Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghị luận về vấn đề sa sút đạo đức ở học sinh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.37 KB, 6 trang )

Đề bài: Nghị luận về vấn đề sa sút đạo đức ở học sinh hiện nay
Hướng dẫn
Đạo đức là vẻ đẹp đầu tiên của con người. Hồ Chí Minh đã từng nói:  “Có tài mà không  
có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tuy nhiên, 
trong thời đại ngày nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh gặp nhiều khó khăn. Học 
sinh ngày càng hư hỏng, suy thoái đạo đức nghiêm trọng, gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Đạo là đạo lý, là những nguyên tắc  ứng xử  được xã hội quy định, quy  ước và cam kết  
thực hiện. Đức là đức tính, là phẩm chất tốt đẹp của con người. Đạo đức có nghĩa là  
những đức tính tốt đẹp phù hợp với đạo lý làm người được xã hội quy định và tôn trọng.
Có thể thấy, khi các nguyên tắc ứng xử trong xã hội cũ bị xóa bỏ, các chuẩn mực đạo đức  
chưa kịp hình thành làm cho một bộ phận giới trẻ lúng túng khi rèn luyện mình. Họ hoang  
mang không biết như thế nào là đúng, là phù hợp chuẩn mực.
Một hiện trạng dễ  thấy đó là đạo đức học sinh đang trên đà suy thoái trầm trọng. Học  
sinh ngày càng trở  nên thiếu lễ  độ  với người khác. Hiện tượng học sinh bỏ  học, đánh  
nhau, nói tục chửi thề, ngang ngược, bướng bỉnh, vi phạm pháp luật,… trở nên phổ biến. 
Dù nhà trường, gia đình, xã hội đã vận dụng nhiều biện pháp giáo dục, tuyên truyền, vận  
động song không mang lại hiệu quả.
Hành vi xấu của học sinh có xu hướng lan nhanh trong các trường học. Số  học sinh vi  
phạm kỉ luật nhà trường ngày càng tăng. Số vụ vi phạm pháp luật ở lứa tuổi học sinh có 
xu hướng tăng cao. Giáo dục đạo đức, nhân cách, nhân phẩm, ý thức trách nhiệm trong  
thời đại mới cho học sinh trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Trước hết là do sự  phát triển nhanh của nền kinh tế  thị  trường làm đảo lộn nhận thức 
của con người về các giá trị sống. Con người chạy theo lối sống thời thượng, đề cao vật  
chất, xem thường đạo đức và các giá trị  nhân văn. Áp lực công việc từ  cuộc sống khiến  
cho con người không còn thân thiện nữa. Tất cả ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống và nhận  
thức của mỗi học sinh.
Do ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa đang trên đà nở rộ. Sự mở cửa kinh tế đất nước  
tạo cơ hội xâm nhập của các nền văn hóa ngoại lai vốn không phù hợp với thuần phong  
mỹ tục của dân tộc. Điều đó, tạo nên các trào lưu lệch chuẩn, gây ảnh hưởng đến nhận  



thức và đạo đức học sinh.
Chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh thiếu hiệu quả, không còn phù hợp với yêu 
cầu phát triển nhân cách con người trong thời đại mới. Gia đình thiếu quan tâm đến việc 
giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, lối sống cho con em. Ông bà, cha mẹ  thiếu  
gương mẫu. Văn hóa gia đình không được đề cao.
Xã hội thiếu định hướng đúng đắn, thiếu nghiêm khắc với những hiện tượng lệch chuẩn,  
tha hóa nhân cách ở giới trẻ. Các hành vi lệch lạc, thiếu lễ độ không được nhắc nhở. Con  
người thờ   ơ, vô cảm. Những hành vi nghiêm túc bị  đem ra trêu đùa. Lối sống văn hóa 
chuẩn mực dần dần mất đi ý nghĩa.
Nhà trước chưa có biện pháp kiểm soát chặt chẽ  các luồng văn hóa. Sự  chậm trễ   ấy đã 
để cho những sản phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy, bạo lực, lệch lạc ảnh hưởng trực  
tiếp đến sự phát triển của học sinh và giới trẻ, khiến họ  bắt chước một cách mù quáng,  
sai lầm. Tệ nạn xã hội có xu hướng xâm nhập sâu hơn vào nhà trường.
Học sinh ngày càng hư hỏng, suy thoái đạo đức nghiêm trọng. Các giá trị  văn hóa, chuẩn  
mực đạo đức truyền thống không còn được tôn trọng, đề cao. Kết quả học tập kém, chất 
lượng giáo dục suy giảm.
Học sinh mất định hướng trong học tập. Nhiều học sinh thiếu lý tưởng sống, sa đà vào tệ 
nạn xã hội. Gia đình lo lắng trước tình hình phát triển lệch chuẩn gia tăng của con em  
mình. Xã hội bất lực trước hiện tượng suy thoái đạo đức ở giới trẻ. Giá trị đạo đức trong  
xã hội xuống cấp trầm trọng.
Do suy thoái về  đạo đức khiến của một số  học sinh khiến cho môi trường học tập có 
nhiều xáo trộn. Ngày càng có nhiều học sinh vô lễ với thầy cô. Hiện tượng học sinh đánh 
nhau là chuyện bình thường. Học sinh xúc phạm hay đe dọa thầy cô giáo diễn ra phổ 
biến. Vai trò của người thầy trong xã hội bị  phai nhạt. Truyền thống tôn sư  trọng đạo 
cũng mất dần ý nghĩa và sự tôn nghiêm.
Sự  suy thoái đạo đức của học sinh không những diễn ra theo chiều rộng mà còn cả   ở 
chiều sâu. Học sinh hoang mang không biết như thế nào mới đúng chuẩn mực, đúng đạo  
lí. Sự  bất thường  ấy lại đáng lo ngại hơn khi mọi người đều cho rằng điều đó là bình 
thường.



Trước hết cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục đạo đức, nhân cách nhân phẩm học sinh  
theo định hướng mới, đúng đắn và hiệu quả. Giáo dục phải đúng cách, đúng đối tượng. 
Giáo dục những gì cần thiết chứ không giáo dục tràn lan, kém hiệu quả.
Tăng cường kỉ luật trong nhà trường và ngoài xã hội. Nghiêm khắc với những hành vi vi 
phạm đạo đức và pháp luật. Giáo dục phải giúp học sinh nhận thức sai lầm và cải thiện  
bản thân mình. Kết hợp giáo dục và kỉ  luật để  dần định hình các giá trị  đạo đức  ở  con 
người. Đến khi con người có thể  tự  giác rèn luyện mình thì giáo dục và kiện toàn các  
phẩm chất.
Đề cao các chuẩn mực tốt đẹp trong nhà trường và ngoài xã hội. Kiên quyết trấn áp, loại  
bỏ cái xấu, cái lệch lạc, sai lầm ra khỏi trường học và xã hội. Xây dựng văn hóa gia đình  
lành mạnh và tiến bộ. Người lớn gương mẫu làm gương sáng cho học sinh noi theo. Một  
xã hội tốt đẹp là một xã hội trong sạch, lành mạnh.  Ở đó, mọi người được tôn trọng và  
yêu thương.
Tạo nhiều sân chơi bổ  ích có tính giáo dục cao, thu hút học sinh tham gia. Xã hội phải  
giúp học sinh tìm thấy được ý nghĩa của các giá trị  đạo đức truyền thống. Khi học sinh  
được quan tâm và tôn trọng sẽ tự rèn luyện mình theo chuẩn mực tốt đẹp.
Nhà nước quản lý chặt chẽ các trào lưu văn hóa lệch lạc. Cần kiên quyết loại bỏ các văn  
hóa phẩm có  ảnh hưởng tiêu cực đối với nhận thức và đạo đức học sinh. Tạo một môi 
trường trong sạch, vững mạnh, nhân văn và tiến bộ.
Một xã hội phát triển là một xã hội  ở đó có nhiều người tốt, đạo đức được đề  cao, con  
người sống bằng tình thương, lòng nhân ái. Dù có cứng rắn trong hành động giáo dục đạo 
đức, giúp học sinh tiến bộ song phải xuất phát từ  tấm lòng bao dung, độ  lượng, vị tha vì 
con người. Có làm được như vậy chúng ta mới tin rằng những học sinh hư hỏng sẽ nhận  
ra lỗi lầm, tự  thay đổi mình. Khi các giá trị  đạo đức đã định hình, học sinh sẽ  tìm thấy 
động lực học tập, trở thành người hữu ích cho xã hội.
Bài làm 2
Nghị luận về văn hóa ứng xử của học sinh
Trong mọi mối quan hệ  xã hội, văn hoá  ứng xử  vô cùng quan trọng. Nó trở  thành một  
chuẩn mực thông qua đó người ta có thể đánh giá trình độ tri thức của con người, của một 



đất nước. Bởi vậy mà người xưa thường có câu:
" Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
Trong môi trường giáo dục, để  học sinh phát triển toàn diện thì ngoài giáo dục tri thức,  
sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp thì giáo dục đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng. Đạo 
đức, hành xử, là thước đo để  đánh giá nhân cách của con người. Tuy nhiên, văn hoá ứng 
xử của học sinh hiện nay lại đang là vấn đề nhức nhối và cần được quan tâm.
Trên thực tế, trường học là nơi học sinh có cơ hội để khẳng định mình, được hưởng nền 
giáo dục toàn diện và tạo điều kiện thuận lợi, học sinh không chỉ  giàu có về  trí thức mà 
còn được hình thành và phát triển nhân cách của mình. Những học sinh luôn gương mẫu,  
lễ  phép với thầy cô, ngoan ngoãn chăm chỉ học hành luôn là niềm tự hào của gia đình và 
nhà trường. Trong công việc, những học sinh này luôn thể  hiện mình là người có trách 
nhiệm, chịu khó học hỏi tìm tòi, biết thắc mắc trước những cái khó, tìm thầy cô để bày tỏ 
nguyện vọng hay những vấn đề  còn vướng mắc để  nhận được sự  tư  vấn từ  người có  
kinh nghiệm, từ đó mối quan hệ thầy trò ngày một tốt đẹp hơn. Nhiều học sinh đau lòng  
trước những khó khăn của thầy cô mà kêu gọi giúp đỡ, chia sẻ những câu chuyện ấm lòng  
người. Đối với bạn bè, các em cũng có lối ứng xử  rất phù hợp và đáng học hỏi, thương  
yêu giúp đỡ  nhau trong học tập, đoàn kết xây dựng tập thể  vững mạnh,  ủng hộ giúp đỡ 
những bạn gia đình còn khó khăn, vất vả. Một số  học sinh không quản ngại gian nan,  
cõng bạn đến trường nơi vùng núi xa xôi đều là những hành động vô cùng tốt đẹp và giàu 
ý nghĩa nhân văn. Trong cách ăn nói luôn đúng mực, đi thưa về  chào, kính trên nhường 
dưới, lễ phép với người lớn tuổi đều được thể hiện rất tốt đẹp, góp phần xây dựng văn  
hoá ứng xử trong nhà trường lành mạnh, an toàn.
Song, mặt khác, ta cũng không khỏi bức xúc trước những hành vi thiếu văn hoá, ứng xử 
thiếu giáo dục của một bộ  phận học sinh hiện nay. Nhiều bạn trẻ tỏ ra vô lễ, thiếu ý 
thức, xúc phạm những người thầy đang đứng trên bục giảng từng ngày truyền đạt kiến  
thức cho chính mình. Gặp thầy cô thì lướt qua hoặc cố tình xem như không biết, nhiều em 
còn ngang bướng, cãi lý, thậm chí dùng cả những lời lẽ nặng nề với thầy cô. Những thầy 



cô nghiêm khắc thì bảo bà này, ông nọ dữ dằn, khó ưa nhưng ai biết sâu đó là cả một tình  
thương bao la mong muốn các em nên người. Những bài báo viết về học sinh A đánh thầy 
nhập viện, học sinh B chửi thầy giáo trước cổng trường vẫn viết ra hằng ngày cho thấy 
mức độ  đáng báo động về  đạo đức của học sinh ngày nay. Ngang nhiên nói tục ngay 
trước mặt thầy cô, xé bài kiểm tra, ăn nói cộc cằn, thiếu lễ độ vào ra trong giờ học không  
xin phép, cố tình xúc phạm nhân phẩm thầy cô là những biểu hiện vẫn thường thấy đâu 
đây trong các trường học.
Trong gia đình, một bộ phận học sinh thờ  ơ với cha mẹ, chăm chăm chơi điện tử  mà bỏ 
bê học tập, thiếu lễ phép với ông bà, người thân. Có những em còn tai hại hơn khi nảy 
sinh trộm cắp tiền bạc của ba mẹ để  thoả  mãn nhu cầu sở  thích cá nhân, chểnh mảng 
học hành, không quan tâm đến học tập khiến bố mẹ  phiền lòng, lo lắng. Với bạn bè thì  
dùng ngôn ngữ tục tĩu mà các em xem đó như là lời nói để thể hiện cái tôi của bản thân, 
nhiều em còn đưa tên bố  mẹ  các bạn khác ra làm trò đùa. Thực trạng đáng buồn hơn là 
việc đánh nhau trong nhà trường, nhiều học sinh vì chút xích mích nhỏ mà gây gổ, lôi bè  
kéo cánh đánh nhau, gây tổn thương về tinh thần và thể  xác cho bạn mình. Nhiều video 
được ghi lại cảnh hành hạ  bạn, đánh nhau xé áo lột quần, quấy rối bạn cùng trường... 
tràn lan trên mạng xã hội đã cho thấy đạo đức của học sinh đang ngày một xuống cấp 
nghiêm trọng. Một bộ phận khác sử dụng mạng Facebook, Zalo... như một công cụ để hạ 
uy tín, chửi bới, gây gổ  nhau,... rồi dẫn đến những hành động thương tâm. Một số  học 
sinh có dấu hiệu phạm tội khi con đang đi học.
Vậy nguyên nhân do đâu mà học sinh ngày càng trở  nên hỗn láo, vô tâm, xấc xược như 
vậy. Liệu có phải đổ lỗi hết cho nền giáo dục? Thiết nghĩ, nhà trường có trách nhiệm vô  
cùng lớn và gia đình xã hội, bản thân mỗi học sinh cũng cần có trách nhiệm với lối sống  
của mình. Sự thiếu quan tâm từ gia đình, nhà trường, sự quản lí chưa nghiêm ngặt, xã hội 
trật tự trị an vẫn còn là vấn đề nhức nhối về tệ nạn xã hội thì làm sao có thể tránh cho trẻ 
những sai lầm lệch lạc. Vì vậy, chúng ta cần phối hợp thật chặt chẽ để giáo dục đạo đức  
và lối sống cho học sinh, mỗi người lớn phải là tấm gương đạo đức sáng ngời, thầy cô 
phải nêu gương cho học sinh. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác để  học 

sinh phát huy khả  năng và trái tim yêu thương của mình. Đặc biệt, mỗi một học sinh  


chúng ta phải thực sự hiểu mình, phải có nguyên tắc sống cho bản thân, tránh sa vào tệ 
nạn xã hội, cố gắng chăm chỉ học hành, quý thầy mến bạn. Có lối sống trung thực trong  
học tập và đời sống. Giản dị và khiêm tốn, nỗ lực hết mình để  hoàn thiện bản thân mỗi 
ngày.
Bác Hồ từng nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì  
làm việc gì cũng khó". Vì vậy, chúng ta ­ những thế hệ tương lai, những chồi non của đất  
nước, hãy phấn đấu thật nhiều để xây dựng văn hóa học đường thật đẹp, rạng ngời trong  
nhân cách, lối sống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.



×