Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những thách thức với đào tạo trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306 KB, 4 trang )

1JKLÂQFßX7UDRõÕL

Taïp chí
.+2$+&9j&1*1*+…ô1*ô

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC VỚI
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 AND THE CHALLENGES TO
ONLINE TRAINING
NGUYỄN ANH TUẤN *

Tóm tắt
Nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) trong hơn hai trăm năm và đang đứng
trước ngưỡng cửa cuộc CMCN 4.0. CMCN 4.0 đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam, trong đó
có giáo dục nói chung và đào tạo trực tuyến nói riêng. Đào tạo trực tuyến có một cơ hội lớn trong quá
trình đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu bắt kịp cuộc CMCN 4.0.
Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục, đào tạo trực tuyến, Elearning.
Summary
Mankind has gone through three industrial revolutions (CMCN) in more than two hundreds years and
stands at the threshold of Industrial revolution 4.0. The Industrial revolution 4.0 presents a number of
opportunities and challenges for Vietnam, including the education in general and online training in
particular. Online training has a great opportunity in training human resources to meet the requirements
of catching up the Industrial revolution 4.0.
Keywords: industrial revolution 4.0, education, online training, Elearning.
1. Vài nét về các cuộc cách mạng công nghiệp
Mỗi một thời đại phát triển công nghệ tập trung
- cách mạng công nghiệp - kéo theo một bước phát
triển nhảy vọt của loài người. Cách mạng công
nghiệp hay đơn giản hơn là công nghiệp hóa được
hiểu là quá trình đưa những thiết kế công cụ lao
động như máy móc, nguyên vật liệu vào hiện thực


qua quá trình sản xuất, bán được trên thị trường và
có nhiều người tiêu dùng các sản phẩm đó, tạo nên
một hiệu ứng lan truyền, kích thích lẫn nhau, cuối
cùng là thúc đẩy nền kinh tế từng quốc gia phát
triển, lan truyền sự phát triển ra các nước khác và
trên toàn thế giới.
Loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng
công nghiệp nhưng không phải tất cả các nước
trên thế giới đều đã trở thành các nước công
nghiệp phát triển.
CMCN lần thứ nhất bắt nguồn từ phát minh ra
động cơ hơi nước để cơ giới hóa sản xuất, dấu mốc
là chiếc máy dệt vải vào năm 1784 tại nước Anh và
sau đó lan ra khắp thế giới tạo nên quá trình công
nghiệp hóa lần thứ nhất, thay đổi sự phát triển của
cả nhân loại. Cuộc cách mạng lần thứ hai diễn ra

nhờ ứng dụng điện năng tạo ra dây chuyền sản xuất
hàng loạt và phân công lao động trên dây chuyền
sản xuất. Dấu mốc là dây chuyền chế biến gia súc
đầu tiên hoạt động tại Cincinnati, Mỹ năm 1870.
Cuộc cách mạng lần ba diễn ra nhờ sử dụng các
thiết bị điện tử và công nghệ thông tin để tự động
hóa các hoạt động sản xuất, với đột phá máy móc
không chỉ làm những công việc giản đơn, lặp lại mà
bắt đầu làm những công việc phức tạp hơn. Dấu mốc
là chiếc máy PLC Modicon 084 ra đời năm 1968 tại
Mỹ và chính thức bán trên thị trường năm 1969.
Thời gian đi từ cuộc CMCN lần thứ nhất đến
CMCN lần thứ hai là gần 100 năm.

Thời gian đi từ cuộc CMCN lần thứ hai đến cuộc
CMCN lần thứ ba cũng gần 100 năm. Cuộc CMCN
lần thứ ba đã diễn ra được gần 50 năm, nhân loại đã
kết thúc hay vẫn đang ở trong giai đoạn cuối của
cuộc CMCN lần thứ ba vẫn đang là một câu hỏi. Có
thể thấy là thời gian chuyển từ cuộc CMCN thế hệ
trước sang cuộc CMCN thế hệ sau đang được rút
ngắn lại. Một băn khoăn nữa là dấu mốc nào đánh
dấu nhân loại chính thức bước vào CMCN lần thứ
tư - CMCN 4.0, chúng ta vẫn đang tìm câu trả lời.

* Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngày nhận bài: 5/5/2018; ngày thẩm định 15/7/2018; ngày duyệt đăng: 15/9/2018

SỐ 4 (2018) 25


Taïp chí
.+2$+&9j&1*1*+…ô1*ô

Dự đoán sự phát triển tương lai luôn là một việc
làm thú vị, đây cũng không phải là lần đầu có
những cuộc dự báo về các cuộc CMCN sắp diễn ra.
Những năm 50 của thế kỷ XX, sự phát triển của
năng lượng nguyên tử và ngành hàng không vũ trụ
đã từng được coi là tiền đề của cuộc CMCN 3.0.
CMCN 4.0 xuất phát từ thuật ngữ "Industry 4.0",
được nói đến lần đầu tiên năm 2011 trong một chiến
lược công nghệ cao của Chính phủ Đức nhằm thúc
đẩy tích hợp công nghệ số vào nền sản xuất công

nghiệp hàng đầu thế giới của Đức. Nước Đức coi đó
là một hướng phát triển chủ lực, là động lực mang
lại nguồn tăng trưởng kinh tế mới. Không dừng lại
ở đó, Đức còn đi đầu trong nỗ lực phổ biến khái
niệm mới ra thế giới, cũng như bắt đầu soạn thảo
những tiêu chuẩn liên quan. Trong khi đó, Mỹ gọi
khái niệm FIR là "Internet công nghiệp", đồng thời
thành lập Liên minh lãnh đạo sản xuất thông minh
(SMLC) vào năm 2012 để khuyến khích ngành
công nghiệp cộng tác phát triển nền tảng, tiêu chuẩn
công nghệ mới.
Không muốn đứng ngoài cuộc đua, Chính phủ
Hàn Quốc đã soạn thảo luật khuyến khích các sáng
kiến tích hợp công nghệ thông tin (IT) vào những
lĩnh vực chủ chốt như ô tô, đóng tàu..., cũng như lập
các trung tâm phát minh sáng tạo để giúp thúc đẩy
phát triển. Những động thái tương tự cũng đang
được tiến hành tại Trung Quốc. Gần đây, quốc gia
đông dân nhất thế giới này khởi động chiến lược
"Sản xuất tại Trung Quốc 2025", theo đó tái cấu
trúc và tinh gọn các lĩnh vực công nghệ chủ chốt và
cải thiện khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.
Do đó, có thể nói rằng, cuộc cách mạng công
nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần
thứ ba, với viễn cảnh kết hợp các công nghệ lại với
nhau theo cách thức hoàn toàn mới, làm mờ ranh
giới giữa các ngành công nghệ. Những công nghệ
mới kết hợp giữa thế giới thực, thế giới ảo và thế
giới sinh vật, từ đó tác động mạnh đến mọi luật lệ,
nền kinh tế và ngành công nghiệp. Những công

nghệ này có tiềm năng kết nối thêm nhiều tỷ người
với web, cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động cho
các tổ chức, doanh nghiệp, giúp tái tạo các nguồn
tài nguyên thiên nhiên hoặc thậm chí là khôi phục
26 SỐ 4 (2018)

1JKLÂQFßX7UDRõÕL

những tổn thất mà các cuộc cách mạng công nghiệp
trước gây ra.
2. Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách
thức cho Việt Nam
CMCN 4.0 đang là chủ đề thu hút sự quan tâm
của các tầng lớp dân cư Việt Nam. Hàng chục cuộc
hội thảo về chủ đề CMCN 4.0 được tổ chức trên
khắp mọi miền đất nước, ở các cơ quan trung ương,
đoàn thể, các trường đại học. CMCN 4.0 được coi
là cơ hội để đất nước phát triển, kèm với đó là
những thách thức to lớn từ thị trường quốc tế.
Ngày 04/05/2017, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường
năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4, Chỉ thị 16/CT- TTg là văn bản chính sách
quan trọng, khẳng định nỗ lực của Chính phủ trong
việc không bỏ lỡ cơ hội phát triển của đất nước
thông qua cuộc CMCN 4.0, chủ động nắm bắt cơ
hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa
các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động
tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ

trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, các cơ quan Trung ương, Chủ tịch
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trong thời gian từ nay đến năm 2020 tập trung chỉ
đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp,
nhiệm vụ hoàn thành mục tiêu đề ra.
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra cơ hội nhưng
cũng tạo ra thách thức, đặc biệt là có thể phá vỡ thị
trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động
chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con
người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên
thế giới trong đó có lao động Việt Nam có thể rơi
vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm
trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư
vấn tài chính, vận tải. Tạp chí The National Interest
trong bài Disrupting Asia cho biết, một robot có giá
20.000 đô la Mỹ hiện nay có thể lắp ráp 30.000
chiếc iPhone/năm, như vậy giả định robot hết khấu
hao trong một năm thì chi phí lắp ráp một chiếc
iPhone chỉ khoảng 66 xu Mỹ, mức chi phí thấp đến
nỗi khó có lao động giản đơn nào có thể cạnh
tranh được.


1JKLÂQFßX7UDRõÕL

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong
ngành giày dép, công nghệ in 3D đã tiến bộ đến
mức có thể sản xuất giày ngay tại chỗ, và công nghệ
này sẽ sớm được hoàn thiện trong một tương lai

không xa. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng ở
các nước phát triển có thể có ngay một đôi giày sản
xuất theo nhu cầu của khách hàng mà không cần
phải trải qua quy trình sản xuất hay nhập khẩu từ
một quốc gia khác. Báo cáo "ASEAN trong chuyển
dịch cơ cấu: Công nghệ đang làm việc làm và
doanh nghiệp thay đổi như thế nào" của ILO công
bố tháng 7-2016 dự báo, đến 86% lao động trong
các ngành dệt may và giày dép ở Việt Nam có nguy
cơ cao mất việc dưới tác động của những đột phá về
công nghệ trên.
Một nghiên cứu của Trung tâm Phân tích và Dự
báo, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam nhận
xét, dự báo của ILO có thể gây sốc. Theo đó, ngành
dệt may đang tạo việc làm cho 2,3 triệu người,
trong đó 78% là lao động nữ; ngành giày dép đang
tạo việc làm cho gần một triệu người với tỷ lệ 74%
là phụ nữ. Lao động trong hai ngành này chiếm
6,2% tổng lực lượng lao động và 13,7% việc làm
phi nông nghiệp. Có tới 17% lao động trong ngành
dệt may và 26% lao động trong ngành giày dép chỉ
có trình độ tiểu học. Đây là nhóm không dễ dàng
tìm được việc làm thay thế bởi khó khăn trong việc
đào tạo lại nhằm có kỹ năng và tay nghề cao.
Chậm đổi mới ngày nào, Việt Nam không chỉ bỏ
lỡ thời cơ của cách mạng công nghiệp 4.0, mà có
thể sẽ gánh chịu hệ quả tiêu cực của cuộc cách
mạng này như sa lầy ở vị trí bất lợi trong phân công
lao động quốc tế mới đang hình thành; hứng chịu hệ
lụy của làn sóng di chuyển các ngành/công nghệ cũ,

tiêu hao nhiều năng lượng và không thân thiện với
môi trường ra bên ngoài do nhiều nước đẩy mạnh
tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới công nghệ.

Taïp chí
.+2$+&9j&1*1*+…ô1*ô

không chỉ với nền giáo dục Việt Nam mà của cả thế
giới là làm thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực lao
động để đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh
mới của thế giới.
Hệ thống giáo dục đào tạo cần được cải cách để tạo
ra công dân toàn cầu. Do đó, nền giáo dục Việt Nam
nói chung và các trường đại học, nơi cung cấp cho xã
hội nguồn nhân lực, lao động sẽ phải đào tạo theo
hướng bảo đảm khối kiến thức nền tảng vững chắc
cho người đi sinh, người được đào tạo và đào tạo lại.
Phương pháp giáo dục cũng phải đổi mới mạnh
mẽ thông qua hình thức E-Learning để tận dụng cơ
sở hạ tầng thông tin, thu hút nhiều đối tượng tham
gia học tập và đào tạo. Phát triển E-Learning tạo ra
sự linh hoạt về thời gian, không gian, phù hợp với
điều kiện và nhu cầu cá nhân, ứng dụng công nghệ
điện toán đám mây cho phép người dạy có thể cung
cấp tài liệu học tập cho người học và thu thập lại
các kết quả của quá trình dạy học từ phía người học
một cách liên tục và linh hoạt, áp dụng mô hình
giáo dục mới như phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết
bị ảo, phòng thí nghiệm, thư viện ảo dưới sự hỗ trợ
của các thiết bị thông minh.

CMCN 4.0 sẽ đặt các cơ sở đào tạo trước thách
thức rất lớn, cạnh tranh nguồn lực chất lượng cao
không chỉ trong nước mà nó còn mang tính toàn
cầu. Người lao động lúc này phải có tư duy sáng
tạo, có khả năng thích nghi với các thách thức và
yêu cầu công việc thay đổi liên tục trong thị trường
lao động trong nước, khu vực và quốc tế, tránh
nguy cơ bị mất việc làm. Giáo dục trong CMCN 4.0
được hiểu là một hệ sinh thái mà ở đó mọi người có
thể cùng dạy học ở mọi nơi, mọi lúc với các thiết bị
kết nối để tạo ra việc học tập được cá thể hóa. Hệ
sinh thái mới này biến đổi tổ chức giáo dục thành
một hệ sinh thái tạo sản phẩm sáng tạo mang tính cá
thể với thành tựu lĩnh hội kiến thức và năng lực đổi
mới, sáng tạo riêng của từng cá nhân trong hệ sinh
thái này.

3. Thách thức đối với giáo dục Việt Nam
Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước
đang phát triển trong khu vực và thế giới đều đang
Có thể nói sự sáng tạo, đổi mới chính là nền tảng
phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu của giáo dục trong CMCN 4.0. Các yếu tố trong hệ
hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên sinh thái mới này linh động và có mối liên quan mật
nghiệp để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực thiết. Việc sắp xếp các yếu tố khác nhau trong hệ
cho cuộc CMCN 4.0. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra
SỐ 4 (2018) 27


Taïp chí
.+2$+&9j&1*1*+…ô1*ô


1JKLÂQFßX7UDRõÕL

sinh thái hướng tới mục tiêu giáo dục là rất quan trọng. với cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào Hướng dẫn phương pháp tự học, học tập và trao đổi
tạo thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công qua mạng cho người học. Đây là kĩ năng cần thiết
nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương để học tập ở các trường đại học và giáo dục nghề
trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một nghiệp phát triển E-Learning.
số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 - 2018.
Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các
cơ sở giáo dục đại học, tăng cường giáo dục những
kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả
năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 là yêu cầu tất yếu đối
với giáo dục đại học hiện nay.
4. Những thách thức đối với đào tạo E-Learning
TOPICA hiện là tổ chức cung cấp dịch vụ
E-Learning hàng đầu ở Việt Nam, nhất là trong giáo
dục đại học, không chỉ ở Việt Nam mà còn mở rộng
mô hình này ra các nước khác. TOPICA kết hợp
hiệu quả đội ngũ giảng viên đại học và giảng viên
doanh nhân để đào tạo cấp đại học thì đào tạo từ xa
và E-learning có thể xem là tiền đề đáp ứng nhu cầu
đào tạo liên tục đáp ứng nhu cầu CMCN 4.0. Hiện
tại, có nhiều trường đại học trong nước hợp tác với
TOPICA để thực hiện đào tạo Elearning và người
học được cấp bằng cử nhân đại học là Đại học Kinh
tế Quốc dân NEU - EDUTOP, Viện Đại học Mở
HOU-TOPICA, Đại học Trà Vinh TVU - TOPICA,
Đại học Duy Tân DTU - TOPICA, Đại học Thái

Nguyên TNU - TOPICA. TOPICA và những bằng
cấp này đã được công nhận, thừa nhận.

Duy trì và nâng cao tính cạnh tranh, hấp dẫn của
TOPICA đối với giảng viên doanh nhân và đặc biệt
là thu hút sinh viên.
Vai trò của giảng viên là rất quan trọng trong
việc triển khai E-Learning. Vì vậy, giảng viên
không chỉ nắm bắt được phương pháp học tập mà
còn là người tạo ra bài giảng phục vụ cho giảng dạy,
các bài giảng E-Learning phục vụ cho tự học của
người học. Phải có hình thức đào tạo đội ngũ giảng
viên đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại nhất: như có
khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học, có khả
năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, và
quan trọng hơn cả là năng lực tự học, tự nghiên cứu
khoa học. Vì đó là nền tảng quan trọng để người
giảng viên không bị tụt hậu so với thời đại. Tăng
cường tập huấn về phương pháp, kĩ năng, sử dụng
tổng hợp nhiều hợp phần để tạo bài giảng E-Learning. Đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí cho giảng
viên trong xây dựng bài giảng.

Việt Nam chưa phải là một nước công nghiệp.
Chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội trở thành nước công
nghiệp trong giai đoạn CMCN 3.0, vậy chúng ta có
bỏ lỡ cơ hội trở thành nước công nghiệp thông qua
cuộc CMCN 4.0, điều này phụ thuộc vào chính
Việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục đào chúng ta mà thôi.
tạo là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại
TÀI LIỆU THAM KHẢO

và phát triển TOPICA cũng như sự thành đạt của
1. Agre, E. (1999). Information technology in higher
các sinh viên. E-Learning của TOPICA là một
education: The "Global Academic Village" and intellecphương thức dạy và học rất phù hợp trong việc đào
tual standardization. The Horizon 7(5): 8-11
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005). Phát triển
xã hội.
năng lực thông qua phương pháp và phương tiện
Bộ Giáo dục và Đào tạo , các trường đại học và
dạy học mới: Tài liệu hội thảo tập huấn dự án phát
cao đẳng, các cơ sở giáo dục cần xác định E-Learntriển giáo dục trung học phổ thông.
ing là một chiến lược trong giáo dục mới hướng tới
3. Bộ Khoa học và Công nghệ làm việc với Bộ
xã hội học tập, thích ứng với những biến đổi mạnh
Thông tin và Truyền thông về tình hình triển khai
mẽ về công nghệ trong thời kỳ CMCN 4.0.
Cách mạng Công nghiệp 4.0, https://www.Các trường học hướng đến số hóa trường học
bao gồm số hóa về quản lý, điều hành, tác nghiệp. most.gov.vn, 06/10/2017
Website trường hoc phải trở thành địa chỉ thân thiện
28 SỐ 4 (2018)



×