Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hình ảnh Đà Nẵng xưa trong thơ chữ Hán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.76 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Số 12 (37) - Tháng 2/2016

Hình ảnh Đà Nẵng xưa trong thơ chữ Hán
The picture of ancient Da Nang in Chinese character’s poetry
TS. Nguyễn Hồng Thân,
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Ph.D. Nguyen Hoang Than,
The University of Da Nang – University of Education
Tóm tắt
Đà Nẵng khơng chỉ ngày nay mới được nhiều người biết đến và mến u mà còn là cảng thị đã từng nổi
tiếng từ lâu. Và, lâu nay Đà Nẵng xưa cũng chỉ mới được nhắc đến, nghiên cứu từ phương diện lịch sử,
văn hóa mà dường như chưa có cơng trình nào tiếp cận, nghiên cứu từ phương diện văn chương, đặc
biệt là văn chương chữ Hán. Bài viết này thử bước đầu khai lối tiếp cận hình ảnh Đà Nẵng xưa từ nguồn
tư liệu thơ chữ Hán và gợi mở một hướng khai thác văn chương chữ Hán để góp phần cho cơng cuộc
xây dựng, phát triển thành phố.
Từ khóa: thơ văn, thơ chữ Hán, Đà Nẵng xưa, văn học Đà Nẵng, hình ảnh Đà Nẵng…
Abstract
Da Nang is not only a beloved city in recent years but a well-known port city for a long time. However,
Da Nang is just mentioned and researched from the historical and cultural aspects but is not engaged
from the middle-age literature, especially from the Chinese character’s poetry aspect. This article
initially tries to approach the picture of ancient Da Nang from the source of Chinese character’s poetry
and unveils a new trend in exploring Chinese character’s poetry in order to contribute to the
development of the city.
Keywords: Chinese character’s poetry, ancient Da Nang, Da Nang literature, Da Nang picture…

Lâu nay người ta khai thác tư liệu về
Đà Nẵng chủ yếu là ở các bộ sử tịch hay
những văn bản Hán Nơm bằng dạng văn
như văn bia, gia phả, địa bạ, sắc phong,


hương ước… mà thường chưa quan tâm
đến tư liệu thơ chữ Hán. Có lẽ là do thơ
chữ Hán nằm rải rác trong các bộ tổng tập,
hay tuyển tập và thi tập đơn biệt của các
tác giả Hán Nơm. Tra sưu và lập phiếu tư
liệu về chủ đề như vậy thường mất rất
nhiều thời gian, mà đơi lúc “hiệu ích”
mang lại khơng cao. Song, việc sưu tập,
xây dựng kho dữ liệu thơ chữ Hán về Đà

Nẵng để góp thêm tư liệu nghiên cứu về
Đà Nẵng là việc rất cần thiết và có ý nghĩa
lâu dài.
1. Thơ chữ Hán về Đà Nẵng Những hướng tiếp cận bước đầu
Vùng đất xứ Quảng ra đời tương đối
muộn so với diễn trình lịch sử của dân tộc.
Và thơ chữ Hán về Đà Nẵng ra đời càng
muộn hơn so với mảnh đất tạo nguồn thi
hứng cho nó. Đến nay, chúng ta chỉ có thể
biết được bài thơ chữ Hán sớm nhất là bài
Hải Vân hải mơn lữ thứ của Lê Thánh Tơng
viết vào năm 1471. Muộn hơn một ít là câu
78


“thơ” trong văn của Dương Văn An: “Thạc
Giản vài ông lão buông câu” trong Ô châu
cận lục vào giữa thế kỉ XVI. Còn phần lớn
thơ chữ Hán về Đà Nẵng ra đời vào giai
đoạn chúa Nguyễn và triều Nguyễn.

Xét về “thời gian” xuất hiện thì thơ
chữ Hán về Đà Nẵng được phân chia theo
từng chặng đường lịch sử của vùng đất. Đó
là những vần thơ trong buổi đầu hành trình
Nam tiến của cha ông. Tiêu biểu nhất là bài
Hải Vân hải môn lữ thứ của Lê Thánh
Tông. Đó là những bài thơ trong giai đoạn
chúa Nguyễn xây dựng chính quyền Đàng
Trong, như Ái lĩnh Xuân Vân của Nguyễn
Phúc Chu, Tam Thai tự thính triều của
Thiên Túng Đạo Nhân, Vịnh Tam Thai của
Thích Đại Sán... Đó là một loạt bài thơ
trong giai đoạn triều Nguyễn với biết bao
chủ thể sáng tác, chủ đề nội dung, như: Độ
quan, Túc Cu Đê điếm, Du Tam Thai tự,
Ngẫu hứng của Phan Thanh Giản; Trà Sơn
quân thứ của Phạm Văn Nghị; Châu hành
há Thanh Khê, nhân cố nhân kí biệt tòng
du chư đệ tử, Lưu viện du nguyệt, văn đắc
tái phát Đà Nẵng, thị dạ đồng Vũ Hoài Phủ
thống ẩm của Cao Bá Quát; Đồ quá Hải
Vân quan, ngẫu thành của Nguyễn Xuân
Ôn; Quá Hải Vân sơn, Vọng dạ túc Hải
Vân sơn đình khách xá; Trà Úc chu thượng
khẩu chiếm, Chu để Đà Nẵng tấn chí sự
của Phạm Phú Thứ; Đà Nẵng hoài cảm của
Trần Quý Cáp; Trà Áo dạ phiếm, Quá Hải
Vân của Hà Đình Nguyễn Thuật… hay
những bài thơ chưa rõ tiêu đề của Nguyễn
Thượng Hiền, Bùi Văn Dị…

Xét về “không gian” biểu hiện, thơ
chữ Hán về Đà Nẵng chủ yếu miêu thuật 3
không gian (địa điểm) “đột khởi” và kì tú,
linh thiêng mà phản chiếu tức thì vào đôi
mắt thi nhân là Hải Vân quan, Ngũ Hành
Sơn, Trà Sơn - Trà Áo - Đà Tấn. Về không
gian hùng vĩ, khoáng đạt Hải Vân có

những bài: Hải Vân hải môn lữ thứ, Độ
quan, Túc Cu Đê điếm, Quá Hải Vân sơn,
Vọng dạ túc Hải Vân sơn đình khách xá,
Quá Hải Vân… Về không gian kì tú, linh
thiêng Hành Sơn có những bài: Tam Thai
tự thính triều, Vịnh Tam Thai, Du Tam
Thai tự, Du Ngũ Hành Sơn, Bạch thạch
hoàng sa, Hành Sơn tú khí… Về không
gian sâu lắng mà luôn dậy sóng Trà Sơn Trà Áo - Đà Tấn có những bài với sắc vẻ từ
tĩnh lặng như Trà Úc chu thượng khẩu
chiếm, Chu để Đà Nẵng tấn chí sự, Trà Áo
dạ phiếm đến dậy sóng như Đà Nẵng hoài
cảm, Trà Sơn quân thứ…
Xét về chủ thể sáng tác, thơ chữ Hán
về Đà Nẵng do đủ các thành phần giai tầng
khác nhau làm nên. Từ vua, có Lê Thánh
Tông, Minh Mạng; chúa, có Nguyễn Phúc
Chu - Thiên Túng Đạo Nhân; quan, có
Trương Quang Đản, Bùi Văn Dị, Nguyễn
Văn Mại, Nguyễn Thuật, Cao Xuân Dục,
Đào Tấn, Nguyễn Cao, Nguyễn Hàm Ninh,
Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Trường Tộ,

Phạm Văn Nghị, Trần Bích San, Vũ Phạm
Khải; vương, có Miên Thẩm; công chúa, có
Mai Am, Huệ Phố; quan đi sứ, có Phan
Thanh Giản, Phạm Phú Thứ; quan bị biếm
đày, có Cao Bá Quát; chí sĩ, có Trần Cao
Vân, Trần Quý Cáp, Phan Bội Châu,
Huỳnh Thúc Kháng, Lê Bá Trinh; tăng sư,
có Đào Tiến Mai, Quy Thiện; nữ lưu, có
Lê Thị Thuân, Cẩm Tú Hồ Thị Tham, Bà
Bang Nhãn; người nước ngoài, có Thích
Đại Sán, Lí Triệu Tuấn…
Xét về nội dung chuyển tải, thơ chữ
Hán về Đà Nẵng cũng cùng dòng chảy với
thơ chữ Hán trung-cận đại của Việt Nam.
Tức cũng bao chứa những nội dung tả
cảnh, ngụ tình, ngôn chí… Những vấn đề
này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần
dưới đây.

79


Làm cho quần áo ướt sũng như dưới
khe vừa bước lên)

2. Hình ảnh Đà Nẵng trong thơ
chữ Hán - Vài nét phác họa ban sơ
2.1. Trước hết, không gian địa giới Đà
Nẵng được xác định rõ bởi núi Hải Vân.
Đây không chỉ là vùng đất “Nam thiên”:

Hỗn nhất xa thư cộng bức quyên
Hải Vân hoành giới Việt Nam thiên
(Xa thư gộp một nền chung
Hải Vân, nét gạch khoanh vùng trời nam)

(Ái lĩnh Xuân Vân - Nguyễn Phúc Chu;
Nguyễn Q. Thắng dịch)

Hải Vân quan trong thơ chữ Hán xưa
với một quang cảnh núi rừng bao la, đa vẻ
và được gói lại trong tứ thơ:
Nguy sạn khủng điên quệ.
Lâm khích kiến triêu nhật,
Thụ diệp vũ điểm truy.
Thạch kính đài tiên hoạt,
Lâm ái phương ung ế.
Ai viên đề bất trú,
Hàn điểu thanh tương kế.
(Núi đứng chênh vênh như con thú dữ,
Giơ mõm vào người cắn sủa.
Nước khe lớn ào ào tuôn chảy:
Cầu treo cao sợ bị lật nhào.
Qua kẽ lá đã thấy ánh ban mai,
Mưa rơi từ lá rừng xuống từng giọt,
từng giọt.
Rêu phong lối đi bằng đá dễ trượt,
Cây rừng rậm rạp che kín khắp.
Tiếng vượn kêu thảm thiết không ngớt,
Tiếng chim kêu tiếp theo trong gió lạnh)


(Hải Vân hải môn lữ thứ - Lê Thánh Tông;
Ngô Linh Ngọc dịch)

Mà còn là vùng đất xung yếu như đất Thục:
Việt Nam xung yếu thử sơn điên
Tuyệt lĩnh hoàn như Thục đạo thiên
(Ngọn núi này là chỗ xung yếu nhất
của Việt Nam,
Chẳng khác gì cảnh hiểm nghèo như
đường vào đất Thục)
(Ái lĩnh Xuân Vân - Nguyễn Phúc Chu;
Nguyễn Q. Thắng dịch)

Hải Vân vừa là địa giới tự nhiên của
Đà Nẵng vừa là một nơi phong cảnh hữu
tình, đầy ấn tượng. Bất cứ ai vượt qua nó
tiến về Nam hay những ai băng qua nó để
thượng kinh thì cũng đều dậy lên một cảm
xúc dâng trào và hạ bút thành thi. Hình ảnh
Hải Vân từ mấy trăm năm trước đã là:
Dao vọng Hải Vân quan.
Du vân chính dung duệ
(Nhìn đèo Hải Vân xa,
Mây sũng nước ngầu đục)

(Độ quan 2 - Phan Thanh Giản; nhóm tác
giả sđd dịch)

Hải Vân ấn tượng để rồi khó quên, là
bạn tri âm của khách bộ hành. Đến khi một

lần gặp lại, nhà thơ quan triều Phan Thanh
Giản phải thốt lên:
Kim nhật trùng lai xứ
Tương phùng thị cố nhân
(Hôm nay trở lại Hải Vân,
Gặp nhau chính bạn quen thân những
ngày)

(Độ quan 2 - Phan Thanh Giản; nhóm tác giả
sách Thơ văn Phan Thanh Giản dịch)

Đản kiến vân hoành tam tuần lĩnh,
Bất tri nhân tại kỉ trùng thiên.
Lãnh triêm tu phác phi đồng tuyết,
Thấp triển y thường khởi thệ tuyền.
(Đứng trên đỉnh chỉ thấy mây phủ cả
ba tầng núi cao,
Và không biết bao nhiêu mây trắng
như bao bọc quanh ta.
Khí lạnh bám vào tóc râu chẳng khác
gì tuyết dính,

(Độ quan 1; nhóm tác giả sđd dịch)

Cảnh sắc Hải Vân quan còn ẩn lưu
trong những bài thơ khác như Quá Hải Vân
của Hà Đình Nguyễn Thuật, Đồ quá Hải Vân
quan, ngẫu thành của Nguyễn Xuân Ôn…
2.2. Trên non dưới biển, sau Hải Vân
là đến Đồng Long - Trà Áo - Đà Tấn. Cửa

80


biển Đà Nẵng với khung cảnh “bờ bến
mênh mông, sóng gió cuồn cuộn” (Lê
Thánh Tông), “Đại hải hà mang mang =
Biển khơi rộng mênh mang vô chừng”
(Phan Thanh Giản), “Đà tấn vân sơn tiệm
giác thu = Đà tấn non mây thu lững lờ”
(Cao Bá Quát), là nơi giao lưu quốc tế
quan trọng. Đây là nơi tụ hội tàu bè các
nước đến nơi này buôn bán tấp nập: Ngũ
cổ phong thanh Lộ Hạc thuyền = Gió ru
thuyền Lộ canh năm (Hải Vân hải môn lữ
thứ - Lê Thánh Tông; Ngô Linh Ngọc
dịch). Đây là nơi chứng kiến những sứ thần
triều Nguyễn xuất dương thực thi trọng
nhiệm quốc gia, như Phan Thanh Giản với
bài Ngẫu hứng, Phạm Phú Thứ với những
bài Trà Úc chu thượng khẩu chiếm, Chu để
Đà Nẵng tấn chí sự… Đây còn là nơi
chứng kiến những bề tôi bị biếm đày như
trường hợp Cao Bá Quát, được ghi lại
trong bài thơ Lưu viện du nguyệt, văn đắc
tái phát Đà Nẵng, thị dạ đồng Vũ Hoài Phủ
thống ẩm của ông. Biển Đà Nẵng còn là
ngư trường sinh nhai của người dân sở tại:
“Phủ thị Thanh Khê ảo/ Phàm tường khả
chỉ kế = Nhìn xuống vũng Thanh Khê/ Các
cột buồm, có thể chỉ tay đếm ngón”, “Ngư

lang xao mãn hàn đàm nguyệt = Chiếc sào
của làng chài đập mặt nước đêm sáng trăng
lấp loáng” (Độ quan 1, Ngẫu thành - Phan
Thanh Giản). Gió biển Đà Nẵng còn là bạn
của nhà nông: “Duy nguyện hải phong xuy
tác vũ/ Chính nghi thiên lí nhuận tang điền
= [Bây giờ] chỉ mong gió ngoài biển xa
đem mưa lại/ Tưới mát cho ngàn dặm
ruộng dâu ở đất này” (Ái lĩnh Xuân Vân Nguyễn Phúc Chu).
2.3. Hình ảnh nổi bật nhất đồng thời
chiếm số lượng nhiều nhất trong thơ chữ
Hán về Đà Nẵng là bóng dáng Non Nước Ngũ Hành. Bởi đây là nơi trên Non dưới
Nước của phong cảnh hữu tình - hòa hợp,

là nơi Ngũ Hành của triết lí vũ trụ - nhân
sinh. Trong bài viết “Đôi vần thạch thi non
thiêng Ngũ Hành” trên Tạp chí Văn hóa Du lịch Đà Nẵng số 23 [2], chúng tôi đã có
dịp trình bày tương đối chi tiết hình ảnh
non thiêng Ngũ Hành được thể hiện trong
những tác phẩm thơ chữ Hán của các tác
giả đủ mọi giai tầng. Ở đây, tác giả chỉ
điểm lại vài nét phác họa. Đó là cảnh sắc
Ngũ Hành muôn màu muôn vẻ. Lúc thì
thâm u huyền tịch với những thi từ: “bán dạ
chung thanh”, “hơi mưa lạnh”, “Phong bi
ám đạm thu sương lão/Cổ tự thanh u dạ
nguyệt hàn”. Lúc thì rộn ràng nhộn nhịp với
“lối xe ngựa sau sau trước trước”, “người
lên trước kẻ lên sau”, “ba đào muôn lớp dội
sườn non”. Lúc thì bao la giữa trời không,

thể hiện qua những hình ảnh “muôn cảnh
bao la Vọng Hải đài”, “nghi ngút đền đài
quyện khói lên”, “khí thiêng nghi ngút núi
chon von/ rõ thật Bồng Lai giữa biển con”.
Ngũ Hành Sơn vẫn là nơi thoát tục, xa
lánh cõi trần, chỉ còn là non thiêng quyện
trong khói hương. Từ thời Lê Thánh Tôn,
núi Ngũ Hành “còn ngoài bể”. Hoàng Diệu
đã “từng lấy làm lạ rằng: Vua Lê Thánh
Tôn tuần hành đến đâu đều có đề vịnh. Mà
Ngài viếng Quảng Nam ba lần, không thấy
nói đến Ngũ Hành Sơn” [3]. Đến đời
Nguyễn, Ngũ Hành Sơn cũng chỉ là “phong
nguyệt tĩnh thành tân kết lữ” (làm bạn với
gió trăng thành lặng), “màn tiên cảnh vắng
đành xa tục”. Chính vì vậy nơi đây chủ yếu
dành cho những ai tìm đến để “bao nhiêu
khối lỗi bỗng tiêu mòn”, “khéo để riêng
cho một cõi nhàn” mà hòa cùng “lửa
hương còn quyện với giang san”.
2.4. Những nội dung trên là nhìn hình
ảnh Đà Nẵng từ những không gian - vị trí
riêng biệt. Song vẫn có nhiều bài thơ khắc
họa một cách trọn vẹn hình ảnh tổng thể
của Đà Nẵng xưa. Đọc lại trong thơ chữ
81


Hán, chúng ta thấy hình ảnh Đà Nẵng xưa
thật yên bình:

Đà Nẵng loan đầu lục tự đài.
Trà sơn yên ái hợp Tam Thai.
Ngư lang xao mãn hàn đàm nguyệt,
Tăng quản xuy đoàn dã tự mai.
Bán chẩm dạ triều hô mộng khởi,
Nhất liêm sơ vũ tống sầu lai.
Phiến vân khứ trú hồn vô định,
Bất cảm trùng đăng Điện Hải đài.
(Biển Đà Nẵng xanh rêu,
Trà Sơn mây vẫn thuận chiều Tam Thai.
Đầm trăng lộn bóng vó chài,
Gốc mơ, sư dạo thổi chơi sáo chùa.
Triều lên, bật dậy trong mơ,
Ngoài rèm mưa đến đầu mùa buồn tênh.
Làn mây vô định bồng bềnh,
Thăm đài Điện Hải tái trình, đành thôi)

tế, là địa - quân sự quan trọng nên không
thể nào thoát khỏi tiếng súng của giặc Tây
để làm bàn đạp tiến vây kinh thành.
Nguyễn Xuân Ôn đã viết trong Đồ quá Hải
Vân quan, ngẫu thành:
Dương pháo bôn sơn lũy,
Ô thuyền hám hải than.
(Súng Pháp đánh đồn núi,
Tàu Ô ngó cửa Hàn)
(Nguyễn Đức Vân - Hà Văn Đại dịch)

Và Trần Quý Cáp biểu đạt nỗi cảm
hoài của hình ảnh Đà Nẵng bị ngoại xâm,

được trình bày trong Bài thơ 110 năm
trước của Trần Quý Cáp [1]:
Thử địa do hà động chiến phong,
Chí kim đáo xứ thỉ xà tung.
Thuyền lâm nội phụ tam tài sắc,
Xa tẩu trùng quan nhứt lộ thông
Cố quốc sơn hà lân địch lí
Thùy gia lầu các tịch dương trung
(Chinh chiến vì đâu nảy họa tai?
Mà nay thấy những dấu lang sài!
Cờ ba sắc nhoáng tàu vô cửa,
Xe một đường thông ải suốt dài.
Tiếng địch gọi hồn non nước cũ
Bóng chiều chói rạng phố lầu ai?)

(Ngẫu hứng - Phan Thanh Giản; nhóm tác
giả sđd dịch)

Hay bài Trà Áo dạ phiếm của Hà Đình
cũng đã cảm thuật:
Hải thiên vạn khoảnh vọng man nhiên
Thập trượng bồ phàm tán mộ yên
Phong cấp như đăng quang bất định
Sơn không nguyệt ảnh chiếu vô biên
Triều khê tỉ ngạc tằng hà nhựt
Đào chẩm văn kê ức tích niên
Thùy thị hùng tâm thôn bất đắc
Nhứt ca khảng khái phá sầu miên
(Chân trời vạn khoảnh ngó mút tăm,
Bãi sông mười trượng, buồm tan khói chiều

Gió vù vù đèn chài chao lắc lư,
Núi vắng trăng sáng mênh mông.
Biển khe dời cá sấu có bao giờ,
Gối sóng nghe gà gáy nhớ chuyện
năm xưa.
Ai có hùng tâm nuốt không được?
Lời ca khẳng khái phá ngủ buồn)

(Nguyễn Q. Thắng dịch)

2.6. Cũng từ đó, hình ảnh Đà Nẵng lại
hiện lên tinh thần chống thực dân Pháp và
thế giới phương Tây ngoại xâm với tinh
thần “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu
trách”. Với Phạm Văn Nghị:
(Đang) căm giận nhìn về Trà Sơn,
(nơi) lũ giặc thối tha kéo đến
(Thì) hôm nay (ở) Trà Sơn, mù biển
(đã) tan
Kẻ sĩ mang lòng khẳng khái sắp tiến lên
(Thì) nhà vua thấy nỗi lòng vất vả lại
cho về
Làm hay thôi, chỉ biết gặp sao hay vậy
Sai hay đúng, việc gì lại ngờ vực nhau

(Nguyễn Q. Thắng dịch)

2.5. Đà Nẵng nên thơ là vậy, yên bình
là vậy, nhưng vì là cửa ngõ giao lưu quốc
82



“Tùng bách mùa rét”: câu phê của vua
còn đó
Tấm lòng trinh bạch chưa chịu (thành)
tro nguội

hấp dẫn, vì nó vừa mang sự thực lịch sử
bởi những tác giả đương thời và lại vừa
hàm ý vị thi ca bởi những tứ thơ trau chuốt
của cổ nhân. Đồng thời tìm hiểu xưa để
ứng dụng nay. Biết đâu trong tương lai
gần, Đà Nẵng sẽ xây dựng một chiến lược
du lịch văn chương như nước láng giềng
Trung Quốc đã thực hiện thành công?

(Trà Sơn quân thứ)

Còn với Nguyễn Xuân Ôn, là: “Quân
gia ngồi nai nịt/ Tráng sĩ uổng căm gan/
Nguyên nhung giá đặt trướng/ Thượng
tướng được lên đàn/ Vì người khá gìn giữ/
Vững vàng như Thái San” (Nguyễn Đức
Vân - Hà Văn Đại dịch). Và với Trần Quý
Cáp, thì: “Ước chi nay có Trần Hưng Đạo/
Lập lại Đằng giang trận thứ hai!” (Nguyễn
Q. Thắng dịch).
Đà Nẵng xưa đã thành dĩ vãng. Muốn
tìm hiểu về Đà Nẵng xưa sẽ có nhiều con
đường tiếp cận khác nhau. Song lẽ, tiếp cận

Đà Nẵng xưa bằng văn chương sẽ đôi phần

Ngày nhận bài: 14/12/2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Dị Cổ (2014), “Bài thơ 110 năm
trước của Trần Quý Cáp”, Tạp chí Văn hóa Du lịch Đà Nẵng, số 24, Đà Nẵng, tr.82-83.
2. Nguyễn Hoàng Thân (2013), “Đôi vần thạch
thi non thiêng Ngũ Hành”, Tạp chí Văn hóa Du lịch Đà Nẵng, số 23, Đà Nẵng, tr.67-69.
3. Lê Hoàng Vinh (2003), Ngũ Hành Sơn Di tích và thơ ca, Nxb Văn học, H., tr.9.

Biên tập xong: 15/02/2016

83

Duyệt đăng: 20/02/2016



×