Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Sử dụng ứng dụng SHub Classroom để quản lí và hỗ trợ học sinh tự học bộ môn Hóa học THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.44 MB, 45 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Sử dụng ứng dụng SHub Classroom để quản lí và hỗ
trợ học sinh tự học bộ môn Hóa học THPT.
Tác giả sáng kiến: Phạm Thị Hằng
* Mã sáng kiến: 29.55.01

Vĩnh Phúc, năm 2020


MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu....................................................................................................1
2. Tên sáng kiến...................................................................................................2
3. Tác giả sáng kiến.............................................................................................2
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến...........................................................................2
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến............................................................................2
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử............................2
7. Mô tả bản chất của sáng kiến.........................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................3
1. Mục đích.......................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................3
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................4
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................4
1.1. Cơ sở lí luận..........................................................................................4
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................4


CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ỨNG DỤNG SHUB
CLASSROOM ĐỂ QUẢN LÝ HỌC SINH TỰ HỌC BỘ MÔN HÓA
HỌC THPT......................................................................................................6
2.1. Giới thiệu ứng dụng SHub Classroom................................................6
2.2. Triển khai ứng dụng.............................................................................6
2.2.1. Tạo tài khoản.....................................................................................6
2.2.2. Tạo lớp học và thêm học sinh...........................................................8
2.2.3. Tạo bài tập.......................................................................................10
2.2.3.1. Tạo bài tập.....................................................................................11
2.2.3.2. Tạo các tính năng cho bài tập......................................................11
2.2.4. Kiểm tra kết quả làm bài của học sinh..........................................14
2.2.4.1. Kết quả theo bài kiểm tra............................................................15
2.2.4.2. Kết quả theo từng câu hỏi............................................................16
2.2.4.3 Xem kết quả từng học sinh...........................................................17
2.2.4.4 Xem kết quả theo danh sách lớp..................................................18
2.2.4.5. Xem kết quả theo bảng điểm lớp................................................18
2.2.5. Các tính năng khác..........................................................................19
2.2.5.1. Chỉnh sửa – xóa lớp học...............................................................19
2.2.5.2. Kho tài liệu....................................................................................20
2.2.5.3. Tạo thông báo...............................................................................20
2.2.5.4. Xuất bảng điểm ra file excel........................................................21
2.2.5.5. Xóa học sinh khỏi lớp..................................................................22
2.2.5.6. Tạo thư mục cho bài tập..............................................................22
2.2.5.7. Lấy lại mật khẩu...........................................................................23
2.2.5.8. Phần thưởng khuyến khích.........................................................24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM................................................26
3.1. Địa bàn thực nghiệm..........................................................................26
3.2. Quá trình thực nghiệm.......................................................................26



3.3. Thời gian thực nghiệm.......................................................................26
3.4. Kết quả thực nghiệm..........................................................................26
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................30
1. Những kết luận chủ yếu........................................................................30
2. Kết quả và hạn chế của đề tài...............................................................30
3. Một số khuyến nghị...............................................................................31
4. Hướng phát triển của đề tài..................................................................32
5. Khả năng áp dụng của sáng kiến.........................................................32
8. Những thông tin cần bảo mật : không có....................................................33
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.............................................33
10. Đánh giá lợi ích thu được............................................................................33
11. Danh sách những tổ chức đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu.........33
PHỤ LỤC 1........................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................39


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT: Công nghệ thông tin
GD-ĐT: Giáo dục và đào tạo
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
THPT: Trung học phổ thông
THPTQG: Trung học phổ thông quốc gia


Sáng kiến kinh nghiệm

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu

Trong những năm gần đây, khi công nghệ thông tin (CNTT) càng phát
triển thì việc phải ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một
điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục, mục tiêu của ngành giáo dục là không
ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả
các cấp học. Trong đó, việc ứng dụng CNTT trong dạy học đang được đẩy mạnh
và nhân rộng trong toàn ngành hiện nay.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học trong trường THPT A tôi nhận
thấy đây là môn khoa học thực nghiệm, ở trường các em học tập kiến thức mới,
và luyện tập thông qua bài tập về nhà. Việc ôn lại kiến thức và làm bài tập về
nhà sẽ giúp các em nắm vững được kiến thức cơ bản và vận dụng lý thuyết vào
giải các bài tập cơ bản, nâng cao, liên hệ thực tiễn. Với hình thức thi THPTQG
như hiện nay, hóa học là môn thi trắc nghiệm nên lượng bài tập, đề luyện thi
tương đối nhiều. Việc tự học ở nhà đa số các em đều có ý thức tự học, nhưng
cũng có một số em không tự giác không làm bài tập. Một số em gặp phải khó
khăn như không làm được các bài tập khó. Trong khi chưa nắm rõ vấn đề vừa
học, các em lại phải tiếp tục học thêm những kiến thức mới vào ngày hôm sau.
Điều này gây hổng kiến thức hay thậm chí là quá tải đối với các em học sinh.
Trong khi đó, thầy cô chỉ có thể hỗ trợ các em trực tiếp trên lớp, nhưng đa phần
thời gian trên lớp là dành cho việc giảng bài mới, việc hỗ trợ tất cả các học sinh
là điều không thể thực hiện được. Đối với giáo viên việc kiểm tra bài tập về nhà
và đánh giá kết quả làm bài của từng học sinh thì sẽ mất nhiều thời gian. Vì vậy
để khắc phục được những khó khăn đó và quản lý được việc tự học ở nhà của
học sinh tôi đã sử dụng ứng dụng SHub Classroom quản lí và hỗ trợ học sinh tự
học.
SHub Classroom là ứng dụng tạo bài tập từ file phi cấu trúc dưới mọi định
dạng nên giáo viên dễ dàng giao bài tập về nhà cho học sinh, học sinh có thể vào
làm bài mọi lúc mọi nơi, phần mềm tự động chấm điểm thống kê chi tiết kết quả
của từng học sinh. Qua đó giáo viên có thể quản lí lớp học mà không mất nhiều
thời gian chuẩn bị bài và chấm điểm, đồng thời dựa vào kết quả chi tiết giáo
viên có các biện pháp giảng dạy phù hợp nâng cao chất lượng giáo dục.

Hiện nay dịch bệnh viêm đường hô cấp do chủng mới của virus corona
đang là vấn đề nóng trên toàn cầu, để phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
Năm học 2019 - 2020
1


Sáng kiến kinh nghiệm

do chủng mới của virus corona hầu hết các địa phương đều phải cho học sinh
nghỉ học. Nhằm tránh tình trạng gián đoạn, lãng quên kiến thức do nghỉ học quá
dài giáo viên cần triển khai ứng dụng CNTT cho học sinh học tập tại nhà trong
thời gian nghỉ học. Giáo viên giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức trọng tâm, rèn
luyện kỹ năng tự học kiến thức Hóa học qua hệ thống câu hỏi kiểm tra, giải đáp
vướng mắc của học sinh thông qua các nền tảng công nghệ thông tin: Zalo,
Facebook, Messenger, thư điện tử, trang mạng trường học kết nối,… SHub
Classroom cũng là một ứng dụng cần thiết và hữu ích.
Vì vậy tôi viết sáng kiến “Sử dụng ứng dụng SHub Classroom để quản
lí và hỗ trợ học sinh tự học bộ môn Hóa học THPT.” nhằm nâng cao chất
lượng dạy học. SHub Classroom là ứng dụng nền tảng học tập cá nhân được tích
hợp vào lớp học truyền thống giúp giáo viên có công cụ quản lý đánh giá tình
trạng lớp học một cách chi tiết từ đó cung cấp chương trình học tập phù hợp với
mỗi cá nhân. Tôi hi vọng dự án này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào hiệu quả
giáo dục của trường THPT A nơi tôi đang giảng dạy và lĩnh vực đổi mới phương
pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin và là tài liệu tham khảo cho các
giáo viên bộ môn hóa và bộ môn khác.
2. Tên sáng kiến
Sử dụng ứng dụng SHub Classroom để quản lí và hỗ trợ học sinh tự học bộ
môn Hóa học THPT.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Phạm Thị Hằng

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT Phạm Công Bình –
Nguyệt Đức – Yên Lạc – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0386373363 E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến,
công nghệ thông tin trong hoạt động quản lí, giảng dạy và giáo dục.
- Vấn đề sáng kiến giải quyết: Sử dụng ứng dụng SHub Classroom quản lí
và hỗ trợ học sinh tự học bộ môn Hóa học THPT.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: từ tháng 10/2019
Năm học 2019 - 2020

2


Sáng kiến kinh nghiệm

7. Mô tả bản chất của sáng kiến
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích
- Sử dụng ứng dụng SHub Classroom quản lí, hỗ trợ học sinh tự học bộ
môn hóa học THPT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Giúp học sinh sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong học tập,
nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao thông qua quá trình luyện tập.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu ứng dụng SHub Classroom quản lí học sinh tự học và làm
bài tập bộ môn Hóa học trong chương trình THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 12A2 Trường THPT A
3.2. Khách thể nghiên cứu

- Ứng dụng của SHub Classroom quản lí học sinh tự học bộ môn Hóa học.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Áp dụng cho việc quản lí học sinh tự học, làm bài ở nhà ở nhà.
- Nghiên cứu trong học sinh khối 12 trường THPT A.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp này nhằm nghiên cứu các
tài liệu về ứng dụng của SHub Classroom và cách sử dụng ứng dụng có hiệu
quả.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm tại lớp 12A2 trường
THPT A, phương pháp này nhằm đánh giá tính khả thi của việc ứng dụng phần
mềm vào hỗ trợ quản lí học sinh tự học.

Năm học 2019 - 2020

3


Sáng kiến kinh nghiệm

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
Quyết định số 698/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Kế
hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020 có nêu: “… Phát triển nguồn nhân lực công nghệ
thông tin (sau đây viết tắt là CNTT) là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định
đối với việc phát triển và ứng dụng CNTT. Phát triển nguồn nhân lực CNTT
phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chú trọng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực
có trình độ cao. Phát triển nguồn nhân lực CNTT phải gắn kết chặt chẽ với quá
trình đổi mới giáo dục và đào tạo…”.

Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy,
đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 –
2012 nêu: “…Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới
phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một
cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng
nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi
thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể
học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về
công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Cụ thể là: Khuyến khích
giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy
tính. Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua
website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn giáo dục trên Website Bộ...”.
Căn cứ công văn số 138/SGDĐT-GDPT ngày 11/02/2020 của Sở GD&
ĐT Vĩnh Phúc về việc triển khai ứng dụng CNTT cho học sinh học tập tại nhà
trong thời gian nghỉ học phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
của virus corona. Sở GD-ĐT đề nghị các đơn vị, nhà trường nghiên cứu, triển
khai đến toàn thể giáo viên, học sinh; lựa chọn những hình thức phù hợp, hiệu
quả giúp học sinh củng cố kiến thức, tự học đạt kết quả tốt.
1.2. Cơ sở thực tiễn
- Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của
học sinh là giáo viên hướng dẫn học sinh chủ động khám phá kiến thức dưới sự
dẫn dắt của người thầy. Người thầy phải hướng dẫn các em cách tự học, tự
Năm học 2019 - 2020

4


Sáng kiến kinh nghiệm

nghiên cứu. Đồng thời phải phát huy tối đa tác dụng của các phương tiện, thiết

bị vào quá trình dạy học.
- Là giáo viên giảng dạy môn Hóa học cùng với sự hỗ trợ của thiết bị dạy
học, việc tạo điều kiện thuận lợi từ ban giám hiệu nhà trường đang công tác, tôi
đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử dụng các phần mềm và đưa vào sử dụng
trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học như phần mềm thí nghiệm
ảo, phần mềm soạn công thức hóa học, soạn thảo bài giảng PowerPoint, … các
phần mềm đó đều giúp tôi có những bài giảng hay, hấp dẫn tạo hứng thú cho học
sinh ở trên lớp. Nhưng để kết quả học tập được tốt hơn học sinh về nhà cần phải
luyện tập, làm bài tập về nhà vậy làm sao để tôi có thể quản lý được việc học ở
nhà của các em? Tôi đã tìm hiểu ứng dụng SHub Classroom có những ứng dụng
giúp giáo viên dễ dàng cho bài tập, học sinh vào làm trực tiếp, có thể đánh giá
kết quả ngay việc làm bài của các em. Do đó ứng dụng giúp giáo viên quản lý
được việc tự học của học sinh, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập.
Qua điều tra thực tế đa số học sinh trường THPT A ở nhà đều có sử dụng
điện thoại thông minh, có máy vi tính, các em sử dụng thành thạo internet. Do
đó tôi chỉ cần hướng dẫn các em có thể sử dụng phần mềm làm bài tập giáo viên
yêu cầu.
Như vậy để vừa có thể phát huy tính tích cực của học sinh, vừa phát huy
hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo viên quản lý được việc tự học của
học sinh tôi đã sử dụng ứng dụng SHub Classroom quản lý việc học của học
sinh, từ những kết quả thu được tôi có phương pháp giảng dạy cho phù hợp với
từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

Năm học 2019 - 2020

5


Sáng kiến kinh nghiệm


CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ỨNG DỤNG SHUB CLASSROOM
ĐỂ QUẢN LÝ HỌC SINH TỰ HỌC BỘ MÔN HÓA HỌC THPT
2.1. Giới thiệu ứng dụng SHub Classroom
SHub Classroom là ứng dụng do nhóm sinh viên khởi nghiệp tập trung
nghiên cứu và phát triển. Đại diện nhóm là Nguyễn Đăng An (23 tuổi ở
TPHCM), nhóm gồm 10 người từ 19 đến 23 tuổi, quen nhau vì học chung Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM. Ý tưởng thực hiện SHub
Classroom đến từ trải nghiệm thời học phổ thông chịu áp lực quá lớn. Đăng An
cho rằng “học sinh phải học nhiều kiến thức, hôm nay chưa nắm rõ bài mà sáng
mai đã phải học bài mới nên nảy ra ý tưởng giúp học sinh có thể tìm được người
hỗ trợ, giải đáp và bổ sung kiến thức còn thiếu một cách liên tục, kịp thời thay vì
phải đợi đến buổi học hôm sau mới có thể hỏi giáo viên, bạn bè”. Sau bốn tháng,
SHub Classroom đạt 100.000 người dùng, lọt top 4 ứng dụng giáo dục thịnh
hành trên Google Play. Ứng dụng đã đạt giải thưởng cao nhất 100 triệu đồng của
chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" 2019.
2.2. Triển khai ứng dụng
Đầu năm học giáo viên tổ chức giới thiệu ứng dụng SHub Classroom và
hướng dẫn học sinh sử dụng ứng dụng.
2.2.1. Tạo tài khoản
- Đối với giáo viên: Nếu các thầy cô dùng máy vi trính thì truy cập vào
địa chỉ trang web còn nếu dùng điện thoại thì tải ứng dụng
SHub Classroom. Sau đó nhấn vào nút “Đăng ký ngay” để đăng kí tài khoản.

Năm học 2019 - 2020

6


Sáng kiến kinh nghiệm


Hình 1: Đăng ký tài khoản
Chọn vai trò giáo viên

Hình 2: Chọn vai trò
Giáo viên điền đầy đủ thông tin và ấn nút “Đăng ký”

Năm học 2019 - 2020

7


Sáng kiến kinh nghiệm

Hình 3: Hoàn tất mẫu đăng ký
Kết quả sau khi đăng ký thành công

Hình 4: Đăng ký tài khoản thành công
- Đối với học sinh đăng kí tài khoản làm tương tự chọn vai trò là học sinh.
2.2.2. Tạo lớp học và thêm học sinh
a. Tạo lớp học
Giáo viên nhấn vào nút tạo lớp trên giao diện

Năm học 2019 - 2020

8


Sáng kiến kinh nghiệm

Hình 5: Nhấn nút tạo lớp

Giáo viên điền đầy đủ thông tin và nhấn nút “Tạo lớp”

Mã bảo vệ để ngăn
người lạ vào lớp học của
bạn

Thêm ảnh đại diện

Hình 6: Điền thông tin lớp
Kết quả sau khi tạo lớp

Năm học 2019 - 2020

9


Sáng kiến kinh nghiệm

Hình 7: Lớp học sau khi tạo
b. Thêm học sinh
Tại trang tổng quan của lớp học sẽ có:

Mã lớp (Ví dụ: YBHSH)

Mã bảo vệ (Ví dụ: 123456)

Thầy/cô sẽ gửi “Mã lớp” và “Mã bảo vệ” (nếu có) cho học sinh để các em
tham gia lớp học

Hình 8: Thêm học sinh

(*) Lưu ý: Học sinh phải tạo tài khoản trước. Sau đó quý thầy cô gửi mã lớp thì
mới tham gia lớp học được
Các em sau khi đăng ký tài khoản nhấn tìm lớp và nhập mã

Năm học 2019 - 2020

10


Sáng kiến kinh nghiệm

Hình 9: Học sinh nhập mã lớp để tìm lớp
- Kết quả sau khi học sinh tham gia lớp học

Hình 10: Kết quả học sinh tham gia lớp học
2.2.3. Tạo bài tập
Sau khi học các kiến thức lý thuyết cơ bản tôi cho các em làm bài tập ôn
tập của từng bài, từng chương để các em nắm vững kiến thức cơ bản. Trước các
đợt khảo sát chất lượng của trường tôi cho các em làm đề thi thử THPTQG.
Năm học 2019 - 2020

11


Sáng kiến kinh nghiệm

2.2.3.1. Tạo bài tập
Tại trang bài tập của lớp học GV nhấn vào nút “Tạo bài tập”

Hình 11: Nhấn nút tạo bài tập

Màn hình tạo bài tập xuất hiện GV nhấn “Tải lên từ máy” để tải bài tập lên

Hình 12: Màn hình tạo bài tập – Tải bài tập lên
2.2.3.2. Tạo các tính năng cho bài tập
 Thời gian làm bài.
Tại màn hình tạo bài tập nhấn vào nút thời gian và thiết lập thời lượng bài
tập mà GV muốn học sinh làm:
- Thiết lập ngày bắt đầu bài tập cho học sinh: Bài tập sẽ hiển thị cho học
sinh vào thời gian bắt đầu bài tập.
- Thiết lập ngày hết hạn: Học sinh sẽ không thể nộp bài sau thời gian này.
Năm học 2019 - 2020

12


Sáng kiến kinh nghiệm

Hình 13: Thiết lập thời gian làm bài
 Cho xem đáp án – lời giải.
Sau khi nhấn nút cho xem đáp án - Học sinh sau khi làm bài có thể xem
được đáp án của từng câu. Giáo viên có thể tải lên file lời giải để học sinh hiểu
chi tiết hơn

Hình 14: Cho xem đáp án - Lời giải
Nhiều đáp án cho một câu hỏi
Giáo viên nhập dấu “/” để tạo ra nhiều đáp án cho câu trả lời của mình

Năm học 2019 - 2020

13



Sáng kiến kinh nghiệm

Ví dụ: Câu trả lời có 2 đáp án là B hoặc C GV nhập vào ô đáp án với cú pháp
B/C như hình

Hình 15: Tạo nhiều đáp án bằng dấu “/”
 Thêm hình ảnh, video, audio vào câu hỏi
Giáo viên nhấn vào nút “Mở rộng” để bắt đầu thêm hình ảnh, video,
audio, gợi ý cho từng câu hỏi

Hình 16: Thêm gợi ý cho câu hỏi
Nhấn vào từng biểu tượng như hình để thêm loại gợi ý mà quý thầy cô
mong muốn và nhấn lưu lại
Năm học 2019 - 2020

14


Sáng kiến kinh nghiệm

Sau khi tải bài tập lên, tạo hết các tính năng của bài tập sau đó nhấn nút
“Hoàn tất”.

Hình 17: Điền tên bài tập - số câu - đáp án - Hoàn tất
Kết quả sau khi tạo bài tập thành công

Hình 10 Tạo bài tập thành công
Năm học 2019 - 2020


15


Sáng kiến kinh nghiệm

2.2.4. Kiểm tra kết quả làm bài của học sinh
Sau khi đưa bài tập lên giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập, học sinh
vào làm bài giáo viên có thể kiểm tra ngay được kết quả học của các em.
2.2.4.1. Kết quả theo bài kiểm tra
Để kiểm tra kết quả HS theo từng bài kiểm tra giáo viên bấm vào bài tập
sau khi các bạn học sinh đã làm

Hình 11 Xem kết quả theo bài
GV có thể quan sát điểm bài tập của lớp qua màn hình này

Năm học 2019 - 2020

16


Sáng kiến kinh nghiệm

Hình 20: Bảng điểm bài tập
2.2.4.2. Kết quả theo từng câu hỏi
Để kiểm tra kết quả theo từng câu hỏi giáo viên nhấn vào nút “Thông số
từng câu” tại màn hình

Hình 21: Thông số từng câu
Giáo viên nhấn vào nút “Đúng nhiều nhất” hoặc “Sai nhiều nhất” để biết

được câu nào học sinh làm đúng, sai nhiều nhất.

Năm học 2019 - 2020

17


Sáng kiến kinh nghiệm

Hình 12 Tỷ lệ làm đúng sai các câu của lớp học
Giáo viên nhấn vào từng câu để biết chi tiết bạn nào giải sai bạn nào giải đúng

Năm học 2019 - 2020

18


Sáng kiến kinh nghiệm

Hình 13: Học sinh làm sai và đúng của từng câu
2.2.4.3 Xem kết quả từng học sinh
Nhấn vào nút “Xem” tại bảng điểm để xem chi tiết bài làm của một học sinh

Hình 24: Nhấn nút xem để quan sát chi tiết bài làm một học sinh
Màn hình chi tiết bài làm của học sinh xuất hiện, thầy/cô có thể quan sát
kết quả bài làm bên phải màn hình

Hình 25: Màn hình chi tiết bài làm của từng học sinh

Năm học 2019 - 2020


19


Sáng kiến kinh nghiệm

2.2.4.4 Xem kết quả theo danh sách lớp
Để xem điểm trung bình của tất cả học sinh GV nhấn vào nút “Thành viên” và
quan sát điểm trung bình các bài tập các em đã làm.

Hình 26: Điểm trung bình các bài của học sinh
2.2.4.5. Xem kết quả theo bảng điểm lớp
Giáo viên nhấn vào nút “Bảng điểm” và xem bảng điểm của lớp

Hình 14 Màn hình bảng điểm lớp
Năm học 2019 - 2020

20


Sáng kiến kinh nghiệm

2.2.5. Các tính năng khác
2.2.5.1. Chỉnh sửa – xóa lớp học
Để chỉnh sửa lớp học giáo viên nhấn vào trang “Tổng quan”. Nhấn vào
biểu tượng cài đặt như hình để thay đôi các thông tin của lớp

Hình 28: Nhấn nút chỉnh sửa lớp học
Chỉnh sửa lớp học – Xóa lớp học





Nút “không nhận thêm học sinh vào lớp” để tránh người lạ tham gia lớp
Nhấn “Xóa lớp” khi bạn không sử dụng nữa
Nhấn “Cập nhật” để lưu lại thao thác cuối cùng sau khi chỉnh sửa

Hình 29: Chỉnh sửa - Xóa lớp học
Năm học 2019 - 2020

21


×