức, tâm lý của người phạm tội, là một trong những
nguyên nhân thuộc về chủ thể của tội phạm mua bán trái phép CMT.
* Cơ cấu của tình hình tội mua bán trái phép CMT trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018 theo phương thức, thủ đoạn gây án.
Để hệ thống hóa một cách chi tiết phương thức, thủ đoạn gây án của tội
phạm mua bán trái phép CMT là một việc không dễ dàng. Bởi các đối tượng
thường cùng lúc sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau, đồng thời
thường xuyên thay đổi nhằm đối phó với hoạt động phòng ngừa, đấu tranh
của lực lượng chức năng. Qua nghiên cứu 272 bản án xét xử HSST của TAND
thành phố Đà Nẵng, có thể thấy, phương thức, thủ đoạn gây án phổ



biến của tội phạm là:
- Thành lập các công ty bình phong, mở các cơ sở kinh doanh, thuê các

địa điểm lưu trú... làm địa điểm cất giấu và giao dịch ma túy nhằm đối phó sự
phát hiện của lực lượng chức năng. Điển hình: Ngày 27/2/2016, TAND thành
phố Đà Nẵng xét xử vụ án Phạm Thị Nga cùng đồng bọn mua bán trái phép
CMT. Nga đã trực tiếp vận chuyển trái phép CMT từ thành phố Hà Nội về
thành phố Đà Nẵng để tiêu thụ. Tại Đà Nẵng, Nga sử dụng khách sạn Honey
(1064 Ngô Quyền, Q. Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) do mình đứng tên kinh
doanh để làm nơi cất giấu và mua bán trái phép CMT.
- Sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến để chuyển tiền mua bán trái

phép CMT, hạn chế giao dịch trực tiếp. Điển hình: Bản án số 53/2081/HSST
ngày 25/03/2018 của TAND quận Thanh Khê xác định: Phạm Văn Sơn là đối
tượng sử dụng trái phép CMT. Tối 26/6/2017, để có tiền tiêu xài và sử dụng
trái phép CMT, Sơn đã liên lạc với một nam thanh niên (chưa rõ nhân thân
lai lịch) để đặt mua 20gram ma túy tổng hợp dạng đá mang về tiêu thụ.
Phương thức thanh toán là Sơn chuyển tiền cho thanh niên này qua ứng dụng
ví Momo. Sau đó, người này sẽ dùng ứng dụng Grab chuyển hàng đến địa
điểm nhà văn hóa Quận Thanh Khê để Sơn ra nhận.
- Sử dụng các ứng dụng di động để liên lạc, trao đổi thông tin, gây khó

khăn cho việc triển khai các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng công an. Thực
tế trong các vụ án ma túy hiện nay, các đối tượng chủ yếu trao đổi thông tin
qua điện thoại di động và các ứng dụng như Zalo, Viber, Facebook,
Whatsapp... Hiện nay, máy chủ của các ứng dụng này đặt ở nước ngoài. Ngoài
ra, các ứng dụng trên đều có chương trình chủ động xóa tin nhắn và cuộc gọi
sau khi liên lạc, hạn chế tối đa việc lưu trữ thông tin trên điện thoại.

- Sử dụng dịch vụ vận chuyển để giao nhận ma túy. Giao nhận qua nhiều

điểm trung gian. Nhân viên giao nhận thường không biết về số ma túy trong


hàng hóa gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý tội phạm. Điển hình: Ngày
30/3/2018, tại địa chỉ K32/8 Phạm Văn Nghị, P. Thạc Gián, Q. Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng, tổ công tác phòng CSĐTTP về ma túy – Công an thành
phố Đà Nẵng bắt quả tang đối tượng Nguyễn Thanh Duy khi Duy đang nhận
500 viên ma túy tổng hợp, dạng “thuốc lắc”, được gửi từ thành phố Hồ Chí
Minh về thành phố Đà Nẵng dưới dạng bưu phẩm thông qua nhà xe Phương
Trang. Khi nhận được tin nhắn từ nhà xe là bưu phẩm đã về đến bến, đối
tượng không trực tiếp đến địa điểm được thông báo để nhận, mà thông qua
01 nhân viên làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa tên Nguyễn Duy Bửu để nhận
và chuyển gói bưu phẩm đến nơi cư trú của mình thì bị phát hiện, bắt giữ.
- Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ nhằm chống đối lực lượng chức năng

khi bị phát hiện, bắt giữ.
Việc xác định phương thức, thủ đoạn gây án của tội phạm có ý nghĩa đặc
biệt trong việc đề xuất các biện pháp ngăn chặn tội phạm, không để tội phạm
được thực hiện đến cùng.
* Cơ cấu của tình hình tội mua bán trái phép CMT trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018 theo đặc điểm nhân thân người
phạm tội.
Dưới góc độ tội phạm học, khi nghiên cứu tình hình tội phạm để làm
sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm và nhất là để thiết lập
hệ thống là biện pháp phòng ngừa thì không thể không nghiên cứu về chính
những con người đã tạo nên tình hình tội phạm đó- tức những người có hành
vi lệch chuẩn xã hội, còn gọi là: Người phạm tội. Nhân thân người phạm tội

chính là tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội của con
người đã thực hiện tội phạm.
- Đặc điểm về độ tuổi

Người phạm tội mua bán trái phép CMT chủ yếu nằm trong độ tuổi 18 -


35 (347 bị cáo, chiếm 80,3); Tiếp theo là độ tuổi trên 35 (72 bị cáo, chiếm
16,7%); Số bị cáo dưới 18 tuổi chiếm 03%; Không có bị cáo nào dưới 16 tuổi
(Xem Phụ lục, Bảng 1.15).
- Đặc điểm về giới tính

Đối tượng thực hiện hành vi mua bán trái phép CMT, trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng phần lớn là nam giới (293 đối tượng, chiếm 67,8%), nữ giới là
139 đối tượng, chiếm 32,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới duy trì ở tỷ lệ cao và có
xu hướng gia tăng qua các năm là một thực tế đáng báo động trong tình hình
tội mua bán trái phép CMT (Xem Phụ lục, Bảng 1.16).
- Đặc điểm về nghề nghiệp

Phần lớn các bị cáo phạm tội mua bán trái phép CMT trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng chủ yếu là thành phần không nghề nghiệp (165 bị cáo; 38,2%);
Nghề nghiệp không ổn định (142 bị cáo; 32,9%) (Xem Phụ lục, Bảng 1.17).
Bên cạnh đó, một số đối tượng có nghề nghiệp nhưng lợi dụng đặc thù nghề
nghiệp liên quan đến lĩnh vực kinh doanh có điều kiện về ANTT để mua bán
trái phép CMT. Điển hình: Ngày 24/11/2017, Phòng CSĐTTP về ma túy bắt
quả tang đối tượng Ngô Đức Vinh (22 tuổi, quê Nam Lý, Đồng Hới, Quảng
Bình) về hành vi mua bán trái phép CMT. Lợi dụng vị trí nhân viên bảo vệ
quán bar Phương Đông, thành phố Đà Nẵng, Vinh đã liên hệ một số đầu nậu ở
các tỉnh phía Nam mua ma túy về tiêu thụ. Vì vậy, cơ cấu này cần được chú ý
trong quá trình nghiên cứu, xác định nguyên nhân và điều kiện của THTP này.

- Đặc điểm về trình độ học vấn

Trong 432 bị cáo phạm tội mua bán trái phép CMT trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018, có 161 bị cáo có trình độ tiểu học,
trung học cơ sở, chiếm 37,3%; 259 bị cáo có trình độ phổ thông trung học,
chiếm 60%; Số bị cáo không biết chữ và có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại
học chiếm tỷ lệ thấp (xem Phụ lục, Bảng 1.18). Việc số bị cáo là người có


trình độ cao đẳng, đại học phạm tội mua bán trái phép CMT là thực tế đáng
báo động cần phải được chú trọng khi đề xuất các giải pháp phòng ngừa.
- Đặc điểm về nơi cư trú

Đối tượng hoạt động phạm tội mua bán trái phép CMT, trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng chủ yếu là người địa phương (372 đối tượng, chiếm
79,6%). Tuy nhiên, số đối tượng ngoại tỉnh đến Đà Nẵng để hoạt động phạm
tội cũng chiếm tỷ lệ đương đối cao (88 đối tượng, chiếm 20,4%) (Xem Phụ
lục, Bảng 1.19). Thực tế trên đặt ra thách thức không nhỏ cho công tác quản
lý quản lý nhà nước về ANTT trong đó có quản lý nhân hộ khẩu, quản lý tạm
trú, tạm vắng.
- Đặc điểm thành phần dân tộc

Đối tượng mua bán trái phép CMT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chủ
yếu là người dân tộc Kinh (416 đối tượng, chiếm 96,3%); Dân tộc thiểu số
chiếm tỷ lệ 3,7% (Xem Phụ lục, Bảng 1.20). Đây đa phần là người dân tộc Cơ
Tu sống ở một số xã miền núi thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng và
vùng giáp ranh thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, có điều kiện sống khó khăn, bị
các đối tượng chủ mưu cầm đầu lôi kéo, tham gia vào các đường dây vận
chuyển trái phép CMT từ những vùng giáp ranh về địa bàn thành phố Đà
Nẵng để tiêu thụ. Vì vậy, các giải pháp về mặt kinh tế cần được chú trọng khi

thiết lập các biện pháp phòng ngừa tội phạm mua bán trái phép CMT.
- Đặc điểm về quốc tịch

Tội mua bán trái phép CMT tại thành phố Đà Nẵng chủ yếu do các đối
tượng người Việt Nam thực hiện (425 đối tượng, chiếm 98,4%). Số đối tượng
người nước ngoài/ người Việt Nam có Quốc tịch nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp
(07đối tượng, chiếm 1,6%) (Xem Phụ lục, Bảng 1.21).
Theo thống kê của Công an thành phố Đà Nẵng, thời gian qua, người
nước ngoài đến Đà Nẵng có xu hướng gia tăng nhanh. Năm 2017, có 1,4 triệu


×