Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thẩm định phương pháp ELISA định lượng kháng thể igg kháng vi rút sởi áp dụng tại trung tâm y tế dự phòng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.08 KB, 8 trang )

THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ELISA ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ IgG KHÁNG
VI RÚT SỞI ÁP DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HÀ NỘI
Nguyễn Thị Kiều Anh1*, Đỗ Phương Loan2
1
Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội
2
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội

TÓM TẮT
Kỹ thuật ELISA là một trong kỹ thuật được áp dụng để xác định nồng độ kháng thể kháng vi rút sởi, tuy
nhiên cần phải lựa chọn sinh phẩm với các thông số kỹ thuật phù hợp. Đề tài được thực hiện nhằm lựa
chọn bộ sinh phẩm thương mại phù hợp để định lượng kháng thể IgG kháng vi rút sởi trong huyết thanh và
xác nhận một số giá trị sử dụng của phương pháp sử dụng bộ sinh phẩm đã lựa chọn. Bộ sinh phẩm được
lựa chọn dựa vào các tiêu chí như độ nhạy, đặc hiệu, tái lập, khả năng áp dụng và giá thành. Các thông
số kỹ thuật được xác nhận dựa theo xác nhận phương pháp theo tiêu chuẩn ISO 15189 phiên bản 2012
với dàn mẫu gồm 50 mẫu huyết thanh đã được xác định nồng độ kháng thể với các dải nồng độ kháng thể
thấp, trung bình, cao và âm tính do Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương (VSDTTW) cung cấp. Bộ sinh phẩm
định lượng IgG kháng sởi của Siemens đã được lựa chọn với các thông số kỹ thuật được xác nhận bao
gồm độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 100%, độ lặp 4,9 % - 9,3 %; độ tái lặp 6,3 % - 10,6 %; giới hạn phát hiện
là 145 mIU/ml và độ tuyến tính R2 94,7%. Toàn bộ thông số đạt các tiêu chí của một kỹ thuật xét nghiệm
định lượng và nằm trong dải thông số nhà sản xuất đưa ra.
Từ khóa: ELISA, sởi, IgG kháng sởi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi
rút sởi gây ra, rất dễ lây lan thành dịch và có thể
gây biến chứng nặng nề dẫn đến tử vong đặc
biệt với trẻ bị suy dinh dưỡng [1]. Theo thống
kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trước
khi có vắc xin, khoảng 90% trẻ nhỏ bị nhiễm
sởi trước khi đạt đến tuổi 15 [2]. Hà Nội là địa


phương triển khai chương trình tiêm chủng
mở rộng (TCMR) sớm nhất với những thành
tựu nổi bật, chương trình bao phủ 100% xã,
phường, thị trấn với tỷ lệ đối tượng được tiêm
chủng đầy đủ năm sau cao hơn năm trước. Từ
năm 1992 đến nay tỷ lệ bao phủ trong nhóm trẻ
dưới 1 tuổi liên tục đạt trên 99 %, nhờ tiêm vắc
xin, tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm giảm từ
hàng chục đến hàng trăm lần [3, 4]. Tuy nhiên,
cùng với cả nước, năm 2014 dịch bệnh sởi xảy
ra trên nhiều địa phương trong đó có Hà Nội,
dịch sởi xảy ra ở quy mô với 5.970 trường hợp
mắc, 14 trường hợp tử vong. Ca bệnh phân bố
*Tác giả: Nguyễn Thị Kiều Anh
Địa chỉ: Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội
Điện thoại: 024 37757416
Email:

rải rác trên diện rộng ở tất cả 100% quận huyện,
93% số xã phường và không có ổ dịch tập trung
lớn. Đa số ca mắc dưới 5 tuổi (57%) trong đó số
mắc ở trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng (<9 tháng
tuổi) chiếm tỷ lệ khá cao (24,6%) [5]. Vấn đề đặt
ra liệu trẻ từ 0 đến dưới 9 tháng tuổi có khoảng
trống miễn dịch không? hay lượng kháng thể
do mẹ truyền không đủ để bảo vệ cho trẻ? Để
đánh giá hiệu quả chương trình tiêm chủng
cũng như các nghiên cứu miễn dịch về bệnh sởi
phục vụ cho công tác phòng chống dịch, việc
xây dựng và áp dụng kỹ thuật xét nghiệm là

cần thiết. Kỹ thuật ELISA là một trong kỹ thuật
được áp dụng để xác định nồng độ kháng thể,
tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều sinh phẩm
thương mại, vậy các thông số kỹ thuật nào là
phù hợp là vấn đề cần đặt ra cho các phòng
thí nghiệm. Đề tài được thực hiện với 2 mục
tiêu (1) Lựa chọn bộ sinh phẩm thương mại phù
hợp để định lượng kháng thể IgG kháng vi rút
sởi trong huyết thanh, (2) Thẩm định phương
pháp ELISA định lượng kháng thể IgG kháng
Ngày nhận bài: 30/05/2017
Ngày phản biện: 15/06/2017
Ngày đăng bài: 31/07/2017

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 6 - 2017

103


vi rút sởi trong huyết thanh bằng bộ sinh phẩm
thương mại đã lựa chọn.

trên dàn mẫu gồm 20 mẫu trong đó có 10 mẫu
dương tính và 10 mẫu âm tính.

Các hướng dẫn sử dụng của sinh phẩm
thương mại định lượng IgG kháng vi rút sởi
trên thị trường của các hãng: IBL, Siemens,
Abcamb, Virotech.


So sánh liên phòng: dựa vào kết quả so sánh
liên phòng với phòng thí nghiệm Vi rút hô
hấp của Viện VSDTTW với dàn mẫu kiểm tra
năng lực gồm 10 mẫu (03 mẫu âm tính và 07
mẫu dương tính với các dải kết quả khác nhau
(dương tính yếu: 03 mẫu, trung bình: 02 mẫu
và mạnh: 02 mẫu). Phân tích kết quả định tính
và định lượng để xác định độ tương đồng về kết
quả xét nghiệm.

Dàn mẫu bao gồm 50 mẫu huyết thanh đã
được xác định bằng phương pháp định tính và
định lượng nồng độ kháng thể do Viện Vệ sinh
Dịch tễ Trung ương (VSDTTW) cung cấp.

Độ lặp: Độ lặp của kỹ thuật thực hiện tại
TTYTDPHN được thực hiện trên 2 mẫu dương
tính mạnh và dương tính yếu, mỗi mẫu làm lặp
lại 5 lần trong cùng một lần thực hiện xét nghiệm.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Độ tái lặp: sử dụng 2 mẫu bao gồm 01 mẫu
dương tính mạnh và 01 mẫu dương tính yếu đã
được xác nhận tại Viện VSDTTW, thực hiện 3
thử nghiệm tại 3 thời điểm khác nhau và mẫu
phải lặp lại 5 lần (five replicates) ở mỗi lần thử
nghiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Lựa chọn bộ sinh phẩm thương mại phù
hợp để định lượng kháng thể IgG kháng vi rút
sởi dựa vào các tiêu chí: Các thông số kỹ thuật
như độ nhạy, độ đặc hiệu; Tính phổ biến của bộ
sinh phẩm trong các nghiên cứu điều tra dịch tễ
huyết thanh học bệnh sởi; Giá thành; Khả năng
cung cấp sinh phẩm tại thị trường Việt Nam.
Do sử dụng thường quy của bộ sinh phẩm
trên các thiết bị chủ yếu yêu cầu thực hiện kỹ
thuật mà không có những thay đổi lớn nên
chúng tôi thực hiện kiểm tra xác nhận hoặc
thẩm định quy trình định lượng của kỹ thuật
ELISA định lượng kháng thể IgG kháng vi
rút sởi trong huyết thanh bằng bộ sinh phẩm
thương mại đã lựa chọn bao gồm: độ chính xác,
độ đúng, độ lặp, độ tái lặp, giới hạn phát hiện, độ
tuyến tính và độ không đảm bảo đo được thực
hiện theo quy định xác nhận phương pháp định
lượng (ISO 15189, phiên bản 2012) [6]. Trong
khi thực hiện thẩm định, chúng tôi so sánh kết
quả với phòng thí nghiệm (PTN) chuẩn thức
về sởi tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Bộ sinh phẩm sử dụng tại PTN chuẩn thức là
bộ sinh phẩm Enzygnost Measles/IgG của hãng
Siemens. Cụ thể:
Độ nhạy, đặc hiệu: được xác nhận dựa

104


Giới hạn phát hiện (LOD): Sử dụng mẫu
kiểm tra gồm 30 mẫu dương tính có giá trị OD
từ 0.2 đến 0.3 đã được xác nhận kết quả định
lượng của Viện VSDTTW, pha loãng bậc 2 các
mẫu này để xác định giới hạn phát hiện.
Độ tuyến tính: Sử dụng mẫu kiểm tra gồm
6 cặp mẫu dương tính mỗi cặp mẫu cùng một
nồng độ và 6 cặp có giá trị dải kháng thể từ thấp
đến cao, mỗi mẫu lặp lại 05 lần. Các mẫu được
thực hiện tại viện VSDTTƯ và Trung tâm Y tế
Dự phòng. Xác định đồ thị và tính R2.
Độ không đảm bảo đo: được xác định theo
công thức, trong đó UTB là độ không đảm bảo
đo của thiết bị.
U=
Điều kiện đạt là các thông số kỹ thuật phải
tốt hơn hoặc nằm trong khoảng giới hạn các
thông số được nhà sản xuất công bố.

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 6 - 2017


III. KẾT QUẢ
3.1 Lựa chọn bộ sinh phẩm thương mại phù hợp để định lượng kháng thể IgG kháng vi rút
sởi trong huyết thanh
Bảng 1. So sánh sinh phẩm thương mại định lượng IgG kháng vi rút sởi
Tiêu chí

Siemens


IBL

Virotech

GenWay

Độ nhạy

99,6%

97%

98,6%

95%

Độ đặc hiệu

100%

100%

99,8%

95%

Độ lặp 

5,8 - 11,4%


12,5%

7,4 - 26,4%

6,9 - 7,7%

Độ tái lặp

6,4 - 21,6 %

6,9 - 12,2%

7,4 - 26,4%

4,2 - 5,6%

Khuyến cáo sử dụng
Giá thành
(96 phản ứng)

WHO

-

-

-

14.000.000đ


11.400.000đ

12.780.000đ

11.500.000đ

Hiện nay trên thị trường tại Việt Nam có các
loại sinh phẩm thương mại để định lượng IgG
kháng vi rút sởi gồm các hãng: IBL, Siemens,
biomarker, Abcamb, Roche, Abbott... có thể
thực hiện bằng tay hoặc tự động hóa hoàn toàn
bằng máy. Dựa vào các tiêu chí trên chúng tôi
lựa chọn bộ sinh phẩm Enzygnost Measles/IgG
của hãng Siemens để thực hiện nghiên cứu này
do độ nhạy đạt 99,6%, độ đặc hiệu đạt 100%,
cao nhất so với các bộ sinh phẩm và đặc biệt là
bộ sinh phẩm này được WHO khuyến cáo sử
dụng trong các phòng xét nghiệm chuẩn thức
phục vụ cho chiến lược loại trừ sởi.
3.2 Thẩm định kỹ thuật ELISA định lượng
kháng thể IgG kháng vi rút sởi trong
huyết thanh bằng bộ sinh phẩm Enzygnost
Measles/IgG của hãng Siemens
Độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật thực
hiện tại TTYTDPHN được đánh giá dựa trên
dàn mẫu gồm 20 mẫu (10 mẫu dương tính và
10 mẫu âm tính) đã được xác nhận kết quả của
Viện VSDTTW bằng kỹ thuật ELISA và khẳng
định lại kết quả bằng kỹ thuật trung hòa giảm


đám hoại tử. Kết quả cho thấy kỹ thuật ELISA
thực hiện tại TTYTDPHN có độ nhạy và độ đặc
hiệu là 100%.
Kỹ thuật ELISA được so sánh giữa Viện
VSDTTW và TTYTDPHN dựa trên dàn mẫu
gồm 10 mẫu. Độ trùng khớp của kết quả định
tính đạt 100%. Kết quả định lượng được so
sánh giữa nồng độ kháng thể IgG trung bình
của các mẫu dương tính trong dàn mẫu thực
hiện bởi TTYTDPHN và Viện VSDTTW. Kết
quả cho thấy nồng độ kháng thể trung bình do
Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội thực hiện là
1270±972,0 mIU/ml và của Viện VSDTTW
là 1576,4±1059,8 mIU/ml. Sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Độ lặp của kỹ thuật thực hiện tại
TTYTDPHN được thực hiện trên 2 mẫu dương
tính mạnh và dương tính yếu, mỗi mẫu làm
lặp lại 5 lần trong cùng một lần thực hiện xét
nghiệm. Kết quả cho thấy độ lặp có hệ số biến
thiên CV (Coefficient of variation) là 4,9% 9,3% nhỏ hơn CV độ lặp của nhà sản xuất công
bố (5,8 – 11,4 %) (Bảng 2).

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 6 - 2017

105


Bảng 2. Kết quả đánh giá độ lặp lại

Loại mẫu/lần thử

Dương tính mạnh (OD)

Dương tính yếu (OD)

Lần 1

0,9

0,34

Lần 2

0,92

0,34

Lần 3

0,86

0,4

Lần 4

0,87

0,35


Lần 5
Mean + SD
CV

0,92

0,3

0,9 + 0,04

0,3 + 0,03

4,9%

9,3 %

Độ tái lặp của kỹ thuật cũng được thực hiện
dựa trên hai mẫu dương tính mạnh và dương
tính yếu nhưng được thực hiện 3 lần tại 3 thời
điểm khác nhau. Mỗi lần thực hiện xét nghiệm,
các mẫu được thực hiện lặp lại 5 lần. Tổng số

giá trị thực hiện là 15 giá trị cho một mẫu. Kết
quả cho thấy CV của độ tái lặp đạt 6,28 - 10,6%
nhỏ hơn CV độ tái lặp của nhà sản xuất công bố
(6,4 – 21,6 %) (Bảng 3).

Bảng 3. Kết quả đánh giá độ tái lặp
Loại mẫu/Thử nghiệm


Dương tính mạnh (OD)

Dương tính yếu (OD)

Thử nghiệm 1

0,896

0,3

Thử nghiệm 2

1,004

0,35

Thử nghiệm 3

0,87

0,39

0,92 + 0,05

0,34 + 0,03

6,28 %

10,6 %


Mean + SD
CV

Giới hạn phát hiện (LOD) được xác định
dựa trên dàn mẫu kiểm tra gồm 30 mẫu dương
tính có giá trị OD từ 0.2 đến 0.3 đã được xác
nhận lại kết quả của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
ương. Tiến hành pha loãng bậc 2 các mẫu và

106

xác định nồng độ pha loãng mà ở đó còn phát
hiện được 50% mẫu dương tính. Kết quả cho
thấy giới hạn phát hiện kháng thể IgG kháng vi
rút sởi là tại nồng độ pha loãng 1/4 tương ứng
với giá trị 145 mIU/ml (Bảng 4).

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 6 - 2017


Bảng 4. Kết quả xác định giới hạn phát hiện

Antigen

Co - antigen

Delta A

Delta
A*corection

factor

Định tính

Delta OD ^
Beta

Định lượng
(mIU/ml)

0,062

0,014

0,048

0,06

Âm tính

0,53

73

0,093

0,035

0,058


0,08

Âm tính

0,55

87

0,11

0,004

0,106

0,14

Nghi ngờ

0,62

160

0,076

0,026

0,05

0,07


Âm tính

0,53

76

0,057

0,005

0,052

0,07

Âm tính

0,54

79

0,065

0,034

0,031

0,04

Âm tính


0,48

50

0,084

0,006

0,078

0,10

Nghi ngờ

0,59

116

0,082

0,036

0,046

0,06

Âm tính

0,52


71

0,07

0,003

0,067

0,09

Âm tính

0,57

100

0,109

0,028

0,081

0,11

Nghi ngờ

0,59

121


0,045

0,004

0,041

0,05

Âm tính

0,51

64

0,066

0,018

0,048

0,07

Âm tính

0,53

73

0,128


0,016

0,112

0,15

Nghi ngờ

0,63

169

0,138

0,014

0,124

0,17

Nghi ngờ

0,65

189

0,13

0,01


0,12

0,16

Nghi ngờ

0,64

182

0,097

0,009

0,088

0,12

Nghi ngờ

0,60

131

0,077

0,008

0,069


0,09

Âm tính

0,57

103

0,055

0,009

0,046

0,06

Âm tính

0,52

71

0,107

0,009

0,098

0,13


Nghi ngờ

0,61

147

0,07

0,011

0,059

0,08

Âm tính

0,55

89

0,082

0,009

0,073

0,10

Nghi ngờ


0,58

109

0,049

0,013

0,036

0,05

Âm tính

0,50

57

0,063

0,009

0,054

0,08

Âm tính

0,54


82

0,058

0,022

0,036

0,05

Âm tính

0,50

57

0,056

0,003

0,053

0,08

Âm tính

0,54

80


0,1

0,016

0,084

0,12

Nghi ngờ

0,59

125

0,098

0,013

0,085

0,13

Nghi ngờ

0,60

127

Độ tuyến tính được tính toán trên mẫu kiểm
tra gồm 6 cặp mẫu dương tính mỗi cặp mẫu

cùng một nồng độ và 6 cặp có giá trị dải từ thấp
đến cao, mỗi mẫu lặp lại 05 lần. Kết quả cho
mối tương quan giữa OD và mIU/ml được biểu
thị bằng công thức: y = 2,5877x – 347,29 trong

đó y là nồng độ kháng thể IgG tính bằng mIU/
ml và x là giá trị mật độ quang học OD với R2
là 97,4%. Độ tuyến tính không đề cập trong các
thông số kỹ thuật của nhà sản xuất, tuy nhiên
theo tiêu chuẩn thì R2 độ tuyến tính đạt trên
90% là chấp nhận được (Hình 1).

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 6 - 2017

107


Hình 1. Đồ thị tương quan tuyến tính giữa kết quả OD và nồng độ kháng thể IgG

Độ không đảm bảo được tính dựa trên trung
bình độ không đảm đo của tất cả các trang thiết
bị trực tiếp tham gia vào xét nghiệm đã được
hiệu chuẩn; SD độ lặp, tái lặp, chứng chuẩn

của phần xác nhận trên và giá trị trung bình độ
không đảm bảo đo của các thiết bị. Kết quả cho
thấy độ không đảm bảo đo của kỹ thuật là 0,07
(Bảng 5).

Bảng 5. Các thông số đánh giá độ không đảm bảo đo của kỹ thuật ELISA

Thông số đánh giá độ không đảm bảo đo

Độ lệch chuẩn (SD)

Độ lặp lại

0,04

Độ tái lặp

0,05

Chứng dương

0,0048

Trung bình của các thiết bị

0,03

IV. BÀN LUẬN
4.1 Lựa chọn bộ sinh phẩm thương mại phù
hợp để định lượng kháng thể IgG kháng vi
rút sởi trong huyết thanh
Để đánh giá tình trạng miễn dịch đối với vi
rút sởi có nhiều kỹ thuật như trung hòa giảm
đám hoại tử, ELISA. So với phương pháp trung
hòa, kỹ thuật ELISA có ưu điểm hơn về thời
gian thực hiện ngắn (khoảng 4 tiếng); số lượng
mẫu thực hiện trong một lần rất lớn; kỹ thuật

thực hiện đơn giản, không đòi hỏi tay nghề
cao. Do đó, kỹ thuật ELISA vẫn là một trong
những kỹ thuật được ưu tiên áp dụng trong các
giám sát huyết thanh học tại cộng đồng. Bộ
sinh phẩm định lượng kháng thể IgG kháng vi
rút sởi trong huyết thanh của Siemens được lựa
108

chọn đảm bảo đảm nguyên tắc: sinh phẩm có
độ nhạy, độ đặc hiệu cao, sử dụng thuận tiện
trong điều kiện của phòng xét nghiệm. Trong
nghiên cứu này, sinh phẩm chúng tôi lựa chọn
là sinh phẩm IgG Measles Siemens phát hiện
và định lượng kháng thể IgG kháng sởi có độ
nhạy theo công bố của nhà sản xuất là 99,6% và
độ đặc hiệu là 100%. Đây là hai thông số quan
trọng khi lựa chọn sinh phẩm để thực hiện xét
nghiệm và hai thông số này cao nhất khi tiến
hành đánh giá và so sánh với 3 bộ sinh phẩm
đang lưu hành tại Việt Nam là IBL, Virotech
và Genway. Theo báo cáo tổng kết các nghiên
cứu về giám sát huyết thanh học trên thế giới
từ năm 1998 đến năm 2004, trong tổng số 52
nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ELISA để định
lượng kháng thể IgG, có tới 21 (31%) nghiên
cứu sử dụng bộ sinh phẩm Siemens Enzygnost

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 6 - 2017



để thực hiện nghiên cứu [7]. Tuy nhiên, ngưỡng
xác định mức độ bảo vệ của kháng thể ở các
nghiên cứu là rất khác nhau, giao động từ 63
mIU/ml cho tới 636 mIU/ml (đơn vị ELISA)
tùy từng bộ sinh phẩm. Đối với bộ sinh phẩm
Siemens Enzygnost, một số nghiên cứu sử
dụng ngưỡng đủ kháng thể bảo vệ là 636 mIU/
ml [8]. Tuy nhiên, phương pháp chuẩn thức là
trung hòa giảm đám hoại tử xác định nồng độ
kháng thể trung hòa đã được quy định mức độ
bảo vệ là 120 mIU/ml [8-10].

Khi thực hiện xét nghiệm với dàn mẫu
do phòng thí nghiệm chuẩn thức tại Viện
VSDTTW cung cấp, kết quả định tính trùng
khớp là 100 %. Hơn nữa, kết quả xét nghiệm 10
mẫu ở các dải nồng độ kháng thể khác nhau cho
thấy kết quả định lượng có sự khác biệt giữa hai
đơn vị không có ý nghĩa thống kê.

Một trong những nhược điểm của bộ sinh
phẩm này là giá thành cao nhất trong số các bộ
sinh phẩm được so sánh (14.000.000 đồng/ 96
phản ứng). Tuy nhiên, với các ưu điểm về chất
lượng của bộ sinh phẩm như độ nhạy, độ đặc
hiệu, giới hạn phát hiện và độ ổn định của sinh
phẩm nên chúng tôi vẫn quyết định sử dụng bộ
sinh phẩm của hãng Siemens.

Bộ sinh phẩm IgG Measles Siemens định

lượng kháng thể kháng sởi được chọn để thực
hiện tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đáp
ứng được các thông số kỹ thuật phù hợp với
thông số do nhà sản xuất đưa ra và đảm bảo
để áp dụng cho nghiên cứu dịch tễ huyết thanh
học với độ nhạy và đặc hiệu 100%; lặp lại là
4,9 % - 9,3 %; độ tái lặp là 6,3 %-10,6 %; Giới
hạn phát hiện kháng thể IgG là 145 mIU/ml; độ
tuyến tính có R2 94,7%.

4.2 Thẩm định kỹ thuật ELISA định lượng
kháng thể IgG kháng vi rút sởi trong
huyết thanh bằng bộ sinh phẩm Enzygnost
Measles/IgG của hãng Siemens
Khi kiểm tra độ lặp và độ tái lặp của kỹ
thuật đều cho CV nhỏ hơn số liệu công bố của
nhà sản xuất (CV độ lặp là 4,9 % - 9,3 % và
độ tái lặp là 6,3 % 10,6 %). Thông số kỹ thuật
về độ lặp và độ tái đều tốt hơn công bố của
nhà sản xuất với điều kiện tay nghề, thiết bị
và điều kiện phòng thí nghiệm của trung tâm.
Các thông số về độ tái lặp, lặp lại, độ tuyến tính
không những khẳng định mức độ ổn định của
bộ sinh phẩm mà còn khẳng định các điều kiện
xét nghiệm đạt tiêu chuẩn và đánh giá được tay
nghề của người làm xét nghiệm đảm bảo thực
hiện đúng quy trình, đúng kỹ thuật. Điều này
đặc biệt quan trọng về chất lượng xét nghiệm
đối với các kỹ thuật định lượng.
Trong nghiên cứu này đã xác định được một

số thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất không đưa
ra đó là giới hạn định lượng và độ không đảm
bảo đo, tương ứng là 145 mIU/ml và 0,07. Với
các thông số kỹ thuật này đã hoàn toàn đáp ứng
được các yêu cầu xét nghiệm định lượng kháng
thể kháng sởi phục vụ cho nghiên cứu xác định
tồn lưu kháng thể kháng vi rút sởi ở phụ nữ có
thai và con của họ.

V. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Tiến. Giám sát và kiểm soát bệnh truyền
nhiễm ở người. Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội, 2003: 148-159.
2. World Health Organization, vmtc.
org/PDF1/1_033.pdf, accessed on 8 July, 2017.
3. Nguyễn Trần Hiển, Phạm Ngọc Đính. Thành quả
25 năm tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam. Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội, 2012: 7-33.
4. Sở Y tế Hà Nội. Báo cáo tóm tắt hoạt động 30 năm
chương trình tiêm chủng mở rộng, 2014.
5. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Đặng Thị Kim Hạnh, Ngô
Khánh Hoàng và cs. Một số đặc điểm dịch tễ học
bệnh sởi tại Hà Nội năm 2014. Tạp chí Y học dự
phòng 2015; 15 (3): 45-51.
6. Tài liệu cho Phòng thí nghiệm y tế - yêu cầu về
chất lượng và năng lực, TCVN ISO 15189:2014,
ISO 15189: 2012.
7. Dimech W, Mulders MN. A review of testing

used in seroprevalence studies on measles and
rubella. Vaccine 2016; 34(35): 4119-4122.
8. Cohen BJ, Parry RP, Doblas D et al. Measles
immunity testing: comparison of two measles
IgG ELISAs with plaque reduction neutralisation
assay. J Virol Methods 2006; 131(2): 209-212.
9. Cohen BJ, Doblas D, Andrews N. Comparison of
plaque reduction neutralisation test (PRNT) and

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 6 - 2017

109


measles virus-specific IgG ELISA for assessing
immunogenicity of measles vaccination. Vaccine
2008; 26(50): 6392-6397.
10. Mao NY, Zhu Z, Jiang XH. Comparison and

evaluation of enzyme-linked immunization assay
kits with plague reduction neutralization test for
detection of measles IgG antibody. Zhongguo Yi
Miao He Mian Yi 2009; 15(3): 215-218.

VERIFICATION OF ELISA FOR QUANTIFICATION OF IgG ANTIBODY AGAINST
MEASLES VIRUS APPLIED IN HANOI PREVENTIVE MEDICINE CENTER
Nguyen Thi Kieu Anh1, Do Phuong Loan2
1
Hanoi Preventive Medicine Center
2

National Institute of Hygiene and Epidemiology
ELISA is one of the techniques applied for
quantitative analysis of measles antibodies.
However, it is necessary for selection of
appropriate kits with technical criteria which is
suitable for the test and laboratory. This study was
carried out to select the most suitable commercial
kits to measure measles IgG level in serum and
to verify technical criteria of technique using the
selected kit. The selection of the kit was based on
criteria such as sensitivity, specificity, linearity,
precision, limit of quantification, measurement
uncertainty and price. The technical criteria were
determined based on the guideline of technique
verification of ISO 15189, version 2012, using
50 panel serum samples which were already

110

measured antibody levels supplied by National
Institute of Hygiene and Epidemiology. The
panel samples had different measles antibody
levels and ranging from negative, low, average
and high titer. Siemens kit was selected based on
criteria in which the sensitivity and specificity
were 100% for both, CV of the repeatability
and reproducibility were 4.9 % - 9.3 % and 6.3
% - 10.6 %, respectively; limit of detection was
145 mIU/ml and the linearity had R2 of 94,7%.
All technical criteria were met the requirment

of quantitative technique and appropriate to
indicated criteria of the manufacturer.
Keywords: ELISA, measles, IgG antibodies.

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 6 - 2017



×