Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giao lưu văn học và dịch chuyển loại hình: Trường hợp tiểu thuyết Thời gian ăn tôm hùm của Bang Hyeon-Seok và kịch bản Cội nguồn của Lê Duy Hạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.96 KB, 12 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Số 25 (50) - Tháng 02/2017

Giao lưu văn học và dịch chuyển loại hình:
Trường hợp tiểu thuyết Thời gian ăn tơm hùm của
Bang Hyeon-Seok và kịch bản Cội nguồn của Lê Duy Hạnh
Literary exchange and genre shifting: A case study of comparing novel Time for
lobster eating by Bang Hyeon-Seok and script The origins by Le Duy Hanh
CN. Trần Xn Tiến, Trường Đại học Văn Hiến
Tran Xuan Tien, B.A., Van Hien University
CN. Vương Hồi Lâm, Nhà Xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM
Vuong Hoai Lam, B.A., Ho Chi Minh City Culture – Literature and Arts Publishing House
Tóm tắt
Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, quan hệ giao lưu văn hóa - văn học giữa Việt Nam và Hàn Quốc có điều kiện
phát triển mạnh mẽ. Bang Hyeon-seok 방현석 là một trong những nhà văn Hàn Quốc quan tâm nhiều về đề
tài Việt Nam, nhất là cuộc chiến tranh mà người Hàn Quốc can dự. Tác phẩm của ơng, tiêu biểu là tiểu thuyết
Thời gian ăn tơm hùm 랍스터를 먹는 시간, đã thể hiện những nỗ lực vượt qua các ký ức đau buồn của cả
hai dân tộc. Mối liên hệ giao lưu văn học Việt - Hàn là tín hiệu cho thấy những nỗ lực hội nhập của văn học
Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Thành cơng trong Hội diễn Sân khấu cải lương chun nghiệp tồn quốc năm 2012, kịch bản Cội nguồn của
Lê Duy Hạnh (do soạn giả Hồng Song Việt cải lương hóa, Nghệ sĩ ưu tú Hoa Hạ đạo diễn) cùng gặp gỡ với
Bang Hyeon-seok trên phương diện chủ đề. Đây là một trong số ít những tác phẩm viết về đề tài quan hệ Việt
- Hàn trong loại hình sân khấu kịch hát dân tộc. Những nỗ lực tìm kiếm phạm vi biểu hiện mới, cùng với
những tố chất nội tại của bản thân loại hình cho thấy khả năng thích ứng cao của kịch hát dân tộc trong xu thế
tồn cầu hóa.
Từ khóa: Thời gian ăn tơm hùm 랍스터를 먹는 시간, Bang Hyeon-seok 방현석, Cội nguồn, Lê Duy Hạnh,
giao lưu văn học Việt - Hàn, kịch bản cải lương.
Abstract
Since the 1990s, the cultural and literary exchanges between Vietnam and South Korea have been remarkably
developed. Bang Hyeon-seok 방현석 is among the Korean writers whose writing interest concerns Vietnam,


especially the war in which many Koreans were involved. His works, especially Time for lobster eating
랍스터 를 먹는 시간, manifested effort to overcome sorrowful memories of both nations. Literary exchange
between Vietnam and South Korea indicates Vietnam’s effort for integration in the globalization context.
The script The origins by Le Duy Hanh, which was adapted to “cai luong” by Composer Hoang Song Viet
and Director Hoa Ha and succeeded in National Festival for Professional Cai luong Performance in 2012, is
similar in theme to Bang Hyeon-seok’s novel. The origins is among very few compositions in the genre of
Vietnamese traditional musical theater about the Vietnam-South Korea relationship. Vietnamese traditional
musical theater, thanks to its effort to expand realm of reflection and its internal flexibility, has proves its
high adaptability in the globalization context.
Keywords: Time for lobster eating 랍스터를 먹는 시간, Bang Hyeon-seok 방현석, The origins, Le Duy
Hanh, literary exchange, Vietnam - South Korea relationship, cai luong’s script.

85


GIAO LƯU VĂN HỌC VÀ DỊCH CHUYỂN LOẠI HÌNH…

cả bán đảo Triều Tiên) đã được hình thành
từ thế kỷ XIV nhưng phải đến giữa thế kỷ
XX, công tác dịch văn học của hai nước
mới có dấu hiệu của sự khởi động. Với
việc chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại
giao qua Tuyên bố chung về việc thiết lập
quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ vào ngày
22/12/1992, hoạt động dịch thuật và giới
thiệu văn học Hàn Quốc ở Việt Nam thực
sự đi vào quỹ đạo của sự phát triển. Tháng
8/2001, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên
Đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI, và đến
tháng 10/2009 tiếp tục nâng cấp thành Đối

tác hợp tác chiến lược. Chính những cơ sở
chính trị này đã tạo tiền đề cho quá trình
giao lưu văn học Việt - Hàn phát triển.
Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng
tôi, tính đến tháng 11/2016, đã có gần 130
đầu sách văn học Hàn Quốc được dịch và
giới thiệu ở Việt Nam. Hiện nay, nhiều đơn
vị xuất bản có định hướng đẩy mạnh công
tác dịch văn học Hàn, nổi bật là Công ty cổ
phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam
(Hà Nội) và Nhà xuất bản Trẻ (TP.HCM)
với nhiều ấn phẩm cập nhật tình hình văn
học đương đại ở Hàn Quốc. Trong tâm thế
tạo sự “thông hiểu, hợp lực để cùng phát
triển”, ngoài hoạt động giảng dạy, Trung
tâm Ngôn ngữ tiếng Hàn tại TP.HCM từng
tổ chức dịch và phát hành miễn phí tập
sách Những bài thơ hay của văn học hiện
đại Hàn Quốc. Sách tập hợp 60 bài thơ
được cho là tiêu biểu của Hàn Quốc với lời
dịch Việt ngữ trong sáng, gần gũi kèm hình
minh họa đặc sắc, quyển sách thật sự là tài
liệu hữu ích để độc giả Việt Nam tiếp cận
với thơ ca Hàn Quốc.
Không cần đến một cuộc khảo sát xã
hội học, nhìn qua thực trạng nêu trên (trên
bình diện xuất bản) chúng ta cũng dễ dàng
nhận thấy của văn học Hàn Quốc có vai trò
khá mờ nhạt so với các sản phẩm văn hóa


1. Giao lưu văn học Việt - Hàn:
Một tín hiệu của xu hướng toàn cầu hóa
trong văn học
1.1. Ở một khía cạnh nhất định, giao
lưu văn học có thể được nhìn nhận với tư
cách là sự tự ý thức về chính văn học thông
qua việc thể hiện song song hai nhu cầu
tưởng chừng như đối nghịch là nhu cầu tìm
hiểu, tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa
của đối tượng khác (tha nhân) và nhu cầu
giới thiệu, quảng bá những giá trị riêng có
của bản thân. Hai nhu cầu ấy, tùy theo bối
cảnh chính trị - xã hội, tùy theo tư duy của
những người trong cuộc mà có lúc bên
nặng bên nhẹ khác nhau. Hai nhu cầu ấy,
thú vị thay, lại rất phù hợp với tích cách/
bản chất của quá trình toàn cầu hóa
(Globalization). Toàn cầu hóa là khái niệm
được đặt ra nhằm biểu đạt sự trao đổi, liên
kết đang ngày càng được tăng cường giữa
các quốc gia, các khu vực, các vùng lãnh
thổ. Thuật ngữ này xuất hiện vào những
năm 50 và được sử dụng một cách phổ biến
từ những năm 90 của thế kỷ trước. Những
hiệu quả mà toàn cầu hóa mang lại đã
khiến cho quá trình của chính nó trở thành
một xu thế tất yếu. Trong hành trình của
toàn cầu hóa, của giao lưu văn học, dịch
thuật có vai trò hết sức đặc biệt. Bởi vì,
một trong những biểu hiện cụ thể dễ nhận

thấy của xu hướng toàn cầu hóa chính là sự
gia tăng quá trình trao đổi văn hóa, trong
đó có xuất khẩu các văn hóa phẩm, cụ thể
là tác phẩm văn học.
Tuy là hai nước Đông Á cách xa nhau
về khoảng cách địa lý, nhưng Việt Nam và
Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về
các yếu tố địa - chiến lược, địa - lịch sử,
địa - văn hóa (mà yếu tố đồng văn thường
được nhấn mạnh hơn cả). Lịch sử bang
giao song phương ở riêng lĩnh vực văn hóa
giữa hai nước Việt - Hàn (thời điểm này là
86


TRẦN XUÂN TIẾN - VƯƠNG HOÀI LÂM

2014 với buổi giao lưu giữa hai tác giả
Nguyễn Ngọc Tư và Kim Young-ha. Theo
sau đó là các buổi giao lưu giữa tác giả Hồ
Anh Thái và Jeong You-jeong (2015), tác
giả Võ Diệu Thanh và Hwang Sun-mi
(2016). Cũng nằm trong khuôn khổ của
chương trình này, các buổi tọa đàm với chủ
đề Phương hướng tăng cường trao đổi,
hợp tác dịch thuật và giới thiệu văn học
góp phần xúc tiến quan hệ Việt Nam - Hàn
Quốc (2015), Xúc tiến giao lưu văn học
dịch Việt Nam - Hàn Quốc (2016) đã tạo
cơ hội cho các bên trong lĩnh vực văn

chương trao đổi, tổng kết, xúc tiến hoạt
động kết nối giao lưu.
Bên cạnh hai đơn vị nêu trên, công tác
giao lưu văn học Việt - Hàn còn được đẩy
mạnh bởi nhiều đơn vị khác như: Hội
Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của
Việt Nam (Korean Research Association of
Vietnam - KRAV), Viện Nghiên cứu Đông
Bắc Á (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam), các trường Đại học, Cao
đẳng có giảng dạy Hàn Quốc học v.v..1
Như vậy, từ lĩnh vực xuất bản đến
nghiên cứu chuyên ngành, hoạt động giao
lưu văn học Việt - Hàn đã có một diện mạo
chung tương đối sôi động và có tiềm năng
được đẩy mạnh trong tương lai.
1.2. Khái niệm giao lưu (exchange) tự
trong nội hàm của nó đã định hướng đến sự
đối thoại và hợp tác từ hai phía. Tuy vậy,
tình hình tiếp nhận văn học Việt Nam ở
Hàn Quốc đang trong tình trạng trầm lặng
hơn so chiều hướng ngược lại. Hiện nay,
(theo thông tin chúng tôi tổng hợp từ
internet), số lượng tác giả Việt Nam có tác
phẩm được dịch ở Hàn Quốc chỉ vỏn vẹn
một vài tên tuổi. Có thể kể đến như các nhà
văn Bảo Ninh, Văn Lê, Nguyễn Ngọc Tư,
Hồ Anh Thái và nhà thơ Hữu Thỉnh. Về
công tác nghiên cứu, trong bài viết nh


khác (phim truyền hình, điện ảnh, thời
trang, ẩm thực…) trong đời sống tinh thần
của đại chúng Việt trong sự tiếp nhận văn
hóa Hàn Quốc.
Câu chuyện về giao lưu văn học Việt Hàn còn thể hiện ở các hoạt động tiếp nhận
của giới nghiên cứu. Song song với các
lĩnh vực kinh tế, triết học, văn hóa - xã hội,
khoa học - kỹ thuật, công tác nghiên cứu
văn chương hai nước Việt Nam - Hàn
Quốc cũng đi vào phác thảo quan hệ so
sánh, đối chiếu trong tâm thế tìm ra những
điểm tương đồng dị biệt giữa hai dân tộc,
kết nối nhau bằng những liên hệ đồng dạng,
khẳng định những giá trị cốt lõi riêng biệt.
Đề án Phát triển tài nguyên nghiên cứu và
giảng dạy văn học Hàn Quốc ở Việt Nam
[AKS-2012-BBZ-211] đang dần được hiện
thực hóa bởi hàng loạt các hội thảo, tọa
đàm lớn nhỏ như: Hội thảo khoa học quốc
tế Văn học Hàn Quốc trong bối cảnh châu
Á (tháng 01/2014), Hội thảo khoa học quốc
tế Nghiên cứu và giảng dạy Ngữ pháp tiếng
Hàn và Văn hóa - Xã hội Hàn Quốc (tháng
8/2016) v.v..
Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG Hà
Nội là một trong những địa chỉ mạnh về
công tác nghiên cứu Hàn Quốc. Các Hội
thảo Dịch thuật văn học Hàn Quốc tại Việt
Nam (tháng 11/2014), Văn học Hàn Quốc
tại Việt Nam (tháng 11/2015, phối hợp với

Viện Dịch thuật Văn học Hàn Quốc) thu
hút được nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy,
nhiều dịch giả Hàn Quốc và Việt Nam
quan tâm tham dự.
Gặp gỡ văn chương Việt Hàn - Korean
Vietnam literary exchange event là chương
trình được tổ chức thường niên bởi sự phối
hợp thực hiện giữa Viện Dịch thuật Văn
học Hàn Quốc 한국문학번역원 và Trường
Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM.
Chương trình được khởi động vào năm
87


GIAO LƯU VĂN HỌC VÀ DỊCH CHUYỂN LOẠI HÌNH…

ở Việt Nam diễn ra tương đối sôi động thì
tình hình này không xảy ra tương đương ở
Hàn Quốc. Chính vì vậy, công tác dịch
thuật văn học Hàn ở Việt Nam phải đảm
dương cùng lúc hai trách nhiệm, một mặt
làm môi giới mang những phản ảnh, hiểu
biết về đời sống và con người Hàn đến với
Việt Nam, một mặt phải chọn lọc những
tác phẩm ghi nhận cái nhìn của người Hàn
Quốc đối với đất nước và con người Việt.
Theo tài liệu Việt Nam - Hàn Quốc: Một
phần tư thế kỷ chia sẻ cùng phát triển, có
một số tác phẩm văn học Hàn Quốc viết về
Việt Nam, phản ánh nhận thức của người

Hàn về đất nước Việt Nam4, như “Tháp 탑”
(Hwang
Sok-yong),
“ gười
da
vàng 힁색인” (Lee Sang-moon), “Chiến
tranh trắng 하얀 전쟁” (Ahn Jung-hyo)
“Huân chương và xiềng xích 훈 장 과 굴 레”
(Lee Won-kyu), “Áo dài đỏ đỏ 붉은
아오자이” (Oh Hyun-mi), “Cuộc chia ly
buồn 애별” (Ku Hyo-seo)… Tuy nhiên, việc
tiến hành dịch những tác phẩm vừa nêu hiện
vẫn chưa có tín hiệu thực hiện. Trong hoàn
cảnh đó, Thời gian ăn tôm hùm 랍스터를
먹는 시간 của Bang Hyeon-seok5 có lẽ là
một trong số ít tác phẩm đáp ứng được cùng
lúc hai nhu cầu của thực trạng giao lưu văn
học Việt - Hàn hiện nay đối với độc giả.
2.1. Tác giả Bang Hyeon seok 방현석 sinh năm 1961, hiện đang là
giáo sư khoa Viết văn trường Đại học
Chung Ang 중앙, Hàn Quốc. Ông được
đánh giá là tác giả thuộc thế hệ nhà văn trẻ
của Hàn Quốc, đồng thời cũng là người có
cảm tình đặc biệt với lịch sử và văn hóa
Việt Nam. Năm 1994, Bang Hyeon-seok
lần đầu đến Việt Nam. Cuộc viếng thăm đó
đã khiến ông “bén duyên” với mảnh đất
này và có những chuyến xuyên Việt để tìm
hiểu thêm về đất nước của mà ông yêu mến.


h nh nghi n cứu văn học Việt am ở Hàn
Quốc vào năm 2008, GS.TS. Kim Ki-tae
đã thẳng thắn chia sẻ: “Ở Hàn Quốc, số
lượng học giả nghiên cứu về văn học Việt
Nam rất ít. Văn học hiện đại thì càng ít”.
Trước thực trạng có phần “tẻ nhạt” đó ông
bày tỏ mong muốn “trong tương lai sẽ có
thêm nhiều nghiên cứu về văn học Việt
Nam tại Hàn Quốc cùng hòa với việc
nghiên cứu văn học Trung Quốc, Đông
Bắc Á”2. Gần mười năm đã trôi qua tính từ
lúc GS.TS. Kim Ki-tae viết nhận định này,
khung cảnh tiếp nhận văn học Việt Nam ở
Hàn Quốc, trong chừng mực nhất định, có
thể nói, tuy có ít nhiều biến chuyển nhưng
vẫn chưa tương ứng với tiềm năng vốn dĩ.
Thực tế, hiện trạng nghiên cứu này vẫn
chưa đáp ứng được kỳ vọng của những
người trong cuộc. Một điểm đáng chú ý là
trong khi Viện Dịch thuật Văn học Hàn
Quốc đã tổ chức trao giải thưởng văn học
dịch cho các dịch giả Việt Nam dịch xuất
sắc các tác phẩm văn học Hàn Quốc sang
tiếng Việt3 thì các dịch giả dịch tác phẩm
văn học Việt Nam sang tiếng Hàn Quốc
chưa có được sự khích lệ tương tự.
2. Giao lưu văn học Việt - Hàn:
Trường hợp Thời gian ăn tôm hùm của
Bang Hyeon-seok
Đứng từ góc độ nghiên cứu, từng bước

nhận diện, đi đến khái quát hóa diện mạo
giao lưu văn học Việt Nam - Hàn Quốc là
việc làm hết sức cần thiết nhằm phác thảo
một khía cạnh, bề diện của quá trình toàn
cầu hóa văn học. Để làm được điều đó,
nhiệm vụ đầu tiên là phải tháo gỡ rào cản
ngôn ngữ giữa hai nền văn học. Dịch văn
học trở thành nhân tố đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc đưa cuộc sống và con
người Hàn Quốc đến Việt Nam và ngược lại.
Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên,
trong khi không khí tiếp nhận văn học Hàn
88


TRẦN XUÂN TIẾN - VƯƠNG HOÀI LÂM

phẩm Thời gian ăn tôm hùm 랍스터를 먹는
시간 là cầu nối có giá trị trong mối quan hệ
giao lưu giữa văn học Việt Nam và Hàn
Quốc, vừa mang đến cho độc giả Việt Nam
sự hiểu biết về đất nước và con người Hàn
Quốc, vừa thông điệp đến cách nhìn, cách
cảm của con người Hàn Quốc về đất nước
và con người Việt Nam. Tác phẩm được
chuyển ngữ bởi dịch giả Hà Minh Thành và
được Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản
vào năm 2005. Cuốn sách được kết nối bởi
hai tiểu thuyết ngắn (novella) là Hình thức
của sự tồn tại 존재의 형식 và Thời gian ăn

tôm hùm 랍스터를 먹는 시간.
Ở phần đầu, Hình thức của sự tồn tại,
câu chuyện được khơi gợi nên từ công việc
sáng tác kịch bản của nhóm ba người Jaewoo, Hye-eun và Lê Đức Thiện. Sự cộng
tác giữa Jae-woo với Lê Đức Thiện/ nhà
thơ An Viễn - một cựu quân nhân đi ra từ
cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc
Việt Nam - đã không ngừng khuấy động
anh bằng những trăn trở về đất nước đầy
“sẹo” và thương tổn, cũng như không
ngừng tra vấn về quá khứ của anh, của thời
trẻ cùng những người bạn ở Hàn Quốc là
Myeong-tae và Chang-eun. Đến Thời gian
ăn tôm hùm, Bang Hyeon-seok đẩy sự
nghiềm ngẫm của mình lên một mức độ
dằn xóc, day dứt hơn bằng nhân vật chính
Geon-seok - trưởng phòng làm việc trong
một hãng tàu Hàn Quốc tại Việt Nam
(hãng Choson-sho). Qua một vụ dàn xếp
rắc rối giữa lãnh đạo công ty với công nhân
Việt Nam mà Geon-seok đã biết được một
sự thật kinh hoàng đã diễn ra trong lịch sử:
một cuộc tàn sát đẫm máu cả một làng do
chính những người lính Đại Hàn gây ra cho
người Việt Nam. Hôm nay, anh phải đối
mặt với nhân chứng hiếm hoi còn sống sót
sau thảm họa tàn khốc.

Không những thế, ông còn cùng với những
người bạn có cùng mối quan tâm nghiên

cứu Việt Nam thành lập Hội Những tác giả
trẻ muốn tìm hiểu về Việt Nam (Society of
Young Writers For Understanding Vietnam)
và là chủ tịch Hội này trong nhiều năm
liền... Đến nay, Hội Những tác giả trẻ
muốn tìm hiểu về Việt Nam đã thu hút hơn
năm mươi hội viên. Hội thường xuyên tổ
chức cho các thành viên sang thăm Việt
Nam để có thêm nhiều cứ liệu sống động
cho thực tiễn nghiên cứu và sáng tác.
Quan tâm về Việt Nam, Bang Hyeonseok đặc biệt dành nhiều sự trầm tư về sự
can dự của quân đội Hàn Quốc vào cuộc
xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, giai
đoạn 1964 - 1973. Những trường hợp như
nhà văn Bang Hyeon-seok thường mang
trong ý thức của họ một nỗi dằn vặt khôn
nguôi. Họ xem sự kiện Hàn Quốc đưa quân
tham chiến tại Việt Nam trong quá khứ là
một vết xước của dân tộc mà trải qua bao
năm tháng, đến tận ngày hôm nay, vết
xước vẫn để lại những hệ lụy tinh thần dai
dẳng. Các nhà văn Hàn Quốc muốn bày tỏ
sự nhận thức lỗi lầm đối với người dân
Việt Nam, với đất nước Việt Nam kinh qua
con đường sáng tác văn chương. Nhà văn
Bang Hyeon-seok chia sẻ: Văn học sẽ là
phương tiện hữu hiệu nhất để đưa con
người xích lại gần nhau. Văn học lên án
chiến tranh, văn học là thứ luôn đứng về
phía nhân bản, phản đối sự phi nhân tính.

Văn học không có biên giới, và rõ ràng con
người cũng không có bi n giới”6. Tâm
thức đó của Bang Hyeon-seok và của
những người cùng chung chí hướng cho
thấy tinh thần của một Hàn Quốc dám
thẳng thắn nhìn nhận sai lầm lịch sử để
hướng đến hiện tại và tương lai.
2.2. Được bình chọn là “tiểu thuyết hay
nhất trong năm 2003” tại Hàn Quốc, tác
89


GIAO LƯU VĂN HỌC VÀ DỊCH CHUYỂN LOẠI HÌNH…

phẩm Thời gian ăn tôm hùm, độc giả
chứng kiến sự am tường của Bang Hyeonseok về đời sống, phong tục và sinh hoạt
của người Việt Nam. Một điểm đáng lưu ý
ở Thời gian ăn tôm hùm không thể không
nhắc đến là việc sử dụng kết cấu đậm chất
phương Tây trong sáng tác tiểu thuyết. Khi
mà Tây phương hóa đang là xu hướng
chuyển đổi hệ hình tư duy, tác động đến ít
nhiều các thiết chế khác trên phạm vi trên
thế giới, thì việc chọn lựa hình thức đó cho
thấy dụng ý sáng tác của Bang Hyeon-seok
muốn hướng tác phẩm đến tầm đón đợi của
đông đảo độc giả thế giới.
3. Dịch chuyển loại hình từ văn học
đến sân khấu - trường hợp Cội nguồn
của Lê Duy Hạnh

“… Đối với nhà văn trong sáng nhất,
chính xác nhất, cương quyết nhất, các từ
ngữ chỉ là và chỉ có thể là những ký hiệu
gần đúng của một tư tưởng, một tình cảm,
một ý nghĩ, những ký hiệu mà được bổ
sung nhờ ở động tác, cử chỉ, giọng nói, nét
mặt, đôi mắt, cảnh ngộ nhất định?”8. Rào
cản ngôn ngữ luôn là giới hạn đáng kể đối
với sự giao lưu văn học - nghệ thuật trên
bước đường toàn cầu hóa. Hoạt động phiên
chuyển ngôn ngữ dù đạt được những thành
tựu nhất định trong việc kết nối các nền
văn hóa trên thế giới với nhau, song cũng
không thể vượt thoát được định đề “Dịch là
phản” (Traduttore, tradittore). Sân khấu
với tư cách là một thiết chế văn hóa đã và
đang tồn tại trên nhiều phạm vi địa lý tỏ ra
có hiệu lực trong việc truyền đạt những
thông điệp phi ngôn từ. Sân khấu có khả
năng rút ngắn khoảng cách giữa con người
với con người, giữa các nền văn hóa khác
nhau bằng một hệ thống những tín hiệu
mang tầm phổ quát.
3.1. Quan hệ giao lưu văn hóa Việt
Nam - Hàn Quốc cho đến hiện nay chỉ tập

Hình thức của sự tồn tại và Thời gian
ăn tôm hùm cùng hướng đến khắc họa nỗi
niềm băn khoăn trăn trở, những dằng dai
trong tâm lý của một lớp người Hàn Quốc

trưởng thành trong thời bình nhưng không
ngừng tra vấn về những vấn đề của thời
chiến tranh. Cả hai phần/ tiểu thuyết ngắn
đều đặt ra cùng một lúc hai vấn đề thể hiện
hai dạng thái tâm lý dân tộc: Một bên là
nỗi khắc khoải tồn sinh, không ngừng
chống chỏi với mặc cảm nghèo khó, thiếu
thốn (như trường hợp hai tay phó giám đốc
Kim, Oh); một bên là nỗi giày vò bởi
những thương hoại về tâm hồn và thể xác
vì di chứng của chiến tranh (mà Lê Đức
Thiện, Võ Văn Lợi, Phạm Văn Quốc là đại
diện). Trong bầu không khí “khép lại quá
khứ, mở ra tương lai” hai dạng thái tâm lý
này tự biết “hồi phục” bằng tâm thế tương
ứng là sám hối và hòa giải. Sám hối và hòa
giải là con đường hàn gắn, kết nối của hai
dân tộc trên bình diện văn chương, khẳng
định quan hệ giao lưu văn học Việt - Hàn,
và diện mạo toàn cầu hóa văn học trong bối
cảnh đương đại.
Đến với tập Thời gian ăn tôm hùm
Bang Hyeon-seok khước từ khuynh hướng
tiểu thuyết về tình yêu lãng mạn dễ dãi và
chiều chuộng tâm lý đại chúng (như một số
hình thức văn hóa khác). Ông định hướng
bản thân vào các sáng tác mang đậm tính
luận thuyết chính trị - xã hội thông qua
những bối cảnh giữa hai quốc gia Việt Hàn. Muốn soi rọi cả quá khứ, hiện tại và
viễn cảnh tương lai của Hàn Quốc và Việt

Nam, Bang Hyeon-seok chọn lối viết hiện
thực. Ông quan niệm “trong bất cứ trường
hợp nào, văn học cũng không thể là những
thứ ngoài cuộc sống”7. Chia sẻ về tâm thế
viết, Bang Hyeon-seok cho biết ông luôn
lấy “ti u chí đặt m nh là người Việt Nam
để nhìn nhận mọi vấn đề”. Thông qua tác
90


TRẦN XUÂN TIẾN - VƯƠNG HOÀI LÂM

trung trên các lĩnh vực văn học, điện ảnh,
âm nhạc v.v.. Riêng lĩnh vực sân khấu, tình
trạng diễn ra có phần manh mún, nếu không
muốn nói là hầu như thiếu vắng. Lẽ tất
nhiên, trong các hội diễn giao lưu giữa Việt
Nam và Hàn Quốc vẫn có sự gặp gỡ giữa
hai bên, nhưng cũng vấp phải tình trạng
“các tự hữu thanh”, và bị bó hẹp trong hình
thức kịch nói hiện đại - một loại hình kịch
đã trở thành hiện tượng sân khấu chung trên
thế giới. Sân khấu Việt Nam nói chung, sân
khấu cải lương nói riêng với đặc trưng cởi
mở, linh động luôn tìm kiếm những bình
diện biểu hiện mới, thể hiện tinh thần cầu
thị cao, mong muốn chạm đến nhiều ngóc
ngách nhân văn của nhân loại. Khắc phục
những hạn định do sự cách biệt ngôn ngữ văn hóa gây ra, sân khấu cải lương thường
tiệm cận những bối cảnh ngoại lai bằng con

đường dịch chuyển loại hình.
Sự dịch chuyển loại hình, trong quan
niệm của chúng tôi, là sự du hành của một
đối tượng nội dung từ hình thức thể hiện
này sang một hình thức thể hiện khác. Có
thể xem đây quá trình chuyển thể - một
phương thức chuyển ngữ văn hóa loại hình
nghệ thuật. Tiêu chí phân loại nghệ thuật
xưa nay vẫn lấy chất liệu tạo dựng làm cơ
sở phân chia. Theo đó, văn học là nghệ
thuật của ngôn từ, âm nhạc là nghệ thuật
của âm thanh, điện ảnh là nghệ thuật của
hình ảnh và những hiệu ứng hình ảnh, hội
họa là nghệ thuật của màu sắc - đường nét,
và sân khấu là nghệ thuật của sự trình diễn.
Nói như vậy, hoạt động chuyển thể chính
là công tác đem một tác phẩm thuộc loại
hình nghệ thuật này biến đổi thành một loại
hình nghệ thuật khác. Tức là hình thái biểu
hiện ở đây đi từ ngôn ngữ biểu hiện này
sang ngôn ngữ biểu hiện khác.
Tuy nhiên, đối với kịch bản Cội nguồn
của soạn giả Lê Duy Hạnh, chúng tôi cho

rằng việc định danh “chuyển thể” là chưa
thỏa đáng. Theo tác giả Phan Thị Thu Hiền
trong bài viết “Giao lưu dịch thuật văn học
giữa Việt Nam và Hàn Quốc với vai trò
‘cửa sổ văn hóa’”, kịch bản Cội nguồn của
Lê Duy Hạnh đã lấy tác phẩm của Bang

Hyeon-seok làm nguồn “cảm hứng” sáng
tạo. Thực vậy, bi kịch giữa hai gia đình của
bà Sáu Bình và viên đại úy quân y Li Sơndu mang phảng phất cốt truyện của Thời
gian ăn tôm hùm chứ không hẳn là sự tái
hiện cuộc đời hay tâm lý của một Jae-woo,
một Geon-seok nào cả. Ở đây, chủ đề sự
tham chiến của người Hàn Quốc trong
chiến tranh ở Việt Nam, cùng với những di
chỉ và sự ám ảnh của nó, cũng như sự sám
hối, hòa giải chính là “gói” nội dung cốt lõi
được dịch chuyển từ hình thức văn bản
ngôn từ sang loại hình sân khấu với đặc
trưng ngôn ngữ hiện hình.
Dịch chuyển loại hình là hiện tượng dễ
bắt gặp trong đời sống sân khấu cải lương.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của
loại hình kịch hát này, từng tồn tại những
trường phong cách sáng tạo và biểu diễn
khác nhau như tuồng Nhật Bản, tuồng Tây,
tuồng Tàu v.v.. Cũng có nhà nghiên cứu
đánh giá rằng bức tranh “đa thanh phức
điệu” này đã ít nhiều làm biến tướng đi
tính chất dân tộc thuần túy của sân khấu cải
lương. Những trường phái biểu hiện này
còn bị gán ghép với tên gọi tuồng “hương
xa” (exotic) với nét nghĩa biểu thái ít xem
trọng. Tuy nhiên trong thực tế, khuynh
hướng kịch bản cải lương “hương xa” đã
ghi vào lòng người mộ điệu những ấn
tượng đẹp. Nhiều kịch bản như gười tình

trên chiến trận, Đường gươm guy n Bá,
Hai chiều ly biệt, Bóng hồng sa mạc v.v..
vẫn còn được biểu diễn phổ biến đến nay.
Sự phát triển ra nhiều khuynh hướng,
phong cách sáng tác biểu diễn đó tạo điều
91


GIAO LƯU VĂN HỌC VÀ DỊCH CHUYỂN LOẠI HÌNH…

giả Phan Trọng Thưởng nhận định “Một
mặt, kịch nói vẫn hướng vào đề tài chiến
tranh cách mạng, tiếp tục đề xuất những
cách lý giải mới về hiện thực chiến tranh;
mặt khác, trong không khí dân chủ và nhiệt
huyết công dân mới, kịch nói hướng vào
những vấn đề xã hội - chính trị nóng bỏng
đang đặt ra trong thực tế đời sống”10. Tuy
nhìn riêng từ khía cạnh kịch nói, nhưng cái
nhìn đó có thể được bao quát chung cho
thực trạng sân khấu đương thời. Bước ra
khỏi cuộc chiến, sân khấu, vốn là công cụ
tuyên truyền đắc lực cho công cuộc đấu
tranh của dân tộc, đã ngoái nhìn lại quá
khứ bằng cái nhìn nhiều chiêm nghiệm.
Trong bầu không khí cởi mở ngày nay,
chiến tranh không chỉ là mất mát, đau
thương giản đơn, mà còn là cả một khối
xung đột dằng dai giữa tối và sáng. Có tác
phẩm viết về chiến tranh để thấy hệ lụy di

hại của nó, cũng có tác phẩm viết về chiến
tranh để nhận thức lại nó, nhưng cũng có
tác phẩm viết về chiến tranh để xoa dịu nó,
dỗ dành con người hãy gác những khắc
khoải ấy sang một bên và nhìn về tương lai.
Cội nguồn chính là tác phẩm như vậy.
Kịch bản đã đặt người thưởng thức vào
hai chiều hướng nghịch nhau. Một bà Sáu
Bình với nỗi hận xương máu không nguôi,
để rồi trong mắt bà chỉ cần là người Đại
Hàn đều là những kẻ bất nhân. Nhưng cũng
có một cậu An, một cô Kim Su-dâng đại
diện cho những thế hệ thanh niên trẻ, họ
lớn lên trong hòa bình sung túc, dĩ vãng
đau thương đối với họ mù mờ, nhạt nhòa.
Hai xu hướng cực đoan đều đẩy con người
vào bế tắc. Nói như nhân vật Su-dâng khi
đang hòa cảm vào vai diễn nhân vật Lý
Chiêu Hoàng “nửa bên này khóc cho cái
mất, nửa b n kia cười cho cái được. Cái
mất giày xéo trái tim ta bật ra thành tiếng
khóc. Cái được kích thích tâm hồn ta tạo ra

kiện cho loại hình sân khấu mới như cải
lương có khả năng mở rộng biên độ phản
ánh hiện thực, hình thành sự đa dạng về
phong cách, thi pháp.
Thành công trong Hội diễn Sân khấu
cải lương chuy n nghiệp toàn quốc 2012,
kịch bản Cội nguồn của Lê Duy Hạnh9 là

kịch bản hiếm hoi đặt lại vấn đề lịch sử về
cuộc tham chiến của quân đội Hàn Quốc ở
Việt Nam. Nhân vật trung tâm của kịch bản
là Kim Su-dâng, một cô gái Hàn Quốc
nhưng có tấm lòng hiếu kỳ đặc biệt đối với
văn hóa và con người Việt Nam. Mối quan
tâm đó trở thành giao điểm gắn kết giữa cô
và An, một du học sinh Việt Nam ở Hàn
Quốc. Nhận lời mời của An, Su-dâng đã
đến thăm Việt Nam, cũng là để gặp mẹ
mình đang kinh doanh ở đó. Tại Việt Nam,
Su-dâng rơi vào tình huống khó xử khi
Thủy, bạn thân của An lúc nhỏ, hiện là
công nhân trong công ty của mẹ mình, vì
đình công yêu cầu tăng lương nên bị công
ty bắt phạt phơi nắng đến đổ bệnh. Bà Sáu
Bình, bà nội của Thủy, vốn có mối hiềm
khích sâu sắc với người Hàn Quốc, đã đến
giành công bằng cho cháu gái. Tại gia đình
Su-dâng, bà Sáu Bình gặp lại đại úy Li
Sơn-du, viên sĩ quan quân y trong đội quân
Đại Hàn đã thảm sát cả làng bà ngày trước.
Sự thật phơi bày, trong đêm thảm sát đen tối
đó, Sơn-du với tấm lòng của một lương y,
đã cứu Sáu Bình và mang đứa con mới sinh
của bà đi để bảo toàn mạng sống cho nó.
Đứa bé năm xưa chính là Li Hi-sô, mẹ ruột
của Su-dâng. Bà Sáu Bình nhận lại con gái
và cháu ngoại. Và trước những lời khẩn cầu
của người vừa là kẻ thù vừa là người ơn,

cũng như của những đứa cháu, bà Sáu Bình
đã chấp nhận khép lại hận thù xưa.
Cội nguồn không hẳn là một trường
hợp loại biệt trong đời sống sân khấu Việt
Nam. Trình bày về kịch nói Việt Nam, tác
92


TRẦN XUÂN TIẾN - VƯƠNG HOÀI LÂM

tiếng cười. Được và mất của một kiếp
người, đang ra sức mạnh phá tan từng ý
nghĩ. hà rần - nhà Lý, được - mất đã
gạch nối ngang trên cuộc đời ta”. Chỉ có
nhìn vào quá khứ để biết, để thấu hiểu giá
trị sống hiện mới có thể đi về tương lai
bằng đôi chân vững vàng. Song cũng
không để quá khứ câu thúc con người, giới
hạn con người trong những cái vươn mình
lên cao. Lê Duy Hạnh đã tìm thấy nơi nhà
văn Hàn Quốc Bang Hyeon-seok một cái
nhìn đồng điệu. Trong chiến tranh, số phận
con người không do chính họ quyết định.
Con người nói cho cùng là nạn nhân của
một ý đồ, một tư tưởng “ hững người Đại
Hàn cũng chẳng đáng thương sao? ếu là
một nước giàu có và hùng mạnh thì tại sao
lại phải cầm súng cho Mỹ và xa qu hương,
xa gia đ nh để đến tận cái đất nước xa xôi
này? Chúng ta cũng đáng thương nhưng

dường như người Đại Hàn còn đáng
thương hơn nữa. Chúng ta vì giữ mảnh đất
của mình mà không còn cách nào khác,
phải chiến đấu và phải chết; nhưng còn
những người Đại Hàn, sao lại phải đến
một đất nước không hề có quan hệ để rồi bị
thương và chết?”11.
Trong thực tế, dịch chuyển thể loại là
con đường tắt, tuy nhanh nhưng không tròn
vẹn về việc tiếp nhận những nền văn hóa
khác. Sân khấu cải lương nói riêng, sân
khấu Việt Nam nói chung nằm trong phạm
vi ảnh hưởng của vùng văn hóa chữ Hán
( 漢 字 文 化 圏 ), cho nên những tác phẩm
“hương xa” ngày trước, hay những tác
phẩm dịch chuyển loại hình hôm nay
không thoát ra được hệ tư tưởng, hình thái
văn hóa của khu vực. Chính vì vậy, dù viết
về con người, đất nước Hàn Quốc, nhưng
phong thái, cách nghĩ, cách cảm vẫn còn
nặng màu sắc Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn
nhận một cách công bằng, có thể dụng ý

ban đầu của việc dịch chuyển loại hình là
phục vụ thị hiếu của đại chúng, nhưng thao
tác nghệ thuật này đã đem đến cho sân
khấu cải lương tinh thần rộng mở, không
bó hẹp mình trong khung cửa hạn hẹp mà
vươn lên tìm đến những bản diện mới.
3.2. Không dừng lại ở việc trình bày

một vấn đề lịch sử - xã hội, kịch bản Cội
nguồn còn là một cuộc tra vấn không
ngừng trong tư duy nghệ thuật của soạn giả
Lê Duy Hạnh. Nhận xét về Lê Duy Hạnh,
nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành cho
rằng ông là “một cây bút không ngừng
thao thức, tìm kiếm cái mới từ bình diện
nội dung đến cung cách diễn tả, nhằm mở
rộng khả năng bao quát hiện thực kết hợp
với tăng cường chiều sâu vở diễn”12.
Sài Gòn - Gia Định trước kia,
TP.HCM ngày nay vốn là một trung tâm
kinh tế - chính trị - văn hóa thuộc vào loại
quy mô của đất nước. Đặc điểm địa lý tự
nhiên cùng với những biến động xã hội
nhân văn đã sớm cấp cho đô thị trung tâm
khu vực Nam bộ này một năng lượng sống
tràn trề, biết đón nhận và tiếp biến nhiều
dòng chảy, nhiều thành tố văn hóa, tạo nên
một tổng thể văn hóa chung phong phú
nhiều màu sắc. Nhìn riêng từ bình diện sân
khấu, từ thế kỷ XVII - XVIII, loại hình hát
bội đã định hình ở khu vực Đàng trong, đặc
biệt ở thành Gia Định với sự ủng hộ tích
cực của quan Tả quân Lê Văn Duyệt, Tổng
trấn Gia Định. Đầu thế kỷ XX, khi văn hóa
phương Tây du nhập và trở nên lớn mạnh ở
Việt Nam, tại Nam kỳ, cải lương - một
hình thức sân khấu mới - ra đời trên cơ sở
kế thừa âm nhạc tài tử, kếp hợp phong cách

diễn xướng hiện đại. Sân khấu cải lương
trở thành “đặc sản” văn hóa tinh thần của
cư dân các tỉnh Nam kỳ, và đặc biệt là ở đô
thị Sài Gòn. Năm 1985, Hội diễn sân khấu
chuyên nghiệp toàn quốc là điều kiện xúc
93


GIAO LƯU VĂN HỌC VÀ DỊCH CHUYỂN LOẠI HÌNH…

quát cao, và phá vỡ những logic thông
thường trong tư duy và thói quen sáng tạo
của kịch hát truyền thống phương Đông.
Tuy vậy, kịch Lê Duy Hạnh thường biểu
hiện tốt trong hình thái kịch hát truyền
thống. Nhiều kịch bản của ông được dàn
dựng trước nhất ở lĩnh vực kịch hát, tiêu
biểu như kịch bản Cội nguồn trước khi
được cải lương hóa, nó đã được giới thiệu
đến công chúng bằng hình thức sân khấu
tuồng (do Nhà hát Tuồng Đào Tấn dàn
dựng, đạo diễn: Hoàng Ngọc Đình). Sở dĩ
vậy là vì kịch Lê Duy Hạnh giải quyết tốt
mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại.
Giữ được căn cốt truyền thống nhưng vẫn
mang đậm dấu ấn sáng tạo mới mẻ.
Câu chuyện truyền thống và hiện đại
đặt ra trong kịch bản là một nan đề trong
văn hóa, nhận thức luận của con người thời
đại mới. Mở cửa, giao lưu quốc tế là con

đường sống còn trong xu thế thời đời đại
của đất nước, của toàn dân tộc, nhưng con
người đương thời phải biết làm chủ bản thân
bằng những nền tảng vững chắc, hòa nhập
chứ không hòa tan. Tâm thức truyền thống
chính là ký ức bản năng trong con người
Su-dâng, cô gái người Hàn gốc Việt. Bằng
việc sử dụng một hình mẫu vốn quen thuộc
trong những kịch bản của mình - Lý Chiêu
Hoàng - hay đúng hơn là hình mẫu người
phụ nữ trong bối cảnh chuyển giao thời đại,
Lê Duy Hạnh vừa khắc họa sâu sắc tâm
thức truyền thống, vừa chuyển tải những
ngổn ngang thời đại đặt ra cho con người.
Đặt “gói” nội dung Cội nguồn trong
diện mạo cải lương là một lựa chọn phù
hợp. Sân khấu cải lương ra đời như một
kịch chủng hiện đại, phát triển dung hợp
giữa hai dòng văn hóa Đông - Tây, sự kết
hợp tài tình của yếu tố truyền thống và
cách tân, giữa bản sắc cội nguồn dân tộc và
ánh sáng văn minh tân thời. Bản thân thuật

tác cho nghệ thuật kịch nói tiếp nhận từ
phương Tây bén duyên với môi trường nghệ
thuật Nam bộ. Như vậy, qua những biến
chuyển của lịch sử con người, TP.HCM trở
thành giao điểm của nhiều kịch chủng nghệ
thuật. Phối cảnh sôi động đó cho thấy
TP.HCM là môi trường cực kỳ năng động,

thu hút/ đón nhận một cách tích cực những
loại hình sân khấu từ truyền thống đến hiện
đại, làm nên một bản sắc riêng.
Sinh ra trên quê hương đất võ Bình
Định, nhưng hành trang nghệ thuật của Lê
Duy Hạnh lại gắn liền với vùng đất Sài
Gòn - TP.HCM. Đời sống sân khấu vừa
giàu sức sống vừa bộn bề những vấn đề đó
chính là nguồn cội cho những sáng tạo hết
sức táo bạo của ông. Kịch Lê Duy Hạnh là
một thương hiệu kịch rất mới, rất hiện đại.
Nó không vấp phải căn bệnh trần thuật lại
sự kiện, nhân vật bằng hình tượng sân khấu
mà được xây dựng bằng cách chiết xuất
những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đời sống xã
hội đương đại, nâng lên thành một luận đề,
trong đó có sự tương tranh không ngừng.
Có thể thấy được đặc trưng này rất rõ trong
hiện tượng kịch độc diễn của Lê Duy Hạnh.
Nhà nghiên cứu Đỗ Hương từng nhận xét
“ ác giả Lê Duy Hạnh với chùm kịch dành
cho một người diễn như Lý Chiêu Hoàng,
Độc thoại đêm, Hoàng hậu của hai vua,
Diễn kịch một mình, Hồn thơ ngọc. Ngoài
tác giả Vũ Minh với một Ông già và biển cả,
thì tác giả Lê Duy Hạnh đến giờ phút này
gần như có thể đăng ký “thương hiệu” độc
quyền cho loại hình kịch một m nh này”13.
Kịch độc diễn là một hình thức kịch đòi hỏi
sự điêu luyện trong sáng tạo và biểu diễn.

Người sáng tác - người diễn đồng thời phải
đặt mình vào trạng thái phân mảnh ý thức,
xoay chuyển thường xuyên, không ngừng
tra vấn phản biện với chính mình. Kịch độc
diễn nâng mâu thuẫn kịch lên tầm khái
94


TRẦN XUÂN TIẾN - VƯƠNG HOÀI LÂM
tế So sánh văn học Việt Nam - Hàn Quốc…
cũng thu hút được nhiều nhà khoa học,
chuyên gia hai nước tham dự.

ngữ “cải lương” đi từ tên gọi của một trào
lưu tư tưởng chính trị phương Tây
(réformisme), phát triển thành một tính từ
biểu thị tính chất hiện đại của loại hình sân
khấu mới (cải lương = tân kỳ/kim thời…),
rồi được định hình thành một danh từ
chung chỉ một loại hình sân khấu. Hình
thức cải lương đã tiếp thêm cho nội dung
“luận đề” Cội nguồn một minh chứng cho
khả năng tìm kiếm những chân trời đón đợi
mới của sân khấu dân tộc giữa thời đại toàn
cầu hóa.
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà toàn
cầu hóa đã trở thành xu hướng khó thể
khước từ, mỗi đất nước, mỗi dân tộc luôn ý
thức được tác dụng của việc quảng bá
thương hiệu quốc gia từ văn hóa, tư tưởng.

Giao lưu văn chương nghệ thuật, với tư
cách là một thành tố cấu thành nên văn hóa
- đã, đang và sẽ là cầu nối hiệu quả trong
tiến trình giao lưu và phổ biến văn hóa.
Với việc tiếp nhận cảm hứng về tư tưởng
sám hối và hòa giải trong thời hậu chiến từ
tiểu thuyết Thời gian ăn tôm hùm của nhà
văn Bang Hyeon-seok, soạn giả Lê Duy
Hạnh đã sáng tạo nên kịch bản Cội nguồn
mang nhiều thông điệp nhân văn. Tác
phẩm là sự nối kết giữa quá khứ và hiện tại,
nối kết giữa người Việt Nam và người Hàn
Quốc, nối kết giữa văn học và sân khấu.
Bài viết phần nào chỉ ra những nối kết này
trên tinh thần gợi mở và chờ đợi những
hướng tiếp cận, lý giải sâu sắc hơn trong
tương lai.

2. Kim Ki-tae, nh h nh nghi n cứu văn học Việt
am ở Hàn uốc,
truy cập ngày: 25/9/2016.
3. Kể từ năm 2002, Viện Dịch thuật Văn học
Hàn Quốc tổ chức giải thưởng thường niên
cho các tác phẩm dịch văn học Hàn và xuất
bản ngoài lãnh thổ Hàn Quốc ở năm trước.
4. Lee Han-woo, Bùi Thế Cường - Đỗ Ngọc
Luyến, Nguyễn Thị Hiền dịch (2015), Việt
Nam - Hàn Quốc: Một phần tư thế kỷ chia sẻ
cùng phát triển, Nxb ĐHQG TP.HCM,
TP.HCM, tr.139-140.

5. Trong bài viết có một số tài liệu tham khảo
phiên âm thành Bang Hyun Suk, do cách
phiên âm này gắn tới tên bài viết nên chúng
tôi giữ nguyên văn.
6.

hà văn Bang Hyun Suk: “Việt am đang là
mối quan tâm lớn của Hàn Quốc”, tại
/>ien-dan/item/12170802, ngày truy cập:
04/9/2016.

7. Hữu Việt (2007), Văn xứ Hàn, người xứ
Hàn..., tại />ngày truy cập: 04/9/2016.
8. Diderot - Phùng Văn Tửu dịch (2006), Mỹ học,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.229.
9. Do soạn giả Hoàng Song Việt cải lương hóa,
Nghệ sĩ ưu tú Hoa Hạ đạo diễn. Thành phần
diễn viên: NSƯT. Thoại Miêu (bà Sáu Bình),
NSƯT. Vũ Luân (Li Sơn-du), NSƯT. Tú
Sương (Kim Su-dâng), NSƯT. Trọng Phúc
(An), Mai Thanh Phượng (Li Hi-sô), Thoại
An (Thủy), Minh Hòa (Kim Đa-dung).

Chú thích:
1. Tháng 6/2014, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
và Viện Nghiên cứu Hàn Quốc học Trung
ương (Academy of Korean Studies) phối hợp
tổ chức Hội thảo quốc tế Nghiên cứu Hàn
Quốc tại Việt Nam: Thành quả và phương
hướng; Tháng 5/2016, Trường Đại học Đà Lạt

(Lâm Đồng) tổ chức Tọa đàm khoa học quốc

10. Phan Trọng Thưởng (2002), “Tổng quan tiến
trình văn học kịch Việt Nam nửa sau thế kỷ
XX”, Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX,
tr.582.

95


GIAO LƯU VĂN HỌC VÀ DỊCH CHUYỂN LOẠI HÌNH…
8. Hoàng Nghĩa Nam (2005), Một nhà văn Hàn
Quốc nổi tiếng với đề tài Việt Nam, tại
ngày truy cập: 04/9/2016.

11. Bang Hyeon-seok (2005), Thời gian ăn tôm
hùm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, tr.240-241.
12. Lê Duy Hạnh (2011), Kịch chọn lọc, Nxb
Sân khấu, Hà Nội, tr.6-7.
13. Đỗ Hương (2005), Về nghệ thuật diễn xuất
kịch hát truyền thống và kịch nói Việt Nam,
Nxb Sân khấu, Hà Nội, tr.165.

9. Nguyễn Thị Thắm chủ biên (2015), Nghiên cứu
Hàn Quốc tại Việt Nam: Thành quả và phương
hướng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
10. Phan Trọng Thưởng (2002), “Tổng quan tiến
trình văn học kịch Việt Nam nửa sau thế kỷ
XX”, in trong Nhìn lại văn học Việt Nam thế
kỷ XX, tr.562-590.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bang Hyeon-seok (2005), Thời gian ăn tôm
hùm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
2. Denis Diderot - Phùng Văn Tửu dịch (2006),
Mỹ học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Hữu Việt (2007), Văn xứ Hàn, người xứ
Hàn..., tại />ngày truy cập: 04/9/2016.

3. Lê Duy Hạnh (2011), Kịch chọn lọc, Nxb
Sân khấu, Hà Nội.
4. Phan Thị Thu Hiền (2014), “Giao lưu dịch
thuật văn học giữa Việt Nam và Hàn Quốc
với vai trò “cửa sổ văn hóa””, Tuần báo Văn
nghệ TP.HCM, Số 327 (ngày 13/11/2014).

12. Trần Thúc Việt (2009), “Nghiên cứu văn học
Hàn Quốc tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo
quốc tế tiếng Hàn Quốc, Trường ĐH Ngoại
ngữ - ĐHQG Hà Nội,
/>56789/1308; ngày truy cập: 11/11/2015.

5. Đỗ Hương (2005), Về nghệ thuật diễn xuất
kịch hát truyền thống và kịch nói Việt Nam,
Nxb Sân khấu, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2015), “Sám hối
và hòa giải trong hai tiểu thuyết Hàn Quốc
viết về Việt Nam (Đọc Cái bóng của vũ khí 무기의 그늘 của Hwang Suk Young và Thời

gian ăn tôm hùm - 시간 바다 가재 của Bang
Hyun Suk)”, Tạp chí Khoa học Đại học Văn
Hiến số 06 (tháng 02/2015), trang 71-80.

6. Kim Ki-tae, nh h nh nghi n cứu văn học Việt
am ở Hàn uốc,
truy cập ngày: 25/9/2016.
7. Lee Han-woo, Bùi Thế Cường - Đỗ Ngọc
Luyến, Nguyễn Thị Hiền dịch (2015), Việt
Nam - Hàn Quốc: Một phần tư thế kỷ chia sẻ
cùng phát triển, Nxb ĐHQG TP.HCM,
TP.HCM.

Ngày nhận bài: 19/12/2016

14.

hà văn Bang Hyun Suk: “Việt am đang là
mối quan tâm lớn của Hàn Quốc”, tại
/>dien-dan/item/12170802, ngày truy cập:
04/9/2016.

Biên tập xong: 15/02/2017

96

Duyệt đăng: 20/02/2017




×