Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Di sản địa danh biển đảo Việt Nam: Nhận diện quá trình thành tạo và giá trị của chúng từ một số thuyết lý địa danh hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.5 KB, 10 trang )

Nghiên cứu - Trao đổi

DI SẢN ĐỊA DANH BIỂN ĐẢO VIỆT NAM:
NHẬN DIỆN Q TRÌNH THÀNH TẠO VÀ GIÁ TRỊ CỦA CHÚNG
TỪ MỘT SỐ THUYẾT LÝ ĐỊA DANH HIỆN ĐẠI
? CAO CHƯ

*

Đ

ịa danh là cái mà mỗi người chúng ta
sử dụng hằng ngày, trong rất nhiều
trường hợp khác nhau, trong đó
có nhiều địa danh về biển đảo, bởi
lẽ Việt Nam là một quốc gia biển đảo. Đã có nhiều
người nghiên cứu địa danh trong nước cố gắng
“giải mã” ý nghĩa của từng địa danh cụ thể, chủ yếu
theo phương pháp từ ngun học (etymology), nặng
tính kinh nghiệm (empirical) trong các chiều hướng
nghiên cứu truyền thống, cơ bản theo các lý thuyết
của nước Nga thời kỳ Xơ-viết, mà chưa phải tiếp cận
theo thuyết lý địa danh học hiện đại.1 Mặt khác, ở ta
cũng chỉ tập trung vào địa danh chung của cả nước
hoặc địa danh của một thực thể hành chính cụ thể
(tỉnh, huyện) mà chưa thực sự nghiên cứu riêng về địa
danh biển đảo, tiếp cận theo phương pháp tổng thể.
Trong bối cảnh nổi lên những vấn đề lớn của vùng
biển đảo hiện nay, bài viết này sẽ vận dụng một số lý
thuyết về địa danh hiện đại, xác định địa danh như là
một di sản, nhận diện q trình thành tạo và giá trị


của di sản địa danh biển đảo Việt Nam ở những khía
cạnh mà người nghiên cứu cho là thiết yếu nhất.
I. Nhận diện q trình thành tạo
1. Hai thời kỳ (phương thức) thành tạo
Q trình thành tạo, hay nói cụ thể hơn, đó là vấn
đề địa danh biển đảo Việt Nam đã hình thành như thế
nào, là một vấn đề rất căn cốt trước khi nhận diện ra
giá trị của chúng. Tơi cho rằng địa danh nói chung
hình thành từ khi lồi người kết thành xã hội, bắt đầu
xuất hiện nhận thức, có ngơn ngữ để biểu đạt nhận

thức đó. Nếu như sự định vị trước kia khơng khác các
lồi động vật khác, chỉ dựa vào bản năng sinh tồn
thuần túy, thì đến đây lồi người dùng phương thức
mới, là tín hiệu ngơn ngữ để định vị các khơng gian
khác nhau trên bề mặt trái đất. Nói cách khác, có con
người, có ngơn ngữ là có địa danh. Địa danh xuất hiện
từ trước khi có nhà nước và có văn tự rất xa, và chắc
chắn xa gấp nhiều lần khoảng thời gian từ khi có nhà
nước và có văn tự đến nay. Các địa danh tiếp tục xuất
hiện, gắn với q trình phát triển tư duy, nhận thức
của lồi người, với thế giới quan và nhân sinh quan.
Từ khi có nhà nước hoạch định các đơn vị hành chính
trong lãnh thổ của một đất nước, gắn liền với nó là
u cầu định danh các đơn vị hành chính đó, thì các
tên địa danh chính thống (official place names) ra đời.
Trong khi đó, địa danh dân gian, cái mà các nhà địa
danh học thế giới hiện đại gọi là địa danh phi chính
thống (unofficial place names) tiếp tục tồn tại và sản


* Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi.

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

47


Nghiên cứu - Trao đổi

sinh, lưu hành song song với địa danh chính thống.2
Địa danh chính thống là loại địa danh do nhà nước
đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện bằng văn tự, gắn liền
với một thực thể hành chính xác định rõ ranh giới,
nhằm phục vụ quản lý đất nước. Còn địa danh dân
gian là loại địa danh do nhân dân tự đặt và lưu truyền,
chủ yếu bằng truyền khẩu, nhằm phục vụ cho chính
cuộc sống của mình.3 Địa danh dân gian có thể được
chính thống hóa, trở thành địa danh chính thống, chỉ
các thực thể hành chính. Lược qua tiến trình chính
của địa danh thế giới, theo quan điểm của tơi, để từ
đó xét tình hình cụ thể của địa danh biển đảo Việt
Nam sẽ được xem xét cụ thể sau đây.
2. Địa danh dân gian và địa danh chính thống
biển đảo Việt Nam
Nước Việt Nam cong hình chữ S, tựa như cái bao
lơn trơng ra Thái Bình Dương, đương nhiên có nhiều
địa danh về biển đảo. Địa danh biển đảo có thể nói

hình thành từ thời Lạc Long Qn và Âu Cơ chia
50 người con lên núi, 50 người con xuống biển, có
nghĩa rằng địa danh biển đảo đã hình thành từ rất
xa xưa. Địa danh biển đảo thuộc địa hạt thủy danh
(hydronyms), nhưng ngồi cái thuật ngữ ấy được đưa
ra, thì chưa thấy có nhà nghiên cứu địa danh học Việt
Nam nào nghiên cứu thành chun đề riêng.

48

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

Cần lưu ý rằng Việt Nam là một quốc gia đa dân
tộc, trong đó dân tộc Việt là dân tộc đa số, là chủ thể
chính của tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Xét riêng vùng biển đảo, dọc ven biển và hải đảo
Việt Nam còn có lớp cư dân Sa Huỳnh, người Chăm
ở dun hải Trung Bộ và người Khmer ở dun hải
Nam Bộ, và một ít dân tộc khác. Người Việt lập quốc
từ thời Hùng Vương, cách nay ước bốn nghìn năm, đã
biết đến vùng biển vịnh Bắc Bộ, sau thời kỳ nước Đại
Việt phục hưng và mở rộng, từ khoảng thế kỷ thứ X,
nhất là từ thế kỷ XV trở đi, thì người Việt từ khu vực cố
hữu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ lan dần về phương Nam,
mãi cho đến vùng biển Hà Tiên, Phú Quốc như ngày
nay. Ở dun hải Trung Bộ và dun hải Nam Bộ cùng
thời với nước Văn Lang thời vua Hùng Vương có văn

hóa Sa Huỳnh, văn hóa Ĩc Eo, có nghĩa là cũng đồng
thời có văn minh sớm, và dĩ nhiên về sau các vương
quốc cổ Champa, Phù Nam cũng kế thừa, nhưng hai
vương quốc này khơng sinh tồn nổi qua thử thách
khắc nghiệt của lịch sử. Chắc chắn là người Chăm đã
đặt nhiều địa danh tiếng Chăm ở vùng biển đảo miền
Trung và người Khmer cũng đặt nhiều địa danh tiếng
Khmer ở vùng biển đảo Nam Bộ. Người Việt Nam tiến
theo tuyến biển - với cách hiểu là đi dọc đồng bằng
dun hải và đi bằng đường biển - và dần dà trở thành
dân tộc đa số ở dải ven biển dài từ Trung đến Nam Bộ


Nghiên cứu - Trao đổi

ngày nay. Chính quyền phong kiến Việt Nam dùng
chữ Hán làm ngơn ngữ văn tự chính thức, và địa danh
gắn liền với hoạch định các đơn vị hành chính cũng
dùng chữ Hán, được chọn đặt theo quan niệm văn
hóa phương Đơng. Do vậy mà ta có thể hình dung
bức tranh tổng thể về địa danh dân gian và địa danh
chính thống vùng biển đảo Việt Nam như sau:
- Địa danh dân gian gốc tiếng Việt thời tối cổ: chủ
yếu ở vùng biển và dun hải Bắc Bộ, chủ yếu là ngơn
ngữ thuần Việt.
- Địa danh dân gian gốc tiếng Chăm thời tối cổ:
chủ yếu ở vùng biển Trung Bộ, nhất là từ khoảng
Quảng Bình đến Bình Thuận; sau đó hỗn dung với
tiếng Việt và để lại dấu vết đến ngày nay. Như Phan
Rang, Phan Thiết, Cà Ná, gốc tiếng Chăm.4

- Địa danh dân gian gốc tiếng Khmer thời tối cổ:
chủ yếu ở vùng biển và dun hải từ Bà Rịa Vũng Tàu
đến Hà Tiên ngày nay; sau hỗn dung với tiếng Việt và
để lại dấu vết đến ngày nay. Như Cà Mau, gốc tiếng
Khmer.5
- Địa danh chính thống: theo hành trình mở nước
với các mốc thời gian khác nhau, hoạch định các đơn
vị hành chính mới, chủ yếu bằng chữ Hán là thứ chữ
chính thức thời bấy giờ, từ phía Bắc dần loang về
Nam, như Thuận Hóa 順 化, Quảng Nam 廣 南 (tên
thừa tun), Thuận Thành 順 城 (tên phủ), Gia Định 嘉
定 (tên tỉnh ở Nam Kỳ). Từ đầu thế kỷ XX về sau, chữ
Quốc ngữ Latinh thay thế chữ Hán thành chữ chính
thức của quốc gia, các địa danh chính thống được ghi
bằng chữ Quốc ngữ Latinh.
Người Việt vào định cư ở vùng vốn có người Chăm,
Khmer có thể kế thừa địa danh dân gian Chăm, Khmer
sẵn có, cũng có thể đặt địa danh mới theo tiếng Việt,
hình thành địa danh dân gian tiếng Việt có niên đại
muộn. Như Hòn Khói, Hòn Tre (tên các đảo nhỏ tỉnh
Khánh Hòa), Cửa Việt (tên cửa biển Quảng Trị), Vũng
Qt (tên cửa biển tỉnh Quảng Ngãi).
Chính quyền phong kiến, nhất là sau này là thực
dân, có thể đặt mới, nhưng cũng có thể kế thừa địa
danh dân gian vốn có, chính thống hóa các địa danh
này6, để chỉ các đơn vị hành chính, như trường hợp
các địa danh Đà Nẵng, Phan Rang, Phan Thiết, Cà Mau.7
Tóm lại, tên các thực thể vùng biển và hải đảo ở
Việt Nam hình thành từ rất lâu đời, từ hai phương thức
hay hai thời kỳ, hai nguồn chính là địa danh dân gian,

địa danh chính thống trong lịch sử Việt Nam; ban đầu

có thể là dân gian, sau chính thống hóa, được nhà
nước trong các thời kỳ thừa nhận thành tên gọi chính
thức, bằng văn tự. Địa danh dân gian có thể có gốc
tiếng Việt phổ thơng, tiếng Chăm, tiếng Khmer, hoặc
được phổ thơng hóa, hoặc hỗn hợp với tiếng Việt.
Địa danh dân gian và địa danh chính thống bao
trùm các vùng biển và hải đảo Việt Nam, thì bên cạnh
tên gọi các thực thể hành chính (thơn, xã, huyện, tỉnh,
thành phố dọc theo miền dun hải) trong bờ có tên
các vũng vịnh, cửa biển, mũi đất, bãi biển, bên ngồi
biển có tên các đảo, các bãi ngầm, ngồi khơi có tên
hai quần đảo Hồng Sa, Trường Sa với tên từng đảo.
Chúng góp phần làm nên kho tàng địa danh biển đảo
Việt Nam.
3. Từ ngun và biến đổi địa danh biển đảo
Từ ngun (origins) và biến đổi địa danh là những
khái niệm lặp đi lặp lại trong các nhà nghiên cứu địa
danh trong nước và trên thế giới. Từ ngun học được
gọi là Etymology, nghiên cứu từ ngun địa danh là
lối nghiên cứu truy tầm về hình thái gốc, ngơn ngữ
gốc và ý nghĩa ban đầu của mỗi địa danh cụ thể, nói
vắn tắt là tầm ngun.
Điều khá bất ngờ nếu bạn đọc tiếp cận với địa
danh từ ngun Hoa Kỳ, một quốc gia mới thành lập
trong vài ba thế kỷ nay và là một quốc gia giàu có văn
minh hàng đầu thế giới hiện đại, nhưng tên của nhiều
bang, tên của nhiều thành phố lại có gốc gác từ tên
gọi dân gian, với nhiều gốc tiếng khác nhau, thậm chí

là tên dân gian của người da đỏ bản địa, là kết quả
nghiên cứu thấu đáo của các nhà danh học Hoa Kỳ.
Tầm ngun là tìm về gốc gác ban đầu phát sinh
của một địa danh. Chẳng hạn để xác định nghĩa hai
chữ Cù lao (trong Cù lao Ré, Cù lao Xanh, Cù lao Chàm),
một số nhà nghiên cứu nước ta khẳng định nó bắt
nguồn từ Pulau, nghĩa là đảo, trong ngơn ngữ Nam
Đảo mà người Chăm xưa đã dùng. Tơi lần tìm thư tịch
cổ và bản đồ cổ thấy các sách báo chữ Hán thấy hai
chữ Cù lao 劬 勞 trong chữ Hán khơng có nghĩa gì là
đảo, và như vậy, nó chỉ dùng theo phương thức phiên
âm, khơng dùng nghĩa; lại thấy chữ Ré mượn chữ Lý
哩, cũng có âm là Ré, phiên tiếng Nơm, nên lần tìm
rằng chính chữ Lý trong tên đảo Lý Sơn cũng chính là
chữ Ré, vốn bắt nguồn từ tên một lồi cây mọc nhiều
trên đảo.8 Nói vậy để thấy việc tầm ngun địa danh
tuy có nhiều ý nghĩa, nhưng vơ cùng khó khăn, và
trong nhiều trường hợp khơng thể tìm ra, hoặc sẽ sai
lầm nếu chủ quan, bởi sự biến đổi của địa danh như

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

49


Nghiên cứu - Trao đổi


là một ma trận, nhất là các địa danh xuất hiện trong
niên đại sớm, thiếu những chứng cứ xác đáng. Từ đó,
một mặt các nhà địa danh học thế giới tiếp tục theo
đuổi việc nghiên cứu địa danh theo lối tầm ngun,
để lại những kết quả khá thú vị trong nhiều trường
hợp (như tên gốc ở Hoa Kỳ), nhưng mặt khác, một số
nhà địa danh học có vẻ như chán với cách này.
Ở Việt Nam cũng diễn ra tình trạng tương tự. Như
tên gọi Đồng Nai, hai ơng Huỳnh Văn Tới, Phan Đình
Dũng chắc hẳn thấy cần giải mã, nên dành đến gần
20 trang trong 350 trang sách Đồng Nai góc nhìn văn
hóa để thuyết lý, nói đúng ra là bỏ cơng thuật lại tỉ
mỉ lối cắt nghĩa của các tác giả khác, rồi cuối cùng
kết luận rất khéo là: “Sự lý thú và hấp dẫn về một danh
xưng Đồng Nai vẫn còn là một vấn đề mở cho những ai
quan tâm”!9
Thực ra thì cũng nên thơng cảm với hai tác giả.
Trong địa danh có những biến đổi khá ngoắt ngo,
bất ngờ mà những sự suy luận bình thường sẽ khơng
lần ra. Chẳng hạn ở q tơi có cửa biển nay viết là
Dung Quất, thì thực tế xưa kia nó gọi là Vũng Qt, tức
cái vụng biển có nhiều cây qt dại mọc, từ thổ âm mà
bị phiên thành như thế (V thành D, Qt thành Quất);
lại có chuyện như Các Lái (tên bến sơng tại Thành phố
Hồ Chí Minh ngày nay, xưa có nhiều lái bn đường
biển tụ tập nên gọi như vậy) bị biến thành Cát Lái, bởi
phát âm c và t ở miền Nam khơng phân biệt; q tơi
có thơn ven biển tên gọi Thạch Than 石 湯, nghĩa là
bãi đá bày ra khi nước rút, bị viết thành Thạch Thang
khi chuyển đổi từ Hán tự sang Quốc ngữ Latinh; lại

có chuyện hai bên cửa biển Sa Kỳ có ba làng đều bắt
đầu từ chữ An là An Kỳ, An Vĩnh, An Hải, người Việt gọi
gộp vùng này là Ba Làng An, mấy ơng thực dân Pháp
khơng biết thế nào lại phiên thành Batanggang lên
bản đồ, rồi ảnh hưởng lại người Việt cứ gọi là Ba Tâng
Gâng! Lại ở vùng Vũng Qt có mũi núi gọi là Cổ Cò,
khi ghi vào bản đồ, thực dân viết là Coco, người Việt
cũng đọc là Co Co!
Các địa danh vùng biển đảo, cũng như các địa
danh ở các vùng khác của Việt Nam và thế giới, có
nhiều sự biến đổi trong từng địa danh và trong tổng
thể địa danh, với sự tác động của chuyển đổi dân cư và
ngơn ngữ, sự thay đổi văn tự, biến đổi do quy luật tự
thân của ngơn ngữ về ngữ âm và ngữ nghĩa, phương
ngữ, thực sự là một thách thức lớn đối với việc tầm
ngun, tìm về gốc gác khởi thủy của nó. Tình hình
ấy cho thấy, khơng thể truy ngun và giải mã tồn
bộ các địa danh biển đảo, tuy nhiên dù rất ít so với

50

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

số lượng lớn của chúng, cũng đã là rất đáng q.
4. Nội danh và ngoại danh biển đảo Việt Nam
Người Pháp gọi đất nước họ là France, trong khi
người Việt ta gọi là Pháp, người Anh gọi đất nước họ

là England, trong khi ta gọi là Anh (cổ hơn thì gọi là
Anh Cát Lợi), người Nga gọi thủ đơ của họ là Mockвa,
trong khi người Anh gọi là Moscow. Hiện tượng tương
tự như vậy là phổ biến khắp nơi trên thế giới, các nhà
địa danh học phương Tây gọi là exonyms (ngoại danh)
và endonyms (nội danh). Nói nơm na, thì nội danh là
địa danh của mình, do mình đặt, chỉ các thực thể ở
đất nước mình, còn ngoại danh là tên gọi ở bên ngồi
chỉ cho các thực thể của đất nước mình.
Nói nội danh và ngoại danh có vẻ lạ lẫm khơng chỉ
đối với mọi người nói chung và cả với những người
nghiên cứu địa danh Việt Nam nói riêng, nhưng kỳ
thực nó rất quan trọng. Trên thế giới có Nhóm Chun
viên về Địa danh của Liên Hiệp Quốc (United Nations
Group of Experts on Geographical Names - UNGEGN),
nhóm này lại có Nhóm Thường trực về Ngoại danh
(Working Group on Exonyms), thành lập từ năm 2002
để chun xem xét về nội danh/ngoại danh. Phiên
họp lần thứ 12 gần đây nhất của nhóm (năm 2012)
đã cho xuất bản tập tài liệu nói về Sự phân chia lớn
về địa danh - phản ánh về định nghĩa và cách dùng
nội danh và ngoại danh, dày đến 300 trang, do Paul
Woodman biên tập, Tổng cục Trắc địa và Đồ bản Ba
Lan, NXB Bernadium, Warszawa xuất bản, 2012.10 Tập
tài liệu do nhiều chun gia đến từ Vương quốc Anh,
New Zealand, Ba Lan, Hungary, Tây Ban Nha, Latvia,
Croatia, Cộng hòa Séc, Romania viết, chia thành 4
phần: (1) Sự phân chia nội danh/ngoại danh, (2) Phân
tích ngoại danh và cách dùng, (3) Địa danh nhóm
thiểu số, (4) Nội danh, ngoại danh và một minh họa

từ lịch sử. Đây là một tài liệu vơ cùng cần thiết và lý
thú. Chẳng hạn về khái niệm ngoại danh và nội danh,
GS. Peter Jordan (Viện Hàn lâm Khoa học Áo) trong
Nhóm UNGEGN xác định như sau: “Nội danh là các
tên gọi từ bên trong, như tên được ban ra bởi một cộng
đồng về các nhân tố lãnh thổ của họ. Ngoại danh là
các tên dùng bởi một cộng đồng, mà tiếp nhận từ các
cộng đồng khác đối với các nhân tố lãnh thổ của họ”.
Ơng chỉ rõ vai trò trung tâm (the central role) của cộng
đồng trong tiến trình đặt địa danh, và đặc biệt phân
biệt tính chất riêng của ngoại danh và nội danh như
sau: “Trái ngược với nội danh, ngoại danh khơng phải là
những biểu trưng của việc chiếm hữu và khơng biểu lộ
các u sách, mà chỉ định tầm quan trọng của một nhân


Nghiên cứu - Trao đổi

tố đối với cộng đồng này và các mối quan hệ nó đã có
với nhân tố đó”.11

- Bản đồ Kochinchine do người Hà Lan vẽ năm
1754.12

Trở lại với trường hợp địa danh biển đảo Việt Nam,
ta thấy các kiến thức về nội danh và ngoại danh rất
quan trọng. Trở lên, có thể hiểu tất cả những địa danh
biển và hải đảo trong vùng lãnh hải và thuộc chủ
quyền của Việt Nam, do Việt Nam đặt, chính là nội
danh. Nếu như tên gọi Biển Đơng của Việt Nam là một

nội danh, thì vùng biển đảo nước ta cũng có những
ngoại danh. Vùng biển này phương Tây thường ghi
là South China Sea (biển Nam Trung Hoa), quần đảo
Hồng Sa phương Tây gọi là Paracel Islands, quần đảo
Trường Sa gọi là Spratly Islands, vịnh Bắc Bộ gọi là Guft
of Tonkin, Đà Nẵng gọi là Tourane, Hội An gọi là Faifo,
Lý Sơn gọi là Pullo Canton.

- Bản đồ An Nam đại quốc họa đồ của giáo sĩ
Taberd vẽ xuất bản năm 1838.

Xét vùng biển đảo Việt Nam theo chiều lịch đại
lại có những ngoại danh thể hiện rõ trên các bản đồ
phương Tây như sau:
- Bản đồ India Orientalis vẽ về Đơng Nam Á năm
1606.
- Bản đồ do Jean-Baptiste Nolin (1657 - 1708) vẽ
năm 1687.
- Bản đồ của Joachim Ottens (1663 - 1719) vẽ năm
1710.

Tất nhiên bên cạnh bản đồ còn nhiều sách và tài
liệu khác, bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, như Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Hà Lan. Chắc chắn đối
với Việt Nam, thì ngoại danh còn có thể là tên gọi từ
phía các nước chung quanh khu vực, như Philippines,
Malaysia, Indonesia, Trung Quốc và nhiều nước khác
đối với các thực thể địa lý thuộc chủ quyền của Việt
Nam trên vùng biển đảo đang bị chiếm đóng hoặc
khơng bị chiếm đóng.

Những nội danh và ngoại danh trên vùng biển
đảo nước ta có thể xem là bình thường, nếu như nó
khơng liên quan đến tranh chấp chủ quyền và ý đồ
thơn tính. Nhưng rất tiếc là đã xảy ra như vậy, nên việc
tìm hiểu về nội danh và ngoại danh càng cần được
chú ý.
Nội danh và ngoại danh vùng biển đảo trong thời
đại ngày nay là một vấn đề rất nhạy cảm, đã từng xảy
ra ở nhiều vùng biển, như vùng biển giữa Nhật Bản
và Triều Tiên. GS. Peter Jordan cũng thừa nhận: “Cũng
có sự thật là việc dùng ngoại danh đơi khi bị hiểu như là

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

51


Nghiên cứu - Trao đổi

các u sách, nhất là khi các ngoại danh tương thích với
nội danh lịch sử (historical endonyms)”.13 Để giải quyết
các vấn đề nhập nhằng và nhạy cảm giữa nội danh
và ngoại danh trên các biển tiếp giáp (ngoại danh
bị hiểu như nội danh, gắn với u sách chủ quyền),
Philip W. Matthews, một nhà nghiên cứu độc lập của
New Zealand có bài “Nội danh, ngoại danh và các
vùng biển”, nêu ra các giải pháp có thể cân nhắc.14


là những nét quan trọng của quốc gia và diện mạo lãnh
thổ”.17 Keith H. Basso viết: “Do sự kết dính khơng thể
tách rời của chúng đối với nơi chốn riêng biệt, địa danh
có thể được dùng để gọi ra một loạt những liên tưởng
giàu cảm xúc và trí tuệ khổng lồ - những liên tưởng về
thời gian và khơng gian, về lịch sử và các sự kiện, về các
nhân vật và các hoạt động xã hội, về tự thân một người
và các chặng của đời sống một người”.18

II. Giá trị nhìn từ thuyết lý địa danh hiện đại

Còn rất nhiều ý kiến đánh giá khác về địa danh,
nhưng điểm qua một số ý kiến như trên để thấy rằng
trên thế giới có rất nhiều ý kiến đánh giá rất cao, rất
sâu sắc về địa danh. Việt Nam là một quốc gia biển
đảo, và dĩ nhiên khối lượng địa danh biển đảo chiếm
một phần quan trọng trong kho tàng địa danh vơ
cùng phong phú của cả quốc gia. Khơng chỉ là “những
tấm bia”, địa danh biển đảo Việt Nam là sự “kết nối với
q khứ”, là những biểu hiện của “biểu tượng lâu bền
nhất của đất nước”, là “những liên tưởng giàu cảm
xúc và trí tuệ khổng lồ” như các nhà nghiên cứu trên
thế giới đã nói. Có những địa danh ta khơng thể truy
ngun, khơng thể giải mã, có giải mã được đơi khi
cũng khơng quan trọng với những nghĩa trực tiếp,
mà quan trọng hơn, là những “siêu nghĩa” như trên
của địa danh.

1. Địa danh biển đảo là một di sản

Nếu như địa danh học truyền thống được ví như
sưu tập vật mẫu, chú tâm vào việc sưu tập, phân loại,
tầm ngun địa danh, giải mã nó, đề cập ý nghĩa của
nó, thì đến thời hiện đại, địa danh học mở rộng bằng
một cuộc “đảo chiều phê phán” (critical turn), thành
địa danh học phê phán (critical toponymies), mở rộng
các khái niệm về ý nghĩa văn hóa (cultural meaning)
và quyền lực xã hội (social power), nhấn mạnh đến vai
trò chính trị (political role) và vai trò kinh tế (economic
role) của địa danh. Người ta cũng phải tìm đến với
nhà triết học cổ đại Platon, các nhà triết học hiện đại
như Derrida, Bertrand Russell, Foucault, Albert Camus
để tìm các khái niệm về khơng gian, về nơi chốn, về ý
niệm tên riêng, sự xuất hiện và ý nghĩa của nó. Điều
này diễn ra như một trào lưu trên thế giới, nhưng chưa
thấy có người nghiên cứu địa danh Việt Nam nào đả
động. Những người nghiên cứu địa danh Việt Nam
phần lớn lặp đi lặp lại ý tưởng “những tấm bia lịch sử văn hóa của đất nước”, như PGS. Lê Trung Hoa đã nói.15
Tơi cho rằng ý nghĩa ẩn tàng của địa danh còn lớn
hơn nhiều. Nhiều nhà địa danh học hiện đại cũng tiếp
tục đào sâu các ý nghĩa kỳ diệu của địa danh. Botolv
Helleland ở Đại học Oslo (Na Uy) sau khi đặt vấn đề
một địa danh chỉ mang tính chỉ xuất (reference) mà
rỗng tuếch ý nghĩa, hay đổ đầy ý nghĩa (nghĩa rộng)
(brimful of (connotive) meaning), ơng khẳng định: “Địa
danh có thể được đề cập để đại diện cho phần đời sống
cổ xưa nhất của di sản văn hóa nhân loại, trong cái bối
cảnh mà chúng được truyền lại bằng tiếng nói từ thế hệ
này sang thế hệ khác trong hàng trăm hàng ngàn năm
ở cái nơi mà chúng được đặt ra. Chúng là một phần đặc

biệt trong di sản văn hóa của chúng ta ở chỗ chúng nói
với chúng ta một điều gì đó về cái nơi chúng chỉ, và về
những người đã ấn định cái tên. Bởi vậy chúng cung
cấp những dữ liệu quan trọng về lịch sử và nơi chốn mà
người ta đã định cư, là một sợi dây nối với q khứ”.16
Còn Arseny Saparov cho rằng địa danh “nằm trong số
những biểu tượng lâu bền nhất của đất nước… [chúng]

52

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

Địa danh chỉ là những cái tên, khơng phải những
thực thể địa lý, nhưng cái độc đáo là nó tạo nên trong
lòng người những giá trị rất lớn. Khơng chỉ là những
cái tên thuần túy, cần xem địa danh biển đảo Việt
Nam thực sự là một di sản - thậm chí một di sản vơ
giá khơng đo đếm được - của q trình chinh phục
của các dân tộc Việt Nam trên vùng biển đảo xưa nay.
2. Giá trị lịch sử - văn hóa của di sản địa danh
biển đảo
Di sản địa danh biển đảo Việt Nam chắc chắn là
một sự trầm tích của lịch sử và văn hóa Việt Nam trên
vùng biển đảo của Tổ quốc. Nói giá trị lịch sử là những


Nghiên cứu - Trao đổi


giá trị của địa danh đánh dấu mốc lịch sử, hoặc đẻ ra
từ một sự kiện lịch sử.
Là dấu vết của lịch sử, chẳng hạn ở thành phố Hạ
Long tỉnh Quảng Ninh có tên núi Bài Thơ là bởi ở nơi
đây có bài thơ của vua Lê Thánh Tơng trong một lần
tuần du đã đề lên núi đá. Hang Đầu Gỗ tương truyền
là sản phẩm của việc chứa gỗ cắm cọc đánh giặc ở
Vân Đồn. Tại Lý Sơn, ở đảo Bé có hang gọi là hang Kẻ
Cướp, là nơi xưa kia bọn hải tặc thường làm nơi trú ẩn.
Ở vùng biển Tây có đảo tên là Hải Tặc với lý do tương
tự. Quần đảo Hồng Sa, tên Nơm là bãi Cát Vàng, và
quần đảo Trường Sa, đảo Hữu Nhật, đảo Quang Ảnh là
lấy tên các vị cai đội ra thực hiện chủ quyền, đo đạc
hải trình và khai thác sản vật từ các thế kỷ trước. Địa
danh biển đảo chứa những thơng tin về lịch sử, do
vậy mà nó có những giá trị lịch sử thật q giá. Nếu
khơng có những thơng tin đó gắn liền với thực thể
địa lý, chắc chắn chúng ta sẽ mất mát rất nhiều.
Xét về văn hóa, thì chính sự đặt tên địa danh, ý
nghĩa của địa danh chính là văn hóa, vơ cùng phong
phú và đa dạng. Vùng biển, có nhiều nước nên nhiều
địa danh có chữ Hải, chữ Dương (như Hải Phòng, Hải
Dương), nhiều địa danh mang chữ Nước Mặn, Nước
Ngọt, nhiều địa danh mang chữ Diêm (làm muối) như
Tân Diêm, Tuyết Diêm, Diêm Điền, lại mang chữ Hàm
(mặn) như Hàm Tân; mặt biển là mặt bố phòng nên
xưa kia có cơ quan hải phòng, sau này đặt ln thành
tên một thành phố, có sự cầu cho bình n nên có
chữ Ninh, như Ninh Chử (bến bình n). Người xưa lại

căn cứ vào đặc điểm của từng thực thể biển đảo cụ
thể mà đặt tên, như đảo có nhiều cây ré thì gọi là Cù
lao Ré, vũng có nhiều cây qt thì gọi là vũng Qt,
phá có ba con sơng chảy ra thì gọi là phá Tam Giang,
núi giống cái chóp chài thì gọi là núi Chóp Chài; bến
có nhiều lái bn tụ tập thì gọi là Các Lái (sau biến
âm thành Cát Lái), nơi có nhiều bè thì gọi Nhà Bè. Lại
có những tên gọi nhuốm màu huyền thoại như Hạ
Long, Tiên Sa, Ngũ Hành Sơn. Người Việt, cũng như
người ở nhiều nước, khi đi xa bèn mang theo bên
mình tên gọi q cũ, để tạo cảm giác thiết thân, nên
trên hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa, có những
đảo mang địa danh “di thực” tên từ đất liền ra, như
Bình Sơn, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành. Dấu ấn văn hóa của
ơng cha trong hành trình chinh phục biển đảo để
lại những địa danh vơ cùng phong phú, chờ người
nghiên cứu khai thác, trong từng địa danh cụ thể,
cũng như tổng thể địa danh. Trong bài viết này tơi chỉ
có thể điểm qua, và xin nhấn mạnh lại điều mà các

nhà địa danh học phương Tây đã nói, nó là những nét
quan trọng của đất nước, là yếu tố lâu bền của quốc
gia, là sợi dây nối với q khứ, nó tạo ra những xúc
cảm và trí tuệ khổng lồ.
3. Giá trị kinh tế của địa danh biển đảo
Hàng hóa hóa, thương mại hóa địa danh là việc
biến địa danh trở thành một thứ hàng hóa. Trên thực
tế, địa danh thuộc địa hạt ngơn ngữ, trong phạm trù
tư duy, khác với tồn tại vật chất hữu hình, thì việc
hàng hóa hóa, thương mại hóa rất khó hình dung,

nhưng nó đã hiện thực hóa trong thực tế trên phạm
vi thế giới.
Địa danh được coi là hàng hóa hóa là sự xuất hiện
vai trò kinh tế (economic role) trong các địa danh đơ
thị hiện đại, là hàng hóa hóa quyền đặt địa danh
(commodification of place-naming), ở đó địa danh
như là các món hàng hóa (commodities). Đơn cử, hai
tác giả Craig Young (Tổng Giám mục Manchester) và
Duncan Light (Đại học Bournemouth) nước Anh có
bài “Địa danh như hàng hóa: khám phá các chiều kích
kinh tế của địa danh đơ thị” đăng ở tạp chí quốc tế
Nghiên cứu Đơ thị và Địa phương số 39 (3) năm 2014
đề cập đến vấn đề này: “Trong những năm gần đây,
việc nghiên cứu địa danh đơ thị được tiếp thêm sức sống
bằng sự nổi lên của một cách tiếp cận “địa danh học phê
phán”. Các mục tiêu này của chính trị học văn hóa về
đặt tên địa danh và những quyết định kéo theo thuộc
tính địa danh đối với bối cảnh đơ thị. Tuy nhiên trong
địa danh các thành phố hiện đại có một vai trò kinh tế
(economic role) bên cạnh vai trò chính trị (political role)
của chúng. Đặc biệt có những u cầu gần đây về vấn
đề gọi tên địa danh đơ thị như là các hàng hóa.”19
Thế nhưng tại nước ta, tơi chưa hề thấy một người
nghiên cứu địa danh nào đề cập đến điều này. Vậy có
phải địa danh Việt Nam nói chung, địa danh biển đảo
nói riêng chưa xuất hiện hiện tượng này? Khơng phải.
Ta có thể thấy giá trị kinh tế hay thương mại hóa,
hàng hóa hóa địa danh biển đảo Việt Nam qua các
khía cạnh sau đây.
3.1. Các đặc sản gắn với địa danh thành một

thương hiệu
Các đặc sản vốn có gốc từ truyền thống của một
số vùng biển đảo nước ta đã gắn liền với địa danh sản
sinh ra nó, mà nếu khơng có địa danh đó, chắc chắn
là sẽ kém hấp dẫn. Rất rõ là các thương hiệu tiêu biểu
sau đây:

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

53


Nghiên cứu - Trao đổi

- Hạ Long: Là tên một vũng vịnh ở vùng Đơng Bắc,
sau lấy tên cho thành phố tỉnh lỵ tỉnh Quảng Ninh. Hạ
Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới, thu hút nhiều
khách du lịch thế giới.
- Lý Sơn: nổi tiếng với sản phẩm hành tỏi và các
di tích lịch sử gắn liền với hai quần đảo Hồng Sa và
Trường Sa ngồi khơi.
- Nha Trang: là vịnh biển đẹp, thành phố du lịch
biển nổi tiếng.
- Phan Thiết: là nơi có loại nước mắm sản xuất ở
vùng “góc lồi” của biển Đơng, nơi có hai dòng hải lưu
tiếp giáp nhau của biển Đơng và biển Tây, người dân
có truyền thống đi biển và đánh bắt, chế biến hải sản

rất nổi bật, đặc biệt là nước mắm. Nước mắm Phan
Thiết thương hiệu trội bật.
- Phú Quốc: là hòn đảo xinh đẹp ở vùng biển gần
nước bạn Campuchia, gắn với du lịch, đặc sản nước
mắm, giống chó ni tốt.
Giả thử các địa danh như trên bỗng dưng bị đổi
bằng tên khác, thì thiệt hại sẽ là bao nhiêu, như thế
nào, ta khơng thể đo đếm hết.
Nếu chúng ta làm một phép điều tra xã hội học,
chắc chắn các địa danh trên sẽ được biết nhiều hơn
là những địa danh chỉ các thực thể hành chính mà
nó thống thuộc: Hạ Long được biết nhiều hơn Quảng
Ninh, Phan Thiết được biết nhiều hơn là Bình Thuận,
tương tự như vậy là Phú Quốc so với Kiên Giang, Nha
Trang so với Khánh Hòa. Giả thử ta làm một loại sản
phẩm cùng chất lượng, mà cái này thì ghi Nha Trang,
sản phẩm khác ghi Khánh Hòa, tơi nghĩ sản phẩm
mang tên Nha Trang sẽ bán chạy hơn nhiều so với
sản phẩm mang tên Khánh Hòa. Điều ấy cho thấy ở
đây có vấn đề thương hiệu, có giá trị kinh tế của các
địa danh.
3.2. Mượn tên địa danh làm thương hiệu
Quan sát kinh tế nước ta trong thời gian gần đây,
ta cũng thấy có việc mượn địa danh để tạo thương
hiệu, đặc biệt trong các cơng ty, tập đồn lớn. Một
hãng taxi ở thành phố Đà Nẵng mang tên Tiên Sa,
là cảng biển của thành phố này. Một tập đồn kinh
tế lớn ở miền Bắc lấy tên là Mường Thanh, một địa
danh ở vùng đất Điện Biên lịch sử với câu thơ của
Tố Hữu: “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam. Hoa mơ

lại trắng, vườn cam lại vàng”. Một cơng ty khác lại lấy
tên Pha Đin, một cái tên khác cũng gắn liền với chiến
dịch Điện Biên lịch sử: “Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ.

54

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

Đèo Lũng Lơ anh hò chị hát”. Và chắc chắn còn nhiều
trường hợp khác nữa. Có lẽ dùng những địa danh như
vậy, các doanh nghiệp dễ neo vào ấn tượng khách
hàng của mình, giữa một “rừng” thương hiệu khác
trong thời cạnh tranh kinh tế theo cơ chế thị trường.
Trong các địa danh trên, thì địa danh Mường Thanh,
Pha Đin vốn xuất phát ở vùng đầu non, nhưng nó đã
“di thực” rất mạnh ở vùng biển đảo nên xin kể ở đây.
Cũng như vậy là tập đồn Him Lam Land “di thực” vào
Nam bên bờ sơng Sài Gòn để có dự án địa ốc Him Lam
Riverside.
3.3. Mua quyền đặt địa danh
Quyền đặt địa danh (place naming rights) là cái
mà nhiều nhà địa danh học phương Tây hiện đại hay
nhắc tới, theo đó quyền này vốn của cộng đồng hoặc
nhà nước, được chuyển sang cho các doanh nghiệp.
Người ta hay nhắc đến trường hợp các sân vận động
của các câu lạc bộ thể thao ở Anh, như sân vận động
của câu lạc bộ Arsenal mang tên Emirates, sân vận

động của câu lạc bộ Manchester City mang tên Etihad
nằm trong rất nhiều trường hợp này.
Ở Việt Nam, chưa thấy sân bóng đá nào trong
trường hợp tương tự (có lẽ vì bóng đá chưa đạt tới
đẳng cấp cao), tuy nhiên đã thấy có những trường
hợp các doanh nghiệp với các dự án có diện tích rộng
đặt tên mới theo ý tưởng gầy dựng thương hiệu của
họ, như dự án một khu nhà ở hiện đại ở Hà Nội đặt là
Nam Thăng Long. Phú Quốc trong thời đại phát triển
mạnh về du lịch thì có Vinpearl Phú Quốc, Nha Trang
có Vinpearl Nha Trang. Ở q tơi, một khu du lịch biển
được doanh nghiệp đặt tên là Thiên Đàng, một cù lao
sơng trên sơng Trà Khúc được đặt mới là Đảo Ngọc.
Đó là những hiện tượng mới nói lên giá trị kinh
tế của địa danh biển đảo Việt Nam, và chắc hẳn bên
cạnh khía cạnh tích cực, nó sẽ xuất hiện những vấn đề
cần giải quyết.
4. Giá trị sở hữu hay chủ quyền
Địa danh có thể vơ tư về chính trị (political
innocence)20, nhưng mặt khác cũng có thể bị chính
trị lợi dụng. Địa danh có thể chỉ để định vị, nhưng
cũng có nhiều trường hợp nó biểu thị ý nghĩa sở hữu
(possessive), chiếm hữu (appropriation) đối với cư
dân, và nếu ở bình diện quốc gia, thì đó là chủ quyền
(sovereignty). Đây cũng là những vấn đề chưa thấy
những người nghiên cứu địa danh Việt Nam nhắc tới.
Ở trên tơi đã nói sơ qua về vấn đề nội danh và


Nghiên cứu - Trao đổi


ngoại danh, nói ngoại danh có thể là tất yếu, là “vơ
tư”, nhưng cũng có khi nó gắn với ý đồ tranh chấp
lãnh thổ và lãnh hải. Trang Wikipedia khi nói về biển
Đơng cũng ghi nhận: “Biển và phần lớn các đảo khơng
có cư dân là chủ đề đối với các tun bố tranh chấp chủ
quyền bởi một số quốc gia. Các tun bố này cũng phản
ánh trong sự khác nhau của tên gọi dùng cho các đảo
và biển”.
Nhìn chung các địa danh biển đảo Việt Nam là
những nội danh, là sự xác nhận quyền sở hữu, hơn thế
là chủ quyền của nước ta trên vùng biển đảo. Sự xuất
hiện của các ngoại danh từ các nhà hàng hải Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp trong các thế kỷ trước
có thể coi là bình thường, nhưng sự xuất hiện các tên
gọi của Trung Quốc từ nửa cuối thế kỷ XX trở lại đây
khơng thể xem là bình thường. Trung Quốc đặt quần
đảo Hồng Sa của Việt Nam là Tây Sa, đặt quần đảo
Trường Sa là Nam Sa, cùng với bãi cạn Scarborough
mà Trung Quốc cưỡng đoạt từ Philippines rồi đặt là
Trung Sa, hợp ba nhóm đảo gọi là Tam Sa (theo cách
đọc Hán Việt). Việc đặt địa danh ở đây rõ ràng nằm
trong một hợp phần, một ý đồ thơn tính biển đảo rất
lộ liễu, khơng cần che giấu. Để làm đối sách, từ năm
2012, Philippines gọi biển này là Biển Tây Philippines
(West Philippine Sea). Một số đảo nằm trong tranh
chấp, nhất là trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam,
cũng có những tên gọi khác nhau từ Trung Quốc,
Philippines, Malaysia, Brunei. Đó thực sự là những
cuộc đấu tranh địa danh (toponymic struggles).

Như vậy, các địa danh biển đảo của Việt Nam đã
được lưu truyền trong dân tộc Việt qua nhiều thế hệ,
được ghi rõ trong sách vở từ nhiều thế kỷ trước đã
khơng chỉ mang giá trị định vị bình thường nữa, mà
trở thành một yếu tố để đấu tranh bảo vệ chủ quyền.
Chúng mang những giá trị đặc biệt, giá trị sở hữu, giá
trị chủ quyền.
III. Mấy điều kết luận
Địa danh biển đảo Việt Nam thực sự là một di sản
- thậm chí một di sản văn hóa vơ giá của các dân tộc
Việt Nam, là sản phẩm của q trình dựng nước và giữ
nước nhiều ngàn năm của dân tộc ta. Địa danh vùng
biển đảo có thể hình thành theo hai phương thức, hai
thời kỳ, là địa danh dân gian và địa danh chính thống,
hoặc địa danh dân gian được chính thống hóa, thể
hiện quyền lực nhà nước, chủ quyền của đất nước
trên vùng biển đảo.
Tuy nhiên để khai thác và phát huy cao độ di sản

vơ giá đó cần phải bằng các góc nhìn thuyết lý địa
danh hiện đại, nếu khơng chúng ta sẽ khơng thể đạt
tới mục tiêu của mình, nhất là trong phát triển tồn
diện vùng biển đảo, bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Thơng qua một số thuyết lý hiện đại, chúng ta thấy
ý nghĩa sâu sắc của địa danh, các khía cạnh khác nhau
của chúng, xác định cần thường xun bảo tồn và soi
sáng các giá trị của địa danh, làm cho mọi người tiếp
tục gắn bó thiết thân với từng tên gọi của biển đảo
Tổ quốc, làm nền tảng tinh thần của cả dân tộc, từ đó
người ta sẽ biết phải làm gì khi các địa danh và thực

thể địa lý của đất nước bị xâm phạm.
Bên cạnh đó, chúng ta cần tiếp cận với địa danh
học thế giới để làm sáng rõ những giá trị của địa danh
biển đảo Việt Nam, đặc biệt cần kết nối với các tổ chức
quốc tế như Tổ chức Thủy đạc Quốc tế (International
Hydrographic Organization - IHO), Nhóm Thường trực
về Ngoại danh thuộc Nhóm chun gia Liên Hiệp
Quốc về Địa danh (UNGEGN) để tranh thủ lợi ích quốc
gia chính đáng về endonyms và exonyms.21
C.C.

CHÚ THÍCH
Có thể kể như PGS. TS. Lê Trung Hoa với sách Địa danh
học Việt Nam (Khoa học xã hội, 2006), Nguyễn Văn Âu với
sách Một số vấn đề địa danh học Việt Nam (Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2000), trong đó Nguyễn Văn Âu có khảo một số
thủy danh (hydronyms) cụ thể như “địa danh sơng ngòi”,
“địa danh hồ đầm”, “địa danh hải đảo”, đã có một số nhận
định đáng ghi nhận, nhưng tác giả cũng thừa nhận “Ở
nước ta các cơng trình nghiên cứu về địa danh còn q ít ỏi
và chưa có tính lý luận sâu sắc” (trang 6). Về vấn đề này tơi
sẽ khái qt bức tranh tổng thể về tình hình địa danh học
Việt Nam trong một cơng trình được cơng bố vào cuối năm
nay. Trong bài này tơi chỉ chọn lọc một số khía cạnh thiết
yếu, dịch trực tiếp từ tư liệu nước ngồi.
1

Thực ra, tùy theo tình hình cụ thể mà các nhà địa danh
học trên thế giới ngày nay còn gọi đó là địa danh bản địa
(Oboriginal Placenames) hay địa danh bản xứ (Indigenous

Placenames), nhất là trong trường hợp các quốc gia mới
hình thành từ thời kỳ hậu thực dân (postcolonial) như Úc,
New Zealand, hay biệt danh (Nicknames), địa danh bình
dân (Popular Placenames). Ngồi ra, tơi còn tìm thấy có
khái niệm địa danh dân gian xưa cổ (old folk place names),
do Sven Steffens, nhà sử học và là giám đốc Bảo tàng
Tổng hợp Molenbeek, Vương quốc Bỉ, sử dụng trong bài
2

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

55


Nghiên cứu - Trao đổi

“Urban popular place names past and present: the case
of Molenbeek-Saint-Jean/Sint-Jans-Molenbeek”, bản tiếng
Anh, Brussels Studies, số 9, năm 2007.
Tơi đã đề xuất một số lý thuyết chung này tại quyển
sách Địa danh dân gian Quảng Ngãi, (Văn hóa Dân tộc,
2015). Sách dự án phổ biến văn hóa dân gian do Hội Văn
nghệ Dân gian Việt Nam xuất bản.
3

Về gốc tiếng Chăm của các địa danh này, một số người
đã nghiên cứu, như Cà Ná có gốc tiếng Chăm là Canah

có nghĩa là ngã ba, Phan Thiết là biến âm từ Panang Thít
có nghĩa ruộng rộng bên biển, Phan Rang là biến âm của
Panrang hay Pandarang.
4

Cà Mau được xem là biến âm của Tưk Kha-mau, gốc
tiếng Khmer, có nghĩa là nước đen, do rừng tràm U Minh
tác động. Hai chữ U Minh trong chữ Hán cũng có nghĩa
tương tự.
5

Sự chính thống hóa tên địa danh bản địa cũng được thể
hiện qua khái niệm Approved Names (tên được chấp nhận)
trên thế giới, đơn cử trường hợp Ủy ban Liên Chính phủ
về Đo đạc và Bản đồ (ICSM), Ủy ban Tên địa lý Australasia
(Úc và New Zealand) CGNA, trong tập Guidelines for the
Consistance Use of Place Names, 2014.
6

Một số nhà nghiên cứu cho rằng hai chữ Đà Nẵng bắt
nguồn từ gốc tiếng Chăm là Danang, nghĩa là sơng nguồn.
7

Botolv Helleland, “Place names and Identities”, Oslo
Studies in Language, số 4, 2012.
16

Arseny Saparov, “The alteration of place names
and construction of national identity in Soviet Armenia”,
Cahsiers du Monde russe, 44, 2003, 179-198.

17

Keith H. Basso, Western Apache Languange and Culture.
Essays in Linguistic Anthropology. (Tucson: The University of
Arizona Press, 1990), 144.
18

Craig Young – Ducan Light, “Toponymy as
Commodity: Exploring the Economic Dimensions of Urban
Place Names”, International Journal of Urban and Regional
Research, số 39, 2014.
19

Từ này có thể hiểu theo hai nghĩa, nghĩa tự thân địa
danh khơng có hàm nghĩa chính trị, theo tơi là các địa danh
dân gian thời tối cổ, cũng có thể hiểu là “sự e ngại về chính
trị” (been afraid of politics), tức tự thân nó có hàm ý chính
trị nhưng người nghiên cứu lại né tránh, như có tác giả
phương Tây đã viết. Ở đây tơi dùng theo nghĩa thứ nhất.
20

Năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương
981 sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, TS. Dư
Văn Tốn, Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo Việt Nam đã
có bài “Cơng khai hóa địa danh biển Việt Nam”, cũng nằm
trong ý chung này.
21

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH


Trong Hán ngữ khơng có âm R, do vậy ta thấy người ta
cũng phiên âm Paris thành Ba Lê chính là vì vậy.

1. Lê Trung Hoa. 2006. Địa danh học Việt Nam. Khoa học
xã hội.

Huỳnh Văn Tới - Phan Đình Dũng, Đồng Nai góc nhìn
văn hóa, (Đồng Nai, 2013), 53.

2. Nguyễn Văn Âu. 2000. Một số vấn đề địa danh học Việt
Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội.

Paul Woodman (editor), The Great Toponymic Divide
- Reflections on the difinitions and usage of endonyms
and exonyms, (Warszawa: Head Office of Geodesy and
Cartography, 2012).

3. Sven Steffens. 2007. “Urban popular place names
past and present: the case of Molenbeek-Saint-Jean/SintJans-Molenbeek”, bản tiếng Anh. Brussels Studies. Số 9.

8

9

10

Peter Jordan, “Towards a comprehensive view at
the endonym/exonym divide”, in Paul Woodman (editor),
The Great Toponymic Divide - Reflections on the difinitions
and usage of endonyms and exonyms, (Warszawa: Head

Office of Geodesy and Cartography, 2012).
11, 13

Các bản đồ này nay đã phổ biến khá rộng rãi, đã có
sẵn trên internet nên tơi xin phép khơng kể chi tiết.
12

Philip W. Matthews, “Endonyms, exonyms and seas”,
in Paul Woodman (editor), The Great Toponymic Divide
- Reflections on the difinitions and usage of endonyms
and exonyms, (Warszawa: Head Office of Geodesy and
Cartography, 2012).
14

Lê Trung Hoa, Địa danh học Việt Nam, (Khoa học xã
hội, 2006), 213. Có thể thấy cái ý này của Lê Trung Hoa được
lặp đi lặp lại ở khá nhiều nhà nghiên cứu địa danh, trong đó
có các luận án tiến sĩ.
15

56

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

4. Nhiều tác giả, Paul Woodman biên tập. 2012. The
Great Toponymic Divide - Reflections on the difinitions and
usage of endonyms and exonyms. Warszawa: Head Office of

Geodesy and Cartography.
5. Botolv Helleland. 2012. “Place names and Identities”.
Oslo Studies in Language. Số 4.
6. Craig Young - Ducan Light. 2014. “Toponymy as
Commodity: Exploring the Economic Dimensions of Urban
Place Names”. International Journal of Urban and Regional
Research. Số 39.
7. Jani Vuolteenaho và Lawrence D. Berg (tuyển chọn).
2009. Critical Toponymies - The Contested Politics of Naming.
Ashgate.
8. Intergovernmental Committee Survey & Mapping
(ICSM). 2014. Guidelines for the Consistance Use of Place
Names. Committee for Geographical Names in Australasia.



×