Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phân tích nhân vật Giu-li-ét trong đoạn kịch “Thề nguyền” rút trong kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” của kịch tác giả Sếch-xpia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.73 KB, 4 trang )

Đề  bài: Phân tích nhân vật Giu­li­ét trong đoạn kịch “Thề  nguyền” rút trong kịch  
“Rô­mê­ô và Giu­li­ét” của kịch tác giả Sếch­xpia
Bài làm
“Dưới trăng đôi trẻ đinh ninh thề nguyền” là trích đoạn Hồi II, cảnh 2 vở bi kịch “Rô­mê­
ô và Giu­li­ét” của kịch tác gia vĩ đại Sếch­xpia.
Vở bi kịch có những cảnh hãi hùng như  cảnh Ti­bân, anh họ  của Giu­li­ét giết chết Mơ­
kiu­xi­ô, người nhà Môn­ta­ghiu và sau đó, Rô­mê­ô đã giết chết Ti­bân để  trả  thù; cảnh 
Rô­mê­ô giết chết Pa­rít tại khu hầm mộ  của gia đình Ca­piu­lét. Còn có cảnh thương  
tâm: cảnh Rô­mê­ô uống thuốc độc tự tử để cùng chết với người yêu; cảnh Giu­li­ét hồi 
tỉnh, dùng lưỡi kiếm mà Rô­mê­ô vẫn mang theo bên mình để  quyên sinh được cùng 
xuống  suối   vàng  với  người   bạn  tình   chung  thuỷ.   Bên  cạnh  những   cảnh  hãi   hùng  và 
thương tâm đó, còn có cảnh thơ  mộng Rô­mê­ô và Giu­li­ét đinh ninh thề  nguyền dưới  
trăng ở khu vườn của gia đình Ca­piu­lét.
Giu­li­ét và Rô­mê­ô là cặp uyên  ương từng được sống trong những giây phút thần tiên  
thơ   mộng.   Trai   tài   gái   sắc   thề   nguyền   “Trăm   năm   tạc   một   chữ   đồng   đến   xương” 
(“Truyện Kiều”­ Nguyễn Du). Nhân vật Giu­li­ét trong trích đoạn kịch đã để lại cho khán 
giả nhiều ấn tượng tuyệt vời.
Giu­li­ét kiều diễm xuất hiện trên cửa sổ đẹp tươi, rực rỡ như  ánh sáng vừng đông “lóe  
lên”. Đôi mắt nàng “lấp lánh” như hai ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời, vẻ đẹp rực rỡ của 
đôi gò má nàng “làm cho các vì tinh tú phải hổ ngươi”. Chim chóc sẽ động “lóe lên”. Đôi 
mắt nàng “lấp lánh” như hai ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời, vẻ đẹp rực rỡ của đôi gò má  
nàng “làm cho các vì tinh tú phải hổ  ngươi”. Chim chóc sẽ  lên tiếng hót vang vì tưởng  
đêm đã tàn trước làn ánh sáng tưng bừng mà cặp mắt giai nhân chiếu rọi. Cử  chỉ  “tì má  
lên tay” của nàng đã làm cho Rô­mê­ô say mê, khẽ thốt lèn:” Ước gì ta là chiếc bao tay, để 
được mơn trớn gò má ấy!”. Với Rô­mê­ô thì Giu­li­ ét là “nàng tiên lộng lẫy”, đang “tỏa 
ánh hào quang như một sứ giả nhà trời có đôi cánh, đang cưỡi những đám mây lười nhẹ 
lướt trên không trung, khiến kẻ trần tục phải cố ngước đôi mắt thịt mà chiêm ngưỡng”. 
Sếch­xpia vốn là một thi sĩ viết rất hay về thơ tình nên đã sử dụng khá đắt các so sánh, ẩn  
dụ và nhân hoá để miêu tả nhan sắc tuyệt thế của Giu­li­ét qua cái ngắm nhìn đắm đuối 



của chàng Rô­mê­ô hào hoa, phong tình. Cảm hứng nhân văn toả sáng bức chân dung kiều 
diễm nàng Giu­li­ét.
Sau đêm dạ  hội hoá trang tại nhà Ca­piu­lét, Rô­mê­ô bí mật gặp Giu­li­ét. Tình yêu của  
hai người bùng lên mãnh liệt. Giu­li­ét yêu say đắm Rô­mê­ô, nàng quyết tâm vượt qua  
mọi thử  thách trở  ngại, trước hết là mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ  Môn­ta­
ghiu và Ca­piu­lét. Với nàng chỉ cần người yêu “từ bỏ thân phụ đi, từ  bỏ tên họ  đi; hoặc  
nếu không thì chàng hãy thề là chàng yêu em đi, em sẽ không còn là con cháu nhà Ca­piu­
lét nữa”. Qua đó, ta thấy nàng đã sống hết mình vì tình yêu, sẵn sàng hi sinh tất cả vì tình  
yêu. Nàng đã tha thiết cầu xin: “Rô­mê­ô chàng ơi, chàng hãy từ bỏ tên họ đi…, chàng hãy 
đổi nó lấy cả tấm thân em”.
Giu­li­ét rất lo sợ cho tính mạng của Rô­mê­ô “khó lòng thoát chết”, sẽ bị người nhà gia 
đình mình “giết chàng mất”, nếu họ  “bắt gặp chàng” nơi khu vườn có tường cao này! 
Nàng “muốn vượt vòng lễ giáo”, thổ lộ với người yêu: “chàng Môn­ta­ghiu tuấn tú ơi, em  
yêu chàng say đắm”; em “giàu lòng chung thuỷ”; em không phải là “gái lẳng lơ”, em chỉ 
mong chàng “đừng ­vì nỗi lòng yếu đuối bị bắt chợt trong đêm tối mà ngờ em là kẻ trăng 
hoa”. Qua đó, ta thấy Giu­li­ét có một tấm lòng tự trọng và một trái tim bốc lửa trong tình  
yêu vô cùng trong sáng.
Nàng muốn người yêu “đừng lấy trăng kia mà thề thốt” vì “em chỉ sợ tình chàng cũng sẽ 
như trăng kia thay đổi”. Nàng chỉ muốn “chàng hãy đem tấm thân tuấn nhã kia ra mà thề”  
vì đó là “y=vị thần mà em thờ phụng, và em sẽ tin chàng”. Giu­li­ét sung sướng được gặp  
người yêu, mong muốn, khát khao “nụ ái tình”, sẽ sớm trở thành “một đoá hoa lộng lẫy”.  
Rất nhân hậu, nàng “xin cầu cho sự thanh thản êm đềm của lòng em cũng sẽ đến với trái 
tim chàng”.
Giu­li­ét là một thiếu nữ rất chung thuỷ trong tình yêu. Nàng chỉ  muốn “được rộng lòng  
hào phóng và tặng chàng lần nữa”. Như một kẻ đa tình “Đã hôn rồi hôn lại – Hôn mãi đến 
muôn đời – Đến tan cả  đất trời – Anh mới thôi dào dạt” (Biển – Xuân Diệu), Giu­li­ét  
cũng có một tình yêu mênh mông, bao la và vô cùng thắm thiết, như  nàng đã nói với Rô­
mê­ô: “Lòng em mênh mông, tình em thăm thẳm như biển cả, em tặng chàng thì em càng  
có nhiều, vì cả  hai đều vô tận”. Nàng chỉ  mong người yêu “giữ  lòng chung thuỷ”. Tình  



yêu đẹp phải đi tới hôn nhân, vì thế  nếu Rô­mê­ô “muốn cùng em xe tơ kết tóc”, “muốn 
hôn lễ  cử  hành ngày nào, chỗ  nào” thì ngày mai “em sẽ  cho người đến gặp chàng”. Và  
“Lúc đó, em sẽ trao thân gửi phận trong tay chàng và nguyện theo phu quân tới nơi chân  
trời góc bể”. Quả vậy, tình yêu đã cho Giu­li­ét một nghị lực, một sức mạnh phi thường  
để vượt qua mọi khó khăn thử thách, mọi trở lực ghê gớm.
Giu­li­ét đã dành cho Rô­mê­ô những lời đẹp đẽ nhất, trang trọng nhất: “Chàng Rô­mê­ô 
phong nhã hỡi”, “chàng Môn­ta­ghiu tuấn tú ơi”, “chính nhân quân tử”, “phu quân”. Giu­li­
ét rất tự hào về Rô­mê­ô, người bạn trăm năm của mình. Ngôn ngữ của nàng là ngôn ngữ 
của một tiểu thư quý tộc nước Ý thời trung cổ, thể hiện một nhân cách, một tâm thế, một 
cách ứng xử cao sang. Vì thế, Rô­mê­ô mới yêu quý gọi Giu­li­ét là “nàng tiên lộng lẫy”,  
“nàng tiên yêu quý”, “nàng tiên kiều diễm”, “con chim non của anh”. Tình yêu của lứa đôi 
thật vô cùng nồng nàn, say đắm!
“Chín giờ ngày mai” là thời gian hò hẹn có là bao, thế mà Giu­li­ét coi dài “đằng đẵng như 
hai  chục   năm  trường”.   Đúng  là   “Ba   thu  dồn  lại  một  ngày  dài  ghê!”   (“Truyện  Kiều”  
Nguyễn Du).
Xưa nay, mọi sự biệt ly đều nhuốm màu sầu thương. Trong đêm mộng thần tiên này, khi  
trời sắp sáng, Rô­mê­ô rời khỏi khu vườn gia đình Ca­piu­lét, phải tạm biệt Giu­li­ét, 
nhưng nàng muốn “chàng cứ   ở  đây mãi mãi, nhắc cho em thấy lòng em tha thiết gần 
chàng xiết bao”.
Nghe Rô­mê­ô nói: “Anh  ước gì được làm con chim của em”, thì Giu­li­ét rất đỗi hạnh 
phúc, tự hào: “Em cũng ước mong như vậy, hỡi người yêu quý”. Đó là “nỗi buồn lúc chia 
tay êm đềm” của đôi tình nhân Rô­mê­ô và Giu­li­ét.
Qua trích đoạn kịch tình tự, thề  nguyền, đính  ước này, Sếch­xpia đã tạo nên một không 
gian nghệ thuật mộng mơ và nguy hiểm giàu tính kịch, một thời gian nghệ thuật êm đềm 
để khắc hoạ tâm tình cặp uyên ương đang say đắm thề nguyền. Giu­li­ét là một giai nhân 
tuyệt thế, qua lời thề tình tự  đã thể  hiện một quyết tâm vượt qua mọi hận thù dai dẳng 
để đi tới một tình yêu son sắt thuỷ chung, để sẵn sàng đi tới “nơi chân trời góc bể” cùng 
tình lang xây đắp mộng đẹp và tình yêu hạnh phúc.
Sau bốn thế kỉ, nhân vật Giu­li­ét trong kiệt tác bi kịch “Rô­mê­ô và Giu­li­ét” của Sếch­



xpia vẫn hấp dẫn chúng ta. Một tình yêu tuyệt đẹp sáng ngời chủ  nghĩa nhân văn đã ca 
ngợi tình yêu mạnh hơn hận thù, ca ngợi lứa đôi đã sống chung thuỷ trong tình yêu và có  
thể chết vì tình yêu.
 



×