Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

thực trạng hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng - 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.02 KB, 17 trang )

Mục Lục
Mục Lục..............................................................................................................................................................1
I. Pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng.....................................................................1
1. Khái niệm...................................................................................................................................................1
2. Các đặc trưng cơ bản của hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng..................................................1
3. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng...................................................1
3.1. Nguyên tắc hoàn trả...........................................................................................................................1
3.2. Nguyên tắc tín nhiệm.........................................................................................................................2
4. Chủ thể.......................................................................................................................................................3
4.1. Bên cho vay.........................................................................................................................................3
4.2. Bên vay................................................................................................................................................3
5. Hình thức pháp lý của quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.......................................4
5.1. Khái niệm............................................................................................................................................4
5.2. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng......................................................................................................4
II. Phân loại cho vay của các tổ chức tín dụng..................................................................................................5
2.1. Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay....................................................................................................5
2.1.1. Cho vay ngắn hạn............................................................................................................................5
2.1.2 Cho vay trung hạn và dài hạn...........................................................................................................5
2.2. Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của các khoản vay (Theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định
về giao dịch bảo đảm)...................................................................................................................................5
2.2.1. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản...................................................................................................5
2.2.2. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.......................................................................................6
2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay (Theo thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động
cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam).............................................................................................................................................6
2.3.1. Cho vay kinh doanh.........................................................................................................................6
2.3.2. Cho vay tiêu dùng...........................................................................................................................9
II. Thực tiễn hoạt động vay của các tổ chức tín dụng.....................................................................................10
1. Về vấn đề lãi suất.....................................................................................................................................10
2. Bất cập do quy định trường hợp không được cho vay..........................................................................11
3. Bất cập về giới hạn cấp tín dụng.............................................................................................................12


Trang
1


4. Bất cập về cơ chế bảo đảm tiền vay và xử lý bảo đảm tiền vay.............................................................13
5. Vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu:.................................................................................................................14

Trang
2


THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN
DỤNG
I. Pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
1. Khái niệm
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời
gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. (Theo quy
định tại Khoản 16, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng 2010).
2. Các đặc trưng cơ bản của hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng
- Về chủ thể: chủ thể cho vay là tổ chức tín dụng.
- Đối tượng cấp tín dụng trong hoạt động cho vay là vốn (tiền tệ)
- Thời hạn trong hoạt động cho vay rất đa dạng, có thể là ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn.
- Quan hệ cho vay được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật ngân hàng.
3. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng
Để hoạt động cho vay được đảm bảo an toàn, phù hợp với lợi ích của các bên
cho vay và bên vay, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng được thực hiện trên
những nguyên tắc nhất định , và các nguyên tắc này có ảnh hưởng quan trọng đến
việc xây dựng và ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay,

các nguyên tắc đó là:
3.1. Nguyên tắc hoàn trả
- Cơ sở lý luận cảu nguyên tắc này dựa vào đặc điểm, với tư cách chủ thể
trung gian tín dụng, tổ chức tín dụng chủ yếu sử dụng số tiền huy động được sử
Trang
1


dụng số tiền huy động được từ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để
cho vay. Ở giai đoạn huy động vốn, tổ chức tín dụng tham gia với tư cách là người
đi vay, do vậy phải có nghĩa vụ hoàn trả cho người gửi tiền đúng hạn cả gốc và lãi,
muốn thực hiện được điều này, với tư cách là chủ thể cho vay, tổ chức tín dụng có
quyền yêu cầu bên đi vay hoàn trả cho mình đúng hạn cả gốc và lãi. Ngay cả khi
chính tổ chức tín dụng (bên cho vay) là chủ thể vi phạm hợp đồng thì bên vay vẫn
phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Những vi phạm của bên cho vay sẽ chịu những chế
tài xử lý như phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại chứ không bù trừ vào số tiền
bên vay kia phải trả.
- Để đảm bảo nguyên tắc hoàn trả , pháp luật có các quy định nhằm yêu cầu tổ
chức tín dụng phải đánh giá khả năng của bên vay, xây dựng các phương án phòng
ngừa rủi ro cũng như giám sát khoản vay hiệu quả. Bên cạnh đó, pháp luật cũng
cho phép các bên có những thỏa thuận sửa đổi hợp đồng phù hợp như gia hạn nợ,
điều chỉnh kì hạn trả nợ để bên vay thực hiện tốt nghĩa vụ hoàn trả của mình.
3.2. Nguyên tắc tín nhiệm
- Tín nhiệm là nền tảng của tín dụng, tức là việc chuyển giao nguồn vốn chỉ
thực hiện khi tổ chức tín dụng (bên cho vay) có niềm tin vào khả năng trả nợ của
bên vay. Nguyên tắc tín nhiệm sẽ đảm bảo cho tổ chức tín dụng quyết định cho vay
một cách chính xác và hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của tổ
chức tín dụng đối với các khoản vốn đã huy động từ nhận tiền gửi và các hình thức
huy động khác.
- Để đảm bảo nguyên tắc tín nhiệm, pháp luật đã quy định bên vay phải thỏa

mãn những điều kiện nhất định mới được quyền vay vốn. Bên cạnh đó, pháp luật
cũng cho phép tổ chức tín dụng được quyền đánh giá về khả năng tài chính của
khách hàng rồi mới quyết định cho vay. Để có được sự tín nhiệm của tổ chức tín
dụng, bên vay cần chứng tỏ năng lực tài chính, khả năng sử dụng vốn vay và có
Trang
2


những cam kết chắc chắn về khả năng trả nợ. Để tăng thêm sự tín nhiệm, trong
nhiều trường hợp, các bên có thể thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm khả năng trả
nợ như cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh.
4. Chủ thể
4.1. Bên cho vay
- Bên cho vay là tổ chức tín dụng với các chức năng hoạt động ngân hàng do
đó, tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện do pháp luật quy định.
- Tổ chức tín dụng cho vay là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động
theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: ( Khoản 2, Điều 2, Thông tư
39/2016/NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng).
+ Ngân hàng thương mại;
+ Ngân hàng hợp tác xã;
+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
+ Tổ chức tài chính vi mô;
+ Quỹ tín dụng nhân dân;
+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4.2. Bên vay
- Bên vay là tổ chức, cá nhân thỏa mãn các điều kiện vay vốn do pháp luật quy
định và những điều kiện khác do các bên thỏa thuận.
Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng) là pháp
nhân, cá nhân bao gồm: ( Thông tư 39/2016/NHNN)

Trang
3


+ Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành
lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
+ Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài
5. Hình thức pháp lý của quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách
hàng.
5.1. Khái niệm
Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên
cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay) theo đó
tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một
thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lại, dựa trên sự tín nhiệm.
5.2. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng
- Ngoài các đặc điểm của mọi hợp đồng nói chung, hợp đồng tín dụng có một
số đặc trưng sau:
+ Về chủ thể: một bên là tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện theo luật định
với tư cách là bên cho vay, còn một bên là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
thỏa mãn các điều kiện vay vốn do pháp luật hoặc tổ chức tín dụng quy định.
+ Về đối tượng của hợp đồng: là tiền (tiền mặt hoặc bút tệ) phải là một số tiền
xác định được các bên thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng.
+ Hợp đồng tín dụng chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên
cho vay.
+ Cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ: nghĩa vụ chuyển giao tiền vay bao giờ
cũng phải thực hiện trước làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩ vụ
của bên vay.
Trang
4



II. Phân loại cho vay của các tổ chức tín dụng
2.1. Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay
2.1.1. Cho vay ngắn hạn
- Theo quy định tại khoản 1, Điều 10, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định
về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với
khách hàng: “Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tồi đa 01 năm
(một) năm.
2.1.2 Cho vay trung hạn và dài hạn
- Theo quy định tại khoản 2, Điều 10, Thông tư 39/2016/TT-NHNN: “Cho vay
trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05
(năm) năm.
- Theo quy định tại khoản 3, Điều 10, Thông tư 39/2016/TT-NHNN: “Cho vay
dài hạn có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm.
2.2. Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của các khoản vay (Theo Nghị định
số 163/2006/NĐ-CP quy định về giao dịch bảo đảm)
2.2.1. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản
- Là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng
tài sản của bên vay hoặc người thứ ba. Để xác lập và thực hiện việc cho vay có bảo
đảm bằng tài sản, giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay (hoặc có thể liên quan
đến người thứ ba trong trường hợp bảo đảm tiền vay bằng biện pháp bảo lãnh) phải
ký kết cả hai loại hợp đồng, bao gồm hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền
vay (hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh). Tuy nhiên, do pháp
luật cho phép các bên có thể thỏa thuận lập hợp đồng chung nên trong trường hợp

Trang
5


này các thỏa thuận về bảo đảm tiền vay được xem là bộ phận hợp thành của hợp

đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản.
2.2.2. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
- Là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo
đảm bằng tài sản của khách hàng vay hoặc của người thứ ba. Để thực hiện việc cho
vay theo hình thức này, thông thường các bên chỉ cần giao kết một hợp đồng duy
nhất là hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên,trong trường hợp tổ chức tín dụng cho vay có
bảo lãnh bằng tín dụng thì mặc dù khoản vay này không thể xem là khoản vay có
bảo đảm bằng tài sản nhưng người bảo lãnh bằng tín chấp vẫn phải xác lập văn bản
cam kết bảo lãnh bằng uy tín của mình và gửi cho tổ chức tín dụng để khách hàng
vay có thể được tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay.
2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay (Theo thông tư số 39/2016/TTNHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
2.3.1. Cho vay kinh doanh
- Đây là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sẽ được bên
vay sử dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinh doanh của mình. Nếu sau
khi được giải ngân mà người vay lại sử dụng vốn vào mục đích khác với thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay có quyền áp dụng các chế tài thích hợp như
đình chỉ việc sử dụng vốn vay hoặc thu hồi vốn vay trước thời hạn...
2.3.1.1. Phương thức cho vay
+ Cho vay từng lần: Theo quy định tại khoản 1, Điều 27, Thông tư số
39/2016/TT-NHNN: “ Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và
khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay”.
Trang
6


+ Cho vay hợp vốn: Theo quy định tại khoản 2, Điều 27, Thông tư
39/2016/TT-NHNN: “ Cho vay hợp vốn là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên
cùng thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay
vốn.

+ Cho vay lưu vụ: Theo quy định tại khoản 3, Điều 27, Thông tư số
39/2016/TT-NHNN: “ Cho vay lưu vụ là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay
đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất
mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công
nghiệp có thu hoạch hằng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận
dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo
nhưng không quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp”.
+ Cho vay theo hạn mức: Theo quy định tại khoản 4, Điều 27, Thông tư số
39/2016/TT-NHNN: “ Cho vay theo hạn mức: tổ chức tín dụng xác định và thỏa
thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoản
thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay
từng lần. Một năm ít nhât một lần, tổ chức tín dụng xem xét các định mức dư nợ
cho vay tối đa và thời hạn duy trì mức dư nợ này”.
+ Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Theo quy định tại khoản 5, Điều
27, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN: “ Cho vay theo hạn mức cho dự phòng: tổ
chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi
mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận
thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một)
năm.
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Theo quy định tại
khoản 6, Điều 27, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN: “ Cho vay theo hạn mức thấu
Trang
7


ch trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt
số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực
hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì
trong một khoảng thời gian 01 (một) năm.
+ Cho vay quay vòng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng

cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một)
tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước
cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba)
tháng.
+ Cho vay tuần hoàn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp
dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:
a) Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả
nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ
gốc của khoản vay;
b) Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban
đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh;
c) Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức
tín dụng;
d) Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các tổ
chức tín dụng thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.
+ Các phương thức cho vay khác.
2.3.1.2. Thời hạn cho vay

Trang
8


- Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ hoạt động kinh doanh,
thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay và thời
hạn hoạt động còn lại của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay.
+ Khách hàng là pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp
nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam: thời hạn
cho vay không quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lại của khách hàng
+ Cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam: thời hạn cho vay
không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam

2.3.2. Cho vay tiêu dùng
- Là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sẽ được bên vay
sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như mua sắm đồ gia
dụng, mua sắm nhà cửa hoặc phương tiện đi lại, thậm chí bao gồm cả việc sử dụng
vốn vay vào mục đích học tập của sinh viên, học sinh...
2.3.2.1. Căn cứ vào phương thức cho vay
- Cho vay từng lần: Theo quy định tại khoản 1, Điều 27, Thông tư số
39/2016/TT-NHNN: “ Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và
khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay”.
- Cho vay theo hạn mức: Theo quy định tại khoản 4, Điều 27, Thông tư số
39/2016/TT-NHNN: “ Cho vay theo hạn mức: tổ chức tín dụng xác định và thỏa
thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoản
thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay
từng lần. Một năm ít nhât một lần, tổ chức tín dụng xem xét các định mức dư nợ
cho vay tối đa và thời hạn duy trì mức dư nợ này”.

Trang
9


- Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Theo quy định tại
khoản 6, Điều 27, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN: “ Cho vay theo hạn mức thấu
ch trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt
số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực
hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì
trong một khoảng thời gian 01 (một) năm.
2.3.2.2. Thời hạn cho vay
+ Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay trên cơ sở
khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay, thời hạn hoạt động còn lại của
tổ chức tín dụng.

+ Đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thời hạn cho
vay không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.
II. Thực tiễn hoạt động vay của các tổ chức tín dụng
Trong thời gian qua, pháp luật về hoạt động cho vay theo hợp đồng tín
dụng của các tổ chức tín dụng đã không ngừng được xây dựng và hoàn thiện. Tuy
nhiên, thực tế hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng cho thấy, đã phát sinh
nhiều bất cập trong các chính sách của Nhà nước, thực tiễn pháp lý về hoạt động
này vẫn còn tồn tại không ít những vấn đề bất cập. Cụ thể như sau:
1. Về vấn đề lãi suất
- Theo quy định tại khoản 1, Điều 468 BLDS 2015 có quy định “ Lãi suất do
các bên vay thỏa thuận, trường hợp các bên có thỏa thuận về tiền lãi suất thì lãi suất
theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hơp
luật khác có liên quan quy định khác”.

Trang
10


“Luật khác” ở đây được hiểu là pháp luật chuyên ngành. Theo quy định tại
Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 và khoản 2, 3 Điều 91 Luật các
tổ chức tín dụng 2010, trong điều kiện bình thường, lãi suất trong hoạt động ngân
hàng sẽ được thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận, nhưng “theo quy định của pháp
luật”.
Việc ghi thêm cụm từ “theo quy định của pháp luật” này khiến cho các tổ chức
tín dụng, khách hàng có quan hệ với tổ chức tín dụng và các cơ quan chức năng
thực thi pháp luật lúng túng là không biết theo pháp luật về tín dụng ngân hàng
(không áp dụng trần lãi suất cho vay) hay theo pháp luật dân sự (áp dụng trần lãi
suất cho vay)
Với bất cập này, nhóm đề xuất sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng 2010 theo
hướng không quy chiếu ngược trở lại với BLDS nhằm tránh xảy ra tình trạng lòng

vòng, không rõ ràng trong các quy định của pháp luật.
2. Bất cập do quy định trường hợp không được cho vay
- Theo quy định tại Khoản 1, Điều 126, Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy
định về những trường hợp không được cho vay:
+ Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên
Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và
các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản
trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là
thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu
hạn;

Trang
11


+ Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên
Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó
Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.
Thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát luôn luôn là một cá nhân cụ thể,
chứ không có thành viên là một pháp nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, ngoài việc cấm
cho vay đối với các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, lại còn bị hiểu là cấm cho
vay đối với cả pháp nhân cử người tham gia HĐQT, Ban kiểm soát của Ngân hàng.
Ngoài ra, quy định này còn hơi cứng nhắc, nếu họ có tài sản thuộc quyền sở
hữu hoặc sử dụng một cách hợp pháp và muốn sử dụng để cầm cố thế chấp tại ngân
hàng họ đang quản lý hoặc làm việc thì việc cho vay đối với những đối tượng này
không có gì mất an toàn, miễn là họ sử dụng vốn vay một cách đúng quy định.
Ngân hàng cho khách hàng vay dựa trên những phương án khả thi, tài sản bảo đảm
thì tại sao những người này đủ tiêu chuẩn lại không cho vay. Quy định này đã phần
nào loại bỏ một bộ phận không nhỏ những khách hàng có tiềm năng của ngân hàng.

Nhóm đề xuất sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng 2010 các quy định về đối tượng
thuộc diện cấm cho vay, theo đó Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng
quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc
(Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương
vẫn có quyền vay vốn nếu họ đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn mà pháp luật quy
định.
3. Bất cập về giới hạn cấp tín dụng
- Theo quy định tại Điều 128, Luật các tổ chức tín dụng:
+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá
15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín
dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một
Trang
12


khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân
hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức
tài chính vi mô.
+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá
25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng
đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có
của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
+ Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không
bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá
nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.
Trên thực tế, khoảng thời gian cần thiết từ khi tổ chức tín dụng đề nghị qua
Ngân hàng Nhà nước lên tới Chính phủ đến khi có quyết định được phép cho vay
thường kéo dài vài tháng, làm lỡ nhiều cơ hội kinh doanh và không phù hợp với cải
cách hành chính hiện nay.
Nhóm đề xuất bổ sung trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 thêm quy định về

thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị cho vay của khách hàng, một thời gian phù hợp,
không quá ngắn cũng không quá dài vừa để Chính phủ xem xét và khách hàng
không bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh của mình.
4. Bất cập về cơ chế bảo đảm tiền vay và xử lý bảo đảm tiền vay
- Luật các tổ chức tín dụng cấm các ngân hàng chấp nhận bảo lãnh của các đối
tượng bị cấm cho vay để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng. Câu
chữ ở đây chỉ là cấm nhận bảo lãnh, nhưng thực chất lại phải hiểu là bao gồm cả
việc cấm cầm cố, thế chấp... của những đối tượng trên. Vì nếu chỉ hiểu là cấm nhận
bảo lãnh là bảo đảm bằng cam kết mà không gắn liền với tài sản cầm cố, thế chấp

Trang
13


cụ thể như khái niệm của BLDS hiện hành thì lại loại trừ quan hệ cầm cố, thế chấp
của người thứ ba.
- Pháp luật hiện hành cho phép được sử dụng tài sản bảo đảm là tài sản hình
thành trong tương lai. Tuy nhiên, do là tài sản trong tương lai nên không thể chắc
chắn rằng tài sản đó được hình thành để cho ngân hàng xử lý, bù lại mất mát nếu
xảy ra tranh chấp. Mặt khác, sự thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán giữa các quy định
pháp luật về giao dịch bảo đảm tiền vay với các bộ phận pháp luật khác có liên
quan như Bộ luật dân sự, pháp luật đất đai, pháp luật hợp đồng, pháp luật về giải
quyết tranh chấp… là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Các khó khăn này không chỉ xảy ra
cho khách hàng khi thực hiện thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh tài sản để vay vốn tổ
chức tín dụng mà còn gây khó khăn cho chính các tổ chức tín dụng ngay trong quá
trình thẩm định và phê duyệt các khoản vay có bảo đảm. Điều này làm cho tỉ lệ nợ
quá hạn của các tổ chức tín dụng ngày càng cao, nhất là trong giao đoạn hiện nay,
khi mạng lưới tín dụng đang được mở rộng.
Nhóm đề xuất bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định cụ thể hơn về

cơ chế bảo đảm tiền vay; cần đồng bộ, nhất quán giữa các quy định pháp luật về
giao dịch bảo đảm tiền vay.
5. Vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu:
- Nợ quá hạn: Trong nền kinh tế thị trường, các TCTD thu lợi chủ yếu từ các
khoản cho vay với khách hàng, nhưng những khoản cho vay này lại rất dễ gặp
những rủi ro dẫn đến những khoản nợ quá hạn ngày càng lớn. Hiện nay, nợ quá hạn
của các ngân hàng thương mại bị coi là vấn đề bức xúc và phức tạp nhất trong hoạt
động cho vay của các TCTD. Những khoản nợ quá hạn khổng lồ mà hiện tại ngành
ngân hàng đang phải gánh chịu đã làm ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thanh toán,
giảm số tiên dự trữ và vốn của các TCTD. Chính “tảng băng” về nợ quá hạn đang
Trang
14


lặng lẽ nhấn chìm các TCTD vào vòng xoáy nợ nần mà các TCTD vẫn “không hề
hay biết”.Nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các TCTD,
tới các doanh nghiệp sử dụng vốn và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy,
việc tìm ra những giải pháp khắc phục tình trạng nợ quá hạn, đảm bảo việc thực
hiện nợ tín dụng đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết, cần giải quyết không chỉ cho
ngành ngân hàng mà còn cho cả các cơ quan hữu quan.
Nhóm đề xuất bổ sung trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về xây
dựng, duy trì, thiết lập hệ thống tài chính vững chắc gồm việc quy định các chuẩn
mực, quy tắc, chế độ kiểm toán, quyết toán, kế toán, quản trị riêng biệt, khuôn khổ
điều tiết, giám sát thị trường tài chính, thị trường tiền tệ... để chuyển vốn, khả năng
chuyển tải và phân tán rủi ro tài chính. Công việc này không ai làm tốt hơn Chính
phủ và các cơ quan giúp việc liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính...

Trang
15




×