Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

NCKH Chính sách phát triển kinh tế ban đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.72 KB, 73 trang )

1

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

3

LỜI CẢM ƠN

4

MỞ ĐẦU

4

Tính cấp thiết của đề tài.

5

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan.

6

Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.

7

Phương pháp nghiên cứu.

7


Kết cấu đề tài NCKH.

8

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BAN
ĐÊM.

9

1.1. Các khái niệm cơ bản.

9

1.1.1. Kinh tế ban đêm.

9

1.1.2. Chính sách phát triển kinh tế ban đêm.

9

1.2. Lý thuyết về kinh tế ban đêm.

9

1.3. Lý thuyết về chính sách phát triển kinh tế ban đêm.

13

1.4. Nội dung chính phát triển sách kinh tế ban đêm.


15

1.4.1. Các quy định chính sách đối với các hoạt động trong nền kinh tế ban đêm.

15

1.4.2. Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế ban đêm

17

1.5. Kinh nghiệm về quản lý và phát triển kinh tế ban đêm tại một số quốc gia.

21

1.5.1. Tại Vương Quốc Anh.

21

1.5.2. Tại Bắc Kinh – Trung Quốc.

26

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BAN ĐÊM
TẠI HÀ NỘI.

29

2.1. Tổng quan về kinh tế ban đêm ở Hà Nội.


30

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động kinh tế đêm tại Hà Nội.

32


2

2.3. Phân tích thực trạng hoạt động kinh tế ban đêm tại Hà Nội

34

2.3.1. Nguồn thu từ hoạt động kinh tế đêm:

34

2.3.2. Nhu cầu của khách hàng.

36

2.3.3. Sản phẩm được cung ứng trên thị trường đêm tại Hà Nội.

38

2.4. Thực trạng quản lý và phát triển của nhà nước về hoạt động kinh tế đêm ở địa bàn
thành phố Hà Nội
40
2.4.1.Thực trạng hoạch định phát triển kinh tế đêm của thành phố Hà Nội.


40

2.4.2. Thực trạng triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh tế đêm
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
41
2.4.2.1. Triển khai thực hiện cơ chế, pháp luật của trung ương

41

2.4.2.2 Triển khai thực hiện chính sách cụ thể

42

2.4.2.2.1. Các chính sách thúc đẩy phát triển đối với các thương nhân tham gia
buôn bán và cung ứng dịch vụ kinh tế đêm.
42
2.4.2.2.2. Các chính sách đối với người tiêu dùng những dịch vụ kinh tế ban
đêm:
43
2.4.2.2.3. Chính sách phát triển đa dạng các sản phẩm kinh tế đêm của Thủ đô45
2.5. Đánh giá chính sách phát triển kinh tế ban đêm ở Hà Nội.

48

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐÊM TẠI HÀ
NỘI.
50
3.1. Quan điểm định hướng của chính sách phát triển kinh tế ban đêm.

50


Thay đổi tư duy, tạo cơ chế đột phá

50

Nên làm tốt khâu kiểm soát, hỗ trợ thay vì cấm đoán do khó quản lý

50

3.2. Giải pháp

51

KẾT LUẬN

54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

55


3

LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng em gồm có Vũ Hoàng Duy, Đỗ Thị Thư, Dương Thanh Thúy xin cam đoan
đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng chúng em. Các số liệu được nêu ra và được
trích dẫn trong bài nghiên cứu là trung thực.
Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2020
Thay mặt nhóm tác giả

Vũ Hoàng Duy


4

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
cô TS.Nguyễn Thị Hương Giang, đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ chúng em
với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của Khoa Kinh Tế
- Luật, Đại học Thương Mại. Chúng em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa đã tận tình
giảng dạy giúp chúng em có những kiến thức để hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này.
Trong quá trình nghiên cứu khoa học, chúng em đã được thư viện giúp đỡ trong quá trình
tìm kiếm tài liệu tham khảo. Nhân dịp này chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới những
những sự đỡ quý báu đó.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do buổi
đầu mới làm quen với việc nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế môi trường bên ngoài
cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô giáo để bài nghiên cứu được
hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ba năm gần đây, “kinh tế ban đêm” bắt đầu thu hút sự quan tâm từ những nhà lập pháp,
kéo theo đó là hàng loạt chính sách thúc đẩy. Thực tế từ các nước trên thế giới, “kinh tế ban
đêm” đã mang lại những giá trị lớn, thúc đẩy đời sống kinh tế - xã hội, tạo giá trị thặng dư

và góp một phần thu hút ngoại tệ. Theo các chuyên gia, “kinh tế ban đêm” có thể giúp kéo
dài thời gian làm việc, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng, tăng thêm việc làm cũng như dịch vụ, tiêu
dùng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhiều thành phố lớn còn được mệnh danh là
“thành phố không ngủ” với các hoạt động sôi động đêm cũng như ngày.
Bắc Kinh cho biết sẽ tối ưu hóa dịch vụ giao thông công cộng, quảng bá các nhà hàng
đêm, ủng hộ việc kéo dài thời gian kinh doanh; Nhật Bản đề xuất thúc đẩy cơ sở hạ tầng
giao thông, các quy định liên quan đến địa điểm, điều kiện làm việc; Canada tìm lời giải cho
bài toán "phát triển kinh tế ban đêm ngoài các quán bar và câu lạc bộ"...
Tại Anh, "kinh tế ban đêm" tạo ra khoảng 66 tỷ bảng thu nhập bình quân mỗi năm, hỗ trợ
khoảng 1,3 triệu việc làm. Các du khách đến Anh dành khoảng 20% thời gian cho các hoạt
động ban đêm như ăn tối hay đi chơi đêm. Tuy nhiên, hoạt động "kinh tế ban đêm" cũng rút
ngắn thời gian xuống cấp của hạ tầng; làm tăng nhu cầu sử dụng điện, xăng dầu, trong khi
lượng tiêu thụ bia rượu, đồ uống cao cấp, thuốc lá, lại nhiều hơn.
Ở Việt Nam, theo khảo sát của các chuyên gia nước ngoài, doanh thu sản phẩm dịch vụ
du lịch ban ngày chỉ chiếm 30%, trong khi 70% còn lại nằm ở khung giờ đêm. Khi mặt trời
lặn ở các thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, cũng là lúc các phố đi bộ rực sáng,
các dịch vụ kinh doanh ban đêm chính thức phát triển.
Việt Nam cũng có những thuận lợi để phát triển "kinh tế ban đêm" nhờ vào các yếu tố tự
nhiên như có nhiều tài nguyên du lịch và đang ngày càng trở thành điểm đến ưa thích của
nhiều du khách quốc tế. Việt Nam có nhiều lợi thế như có lượng dân số trẻ thích sinh sống
tập trung tại các thành phố, bên cạnh những yếu tố như văn hóa nghệ thuật và ẩm thực đặc
sắc, có mức độ hội nhập và toàn cầu hóa cao và thời tiết ban đêm tương đối dễ chịu. Tuy
nhiên, tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số thách thức để phát triển "kinh tế ban đêm" như cơ
sở hạ tầng còn thiếu và chưa đạt trình độ tiên tiến, vệ sinh đô thị có nơi còn chưa đạt chuẩn,
an toàn thực phẩm chưa đảm bảo và dịch vụ nhìn chung chưa chuyên nghiệp.
Mặc dù vẫn đang phát triển và còn nhiều hạn chế về các dịch vụ ban đêm nhưng không vì
vậy mà các khách du lịch nước ngoài lại có cái nhìn thiếu thiện cảm với Việt Nam. Hiện


6


những các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội cũng có nhiều tiềm năng phát triển dịch
vụ du lịch nói chung và dịch vụ đêm nói riêng. Hà Nội còn được đánh giá là một điểm đến
hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế, tài nguyên dịch vụ đêm của Hà Nội đa dạng, là cơ hội
để phát triển rất nhiều sản phẩm dịch vụ đêm thu hút khách du lịch. Tuy nhiên những tiềm
năng này chưa được nhà nước ta chú trọng đến. Một chính sách phát triển đúng đắn sẽ tạo
được một bước đột phá trong phát triển kinh tế ban đêm của thành phố, mang lại các ảnh
hưởng tích cực lan tỏa đến toàn xã hội. Nhận thấy tính cấp thiết của đề tài, chúng em quyết
định lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển kinh tế ban đêm tại thành phố Hà Nội”
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan.
-

Trịnh Thị Thanh Thủy (2019), “Kinh tế đêm ở một số quốc gia và hàm ý cho

Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu công nghiệp và thương mại, số 41 ra tháng 10/2019.
Bài viết tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về kinh tế đêm ở một số quốc gia có kinh tế ban đêm
phát triển như Anh, Trung Quốc, Australia, Thái Lan, từ đó rút ra được một số bài học kinh
nghiệm và hàm ý cho Việt Nam trong điều kiện và bối cảnh hội nhập và phát triển của đất
nước.
- Local Government Association (2019), “Approaches to managing the night-time
economy”.
Bài viết chỉ ra cách quản lý kinh tế ban đêm ở Anh thông qua nghiên cứu tình huống của 11
thị trấn về cách mỗi thị trấn giải quyết vấn đề riêng của mình, từ đó duy trì và phát triển
được một nền kinh tế ban đêm sôi động. Bài viết đặc biệt nhấn mạnh tới sự phối hợp giữa
chính quyền địa với tổ chức thứ ba để quản lý hiệu quả và phát triển kinh tế ban đêm an
toàn, thu được nhiều lợi ích cho quốc gia.
- Bùi Nhật Quỳnh (2017), “Đánh giá sự phát triển của các sản phẩm du lịch đêm tại Hà
Nội”, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh, tập 14 số 15.
Bài viết đánh giá sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ đêm tại Hà Nội, trong đó phân tích
các điều kiện phát triển dịch vụ, khái quát về các sản phẩm dịch vụ đêm và đánh giá về nhu

cầu của khách du lịch đối với các sản phẩm dịch vụ đêm thông qua khảo sát bằng bảng hỏi.
Kết quả thu được góp phần bổ sung vào cơ sở lí luận về sự phát triển của các sản phẩm đêm
và một số giải pháp phát triển loại hình dịch vụ này, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến
Hà Nội.


7

3. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.
Xuất phát từ tính cấp thiết nghiên cứu, sự kế thừa từ các đề tài có liên quan, vận dụng kiến
thức đã và đang được học vào thực tế, nhóm nghiên cứu chúng em lựa chọn đề tài sau để
nghiên cứu: “Chính sách phát triển kinh tế ban đêm tại Hà Nội”
Mục tiêu của đề tài:
-

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chính sách phát triển kinh tế ban đêm.
Phân tích, đánh giá một số chính sách phát triển kinh tế ban đêm tại Hà Nội.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách quản lí phát triển kinh tế ban đêm tại Hà
Nội.

Đối tượng nghiên cứu: Chính sách phát triển kinh tế ban đêm của nhà nước ở Thành Phố
Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: giai đoạn 2012-2020
- Về không gian: thành phố Hà Nội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập dữ liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính người nghiên
cứu thu thập. Trong thực tế, khi dữ liệu thu được không đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu,

hoặc không tìm được dữ liệu phù hợp thì các nhà nghiên cứu sẽ phải tiến hành thu thập dữ
liệu sơ cấp.
Dữ liệu sơ cấp thường được thu thập qua:
+ Phiếu điều tra bảng hỏi
Thiết kế phiếu điều tra: Trên cơ sở nội dung nghiên cứu, phiếu câu hỏi khảo sát gồm có 2
phần: thông tin chung và đánh giá của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ kinh doanh ban
đêm tại địa bàn Hà Nội.
Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra xoay quanh các nội dung thực trạng nhu cầu khách
hàng về các sản phẩm dịch vụ kinh doanh ban đêm tại địa bàn Hà Nội.


8

+ Phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn khách du lịch về cảm nhận của họ đối với chất lượng
dịch vụ kinh doanh ban đêm tại Hà Nội.
- Thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn, không phải do mình thu thập, đã công bố nên dễ thu
thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập nhưng là loại tài liệu quan trọng trong
việc nghiên cứu tiếp thị cũng như các ngành khoa học xã hội khác.
Đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn chính sau: Dữ liệu thứ cấp được cung cấp dưới
dạng các số liệu thống kê công bố hàng năm, các bộ dữ liệu điều tra, các báo cáo tổng hợp
hàng năm, các văn bản về chủ trương, chính sách của Nhà nước. Ngoài ra, đề tài còn thu
thập dữ liệu thông qua các luận án, luận văn, sách, báo, tạp chí, internet….
4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu chính như sau:
- Phương pháp mô hình hóa: sử dụng bảng và biểu đồ giúp cho hệ thống hóa dữ liệu
sinh động và logic.
- Phương pháp lượng hóa: Sử dụng phần mềm excel, word… để tổng hợp, phân tích
các dữ liệu thu thập được.
- Phương pháp phân tích cơ bản, tổng hợp: nhằm phân tích những ảnh hưởng của các

nhân tố đến quản lý nhà nước đối với ảnh hưởng tới chính sách kinh tế đêm.
- Phương pháp sơ đồ, bảng biểu: Sử dụng các bảng biểu để thể hiện số liệu thu thập
được và sử dụng biểu đồ đánh giá so sánh các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu của khách hàng.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích và tổng hợp các chính sách pháp luật, văn
bản pháp luật văn kiện của nhà nước ta, các công trình nghiên cứu đối với phát triển kinh tế
ban đêm để đưa ra được các luận điểm, chỉ ra được những hạn chế, nguyên nhân hạn chế
của chính sách và giải pháp hữu hiệu để giảm hạn chế đó.
5. Kết cấu đề tài NCKH.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung bài nghiên cứu được trình
bày trong 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển kinh tế ban đêm
Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển kinh tế ban đêm tại Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp về chính sách phát triển kinh tế ban đêm tại Hà Nội.


9

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BAN ĐÊM.
1.1. Các khái niệm cơ bản.
1.1.1. Kinh tế ban đêm.
“Kinh tế ban đêm” (Night Time Economy - NTE) - một khái niệm kinh tế học từng được
nhắc đến vào những năm 1970 ở Anh, dùng để chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ diễn ra
sau 17h cho đến 6h sáng hôm sau, bao gồm ẩm thực, nghệ thuật, nhà hát, âm nhạc, các chương
trình giải trí, lễ hội, sự kiện và các điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm. Theo khái niệm này,
kinh tế đêm bao gồm các hoạt động kinh tế, văn hóa chỉ diễn ra vào ban đêm ở những địa điểm
nhất định.
Theo báo cáo “các cách tiếp cận để quản lý dịch vụ đêm” của tổ chức Local Government
Association, kinh tế ban đêm là thuật ngữ để chỉ một phạm vi lớn các hoạt động từ du lịch, rạp
chiếu phim, ăn uống tới các câu lạc bộ đêm…
Hiện nay, trên thế giới, một số quốc gia đã quan tâm phát triển “kinh tế ban đêm” tại các

thành phố lớn như Bắc Kinh (Trung Quốc), London (Anh), NewYork (Mỹ),v.v… . Các quốc
gia phát triển kinh tế đêm thường xuất phát từ nhu cầu nội tại phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2. Chính sách phát triển kinh tế ban đêm.
Theo TS. Đoàn Thị Thu Hà chính sách kinh tế xã hội là tập hợp những quan điểm, những
chuẩn mực, những biện pháp và những công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối
tượng và các khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu trong số những mục tiêu chiến
lược chung của đất nước.
Chính sách phát triển kinh tế là tổng hợp các quan điểm, nguyên tắc, hình thức, công cụ và giải
pháp mà nhà nước sử dụng nhằm thực hiện chiến lược về tăng trưởng kinh tế và phát triển cơ
cấu kinh tế của mỗi quốc gia.
TỪ ĐÓ, NHÓM NGHIÊN CỨU ĐƯA RA KHÁI NIỆM VỀ “Chính sách phát triển kinh tế
ban đêm” là tổng hợp các quan điểm, nguyên tắc, hình thức, công cụ và giải pháp mà nhà
nước sử dụng nhằm thực hiện chiến lược về phát triển kinh tế ban đêm.

1.2. Lý thuyết về kinh tế ban đêm.
a. Phân loại các hoạt động kinh tế ban đêm.


10

Các hoạt động kinh tế ban đêm rất đa dạng và không có giới hạn. Các hoạt động phổ biến có
thể kể đến như:
+ Các hoạt động ăn uống tại các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê,…
+ Các hoạt động liên quan đến tiêu thụ đồ uống có cồn tại các câu lạc bộ đêm, các quán
bar hoặc các quán ăn,…
+ Các hoạt động văn hóa, giải trí như xem phim, biểu diễn âm nhạc, hài kịch,…
+ Các hoạt động liên quan đến thể thao.
+ Các hoạt động khác.
b. Đặc điểm của kinh tế ban đêm.
➢ Dịch vụ du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế ban đêm.

Các loại dịch vụ mà người tiêu dùng tìm kiếm ở các hoạt động kinh tế về đêm thường là các
dịch vụ về ẩm thực, lễ hội, giải trí, các địa điểm du lịch văn hóa chỉ mở cửa về đêm,… Các
dịch vụ này có các đặc điểm khác nhau do đó cách để quản lý và phát triển các hoạt động kinh
doanh, cung ứng các dịch vụ này cũng có sự khác biệt đòi hỏi sự linh hoạt trong quản lý, cấp
phép, thanh tra và kiểm tra hoạt động kinh doanh.
➢ Địa điểm diễn ra hoạt động dịch vụ đêm thường là các thành phố, thị trấn có thương mại
khá phát triển.
Các hoạt động kinh tế ban đêm đòi hỏi một cơ sở hạ tầng đủ để đáp ứng các yêu cầu trong hoạt
động kinh doanh, cung cấp hàng hóa hay dịch vụ. Ví dụ như các rạp chiếu phim, các câu lạc bộ
đêm,… Các thành phố - nơi có cơ sở hạ tầng phát triển hơn sẽ có khả năng đáp ứng các yêu
cầu này cao hơn những vùng nông thôn không có cơ sở hạ tầng cho thương mại tốt.
➢ Thời gian diễn ra hoạt động kinh tế ban đêm thường chia thành 2 khung giờ: “Kinh tế
buổi tối” bao gồm những hoạt động dịch vụ diễn ra trong khoảng thời gian từ 17h đến
24h; “Kinh tế đêm muộn” bắt đầu tiếp theo lúc 0h sáng và kết thúc lúc 6h sáng ngay khi
buổi sáng bắt đầu.
➢ Các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế ban đêm thường đa dạng.
Người cung ứng dịch vụ thường là các nhà hàng, các quán bar, các câu lạc bộ đêm, các địa
điểm vui chơi giải trí,…hoạt động với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Người tiêu dùng thường là người lao động sau khi đã hoàn thành công việc trong ngày của họ
hoặc học sinh, sinh viên sau khi hoàn thành công việc học hành ở trường. Bên cạnh những
người tiêu dùng địa phương còn có khách du lịch muốn khám phá văn hóa đêm của địa phương


11

hoặc khách du lịch bị rối loạn cơ thể khi thay đổi múi giờ một cách nhanh chóng do di chuyển
bằng máy bay.
➢ Lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh các dịch vụ trong hoạt động kinh tế ban đêm
thường rất lớn.
Đặc điểm này xuất phát từ đối tượng trao đổi trong các hoạt động kinh tế ban đêm thường là

các dịch vụ có chi phí kế toán thấp nhưng doanh thu thường lớn do đó các hoạt động này sẽ
mang lại một khoản lợi nhuận khá lớn đóng góp có sự tăng trưởng kinh tế nước ta. Khoản lợi
nhuận này sẽ thu hút các cá nhân trong nền kinh tế tham gia vào cung ứng các dịch vụ trong
nền kinh tế ban đêm. Tuy nhiên, lợi nhuận lớn cũng là động cơ để các gian thương nảy sinh
các hành vi bất chính ví dụ như kinh doanh thực phẩm bẩn, rượu bia giả,… gây hại cho người
tiêu dùng.
➢ Yêu cầu về lao động trong các hoạt động kinh tế ban đêm đa dạng.
Xuất phát từ việc các loại dịch vụ được trao đổi trong các hoạt động kinh tế về đêm rất đa
dạng, do đó nhu cầu về lao động phục vụ cho việc cung ứng cũng đa dạng từ lao động trình độ
thấp như nhân viên bảo vệ, nhân viên vệ sinh,… đến lao động đã qua đào tạo như nhân viên
pha chế đồ uống tại các quầy bar, hoặc các DJ tại câu lạc bộ đêm,…
c. Các tác động của kinh tế ban đêm tới kinh tế xã hội.
➢ Các tác động tích cực
Một là, các hoạt động mua bán trao đổi mang lại một nguồn thu nhập lớn cho người dân
địa phương cũng như cho ngân sách quốc gia.
Thông qua các hoạt động trao đổi mua bán trong nền kinh tế ban đêm, những người cung cấp
hàng hóa, dịch vụ - thường là những người sinh sống ngay tại địa phương sẽ thu được một
khoản lợi nhuận cho riêng mình. Điều này sẽ góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của
các cá nhân.
Nhà nước cũng sẽ thu được một khoản thuế từ lợi nhuận của các hộ kinh doanh các hoạt động
kinh tế ban đêm, thông qua đó giúp cải thiện ngân sách nhà nước. Không chỉ dừng lại ở đó các
hoạt động kinh tế ban đêm còn giúp nền kinh tế tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng cũng như nguồn
lao động, việc này giúp giảm bớt chi phí cơ hội trong nền kinh tế.
Hai là, tái tạo sức lao động cho các cá nhân và đáp ứng được các dịch vụ cho người tiêu
dùng.


12

Hoạt động kinh tế ban đêm giúp tái tạo sức lao động cho con người, điều này là cần thiết sau

quá trình lao động và học tập trong ngày của mỗi cá nhân. Thông qua việc tham gia vào tiêu
dùng các mặt hàng hoặc dịch vụ sau các hoạt động lao động và học tập trong ngày, các cá nhân
sẽ được thỏa mãn về nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của mình, thông qua đó sức lao động
của họ cũng được phục hồi.
Một đối tượng khác cũng muốn thỏa mãn nhu cầu của mình khi tham gia trao đổi trong các
hoạt động kinh tế ban đêm đó là khách du lịch. Thông qua các dịch vụ được cung ứng, họ cũng
được thỏa mãn các nhu cầu về giải trí hoặc tìm hiểu về văn hóa của địa phương.
Ba là, tạo được việc làm cho người dân sống tại địa phương.
Khi đã có nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hoặc dịch vụ ăn uống giải trí về đêm thì chắc chắn
cũng sẽ có cá nhân trong nền kinh tế đứng ra để bán sản phẩm cũng như cung ứng các dịch vụ
đó. Việc cung ứng các sản phẩm hoặc dịch vụ này ra thị trường chắc chắn sẽ sử dụng đến đầu
vào là lao động, do đó sẽ làm tăng nhu cầu về lao động trong thị trường đầu vào lao động,
thông qua đó sẽ giúp người lao động có nhiều việc làm hơn cũng như có thêm thu nhập và cải
thiện được đời sống.
Bốn là, tăng cường bình đẳng xã hội và tăng cường tiềm lực cho địa phương.
Như đã phân tích ở trên, hoạt động kinh tế ban đêm thường diễn ra ở các thành phố lớn hoặc
các nơi có giao thương phát triển nói chung, tại những nơi đó thường có một bộ phận dân cư
thất nghiệp cao và từ đó nảy sinh những nguy cơ mất an toàn xã hội. Nền kinh tế ban đêm tạo
ra việc làm và thu nhập cho người lao động, việc này giúp cải thiện đời sống của họ và giúp họ
được hòa nhập vào xã hội cũng như được có cơ hội phát triển và không tham gia vào các hoạt
động tội phạm hoặc các hoạt động chống phá xã hội.
Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh về đêm cũng mang lại thu nhập cho ngân sách Nhà
nước thông qua việc thu thuế từ kết quả của các hoạt động này. Việc phát triển nền kinh tế ban
đêm cũng giúp địa phương phát triển được hoạt động du lịch – ngành công nghiệp không khói
có tỷ lệ lợi nhuận cao do đó sẽ thu hút được một lượng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch
của địa phương, thông qua đó làm tăng tiềm lực cho địa phương. Điều này sẽ tác động trở lại
làm phát triển nền kinh tế đêm hơn nữa.
➢ Các tác động tiêu cực của kinh tế ban đêm tới kinh tế xã hội.
Ô nhiễm tiếng ồn.



13

Các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ như biểu diễn ca nhạc, các câu lạc bộ đêm, chợ
đêm… sẽ tạo ra lượng tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt khu vực lân cận, đặc biệt
là vào khoảng thời gian về đêm khi các cá nhân đang trong thời gian nghỉ ngơi thường ngày để
phục hồi sức lao động của mình. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống
của cư dân khu vực lân cận.
Các hoạt động tội phạm hoặc làm mất trật tự xã hội, điển hình là các sự việc có liên quan
đến các chất kích thích hoặc cồn.
Kinh doanh đồ uống có cồn trong các hoạt động giải trí là không ít ở các hoạt động kinh tế ban
đêm. Việc các cá nhân tiêu thụ cồn và trở nên mất kiểm soát, mất tự chủ kéo theo đó là các
hành động gây mất trật tự, quấy rối phá hoại xã hội không đã và đang luôn là vấn đề nhức nhối
không chỉ đối với kinh tế ban đêm mà còn trong mọi thời điểm của xã hội đòi hỏi một chính
sách quản lý hiệu quả.
Ngoài ra, khi các dịch vụ ban đêm hoạt động đồng nghĩa với việc sẽ xảy ra tình trạng tụ tập
làm gia tăng nguy cơ xảy ra mất trật tự công cộng, thậm chí gây nguy hiểm cho những người
sống tại khu vực đó.
Tắc nghẽn giao thông.
Tại một số thành phố lớn và có hoạt động kinh tế ban đêm phát triển, lượng người tham gia
vào hoạt động kinh tế ban đêm là rất lớn, kéo theo đó là lượng phương tiện tham gia giao
thông lớn. Nếu không cơ sở hạ tầng của thành phố hoặc thị trấn không đủ khả năng đáp ứng
cho lượng phương tiện giao thông đó, chắc chắn sẽ xảy ra hiện tượng quá tải hay tắc nghẽn
giao thông.
Các tác động tiêu cực khác.
Các hoạt động kinh tế ban đêm diễn ra trái với các hoạt động kinh tế truyền thống chắc chắn sẽ
gây ra những rối loạn trong đời sống sinh hoạt của dân cư. Bên cạnh đó, khách du lịch từ nơi
khác đến địa phương cũng có thể mang đến sự mất an toàn hoặc ảnh hưởng xấu đến văn hóa
bản địa.
1.3. Lý thuyết về chính sách phát triển kinh tế ban đêm.

a. Đặc điểm của chính sách phát triển kinh tế ban đêm.
➢ Đối tượng tác động của chính sách phát triển kinh tế ban đêm
+ Chủ thể tham gia kinh doanh và các hoạt động của họ.


14

+ Các hàng hóa, dịch vụ được cung ứng.
+ Các cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương tới địa phương thực hiện hoạt động cấp
phép, thanh tra, kiểm tra các hoạt động diễn ra trong nền kinh tế ban đêm.
➢ Mục tiêu
Bất kỳ chính sách nào được ban hành đều phải có mục tiêu của riêng nó, mục tiêu này phải phù
hợp với mục tiêu chung tất cả các chính sách nói chung cũng như nhóm chính sách mà nó nằm
trong. Chính sách phát triển kinh tế ban đêm thuộc nhóm chính sách kinh tế, do đó mục tiêu
của chính sách này gồm phát triển kinh tế, tạo được việc làm cho xã hội, cân bằng cán cân
thanh toán, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
+ Bên cạnh mục tiêu chung của tất cả các chính sách và nhóm chính sách kinh tế, chính sách
phát triển kinh tế ban đêm còn có mục tiêu riêng là định hướng, điều tiết, phát triển kinh tế ban
đêm dựa trên việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đóng góp vào sản lượng quốc gia.
+ Chính sách phát triển kinh tế ban đêm còn hướng tới giải quyết các vấn đề phát sinh trong
nền kinh tế ban đêm như mất trật tự, mất an toàn xã hội để đảm bảo môi trường ổn định, lành
mạnh cho các hoạt động kinh tế ban đêm được diễn ra suôn sẻ…
+ Đảm bảo chất lượng của hàng hóa, dịch vụ được cung ứng cho người tiêu dùng.
+ Quản lý giá cả của các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
+ Quản lý các chủ thể, kiểm soát hoạt động giao dịch thương mại của các chủ thể kinh
doanh
➢ Giải pháp, công cụ.
- Giải pháp:
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch các chương trình, dự án và kế hoạch
phát triển kinh tế ban đêm.

+ Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, cấp giấy chứng nhận và quản lý,
kiểm soát chất lượng hàng hóa trao đổi, dịch vụ cung ứng trên thị trường.
+ Tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp thực thi chính sách, pháp
luật đối với hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên nền kinh tế ban đêm.
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức chỉ đạo thực thi chính sách, pháp
luật đối với hoạt động kinh doanh, cung ứng hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế ban đêm.
+ Nhà nước tạo khung pháp lý, môi trường kinh doanh, xác định địa vị pháp lý của các
doanh nghiệp, các chủ thể hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế ban đêm.


15

+ Tổ chức bộ máy và triển khai thực thi các quy định chính sách, pháp luật đối với hoạt
động kinh doanh, cung ứng hàng hóa - dịch vụ trong nền kinh tế ban đêm, đảm bảo các nguyên
tắc phân công, phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước.
Công cụ của chính sách: Thuế, quy định xử phạt hành chính, công cụ định hướng hành
vi, chuẩn mực của người bán hàng, người mua hàng, các công cụ kỹ thuật.
b. Vai trò của chính sách phát triển kinh tế ban đêm.
-

Chính sách phát triển kinh tế ban đêm thuộc phạm vi của chính sách kinh tế xã hội, do đó nó
cũng thực hiện một số vai trò cơ bản của một chính sách kinh tế - xã hội đó là:
Thứ nhất, vai trò định hướng: Chính sách phát triển kinh tế ban đêm định hướng cho các
hoạt động kinh tế ban đêm, các hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động trong kinh doanh,
cung ứng hàng hóa và dịch vụ để đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế địa phương dựa
trên việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực đồng thời đảm bảo an toàn trật tự xã hội song hành
với bảo vệ môi trường.
Thứ hai, vai trò điều tiết: Chính sách phát triển kinh tế ban đêm giúp giải quyết các vấn đề
phát sinh trong đời sống kinh tế xã hội, những mặt tiêu cực đòi hỏi có sự điều tiết của nhà nước
nhằm tạo ra một hành lang hợp lý cho các hoạt động theo mục tiêu đã được đề ra. Nền kinh tế

ban đêm được sinh ra từ nhu cầu của con người, nó hoạt động theo cơ chế thị trường và chắc
chắn sẽ mang trong mình những khuyết tật của cơ chế thị trường đòi hỏi có sự can thiệp của
nhà nước để phát huy các mặt tích cực và hạn chế các tiêu cực.
Thứ ba, vai trò kích thích sự phát triển: Khác với các công cụ quản lý vĩ mô khác, phần lớn
các chính sách của nhà nước có vai trò kích thích, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh
tế - xã hội. Bản thân mỗi chính sách khi hướng vào giải quyết một vấn đề bức xúc trong xã hội
đã làm cho sự vật phát triển thêm một bậc. Đồng thời, khi giải quyết một vấn đề thì chính sách
đó lại tác động đến các vấn đề khác, làm nảy sinh những nhu cầu phát triển mới.
1.4. Nội dung chính phát triển sách kinh tế ban đêm.
1.4.1. Các quy định chính sách đối với các hoạt động trong nền kinh tế ban
đêm.
➢ Đối với chủ thể tham gia buôn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ đêm.
- Đối với người thương nhân:
+ Quy định các điều kiện, thủ tục đăng ký kinh doanh của thương nhân tham gia kinh
doanh trong kinh tế đêm; cấp phép hoạt động hoặc chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho


16

các thương nhân và doanh nghiệp có hoạt động thương mại; quy định các nguyên tắc, chuẩn
mực điều chỉnh hành vi thương mại của thương nhân và các chủ thể thương mại khác.
+ Đảm bảo quyền bình đẳng của thương nhân, các chủ thể kinh doanh khác về thương mại
và cạnh tranh hợp pháp trước pháp luật. Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
+ Khuyến khích thương nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển, làm giàu.
+ Tạo khung pháp lý, môi trường kinh doanh cho thương nhân, doanh nhân để tiến hành
các giao dịch thương mại, thâm nhập và phát triển thị trường.
+ Kiểm tra các hoạt động của thương nhân về đăng ký kinh doanh, về chấp hành các quy
định pháp luật về thương mại, phát hiện ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về thương mại.
- Đối với người tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ ban đêm
+ Quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng dịch vụ ban đêm phải “Tuân thủ pháp luật

Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn
trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch,
môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân
tộc của Việt Nam”, đồng thời yêu cầu phải “bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường
du lịch”.
+ Quy định về quyền lợi của người tiêu dùng dịch vụ đêm: bảo vệ du khách về an ninh
trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ…
+ Quy định về vấn đề tiếp nhận, giải quyết kịp thời kiến nghị của du khách đêm.
➢ Đối với hàng hóa, dịch vụ được bán hoặc cung ứng trong các hoạt động kinh tế ban
đêm.
+ Quy định về hàng hóa, dịch vụ được phép trao đổi trong hoạt động kinh tế ban đêm.
Quy định về hàng hóa, dịch vụ được phép trao đổi phải được thông qua trong các văn bản pháp
luật để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh hoạt động.
Các quy định về hàng hóa, dịch vụ được phép trao đổi cũng giúp các cơ quan quản lý có cơ sở
để thực hiện công việc quản lý dễ dàng.
+ Quy định về tiêu chuẩn của các mặt hàng được phép kinh doanh, các dịch vụ được phép
cung ứng trong thời gian ban đêm.
Tiêu chuẩn của các hàng hóa phải được quy định ở trong các văn bản quy phạm pháp luật dựa
trên cơ sở khoa học để đảm bảo được chất lượng của hàng hóa cung ứng ra thị trường, thông
qua đó bảo vệ được quyền lợi cho người tiêu dùng.
+

Quy định về hàng hóa, dịch vụ không được phép kinh doanh.


17

Khi các dịch vụ, hàng hóa muốn kinh doanh cần phải được cấp giấy phép kinh doanh, giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Nếu xảy ra hành vi vi phạm các quy định, tùy theo mức
độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của

pháp luật.
+ Quy định về thanh tra, kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh, cung
ứng. Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cung ứng ra vào ban đêm
phải bảo đảm minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức,
cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với thông lệ quốc
tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu
dùng.
➢ Đối với quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng.
+ Rà soát để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế đêm.
+ Lập và triển khai các quy hoạch mới.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng hoàn thiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
+ Phát triển mạng lưới giao thông phù hợp, đáp ứng được nhu cầu di chuyển của khách du
lịch về đêm.
+ Tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho kinh doanh.
➢ Các nội dung về tuyên truyền, quảng bá, hợp tác xúc tiến và phát triển thị trường.
+ Phối hợp với các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế trên địa bàn thành phố để kết nối, giới
thiệu quảng bá, hợp tác phát triển kinh tế ban đêm thị trường quốc tế và ngược lại.
+ Mở rộng thị trường tiềm năng trong khu vực và quốc tế; tăng cường tuyên truyền, hợp
tác, quảng bá, xúc tiến, liên kết điểm đến du lịch với các thị trường trong và ngoài nước.
+ Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến dịch vụ ban đêm triển khai dần có hiệu
quả. Nhiều tour, tuyến du lịch, và nhiều loại hình kinh doanh về đêm mới được hình thành và
bước đầu hoạt động tốt. Các lễ hội truyền thống đã quan tâm đầu tư khôi phục và phát triển,
tạo điểm nhấn, ấn tượng đối với du khách, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm dịch
vụ của đất nước.
1.4.2. Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế ban đêm
- Tính phù hợp:
+ Các chính sách phát triển kinh tế ban đêm phải phù hợp với đường lối, quan điểm của
Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, về công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước và hội nhập quốc tế.
Đường lối, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội, CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế

của Đảng và nhà nước là cơ sở quyết định định hướng, mục tiêu chiến lược, do vậy khi xây


18

dựng, triển khai thực hiện chính sách phải quán triệt đầy đủ, đúng đắn và đảm bảo phù hợp
với đường lối, quan điểm của Đảng, nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, về công nghiệp
hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
+ Các chính sách phát triển kinh tế ban đêm phải phù hợp với hệ thống luật pháp trong
nước, các thông lệ quốc tế và cam kết hội nhập
Chính sách xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi hoặc hoàn thiện phải phù hợp với hệ thống pháp
luật đã ban hành, thống nhất với hệ thống pháp luật trong nước, chú trọng đảm bảo đáp ứng
các quy định hợp lý về pháp luật của các nước có quan hệ với nhau, các thông lệ, tập quán
thương mại quốc tế, các cam kết hội nhập đã ký kết.
Chính sách phát triển kinh tế ban đêm không phù hợp với quy định luật pháp thì hoạt động
kinh tế đêm sẽ gặp nhiều rủi ro, gián đoạn và tổn thất, thậm chí rối loạn gây nên những tác
động tiêu cực, khó lường.
+ Việc thực hiện chính sách phải giúp giải quyết được tận gốc của vấn đề.
+ Mục tiêu của chính sách đưa ra phải hướng vào mục tiêu tổng thể hay chiến lược của
đất nước để hình thành nên một hệ thống mục tiêu thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau.
Việc thực hiện các mục tiêu riêng của chính sách phát triển kinh tế ban đêm không được
mâu thuẫn với nhau, các mục tiêu riêng (ví dụ: mục tiêu của chính sách tạo việc làm, chính
sách chất lượng dịch vụ,…) thực hiện hướng tới thực hiện mục tiêu chung và mục tiêu tối
cao của hệ thống chính sách.
+ Nhà nước điều chỉnh hành vi thương mại của các chủ thể kinh doanh bằng các văn
bản quy phạm pháp luật, xử lý các mâu thuẫn và tranh chấp thương mại bằng các chế tài phù
hợp với các quy định luật pháp trong nước và quốc tế.
Phát triển kinh tế ban đêm phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, lấy cơ chế thị trường
làm nền tảng để định hướng cho việc áp dụng các công cụ quản lý.
- Tính thống nhất

+ Các chủ thể quản lý trong chính sách phát triển kinh tế ban đêm có chức năng, nhiệm
vụ cụ thể ở phạm vi và quy mô khác nhau, song tất cả cùng hướng tới mục phát triển nền
kinh tế ban đêm. Có những vấn đề phân cấp cho địa phương, cũng có những vấn đề chỉ
Trung ương mới có thẩm quyền quyết định, có những vấn đề quản lý bởi tổ chức dân sự
hoặc doanh nghiệp, nhưng quyền lực của nhà nước là thống nhất. Chính phủ thống nhất


19

quản lý và phát triển kinh tế ban đêm bằng chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch và
các hoạt động thanh tra, kiểm tra.
+ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phải đầy đủ, đồng bộ và thống nhất tạo
khung pháp lý cần thiết, đúng đắn đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ được thông suốt.
+ Tính thống nhất là nhất quán của các văn bản quản lý nhà nước được thể hiện trong
quá trình vận hành chính sách. Tính thống nhất thể hiện ở sự ăn khớp về quy định giữa các
chính sách có liên quan đến quản lý và phát triển kinh tế ban đêm, không để mâu thuẫn,
xung đột xảy ra, gây khó cho bộ phận thực thi và đối tượng tiếp nhận hoặc chịu tác động của
chính sách. Thể hiện ở đầu mối cơ quan chịu trách nhiệm hoạch định, ban hành chính sách,
thực thi, đánh giá chính sách phát triển kinh tế ban đêm.
+ Các chính sách quản lý của nhà nước, pháp luật đưa ra phải bảo đảm sự nhất quán:
các văn bản pháp luật trong lĩnh vực phát triển kinh tế ban đêm đều thống nhất trong việc
xác lập mô hình hành vi. Tránh tình trạng văn bản luật thì cho phép nhưng văn bản hướng
dẫn thi hành luật lại không cho phép, đồng thời, văn bản luật và văn bản có giá trị pháp lý
thấp hơn luật đều phải phù hợp với Hiến pháp. Pháp luật phải bảo đảm thực hiện quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ thể.
+ Quản lý nhà nước với hoạt động trong nền kinh tế ban đêm định hướng về mặt chiến
lược cho sự phát triển của các chủ thể kinh doanh được thực hiện gián tiếp qua các công cụ
chính sách kinh tế vĩ mô, công cụ pháp luật; hình thành môi trường hoạt động cho các doanh
nghiệp mà cơ bản là môi trường pháp lý và thể chế; hỗ trợ và điều tiết hoạt động của các chủ
thể kinh doanh bằng các công cụ kinh tế vĩ mô; kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của

các chủ thể kinh doanh, tham gia khắc phục những khuyết tật của thị trường, coi đó là một
trong những nét đặc thù của sự đổi mới chức năng quản lý nhà nước về kinh tế so với trước
thời kỳ đổi mới.
+ Xây dựng hệ thống các loại chính sách phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về các hoạt
động kinh tế ban đêm, bởi hoạt động thương mại cũng như hoạt động quản lý thương mại
nói chung và hoạt động trong nền kinh tế ban đêm và hoạt động quản lý kinh tế ban đêm nói
riêng có tính liên ngành, liên quan tới nhiều lĩnh vực và nhiều cấp quản lý khác nhau.
+ Tính thống nhất thể hiện ở việc nghiên cứu, ban hành các chính sách có liên quan
hoặc cụ thể hóa các loại luật phải ăn khớp với nhau về thời gian triển khai nghiên cứu, ban
hành, công bố chính sách; phải đồng bộ về các phương tiện, nguồn lực, thời gian để triển
khai trong thực thi.
- Tính hiệu lực
+ Việc nhà nước đưa ra các chính sách phát triển kinh tế ban đêm phải được thực hiện ở
các cơ quan chức năng có thẩm quyền, trách nhiệm và sự chấp nhận của đối tượng quản lý.


20

Hiệu lực thực tế khi chính sách đi vào thực tiễn phải đảm bảo đúng mục tiêu chiến lược đề
ra.
+ Xây dựng chính sách hợp lý và tổ chức thực thi thành công đạt được mục tiêu của
chính sách. Các chính sách phát triển kinh tế ban đêm đưa ra nhận được sự hưởng ứng nhất
định từ các chủ thể tham gia.
+ Khi xây dựng và thực thi chính sách phải căn cứ vào các quy luật khách quan của thị
trường, của nền kinh tế và xã hội. Chính sách quản lý nhà nước đưa ra phải tôn trọng các
nguyên tắc tự do trao đổi, tự nguyện và thỏa thuận mua bán, thanh toán của các chủ thể tham
gia kinh doanh trong nền kinh tế ban đêm trong sự định hướng điều tiết, kiểm soát của Nhà
nước.
+ Chính sách quản lý phải có tính khả thi thể hiện ở chỗ công tác phân tích, hoạch định
cũng như tổ chức triển khai thực hiện chính sách phải có đủ nguồn lực, phương tiện, thời

gian và năng lực kiểm soát, điều chỉnh. Nhờ đó, chính sách có khả năng được hiện thực hóa,
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách phát triển kinh tế ban đêm để đạt tới
mục tiêu đã đề ra.
- Tính ổn định
+ Chính sách phát triển kinh tế ban đêm phẩm cần tạo ra những ảnh hưởng tích cực lâu
dài theo thời gian và đảm bảo sự cân bằng về lợi ích giữa các bên có liên quan trên thị
trường.
+ Cần đánh giá cái được của chính sách trên tất cả phương diện, đánh giá cái mất của
chính sách đưa lại: đó là những hạn chế, tiêu cực, mâu thuẫn xã hội phát sinh cùng chính
sách, đánh giá được các tiềm năng chưa được huy động.
+ Các yêu cầu của chính sách không quá cao mang tính áp đặt, cũng không quá thấp
đến mức không cần cố gắng mà vẫn đạt được.
+ Các mục tiêu của chính sách quản lý cần được xác định rõ ràng để có thể đánh giá
được, trong quá trình thực hiện chính sách cần xác nhận được rằng các mục tiêu đó có thể
thực hiện hay không và thực hiện đến mức nào.
+ Chính sách phát triển kinh tế ban đêm phải mang tính thực tiễn thể hiện ở nghiên cứu
hiện trạng và tiềm năng phát triển kinh tế, thương mại và thị trường đòi hỏi các vấn đề đặt ra
phải giải quyết bằng việc sửa đổi, bổ sung hoặc đổi mới các quy định chính sách cho phù
hợp. Mặt khác khi xây dựng chính sách quản lý cần học hỏi kinh nghiệm thực tiễn quản lý
và phân tích chính sách quản lý trong thương mại nói chung và quản lý hoạt động trong nền
kinh tế ban đêm nói riêng của các nước để tìm ra bài học thiết thực cho Việt Nam và các địa
phương trong quá trình hội nhập.
+ Nền kinh tế thị trường có điều tiết, quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, nên các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế ban đêm phải hoạt động theo


21

nguyên tắc thị trường, đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc quản lý nhà nước về thương mại
phẩm để đảm bảo tính định hướng, điều tiết và kiểm soát của nhà nước.

+ Các chính sách phát triển kinh tế ban đêm phải minh bạch rõ ràng có như vậy mới có
thể đảm bảo tính ổn định. Tính minh bạch hóa tạo ra khả năng có thể dự đoán được cho cả
các cơ quan quản lý nhà nước và cả đối tượng chịu tác động của chính sách. Từ minh bạch
hóa hình thành các hệ thống thông tin, dữ liệu quốc gia về chính sách để phục vụ công tác
phát triển kinh tế đêm

1.5. Kinh nghiệm về quản lý và phát triển kinh tế ban đêm tại một số quốc gia.
1.5.1. Tại Vƣơng Quốc Anh.
1.5.1.1. Cách quản lý và phát triển kinh tế đêm tại Vương Quốc Anh.
Theo báo cáo “Các cách tiếp cận để quản lý kinh tế ban đêm” của tổ chức Local
Government Association, kinh tế ban đêm đã trở thành một phần quan trọng của các thị trấn,
thành phố và được ước tính mang về cho Vương quốc Anh 60 tỷ Bảng Anh mỗi năm. Điểm
nổi bật trong quản lý và phát triển kinh tế ban đêm của Anh là có sự phối hợp giữa chính phủ
và các đối tác (tổ chức, cá nhân không thuộc chính phủ) trong việc cùng nhau quản lý đảm bảo
trật tự và an toàn xã hội giúp cho các hoạt động được diễn ra trôi chảy. Đây là một số đối tác
tiêu biểu trong hỗ trợ phát triển kinh tế ban đêm ở Anh:
PUBWATCH là một mạng lưới các cá nhân được cấp phép hoạt động cùng nhau để chống
lại hành vi phạm tội, quấy rối công cộng hoặc chống phá xã hội trong các thị trấn, thành phố và
các cộng đồng dân cư địa phương. Có khoảng 1000 cá nhân đang tham gia Pubwatch làm việc
ở các địa điểm khác nhau khắp nước Anh.
BEST BAR NONE là một đề án quốc gia, được tài trợ bởi “The Home Office” (Một bộ
trưởng của Chính phủ Vương quốc Anh, chịu trách nhiệm về nhập cư, an ninh và luật pháp và
trật tự) với mục tiêu là cải thiện các chuẩn mực trong nền kinh tế ban đêm của địa phương
thông qua việc chia sẻ và khuyến khích những kinh nghiệm tốt nhất đã được áp dụng trước đó.
PURPLE FLAG là một chương trình kiểm định thông qua nó, các thị trấn hoặc thành phố sẽ
được kiểm tra và cấp chứng nhận về sự thành công trong việc quản lý các hoạt động kinh tế
ban đêm. Tiêu chuẩn Purple Flag sẽ là một chứng thực tin cậy về sự phát triển, sống động của
nền kinh tế ban đêm tại địa phương đó.



22

COMMUNITY ALCOHOL PARTNERSHIPS là một chương trình hợp tác với các đơn vị bán
lẻ để giải quyết các vấn đề về sử dụng đồ uống có cồn dưới độ tuổi cho phép và gây dựng được
sự nhận thức mạnh mẽ hơn cũng như hiểu biết về đồ uống có cồn cho những người trẻ.
STREET PASTORS là những tình nguyện viên từ các tổ chức tình nguyện tại nhà thờ địa
phương, họ sẵn sàng dành thời gian để giúp đỡ mọi người vào buổi tối.
DRINKAWARE CREW SCHEME là một sáng kiến được thành lập bởi tổ chức từ thiện
Drinkaware, bao gồm các nhân viên đã qua đào tạo làm việc ở trong các câu lạc bộ đêm hoặc
những nơi tụ tập đông người về đêm để giúp hỗ trợ đảm bảo các phúc lợi xã hội của người tiêu
dùng trong các hoạt động kinh tế ban đêm.
BUSINESS IMPROVEMENT DISTRICTS (BIDs) là những đề án được dẫn đầu bởi các
doanh nghiệp cho phép các doanh nghiệp địa phương huy động vốn cho các dự án để đáp ứng
các nhu cầu của địa phương thông qua việc các doanh nghiệp điều hành và được cấp vốn bằng
quỹ thu từ các hoạt động kinh doanh thu được trong khu vực mà BID đã định ra. BID đã hoạt
động khắp quốc gia trong hơn một thập kỷ và tổng cộng khắp cả nước có hơn 250 doanh
nghiệp đã tham gia vào tổ chức này.
LOCAL ALCOHOL ACTION AREAS (LAAA) là một chương trình của tổ chức Home Office
giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến đồ uống có cồn.
SAFE SPACES là những kế hoạch phối hợp giữa các tổ chức nhằm vận hành trên các cơ sở
vật chất tạm thời để đảm bảo sự an toàn cho các hoạt động kinh tế ban đêm, thường là thông
qua cung cấp các hỗ trợ về y tế.
REDUCE THE STRENGTH là những sáng kiến được tạo ra để giải quyết các vấn đề liên
quan đến sử dụng rượu bia trên đường phố thông qua việc dẹp bỏ những sản phẩm đồ uống có
nồng độ cồn cao và có giá thấp thông qua những cam kết tình nguyện của các nhà bán lẻ địa
phương.
Bên cạnh đó, mỗi địa phương đều có cách phối hợp với các đối tác đã kể trên và đều có chiến
lược phát triển riêng cho mình:
+ Tại thành phố Chester: Điểm nổi bật trong chính sách quản lý và phát triển kinh tế ban
đêm của thành phố là việc giảm thiểu tác hại gây ra của rượu bia bằng thông qua các hoạt động

phối hợp cùng các đối tác thứ ba.
Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch đạt tiêu chuẩn Purple Flag của Chester đã có một kế
hoạch rõ ràng trong đó các tiêu chuẩn, thành tựu quan trọng đạt được và các mục tiêu phát


23

triển trong tương lai được xem xét điều chỉnh lại hàng tháng. Tổ chức Cờ Tím đã tập hợp được
các tổ chức là Hội đồng sức khỏe cộng đồng, cảnh sát, CH1ChesterBID, tổ chức bảo vệ câu lạc
bộ đêm Chester, Đại học Chester, tổ chức cứu hỏa cứu nạn và tổ chức chống tội phạm kinh
doanh Chester để tham gia vào các sáng kiến của mình.
Các sáng kiến trên đã giúp Chester đạt nhiều thành tựu như nhiều năm liên tiếp đạt tiêu chuẩn
Cờ Tím – một tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng quản lý các hoạt động kinh tế ban đêm an
toàn và thú vị. Theo khảo sát của Chester BID, gần 70% người tham gia khảo sát cảm thấy an
toàn về đêm ở thành phố này..
Bài học có thể rút ra từ các chính sách của Chester là quan hệ đối tác tốt và mối quan hệ trong
công việc với bên liên quan tốt là vô cùng cần thiết tuy nhiên việc này cũng bộc lộ một số rủi
ro nếu chính quyền chịu phụ thuộc vào bên thứ ba là một cá nhân. Nếu cá nhân này tác ngừng
hợp tác, việc cung cấp thông tin nhanh cho người thay thế để họ có thể lấp đầy khoảng trống
hiện tại là vô cùng quan trọng. Công tác quy hoạch tốt và mối quan hệ với cộng đồng tốt là vô
cùng quan trọng, điều này sẽ giúp thu hút vốn đầu tư vào địa phương.
+ Tại thị trấn Colchester: Nổi bật với việc thay đổi nhận thức thông qua quan hệ đối tác
chiến lược, kế hoạch hóa và các chính sách.
Colchester có một nền kinh tế đêm sôi động và được quản lý khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn
tại một số thách thức tại thành phố này là nạn ăn xin quá khích, uống rượu bia ngay trên đường
phố, bán và sử dụng ma túy và một lượng khoảng 5000 binh lính phòng trú ở địa phương.
Để khắc phục những vấn đề đó, Colchester đã có một số giải pháp:
Kế hoạch hành động liên ngành ở trung tâm thị trấn nhằm giải quyết vấn đề tội phạm,
chống phá xã hội. bao gồm việc lập ra Đội 10 là một nguồn nhân lực chuyên dụng gồm cảnh
sát, Hội đồng Borough Colchester và Colchester Borough Homes (dịch vụ nhà ở). Đội 10 gặp

nhau hàng tuần để thảo luận về các vụ án tội phạm hoặc hành vi chống đối xã hội. Từ 50 đến
70 giờ mỗi tuần tuần tra và hoạt động tập trung vào trung tâm thị trấn được thực hiện, tập trung
vào các điểm nóng bao gồm bãi đỗ xe và những cá nhân liên quan đến hành vi tội phạm và
chống phá xã hội. Các sĩ quan phụ làm việc trong những ngày cuối tuần bận rộn để đảm bảo
mọi người có thể tận hưởng một đêm an toàn ở thị trấn này..
Chính sách cấp phép - Colchester đã tăng cường chính sách cấp phép của họ để thêm vào
những hướng dẫn cho người được cấp phép về cách họ quản lý doanh nghiệp của họ và những
gì chính quyền địa phương muốn thấy ở trung tâm thị trấn. Chính sách này cũng bao gồm
chính sách vỉa hè và đưa ra cách thức hội đồng làm việc với các đối tác, bao gồm cả việc thực


24

thi. Các nhân viên cấp phép là một phần của nhóm làm nhiệm vụ tiếng giảm ồn ban đêm của
hội đồng hoạt động vào mỗi cuối tuần trừ Giáng sinh. Trong trường hợp không nhận được
khiếu nại về tiếng ồn, nhóm thực hiện kiểm tra tại chỗ đối với các doanh nghiệp và điều tra bất
kỳ cơ sở được cấp phép nào có thể nằm trong danh sách theo dõi để điều tra thêm theo Nhóm
Thực thi Cấp phép.
Colchester cũng tổ chức đào tạo thường xuyên cho các sĩ quan, ủy viên hội đồng và ở các địa
điểm về Đạo luật cấp phép. Năm 2017, Colchester đã triển khai Lệnh Bảo vệ Không gian Công
cộng (PSPO) bao trùm toàn bộ trung tâm thị trấn, trọng tâm của Colchester PSPO là giảm các
hành vi phản cảm như tiểu tiện, đại tiện và các chất gây say trong không khí mở, ngăn chặn
mọi người bị say và gây ra phiền toái và hung hăng và người ăn xin đe dọa du khách. Điều này
được hỗ trợ bởi một hạn mức nhiệm vụ ban đêm trong cả tuần cho đến 1 giờ sáng.
Nights of action – Trong khoảng thời gian tối thứ Sáu hoặc thứ Bảy từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng
hôm sau hàng quý, bao gồm các cuộc tuần tra Cảnh sát Essex, hội đồng cấp phép, nhân viên
bảo vệ môi trường, đội chống ồn, thanh tra bãi đậu xe và ngành An ninh Cơ quan4 (SIA). Họ
thực hiện kiểm tra thực thi chung trong trung tâm thị trấn để đảm bảo cơ sở có đánh giá rủi ro
và tuân thủ các điều kiện cấp phép. Các hoạt động kiểm tra taxi cũng được thực hiện. Điều này
gửi một thông điệp rõ ràng cho cả doanh nghiệp và người dùng của nền kinh tế vào ban đêm.

Các sáng kiến đã thu về những kết quả tích cực. Cải thiện quan hệ với các doanh nghiệp, với
các đối tác quan hệ rộng hơn, với mỗi đối tác có quy trình và trách nhiệm rõ ràng và hoạt động
dựa trên các quy trình chuẩn. Đội 10 đã ban hành bốn Hợp đồng hành vi được chấp nhận, 25
Cảnh báo bảo vệ cộng đồng, bảy Thông báo bảo vệ cộng đồng và bảy Thông báo phạt cố định.
The night of action mang lại các thành quả trong cấp phép và đình chỉ giấy phép hoạt động của
taxi; xác định được các vụ việc “nô lệ” thời hiện đại để cơ quan điều tra vào cuộc; đóng cửa
một số cửa hàng thực phẩm sau khi kiểm tra thấy có sai phạm; giảm lượng người ăn xin, buôn
ma túy trên đường phố tới mức gần như không còn.
⇨ Khi các vấn đề nảy sinh hoặc biến đổi thì việc thay đổi cách tiếp cận vấn đề là vô cùng
quan trọng. Phối hợp cùng các đối tác là chìa khóa để giải quyết các vấn đề. Tạo lập
mối liên kết giữa ngày và đêm, đa dạng hóa các loại khách hàng sẽ rất hữu ích trong
phát triển.
+ Tại thị trấn Hastings: Chỉ ra rượu, bia chính là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề trong xã
hội.
Xuyên suốt lịch sử phát triển của mình, Hastings là một trong những thị trấn có một tỷ lệ tai
nạn ở người trẻ và cấp liên quan đến đồ uống có cồn cao nhất cả vương quốc kèm theo đó là tỉ


25

lệ tử vong cao đặc biệt là người trẻ tuổi. Thị trấn còn tồn tại nhiều nhiều cơ sở kinh doanh với
trình độ quản lý thấp và hiểu biết hạn chế về pháp luật.
Nhìn thấy được vấn đề của mình, hội đồng Hastings phối hợp chặt chẽ cùng các tổ chức khác
như tổ chức cấp phép, cảnh sát, cho thuê nhà ở,, BID,… để thực hiện 4 dự án chính là:
Thứ nhất, thành lập tổ điều tra chức Alcohol Enquiry để tìm ra một nhận thức đúng đắn về
vấn đề đồ uống có cồn gây ra. 20 cá nhân thuộc các tổ chức pháp định đã tham gia vào cuộc
điều tra. Kết quả của cuộc điều tra là một dự án huấn luyện các cá nhân trong về cách diễn đạt
hiệu quả trên giấy cấp phép đồ uống có cồn.
Thứ hai, Reduce the Strength: là một kế hoạch mà các nhà bán lẻ ở địa phương cam kết
không bán các loại đồ uống có nồng độ cồn cao với giá rẻ.

Thứ ba, Hastings được chọn làm một trong những địa điểm trong giai đoạn đầu tiên của
LAAA giúp giải quyết các vấn đề có cồn.
Thứ tư, Hastings thành lập Safe Space giúp giữ an toàn cho thị trấn về đêm.
Các dự án đã mang lại những kết quả tích cực:
Giảm được tình trạng bạo lực, thiệt hại, tỷ lệ tử vong ở người trẻ, các vấn đề liên quan đến tiêu
thụ đồ uống có cồn trong nền kinh tế ban đêm.
+ Tại thành phố Leicester: Định hình nền kinh tế ban đêm thông qua kế hoạch hóa và phát
triển các khu vực công cộng.
Đầu tư tư nhân trong suốt hơn thập kỷ vào lĩnh vực bán lẻ đã giúp Leicester trở thành một
điểm bán lẻ ở miền Đông nước Anh. Khoản đầu tư 350 triệu Bảng anh để phát triển thương
mại. Tuy nhiên nền kinh tế ban đêm không được hưởng lợi tương xứng từ những khoản đầu tư
đó dù thành phố này có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế ban đêm ví dụ như phố đi bộ, các
lễ hội và sự kiện đa dạng,…
Để phát huy những tiềm năng đó, thành phố đã xác định và bảo vệ một số dự án để hỗ trợ đầu
tư vào trong nền kinh tế vào ban đêm bao gồm Nhà hát Curve - một rạp chiếu phim tư nhân
từng đoạt giải thưởng Phoenix và đưa nhà hát Haymarket trở lại sử dụng. 3 triệu Bảng anh
được đầu tư để đưa nhà hát Haymarket trở lại, kéo theo những dịch vụ như xe bus, nhà ở,
thương mại xung quanh đó phát triển theo.
1.5.1.2. Kinh nghiệm có thể rút ra từ cách quản lý và phát triển của Anh Quốc:


×