Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Biến đổi văn hóa gia đình thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.17 KB, 4 trang )

Nghiên cứu - Trao đổi

BIẾN ĐỔI VĂN HĨA GIA ĐÌNH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
? Nguyễn Thị Hồi Hương

*

1. Những vấn đề chung về gia đình
1.1. Khái niệm: gia đình, văn hóa gia đình
- Khái niệm gia đình:
Đến nay, có một số khái niệm gia đình như sau:
+ “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với
nhau do hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan
hệ ni dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền
giữa họ với nhau theo quy định của Luật này” (Luật
Hơn nhân và gia đình năm 2000, Điều 8, khoản 10).
+ “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nơi ni
dưỡng con người, là mơi trường quan trọng hình
thành và giáo dục nhân cách góp phần vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Luật Hơn nhân và gia
đình, 2000, Lời nói đầu)
Trong bài viết này, sử dụng khái niệm “Gia đình là
tập hợp những người có quan hệ hơn nhân và huyết
thống sống trong cùng một nhà, tạo thành một đơn
vị nhỏ nhất trong xã hội, thường gồm có cha mẹ, vợ
chồng và con cái”. Do vậy, khái niệm gia đình này bao
gồm cả gia đình khiếm khuyết do thiếu vắng chồng
hoặc vợ và khơng xét đến gia đình hơn nhân đồng giới.
- Khái niệm văn hóa gia đình: là nền nếp của gia
đình, gia tộc: Gia đình, gia tộc nào có nền nếp tốt


thường được dân gian gọi là có gia phong. Gia phong
theo Từ điển tiếng Việt của Đào Duy Anh là “thói nhà,
tập qn giáo dục trong gia tộc”; theo Từ điển tiếng
Việt của Viện Ngơn ngữ học là “nền nếp riêng của một
gia đình phong kiến, nếp nhà”.1 Theo Mai Quỳnh Nam,
“Văn hóa gia đình được coi là văn hóa nhóm nhỏ hay
tiểu văn hóa” trong văn hóa đại chúng. Văn hóa gia
đình phản ánh các quan hệ gia đình. Quan hệ hơn
*

TS., Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

36

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

nhân và huyết thống là đặc điểm cơ bản phổ biến,
vừa là nhân tố liên kết các thành viên trong gia đình.
Văn hóa gia đình được hình thành thơng qua giao
tiếp giữa cha mẹ, ơng bà với con cháu, chủ yếu là giao
tiếp trực tiếp. Nó diễn ra trong nhóm nhỏ. Nhỏ về số
lượng người tham gia và hẹp về khơng gian. Nó chịu
sự chi phối từ các giá trị, chuẩn mực được hình thành
trong đời sống gia đình, dòng họ. Nó tạo nên nền nếp
gia đình và duy trì gia phong. Các kinh nghiệm nghề
nghiệp và kỹ năng sống cũng truyền bá thơng qua
mối liên hệ này. Nó là nhân tố đầu tiên và nhạy cảm

nhất đối với q trình xã hội hóa cá nhân.2
1.2. Phân loại gia đình trong xã hội hiện nay
Gia đình hình thành từ rất sớm và trải qua mợt quá
trình phát triển lâu dài. Lịch sử nhân loại có những
hình thức hơn nhân: tạp hơn, đới ngẫu, mợt vợ mợt
chờng thì cũng có các hình thức gia đình: tập thể, cặp
đơi, cá thể và cũng có các loại gia đình: mợt thế hệ,
hai thế hệ và nhiều thế hệ.


Nghiên cứu - Trao đổi

Trong xã hội hiện nay có thể phân loại gia đình
theo các kiểu như sau:
- Phân theo quy mơ hộ gia đình: gia đình đa thế
hệ và gia đình hạt nhân nhưng xu hướng gia đình hạt
nhân chiếm ưu thế.
- Phân theo tình trạng kết hơn: cùng vùng miền,
khác vùng miền; người cùng tộc người, khác tộc
người hoặc hơn nhân có yếu tố nước ngồi hay còn
gọi là hơn nhân đa văn hóa.

tế, xã hội của con trai ở gia đình vẫn còn mạnh, dẫn
đến tình trạng chọn lọc giới tính thai nhi. Tỷ số giới
tính khi sinh theo Tổng điều tra Dân số năm 2009 là
111, xu hướng mất cân bằng giới tính này là đáng lo
ngại, đặc biệt tập trung ở một số vùng, miền và một
số nhóm xã hội như ở một số tỉnh đồng bằng sơng
Hồng: Hưng n 130,7; Hải Dương 120,2; Bắc Ninh
119,4 (Ban chỉ đạo Trung ương, năm 2010).4


2. Thực trạng biến đổi trong giá trị văn hóa gia
đình hiện nay

Về quy mơ hộ gia đình, theo số liệu của Tổng cục
Thống kê năm 2014, cả nước có 24.265 nghìn hộ,
tăng gấp đơi so với 1.4.1989, gấp rưỡi so với 1.4.1999
và tăng gần 2 triệu hộ so với 1.4.2009. Trong thời kỳ
2009 - 2014, tỷ lệ tăng bình qn hàng năm về số hộ
là 1,6%/năm. Quy mơ gia đình nhỏ (hộ có từ 2 đến
4 người) là hiện tượng phổ biến ở nước ta (64,7%),
đặc biệt ở khu vực thành thị (66,8%). Số hộ độc thân
chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đang có xu thế tăng nhanh
trong 5 năm trở lại đây.5

2.1. Tác động của chính sách dân số và điều kiện
kinh tế ảnh hưởng đến quy mơ gia đình có số lượng
thành viên ít và gia đình hạt nhân gia tăng

2.2. Ảnh hưởng của việc làm và điều kiện sống
mới đến sự biến đổi văn hóa gia đình truyền thống
trong ứng xử, giao tiếp, mức độ quan tâm lẫn nhau

Chính sách dân số có tầm quan trọng rất lớn đối
với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
và nâng cao đời sống nhân dân. Kể từ tháng 10 năm
1988, Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định về chính
sách dân số và kế hoạch hóa gia đình để giảm nhanh
tốc độ tăng dân số nước ta. Đến nay trải qua gần 30
năm thực hiện và bổ sung sửa đổi, chính sách dân số

đã được lồng ghép vào chính sách phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
và quan điểm phát triển, chủ trương, chính sách dân
số của Việt Nam chuyển từ tập trung vào giảm sinh
sang chính sách dân số tồn diện, khuyến khích sự
tự nguyện của người dân trong thực hiện chính sách.

Khác với lối sống nơng nghiệp, cuộc sống hiện đại
với các u cầu sinh hoạt, việc làm khiến các thành
viên ít có thời gian dành cho nhau. Bữa cơm gia đình
dần ít đi. Sự kết nối giữa các thành viên, đặc biệt là
đối với những gia đình lớn nhiều thế hệ chung sống
trở nên hiếm hoi. Ở các đơ thị có đơng cư dân nhập
cư như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… cư dân
các vùng miền đến sinh sống và làm việc, đa phần
là những gia đình hạt nhân. Gia đình bên nội, ngoại
chủ yếu ở lại q nhà. Việc thăm viếng có sự thưa thớt
tính theo kỳ nghỉ lễ, nghỉ tết hoặc nhiều ít phụ thuộc
vào các ngun nhân khác nhau khách quan, chủ
quan (kinh tế eo hẹp, đi lại xa, khơng có thời gian...).
Theo đó, thời gian sum họp gia đình ở đơ thị thường
là những buổi chiều, tối hoặc cuối tuần, kỳ nghỉ.

Gia đình dù ở thời đại nào cũng đóng vai trò quan
trọng trong đời sống của mỗi con người. Chức năng
cơ bản của gia đình bao hàm các nội dung cơ bản là:
chức năng tái sản xuất con người; chức năng kinh tế
và tổ chức đời sống gia đình; chức năng giáo dục và
chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm.

Số liệu gần đây cho thấy, tỷ lệ tăng dân số được

khống chế ở khoảng 1,05%/năm. Số người tăng bình
qn hàng năm của Việt Nam đã giảm từ mức gần 1,2
triệu người/năm (giai đoạn 1979 - 1999) xuống còn
952 nghìn người/năm (giai đoạn 1999 - 2009). Mức
sinh giảm xuống rõ rệt từ 30,1‰ (1979) xuống còn
17,23‰ (2014), số lượng trẻ em sinh ra giảm đáng kể.3
Theo Pháp lệnh Dân số, mỗi gia đình chỉ được có
từ một đến hai con, vì thế tỷ lệ chọn giới tính khi sinh
được đặt ra đối với các gia đình vốn còn tư tưởng
trọng nam. Các nghiên cứu cũng cảnh báo sự mất
cân bằng giới tính. Một số kỳ vọng, phân biệt đối xử
của cha mẹ về con trai, con gái, đặc biệt về giá trị kinh

2.3. Vấn đề thực thi quyền con người, quyền trẻ
em, bình đẳng giới… được tơn trọng và cải thiện
Mức độ trọng nam khinh nữ nhìn chung có sự cải
thiện rõ rệt. Khuynh hướng gia trưởng gần như bị xóa
mờ. Con cái được tự do chọn lựa, quyết định trong
việc làm, tình u, hơn nhân và có thể chủ động định
đoạt tương lai. Giữa các thành viên trong gia đình có
sự chia sẻ nghĩa vụ và trách nhiệm, đặc biệt là cơng
việc nội trợ và chăm sóc con cái.
Giới trẻ ngày nay có quyền tự định đoạt trong
cuộc sống nên sự định hướng của bố mẹ chỉ mang

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng


37


Nghiên cứu - Trao đổi

tính chất tham khảo. Một số thanh niên tự do u
đương, sống thử trước hơn nhân gây nên những bi
kịch trong xã hội (đặc biệt là cơng nhân, người lao
động làm việc xa nhà, th phòng trọ sống chung)
hoặc chấp nhận sống với nhau khơng đăng ký kết
hơn có thể gây ra nhiều hậu quả về quyền lợi cho các
bên khi ly hơn, nhất là đối với phụ nữ. Theo kết quả
nghiên cứu, tỷ lệ người khơng đăng ký kết hơn hay
có thái độ chấp nhận việc chung sống khơng đăng ký
kết hơn có chiều hướng tăng lên.6

diễn ra thường xun theo cấp ngày, nhưng việc giải
trí ngồi nhà (mua sắm, coi phim, nghe nhạc…) hoặc
gặp gỡ họ hàng, du lịch nghỉ mát thì diễn ra chủ yếu
ở cấp q hoặc cấp năm. Người dân nhận xét tích
cực đối với những sinh hoạt chung của gia đình bao
gồm sinh hoạt trong nhà và bên ngồi. Điểm đánh
giá trung bình của các hoạt động (ăn cơm, giải trí, du
lịch, nghỉ mát, thăm hỏi họ hàng) đều trên 3,5 điểm
theo thang đo từ 1 = rất khơng hài lòng đến 5 = rất
hài lòng.

Nhận thức và dư luận xã hội đã thơng thống hơn
với các trường hợp có thai trước khi cưới, có con ngồi
giá thú, ly hơn… Đồng thời, quan niệm tự do hơn

nhân dường như là một hợp đồng hơn nhân nên việc
đến với nhau và ly hơn là chuyện bình thường nếu họ
cảm thấy khơng phù hợp. Theo số liệu của Cục Thống
kê Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010 thành phố có
47.772 cặp kết hơn và 8.616 cặp ly hơn, tỷ lệ ly hơn so
với kết hơn chiếm 5,54%. Tuy nhiên, chính sự “tự do”
này làm mất đi tính chuẩn mực trong văn hóa truyền
thống tốt đẹp của hơn nhân một vợ một chồng và
gây ra những hệ lụy khác cho con cái khi chẳng may
bố mẹ chia tay (về tâm lý, tình cảm, cuộc sống…),
thậm chí để lại gánh nặng cho người thân và xã hội,
nếu con cái buồn chuyện bố mẹ mà bỏ học, đi bụi…

Cũng theo kết quả cuộc khảo sát này, phụ nữ ln
đảm nhận vai trò nội trợ trong gia đình. Mặc dù có sự
chia sẻ cơng việc nhà của nam giới nhưng vẫn chiếm
tỷ lệ thấp hơn nữ giới, thể hiện ít nhiều sự bất bình
đẳng giới trong gia đình. Tuy nhiên, người dân hài
lòng cao đối với sự phân cơng lao động theo giới hiện
tại. Có 58,7% số gia đình khơng bao giờ xảy ra những
bất hòa nghiêm trọng. Có 34,5% ít khi xảy ra và 0,5%
xảy ra bất hòa rất ít.8

2.4. Vai trò của gia đình
Gia đình là tổ ấm, nơi bình n nhất, nơi tạo nên
động lực, sự hi sinh, tình u thương, động viên tiếp
sức cho mọi thành viên... ln thiết thân của mỗi
người. Ở khía cạnh này, giá trị văn hóa gia đình mang
tính trường tồn, bền vững. Dù vậy, thực tế sự hài lòng
về đời sống tinh thần trong gia đình qua một khảo sát

gần đây cho thấy: đời sống tinh thần của mỗi cá nhân
dường như khơng chịu ảnh hưởng bởi quy mơ gia
đình với số lượng người sống chung và cũng khơng
phụ thuộc vào đặc điểm hơn nhân, quy mơ gia đình.
Yếu tố thực sự có tác động đáng kể đến mức độ hài
lòng về đời sống tinh thần chính là kinh tế của bản
thân và gia đình (thu nhập, tài sản), đặc biệt là sự hài
lòng về thu nhập.7
Kết quả khảo sát chất lượng cuộc sống người dân
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 cho thấy, hầu hết
người dân trong mẫu khảo sát đều tham gia sinh
hoạt chung cùng gia đình (ăn cơm, giải trí trong và
ngồi nhà, gặp gỡ họ hàng,…), ngoại trừ hoạt động
du lịch/nghỉ mát có hơn 30% người dân chưa tham
gia cùng gia đình. Việc ăn cơm và giải trí trong nhà

38

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

- Vai trò của người cao tuổi: Hiện nay, gia đình đang
đóng vai trò chủ yếu trong phụng dưỡng, chăm sóc
người cao tuổi giúp giảm áp lực cho nhà nước về chi
phí trong điều kiện nền kinh tế và ngân sách quốc
gia. Tuy nhiên, người cao tuổi sống dựa vào con cháu
tạo nên những khó khăn, vì bản thân cuộc sống còn
nhiều vất vả của con cháu. Một vấn đề khác là những

biến đổi nhanh chóng của xã hội đang làm cho một
bộ phận khơng nhỏ người già cảm thấy thiếu được
tơn trọng hơn trước đây. Ý thức về tự do cá nhân của
các thành viên gia đình tăng lên, trong một chừng
mực nhất định đã làm cho mối quan hệ ơng bà - cha
mẹ - con cháu khơng thuận chiều như trước đây và
làm tăng những mâu thuẫn và xung đột thế hệ.9
3. Một số kiến nghị chính sách
Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu xây dựng gia đình
Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm
của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội đã nêu
bật quan điểm gia đình là tế bào của xã hội, là mơi
trường quan trọng hình thành, ni dưỡng và giáo
dục nhân cách, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền
thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Đồng thời, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,
hạnh phúc là một trong những mục tiêu quan trọng
của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2011 - 2020, đồng thời cũng là trách nhiệm của mọi


Nghiên cứu - Trao đổi

gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Với những ưu điểm và hạn chế trong thực trạng
gia đình hiện nay, theo tơi, cần có một số giải pháp
mang hàm ý chính sách như sau:

1. Tiếp tục tun truyền các chính sách về dân số,
gia đình của Đảng và Nhà nước.
2. Tăng cường giáo dục nhận thức về hơn nhân,
gia đình. Hạn chế tình trạng sống chung khơng đăng
ký kết hơn và lựa chọn giới tính thai nhi.
3. Tăng cường vai trò giáo dục về cách thức xử lý
các mối quan hệ trong đời sống gia đình, đặc biệt ở
giai đoạn tiền hơn nhân và thời kỳ đầu của đời sống
hơn nhân, phòng chống các hành vi bạo lực gia đình.
Thực hiện bình đẳng giới để giảm áp lực cơng việc
cho nữ giới, bảo đảm sự phát triển của người phụ nữ
nhưng đồng thời củng cố mối quan hệ đầm ấm trong
gia đình.
4. Có các giải pháp chính sách phù hợp bảo đảm
sự chăm sóc của xã hội và gia đình đối với người cao
tuổi, góp phần giảm bớt áp lực kinh tế cho các thành
viên trong gia đình, đồng thời ngăn chặn những mâu
thuẫn và xung đột giữa các thế hệ.
5. Tơn trọng, thấu hiểu và chia sẻ các trách nhiệm
giữa các thành viên trong gia đình, góp phần xây
dựng văn hóa gia đình, thực sự là tổ ấm của mỗi
thành viên trong gia đình.
N.T.H.H.

Dẫn theo: Nguyễn Hữu Minh, “Các mối quan hệ trong
gia đình Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm”, Xã hội học,
số 4(120), 2012, 94.
4

Tạp chí Con số và Sự kiện. Số 12/2014 (493). https://

www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=422&ItemID=14204
5

Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Hồng, “Thái độ của
thanh thiếu niên Việt Nam về hơn nhân và gia đình”, Nghiên
cứu Gia đình và Giới, Số 4/2011, 3-14. Theo Nghị quyết
35/2000/QH10, kể từ ngày 01.01.2001, nếu nam nữ chung
sống với nhau như vợ chồng mà khơng đăng ký kết hơn thì
khơng được pháp luật cơng nhận là vợ chồng. Tuy nhiên,
số liệu Điều tra Gia đình Việt Nam 2006 cho thấy, trong số
những người kết hơn từ năm 2001 (thời điểm mà Luật Hơn
nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực), tỷ lệ chưa đăng ký
kết hơn là 31,9%. Tỷ lệ này ở nhóm kết hơn trước năm 2001
là 30,4%. Nếu so sánh nhóm thanh niên và vị thành niên
14 - 25 tuổi ở hai cuộc điều tra quốc gia, Điều tra Gia đình
Việt Nam 2006 và Điều tra thanh niên và vị thành niên Việt
Nam 2009 có thể thấy rằng, tỷ lệ thanh niên được điều tra
năm 2009 chấp nhận chung sống khơng đăng ký kết hơn
tăng lên khoảng 4 lần.
6

Dương Thị Thu Hương, “Các yếu tố tác động đến mức
độ hài lòng về đời sống tinh thần”, Xã hội học, Số 4 (120)/
2012, 71.
7

Viện Nghiên cứu Phát triển, Báo cáo tóm tắt Điều tra
chất lượng cuộc sống dân cư, 2013, 5-6.
8


Nguyễn Hữu Minh, “Các mối quan hệ trong gia đình
Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm”, Xã hội học, Số
4(120), 2012, 97.
9

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thị Thu Hương. “Các yếu tố tác động đế
mức độ hài lòng về đời sống tinh thần”. Xã hội học. Số 4
(120)/2012, 64-75.
2. Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Hồng. “Thái độ của
thanh thiếu niên Việt Nam về hơn nhân và gia đình”. Nghiên
cứu Gia đình và Giới. Số 4/2011, 3-14.
3. Nguyễn Hữu Minh. “Các mối quan hệ trong gia đình
Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm”. Xã hội học. Số
4(120)/2012, 91-100.
4. Tạp chí Con số và Sự kiện. Số 12/2014 (493).
5. Viện Nghiên cứu Phát triển. 2013. Báo cáo tóm tắt
Điều tra chất lượng cuộc sống dân cư.

CHÚ THÍCH
www.thaiphiendn.edu.vn/assets/thuvien/VAN%20
HOA%20GIA%20DINH.doc
1

6. />ItemID=14204

Mai Quỳnh Nam, “Văn hóa đại chúng và văn hóa gia
đình”, Xã hội học, số 4 (72), 2000, 18-19.

7. />

/>dan-s-va-phat-tri-n/kinh-t-2/99-ch-truong-chinh-sachdan-s-khhgd-t-sau-d-i-m-i

8.
/>thong-hientai/2013/20145/Phat-huy-nhung-gia-tri-vanhoa-tot-dep-cua-gia-dinh.aspx

2

3

Phát triển

Kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng

39



×