Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tiềm năng du lịch biển ở Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.21 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Số 10 (35) - Tháng 12/2015

Tiềm năng du lịch biển ở Thành phố Đồng Hới,
Tỉnh Quảng Bình
Dong Hoi of Quang Binh – A city with potentiality of sea tourism
ThS. Phan Thị Thu Hà
Trường Đại học Quảng Bình
M.A. Phan Thi Thu Ha
The University of Quang Binh
Tóm tắt
Biển Đồng Hới ở vị trí thuộc một bộ phận cuối của vịnh Bắc Bộ, có đường bờ biển trên 15,7 km từ
Quang Phú đến Bảo Ninh, chiếm 13,53% chiều dài bờ biển của tỉnh Quảng Bình. Thành phố Đồng Hới
với đường bờ biển dài, dọc theo dải ven biển là những làng q n ả với nhiều thắng cảnh đẹp cùng
nền văn hóa nhiều bản sắc. Được thiên nhiên ưu đãi khơng phải địa phương nào cũng may mắn có được,
đây chính là món q vơ giá mà thiên nhiên ban tặng cho mãnh đất này, tạo tiềm năng to lớn để thành
phố phát triển du lịch biển. Với ý nghĩa đó, trong bài viết này, tác giả chia sẽ những tiềm năng du lịch
biển ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, góp phần thúc đẩy du lịch biển và kinh tế biển của thành
phố ngày một phát triển và lớn mạnh.
Từ khóa: Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình, tiềm năng du lịch biển…
Abstract
Dong Hoi beach is located in the last part of the Gulf of Bac Bo, which covers on the coastline of 15.7
km from Bao Ninh to Quang Phu, accounting for 13.53% of the coastline of Quang Binh province.
Dong Hoi beach with a long coastline of quiet villages of beautiful landscapes. Be blessed not lucky
local has always been, this is an invaluable gift that nature bestowed on this land, creating enormous
potential for tourism development in the beach city. In that sense, in this article, the author shares
potentials of sea tourism at Dong Hoi city, Quang Binh province, contributes to promoting sea tourism
and the city's economic development and growth.
Keywords: Dong Hoi City, Quang Binh Province, potentials sea tourism…


đang chờ đón du khách: biển Nhật Lệ, Bảo
Ninh, khu nghỉ dưỡng cao cấp Sun Spa
Resort Mỹ Cảnh – Bảo Ninh, suối nước
khống nóng Bang, hệ sinh vật biển phong
phú, nhiều thực vật q hiếm có trong sách
đỏ Việt Nam và thế giới… Chính vì vậy,
Việc tìm hiểu, đánh giá tiềm năng du lịch
biển của thành phố có ý nghĩa đặc biệt
quan trong đối với tiến trình phát triển kinh

1. Đặt vấn đề
Thành phố Đồng Hới là một thành phố
đẹp, có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, nhiều
di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, du
lịch biển được xem là thế mạnh nổi trội của
thành phố với đường bờ biển dài, những
rừng phi lao ven biển, những bãi tắm đẹp,
bãi cát bằng phẳng, nước sạch và khơng
khí trong lành, những điểm du lịch hấp dẫn
86


gắt, chói chang của nắng, của dải cồn cát
trắng đến nhức mắt.
Động vật trên cạn ở đây có nhiều loài
chim, cò, diệc, chim yến, dông đất cát, loài
dông đất cát ở đây thuộc họ thằn lằn, hình
giống như rắn mối nhưng da vàng nâu, lốm
đốm trắng, có những sọc đan từ đầu đến
thân. Khi rong ruổi trên các đồi cát du

khách sẽ rất thú vị khi tình cờ bắt gặp những
chú dông hiền lành tròn mắt ngước nhìn
hoặc sợ hãi lao nhanh về hang lẫn trốn.
Vùng biển ở đây có hầu hết các loại
hải sản ngon, quý hiếm của Việt Nam: tôm
he, tôm sú, ốc hương, hải sâm, mực, tôm
hùm, cá thu, cá thiều... tập trung với mật độ
cao quanh các rạn ngầm. Khu vực này còn
là nơi sinh sống, đẻ trứng của một số loài
rùa, vích, đồi mồi.
Dọc theo bờ biển của thành phố có
những cửa sông chính như sông Nhật lệ đã
tạo ra nguồn cung cấp phù du sinh vật có
giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thủy
sản. Biển Đồng Hới nằm ở phía Tây Nam
cửa vịnh Bắc Bộ, nơi có độ sâu lớn nhưng
tối đa không quá 100 m, đây chính là nơi
hội tụ của các đàn cá vịnh Bắc Bộ vào mùa
trú đông.
Ngoài khơi có những đảo nhỏ tạo ra
các vịnh có vị trí đẹp và thuận lợi cho hoạt
động kinh tế biển phát triển, bờ biển có
nhiều bãi tắm đẹp, vùng biển có một số
ngư trường có nhiều loại hải sản quý hiếm
như tôm hùm, mực, hải sâm... cho phép
Đồng Hới phát huy thế mạnh của biển để
phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Biển Đồng Hới với nhiều vùng biển,
mũi biển, rạn ngầm, bãi sú vẹt gần cửa
sông... tạo nên môi trường thuận lợi cho

các loài sinh vật biển cư trú, sinh sôi nảy
nở. Bởi thế mà vùng thềm lục địa này rất
giàu có thủy hải sản với đủ chủng loại, kích
thước, đặc biệt là những loài quý hiếm như
tôm hùm, tôm sú, sò huyết, mực cơm, cá

tế-xã hội của tỉnh nhà.
Trong bài viết này, tác giả đề cập đến
tiềm năng phát triển du lịch biển ở thành
phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình dưới hai
yếu tố, tiềm năng du lịch tự nhiên và tiềm
năng du lịch nhân văn. Chỉ ra các giá trị
tiềm năng du lịch biển của thành phố và đề
xuất một số kiến nghị góp phần thúc đẩy
ngành du lịch nói chung và du lịch biển của
thành phố không ngừng lớn mạnh.
2. Nội dung
2.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên
Biển Đồng Hới ở vị trí thuộc một bộ
phận cuối của vịnh Bắc Bộ, có đường bờ
biển trên 15,7 km từ Quang Phú đến Bảo
Ninh, chiếm 13,53% chiều dài bờ biển của
tỉnh Quảng Bình. Biển Đồng Hới nhìn
chung thấp và khá bằng phẳng, một loại bờ
biển kết hợp giữa xâm thực và bồi tụ (hình
dáng và cấu tạo của bờ biển hiện nay là kết
quả của một quá trình phức tạp, lâu dài,
diễn ra xen kẽ và tiếp tục nhau).
Biển Đồng Hới không sâu lắm, biển
khá bằng phẳng, bãi rộng, độ nghiêng

mỏng... tạo nên nhiều bãi tắm rất lý tưởng,
có sức chứa tới hàng vạn du khách đến
nghỉ ngơi, vãn cảnh. Khi thủy triều xuống
kiệt, nước biển rút ra ngoài xa, lúc đó bãi
cát cứng lại, kéo dài vô tận như một “bạch
lộ” ven biển, có thể đi xe đạp, chơi bóng
thoải mái.
Thực vật trên cạn ở đây chủ yếu là
trảng cây bụi lúp xúp như sim, mua, lau,
cỏ, thân cây thảo, dây leo nhưng mật độ
không cao. Do nền đất sỏi đá và đất cát có
hàm lượng dinh dưởng, độ mùn, độ ẩm
thấp nên hạn chế sự phát triển của các loài
thực vật trên cát. Hệ thực vật trên cát
nghèo nàn với rừng phi lao chắn cát, dây
leo, muống biển, cỏ chông, cỏ may, xương
rồng. Đi dọc bờ biển, nhiều nhất là đoạn
thuộc xã Bảo Ninh có thể nhìn thấy những
hàng dừa xanh tỏa bóng, làm dịu đi cái gay
87


thu, ốc hương... một số món ăn ngon được
chế biến từ hải sản như: cá nghéo bao tử,
món ăn này là thang thuốc bổ đầy đủ âm
dương khí huyết, bồi dưỡng sức khỏe;
mắm lẹp, cá lẹp mình dẹt, lép kẹp như tên
gọi của nó, thân mềm nhũn, thịt nhão do
nhiều mỡ nên không dùng được để kho
nấu; mang cá thiều, tục ngữ miền biển

Quảng Bình có câu: ‘Nhất gan cá nghéo,
nhì mang cá thiều’.
Đặc điểm, lợi thế của biển ở thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là minh chứng
cho tiềm năng to lớn trong phát triển kinh
tế biển và du lịch biển của thành phố.
Chính quyền và nhân dân thành phố nhận
thức được rằng, nếu những tiềm năng này
được phát huy theo hướng tích cực và đúng
đắn thì kinh tế biển của thành phố sẽ ngày
một phát triển và lớn mạnh.
2.2. Tiềm năng du lịch nhân văn
Thành phố Đồng Hới với đường bờ
biển dài, dọc theo dải ven biển là những
làng quê yên ả với nhiều thắng cảnh đẹp
cùng nền văn hóa nhiều bản sắc. Cuộc sống
gắn liền với biển đã tạo cho vùng này
những nét đặc sắc riêng, không thể lẫn trộn.
Di chỉ Bàu Tró: Bàu Tró là một hồ
nước ngọt nằm trên vùng bãi ngang phía
Bắc sông Nhật Lệ, ở phía Đông Bắc thành
phố Đồng Hới. Quanh hồ nước này, từ
ngàn xưa đã có người nguyên thủy cư trú,
dấu vết của người xưa đã chìm dần trong
cát cho đến năm 1923 mới được nhà địa
chất kiêm khảo cổ học Etinen Patte khai
quật và công bố. Hiện thu được còn lưu trữ
ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam gồm
có: 46 rìu đá, 140 mảnh tước, 2 hòn đá
bằng thạch anh, 14 bàn nghiền hạt, 1 chì

lưới... Bàu Tró là địa chỉ hấp dẫn cho
những ai ưa thích khảo cứu và tìm hiểu
lịch sử.
Các đền thờ cá voi: Cá Ông (cá Voi)
được thờ suốt từ Quảng Bình đến Nam Bộ.

Ngày giỗ cá Ông là ngày hội lớn của cư
dân sống trên dãi đất ven biển này. Ở
Quảng Bình có 4 đền thờ cá Voi tại làng
Cảnh Dương (Quảng Trạch), làng Thanh
Hà (Bố Trạch), Bảo Ninh, Quang Phú
(thành phố Đồng Hới). Miếu thờ cùng với
những bộ cốt cá Voi được gìn giữ cẩn thận
cho thấy niềm tin của người dân vào tín
ngưỡng này đã trở thành một nếp sống văn
hóa, một tập tục thiêng liêng và thái độ
kính nể, coi trọng biển cả.
Lễ hội truyền thống: Nhiều làng xã
ven biển vẫn còn lưu giữ các lễ hội dân
gian đặc trưng của miền biển, điều này
mang ý nghĩa to lớn đối với phát triển du
lịch biển như lễ hội bơi trải ở Bảo Ninh –
Đồng Hới. Đua trải Đồng Hới là hình thức
sinh hoạt văn hóa có sự kết hợp nhiều mặt:
thể dục, nghề nghiệp, kĩ thuật và đòi hỏi sự
đồng bộ, hợp sức cao độ, hội trải được tổ
chức mỗi năm một lần vào dịp Lễ 02/09,
trở thành ngày hội lớn trong vùng cửa sông
Nhật Lệ, thu hút sự theo dõi, cổ vũ của
đông đảo người dân và du khách.

Phong tục tập quán: Phong tục tập
quán của cư dân ven biển Quảng Bình
mang đậm dấu ấn của đặc điểm vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên cũng như nghề
nghiệp, những nét đẹp văn hóa này đang
được gìn giữ khá tốt. Phong tục chơi bài
chòi ở cửa sông Nhật Lệ (Đồng Hới): Có 2
dãy chòi làm bằng tre, mỗi bên 5 cái đối
diện nhau. Các chòi được đánh số thập can,
chòi 1 là Giáp đến chòi 10 là Quý. Người
ta chơi bài chòi để vui xuân và còn mang
trong mình ý niệm muốn xem thời vận năm
mới sẽ thế nào nên đều muốn chọn những
chòi hợp với tuổi của mình hoặc tuổi người
thân trong nhà.
Văn hóa ẩm thực: Biển Đồng Hới với
nhiều vùng biển, mũi biển, rạn ngầm, bãi
sú vẹt gần cửa sông... tạo nên môi trường
thuận lợi cho các loài sinh vật biển cư trú,
88


sinh sôi nảy nở. Bởi thế mà vùng thềm lục
địa này rất giàu có thủy hải sản với đủ
chủng loại, kích thước, đặc biệt là những
loài quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, sò
huyết, mực cơm, cá thu, ốc hương... Một số
món ăn ngon được chế biến từ hải sản như:
Cá nghéo bao tử, đây là loại cá con nằm
trong bụng cá mẹ, khi bắt được cá nghéo,

ngư dân chọn những con nào bụng chửa
căng to, mổ lấy bọc cá con, rữa nhẹ nhàng
qua nước muối ấm để tránh làm vỡ bọc.
Khi nồi cháo gạo nấu vừa chín tới thì thả
bọc cá vào hầm kĩ, thêm gia vị tùy sở thích,
đặc biệt nên ăn cay. Món ăn này là thang
thuốc bổ đầy đủ âm dương khí huyết, bồi
dưỡng sức khỏe; mắm lẹp, cá lẹp mình dẹt,
lép kẹp như tên gọi của nó, thân mềm
nhũn, thịt nhão do nhiều mỡ nên không
dùng được để kho nấu; mang cá thiều, tục
ngữ miền biển Quảng Bình có câu: ‘Nhất
gan cá nghéo, nhì mang cá thiều’. Tháng
ba Âm lịch là mùa cá thiều ngon nhất, khi
làm các loài cá thì mang cá thường là thứ
bỏ đi, nhưng riêng với cá thiều, bộ mang
lại rất quý; rượu đẻn, đẻn biển có 2 loại là
đẻn vàng và đẻn kim. Đẻn đã được người
xưa biết đến như một thứ thuốc bổ gân cốt,
bồi bổ sức khỏe. Để làm rượu đẻn, cắt một
khúc đằng đuôi cho máu chảy xuống pha
với rượu đẻn uống liền khi đó, hoặc phơi
khô ngâm với rượu.
Vùng biển ở đây còn nổi tiếng với
nhiều món ngon khác như tôm hùm luộc,
các món nướng, hấp từ tôm sú, mực, chép
biển chiên tỏi...
Thành phố Đồng Hới có nhiều lợi thế
để phát triển du lịch biển, với một bờ biển
và dải cát dài nhất Việt Nam, những rừng

phi lao ven biển, những bãi tắm đẹp, bãi
cát bằng phẳng, nước sạch và không khí
trong lành, những điểm du lịch hấp dẫn
đang chờ đón du khách. Đồng Hới có nhiều
thắng cảnh nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử

văn hóa được xếp hạng: biển Nhật Lệ, Bảo
Ninh, Quang Phú, khu nghỉ dưỡng cao cấp
Sun Spa Resort Mỹ Cảnh – Bảo Ninh, suối
nước khoáng nóng Bang, hệ sinh vật biển
phong phú, nhiều thực vật quý hiếm có
trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, nhiều
giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đa dạng,
phong phú cùng nhiều tài nguyên khác và
hệ thống giao thông thuận lợi là cơ hội để
thành phố phát triển du lịch nói chung và
du lịch biển theo hướng độc đáo, đa dạng.
T
Biển Đồng Hới được đánh giá là một
vùng biển giàu tiềm năng, cả về tự nhiên và
nhân văn. Chính vì thế du lịch biển là một
trong những loại hình du lịch chủ đạo của
Quảng Bình.
Quảng Bình với địa hình lãnh thổ hẹp
ngang nhất Việt Nam, nơi hẹp nhất chỉ có
, km. Một bên là biển, một bên là dãy
Trường Sơn chạy dài theo hướng Tây BắcĐông Nam, một số đoạn ăn ra sát biển, tạo
nên những thắng cảnh đẹp, hùng vỹ. Các
bãi biển nằm ngay ven đường xuyên Việt,
gần khu dân cư nên rất thuận lợi cho du

khách dừng chân thưởng ngoạn. Đồng thời,
nhiệt độ trung bình dao động từ 2 -2 độ
C, độ m không khí quanh năm thuận lợi
cho sức khỏe con người.
Sức hấp dẫn của các bãi biển ở đây
không chỉ vì cảnh quan tự nhiên mà còn do
độ trong suốt, tinh khiết của nước biển.
Nhiệt độ nước biển TB khoảng 2 -2 độ C,
thấp nhất vào tháng , 2 và cao nhất vào
tháng , . Trữ lượng hải sản theo độ sâu
từ - m có khoảng 2 .
tấn, từ - m
có khoảng .
tấn...
Tiềm năng du lịch biển Đồng Hới nói
riêng và biển Quảng Bình nói chung rất
phong phú. Từ góc nhìn của một nhà
nghiên cứu sử học, tiến sĩ Nguyễn Khắc
Thái cho biết: “Biển Quảng Bình có đặc
89


trưng riêng, bờ biển cạn và xa. Biển Quảng
Bình có lợi thế là vùng nước qu n, do địa
thế đèo Ngang và đèo Hải Vân chắn ở hai
đầu và nhờ hội tụ của nhiều dòng hải lưu
nên tạo ra ngư trường đánh bắt hải sản
phong phú. Chất lượng hải sản cũng đặc
biệt ngon và chất lượng”.
ựa vào đặc điểm địa lý, lãnh thổ, tài

nguyên du lịch của vùng ven biển, vùng
biển ven bờ... thành phố Đồng Hới có điều
kiện để triển khai nhiều loại hình du lịch
độc đáo và hiện tại ở Đồng Hới đang có

các loại hình du lịch biển sau:
- Tắm biển, nghỉ dưỡng: Nhật Lệ,
Quang Phú, Bảo Ninh, Mỹ Cảnh, Đá Nhảy,
Hải Ninh... với trung tâm là bãi biển Nhật
Lệ - Quang Phú.
- Nghĩ dưỡng
thể thao
giải trí:
Sunspa Resort
- Nghĩ dưỡng chữa bệnh: Sunspa Resort
- Nghĩ dưỡng
Hội nghị: thành phố
Đồng Hới, hiện nay thành phố có
khách
sạn trên địa bàn có khả năng tổ chức hội nghị.

T

TT

Điểm du
lịch

Độ hấp
dẫn


Thời
gian
hoạt
động

T

Sức chứa Vị trí
Cơ sở
Độ bền vững
khách du điểm
Tổng số điểm
hạ tầng
môi trường
lịch
du lịch

Phân loại

1

Đồng Hới

9

12

9


8

8

3

49

RTL

2

Bao Ninh

9

9

6

6

8

3

41

KTL


3

Sun
resort

6

12

12

4

8

4

45

RTL

4

Nhật Lệ

6

9

9


8

8

2

42

KTL

5

Quang Phú

9

9

6

6

8

3

41

KTL


spa

Chú thích: Rất thuận lợi RTL : -43
Thuận lợi TL : 2-29
Trung bình TB : 28-14
Qua kết quả đánh giá, có thể thấy
thành phố Đồng Hới có nhiều điểm du lịch
hội tụ được nhiều yếu tố thuận lợi để có thể
trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, thu
hút du khách.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cả thế giới
tiến mạnh ra biển ở thế kỷ XXI thì quy mô
phát triển kinh tế biển, du lịch biển của
thành phố hiện nay còn chưa tương xứng
với tiềm năng và những giá trị mà biển
mang lại. Việc đầu tư cho du lịch biển còn
nhỏ, lẻ, một số loại hình như đánh bắt thủy
hải sản, câu cá, câu mực, dịch vụ tắm biển
chưa đa dạng, các loại hình thể thao biển

như bóng chuyền bãi biển, bóng đá bãi
biển, thuyền buồm, lướt ván còn chưa được
phát triển. Mặt khác, khó khăn lớn ảnh
hưởng đến du lịch biển là thời tiết mưa bão
kéo dài suốt cả mùa đông, tạo nên tính thời
vụ mà chưa thể một sớm một chiều có thể
khắc phục được.

Biển Đồng Hới với lợi thế , km bờ

biển cùng nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như
Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quang Phú, Hải
Ninh… và hệ thống các di tích lịch sử, văn
hóa tập trung dọc bờ biển đã tạo cho Đồng
Hới một thế mạnh về du lịch biển. Mỗi
năm, khi mùa hè đến, các bãi biển ở thành
phố lại thu hút một lượng khách khá đông
90


như các bãi biển Nhật Lệ - Quang Phú, Mỹ
Cảnh - Bảo Ninh, Hải Ninh... mùa du lịch
mới đang đến gần, bên cạnh việc nỗ lực
làm mới mình bằng các hoạt động phong
phú và những sản phẩm du lịch độc đáo,
các doanh nghiệp làm dịch vụ du lịch trên
địa bàn cũng đang nâng cấp cơ sở vật chất,
dịch vụ lưu trú để đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của du khách. Đồng Hới đã, đang và sẽ sẵn
sàng chào đón du khách với một mùa du
lịch đầy hứa hẹn.
.2. i n nghị
Quá trình hình thành và phát triển du
lịch ở Quảng Bình nói chung và thành phố
Đồng Hới nói riêng còn khá mới mẻ so với
các địa phương khác. Trong thời gian tới,
để góp phần xây dựng thương hiệu du lịch
biển Đồng Hới, thành phố phải tập trung
làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về vị trí vai trò của biển, vùng

bờ biển, hải đảo đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường hiệu
lực quản lý Nhà nước về kinh tế biển, đẩy
mạnh phát triển du lịch biển.
Thành phố cần tập trung khai thác có
hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan
trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, xã
hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng dần tỷ trọng du lịch, dịch vụ
trong GDP; Nâng cao chất lượng và đa
dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch; tạo
dựng các sản phẩm đặc sắc có tính cạnh
tranh cao và hấp dẫn du khách; nâng cao vị
thế du lịch thành phố Đồng Hới trong cả
nước và quốc tế; Khôi phục các làng nghề
truyền thống, sản xuất những mặt hàng lưu
niệm đặc trưng của miền biển Quảng Bình,
tổ chức tốt các hoạt động văn hóa nghệ
thuật dân gian, các lễ hội truyền thống...dần
dần xây dựng thành phố không chỉ là điểm
dừng chân của du khách trong nước và

ngoài nước mà còn là điểm đến hấp dẫn,
thân thiện, mến khách.
Thành phố cần xác định tập trung phát
triển du lịch biển, du lịch văn hóa – lịch sử,
mua sắm, giải trí, du lịch hội nghị, hội
thảo. Các định hướng tổ chức không gian
cụ thể: quy hoạch và triển khai xây dựng

bãi tắm Nhật Lệ 2, sắp xếp, tổ chức lại các
nhà hàng dọc bãi biển Hải Thành, Quang
Phú; tiếp tục triển khai các dự án đầu tư đã
được cấp phép ở Quang Phú, Bảo Ninh
như: Sun Spa Resort giai đoạn 3, dự án của
công ty cổ phần du lịch Sài Gòn – Quảng
Bình, công ty Hồ Thiệu Trị và cộng sự..,
bảo tồn và phát triển làng nghề chế biến
thủy, hải sản Bảo Ninh; hoàn thành khu đô
thị mới và trung tâm thương mại ở phường
Nam Lý, triển khai xây dựng tượng đài Hồ
Chí Minh, công viên Cầu Rào, xây mới
một số siêu thị; trùng tu, tôn tạo các di tích
lịch sử - văn hóa, tu bổ chứng tích chiến
tranh Tam Tòa, góp phần tô điểm thêm
cảnh quan hai bên bờ cửa sông Nhật Lệ;
hình thành khu phố ẩm thực tại đường Cô
Tám, phường Hải Đình nhằm khai thác
nghệ thuật ẩm thực đặc trưng phục vụ
khách du lịch.
Trước kia mọi người thường biết đến
Quảng Bình là một vùng đất chỉ có gió Lào
và cát trắng, địa danh mà người ta sẽ lướt
qua trên tuyến đường du lịch vào Nam ra
Bắc. Thế nhưng, thành phố Đồng Hới –
tỉnh Quảng Bình hôm nay đang là một
điểm du lịch hấp dẫn tuyệt vời, đầy những
bất ngờ ngay cả với những người đã từng
đến vùng đất này.
TÀI LIỆU T AM


ẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007),
Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
ương khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến

91


năm 2020, Hà Nội.

4. Trần Hoàng (2007), Quảng Bình thắng cảnh
và văn hóa, Nxb Lao động, Hà Nội.

2. Thanh Bình, Huy Thạo (2010), “Quảng Bình
với ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
năm 2010”, Văn hóa Quảng Bình, tr.37-38.

5. UBND tỉnh Quảng Bình (2008), Báo cáo tổng
hợp quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH
tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, Đồng Hới.

3. Đảng bộ Tỉnh Quảng Bình (2010), Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV,
Quảng Bình.

Ngày nhận bài: 10/8/2015


6. www.cpv.org.vn
7. www. Chicucthongke.donghoi.gov.vn

Biên tập xong: 15/12/2015

92

Duyệt đăng: 20/12/2015



×