Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quyết định đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng: Một số phân tích từ kết quả điều tra PCI - FDI năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.49 KB, 5 trang )

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI VÀO ĐÀ NẴNG:
MỘT SỐ PHÂN TÍCH TỪ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA PCI - FDI NĂM 2015 
? Bùi Ngọc Như Nguyệt - Hồ Vũ Thùy Trang
*

**

- Lê Anh Đức***

Mở đầu
Năm 2015 là năm thứ sáu Phòng Thương mại và
Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), cùng với sự hỗ trợ từ
Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAid),
thực hiện thu thập ý kiến của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI). Khảo sát doanh
nghiệp FDI được tiến hành song song với khảo sát
doanh nghiệp dân doanh. Trong khi kết quả điều
tra doanh nghiệp dân doanh được sử dụng để xây
dựng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh - PCI (viết
tắt của cụm từ tiếng Anh "Provincial Competitiveness
Index"), kết quả điều tra doanh nghiệp FDI vẫn chưa
được chú trọng khai thác một cách hiệu quả, nhất là ở
phạm vi địa phương. Mặc dù điều tra PCI - FDI có thể
khơng phải là khảo sát duy nhất về đầu tư nước ngồi
tại Việt Nam, nhưng đây lại là điều tra lớn nhất và tồn
diện nhất (Báo cáo PCI, 2015).
Khảo sát PCI - FDI năm 2015 thu thập ý kiến của
1.584 doanh nghiệp FDI đến từ 43 quốc gia khác nhau,
hoạt động tại 14 tỉnh, thành phố của Việt Nam có mật


độ doanh nghiệp FDI tập trung cao nhất. Các câu hỏi
liên quan đến các thơng tin về (A) doanh nghiệp, (B)
quyết định đầu tư, (C) thành lập doanh nghiệp, (D)
mặt bằng kinh doanh, (E) chi phí thực hiện các quy
định và thủ tục hành chính, (F) cơ sở hạ tầng, (G) chất
lượng và quan hệ lao động, (H) tính minh bạch và khả
năng tham gia, giải quyết tranh chấp, (I) giảm thiểu
rủi ro, (J) thái độ, cách ứng xử, (K) hiệp định thương
mại TTP và (L) các vấn đề khác. Năm 2015, Đà Nẵng
có 51 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tham
gia điều tra PCI - FDI, cao hơn số lượng doanh nghiệp
bình qn/tỉnh, thành phố tham gia khảo sát (36
doanh nghiệp).
TS., Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.
ThS., Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm.
***
Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.
*

**

6

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

Kể từ  khi trở thành thành phố trực thuộc Trung
ương (1997) đến nay, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng

ln xác định đầu tư trực tiếp nước ngồi là một
trong những động lực quan trọng để thúc đẩy kinh
tế thành phố. Lũy kế đến ngày 31.12.2015, có 38 quốc
gia/vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Đà Nẵng với 380 dự
án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt khoảng 3,49
tỷ USD. Quy mơ vốn đầu tư bình qn một dự án là
9,19 triệu USD. Với những kết quả bước đầu như vậy,
trong những năm qua, các doanh nghiệp FDI đã thực
sự góp phần làm thay đổi diện mạo của thành phố.
Tuy nhiên, báo cáo từ UBND thành phố Đà Nẵng
cho biết, tổng vốn FDI cấp mới và tăng thêm của
thành phố giai đoạn 2011 - 2015 chỉ bằng khoảng
hơn 50% so với giai đoạn trước (2006 - 2010). Thu hút
vốn đầu tư nước ngồi cấp mới và tăng thêm của Đà
Nẵng năm 2015 chỉ xếp thứ 32/51 tỉnh, thành phố
trên cả nước, xếp sau các thành phố miền Trung khác
như Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế; lũy kế
đến năm 2015, Đà Nẵng xếp thứ 17/63 tỉnh, thành
phố, sau Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú n. 


Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

Bảng 1. Quy mơ doanh nghiệp FDI Đà Nẵng được khảo sát năm 2015 (ĐVT: %)
Theo quy mơ
vốn (ĐVT: tỷ
đồng)

Dưới
0,5


Từ 0,5
đến
dưới 1

Từ 10
đến
dưới 50

Từ 50
đến dưới
200

Trên
200

Trên
500

Khơng
trả lời

Khi thành lập

19,61

9,80

9,80


11,76

13,73

3,92

0,00

1,96

29,41

Năm 2015

13,73

3,92

13,73

7,84

17,65

7,84

0,00

1,96


33,33

Quy mơ lao
động (ĐVT:
Người)

Ít hơn
5 lao
động

5 - 9 lao
động

10 - 49
lao
động

50 - 199
lao
động

200 299 lao
động

300 - 399
lao động

500 1.000
lao
động


Trên
1.000
lao
động

Khơng
trả lời

Khi thành lập

23,53

25,49

13,73

23,53

1,96

3,92

0,00

0,00

7,84

Năm 2015


11,76

7,84

33,33

19,61

7,84

5,88

9,80

1,96

1,96

Từ 1 đến Từ 5 đến
dưới 5 dưới 10

Nguồn: Tính tốn từ số liệu PCI - FDI năm 2015 của thành phố Đà Nẵng
Mơi trường đầu tư của thành phố Đà Nẵng trong
thời điểm đó được cộng đồng doanh nghiệp bầu
chọn là tốt nhất trong cả nước. Đà Nẵng liên tục dẫn
đầu về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong
các năm 2008 - 2010 và 2013, 2014, 2015; nằm trong
nhóm dẫn đầu về Chỉ số Cải cách hành chính (PAR
Index) và được trao các giải thưởng danh giá như

“thành phố thơng minh hơn” (IBM, 2012), “thành phố
xuất sắc trong chuyển đổi” (Tổ chức Tài chính quốc tế
và Financial Times, 2015).
Song, là một thành phố trực thuộc Trung ương,
là trung tâm kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung và có mơi trường đầu tư được đánh
giá cao, kết quả thu hút FDI như vậy là chưa tương
xứng. Do đó, tìm hiểu yếu tố thúc đẩy quyết định đầu
tư của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng trong mối tương quan với các tỉnh, thành
phố trong cả nước thiết nghĩ là cần thiết. Bài viết sẽ
sử dụng số liệu điều tra khảo sát PCI - FDI năm 2015
do VCCI cung cấp để phân tích và rút ra một số nhận
định liên quan đến yếu tố thúc đẩy quyết định đầu
tư của doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng (mục B trong bảng khảo sát).

hình kinh doanh và ngành nghề. Doanh nghiệp FDI
Đà Nẵng tham gia điều tra PCI - FDI 2015 gồm 51
doanh nghiệp nhận được giấy đăng ký kinh doanh
sớm nhất từ năm 1993 và hoạt động trong các lĩnh
vực khác nhau. Phần này sẽ mơ tả các đặc điểm chính
của doanh nghiệp FDI tham gia khảo sát.
Về quy mơ hoạt động, doanh nghiệp FDI Đà
Nẵng tham gia khảo sát có quy mơ tương đối nhỏ.
Quy mơ vốn hoạt động đa số dưới 50 tỷ đồng, chỉ có
một doanh nghiệp có quy mơ vốn trên 500 tỷ đồng
và khơng có doanh nghiệp nào trên 200 tỷ đồng. Tỷ
lệ doanh nghiệp có vốn dưới 0,5 tỷ đồng chiếm cao
nhất (19,61%). Đối với quy mơ lao động, đa phần các

doanh nghiệp có dưới 200 lao động. Tuy nhiên, xu
hướng tăng vốn đầu tư và tuyển thêm nhân viên có
xảy ra kể từ lúc đăng ký kinh doanh cho tới thời điểm
khảo sát (chi tiết trong bảng 1).
Hình 1. Doanh nghiệp FDI Đà Nẵng tham gia
điều tra theo xuất xứ nhà đầu tư

Bài viết gồm 03 phần: (1) Đặc điểm của doanh
nghiệp FDI Đà Nẵng tham gia khảo sát; (2) Yếu tố thúc
đẩy doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam (theo ý
kiến của doanh nghiệp FDI Đà Nẵng); và (3) Yếu tố
thúc đẩy doanh nghiệp FDI đầu tư vào Đà Nẵng.
1. Tổng quan về doanh nghiệp FDI Đà Nẵng
tham gia khảo sát 
Doanh nghiệp tham gia điều tra PCI nói chung
được chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng nhằm đảm
bảo tính đại diện của cộng đồng doanh nghiệp tại
từng tỉnh, theo các tiêu chí: tuổi doanh nghiệp, loại

Nguồn: Tính tốn từ số liệu PCI - FDI năm 2015
của thành phố Đà Nẵng

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

7



Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

Về lĩnh vực hoạt động, khơng có doanh nghiệp
nào hoạt động trong lĩnh vực khai khống, tài chính/
ngân hàng/bảo hiểm. Lĩnh vực dịch vụ/thương mại
chiếm tỷ trọng cao nhất, gần 49,02% tổng số doanh
nghiệp được khảo sát; cơng nghiệp/chế tạo đứng thứ
hai với 37,25%; xây dựng/đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng chiếm khoảng 9,8%; nơng nghiệp/lâm nghiệp/
thủy sản chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,88%.

Hình 2. Nhà cung cấp đầu vào phân theo tỷ lệ lựa
chọn của doanh nghiệp được khảo sát (ĐVT: %)

Về xuất xứ, hình 1 cho thấy nhà đầu tư đến từ 14
quốc gia, trong đó Nhật Bản chiếm tỷ lệ lớn trong
mẫu điều tra (20/51doanh nghiệp).
Về đối tượng khách hàng, kết quả điều tra cho thấy
doanh thu của các doanh nghiệp FDI phần lớn đến từ
hoạt động xuất khẩu (49,02% xuất khẩu về nước xuất
xứ của chủ đầu tư và 25,49% xuất khẩu sang nước thứ
ba). Trong khi đó, 45,10% doanh nghiệp được hỏi bán
nội địa cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân
và 9,8% bán nội địa cho doanh nghiệp nhà nước. Các
con số này phần nào cho thấy hiệu ứng lan tỏa từ các
doanh nghiệp FDI vào nền kinh tế thành phố. Ngồi
ra, 33,33% doanh nghiệp có thị trường là các cá nhân
và doanh nghiệp nước ngồi tại Việt Nam.
Liên quan đến nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ
đầu vào cho doanh nghiệp được khảo sát, có 3 loại

hình nhà cung cấp chính cho doanh nghiệp FDI là:
doanh nghiệp tư nhân trong nước (chiếm 66,67%);
nhập khẩu từ nước xuất xứ (chiếm 43,14%) và từ nước
thứ ba (chiếm 27,45%) (Hình 2). Tỷ lệ này một lần nữa
cho thấy, ở chừng mực nào đó, các doanh nghiệp FDI
đã có tác động lan tỏa tích cực đến doanh nghiệp
trong nước.
Phù hợp với một số đặc điểm chung của doanh
nghiệp FDI mà báo cáo PCI năm 2015 đã chỉ ra, doanh
nghiệp FDI tại Đà Nẵng tham gia khảo sát chủ yếu là
các doanh nghiệp quy mơ nhỏ và hoạt động trong
các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp FDI
Đà Nẵng hướng đến thị trường xuất khẩu lẫn nội
địa và phần nào tạo hiệu ứng lan tỏa đến các doanh
nghiệp còn lại trên địa bàn thành phố.

Nguồn: Tính tốn từ số liệu PCI - FDI năm 2015
của thành phố Đà Nẵng
gia đầu tư (chủ yếu là Thái Lan (13,73%), Trung Quốc
(13,73%), Campuchia (7,84%) và Singapore (5,88%)).
Trong số nhà đầu tư nước ngồi đang cân nhắc quốc
gia đầu tư, 92,16% đã chọn Việt Nam thay vì chọn các
quốc gia khác, trong khi chỉ có 7,84% đầu tư vào Việt
Nam như một phần của chiến lược đầu tư đa quốc gia.
Bảng khảo sát PCI - FDI 2015 tiếp tục u cầu
doanh nghiệp FDI so sánh Việt Nam với quốc gia cạnh
tranh về 08 yếu tố: tham nhũng, hạn chế về quy định
pháp luật, gánh nặng hành chính, thuế suất, rủi ro
thu hồi tài sản, mức độ ổn định của chính sách, dịch
vụ hành chính cơng, khả năng tác động chính sách và

ổn định chính trị. Với mỗi một tiêu chí, doanh nghiệp
được hỏi liệu mơi trường kinh doanh của Việt Nam có
tốt hơn khơng? Những tiêu chí đạt điểm số trên 50%
được coi là yếu tố lợi thế đầu tư, tức là các yếu tố Việt
Nam được phần lớn doanh nghiệp nước ngồi đánh
giá cao hơn so với các nước khác. Các tiêu chí dưới
50% được coi là điểm yếu.
Hình 3. Số doanh nghiệp FDI Đà Nẵng đã
cân nhắc đầu tư ở quốc gia khác ngồi Việt Nam

2. Yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp FDI đầu tư vào
Việt Nam theo đánh giá của doanh nghiệp FDI
Đà Nẵng
Nhìn chung, các doanh nghiệp khi xem xét địa
điểm đầu tư thường cân nhắc chọn quốc gia trước khi
có quyết định về địa điểm đầu tư cụ thể. Kết quả khảo
sát PCI - FDI 2015 cho thấy có 29/51 doanh nghiệp tại
Đà Nẵng khơng cân nhắc lựa chọn quốc gia nào khác
ngồi Việt Nam, 22/51 doanh nghiệp đã cân nhắc đến
các quốc gia khác trong quyết định lựa chọn quốc

8

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

Nguồn: Tính tốn từ số liệu PCI - FDI năm 2015 của
thành phố Đà Nẵng



Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

Số liệu điều tra cho thấy khi so sánh Việt Nam với
các nước đang cân nhắc đầu tư (Trung Quốc, Thái
Lan, Campuchia và Singapore…), các doanh nghiệp
FDI Đà Nẵng đánh giá tốt Việt Nam ở các lĩnh vực
như: mức thuế suất thấp hơn (78,95% các doanh
nghiệp trả lời đồng ý), nguy cơ bị thu hồi tài sản thấp
(72,97%), vai trò chủ động của doanh nghiệp vào
q trình hoạch định chính sách (68,42%) và bất ổn
chính sách thấp hơn (95,24%). Việt Nam kém hấp dẫn
hơn so với các quốc gia cạnh tranh trong các lĩnh vực
tham nhũng, các hạn chế về quy định pháp luật, mức
thuế, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hành chính cơng.
Ngồi kinh nghiệm riêng và nghiên cứu tài liệu,
theo doanh nghiệp FDI được khảo sát tại Đà Nẵng,
doanh nghiệp chủ yếu tìm hiểu thơng tin về các cơ
hội đầu tư và mơi trường kinh doanh tại Việt Nam chủ
yếu từ bạn bè và quan hệ cá nhân (chiếm 60,78%), các
hiệp hội ngành nghề (chiếm 45,10%), Đại sứ qn/
lãnh sự Việt Nam hoặc các cơ quan xúc tiến đầu tư
Việt Nam (chiếm 35,29%), Đại sứ qn/lãnh sự nước
xuất xứ đặt tại Việt Nam (chiếm 29,41%), hướng dẫn
đầu tư hoặc các định hướng khác do chính phủ nước
xuất xứ cung cấp (chiếm 25,49%). Thơng tin này khá
hữu ích khi cho thấy các kênh thơng tin khơng chính
thức lại đóng vai trò quan trọng trong quyết định đầu
tư của nhà đầu tư nước ngồi.

3. Yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp FDI đầu tư vào
thành phố Đà Nẵng
Phần này tập trung vào xem xét các số liệu mà
VCCI đã điều tra về các yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp
FDI đầu tư vào thành phố Đà Nẵng.
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng 86,27% doanh nghiệp
FDI lựa chọn thành phố Đà Nẵng để đầu tư trong
tương quan so sánh với các tỉnh khác và 13,73% chọn
Đà Nẵng vì Đà Nẵng là một phần trong chiến lược
kinh doanh đa địa điểm.
So sánh mơi trường kinh doanh của thành phố Đà
Nẵng với các tỉnh, thành phố khác cân nhắc đầu tư,
các doanh nghiệp đánh giá cao Đà Nẵng ở hầu hết
các yếu tố trừ thuế suất. Chỉ có 17,14% doanh nghiệp
được hỏi đồng ý với ý kiến thuế suất của Đà Nẵng
thấp hơn so với các tỉnh, thành phố khác. Trong khi
đó, cơ sở hạ tầng là lợi thế đầu tư nổi trội nhất của Đà
Nẵng với 86,84% các doanh nghiệp đồng ý là cơ sở hạ
tầng của thành phố Đà Nẵng tốt hơn các tỉnh, thành
phố trong cân nhắc đầu tư. Dịch vụ hành chính cơng
tiếp tục là điểm mạnh của thành phố với 84,21%
doanh nghiệp đồng ý. Ngồi ra, tham nhũng, hạn chế
về quy định pháp luật, bất ổn chính sách, tham gia
của doanh nghiệp vào q trình hoạch định chính

sách và rủi ro bị thu giữ tài sản lần lượt là các lợi thế
đầu tư của thành phố Đà Nẵng so với các tỉnh, thành
phố khác (xem hình 4).
Hình 4. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI Đà Nẵng đồng ý
với các nhận định về các yếu tố thúc đẩy quyết

định đầu tư của doanh nghiệp vào Đà Nẵng so với
các tỉnh, thành phố cạnh tranh

Nguồn: Tính tốn từ số liệu PCI - FDI năm 2015
của thành phố Đà Nẵng
Theo báo cáo PCI năm 2015 (trang 54), “trong khi
62% doanh nghiệp FDI trên tồn quốc được khảo sát
cho biết đã nhận được những ưu đãi về đầu tư, tỷ lệ
này thấp nhất ở Đà Nẵng (45%) và cao nhất ở Tây Ninh
(89%)”. Xem xét số liệu khảo sát VCCI cung cấp cho
thấy, con số 45% này được tính tốn trên cơ sở tương
quan giữa 18 doanh nghiệp trả lời có nhận ưu đãi
trên tổng số 40 doanh nghiệp trả lời (có 11/51 (chiếm
21,57%) doanh nghiệp khơng trả lời câu hỏi này).
Trong số 11 doanh nghiệp khơng trả lời câu hỏi này,
một số doanh nghiệp lại trả lời câu hỏi tiếp theo về
chi tiết các gói ưu đãi. Cụ thể, bảng 2 cho thấy tổng số
doanh nghiệp tham gia trả lời câu hỏi chi tiết về giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp là 23 doanh nghiệp
(trong khi đúng ra thì nhiều nhất có 18 doanh nghiệp
trả lời câu hỏi này). Điều này cho thấy nhận định về
“tỷ lệ doanh nghiệp FDI Đà Nẵng đã nhận các ưu đãi
về đầu tư thấp nhất cả nước” là chưa phản ánh hết
được thực tế.
Như vậy, có 66,67% doanh nghiệp (có trả lời) cho
biết đã được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp,
64,29% được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và
34,62% được giảm tiền th/sử dụng đất. Những
doanh nghiệp này nhận được các ưu đãi của thành
phố vì các ưu đãi này nằm trong chính sách kêu gọi

đầu tư (chiếm 75% số doanh nghiệp trả lời); 25%
doanh nghiệp còn lại đã thỏa thuận với thành phố
về các ưu đãi.
Trong số các doanh nghiệp khơng nhận được
các ưu đãi đầu tư của thành phố, chỉ có 10/38 doanh
nghiệp trả lời (chiếm 26,32%) cho biết sẽ vẫn khơng

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

9


Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

Bảng 2. Tổng hợp số lượng doanh nghiệp FDI Đà Nẵng trả lời có nhận được ưu đãi đầu tư
từ chính quyền thành phố
Câu hỏi
Câu hỏi B 6. Tỉnh doanh nghiệp bạn chọn cuối cùng có
trao cho doanh nghiệp bạn các ưu đãi đầu tư khơng?

Trả lời “có”

Trả lời
“khơng”

Khơng
trả lời


Tổng
cộng

18

22

11

51

Câu hỏi chi tiết về gói ưu đãi (trong trường hợp doanh nghiệp có nhận gói ưu đãi đầu tư)
Câu hỏi B 6.1. Doanh nghiệp bạn có được miễn thuế thu
nhập doanh nghiệp khơng?

16

8

27

51

Câu hỏi B 6.2. Doanh nghiệp bạn có được giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp khơng?

18

10


23

51

Câu hỏi B 6.3. Doanh nghiệp bạn có được giảm tiền th
đất/sử dụng đất khơng?

9

17

25

51

“Tỉnh đưa ra
ban đầu”

“Thỏa thuận
với tỉnh”

Khơng
trả lời

Câu hỏi B 6.4. Các ưu đãi trên là của tỉnh đưa ra ban đầu
hay là kết quả thỏa thuận với tỉnh?

18


6

27

51

Câu hỏi B 6.5. Nếu khơng có ưu đãi thuế như trên, doanh
nghiệp bạn có đầu tư vào tỉnh này khơng?

19

8

24

51

Nguồn: Tính tốn từ số liệu PCI - FDI năm 2015 của thành phố Đà Nẵng
cân nhắc đầu tư vào tỉnh khác.
Kết luận
Sử dụng kết quả điều tra PCI - FDI năm 2015 do
VCCI cung cấp, bài viết đã rút ra một số nhận định về
yếu tố thúc đẩy quyết định đầu tư của doanh nghiệp
FDI Đà Nẵng.
Thứ nhất, doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng tham
gia khảo sát chủ yếu là các doanh nghiệp quy mơ
nhỏ, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, hướng đến thị
trường xuất khẩu lẫn nội địa. Phân tích các số liệu
cho thấy doanh nghiệp FDI Đà Nẵng đã phần nào tạo
được hiệu ứng lan tỏa đến các doanh nghiệp còn lại

trên địa bàn thành phố.
Thứ hai, trước khi quyết định địa điểm đầu tư cụ
thể (địa phương), nhiều nhà đầu tư cân nhắc đến
quốc gia đầu tư. Theo các doanh nghiệp FDI tại Đà
Nẵng, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia và Singapore
lần lượt là những quốc gia cạnh tranh với Việt Nam
khi cân nhắc đầu tư. Do đó, ngồi lợi thế đầu tư của
địa phương, các cơ quan xúc tiến đầu tư cũng cần chú
trọng cung cấp các thơng tin về lợi thế đầu tư của Việt
Nam khi triển khai cơng tác xúc tiến. Ngồi ra, cơng
tác xúc tiến cũng cần chú trọng đến kênh thơng tin
phi chính thức (bạn bè và quan hệ cá nhân) để có các
giải pháp về thơng tin phù hợp.
Thứ ba, nhìn chung, cơ sở hạ tầng, dịch vụ hành

10

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

chính cơng và hạn chế về tham nhũng là ba lợi thế
đầu tư nổi trội nhất mà nhà đầu tư đánh giá cao ở
Đà Nẵng; Thuế suất ưu đãi vẫn là bất lợi của Đà Nẵng
trong cạnh tranh thu hút đầu tư. Ngồi ra, dịch vụ sau
đầu tư cần phải được chính quyền thành phố quan
tâm nhiều hơn nữa để tăng tỷ lệ doanh nghiệp nhận
được các ưu đãi sau đầu tư.
Chúng tơi hi vọng những nhận định này có thể là

một nguồn tham khảo bổ sung cho các nhà nghiên
cứu, nhà hoạch định chính sách tại Đà Nẵng.
B.N.N.N. - H.V.T.T. - L.A.Đ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm
2015.
2. Dự thảo Đề án thúc đẩy thu hút đầu tư vào thành phố
Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 của Trung tâm Xúc tiến Đầu
tư thành phố Đà Nẵng, tháng 2 năm 2016.
3. Bộ dữ liệu PCI - FDI năm 2015 của thành phố Đà Nẵng
do VCCI cung cấp.
4. Bộ mã hóa dữ liệu trong bảng khảo sát PCI - FDI năm
2015 do VCCI cung cấp.



×