Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Một số thanh niên hiện nay vẫn cho rằng: “Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc”. Hãy dùng lập luận bác bỏ để phản bác tư tưởng đó?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.39 KB, 2 trang )

Đề bài: Một số thanh niên hiện nay vẫn cho rằng: “Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới 
có hạnh phúc”. Hãy dùng lập luận bác bỏ để phản bác tư tưởng đó
Bài làm
Hạnh phúc là ­Vấn đề luôn được mọi người quan tâm, đặc biệt là thanh niên khi họ bước  
vào ngưỡng cửa của cuộc sống. Trong nhiều quan niệm về  hạnh phúc của họ, có một  
quan niệm rất cần được trao đổi, làm rõ: “Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc.”
Câu nói mới nghe qua, có vẻ như đúng, đã khiến không ít thanh niên hiện nay dễ đồng tình  
chấp nhận. “Có tiền mua tiên cũng được”, đó không phải là hạnh phúc sao? Chưa hết, 
“mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, tiền tài đem lại sức mạnh, quyền lực cho con người ­ cũng là  
một thứ  “hạnh phúc” chứ  sao? Còn địa vị  thì khỏi phải nói, nó tạo ra nhiều thứ  “hạnh 
phúc” cho con người: được “ăn trên ngồi trốc”, xe đưa xe đón, lại có quyền thế, bổng lộc, 
nhiều người quỵ  lụy,... Những “hạnh phúc” đó là có thật và nhiều người mơ   ước được  
như  thế. Nhưng nghĩ lại mà xem, đó có phải là hạnh phúc chân chính, đích thực và bền  
vững của con người không? Không phải. Bởi vì, như Thác­cơ­rây, nhà văn Anh từng nói: 
“Tiền bạc không phải là vạn năng. Nó có thể mua được nhà cửa, nhưng không mua được 
gia đình. Nó có thể mua được cánh hẩu, nhưng không mua được tình bạn,...”. Ở đây, gia 
đình và tình bạn mới là hạnh phúc chân chính thì tiền bạc không thể mua được. Cũng vậy,  
những thứ mà địa vị tạo ra trên đây đâu phải là hạnh phúc đích thực của con người. Thành  
ra, xét cho cùng, tiền tài và địa vị chỉ có thể xem như là một phương tiện, một điều kiện  
trong rất nhiều phương tiện, điều kiện để con người có hạnh phúc. (Ấy là chưa nói đến,  
có khi chính tiền tài và địa vị  lại làm cho con người hư  hỏng, tha hoá, bất hạnh như  đã  
từng xảy ra trong cuộc sống). Bản thân tiền tài và địa vị  không tạo ra hạnh phúc chân 
chính cho con người. Câu nói trên không chỉ sai lầm ở chỗ đã tuyệt đối hoá tiền tài và địa  
vị  trong việc đem lại hạnh phúc cho con người (“Chỉ  có...”) mà còn thể  hiện một quan  
niệm cũ kĩ và lỗi thời về hạnh phúc: một thứ hạnh phúc tầm thường nhờ tiền tài và địa vị 
mà có được. Còn hạnh phúc chân chính, đích thực và bền vững của con người thì phải do 
các yếu tố  khác tạo ra. Các Mác nói: "Hạnh phúc là đấu tranh". Domat cho rằng: "Có ba  
điều để tạo nên hạnh phúc: thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn và một trái tim trong  
sạch". Nhiều bạn trẻ  ngày nay cho răng: Hạnh phúc là được chia sẻ, thương yêu, được 



cống hiến và hưởng thụ một cách hợp lí. Ai biết tạo ra sự hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân  
và hạnh phúc tập thể, người đó mới có hạnh phúc thực sự.



×