Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

So sánh tốc độ sinh trưởng của cá rô phi chọn giống dòng NOVIT 4 ( Oreochromis niloticus) ở 2 ngưỡng nhiệt độ khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.63 KB, 50 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Dũng – TS49
PHẦN I
MỞ ĐẦU
Cá rô phi là tên gọi chung của khoảng 80 loài cá thuộc họ Cichlidae, có
nguồn gốc Châu Phi. Mặc dù cá có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng chúng lại được
nuôi tập trung chủ yếu ở 2 khu vực chính đó là các nước châu Á và Nam Mỹ, trong
đó sản lượng cá Rô Phi ở các nước châu Á chiếm đến 80% sản lượng cá rô phi trên
toàn thế giới. Hiện có khoảng trên 100 nước trên thế giới nuôi cá rô phi với các loài
khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào loài cá rô phi vằn. Cá rô phi được coi là đối
tượng nuôi thuỷ sản có tiềm năng to lớn cho tiêu thụ nội địa và cho xuất khẩu nên
đang được đầu tư nghiên cứu phát triển mạnh trong thế kỷ 21 (Fitzsimmons, 2000).
Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích
mặt nước tiềm năng phong phú, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác một cách có
hiệu quả. Những năm gần đây sản lượng nuôi thuỷ sản của cả nước không ngừng
tăng cao và đa dạng về sản phẩm. Hiện nay diện tích nuôi và sản lượng cá rô phi ở
nước ta cũng đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, miền Bắc Việt Nam lại gặp khó
khăn khi nuôi cá rô phi đó là mùa đông lạnh: mùa vụ nuôi ngắn, kích thước thương
phẩm nhỏ do tâm lý sợ cá bị chết rét do đó đã thu hoạc từ sớm. Để đẩy nhanh và
đưa cá rô phi thành đối tượng nuôi chủ lực ở miền Bắc, trong tương lai cần phải
khắc phục được những nhược điểm của hình thức canh tác hiện nay. Việc xem xét
khả năng chịu lạnh của cá rô phi được xem như là một trong những khía cạnh khoa
học để dần nâng cao khả năng chịu lạnh của cá rô phi.
Trong những năm vừa qua có nhiều công trình nghiên cứu thành công nhằm
phát huy những đặc tính ưu việt đáp ứng nhu cầu của người nuôi như công trình
nghiên cứu cho ra công nghệ sản xuất giống cá rô phi toàn đực thông qua sử dụng
hormon, lai xa, tạo con siêu đực.Chọn giống là một trong những biện pháp nhằm
tăng khả năng thích ứng của động vật với điều kiện môi trường mới. Do đó việc
1
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Dũng – TS49
chọn giống nâng cao khả năng chịu lạnh của cá rô phi sẽ mở ra triển vọng cho các
quốc gia có nhiệt độ trung bình thấp, các khu vực có mùa đông nhiệt độ xuống thấp


có thể phát triển nuôi được cá rô phi.
Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I đã tiến hành chương trình chọn giống
cá rô phi từ năm 1998 – 2000 và hiện tại được tiếp tục trong vòng 8 năm (từ năm
2000 – 2007) trong khuôn khổ đề tài cấp bộ và chương trình chọn giống cá rô phi
nhằm nâng cao tốc độ sinh trưởng, khả năng chịu lạnh của cá rô phi vằn từ năm
1999 – 2006 thuộc dự án NORAD do chính phủ Nauy tài trợ. Qua các thế hệ chọn
giống, công trình chọn giống rô phi đã mang lại những kết quả bước đầu và là động
lực thúc đẩy sự phát triển nghề nuôi cá rô phi ở nước ta. Đến nay, chương trình
nghiên cứu đàn cá này đã tạo được đàn cá có tốc độ tăng trưởng cao hơn 48% so
với vật liệu ban đầu, đồng thời có khả năng chịu lạnh tốt hơn so với cá chưa qua
tuyển chọn (theo TS. Nguyễn Công Dân, 1998). Từ năm 2002 – 2004, chương trình
đã cấp trên 3 triệu con rô phi giống cho các địa phương trong cả nước để làm đàn
cá bố mẹ phục vụ công tác sản xuất giống.
Nhằm mục đích tìm hiểu mối tương quan giữa sức sinh trưởng và nhiệt độ
của cá rô phi dòng NOVIT 4, tôi thực hiện đề tài: “So sánh tốc độ sinh trưởng của
cá rô phi chọn giống dòng NOVIT 4 ( Oreochromis niloticus) ở 2 ngưỡng nhiệt độ
khác nhau”. Đề tài sẽ góp phần xem xét khả năng tăng trưởng của cá rô phi ở nhiệt
độ thấp.
* Mục đích của đề tài:
- Học tập phương pháp nghiên cứu khóa học.
- Tìm hiểu sức tăng trưởng của cá rô phi NOVIT 4 ở nhiệt độ thấp.
- Dựa trên kết quả thu được để có những khuyến cáo cho người dân trong việc
nuôi cá Rô Phi khi nhiệt độ xuống thấp.
* Nội dung nghiên cứu
- So sánh tốc độ tăng trưởng của đàn cá ở hai ngưỡng nhiệt độ khác nhau.
2
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Dũng – TS49
- Xem xét sự biến động một số yếu tố môi trường trong các lô thí nghiệm:
Nhiệt độ, pH, DO, NH
3,

NO
2
.
3
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Dũng – TS49
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược một số đặc điểm sinh học của cá rô phi dòng NOVIT 4
2.1.1. Đặc điểm về nguồn gốc và phân loại cá rô phi.
- Nguồn gốc cá rô phi dòng GIFT.
Dự án nâng cao chất lượng di truyền cá rô phi nuôi trong trang trại được thực
hiện tại Phillipine từ năm 1987 đến năm 1997 dưới sự tài trợ của trung tâm bảo vệ
nguồn lợi thủy sinh (ICLARM). Dự án có tên gọi quốc tế là “Geneticaly Improved
of Farm Tilapia”, được viết tắt với tên là GIFT. Cá rô phi dòng GIFT là kết quả của
8 dòng cá rô phi khác nhau, trong đó có 4 dòng lấy từ ngoài tự nhiên Châu Phi và 4
dòng cá đã được nuôi ở các nước khác nhau thuộc châu Á. Sau khi có kết quả, dự
án đã tiến hành chọn giống nhằm nâng cao sức sinh trưởng để nâng cao chất lượng
di truyền của dòng cá này và cung cấp cho một số quốc gia thử nghiệm và phát
triển.
Sau 4 thế hệ chọn giống tại viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, cá rô phi
chọn giống dòng GIFT đã có những đặc điểm ưu việt. Đặc biệt tốc độ sinh trưởng,
do đó đã được đăng ký với tên mới là NOVIT4 với cục bản quyền sáng chế. Do vậy
cá chọn giống dòng GIFT đã có một tên gọi mới ở nước ta.
Phân loại cá rô phi
Bộ cá Vược Perciformes
Bộ phụ Percoidae
Họ Cichlidae
Theo thống kê có khoảng 80 loài cá rô phi được phân loại thuộc 3 giống
chính, đó là: Tilapia, Sarotherodon, Oreochromis, nhưng theo đánh giá chỉ có
4

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Dũng – TS49
khoảng 10 loài có giá trị kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) (Magintosh và
Little, 1995).
- Giống Tilapia: Đẻ trứng bám vào giá thể (tổ đẻ) bằng cỏ rác. Sau khi đẻ,
cá đực và cá cái cùng tham gia bảo vệ tổ. Giống này phân bố chủ yếu ở Tây Phi và
Trung Phi.
- Giống Sarotherodon: Đào tổ đẻ trứng, chỉ có cá đực ấp trứng trong miệng.
Giống này phân bố chủ yếu ở Bắc Phi.
- Giống Oreochromis: Cá đực đào tổ đẻ, chỉ có cá cái ấp trứng trong miệng
đến khi cá nở thành cá bột. Giống này phân bố rải rác ở miền Đông, Trung Phi.
Bảng 1: Một số loài cá rô phi có giá trị kinh tế cao trong NTTS
Giống Loài
Tilapia T. zillii, T. rendalli
Sarotherodon S. galilaeus
Oreochromis O. niloticus, O. urelepishorno, O. mossambicurum,
O. aureu, O. Andersoni, O.macrochir, O.spilurus
2.1.2. Đặc điểm sinh sản của cá rô phi.
Trong điều kiện ao nuôi ở nước ta, cá rô phi dòng GIFT phát dục
muộn hơn các dòng khác, thường phát dục sau 5 tháng nuôi. Chu kỳ sinh sản là
20-35 ngày một lứa. Ở các tỉnh phía Nam do thời tiết ấm quanh năm nên cá có thể
đẻ 11-12 lần/ năm. Còn ở phía bắc cá chỉ đẻ 5-6 lần/ năm.
Tập tính sinh sản: khi cá đã thành thục, con đực làm tổ sẵn trên nền đáy ao
và chờ con cái đến đẻ. Khi cá cái đẻ con, con đực tiết sệ thụ tinh cho trứng. Tùy
theo cỡ cá, số lượng trứng dao động từ 200-5000 trứng/ 1 cá mẹ/ lần đẻ. Sau khi đẻ
cá mẹ hút trứng vào trong miệng. Trong suốt thời gian ấp trứng cá mẹ không bắt
mồi, nhiệt độ nước từ 25-30
O
c trứng sẽ nở sau 4-6 ngày.
5
Khoỏ lun tt nghip Nguyn Vit Dng TS49

Hỡnh 1: Hỡnh thc sinh sn v ngm trng ca cỏ rụ phi
2.1.3 Mt s nghiờn cu v iu kin mụi trng phự hp cho s phỏt trin ca
cỏ rụ phi.
* Nhit :
Cỏ rụ phi cú ngun gc t x núng nờn chỳng l loi cỏ a nhit, cú kh
nng thớch ng tt vi iu kin nhit cao hn l i vi nhit thp. Chỳng
cú th chu c nhit cao ti 40
o
C.
Nhiệt độ thuận lợi cho sinh trởng của cá rô phi là 20 - 35
o
C, tối u ở 28 - 30
o
C
(Balarin và Haller, 1982). Trên 32
o
C tốc độ tăng trởng và tiêu thụ thức ăn thay đối tỉ
lệ nghịch với quá trình tăng nhiệt độ. Mt s tỏc gi khỏc cng cú cựng quan im:
Marcel Huet, 1994 cng khng nh, ngng nhit thớch hp cho sinh trng
phỏt trin ca cỏ l 20 30
o
C, cũn theo Zhong Lin, 1991 l 25 35
o
C.
Khi nhiệt độ xuống thp hn 20
o
C cỏ tng trng chm v ngng n nhit
dới 15
o
C. Khi nhit xung di 10

o
C, t l cỏ cht l rt ln (Chervinski,
1982). Giới hạn nhiệt độ gây chết là 11
o
C và 42
o
C. Phm Anh Tun, 2000 khi
nghiờn cu v nhit i vi cỏ rụ phi Vit Nam cng cú nhn nh tng t, tuy
nhiờn gii hn nhit cú cao hn chỳt ớt, cỏ bt u sinh trng chm khi nhit
xung di 25
o
C.
6
Khoỏ lun tt nghip Nguyn Vit Dng TS49
Cỏc loi cỏ khỏc nhau thỡ kh nng chu nhit ca chỳng khỏc nhau.
Chng hn nh T. Zillii v O. Aureus l nhng loi kinh t quang trng cú sc chu
rột tt hn c. Cỏc loi O. Mossambicus v O. Niloticus cú sc chu núng tt nht
(Balarin và Haller, 1982). Chervinski (1982) ó xỏc nh gii hn nhit thp ca
mt s loi cỏ rụ phi nh sau: T. Sparnnami l 7
o
C, T. Mossambicus l 8-10
o
C.
Ngoi ra cũn nhiu cụng trỡnh nghiờn cu v gii hn nhit cao ca O. Aureus l
41
o
C, O. Niloticus l 42
o
C ( chervinski, 1982) O. Mossambicus l 42
o

C ( Lờ
Quang Long v ctv, 1961).
Cỏc tỏc gi nghiờn cu kh nng chu lnh ca cỏ rụ phi cho bit cỏc dũng
cỏ rụ phi khỏc nhau thỡ kh nng chu lnh ca chỳng cng khỏc nhau. C th
ngng nhit thp ca dũng Egypt l 10
o
C, dũng Evory Coast l 12
o
C, dũng
Ghana l 14
o
C ( khater v Smitherman, 1988) dũng GIFT l 8,4 - 11
o
C ( Li Sifa,
1977).
Nhiệt độ có ảnh hởng rất lớn đến sinh sản của cá rô phi. Quá trình sinh sản của cá
rô phi chỉ bắt đầu khi nhiệt độ nớc lớn hơn 20
o
C. Nhiệt độ thích hợp cho sinh sản của cá
rô phi là 26 -29
o
C. Theo Chervinski (1982), khi nhiệt độ nớc dới 20
o
C thì tuyến sinh dục
ngừng phát triển. Thời gian ấp trứng của cá rô phi cũng phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ.
Nhiệt độ càng cao thì thời gian ấp càng ngắn lại. ở nhiệt độ 20
o
C, thời gian ấp là 6 ngày,
nhiệt độ 28
o

C thời gian nở rút xuống còn 4 ngày, và chỉ còn 2 đến 3 ngày ở nhiệt độ 30
o
C
(Chervinski, 1982).
Cỡ cá khác nhau cũng có khoảng nhiệt độ thích ứng khác nhau. Cỡ cá bột và cá
giống a nhiệt độ ấm hơn cá trởng thành.
* PH
Cỏ rụ phi vn cú th sng mụi trng cú pH thay i ln. Cỏ cú th
sng pH t 4,5-8,9, nhng khong pH thớch hp nht i vi cỏ rụ phi l 6-8
( Trn Vn Qunh, ( Geogre, 1975 trong Philippart v Ruwet, 1982). Cng ng ý
7
Khoỏ lun tt nghip Nguyn Vit Dng TS49
vi quan im ny, Nguyn c Hi (1997) cho rng cỏ rụ phi cng thớch hp vi
mụi trng pH trung tớnh hay kim nh nhng vi ph pH rng hn (t 6,5 n 9).
pH nh hn 4 hay cao hn 11 cú th gõy cht cho cỏ (Nguyn c Hi,
1997). pH cao s lm tng tớnh c ca H
2
S, tng kh nng ho tan ca kim loi
nng vo nc, ngc li pH thp s lm tng tớnh c ca khớ NH
3
v lm cn
tr hot ng ca mt s men trong sinh vt lm thc n cho cỏ (Trnh Th Thanh,
1995).
* Hm lng ụxy hũa tan
So vi cỏc loi cỏ khỏc thỡ cỏ rụ phi cú th sng mụi trng nc bn tự
ng, m ú hm lng ụxy thp khong 1mg/l (Dezer, 1968). Khi nng ụxy
gim xung di 1mg/l, chỳng cú kh nng s dng ụxi trong khụng khớ
(Chervinski, 1982). c bit i vi loi cỏ rụ phi vn O. Niloticus ngay ngng
ụxy hũa tan 0,1mg/l chỳng vn cú th tn ti trong mt thi gian ngn ( Magid v
Babiker, 1975). Mt s loi khỏc cng cú th chu c ngng ụxi thp 0,1 0,2

mg/l l O.Mossambicus, O. Aureus (Chervinski, 1982). Tuy nhiờn nu thiu ụxy
trong thi gian kộo di cú th lm gim tc tng trng ca cỏ rụ phi.
* Hm lng Hydrosulfide (H
2
S)
Là chất khí, mùi trứng thối, rất độc, hoà tan rất nhiều trong nớc, khi tan thể
hiện tính axit yếu. H
2
S tác động lên cơ thể động vật trớc hết chiếm đoạt ôxy trong
máu làm con vật chết ngạt, đồng thời tác động lên hệ thần kinh làm con vật bị tê liệt
(Nguyễn Đức Hội, 1997).
Hyđrosulfide trong thuỷ vực đợc tạo thành do hoạt động phân huỷ chất hữu cơ
của vi khuẩn trong điều kiện yếm khí và vi khuẩn lu huỳnh khử sulphate trong nớc
nơi có nhiều sulphate.
Vit Nam nghiờn cu v nh hng ca H
2
S ti i sng ca tụm cỏ nuụi
trong ao m cha nhiu nhng nhỡn chung, cỏc tỏc gi u cho thy vi hm
lng 0,1 - 0,2 mg/l tụm cỏ mt thng bng, hm lng 1 mg /l tụm cỏ cht.
8
Khoỏ lun tt nghip Nguyn Vit Dng TS49
Trong ao nuụi cỏ, hm lng H
2
S khụng nờn quỏ 0,1 mg/l (Nguyn c Hi,
1997). Khớ H
2
S l cht d bay hi cho nờn trong ao nuụi chỳng ta d dng loi tr
ra bng s dng mỏy sc khớ v cỏc h thng mỏy qut nc.
* V nhu cu tiờu th ụxi húa hc
Trong mụi trng ao nuụi cỏ ch tiờu nghiờn cu cht lng nc COD

ỏnh giỏ mc nhim bn, giu nghốo, ng thi cũn cho bit s phỏt trin
ca thu sinh trong thu vc (Nguyn c Hi, 1997). COD phn ỏnh lng tiờu
hao ụxy do quỏ trỡnh bin i cỏc cht hu c (bin ng hoỏ hc). Do ú giỏ tr
COD phn ỏnh mc gia tng lng cht hu c cú trong thu vc nh thc n
tha, sn phm bi tit ca cỏ v s cht ca sinh vt (Nguyn c Hi, 1997).
Mối quan hệ giữa BOD và COD còn đợc thể hiện ở chỉ số BOD/COD có liên
quan tới lợng vi khuẩn có trong vùng nớc, các nguồn chất hữu cơ đợc tạo ra trong
thuỷvực. Chỉ số BOD/COD cao thì môi trờng ao nuôi bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ
sinh học dễ tan, dễ phân huỷ.
2.1.4 c im dinh dng
Cỏ rụ phi l loi cỏ n tp, khu phn n ca chỳng bao gm hn hp to
phự du, ng vt phự du, giun t, cụn trựng di nc, mựn bó hu c v cú khi
c cỏc loi phõn hu c ( Zhong Lin, 1991). c bit cỏ rụ phi thớch n u trựng
mui, nhiu ni nuụi cỏ rụ phi vn dit mui ( Trn Vn Qunh, 1980).
Trong ao nuụi ngoi thc n t nhiờn chỳng cũn s dng c thc awnnhaan
to v phõn hu c ( k thut nuụi cỏ nc ngt 1994). Nhng nguyờn liu ch
bin thc n nhõn to cho cỏ rụ phi bao gm: bt mỡ, cỏm go v cỏc ch phm
nụng nghip..
Hin nay, ngi ta nuụi cỏ rụ phi vn vi nhiu loi thc n khỏc nhau
nhau, bao gm: 65% cỏm go, 25% bt cỏ, 10% bt cựi da khụ, hay 82% khụ du
ht bụng, 8% bt mỡ v 2% bicalcium phosphate. Coche (1982) cng a ra mt
9
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Dũng – TS49
công thức ăn có chứa 20-22% protein được sử dụng ở Ivorry Coast, gồm 61-65%
bột gạo bóng, 12% bột mì, 18% khô lạc, 4-8% bột cá và 1% vỏ hầu ( Pillay, 1988).
Tính ăn của cá rô phi thay đổi theo loài, giai đoạn phát triển và kể cả môi
trường nuôi, T. Mossambicus ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, thực vật phù du, tảo sợ
và cả thực vật thượng đẳng. T.nilotica ăn chủ yếu thực vật phù du, mùn bã hữu cơ
và một vài loài tảo phù du khác như Mycrocystis, Anabaena ( Zong Linh, 1991).
2.1.5 Tốc độ sinh trưởng.

Cá rô phi cũng như các loài cá khác có tốc độ sinh trưởng và phát triển đặc
trưng. Tuy nhiên các loài cá khác nhau thì sự phát triển cũng khác nhau. Chẳng hạn
trong cùng một giống Oreochromis thì loài O.niloticus phát triển nhanh nhất, sau
đó đến loài O.galilaeus và O.aureus ( Lowe – Mc Conell, 1982).
Khater và Smitherman (1988) đã nghiên cứu sự tăng trưởng của ba dòng cá
rô phi O. Niloticus: dòng Egypt, dòng Ghana và dòng Ivory Coast. Thí nghiệm
được tiến hành trong các bể nhựa, xi măng và ao đất. Kết quả so sánh tăng trưởng
của các dòng cá này được xếp theo thứ tự sau: Egypt> Ivory Coast> Ghana.
Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt
đô, mội trường nước, dinh dưỡng... Bón phân cho ao nuôi tạo thức ăn tự nhiên cho
cá là một phương pháp có hiệu quả, rẻ tiền và đang được áp dụng nhiều để tăng sản
lượng thủy sản. Tuy nhiên lượng phân bón tùy vào tình hình cụ thể của ao nuôi. Ở
Thái Lan, điều kiện tự nhiên tương tự như ở nước ta, đã bón phân theo tỷ lệ là 4kg
N và 1kg P/ha/ngày ( Knud – Hansen et al, 1993). Trong ao nuôi, bón phân mà
không sử dụng thức ăn bổ sung thì vẫn có thể cho năng suất cao. Ở Brazil, nuôi cá
rô phi đơn tính trong ao với mật độ 8000 con/ha ( trọng lượng trung bình 25g/con)
và cứ một tuần bón 500kg phân gà/ha. Kết quả năng suất đạt 1.35 tấn/ha sau 189
ngày nuôi, trong lương trung bình khi thu hoạch đạt 186g/con ( Lovshin và De
Silva, 1975 trích trong Pillay, 1988)
10
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Dũng – TS49
Nhiệt độ và độ sâu nước ao cũng ảnh đến tốc độ tăng trưởng của cá rô phi.
Thí nghiệm được tiến hành trong 10 tháng, nuôi cá trong 12 ao ở 4 độ sâu khác
nhau và nhiệt độ nước dao động từ 5-33
0
c. Kết quả cho thấy cá chỉ đạt 250g/con ở
độ sâu 50cm, và độ sâu 100-200cm thì cá sinh trưởng tốt nhất, đặt 348-362g/ con
nhiệt độ nước trên 21
o
c. Nhưng dưới 10

0
c thì cá ngừng ăn, hoạt hưởng động kém và
dễ bị mắc bệnh ( Sayed, Ghobashy và Amoudi, 1996).
2.2. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình nuôi cá Rô phi trên thế giới.
Cá Rô phi là một đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi cá có tốc
độ tăng trưởng nhanh, thích ứng với nhiều điều kiện nuôi khác nhau cũng như điều
kiện môi trường khắc nghiệt; chất lượng thịt thơm ngon, chứa nhiều hàm lượng
dinh dưỡng cần thiết và là một trong những đối tượng xuất khẩu có giá trị cao
(Nguyễn Dương Dũng, 2005). Do đó, hiện nay cá Rô phi đã được nuôi rộng rãi trên
100 nước trên thế giới (FAO, 2004)., trong đó các dòng cá thuộc loài cá rô phi vằn
O. niloticus (Nile tilapia) được quan tâm và chọn nuôi rộng rãi.
Cá rô phi hiện là đối tượng nuôi quan trọng thứ hai trong các loài cá nước
ngọt chỉ đứng sau nhóm cá chép (Fitzsimons và Gonznlez, 2005). Sản lượng cá rô
phi nuôi trên thế giới tăng nhanh, trong 20 năm gần đây sản lượng cá rô phi nuôi
trên thế giới tăng gần 8 lần, từ 200.000 tấn năm 1980, đến 400.000 tấn năm 1991
và đạt gần 1,6 triệu tấn năm 2003, giá trị ước tính khoảng 2,5 tỷ USD, dự đoán năm
2010 tổng giá trị cá rô phi nuôi toàn cầu đạt 5 tỷ USD (Fitzsimmon, 2005).
Trong khi đó sản lượng cá rô phi khai thác từ tự nhiên trong nhiều năm ổn
định ở mức 500.000 tấn/năm. Trong khi đó sản lượng cá rô phi khai thác từ tự
nhiên trong nhiều năm ổn định ở mức 500.000 tấn/năm.
11
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Dũng – TS49
0
400
800
1200
1600
1983
1984

1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Năm
Sản lượng (x 1.000 tấn)
Nuôi trồng Khai thác
Hình 2: Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt tự nhiên cá rô phi trên thế giới từ
năm 1994-2003
Mặc dù có nguồn gốc từ Châu Phi, nhưng Châu Á và Nam Mỹ là những nơi
tập trung nuôi và nghiên cứu cá rô phi chính. Trong đó có các nước như Trung
Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Phillippinne ở khu vực Châu á, một số nước Trung
Đông như Ai Cập, Israel, các nước khu vực Nam và Trung Mĩ như Braxin, Ecuado,
Colombia, Nicaragua... là những quốc gia sản xuất và tiêu thụ cá rô phi chủ yếu
trên thế giới, Năm 2003 sản lượng cá rô phi nuôi ở Châu Á chiếm 80% sản lượng

toàn cầu (Fitzsimmon, 2004).
Sản lượng cá rô phi ở các quốc gia sản xuất ra hiện nay chủ yếu để tiêu thụ
nội địa, ngoài ra xuất khẩu chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Tuy nhiên trong những năm gần
đây, thị trường xuất khẩu cá rô phi đã tăng một cách rõ rệt (Fitzsimmons, 2004).
Đây là một hướng mở ra cho xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam khi mà nhu cầu về
loại cá này trên thế giới ngày càng tăng, do đó để tiếp cận được thị trường tiềm
năng này, chúng ta cần chú trọng phát triển mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng
cá rô phi sản xuất ra để mau chóng chiếm lĩnh những thị trường xuất khẩu cá rô phi
còn bỏ ngỏ.
Trong số các quốc gia đang nuôi cá rô phi trên thế giới thì Trung Quốc là
12
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Dũng – TS49
nước có sản lượng Rô phi tăng nhanh chóng, năm 1980 sản lượng cá Rô phi nuôi là
9.000 tấn, năm 1985 là 29.000 tấn, năm 1995 là 320.000 tấn, chiếm khoảng 45%
tổng sản lượng cá Rô phi nuôi ở Châu Á (FAO, 1997; Li Sifa, 1997). Năm 2002,
sản lượng đó là 706.585 tấn và Trung Quốc trở thành siêu cường quốc về sản lượng
cá Rô phi. Trung Quốc nuôi cá rô phi theo các hình thức khác nhau: nuôi ghép,
nuôi đơn, nuôi trong ao hồ, trong ruộng lúa, trong lồng bè và chủ yếu nuôi ở các
vùng nước ngọt (Báo cáo quy hoạch phát triển nuôi rô phi giai đoạn 2006 – 2015,
bộ thuỷ sản).
Tại Trung Quốc, rô phi được nuôi tập trung nuôi ở 4 tỉnh Đông Nam Quảng
Đông (Fujian Guanxi và Hainan, Dey 2001). Con giống được sử dụng chủ yếu là
con lai giữa loài O. niloticus và O. aureus. Rô phi được nuôi cả trong hệ thống nuôi
thâm canh và bán thâm canh, chúng có thể được nuôi đơn hoặc nuôi ghép với các
loài cá khác trong ao nước ngọt, trong lồng… cá được thả với mật độ 2,5 con/m
2
,
con giống có khối lượng trung bình là 4g.
Philippin là một nước nuôi khá nhiều cá rô phi, năm 2003 sản lượng cá rô
phi đạt 135.996 tấn/230.000 ha. Nuôi cá rô phi trong ao, lồng, các vùng nước ngọt

và lợ: Sản lượng ở nước ngọt chiếm 56%, nuôi lồng nước ngọt chiếm 37% và nuôi
nước lợ chiếm 7% tổng sản lượng. Philippin là nước tiên phong ở Châu Á về việc
nuôi cá rô phi trong lồng trên hồ và sông, suối. Việc thử nghiệm nuôi bắt đầu từ
năm 1973, cả nước có khoảng 2000 ha lồng vào năm 2000, sản xuất ra 33.967 tấn
rô phi thương phẩm. Đây cũng là quốc gia đầu tiên trong khu vực sử dụng hormon
giới tính chuyển đổi giới tính sản xuất ra con giống với tỉ lệ giới đực cao (từ 98 –
100%) góp phần nâng cao năng suất sản lượng cá nuôi. Nước này cũng là nước đầu
tiên sử dụng giai lưới cho sản xuất giống cá rô phi (Guerrero, 1997).
Thái Lan nuôi cá Rô phi trong lồng rộng khắp miền Bắc và miền Trung. Sau
thời gian nuôi 90 ÷ 120 ngày, cá đạt kích cỡ 600 ÷ 700g và 120 ÷ 150 ngày, cá đạt
13
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Dũng – TS49
kích cỡ 800 ÷ 900g với tỷ lệ sống 80 ÷ 90%, hệ số thức ăn là 1,0 ÷ 1,8 (Phạm Anh
Tuấn và ctv, 2006).
Các nước Châu Mỹ bắt đầu quan tâm đến nuôi cá Rô phi trong vòng 10 năm
gần đây đặc biệt là sau rủi ro của nghề nuôi tôm do dịch bệnh gây ra. Các nước
vùng Trung Nam Mỹ như Mêhico, Brazil, Ecuador là những nước sản xuất cá Rô
phi chủ yếu ở khu vực này.
Cá Rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi nhưng nghề nuôi cá Rô phi chỉ mới
phát triển trong 10 năm qua. Ai Cập là nhà sản xuất lớn nhất, năm 2003 đạt sản
lượng 200.000 tấn, chiếm 90% sản lượng cá Rô phi ở châu lục này. Các quốc gia
khác như Ghana, Nigiêria, Kenya, Zimbabiwe…đều có sản lượng cá Rô phi, tuy
nhiên sản lượng này không đáng kể, chủ yếu là tiêu thụ nội địa.
Sản lượng cá Rô phi ở Châu Âu không đáng kể do nhiệt độ thấp không thuận
lợi để nuôi cá Rô phi và ở đây đang nuôi nhiều loài cá có giá trị khác. Theo thống
kê của FAO, sản lượng cá Rô phi nuôi ở Châu Âu là 270 tấn (năm 1999). Hiện nay,
Bỉ là nơi nuôi nhiều cá Rô phi nhất với sản lượng đạt khoảng 300 tấn/năm.
Nuôi cá rô phi trong lồng bè rất phổ biến tại một số nước như: Đài Loan,
Indonesia, Phillipines, Malaysia, Thái Lan. Đài Loan đã mở đầu phương thức nuôi
rô phi trong lồng nổi, năng suất đạt 4,3-5,4 tấn/lồng/2 vụ/năm. Lồng nổi cỡ mắt

lưới 1cm được thả cá giống cỡ 20-30g/con, mật độ 4.000-5.000 con/lồng, cho ăn tự
động với thức ăn viên 3 lần/ngày, sau 4-5 tháng cá đạt cỡ thương phẩm 600g/con.
Mô hình nuôi lồng phát triển ở Inđonexia trong hồ nước ngọt lớn ở Java. Tại đây
Công ty Aquafarm Nusantara sản xuất gần 5.000 tấn/năm. Philippines nuôi cá rô
phi vằn trong lồng trên các hồ chứa. Năm 1999 có 2.000 lồng, sản xuất 31.114 tấn
cá. Mật độ cá thả là 15-45 con/m
2
trong lồng cố định, và 55-80 con/m
2
trong lồng
nổi, cỡ cá thả 0,5-2,0g/con, sau 3-5 tháng nuôi đạt năng suất 4-25kg/m
2
, cỡ cá
150-250g/con, tỷ lệ sống đạt 80-90% (Phạm Anh Tuấn và ctv,2006).
14
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Dũng – TS49
Bảng 2: Sản lượng cá rô phi nuôi ở một số nước trên thế giới
Đông Á Sản lượng
(Tấn)
Năm Châu Mỹ Sản lượng
(Tấn)
Năm
Trung Quốc 706.585 2002 Mêhicô 110.000 2003
Đài loan 90.000 2002 Braxil 75.000 2003
Philippin 122.277 2002 Côlômbia 40.000 2003
Thái Lan 100.000 2003 Cuba 39.000 2001
Indônêsia 50.000 2002 Êcuado 27.000 2002
Việt Nam 25.000 2002 Costa Rica 17.000 2002
Malaysia 15.000 2001 Honduras 13.000 2002
Myanma 4.000 2003 Hoa Kỳ 9.200 2003

Hán Quốc 1.000 2003 Jamaica 5.200 2001
Trung Đông Châu Phi
Ai Cập 52.755 2001 Zimbabiwe 5.000 2001
Isral 7.000 2001 Nigêria 4.471 2000
Jordan 1.000 2001 Kênya 1.000 2001
(Nguồn: Quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi giai đoạn 2006 - 2015, tháng 7/2006).
Nuôi cá rô phi trong ao tôm cũng phát triển ở nhiều nước trên thế giới theo
các hình thức: Nuôi luân canh, xen canh và nuôi lồng. Hình thức này được áp dụng
phổ biến ở Thái Lan, Êcuađo, Mêhicô, Pêru. Nuôi ghép cá rô phi trong ao nuôi tôm
được coi là biện pháp sinh học quản lí hữu hiệu môi trường nước ao nuôi tôm, nuôi
rô phi trong ao sau vụ nuôi tôm có tác dụng làm sạch ao sau vụ nuôi, hạn chế dịch
bệnh tăng cường tính bền vững của các vùng nuôi tôm ven biển. Công nghệ nuôi cá
rô phi trên thế giới ngày càng được phát triển nhằm thu được năng suất cao và tạo
ra lượng sản phẩm tập trung.
2.2.2. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam.
Khác với các loài cá nước ngọt khác ở nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc
nói riêng và ở Châu á nói chung có lịch sử canh tác từ lâu đời, nuôi cá rô phi ở
nước ta có lịch sử hơn 50 năm, khởi đầu từ khi nhập nội cá rô phi đen (O.
mossambicus) vào nước ta đầu những năm 1950. Những thập niên 50 và 60 của thế
kỷ trước cá rô phi được nuôi chủ yếu ở hình thức quảng canh và quảng canh cải
15
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Dũng – TS49
tiến, sử dụng cá hỗn hợp giới tính. Tuy nhiên chất lượng giống của loài này rất
thấp: như trọng lượng cơ thể nhỏ, tốc độ sinh trưởng chậm, chu kỳ đẻ ngắn, nên
phong trào nuôi không được chú ý nuôi đặc biệt là các tỉnh phía bắc.
Năm 1973, cá rô phi vằn O. niloticus được nhập vào miền Nam Việt Nam từ
Đài Loan và được nuôi thử ở miền Bắc từ năm 1977( Nguyễn Công Dân, 1998).
Phong trào nuôi cá rô phi được khôi phục và phát triển dần từ những năm đầu của
thập kỷ 90 sau khi chúng ta nhập lại những dòng cá rô phi vằn có chất lượng tốt,
đặc biệt là cá chọn giống dòng Thái Lan và dòng GIFT từ Phillippine. Tại Việt

Nam công nghệ chuyển đổi giới tính cá rô phi sử dụng hócmôn 17α-
methyltestosterone đã được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I áp dụng thành
công từ những năm 1999 cho tỷ lệ cá đực đạt trên 95% (Nguyễn Dương Dũng và
ctv., 1998).Từ đây phong trào nuôi cá rô phi ngày càng phát triển và đạt được
những kết quả tốt.
Theo thống kê năm 2005 diện tích nuôi cá rô phi của cả nước là 22.340 ha
chiếm 3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi nước lợ, mặn là 2.068
ha và nuôi nước ngọt là 20.272 ha. Tổng sản lượng cá rô phi ước tính đạt 54.486,8
tấn, chiếm 9,08% tổng sản lượng cá nuôi. Cả nước có 16 tỉnh có nuôi cá rô phi
trong lồng, với tổng số 2.036 lồng, trong đó miền Bắc có 748 lồng, kích cỡ lồng
nhỏ giao động từ 12 - 19m
3
, miền Trung có 158 lồng, kích cỡ lồng giao động 10 -
36m
3
, miền Nam có 1.130 lồng - bè với tổng thể tích khoảng 75.000 m
3
, các lồng
bè có kích thước giao động rất lớn, từ 5 - 1.250m
3
(Báo cáo quy hoạch phát triển cá
rô phi giai đoạn 2006 – 2015).
Hiện nay các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng
là hai vùng nuôi cá rô phi chủ yếu, lần lượt chiếm 58,4% và 17,6% tổng sản lượng
cá rô phi nuôi toàn quốc. Các tỉnh vùng núi phía bắc, miền Trung và Tây nguyên
chỉ sản xuất một lượng nhỏ cá rô phi, mỗi vùng hằng năm cung cấp 4,1- 9,1% tổng
sản lượng cá rô phi nuôi (miền núi phía bắc 5,3%, Miền trung; 9,1%, Tây Nguyên;
16
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Dũng – TS49
4,1%) (Phạm Anh Tuấn và ctv, 2006).

Bảng 3: Hiện trạng diện tích, số lượng lồng bè nuôi cá rô phi ở các vùng
Tỉnh/Thành
phố
Diện tích nuôi rô phi (ha)
Nuôi ao (ha) và lồng/bè
(chiếc)
Tổng Diện tích Lợ/mặn Nước ngọt Ao/đầm Lồng/bè
Cỡ lồng
(m3)
Cả nước 22.340 2.068 20.272 15.946 2.036 5-1.250
ĐB. Sông
Hồng 3.604,5 430,0 3.174,5 2.424,5 40,0 12-19
Đông Bắc Bộ 3.288,0 106,0 3.182,0 2.458,0 8,0
Tây Bắc Bộ 964,4 - 964,4 894,4 700,0
Bắc Trung Bộ 1.685,0 660,0 1.025,0 1.535,0 150,0
Duyên hải
NTB 672,0 47,0 625,0 236,0 8,0 10-36
Tây Nguyên 1.570,0 - 1.570,0 1.570,0 -
Đông Nam Bộ 427,0 - 427,0 397,0 502,0
ĐB Sông Cửu
Long 10.129,0 824,5 9.304,5 6.431,0 628,0 5-1.250
Mùa vụ nuôi cá rô phi ở nước ta có sự khác nhau giữa các cùng miền do ảnh
hưởng của thời tiết. Cá rô phi có thể nuôi quanh năm ở các tỉnh phía nam, trong khi
đó các tỉnh phía bắc do có mùa đông lạnh nên vụ nuôi thường ngắn hơn, thường vụ
nuôi từ đầu tháng 4 và kết thúc vào trung tuần tháng12 hàng năm.
Nhìn chung cá rô phi là loài cá nuôi phù hợp với điều kiện của nước ta cả về
tự nhiên và kinh tế, nó đang ngày càng trở thành đối tượng nuôi chiếm tỉ lệ lớn
trong cơ cấu các loài cá nuôi ở nước ta. Tuy nhiên, dù cá đã được nuôi khá phổ
biến ở nhiều địa phương, nhưng vùng nuôi phần lớn còn phân tán, quy mô nhỏ,
vùng sản xuất hàng hóa có quy mô còn ít. Hình thức nuôi gồm nuôi đơn và nuôi

ghép, nuôi quảng canh, bán thâm canh và nuôi thâm canh trong đó nuôi bán thâm
canh là hình thức nuôi phổ biến hơn cả, nuôi thâm canh cá rô phi còn chiếm tỷ lệ
17
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Dũng – TS49
nhỏ. Phần lớn diện tích và sản lượng cá rô phi nuôi ở nước ta là từ các vùng nước
ngọt, nuôi cá rô phi vùng nước lợ mặn đã bắt đầu được quan tâm, có nhiều công
trình chọn giống làm tăng khả năng chịu mặn của cá rô phi đang được tiến hành và
đã có những thành công bước đầu cho ra những con giống sinh trưởng tốt trong
điều kiện nước mặn để tận dụng tiềm năng to lớn về mặt nước chưa được sử dụng.
2.3. Những tiềm năng và thách thức của nghề nuôi cá rô phi.
2.3.1. Tiềm năng.
* Nhu cầu tiêu thụ rô phi trong nước và trên thế giới đang tăng mạnh.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cá rô phi đang ngày càng lớn trên thị trường thế
giới do sản phẩm có nhiều ưu điểm như phù hợp với nhiều quốc gia, dân tộc, tôn
giáo, mùi vị thơm ngon, giá khá rẻ…
Tổng khối lượng cá rô phi nhập khẩu vào Mĩ tháng 11/2006 tăng 9,1% so với
tháng trước và tăng 17% so với cùng kì năm 2005. Năm 2004, cá rô phi là sản
phẩm thuỷ sản phổ biến thứ 6 ở Mĩ, năm 2005, tiêu thụ cá rô phi của Mĩ đạt
144.068 tấn, với mức tiêu thụ theo đầu người đạt 0,49 kg, đứng sau tiêu thụ cá da
trơn. Dự đoán hết năm 2006, cá rô phi có thể vượt qua cá da trơn trở thành sản
phẩm thuỷ sản phổ biến thứ 5 ở Mĩ (Tạp chí thương mại thuỷ sản tháng 11 – 2006).
Các thị trường Châu âu, Nhật bản... cũng đang được mở rộng. EU dường như cũng
theo xu hướng của người tiêu dùng Mĩ khi sản phẩm cá rô phi ngày càng trở nên
phổ biến ở lục địa này. Tiêu thụ cá rô phi ở Phillippine đã phát triển đến mức làm
cho chúng trở thành thực phẩm hàng ngày và là một trong những sản phẩm dùng để
xác định chỉ số tiêu dùng (Tạp chí thương mại thuỷ sản, số 84, tháng 12/2006). Vì
vậy, nuôi cá rô phi với sản lượng lớn phục vụ xuất khẩu là một hướng cần quan tâm
phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản.
Hiện nay, ở nước ta thị trường nội địa là thị trường chủ yếu tiêu thụ cá rô phi
nuôi. Cá rô phi nuôi chủ yếu được tiêu thụ ở ngay tại địa phương, một số được tiêu

thụ ở các tỉnh lân cận, đặc biệt các thành phố, đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ
18
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Dũng – TS49
Chí Minh. Tại nhiều địa phương cá rô phi có kích cỡ từ 400g/con trở lên được
nhiều người tiêu dùng ưa thích, là một trong những sản phẩm thuỷ sản nước ngọt
có vị thế trong lòng người tiêu dùng. Nước ta có dân số đông, trong 10 năm tới dân
số vẫn tiếp tục gia tăng cùng với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của người dân
ngày càng tăng cao sẽ là thị trường lớn, vô cùng quan trọng tiêu thụ cá rô phi, nhu
cầu của người tiêu dùng nội địa với sản phẩm cá rô phi là đa dạng và đòi hỏi chất
lượng ngày càng cao.
Từ những năm đầu của thập niên 90, việc tiếp thu những tiến bộ khoa học- kĩ
thuật trên thế giới trong lĩnh vực nuôi cá rô phi đã mở ra một triển vọng mới cho
nuôi cá rô phi ở nước ta.
* Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho nghiên cứu và nuôi cá rô phi.
Thực hiện Quyết định 694/QĐ-BTS ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Thuỷ sản phê duyệt đề cương và giao Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ
sản I chủ trì xây dựng Quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi giai đoạn 2006-2015,
Viện đã tiến hành phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành thu thập số liệu,
khảo sát bổ sung về hiện trạng, tiềm năng mặt nước, cơ cấu, kỹ thuật và chất lượng
giống cá, mùa vụ và công nghệ nuôi, nguồn thức ăn, vấn đề môi trường và phòng
trị bệnh cá, thị trường tiêu thụ, vốn và các chính sách liên quan.
Đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu về rô phi cấp bộ và cấp nhà nước
nhằm tạo ra những con giống chất lượng cao đến người nuôi. Các nhà khoa học
trong nước đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu tạo ra những con giống mới
với chất lượng tốt hơn phục vụ sản xuất rô phi của bà con nông dân như công trình
nghiên cứu tạo ra con giống đơn tính đực, những công trình chọn giống tạo ra con
giống với phẩm chất di truyền tốt, chịu lạnh, chịu mặn...
2.3.2. Thách thức.
Bên cạnh những tiềm năng to lớn thì nghề nuôi cá rô phi ở nước ta cũng gặp
không ít những thách thức.

19
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Dũng – TS49
* Thách thức về con giống.
Hiện nay, người nuôi cá rô phi chủ yếu nuôi con giống đã qua xử lí chuyển
đơn tính, đây là hình thức nuôi tiên tiến vì có thể kiểm soát được mật độ thả cá,
lượng thức ăn của cá. Tuy nhiên, giá cá giống đã qua xử lí giới tính còn rất cao và
còn chưa phù hợp với những người nuôi có vốn đầu tư thấp. Ngoài ra, ở một số cơ
sở sản xuất cá rô phi đơn tính giống còn có tình trạng bán cá chuyển giới tính
nhưng lại là cá hỗn hợp giới tính hoặc quy trình chuyển giới tính không đảm bảo
khiến người nuôi không tin tưởng vào chất lượng loại cá giống này.
Một thách thức nữa về con giống mà chúng ta hay gặp phải là mùa vụ nuôi.
Nước ta có đặc điểm là khí hậu hai miền có sự khác biệt rõ rệt, Miền Bắc nước ta
có mùa đông lạnh còn Miền Nam ấm áp quanh năm, như vậy, miền nam có thể
nuôi cá rô phi quanh năm còn miền bắc không nuôi cá vào vụ đông được.
* Khả năng cạnh tranh của thị trường suất khẩu.
Cá rô phi được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, những nước dẫn đầu về sản
xuất cá rô phi là Trung quốc, Đài Loan, Thái lan, Philippines, Indonesia, Brazil,
Mêhico, Ecuador.
Phần lớn các nước này có lịch sử nuôi cá rô phi lâu đời hơn nước ta và đầu tư
khá nhiều cho sản xuất, mặt khác, họ nắm bắt thị trường nhanh nhạy và táo bạo
hơn, chúng ta cần học hỏi những kinh nghiệm của họ cả trong kĩ thuật nuôi và khả
năng xuất khẩu sản phẩm trên thị trường quốc tế.
2.4. Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi trên thế giới và trong nước.
2.41.Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi trên thế giới.
Nhiều loài thuỷ hải sản có giá trị cao đang được rất nhiều nước quan tâm và chú
trọng phát triển. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và đạt được một số kế quả đáng
kể. Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp chọn giống truyền thống đang được áp
dụng rộng rãi trên thế giới để nâng cao chất lượng giống theo tính trạng thì việc sử
dụng công nghệ di truyền phân tử (ADN) cũng bắt đầu được sử dụng, Việc kết hợp
20

×