Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận Bảo hiểm BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.77 KB, 18 trang )

I, Cơ sở lý thuyết
Bảo hiểm cháy nổ và hợp đồng hỏa hoạn, rủi ro
1. Khái niệm
Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là bảo hiểm những thiệt hại do cháy và
các rủi ro tương tự hay các rủi ro đặc biệt như động đất, bão lụt, núi lửa, sét đánh…
gây ra cho đối tượng bảo hiểm.
Giải thích rõ hơn
Hỏa hoạn: Cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài nguồn lửa chuyên dùng , gây
thiệt hại tài sản và con người.
Cháy : là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng
Đơn vị rủi ro : nhóm tài sản tách biệt với nhóm khác, khoảng cách không cho
phép hỏa hoạn lây lan sang nhau. Khoảng cách nhỏ nhất là 12m
* Tổn thất :


Tổn thất toàn bộ : Tài sản bảo hiểm bị phá hủy hoàn toàn hoặc hư hỏng
nghiêm trọng



Tổn thất toàn bộ thực tế : Tổn thất toàn bộ đến mức không thể phục hồi như
trạng thái ban đầu



Tổn thất toàn bộ ước tính: Tổn thất toàn bộ mà nếu sửa chữa phục hồi thì
phải bỏ ra không ít hơn số tiền bảo hiểm, người được bảo hiểm có hành động
từ bỏ đối tượng bảo hiểm đó

* Mức miễn bồi thường :số tiền người được bảo hiểm tự gánh chịu cho mỗi hoặc
mọi tổn thất




Việt Nam: mức tối thiểu không dưới 1000 USD hoặc tiền khác tương đương

2. Đối tượng bảo hiểm


Bất động sản





Các động sản : tài sản cá nhân, tài sản cần thiết cho sự hoạt động của 1
doanh nghiệp như đồ vật, phương tiện, máy móc …
Hàng hóa có thể là nguyên liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm …

3. Các rủi ro được bảo hiểm
Ở Việt Nam, các công ty bảo hiểm áp dụng quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi
ro đặc bệt được ban hành theo quyết định số 142/TC-QĐ ngày 2/5/1991 của Bộ tài
chính để xác định phạm vi bảo hiểm.
*Danh mục rủi ro: 10 rủi ro chủ yếu của đơn bảo hiểm này kí hiệu từ A đến J, bao
gồm: (A) Hỏa hoạn; (B) Nổ; (C) Máy bay và các phương tiện hàng không khác
hoặc các thiết bị trên phương tiện đó rơi vào; (D) Gây rối, đình công, bãi công, sa
thải; (E) Hành động ác ý; (F) Động đất, núi lửa phun, bao gồm cả lụt và nước biển
tràn do hậu quả của động đất và núi lửa; (G) Giông bão; (H) Giông bão, lụt; (I) Vỡ
hay tràn nước từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đường ống dẫn nước;
và (J) Xe cộ hay súc vật không thuộc quyền sở hữu, kiểm soát của Người được bảo
hiểm hay nhân viên của họ đâm vào).
- Hỏa hoạn : do nổ hoặc các nguyên nhân khác

A.

Hoả hoạn

1.

Cháy:

-

Nổ do ảnh hưởng của cháy

-

Động đất hoặc lửa ngầm dưới đất

-

Bản thân tài sản bị phá hủy hoặc hư hỏng do sự lên men hoặc quá trình
xử lý bằng nhiệt

2. Sét: thiệt hại trực tiếp do sét gây ra
3.

Nổ: là hiện tượng cháy cực nhanh tạo ra và giải phóng một áp lực lớn
kèm theo một tiếng động mạnh phát sinh từ sự giãn nở nhanh, mạnh
của chất lỏng, chất rắn hoặc chất khí

-


Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt


-

Hơi đốt phục vụ sinh hoạt thắp sáng hoặc sưởi ấm trong nhà

-

Những thiệt hại tài sản do phương tiện hoặc biện pháp cứu chữa gây ra

-

Thiệt hại tài sản do mất cắp trong khi hoả hoạn

-

So sánh Rủi ro nổ trong cơ bản và trong các rủi ro đặc biệt

-

4. Hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt





Công ty bảo hiểm sau khi nhận đơn và thành lập bản đánh giá rủi ro, xem xét
mọi khía cạnh kinh tế và pháp lý sẽ quyết định nhận hay từ chối bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn chỉ được thành lập khi đơn xin bảo hiểm

được chấp nhận và 2 bên gặp nhau để thỏa thuận các chi tiết của hợp đồng.
Trong bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt có thêt sử dụng giấy chứng nhận
bảo hiểm thay cho hợp đồng bảo hiểm.
Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm bao gồm : tên, địa chỉ của người
được bảo hiểm; tên đối tượng bảo hiểm; rủi ro được bảo hiểm; số tiền bảo
hiểm; phí bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm













Thời hạn bảo hiểm tùy theo yêu cầu của người được bảo hiểm, có thể là 1
năm hoặc ngắn hơn. Sau thời hạn kết thúc bảo hiểm, người được bảo hiểm
có thể đóng tiếp phí bảo hiểm và yêu cầu tái tục bảo hiểm.
Hợp đồng có thể hủy bỏ trong các trường hợp sau:
 1 hay 2 bên kí hợp đồng bảo hiểm thông báo trước 30 ngày bằng văn
bản cho bên kia về việc hủy bỏ hợp đồng
 Có những thay đổi về tăng mức rủi ro của đối tượng bảo hiểm. Trừ khi
những thay đổi đó được người bảo hiểm chấp nhận bằng văn bản
 Thay đổi quyền sở hữu hoặc không có thẩm quyền quản lí đối với tài
sản được bảo hiểm
Khi hợp đồng bị hủy thì người bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm cho thời

gian hiệu lực còn lại của hợp đồng.
*Nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm của công ty bảo hiểm
Thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra ghi trong giấy chứng nhận bảo
hiểm, xảy ra trước 16 h ngày cuối cùng thời hạn bảo hiểm
Chi phí cần thiết , hợp lý hạn chế tổn thất
Chi phí thu dọn hiện trường nếu có ghi rõ trong giấy chứng nhận
Không vượt quá số tiền bảo hiểm mỗi hạng mục, hoặc gộp lại không vượt
quá tổng số tiền bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận

5, Giám định và bồi thường tổn thất
a)

b)

Giám định
- Khi nhận được thông báo tổn thất, người bảo hiểm cần đến nơi xảy ra tổn
thát cùng với ngươì được bh tiến hành giám định và lập biên bản giám
định thiệt hại
- Nếu không thỏa thuận được thì phải mời giám định viên chuyên ngành để
xác định.
- Bảo hiểm hoặc người đại diện có quyền kiến nghị hoặc tự xử lý tài sản
Bồi thương tổn thất
- Hồ sơ đòi bồi thường : giấy thông báo tổn thất , biên bản giám định thiệt
hại , Biên bản giám định vụ tổn thất của cảnh sát, bản kê khai thiệt hại và
các giấy tờ chứng minh thiệt hại.
- Cách tính bồi thường
Thời điểm tổn thất xảy ra
- Nếu v > = a , bh sẽ bồi thường tổn thất thực tế
- Nếu v < a ,bh bồi thường theo tỷ lệ :



Số tiền bồi thường = giá trị thiệt hại * số tiền bh / giá trị tài sản lúc xảy
ra tổn thất

c)

Thời hạn thanh toán
- 30 ngày kể từ ngày nhận đc hồ sơ hợp lệ.
- Nếu công ty bảo hiểm từ chối bồi thường, trong vòng 60 ngày kể từ ngày
gửi giấy báo từ chối, nếu người được bảo hiểm không có ý kiến thì coi
như họ chấp nhận sự từ chối đó.
- Thời hạn đòi bồi thường là 1 năm kể từ khi xẩy ra tổn thất. Người được
bảo hiểm có quyền đòi bồi thường thiệt hại 1 năm kể từ ngày xảy ra tổn
thất . Nếu quá hạn thì bảo hiểm không có trách nhiệm giải quyết bồi
thường .

6, Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm ,phí bảo hiểm
a)

Giá trị tài sản được bảo hiểm trong BẢo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc
biệt thường rất lớn
Cách xác định :

Nhà cửa

Máy móc,thiết bị,
TSCĐ

Giá trị mới:
giá trị mới xây của nhà

bao gồm cả chi phí khảo
sát, thiết kế.
Giá trị còn lại = giá trị
mới xây
– hao mòn
-

Giá trị còn lại = giá
mới mua
– khấu hao

Thành
phẩm, bán
thành phẩm
Giá thành
sản xuất
hoặc giá
bán.
(cái nào
thấp hơn thì
lấy)

Hàng hóa trong kho

Giá thực tế = giá mua
+ chi phí vận chuyển
+ chi phí khác.

Nhà cửa : giá trị mới hoặc còn lại
Máy móc thiết bị và các loại tài sản cố định : giá trị mua ms trừ khấu hao

Thành phẩm và bán thành phẩm : giá thành sản xuất ( nếu GTSX > giá
bán thì lấy giá bán )
Hàng hóa mua về để kho : giá mua + chi phí vận chuyển + chi phí khác


b)



Số tiền bảo hiểm
là mức bồi thường tối đa trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn
thất toàn bộ.
Số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn giá trị bảo hiểm khi : người được bảo
hiểm có thể tham gia bảo hiểm tái sản của mình với số tiền lớn hơn V nhưng
không quá 10 % của V
Không bồi thường nhiều hơn số tiền bảo hiểmbộ
Cơ sở xác định sô tiền bảo hiểm là giá trị bảo hiểm
- Hai bên tự thỏa thuận
- Bảo hiểm theo giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa

c)

Phí bảo hiểm
là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm để
được bồi thường trong trường hợp có tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây
ra.
Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm

*Tránh k nhầm lẫn giữa Bảo hiểm cháy , nổ bắt buộc và bảo hiểm Hỏa hoạn và
các rủi ro đặc biệt



Cháy nổ bắt buộc

- Bảo hiểm bắt buộc.
- Rủi ro được bảo hiểm là cháy và nổ.
- Phí theo qui định của BTC.


Hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

- Bảo hiểm tự nguyện.
- Rủi ro được bảo hiểm là cháy, nổ, hành động các ý, giông bão, lụt, đâm va, máy
bay rơi...
- Phí thỏa thuận.
Và Phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc > bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro
đăc biệt


II Thực trạng Chung về bảo hiểm phi nhân thọ và riêng đối với bảo hiểm hỏa
hoạn và các rủi ro đặc biệt

trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ,
theo số liệu mới cập nhật, tổng tài sản toàn thị trường năm 2016 ước đạt
239.413 tỷ đồng (tăng 18,20% so với năm 2015). Trong đó, các DNBH phi nhân
thọ có tổng tài sản ước đạt 67.585 tỷ đồng (tăng 13,94% so với năm 2015),
Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH năm 2016 ước đạt
186.572 tỷ đồng, tăng 16,49% so với năm 2015. Trong đó, các DNBH phi nhân thọ
đạt khoảng 34.449 tỷ đồng, tăng 6,48% so với năm 2015,
Tổng doanh thu bảo hiểm năm 2016 ước đạt 101.767 tỷ đồng, trong đó tổng

doanh thu phí bảo hiểm ước 86.049 tỷ đồng (tăng 22,64% trong đó các DNBH phi
nhân thọ ước 36.372 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước 49.677 tỷ đồng), doanh thu
hoạt động đầu tư ước đạt 15.718 tỷ đồng.




Doanh thu top 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ


Xét về con số tuyệt đối, năm 2005, doanh thu đối với bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi
ro đặc biệt mới đạt 5.678 tỷ đồng thì đến năm 2009, con số này đã là 13.641 tỷ
đồng.


Thống kê số liệu vụ cháy , nổ năm 2016 tại việt nam

Năm 2016, tình hình cháy, nổ trên cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.
Theo thống kê, đã xảy ra 3006 vụ cháy, trong đó có 1229 vụ cháy tại các cơ sở,
1290 vụ cháy nhà dân, 169 vụ cháy phương tiện giao thông, và 318 vụ cháy rừng,
làm chết 98 người, bị thương 180 người, thiệt hại về tài sản trị giá ước tính trên
1240 tỷ đồng và 1800 ha rừng.
Qua phân tích, tình hình cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tập
trung chủ yếu cháy nhà dân, nhà liền kề (1290 vụ ~ 42,9%) và một số loại hình cơ
sở có nguy hiểm về cháy, nổ gồm: Khu công nghiệp, chung cư, cơ sở cho thuê mặt
bằng để kinh doanh, ngoài ra năm 2016 nổi lên tình hình cháy tại cơ sở kinh doanh
dịch vụ vui chơi, giải trí như vũ trường, quán bar, karaoke
Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro doanh thu 1.481 tỷ đồng tăng 20,8%, đã bồi
thường 454 tỷ đồng, dự phòng bồi thường 482 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường là 63,2%
so với tỷ lệ bồi thường của 6 tháng năm 2015 là 117% cho thấy tình hình cháy nổ

đã được kiểm soát tốt hơn. Bộ Tài chính đang có chủ trương sửa đổi bổ sung
Thông tư 220 về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng
mắc cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình triển khai.

Bắt vấn đề sang công ty VNI
Như hiện tại thì tháng đầu năm 2017 với tổng doanh thu đạt hơn 300 tỷ đồng, tăng
trưởng 42% so với cùng kỳ, tỷ lệ bồi thường chiếm 30,4%.
Trong đó, doanh thu bảo hiểm phi hàng không tăng trưởng 75%
Bên cạnh việc hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh, 6 tháng đầu năm VNI cũng
đã thực hiện tăng vốn điều lệ thành công lên 800 tỷ đồng,


Với kết quả trên, VNI lọt top doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu phí bảo hiểm
tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm của VNI cao gấp
nhiều lần tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn thị trường.
Nhưng cách đây 6 năm , sau khi thành lập được 3 năm thì VNI đã gặp phải một vụ
việc
III Case study
Nishu Nam hà kiện CTCP bảo hiểm hàng không Việt Nam VNI " .
1, Giới thiệu về hai công ty
1. Người được bảo hiểm: Công ty CP NISHU Nam Hà
- Công ty CP NISHU Nam Hà (Tỉnh Hà nam) được thành lập ngày 09/05/2005
- là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm sơn,
véc ni và các chất sơn, quét tương tự, sản xuất mực in và ma tít trên thị trường Việt
Nam.
2. Người bảo hiểm: Công ty bảo hiểm hàng không VNI
Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI) là doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ với số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ VNĐ, được thành lập theo Giấy phép
số 49 GP/KDBH ngày 23/04/2008 của Bộ Tài chính.
VNI được sáng lập với sự tham gia của các cổ đông lớn là các Tập đoàn, Doanh

nghiệp hàng đầu Việt Nam bao gồm: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA),
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty lắp máy Việt Nam
(LILAMA), Tổng Công ty XNK Tổng hợp Hà Nội (Geleximco), Công ty Cổ phần
Nam Việt (NAVICO) và một số cổ đông khác.
Dưới đây là một số sản phẩm bảo hiểm chính do VNI cung cấp. Số lượng và chủng
loại các sản phẩm thực tế phụ thuộc vào tính chất rủi ro và nhu cầu khách hàng.
VNI có đủ khả năng cung cấp mọi loại hình bảo hiểm hiện có trên thị trường bảo
hiểm Việt Nam hiện nay.
1. Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:
- Bảo hiểm hàng không;
- Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người;
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;


- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và
đường hàng không;
- Bảo hiểm xe cơ giới;
- Bảo hiểm cháy, nổ;
- Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;
- Bảo hiềm trách nhiệm chung;
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
2. Kinh doanh tái bảo hiểm:
- Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
3. Các hoạt động đầu tư:
- Tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không hướng tới môi trường làm việc tiên
tiến, chuyên nghiệp, hiệu quả. Chúng tôi phấn đấu trở thành một trong những
doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.


2, Vụ việc giữa công ty Nishu Nam Hà và Công ty bảo hiểm hàng không VNI
-

Ngày 18/8/2009, công ty CP NISHU Nam Hà( người được bảo hiểm ) đã ký
hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt số 040900277 cho
cùng tài sản là nhà xưởng, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu sản xuất
với VNI( công ty bh)

-

Ngày 18/8/2010, hợp đồng số 040900277 hết hạn, VNI đề nghị NISHU Nam
Hà ký hợp đồng tái tiếp tục và làm các thủ tục để ký tiếp hợp đồng. Sau khi
làm các thủ tục cần thiết, NISHU Nam Hà đã ký với VNI các hợp đồng:
hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt số số 081000587;
giấy chứng nhận bảo hiểm số 081000587 có thời hạn bảo hiểm từ 16h00
ngày 18/8/2010 đến 16h00 ngày 18/8/2011, với số tiền bảo hiểm là 5 tỷ
đồng;

-

hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt số 081000670; giấy
chứng nhận bảo hiểm số 081000670, sửa đổi bổ sung số 081000670.E01, có
thời hạn bảo hiểm từ 16h00 ngày 7/10/2010 đến 16h00 ngày 7/10/2011, với
số tiền bảo hiểm là 6,5 tỷ đồng.


Sau khi ký hợp đồng, vào ngày 11/11/2010, VNI đã phát hành hóa đơn thu phí bảo
hiểm số 0012570, với số tiền 6 triệu đồng và hóa đơn số 0012571, với số tiền 7,8
triệu đồng và gửi cho NISHU Nam Hà đề nghị thanh toán phí, cùng với một số hóa
đơn thu phí bảo hiểm phương tiện cơ giới đã phát hành.

Do cán bộ thu phí của VNI không đến thu phí tại chỗ như các lần trước, nên đến
ngày 14/12/2010, Cty Nam Hà đã nộp phí bằng ủy nhiệm chi qua ngân hàng với
tổng số tiền là hơn 30 triệu đồng (gồm 13,8 triệu đồng của hai hóa đơn bảo hiểm
hỏa kể trên, phần còn lại là phí bảo hiểm phương tiện cơ giới - PV).
-

Vào tối ngày 3/1/2011, nhà xưởng sản xuất của Cty Nam Hà xảy ra hỏa
hoạn, gây thiệt hại lớn về tài sản. Sau vụ cháy, VNI đã của cán bộ trực
tiếp tới hiện trường giám định và thuê cả công ty giám định độc lập tới
để xác định giá trị tổn thất tài sản, cả hai đều xác định mức tổn thất
thực tế từ vụ cháy là hơn 14,6 tỷ đồng.( liên quan đến giám định và bồi
thường tổn thất ). Về nguyên nhân cháy, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
huyện Duy Tiên nhận định, nguyên nhân gây cháy là do chập điện trên
đường dây tải từ trạm biến áp vào khu vực nhà kho, nhà xưởng. Chưa có dấu
hiệu nghi vấn liên quan đến việc phá hoại tài sản của Cty.

-

Ngày 5/4/2011, VNI có Văn bản số 377/CV-VPKV5 thông báo từ chối bồi
thường tổn thất do cháy nhà xưởng sản xuất sơn của NISHU Nam Hà

-

Ngày 6/7/2011, Cty Nam Hà đã nộp đơn tới Tòa án nhân dân TP Hà Nội
khởi kiện VNI, để đòi tiền bảo hiểm theo các hợp đồng bảo hiểm hai bên đã
ký với nhau, với số tiền khiếu nại bồi thường hơn 9 tỷ đồng. Tòa án nhân
dân TP. Hà Nội đã triệu tập đương sự liên quan để bắt đầu giải quyết vụ
kiện.

-


Ngày 17/7/2012, Công ty CP Bảo hiểm Hàng không (VNI) và Công ty CP
NISHU Nam Hà đồng ký tên, đóng dấu trong một thông cáo báo chí gửi tới
giới truyền thông cho biết hai bên đã “tìm được tiếng nói chung”.

3, Lý do vì sao VNI k chịu bồi thường cho Nishu Nam Hà


VNI từ chối bồi thường vì lý do các hợp đồng bảo hiểm trên trong tình trạng
nộp phí chậm nên không phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
Về vấn đề này VNI giải thích tại Công văn số 03 ngày 20/12/2010 về việc hủy Hợp
đồng bảo hiểm gửi Nishu Nam Hà, các hợp đồng và Giấy chứng nhận bảo hiểm có
tổng số phí là 30.084.000 đồng đến ngày 14/12/2010 Nishu Nam Hà mới chuyển
khoản chi trả khoản phí trên cho VNI, và đã quá hạn nộp phí bảo hiểm cho 02 hợp
đồng trên.
Cũng theo VNI, điểm 1.2.1 khoản 2 Điều 2 Thông tư 86/2009/TT-BTC ngày
28/04/2009 chỉ ra rằng: “trong trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng đủ
phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong
Hợp đồng bảo hiểm, Hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực bảo hiểm kể từ
ngày kế tiếp ngày bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận
trong Hợp đồng”.
Nishu Nam Hà cũng chưa có văn bản nào đề nghị ra hạn nợ phí bảo hiểm. Sau 20
ngày kể từ ngày nộp phí bảo hiểm thì rủi ro xảy ra. Do đó, VNI đã từ chối bồi
thường cho Nishu Nam Hà
Trao đổi với báo chí, ông Đỗ Việt Anh cho hay: “Bảo hiểm Hàng không đã chọn
thời điểm rất nhạy cảm để gửi thông báo đề ngày 20/12/2010 về việc hủy bỏ hợp
đồng bảo hiểm và hoàn trả phí bảo hiểm, với lý do là phí bảo hiểm chúng tôi đóng
chậm hơn so với hợp đồng. Nhưng ngày 1/2/2011 bảo vệ của Cty mới nhận được
thư chuyển phát nhanh của VNI, trên bao bì thư có đóng dấu bưu điện đề ngày
chuyển là 31/1/2011, thời điểm này rơi đúng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2011

(từ 31/1-8/2/2011)”.
“Lý do họ đưa ra để hủy hợp đồng như vậy là không thỏa đáng, vì phí bảo hiểm
chúng tôi đóng năm 2010, hỏa hoạn lại xảy ra vào năm 2011. Chưa kể, nếu trả lại
phí sao họ không trả lại từ trước. Thậm chí, khi hỏa hoạn xảy ra họ còn cử nhân
viên và thuê cả công ty độc lập tới khám nghiệm hiện trường...
Việc VNI cố tình dựa vào những căn cứ không chính đáng để từ chối trả tiền bồi
thường bảo hiểm cho công ty chúng tôi, thể hiện sự bất tín trong kinh doanh- điều
mà một doanh nghiệp”, ông Việt Anh bức xúc.
Sau đó ,những khoản bồi thường cụ thể mà VNI sẽ phải thực hiện bao gồm :


- Thiệt hại thực tế xảy ra đối với tài sản (nhà xưởng sản xuất, máy móc thiết bị
và nguyên vật liệu sản xuất sơn) do hậu quả của vụ cháy thuộc phạm vi bảo
hiểm theo các Hợp đồng bảo hiểm đã ký.
- Tiền bảo hiểm theo các hợp đồng bảo hiểm với số tiền 9.028.234.500.
4, Tổn thất chung mà công ty nishu nam hà hứng chịu
Vụ cháy xảy ra, “xác định đây là tổn thất lớn, phức tạp”, Công ty đã mời cơ quan
giám định độc lập tới kiểm tra hiện trường, hướng dẫn NISHU thu thâpk hồ sơ,
chứng từ để phục vụ cho giải quyết bồi thường sau này. Tổn thất của vụ cháy ước
tính lên đến 14 tỉ đồng.
5, Từ vụ việc trên rút ra bài học cho các doanh nghiệp Vietnam khi mua Bảo Hiểm
hỏa hoạn
bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khi gặp trường hợp tương tự:
- Bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm phải thống nhất với nhau cách thức thanh
toán phí bảo hiểm, tránh xảy ra tình trạng tương tụe như của 2 công ty NISHU
Nam Hà và VNI.
- Khi xảy ra tai nạn bên được bảo hiểm phải nhanh chóng thông báo cho bên bảo
hiểm về tai nạn để bên bảo hiểm có thể thực hiện công tác điều tra tai nạnbằng
cách gửi giám định viên đến hiện trường để nắm bắt tình hình, thu thập thông tin:
các tang vật và lời khai của nhân chứng,… Từ đó bên bảo hiểm có thể dễ dàng xác

định mức độ thiệt hại, lên các biện pháp hạn chế tổn thất và thực hiện công tác bồi
thường.
- Các công ty, các cơ sở sản xuất kinh doanh cần nâng cao nhận thức của mình về
công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. để làm được điều đó, các công ty cần phối
hợp chặt chẽ với phòng cảnh sát PCCC các cấp chính quyền để thường xuyên kiểm
tra tình hình. Bên được bảo hiểm cũng cần hiểu rằng không phải tham gia bảo hiểm
là dồn hết trách nhiệm cho bên bảo hiểm mà bản thân họ cũng cần cso trách nhiệm
bố trí và quản lý tài sản cho tốt, có kế hoạch phòng cháy chữa cháy khi hoả hoạn
xảy ra, thường xuyên tu sửa, bảo dưỡng trang thiết bị.
- Các công ty bảo hiểm cũng cần thực hiện công tác giám định và giải quyết bồi
thường một cách nhanh chóng và chính xác, không trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm
khi có tai nạn xảy ra, tránh rườm rà, phức tạp về thủ tục khiến mất thời gian,



Trả lời câu hỏi phụ
Số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn giá trị bảo hiểm không?
Trả lời:
TÙY TỪNG TRƯỜNG HỢP:
Theo quyết định 142 – TCQĐ
Điều 10. Trường hợp số lượng tài sản (hàng hoá trong kho, trong cửa hàng...)
thường xuyên tăng giảm thì có thể bảo hiểm theo giá trị trung bình hoặc giá trị tối
đa (còn gọi là giá trị điều chỉnh).
1. Bảo hiểm theo giá trị trung bình: Người được bảo hiểm ước tính và thông báo
cho NGƯỜI BẢO HIỂM giá trị của số hàng hoá trung bình có trong kho, trong cửa
hàng... trong thời hạn bảo hiểm. Giá trị trung bình này được coi là số tiền bảo
hiểm. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị trung bình. Khi tổn thất xảy ra
thuộc trách nhiệm bảo hiểm, NGƯỜI BẢO HIỂM bồi thường thiệt hại thực tế
nhưng không vượt quá giá trị trung bình đã khai báo.
2. Bảo hiểm theo giá trị tối đa (hay còn gọi là giá trị điều chỉnh).

a. Người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho NGƯỜI BẢO HIỂM giá trị số
hàng hoá tối đa có thể đạt vào một thời điểm nào đó trong thời hạn bảo hiểm. Phí
bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa này nhưng chỉ thu trước 75%. Khi tổn
thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm, NGƯỜI BẢO HIỂM bồi thường thiệt hại
thực tế nhưng không vượt quá giá trị tối đa đã khai báo.
b. Đầu mỗi tháng hoặc mỗi quý (tuỳ hai bên thoả thuận), Người được bảo hiểm
thông báo cho NGƯỜI BẢO HIỂM số hàng tối đa thực có trong tháng (trong quý)
trước đó.
c. Cuối thời hạn bảo hiểm, trên cơ sở các giá trị được thông báo, NGƯỜI BẢO
HIỂM tính giá trị số hàng tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm và tính lại phí
bảo hiểm trên cơ sở giá trị tối đa bình quân này. Nếu số phí bảo hiểm tính được
trên cơ sở giá trị tối đa bình quân nhiều hơn số phí bảo hiểm đã nộp thì Người
được bảo hiểm trả thêm cho NGƯỜI BẢO HIỂM số phí còn thiếu. Ngược lại, nếu
số phí bảo hiểm đã nộp nhiều hơn số phí bảo hiểm tính được trên cơ sở giá trị tối
đa bình quân thì NGƯỜI BẢO HIỂM hoàn trả số chênh lệch cho Người được bảo
hiểm. Tuy nhiên, số phí bảo hiểm chính thức phải nộp không được thấp hơn 2/3 số
phí bảo hiểm đã nộp đầu năm.


Nếu trong thời hạn bảo hiểm đã có tổn thất được NGƯỜI BẢO HIỂM bồi thường
và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân tính được thì phí bảo hiểm
được tính trên cơ sở số tiền bồi thường đã trả; trong trường hợp này, số tiền được
bồi thường coi như số tiền bảo hiểm.

Điều 21. Phương án bồi thường theo tỷ lệ:
1. Nếu vào thời điểm xảy ra tổn thất, số tiền bảo hiểm lớn hơn hoặc bằng giá trị
thực tế của tài sản được bảo hiểm thì NGƯỜI BẢO HIỂM sẽ bồi thường thiệt hại
thực tế.
2. Nếu vào thời điểm xảy ra tổn thất, số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị thực tế của
tài sản được bảo hiểm, NGƯỜI BẢO HIỂM sẽ bồi thường theo tỷ lệ: số tiền bồi

thường bằng giá trị thiệt hại nhân với tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị tài sản
được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất.
3. Nếu tại thời điểm tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hại, tài sản đó đã
được bảo hiểm bằng một hợp đồng bảo hiểm khác thì trách nhiệm của NGƯỜI
BẢO HIỂM trong bất kỳ trường hợp nào cũng chỉ giới hạn ở phần tổn thất phân bổ
cho bảo hiểm này theo tỷ lệ.




×