Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cảm nhận về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.99 KB, 5 trang )

Đề bài: Cảm nhận về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
BÀI LÀM:
Bài Mẫu Số 1:
Nguyễn Đình Chiểu ­ một con người được mệnh danh là ngôi sao sáng trên bầu trời dân  
tộc. Ông không chỉ là một người thầy giáo mẫu mực, một người thầy lang y đức mà còn 
là một nhà thơ, nhà văn tài năng. Ông luôn dùng văn chương để chiến đấu vì chính nghĩa.  
Ta có thể thấy rõ sự chính nghĩa ấy thông qua tác phẩm nổi tiếng và vang mãi sau này của 
ông " Văn tế  nghĩa sĩ Cần Giuộc". Ông đã dựng lên bức tượng đài bất tử  về  nông dân 
nghĩa sĩ Cần Giuộc. Tác phẩm là tiếng khóc bi tráng trong thời kỳ  lịch sử bi thương của  
dân tộc.
Mở đầu tác phẩm nhà văn đã kết hợp một câu cảm thán với nghệ thuật đối lập:
"Hỡi ôi!
Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ
Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy  
mà mất tiếng vang như mõ."
Phần đầu lung khởi của bài tế đã luận chung về lẽ sống chết. Nguyễn Đình Chiểu đã sử 
dụng biện pháp nghệ thuật đối: "Súng giặc đất rền" với " lòng dân trời tỏ". Nghệ  thuật  
ấy đã mở ra một hoàn cảnh tình thế bão táp của lịch sử. Đó là một sự đụng độ quyết liệt  
giữa thế lực xâm lăng tàn bạo với ý chí, nghị lực, kiên cường bảo vệ Tổ quốc của dân tộc  
ta. Tiếp đó tác giả lại sử dụng nghệ thuật đối về thời gian: "mười năm công vỡ ruộng" và  
"một trận nghĩa đánh Tây", chính "mười" và "một" ấy đã khẳng định ý chí cao quý, những  
hy sinh oanh liệt của chiến sĩ Cần Giuộc.
Với những người nghĩa sĩ, nông dân mộc mạc ấy đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho đất 
nước kể từ lúc chưa có chiến tranh hay điểm diễn ra chiến tranh xảy ra . Qua phần thích 
thực, tác giả đã ca ngợi công đức phẩm hạnh của người nông dân­ anh hùng dân tộc.
"Nhớ linh xưa:


Cui cút làm ăn; lo toan nghèo khó....."
Nguồn gốc xuất thân của những nghĩa sĩ ấy là những người nông dân cui cút làm ăn, chịu  
thương chịu khó, sống cuộc sống của mình với đồng ruộng xóm làng với công việc quen 


thuộc: cuốc, cày, bừa, cấy... đâu biết đến "cung ngựa, trường nhung", đâu biết tập khiên  
súng gì. Nghe thấy "phong hạc", họ  ngóng trông triều đình đưa ra kế  sách để  chống lại 
quân giặc, thế mà triều đình nhu nhược, không lo toan được việc nước, làm lòng dân càng  
thêm căm phẫn: " Bữa thấy bòng bong, che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem  ống 
khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ."
Trước khi cầm vũ khí đánh giặc, họ đều là những người nông dân xa lạ với chiến tranh, 
nhưng từ khi thực dân Pháp xâm lược đã làm nên một sự chuyển biến trong tâm hồn họ,  
họ đã trở thành những người lính can trường, yêu nước căm thù giặc, tự nguyện đứng lên  
chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì Tổ  quốc. Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả  một cách chân 
thực sinh động gần gũi với tiếng ăn tiếng nói của người nông dân lao động. Họ  ra trận  
chiến đấu mà chỉ được trang bị những dụng cụ thô sơ, thiếu thốn (manh áo vải, ngọn tầm  
vông, dao tu, nón gõ) và nó đối lập hoàn toàn với những vũ khí hiện đại tối tân của kẻ 
xâm lược (tàu thiếc, tàu đồng, đạn to, đạn nhỏ). Thử  hỏi hai thứ  vũ khí đối lập  ấy khi 
tham gia trận chiến bên nào sẽ thiệt thòi và chịu cái kết đau thương? Thiệt thòi là thế, ấy  
vậy mà tinh thần của người nghĩa sĩ ấy sắt thép kiên cường, khí thế tấn công như vũ bão, 
coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Bằng loạt ngôn ngữ góc cạnh, động từ mạnh: đốt, chém,  
đạp, xô, xông,.. Nguyễn Đình Chiểu đã cho thấy khí thế  xông lên trận chiến của người  
dân với tinh thần bất khuất, xả thân vì nghĩa lớn của dân tộc. Cái chết­ sự thật phũ phàng­ 
nó là một tấn bi kịch đối với đất nước ta trong thời kỳ lịch sử đen tối ấy.
Trong phần cuối của bài văn tế, đó là tiếng ai vãn, tiếc thương của dân tộc trước sự  hi  
sinh của những người đã ngã xuống. Tác giả  đã bày tỏ  nỗi đau đớn của người dân của 
chính tác giả qua từng câu chữ thấm đượm tình của mình. Những nghĩa sĩ ấy đã dùng cái  
chết của mình để làm sáng tỏ ra một chân lý "chết vinh còn hơn sống nhục", đấu tranh tới  
cùng dù chết, còn hơn chung sống làm nô lệ  cho bọn ngoại xâm. Những dòng cuối là 
những tiếng khóc thể  hiện niềm tiếc thương  ấy, bi mà không lụy, nó tiếp tục ca ngợi  


công lao của chiến binh , nó còn cổ  động, thúc giục, khích lệ  những người còn sống sẽ 
tiếp tục sự nghiệp chiến đấu của các chiến sĩ Cần Giuộc.
Nguyễn Đình Chiểu đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật, những nghĩa sĩ giản 

dị, mộc mạc mà sắt thép, kết hợp với chất trữ tình, tính hiện thực, ngôn ngữ  trong sáng, 
đậm chất Nam Bộ  đã tạo ra một bài ca không tuổi, ca ngợi về  tinh thần oanh liệt của 
nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Bài văn tế đã kể lại công đức phẩm hạnh của những người đã mất đồng thời cũng bày tỏ 
lòng tiếc thương của người sống đối với họ với âm hưởng bi tráng. Những người chiến 
binh Cần Giuộc  ấy sẽ sống mãi trong câu chữ của Nguyễn Đình Chiểu, sẽ mãi là là bức  
tượng đài bất tử của của dân tộc Việt Nam ta.
Bài Mẫu Số 2:
Thời gian cứ  thế  trôi qua nhưng những gì là giá trị, là vẻ  đẹp cao quý thì luôn còn mãi. 
Lịch sử dân tộc ta đã trải qua biết bao cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, oanh liệt  
có những mất mát cũng quá nhiều. Trong cuộc nổi dậy chống Pháp, những người nghĩa sĩ 
Cần Giuộc tuy đã hi sinh nhưng vẻ  đẹp hào hùng, bi tráng của họ  mãi trường tồn cùng 
thời gian. Bởi vậy, “Văn tế  nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu là áng văn bất 
hủ ca ngợi vẻ đẹp của những người nghĩa sĩ nông dân.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Trong nước, nổi lên những cuộc khởi nghĩa 
chống giặc ngoại xâm. Đến năm 1861, những người nghĩa sĩ nông dân quả  cảm đã tập 
kích đồn giặc  ở Cần Giuộc, khiến một số quan quân của giặc và tên tri huyện tay sai bị 
tiêu diệt. Song thật không may, đã có khoảng hơn 20 nghĩa sĩ đã hi sinh. Xúc động trước 
tình cảnh đó, Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài văn tế để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ  
hy sinh trong trận này.
Mở  đầu tác phẩm, trong phần Lung khởi, tác giả  tái hiện tình cảnh đau thương của dân 
tộc với tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp: “Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ”. Tác 
giả  đã ca ngợi tấm lòng của nhân dân tỏa sáng dù vũ khí quân đội vắng mặt. Đồng thời, 
nhà thơ cũng khái quát về hai quãng đời của người nông dân nghĩa sĩ: “Mười năm công vỡ 


ruộng, chưa  ắt còn danh nổi như  phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang  
như mõ”. Tuy quãng thời gian làm nông dân rất dài, sống một cuộc sống bình yên, song họ 
sẵn sàng làm nghĩa sĩ chống giặc trong thời gian ngắn, để  rồi danh thơm còn mãi với 
muôn đời. Họ  là những người trượng nghĩa, mang tinh thần xả  thân sẵn sàng đứng lên 

chống lại quân giặc.
Trong phần Thích thực từ  câu 3 đến câu 15, tác giả  ca ngợi vẻ  đẹp của người nghĩa sĩ 
nông dân trong cuộc sống đời thường và trong chiến tranh. Họ  vốn xuất thân là những 
người nông dân quanh năm ngày tháng chỉ biết “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”, nhưng  
khi giặc xâm lược, họ giờ đây không còn “trông tin quan như trời hạn trông mưa”. Vẻ đẹp 
bình dị  của những người nông dân chân lấm tay bùn giờ  đây trở  nên huy hoàng hơn bao  
giờ hết bởi tinh thần căm thù giặc sâu sắc ngùn ngụt chất chồng. Họ bày tỏ cảm xúc của  
mình một cách chân thật “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”. Họ nhận thức sâu sắc về 
trách nhiệm của mình trong công cuộc bảo vệ nền độc lập dân tộc – đó là tham gia chiến  
đấu. Họ  vào trận với “manh áo vải làm đồng” và những dụng cụ  lao động thô sơ  như 
ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay,… Vậy mà, chỉ với tinh thần dũng cảm, họ có  
thể tham gia trận công đồn: “Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt  
tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều  
mình như  chẳng có”. Họ  chiến đấu với hành động dứt khoát, mạnh mẽ: “đốt”, “chém”, 
“đạp rào”, “xô cửa xông vào”, “đâm ngang chém ngược”,… Bởi vậy, họ   khiến cho kẻ thù 
phải khiếp sợ: “mã tà ma ní hồn kinh, bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng  
nổ”.
Phần Ai vãn từ  câu 16 đến câu 25 bày tỏ  lòng tiếc thương, sự cảm phục của tác giả  và  
của nhân dân đối với người nông dân nghĩa sĩ. Đó là nỗi đau đớn khôn nguôi của thân 
nhân nghĩa sĩ: “Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não 
nùng thay vợ  yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế  dật dờ  trước ngõ”. Đó còn là nỗi căm  
giận tội ác kẻ thù hòa chung tiếng khóc nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất 
nước: “Tấc đất ngọn rau  ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta; bát cơm manh áo ở  đời, mắc 
mớ  chi ông cha nó”. Xót xa là thế nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn khẳng định sự  hi sinh 
của những nghĩa sĩ Cần Giuộc là anh dũng, là cao cả: “Thà thác mà đặng câu địch khái, về 


theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”.
Năm câu thơ  kết đã ca ngợi công lao bất diệt của những người nghĩa sĩ. Họ  là những 
người “Sống  đánh giặc,  thác  cũng đánh giặc,  linh hồn theo giúp cơ  bình,  muôn kiếp  

nguyện được trả  thù kia; sống thờ  vua, thác cũng thờ  vua, lời dụ  dạy đã rành rành, một 
chữ ấm đủ đền công đó”. Thái độ tôn kính mà đau xót của tác giả không chỉ thể hiện qua 
từ  ngữ  trang trọng mà còn  ở  giọng điệu trầm buồn. Sự  mặc niệm, nấc nghẹn đau đớn 
của Nguyễn Đình Chiểu  ở  cuối bài: “Hỡi ôi thương thay/ Có linh xin hưởng” cũng thể 
hiện tấm lòng ngợi ca công đức theo hướng vĩnh viễn, muôn đời.
Qua việc sử dụng thủ pháp tương phản đối lập, bút pháp hiện thực cùng giọng điệu trữ 
tình thống thiết, “Văn tế  nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tượng đài ca ngợi người nghĩa sĩ Cần  
Giuộc, đồng thời cũng là tiếng khóc lớn của tác giả dành cho những người hi sinh và cho  
cả tình cảnh đau thương của đất nước. Bởi vậy, tác phẩm luôn song hành cùng thời gian 
bởi giá trị vĩnh hằng mà nó đóng góp.
 



×