Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN đưa video vaotiet hoc lich su tieuhoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.15 KB, 7 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4,5
THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC TÍCH CỰC
––––––––––––––––––––––––
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông giúp các em thấy được quá trình
phát triển của một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả xã hội loài người, thông
qua bộ môn này giúp các em hiểu hơn về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có lòng
tự hào về non sông đất nước. Đồng thời thông qua đó các em có những biểu hiện
đúng đắn đối với quá trình học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Vai trò của Bộ môn Lịch sử là hết sức to lớn. Thế nhưng trong thực tế hiện
nay việc dạy – học môn Lịch sử vẫn còn nhiều bất cập. Ở nhiều nơi, giáo viên vẫn
chủ yếu dạy học bằng phương pháp dạy học truyền thống, trong thực tế giảng dạy
có nhiều giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chưa gây hứng thú cho học
sinh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc dạy và học môn Lịch
sử chưa đạt được kết quả cao.
Một trong những định hướng quan trọng của Nghị quyết 29 về đổi mới giáo
dục đó là thay đổi phương thức giảng dạy từ truyền thụ kiến thức đơn thuần sang
phát triển năng lực của người học. Để có thể thay đổi cách dạy truyền thụ kiến thức
thì phải linh hoạt trong cách thức cũng như công cụ, phương tiện dạy học.
Ở lớp 4, học sinh bắt đầu được tiếp cận với môn lịch sử vì vậy các em còn rất
bỡ ngỡ với việc tiếp thu cũng như phương pháp học bộ môn này. Để học sinh yêu
thích môn lịch sử thì cần phải đổi mới phương pháp dạy và học để môn lịch sử đi
sâu vào lòng mỗi người học, làm cho thế hệ trẻ ngày càng tự hào về cội nguồn của
đất nước.
Chương trình Lịch sử lớp 5 phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại, mỗi
bài là một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật tiêu biểu của một giai đoạn nhất định.
Vì thế, mỗi bài học, giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung
từng bài dưới nhiều hình thức dạy học khác nhau giúp học sinh lĩnh hội bài học một
cách hứng thú, tích cực.
Vì vậy vấn đề đặt ra là giáo viên cần làm thế nào để ngay từ khi mới làm
quen học sinh nhận thức được vai trò, ý nghĩa của môn lịch sử. Hình thành cho học


sinh một phương pháp học cơ bản phù hợp với đặc trưng bộ môn giúp học sinh có
hứng thú với môn học và học tập có hiệu quả. Đó chính là lí do tôi nêu ra Một số
kinh nghiệm dạy học lịch sử Lớp 4,5 theo mô hình lớp học tích cực

1


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:
Chúng ta đã biết môn lịch sử là một môn khoa học xã hội rất quan trọng, nó
giúp ta quay ngược lại thời gian để tìm hiểu, phân tích đánh giá những sự kiện nhân
vật trong lịch sử. Là môn khoa học xã hội nhưng lịch sử lại yêu cầu độ chính xác
cao bởi mỗi mốc thời gian, mỗi sự kiện, mỗi nhân vật đều mang một ý nghĩa lịch sử
riêng biệt. Vì thế đòi hỏi người tìm hiểu lịch sử phải có thái độ nhận thức một cách
nghiêm túc, tuyệt đối không được nhầm lẫn.
Trong những năm gần đây cả xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng
đang báo động về vấn đề trình độ yếu kém môn lịch sử của học sinh nước ta. Đặc
biệt là kết quả các kì thi môn lịch sử của học sinh trung học phổ thông, thể hiện sự
hiểu biết một cách mơ hồ về lịch sử nước nhà. Những nhầm lẫn ngớ ngẩn không
thể chấp nhận. Điều này làm cho dư luận không khỏi băn khoăn suy nghĩ và đặt câu
hỏi: Tại sao một số học sinh lại ít nhớ kiến thức lịch sử Việt Nam? Tai sao lại ít HS
đam mê môn học này ?
2. Cơ sở thực tiễn
Với thời lượng 1 tiết / tuần của phân môn lịch sử. Nếu giáo viên chỉ đơn
thuần dựa vào sách hướng dẫn mà không nghiên cứu sâu về phương pháp giảng dạy
thì học sinh khó có thể ghi nhớ được lượng kiến thức lớn như đã nêu.
Các em chưa biết cách ghi nhớ các yếu tố lịch sử, nhận thức bài một cách thụ
động hiểu bài đấy xong lại quên ngay.
Chỉ sau một kì kiểm tra lại kết quả cho thấy đối với học sinh trung bình gần
như quên hết, học sinh khá, giỏi có nhớ nhưng lộn xộn về thời gian và sự kiện. Đến

cuối năm tổng kết nội dung chương trình học sinh chỉ nhớ được một số sự kiện
nhân vật tiêu biểu còn thời gian thì nhầm lẫn nhiều. Rất ít học sinh có thể trình bày
được diễn biến một cuộc khởi nghĩa. Hầu như không một học sinh nào nêu đúng,
đủ các giai đoạn lịch sử theo trình tự thời gian. Đối với lớp 4, học sinh chỉ nhớ tên
các triều đại nhưng không đúng theo thứ tự liên tiếp. Về các mốc thời gian, tên
nước, tên kinh đô thì rất ít HS nêu chính xác. Đối với lớp 5, thì học sinh chỉ nhớ
được một số sự kiện tiêu biểu về những nhân vât lịch sử hay được nhắc đến trong
xã hội trong các bài học tiếng Việt,lịch sử, đạo đức.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp thứ nhất: Giúp HS nắm chắc 3 yếu tố lịch sử quan trọng:
thời gian, sự kiện, nhân vật.
Trước tiên GV giới thiệu cấu trúc cơ bản của một bài lịch sử lớp 4 để các em
phần nào định hình được thế nào là bài lịch sử.

2


Mỗi bài lịch sử bao giờ cũng liên quan đến ba yếu tố cơ bản là:
+ Thời gian
+ Sự kiện
+ Nhân vật
Trong mỗi sự kiện lại có ba yếu tố: nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
Vậy làm thế nào để các em có phương pháp tìm hiểu và ghi nhớ từng yếu tố
một cách hiệu quả?
1.1. Về yếu tố thời gian.
Để các em dễ ghi nhớ, cứ sau vài bài tôi thường nhắc lại mốc thời gian bằng
cách ghi lên bảng theo cột dọc thứ tự thời gian tiếp nối đồng thời ghi sự kiện tương
ứng bên cạnh.
VD: Năm 700 Trước Công Nguyên Nước Văn Lang ra đời)
Năm 218 Trước Công Nguyên (Nước Âu Lạc tiếp nối nước Văn Lang ra đời)

Năm 179 Trước Công Nguyên (Quân Triệu Đà chiếm được Âu Lạc)
…….
Hơn 80 năm chống thực dân Pháp (1858 - 1945)
Xô Viết Nghệ Tĩnh, các cuộc khởi nghĩa và hoạt động yêu nước chống thực
dân Pháp đầu thế kỉ 20
Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945 và
tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945);
Chín năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954):
Chiến thắng Điện Biên Phủ. Hiệp định Giơnevơ chẩm dứt chiến tranh Đông
Dương;
Kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước (1954 - 1975);
Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (năm 1975 đến nay).
1.2. Về sự kiện
Ở mỗi bài lịch sử bao giờ cũng có một mốc thời gian cụ thể kèm theo là một
sự kiện lịch sử và thông thường kết thúc sự kiện ở bài trước sẽ mở đầu cho nguyên
nhân của sự kiện ở bài sau.
Yêu cầu học sinh nhớ được những ý cơ bản nhất có như thế học sinh mới
nhớ lâu và không bị nhầm lẫn.
1.3. Về nhân vật.
Nhân vật trong lịch sử là yếu tố các em có thể dễ nhớ hơn cả trong ba yếu tố
chính của một bài lịch sử. Tất nhiên đó chỉ là những nhân vật của những sự kiện
nổi bật. VD: Hai Bà Trưng (Khởi nghĩa hai Bà Trưng - năm 40) hay Ngô Quyền
(Chiến thắng Bạch Đằng năm 938).

3


Tuy vậy còn rất nhiều nhân vật gắn với các sự kiện không đặc biệt nổi bật
HS sẽ rất dễ nhầm lẫn nhân vật của sự kiện này với nhân vật của sự kiện kia. Chính
vì thế khi tìm hiểu về nhân vật tôi nhấn mạnh một số đặc điểm chính nhất ở nhân

vật đó, tìm ra yếu tố liên quan mật thiết giữa nhân vật và sự kiện để HS dễ ghi nhớ.
VD : Nói đến Đinh Bộ Lĩnh gắn với hình ảnh chú bé để tóc chỏm đào đánh
trận cờ lau. Đó chính là nhân vật trong bài Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Với
những nhân vật có tên hiệu, tôi đặc biệt nhấn mạnh để các em khỏi nhầm một nhân
vật thành 2 nhân vật.
VD : Nguyễn Huệ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung. Vậy Quang Trung và
Nguyễn Huệ chỉ là một nhân vật.
GV cần sưu tầm những câu chuyện phù hợp với nội dung mỗi bài lịch sử để
kể ở cuối tiết học, vừa để thay đổi không khí học tập vừa khắc sâu kiến thức bài
học.
VD: Bài: Nước Văn Lang kể chuyện: Bánh chưng bánh dầy.
Bài: Nước Âu Lạc kể chuyện: Nỏ thần.
Bài: Nhà Lý rời đô ra Thăng Long kể chuyện: Sự tích rồng bay lên.
2. Giải pháp thứ hai: Giúp học sinh hứng thú với môn Sử
- Nhà trường phải giáo dục tốt động cơ học tập, tránh học lệch, học thực
dụng, cần thay đổi về nhận thức đối với môn Sử. Giáo viên phải giảng dạy sao cho
học sinh hiểu và nhớ bài ngay trên lớp, bằng cách truyền đạt có cảm xúc, có hiểu
biết rộng của giáo viên, chứ không phải đọc từ giáo án.
- Giáo viên phải đổi mới cách dạy và học, hướng tới học tập chủ động,
chống lại thói quen học tập thụ động, lấy “học” làm trung tâm thay vì lấy “dạy”
làm trung tâm. Cần làm sao để học sinh phát huy được tiềm năng sáng tạo, tích cực,
chủ động làm cho lớp học sinh động hơn, ồn ào hơn, nhưng là sự ồn ào có hiệu quả.
- Giáo viên cần phải giáo dục lòng tự trọng dân tộc và yêu thích môn Sử
cho học sinh. Giáo viên không nên tự hạ thấp môn Sử, như coi đó là môn phụ
chẳng hạn, rồi từ đó dạy thiếu tự tin, dạy thiếu nhiệt tình.
- Giáo viên phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp trong tiết dạy
Sử. Có làm được các biện pháp như vừa nêu trên thì tiết học Sử không còn buồn tẻ,
xơ cứng, nhàm chán, mà trở nên rất lý thú, rung cảm, sinh động, hiệu quả.
- Giáo viên dạy Sử phải có bản lĩnh từ ngôn ngữ, cử chỉ, cảm xúc, dạy bằng
cả tâm huyết của mình thì mới "truyền lửa" cho học sinh được. Để từ đó đưa môn

Sử trở về với vị trí đích thực của nó.
Bằng tâm quyết của một người yêu thích môn Sử, tôi thấy trong lúc chờ đợi
cuộc cải cách toàn diện, thì ngay từ bây giờ chúng ta phải áp dụng những biện pháp
vừa nêu trên để nâng cao hiệu quả dạy và học môn Sử.
4


Qua thăm dò ý kiến , tôi thấy học sinh rất hứng thú với giờ học sử có sử dụng
công nghệ thông tin, những hình ảnh, những thước phim hoạt hình được trình
chiếu, giúp cho chúng em nhớ lâu hơn nhân vật Sử, sự kiện lich sử…
3. Giải pháp thứ ba: Sử dụng tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, tài liệu lịch sử
Trong giờ học lịch sử việc sử dụng đồ dùng là không thể thiếu đựơc. Đồ
dùng dạy học không chỉ là mô hình, tranh ảnh, vật thật, mà có thể là những trang
phiếu học tập, được sử dụng dưới nhiều hình thức như: Trao đổi nhóm, hoặc mỗi
học sinh một phiếu trong các giờ học: Kiểm tra, ôn tập…là phương tiện chuyển tải
thông tin và nó còn là nội dung của quá trình truyền thụ tri thức giáo dục tư cách,
rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. Nó điều khiển mọi hoạt động nhận thức
của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
Nó tác động to lớn trong việc phát huy trí sáng tạo, kích thích hứng thú trong
việc dạy và học của thầy và trò. Đặc biệt sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí bao giờ
cũng cho những kết quả đúng về tính khoa học sư phạm và tính mĩ thuật.
Một trong những phương pháp dạy học không thể thiếu được khi dạy phân
môn lịch sử là phương pháp trực quan. Những phương tiện trực quan được sử dụng
nhiều để dạy môn lịch sử là:
- Tranh ảnh.
- Bản đồ lịch sử.
- Lược đồ
- Các phương tiện nghe nhìn.
- Di tích lịch sử.
- Nhà bảo tàng lịch sử

Loại đồ dùng trực quan treo tường được sử dụng nhiều nhất trong dạy học
lịch sử hiện nay là bản đồ, sơ đồ, lược đồ,… Trước khi sử dụng chúng, giáo viên
cần chuẩn bị thật kĩ (nắm chắc nội dung bản đồ). Trong bài dạy, xác định đúng thời
điểm để treo bản đồ…, không nên treo ở chính giữa bảng vì bảng còn dùng để viết,
phải treo ở chỗ cao ở góc bên phải bảng, nơi có đủ ánh sáng cho tất cả học sinh
nhìn thấy rõ. Giáo viên nên đứng bên phải bản đồ, dùng thước chỉ các địa điểm cho
thật chính xác. Nếu là một khu vực, căn cứ quân sự…, giáo viên phải chỉ đúng kí
hiệu trên bản đồ; nếu là con sông thì phải chỉ từ thượng lưu xuống hạ lưu (theo
dòng chảy của con sông)…
Ví dụ: Bài “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược làn thứ hai”
Trong hoạt động 2: Trận chiến trên sông Như Nguyệt, giáo viên phải sử dụng
lược đồ phòng tuyến sông Như Nguyệt. Giáo viên cần nắm rõ hai nội dung chính
thể hiện trên lược đồ:- Cách bố trí phòng tuyến của quân ta và quân Tống trên hai
bờ sông Như Nguyệt; - Diễn tả trận chiến đấu quyết liệt giữa quân ta và quân Tống.
5


Trước khi tường thuật diễn biến trận chiến đấu quyết liệt trên phòng tuyến
sông Như Nguyệt, giáo viên nên mô tả vị trí, cách bố trí lực lượng của quân ta và
quân Tống trên sông Như Nguyệt để học sinh nắm vững.
Giáo viên cần đối chiếu với những phương tiện mà nhà trường đã trang bị để
giáo viên và học sinh chủ động trong bài dạy, cùng phối kết hợp với phụ huynh học
sinh trong việc sưu tầm, đóng góp cho nhà trường. Chủ động đề nghị với Ban giám
hiệu cho học sinh khối lớp 4 được đi tham quan di tích lịch sử hoặc bảo tàng lịch sử
hoặc yêu cầu phụ huynh học sinh tạo điều kiện tự đưa con em mình đi tham quan
những nơi đó.
4. Điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học
* Muốn có một tiết dạy theo hướng chủ động, tích cực của người học trên cơ
sở nhận thức cá thể độc lập, bằng các biện pháp tương tác (học theo nhóm, học cả
lớp, đối thoại thầy trò...) mà học sinh xây dựng sự nhận thức đúng đắn về môn học,

bài học theo phương pháp dạy học VNEN, người giáo viên phải phải nắm vững
mục tiêu, nhiệm vụ của bài dạy; nghiên cứu kĩ để chia nội dung thành các hoạt
động cụ thể.
Mỗi hoạt động được thiết kế cần chú ý đến quy trình để đưa ra các chỉ dẫn
từng bước nhằm giúp học sinh tự học, dần đi tới kết quả của bài học. Với mỗi phần
của bài (VD: Nguyên nhân- Diễn biến- Kết quả- Ý nghiã), giáo viên phải thiết kế
các câu hỏi, các hoạt động,... với các hình thức học (cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả
lớp) giúp học sinh dựa vào kênh chữ, kênh hình để các em trao đổi, thảo luận hoặc
hoàn thành phiếu bài tập,...Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên xem cần tổ chức những
hoạt động nào để đạt được mục tiêu bài học? Tổ chức các hoạt động đó như thế
nào? Sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nào? Cần những phương
tiện dạy học gì?...
Muốn làm được điều đó, giáo viên cần phải cụ thể hoá bài dạy qua các bước
sau:
- Bước 1: GV cần phải xác định rõ được mục đích, nhiệm vụ nhận thức của
bài học.
- Bước 2: Giáo viên chia mục tiêu thành các nội dung (VD: Nguyên nhânDiễn biến- Kết quả, ý nghĩa).
- Bước 3: Với mỗi nội dung, GV nghiên cứu các hình thức tổ chức học tập
phù hợp (cá nhân, cặp đôi, nhóm, lớp). Chuẩn bị phiếu, lôgô, lệnh,...để giao việc.
- Bước 4: Tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm để tìm hiểu nội dung
kiến thức bài học và cho học sinh báo cáo kết quả thu thập được.
- Bước 5: Giáo viên cùng với học sinh đánh giá kết quả và chốt nội dung
kiến thức.
6


IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
- Thái độ học tập của học sinh trong tiết lịch sử hào hứng hơn, nắm chắc kiến
thức hơn, sự nhầm lẫn kiến thức rất ít. Số bài kiểm tra loại trung bình giảm, loại
giỏi tăng.

Cụ thể kết quả kiểm tra cuối năm so sánh đối chứng trước và sau khi áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm như sau:
Trước và sau khi
thực hiện đề tài

Sĩ số
Lớp
5

Năm học: 2016-2017
Học kỳ 1
Năm học: 2017-2018

Giỏi

Khá

SL

%

SL

131

103

78,6 %

27


106

69

65,1 %

23

%
20,6
%
21,7
%

Trung bình
SL

%

01

0,8 %

14

13,2%

Yếu
SL


%

Nhờ áp dụng đề tài trên mà chất lượng môn lịch sử của Khối lớp 5 năm học
2016-2017 đã cải thiện đáng kể, giờ học lịch sử không khô khan như trước, học
sinh rất hứng thú và yêu thích môn học.
Về kết quả về chất lượng: So với đầu năm 2017-2018 chất lượng của các em
về môn lịch sử cuối kỳ 1 năm học 2017-2018 đã tiến bộ rõ rệt.
Về kết quả: về tình cảm với bộ môn: Trước đây, học sinh khối 4,5 các em rất
chán khi đến giờ lịch sử và không thích học. Còn đến nay, các em chờ đón được
học một tiết sử hiếm hoi trong tuần với tất cả lòng nhiệt tình và hào hứng của mình.
Về kết quả năng lực học tập của học sinh: học sinh tự tin, phát huy được tính
tích cực của mình trong giờ lịch sử, các em đã coi một số tiết Sử là một buổi xem
phim và trao đổi về các nhân vật, các sự kiện của bài từ đó tìm ra kiến thức mới.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Qua quá trình dạy học, với một số kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy
có thể áp dụng trong dạy học lịch sử lớp 4 và cả lớp 5, với những kinh nghiệm có
thể góp phần giúp GV dạy lịch sử tìm ra biện pháp làm cho HS say sưa với môn
học.
Tôi muốn đề xuất với các cấp lãnh đạo ngoài việc cung cấp tài liệu hướng
dẫn giảng dạy như hiện nay. Ngành nên biên soạn thêm tài liệu tham khảo mở rộng
kiến thức lịch sử phù hợp với địa phương, từng giai đoạn lịch sử để giáo viên có
thêm tư liệu để liên hệ thực tế cho học sinh.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Vạn Hạnh
7




×