Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 121 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trên địa
bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Hà Thị Ngọc Trinh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu.................................................14
Bảng 2.2. Thời hạn kiểm tra, xác minh khiếu nại lần đầu...................................15
Bảng 2.3. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai..................................................16
Bảng 2.4. Thời hạn kiểm tra, xác minh khiếu nại lần hai....................................16
Bảng 2.5. Thời hạn giải quyết tố cáo...................................................................22
Bảng 2.6. Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai................................................28
Bảng 3.1. Bảng số liệu cần thu thập....................................................................36
Bảng 3.2. Số lượng phiếu phỏng vấn cán bộ.......................................................37
Bảng 3.3. Số lượng phiếu phỏng vấn người sử dụng đất....................................38
Bảng 3.4. Kết quả điều tra bằng thang điểm năm mức độ..................................40
Bảng 3.5. Khoảng giá trị thang điểm năm mức độ..............................................40
Bảng 3.6. Kết quả điều tra bằng thang điểm ba mức độ.....................................41
Bảng 3.7. Khoảng giá trị thang điểm ba mức độ.................................................41


Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng một số loại đất nông nghiệp thành phố Huế........48
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng một số loại đất phi nông nghiệp thành phố Huế..49
Bảng 4.3 . Nhu cầu đất phi nông nghiệp cho các dự án đến năm 2020 phân bổ
cho các phường....................................................................................................51
Bảng 4.4. Tình hình tiếp nhận đơn thư khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.............52
Bảng 4.5 . Diễn biến tình hình chung về khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh
vực đất đai theo ý kiến của cán bộ chuyên ngành...............................................54
Bảng 4.6 . Nội dung khiếu nại theo ý kiến người sử dụng đất............................57
Bảng 4.7. Tình hình tiếp nhận đơn thư tố cáo trong lĩnh vực đất đai..................58
Bảng 4.8. Tình hình giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai.......................61
Bảng 4.9 . Nội dung tranh chấp trong lĩnh vực đất đai.......................................63
Bảng 4.10. Khảo sát ý kiến của người sử dụng đất về tình trạng nộp đơn..........66
Bảng 4.11 . Tình hình tiếp nhận và kiểm tra đơn thư của UBND thành phố Huế
.............................................................................................................................66


Bảng 4.12. Phân loại đơn thư trong lĩnh vực đất đai nhận thêm hằng năm........67
Bảng 4.13. Số lượng khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai phải giải
quyết hằng năm...................................................................................................68
Bảng 4.14. Thời gian thụ lý giải quyết................................................................70
Bảng 4.15. Kết quả công tác giải quyết đơn khiếu nại hằng năm.......................71
Bảng 4.16. Kết quả xác minh tố cáo....................................................................74
Bảng 4.17. Tình hình giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai hằng năm....76
Bảng 4.18. Sự am hiểu về pháp luật của người sử dụng đất...............................79
Bảng 4.19. Ý kiến của người sử dụng đất về thời gian thực hiện công tác giải
quyết....................................................................................................................79
Bảng 4.20. Bảng thống kê kết quả điều tra mức độ hài lòng của người sử dụng đất.80
Bảng 4.21. Khoảng giá trị của thang đánh giá mức độ hài lòng của người sử
dụng đất...............................................................................................................80
Bảng 4.22. Kết quả trung bình tính mức độ hài lòng của người sử dụng đất......80

Bảng 4.23. Thái độ làm việc của cơ quan HCNN...............................................81
Bảng 4.24. Các khoản chi cho cán bộ giải quyết................................................81
Bảng 4.25. Bảng thống kê kết quả điều tra mức độ hài lòng của cán bộ chuyên môn 83
Bảng 4.26. Khoảng giá trị thang điểm mức độ hài lòng của cán bộ chuyên môn.....83
Bảng 4.27. Kết quả trung bình tính mức độ hài lòng của cán bộ chuyên môn. . .83


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí các phường phỏng vấn người sử dụng đất.............................39
Hình 4.1. Bản đồ hành chính thành phố Huế..........................................................42
Hình 4.2. Bản đồ độ cao thành phố Huế.................................................................43
Hình 4.3. Mạng lưới thủy văn thành phố Huế........................................................44


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Các đối tượng khiếu nại..........................................................................6
Sơ đồ 2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại...........................................................10
Sơ đồ 2.3. Trình tự giải quyết khiếu nại.................................................................12
Sơ đồ 2.4. Đối tượng tố cáo...................................................................................17
Sơ đồ 2.5 . Trình tự giải quyết tố cáo.....................................................................20
Sơ đồ 2.6. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp sau khi hòa giải không thành............24
Sơ đồ 2.7. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi nộp đơn tại UBND cấp có thẩm
quyền....................................................................................................................25
Sơ đồ 2.8. Trình tự giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai cấp huyện, cấp tỉnh26
Sơ đồ 2.9 . Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.......................................................27
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu nam nữ thành phố Huế...........................................................47
Biểu đồ 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Huế năm 2017.........................48
Biểu đồ 4.3. Số lượng đơn khiếu nại trong lĩnh vực đất đai hằng năm.....................53
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ các đối tượng khiếu nại.............................................................55

Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ các nội dung người sử dụng đất thường xuyên khiếu nại............56
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ phân loại đơn tố cáo theo lĩnh vực.............................................59
Biểu đồ 4.7. Số lượng vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền
giải quyết của UBND thành phố hằng năm............................................................62
Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ các nội dung tranh chấp trong lĩnh vực đất đai...........................64
Biểu đồ 4.9. Tỷ lệ phân loại đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp theo lĩnh vực......67
Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai phải
giải quyết hằng năm..............................................................................................68
Biểu đồ 4.11. Tỷ lệ phân loại đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất
đai........................................................................................................................69
Biểu đồ 4.12. Tỷ lệ giải quyết đơn hằng năm.........................................................72
Biểu đồ 4.13. Tỷ lệ kết quả hòa giải.......................................................................75
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Cụm từ được viết tắt

CNVPĐKĐĐ

Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai

ĐVT

Đơn vị tính

GPMB

Giải phóng mặt bằng


HCNN

Hành chính Nhà nước

HVHC

Hành vi hành chính

QĐHC

Quyết định hành chính

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

UBND

Uỷ ban nhân dân

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

TAND

Tòa án nhân dân

TNMT


Tài nguyên môi trường

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VPPL

Vi phạm pháp luật


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
1.3. Yêu cầu của đề tài............................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................4
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.................................................................4
2.1.1. Đất đai và vai trò của đất đai..........................................................................4
2.1.2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai..................................5
2.1.3. Tố cáo và giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai.........................................16
2.1.4. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai............................22
2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu............................................................28
2.2.1. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trên
thế giới.................................................................................................................28
2.2.2. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai ở Việt
Nam.....................................................................................................................30
2.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài...........................................33
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU....................................................................................................35

3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................35
3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................35
3.2.1. Phạm vi không gian.....................................................................................35
3.2.2. Phạm vi thời gian.........................................................................................35
3.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................35
3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................36
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................36
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................39
3.4.3. Phương pháp thang đo Linkert.....................................................................39


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................42
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất của thành
phố Huế................................................................................................................42
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................42
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................46
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Huế...................................................47
4.2. Thực trạng khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành
phố Huế................................................................................................................50
4.2.1. Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai..................................................................50
4.2.2. Tố cáo trong lĩnh vực đất đai........................................................................58
4.2.3. Tranh chấp trong lĩnh vực đất đai.................................................................61
4.3. Đánh giá kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực
đất đai trên địa bàn thành phố Huế.........................................................................65
4.3.1. Công tác tiếp nhận và kết quả phân loại đơn thư...........................................65
4.3.2. Đánh giá kết quả công tác giải quyết khiếu nại.............................................70
4.3.3. Đánh giá kết quả giải quyết tố cáo................................................................73
4.3.4. Đánh giá kết quả giải quyết tranh chấp.........................................................74
4.3.5. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai.................................................................76

4.3.6. Ý kiến của người dân về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong
lĩnh vực đất đai.....................................................................................................79
4.3.7. Ý kiến của các ban ngành, các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở có liên
quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai....82
4.4. Một số trường hợp khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trên địa
bàn thành phố Huế................................................................................................84
4.4.1. Phân tích vụ việc.........................................................................................84
4.4.2. Những bài học kinh nghiệm từ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
trong lĩnh vực đất đai............................................................................................86
4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Huế..................................................87


4.5.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp và chính quyền địa
phương.................................................................................................................87
4.5.2. Nâng cao năng lực và trách nhiệm làm việc của cán bộ trong công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp.........................................................................88
4.5.3. Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền đến người dân.........................88
4.5.4. Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.............88
PHẦN 5...............................................................................................................90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................90
5.1. Kết luận.........................................................................................................90
5.2. Kiến nghị.......................................................................................................90
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................91
PHẦN 7. PHỤ LỤC...........................................................................................93


10



PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia và
nó là yếu tố mang tính chất quyết định sự tồn tại, phát triển của con người cùng
các loài sinh vật khác trên trái đất. Các Mác đã từng viết : “Đất đai là tài sản
mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu
được để sản xuất, là tư liệu cơ bản trong nông, lâm nghiệp” [8]. Vì vậy, nếu đất
đai không tồn tại thì không ngành sản xuất, con người hay loài sinh vật nào có
thể tiến hành tạo ra của cải vật chất để sống và duy trì nòi giống đến ngày nay.
Trong tiến trình chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì nhu cầu về giá trị sử dụng đất ngày
càng tăng. Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhận thức của người dân về giá
trị đất đai cũng được nâng cao. Do đó, các sự việc về khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp trong lĩnh vực đất đai là điều không thể tránh khỏi. Chỉ tính trong thời gian
từ ngày 01/01/2011 đến hết năm 2013, các cơ quan HCNN đã tiếp nhận 170.257
đơn thư khiếu nại (74,76% trong lĩnh vực đất đai), 27.108 lượt đơn tố cáo mà
nội dung chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai [1].
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân
dân, các quyền con người, quyền công dân ngày càng được mở rộng và được
Nhà nước quan tâm tạo điều kiện để các quyền đó được thực hiện trên thực tế,
trong đó có quyền khiếu nại, quyền tố cáo. Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là
những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp [13], Luật
Khiếu nại năm 2011 [11], Luật Tố cáo năm 2011 [12] và một số Luật, văn bản
dưới Luật khác. Trong giai đoạn 2014 – 2017, tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp hơn ở hầu hết
các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng về vấn đề này.
Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở trung ương nhiều, nội dung thể
hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền
địa phương. Nhiều vụ việc công dân của địa phương, các cơ quan tụ tập, căng

cờ, biểu ngữ, kéo đến cơ quan chính quyền, Đảng nhằm gây áp lực đòi giải
quyết quyền lợi theo yêu cầu dẫn tới mất trật tự an toàn xã hội, thậm chí gây
thương vong về cả người và của. Các vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh
vực đất đai hiện nay xảy ra giữa những người sử dụng đất với nhau, giữa người
sử dụng đất với Nhà nước.
11


Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trên cả
nước hiện nay đang còn chậm trễ, chưa đủ mạnh, chưa dứt điểm, số vụ phát sinh
còn nhiều, số vụ giải quyết hiệu quả chưa cao dẫn tới tình trạng khiếu nại, tố cáo
vượt cấp ngày càng tăng và gay gắt hơn. Do đó việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp trong lĩnh vực đất đai là vấn đề được nhân dân và Nhà nước đặc biệt
quan tâm. Nhà nước ta đang tăng cường thắt chặt công tác quản lý đất đai trên
cả nước và tìm ra các biện pháp, giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu, giải quyết
những khiếu nại, tố cáo, tranh chấp không đáng có về đất đai.
Thành phố Huế là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong
những năm qua, thành phố Huế đang vươn mình để xứng đáng vị trí trung tâm
chính trị – kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học – kỹ thuật của tỉnh, trung tâm
động lực của khu vực trọng điểm kinh tế miền Trung. Tuy nhiên, sự phát triển
này đã làm đảo lộn đời sống của nhiều gia đình, làm nảy sinh bất đồng trong
mối quan hệ giữa những người sử dụng đất, giữa người sử dụng đất với các nhà
quản lý dẫn đến các vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai ngày
càng nhiều hơn. Việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực
đất đai của công dân trên địa bàn thành phố Huế vẫn đang tồn đọng nhiều vấn đề
và lộ rõ những hạn chế nhất định.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố
Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế ”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nắm bắt được tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất
đai trên địa bàn thành phố Huế giai đoạn 2014 – 2017.
- Đánh giá được thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Huế giai đoạn 2014 – 2017.
- Nghiên cứu một số trường hợp khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh
vực đất đai tại địa phương giai đoạn 2014 – 2017.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Huế
trong thời gian tới.

12


1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững các nội dung quản lý và sử dụng đất quy định tại Luật Đất đai
2013 và các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai.
- Các thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được phải trung thực, chính xác,
khách quan, đánh giá đúng thực trạng, sắp xếp khoa học và sử dụng mang lại
hiệu quả cao nhất.
- Kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, phản ánh đúng
thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai
trên địa bàn nghiên cứu.
- Nắm rõ được tính chất của các trường hợp giải quyết khiếu nại, tranh
chấp, tố cáo trong lĩnh vực đất đai nhằm đưa ra được những giải pháp phù hợp.
- Các giải pháp được đề xuất phải phù hợp tình hình thực tế tại địa
phương, có tính khả thi và đúng với quy định của pháp luật.

13



PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Đất đai và vai trò của đất đai
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau:
“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành
của môi trường sinh thái ngay bên trên lớp vỏ và dưới bề mặt đó như: khí hậu,
bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy,…). Các
lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập
đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của
con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống
tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa...)” [6].
Như vậy, “Đất đai” là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều
thẳng đứng, chiều nằm ngang trên mặt đất, giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa
to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người [6].
Đất đai là tài sản của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình
lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện bắt buộc của lao động. Đất
đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng
như không thể có sự tồn tại của loài người hay bất cứ loài sinh vật nào. Đất đai
là một trong những tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của con người, là
điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất [6].
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế – xã hội.
Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi vá các công trình khác [6].
Vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau:
Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức
năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng

dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất
và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc trực tiếp vào đặc điểm, độ phì nhiêu
của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất [6].
Trong các ngành nông – lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá
trình sản xuất, là điều kiện vật chất – cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng
14


lao động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo,…)
và là công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi,…).
Quá trình sản xuất nông – lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu
quá trình sinh học tự nhiên của đất [6].
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình
thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất – văn minh tinh thần, các
thành tựu kỹ thuật vật chất – văn hóa khoa học đều được xây dựng trên nền tảng
cơ bản – sử dụng đất [6].
Có thể thấy đất đai ngày càng có giá trị và vấn đề sử dụng đất đai đang trở
nên quan trọng hơn và mang tính toàn cầu.
2.1.2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
2.1.2.1. Khái niệm
* Khái niệm về khiếu nại
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì “Khiếu nại” được hiểu là: “Thắc mắc, đề
nghị xem xét lại những kết luận, quyết định do cấp có thẩm quyền làm, đã chuẩn
y” [2].
Theo pháp luật về khiếu nại được Nhà nước quy định (Khoản 1 – Điều 2 –
Luật Khiếu nại năm 2011): Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc
cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại năm 2011 quy định, đề nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại QĐHC, HVHC của cơ quan
HCNN, của người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN hoặc QĐKL cán bộ,
công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật,

xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình [11].
Khiếu nại xuất hiện khi quyền, lợi ích của bản thân chủ thể khiếu nại theo
họ là bị xâm phạm. Theo Khoản 2 – Điều 2 – Luật Khiếu nại năm 2011, chủ thể
khiếu nại (người khiếu nại) là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công
chức thực hiện quyền khiếu nại [11]. Do đó, khiếu nại luôn thể hiện dưới dạng
hành vi chủ động (thông qua lời nói, đơn thư,…) thể hiện tính tích cực của công
dân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia quản lý xã hội, quản lý Nhà nước.
Theo Khoản 4 – Điều 2 – Luật Khiếu nại năm 2011, cơ quan, tổ chức có
quyền khiếu nại là cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã
hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ
trang nhân dân [11].
15


Theo Khoản 5 – Điều 2 – Luật Khiếu nại năm 2011, chủ thể bị khiếu nại
(người bị khiếu nại) là cơ quan HCNN hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan
HCNN có QĐHC, HVHC bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
có QĐKL cán bộ, công chức bị khiếu nại [11].
Để có cái nhìn khách quan, toàn diện về khiếu nại thì cần phải phân loại
các khiếu nại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, với nội dung đề tài này
thì chỉ phân loại theo phạm trù pháp luật của nước Việt Nam về khiếu nại, đối
tượng khiếu nại bao gồm:
Đối tượng khiếu nại

Quyết định hành chính

Hành vi hành chính

Quyết định kỷ luật


Sơ đồ 2.1. Các đối tượng khiếu nại
(Nguồn: Tổng hợp theo Luật Khiếu nại năm 2011)
Sơ đồ 2.1 được tổng hợp theo Khoản 1 – Điều 2 – Luật Khiếu nại năm
2011 [11].
Theo Khoản 8 – Điều 2 – Luật Khiếu nại năm 2011, QĐHC là văn bản do
cơ quan HCNN hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN ban hành để
quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý HCNN được áp dụng
một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể [11].
Theo Khoản 9 – Điều 2 – Luật Khiếu nại năm 2011, HVHC là hành vi của
cơ quan HCNN, của người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN thực hiện hoặc
không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật [11].
Theo Khoản 10 – Điều 2 – Luật Khiếu nại năm 2011, QĐKL là quyết định
bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các
hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo
quy định của pháp luật về cán bộ, công chức [11].

16


QĐHC trong lĩnh vực đất đai có thể bị khiếu nại bao gồm:
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Quyết định bồi thường, hỗ trợ, GPMB, tái định cư.
+ Cấp hoặc thu hồi GCNQSDĐ.
+ Quyết định gia hạn thời gian sử dụng đất.
+ Quyết định giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai.
HVHC trong quản lý đất đai có thể bị khiếu nại là hành vi của cán bộ,
công chức Nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định tại những
trường hợp nói trên.
QĐKL trong quản lý đất đai có thể bị khiếu nại là các quyết định bằng văn

bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ngành Tài nguyên và Môi Trường
(trực tiếp là các cơ quản quản lý về đất đai) thuộc thẩm quyền quản lý của Nhà
nước, áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc
thẩm quyền quản lý của mình khi có sai phạm.
Theo Khoản 1 – Điều 204 – Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất,
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại
QĐHC hoặc HVHC về quản lý đất đai [14].
* Khái niệm về giải quyết khiếu nại
Quyền khiếu nại là quyền cơ bản của mọi người (công dân Việt Nam,
người nước ngoài, người không có quốc tịch) được ghi nhận tại Khoản 1 – Điều
30 – Hiến pháp năm 2013 [13]. Vì vậy, Nhà nước ta mà đại diện trực tiếp là các
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết cho người
dân khi họ có yêu cầu.
Theo Khoản 11 – Điều 2 – Luật Khiếu nại năm 2011, giải quyết khiếu nại
là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại [11].
Theo Khoản 6 – Điều 2 – Luật Khiếu nại năm 2011, người giải quyết
khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại [11].
Theo Khoản 2 – Điều 204 – Luật Đất đai năm 2013, trình tự, thủ tục giải
quyết khiếu nại QĐHC, HVHC về đất đai thực hiện theo quy định pháp luật về
khiếu nại [14].

17


2.1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
Trong lĩnh vực đất đai, người sử dụng đất luôn được Nhà nước bảo vệ
quyền lợi và lợi ích thông qua việc hình thành hệ thống pháp luật Nhà nước về
đất đai và các bộ Luật có liên quan. Khi có căn cứ cho rằng QĐHC, HVHC của
cơ quan HCNN là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi, lợi ích hợp
pháp của bản thân mình, người sử dụng đất có quyền khiếu nại lên các cơ quan

HCNN có thẩm quyền để được giải quyết. Các quyền đó được đảm bảo theo
pháp luật về quyền khiếu nại do Nhà nước ta ban hành. Theo Khoản 1 – Điều 12
– Luật Khiếu nại năm 2011, chủ thể khiếu nại có các quyền sau đây [11]:
- Tự mình khiếu nại (Ngoại trừ trường hợp người khiếu nại là người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người khiếu nại ốm đau, già
yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự
mình khiếu nại thì có thể ủy quyền theo quy định pháp luật).
- Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia
đối thoại.
- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải
quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí
mật Nhà nước.
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý
thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó
cho mình theo quy định pháp luật.
- Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn
cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành QĐHC bị khiếu nại.
- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về
chứng cứ đó.
- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định
giải quyết khiếu nại.
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy
định của Luật tố tụng hành chính.
18



- Rút khiếu nại.
Bên cạnh những quyền được Nhà nước bảo hộ, các chủ thể có khiếu nại
cũng phải thực hiện nghĩa vụ do pháp luật về khiếu nại hiện hành quy định để
quá trình thực hiện giải quyết khiếu nại của cơ quan HCNN cấp có thẩm quyền
diễn ra một cách dễ dàng, công bằng, khách quan và đúng tiến độ, đảm bảo lợi
ích cho người sử dụng đất. Theo Khoản 2 – Điều 12 – Luật Khiếu nại năm 2011,
người khiếu nại có các nghĩa vụ sau [11]:
- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.
- Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý
của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết
khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung
cấp thông tin, tài liệu đó.
- Chấp hành QĐHC, HVHC mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại,
trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại
Điều 35 của Luật Khiếu nại năm 2011 đã sửa đổi.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực
pháp luật.
Người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của
pháp luật.
2.1.2.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại là vô cùng quan trọng
trong quá trình giải quyết khiếu nại. Việc quy định cụ thể như vậy sẽ tránh tình
trạng đùn đẩy, thiếu trách nhiệm trong công tác giải quyết cũng như tránh được
sự chồng chéo thẩm quyền, từ đó nâng cao được hiệu quả công việc.

19


1


1
Chủ tịch UBND cấp xã
Thủ trưởng cơ quan
thuộc UBND cấp huyện

1

Chủ tịch UBND
cấp huyện

2

Chủ tịch
UBND cấp tỉnh

1

Bộ trưởng

2

2
2

Thủ trưởng thuộc Sở và
cấp tương đương
1

2


Giám đốc Sở và cấp
tương đương
1
Thủ trưởng cơ quan
thuộc Bộ

Sơ đồ 2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
(Nguồn: Tổng hợp theo Luật Khiếu nại năm 2011)
Sơ đồ 2.2 tổng hợp thẩm quyền giải quyết khiếu nại từ trung ương xuống
tới địa phương theo quy định pháp luật về khiếu nại tại các Điều 17, 18, 19, 20,
21, 22, 23 – Luật Khiếu nại năm 2011 [11].
Theo Điều 24 – Luật Khiếu nại năm 2011, Tổng thanh tra Chính phủ có
thẩm quyền: (1) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong việc tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu
20


lực pháp luật. (2) Trường hợp phát hiện có hành vi VPPL về khiếu nại gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ
chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp
dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối
với người vi phạm [11].
Theo Điều 25 – Luật Khiếu nại năm 2011, Chánh thanh tra các cấp có
thẩm quyền: (1) Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp tiến hành
kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm
quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp khi được giao. (2)
Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc
các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực

pháp luật. (3) Trường hợp phát hiện hành vi VPPL về khiếu nại gây thiệt hại đến
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì
kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người
có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách
nhiệm, xử lý đối với người vi phạm [11].
Theo Điều 26 – Luật Khiếu nại năm 2011, Thủ tướng Chính phủ có thẩm
quyền: (1) Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp. (2) Xử lý các kiến nghị của Tổng
thanh tra Chính phủ quy định tại Khoản 2 – Điều 24 – Luật khiếu nại năm 2011.
(3) Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh [11].
2.1.2.4. Trình tự giải quyết khiếu nại của công dân trong lĩnh vực đất đai
* Khiếu nại lần đầu
- Trình tự giải quyết

21


Người giải quyết khiếu nại bốSơ
trí đồ
cán2.3.
bộ Trình tự giải quyết khiếu nại
Tiếp nhận đơn, phân loại, đề xuất hướng giải quyết
Người giải quyết khiếu nại
Người giải quyết khiếu nại
Tổ chứcCơ
đốiquan
thoạiđược giao nhiệm
Ban hành,
vụ gửi và công bố

Người
Cơ giải
quanquyết
tham
khiếu
mưuđịnh
nại
quyết
nạiminh
sai) nội dung đơn,
Kiểm(khiếu
tra, xác
báo cáogiải
kếtquyết
quả khiếu
(2) tra,
nạixác
(khiếu
nại văn
đúng)
Thông báoBáo
việccáo
thụkết
lý giải
quảHoặc
quyết
kiểm
khiếu
nại
minh

bằng
bản

CHÚ GIẢI

: Hướng
giảinăm
quyết
(Nguồn: Tổng hợp(1),
theo(2)
Luật
Khiếu nại
2011)
Người khiếu nại
Người khiếu nại
(không

quan
tham
mưu
22
quyết
định
giảigiải
quyết
khiếu
nạinại đồng ý)
(1) Thi hành Người
Người
quyết

khiếu
giải
quyếtđịnh
khiếu
nạinhiệm
Khiếu
nại
lầnvăn
2 hoặc
Ra
Quyết
thành
Đoàn
minh,
xây

Quyết
giao
vụ cho
cơ xác
quan
tham
Thông
báođịnh
không
thụlập
lý Tổ,
giải
quyết
bằng

bản
khởi kiện hành chính
dựng
đề cương
mưu


Sơ đồ 2.3 được tổng hợp dựa trên Mục 2 – Chương III – Luật Khiếu nại
năm 2011 [11] và Chương 2 – Quyết định 26/2014/QĐ-UBND về Ban hành quy
định về việc tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 23/5/2014 [18].
Quá trình giải quyết một trường hợp khiếu nại được xem xét dựa trên từng
vụ việc cụ thể nhưng vẫn đảm bảo các bước sau đây: (1) Nhận đơn; (2) Kiểm
tra, xác minh nội dung đơn khiếu nại lần đầu, báo cáo kết quả xác minh; (3) Tổ
chức đối thoại lần đầu; (4) Ban hành, gửi và công bố quyết định giải quyết khiếu
nại lần đầu; (5) Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Tùy từng
trường hợp mà bỏ qua các bước không cần thiết.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm
quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 –
Luật Khiếu nại năm 2011, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu
phải thụ lý giải quyết; Thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ
chức, các nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra cùng
cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do [11].
Việc thụ lý giải quyết khiếu nại hành chính được hướng dẫn tại Điều 5 –
Thông tư số 07/2013/TT – TTCP về Quy định quy trình giải quyết khiếu nại
hành chính [16].
Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu quy định tại Điều 28 – Luật
Khiếu nại năm 2011, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách
nhiệm: Kiểm tra lại QĐHC, HVHC của mình, của người có trách nhiệm do mình
quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;

trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác
minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra Nhà nước cùng
cấp hoặc cơ quan, tổ chức, các nhân có trách nhiệm (gọi chung là người có trách
nhiệm xác minh) xác minh nội dung [11].
Việc xác minh phải đảm bảo khách quan, chính xác, kịp thời thông báo
theo quy định của pháp luật.
Báo cáo kết quả xác minh bao gồm các nội dung: đối tượng, thời gian tiến
hành, người tiến hành, nội dung xác minh, kết quả xác minh, kết luận và kiến
nghị nội dung giải quyết khiếu nại.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu
nại và kết quả xác minh nội dung còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ
chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, cá nhân, tổ chức, cơ quan
23


có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và đưa ra
hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ vì kết
quả đối thoại là một trong các căn cứ quan trọng để giải quyết khiếu nại.
Người giải quyết khiếu nại phải thực hiện đúng trách nhiệm khi tổ chức
đối thoại được quy định rõ tại Điều 30 – Luật Khiếu nại năm 2011 như: thông
báo bằng văn bản cho các bên liên quan, trong quá trình đối thoại phải nêu rõ
nội dung, kết quả xác minh và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trình bày ý
kiến và đưa ra bằng chứng bảo vệ quyền lợi của mình, thành lập biên bản sau
buổi hòa giải có đầy đủ ý kiến của các bên [11].
Việc tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại được hướng dẫn tại
Điểm a – Khoản 1, 2, 3 – Điều 21 – Thông tư số 07/2013/TT – TTCP [16].
Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại
và gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu tới các bên liên quan trong thời
gian 03 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định giải quyết. Việc gửi quyết định
giải quyết khiếu nại được hướng dẫn tại Điểm a – Khoản 2 – Điều 22 – Thông tư

số 07/2013/TT – TTCP [16].
Các bên liên quan nhận được quyết định giải quyết khiếu nại phải chấp
hành nghiêm chỉnh những nội dung đã được đề ra. Những trường hợp cố ý vi
phạm sẽ bị xử lý theo chế tài pháp luật.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, xét thấy việc thi hành QĐHC bị
khiếu nại sẽ gây ra hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại phải ra
quyết định tạm đình chỉ việc thi hành QĐHC đó. Quyết định tạm đình chỉ phải
được gửi cho các bên liên quan được quy định theo pháp luật về khiếu nại. Việc
tạm đình chỉ việc thi hành QĐHC bị khiếu nại được quy định tại Điều 17 –
Thông tư số 07/2013/TT – TTCP [16].
Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi
hành ngay.
- Thời hạn giải quyết
Bảng 2.1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
Khu vực

Vụ việc bình thường

Vụ việc phức tạp

Vùng sâu, vùng xa

45 ngày

60 ngày

Các khu vực khác

30 ngày


40 ngày

(Nguồn: Tổng hợp theo Luật Khiếu nại năm 2011)
Bảng 2.1 được tổng hợp theo Điều 28 – Luật Khiếu nại năm 2011 [11].
24


Thời hạn kiểm tra, xác minh khiếu nại thuộc thẩm quyền
Bảng 2.2. Thời hạn kiểm tra, xác minh khiếu nại lần đầu
Mức độ

Vụ việc bình thường

Thời gian

15 ngày

Vụ việc phức tạp

Vùng sâu, vùng xa

25 ngày

(Nguồn: Tổng hợp theo Quyết định 26/2014/QĐ-UBND)
Bảng 2.2 được tổng hợp theo Khoản 1 – Điều 7 – Quyết định 26/2014/QĐUBND tỉnh Thừa Thiên Huế [18].
* Khiếu nại lần hai
- Trình tự giải quyết
Giải quyết khiếu nại lần hai có trình tự giống với khiếu nại lần đầu. Nội
dung cụ thể được quy định rõ ở Chương 2 – Quyết định 26/2014/QĐ-UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế [9] và Mục 3 – Chương III – Luật Khiếu nại năm 2011

[11]. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày,
kể từ ngày ban hành.
Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 37 – Luật Khiếu nại
năm 2011 [11] mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không
đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án
hành chính tại TAND cấp có thẩm quyền.

25


×